Phục Hồi Kinh Tế – Bài Toán Khó Sau Đại Dịch!

5 min read

Phục Hồi Kinh Tế - Bài Toán Khó Sau Đại Dịch!

Phục Hồi Kinh Tế

Thời gian vừa qua, nhiều ngành nghề kinh doanh đã phải tạm ngưng hoạt động do đại dịch bùng phát. Bởi vậy nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Và phục hồi kinh tế là việc tất yếu phải xảy ra, song đây vẫn còn là một vấn đề vô cùng nan giải. Vậy làm thế nào để giải quyết “bài toán khó” này? Hướng đi nào giúp tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trên đà khôi phục và phát triển? 

Tình Hình Chung Của Các Doanh Nghiệp Hiện Nay

Phục Hồi Kinh Tế

Sau một thời gian dài gián đoạn các hoạt động sản xuất, đầu tư, xuất nhập khẩu,... sự tăng trưởng của nền kinh tế trên toàn thế giới đã bị suy giảm nặng nề, đặc biệt là tại những tâm dịch lớn.

Điều này đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều lao động, doanh nghiệp trên toàn cầu, ở mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Cụ thể tại Việt Nam, một lượng lớn lao động đã bị cắt giảm, nhiều doanh nghiệp nhỏ không trụ nổi đã dẫn đến tình trạng phá sản, các doanh nghiệp lớn cũng thu hẹp thị trường hoạt động.

Chính vì vậy rất nhiều các quốc gia, các tổ chức kinh tế đã nhanh chóng đưa ra những lời kêu gọi và giải pháp nhằm phục hồi kinh tế, ngăn chặn cú trượt dài này. Đặc biệt, những chính sách riêng về phục hồi kinh tế cũng đã được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp bắt kịp đà trở lại này.

Các doanh nghiệp bắt đầu tìm cách khôi phục hoạt động sản xuất, thương mại sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh mà vẫn đảm bảo đem lại doanh thu. Các hoạt động mua bán, làm việc online được áp dụng rộng rãi, giúp nền kinh tế vẫn được tăng trưởng, đồng thời đảm bảo an toàn trong thời kỳ Covid – 19.

Đà Phục Hồi Kinh Tế Trong Nước Và Trên Thế Giới

Nhờ sự xuất hiện của vaccine cũng như các biện pháp giãn cách mà tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới hiện đã được đẩy lùi, các quốc gia dần thiết lập trạng thái bình thường mới.

Trong hoàn cảnh đó, các hoạt động thương mại quốc tế dần được khôi phục, các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới dần lấy lại đà tăng trưởng.

Tại Việt Nam, các đợt dịch bùng phát nặng nề vào năm 2021 đã làm nền kinh tế quý III tăng trưởng âm. Tuy nhiên, việc phục hồi kinh tế trên toàn cầu có thể là một cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp Việt thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại.

Với khả năng thích ứng nhanh nhạy, linh hoạt, nhiều doanh nghiệp đã chuyển thị trường sang những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu trong đại dịch, phổ biến nhất là các vật tư y tế. Bên cạnh đó còn là chuyển đổi hình thức kinh doanh từ trực tiếp sang online, qua các sàn thương mại điện tử, qua mạng lưới internet và các đơn vị vận chuyển.

Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp trụ vững trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng vừa qua. Bằng chứng là đã có khoảng 7.400 doanh nghiệp Việt Nam chính thức hoạt động trở lại sau thời gian dài tạm ngưng vì Covid – 19. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy chúng ta chưa bị bỏ lại trong cuộc đua hồi phục kinh tế chung của toàn cầu.

Những Yếu Tố Giúp Doanh Nghiệp Phục Hồi Kinh Tế Hiệu Quả

Phục Hồi Kinh Tế

Tuy việc khôi phục lại đà tăng trưởng kinh tế là vô cùng cần thiết, song, đây lại là một bài toán vô cùng nan giải bởi sự thiếu hụt nguồn lực tài chính và lao động. Theo thống kê, có tới hơn 2.000 doanh nghiệp vì không đủ lực để bám trụ đã phải giải thể và 9.300 doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động chỉ trong 8 tháng đầu năm.

Chính vì vậy, để có thể đảm bảo phục hồi kinh tế một cách hiệu quả, hai yếu tố hàng đầu cần được chú trọng chính là tài chính và nhân lực.

Yếu tố tài chính

Để phục hồi doanh thu thì điều đầu tiên cần làm chính là khôi phục sản xuất. Nhưng sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ năng lực tài chính để tự lực mở lại các hoạt động.

Vậy giải pháp nào đã được đưa ra? Đó chính là vay vốn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại với giải pháp này, nhưng nếu không dám vay thì sẽ không có đủ vốn. Không có đủ vốn thì sẽ không thể khôi phục hoạt động.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sau đại dịch. Cụ thể đó là yêu cầu cắt giảm chi phí, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế cho một số sản phẩm...

Ngoài ra, các bộ, ban, ngành liên quan cũng tích cực làm việc để các quốc gia công nhận “Hộ chiếu vaccine” lẫn nhau, nhằm mở cửa kinh tế, thúc đẩy hoạt động giao thương, hoạt động xuất nhập khẩu.

Đặc biệt, những mặt hàng nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 cũng được thêm vào danh sách hàng hóa miễn thuế. Điều này không chỉ giúp giữ vững nền y tế mà còn giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Với chính bản thân doanh nghiệp, cần nỗ lực chuyển đổi hình thức làm việc, sản xuất sao cho vừa đảm bảo an toàn và chất lượng, vừa đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí. Hãy lên kế hoạch quản lý và tận dụng hiệu quả nguồn vốn có được để không rơi vào tình trạng lãng phí vốn, thành công phục hồi kinh tế.

Yếu tố nhân lực

Nguồn lao động bị cắt giảm đáng kể sau khi dịch bệnh bùng phát đã dẫn đến việc thiếu hụt lao động ở một số doanh nghiệp trong giai đoạn khôi phục sản xuất.

Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần đảm bảo đăng ký tiêm vaccine sớm và đầy đủ cho toàn bộ đội ngũ nhân viên. Ngoài ra cũng cần chuyển đổi cơ cấu quản lý và làm việc để tận dụng được tối ưu nguồn lao động hiện có.

Khó khăn hiện là vấn đề chung, vì vậy doanh nghiệp cần chủ động biến khó khăn này thành thách thức và vượt qua thay vì thụ động chờ các nguồn hỗ trợ. Hãy khảo sát và ứng dụng công nghệ vào quy trình làm việc để tiết kiệm tài chính và nguồn lao động nhất có thể.

Biến đổi để tăng trưởng

Ngoài hai yếu tố chủ chốt trên, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi tích cực để phù hợp với thời thế và thị trường. Ví dụ với doanh nghiệp dược mỹ phẩm, có thể mở rộng các mặt hàng sang dung dịch sát khuẩn, khẩu trang tái sử dụng,... Các doanh nghiệp vận chuyển hỗ trợ thêm dịch vụ đi chợ thuê, giao hàng hỏa tốc,...

Quan trọng nhất là hình thức kinh doanh, nên áp dụng chuyển đổi số và đẩy mạnh kinh doanh online qua website, các sàn thương mại điện tử,... thay vì bán hàng trực tiếp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có doanh thu ổn định mà về lâu dài còn giúp doanh nghiệp phát triển hơn, theo kịp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. 

 Ngoài những giải pháp thích ứng với tình hình hiện tại thì doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị các phương án đối phó dành cho các trường hợp xấu hơn nếu cần thiết. Chuẩn bị tinh thần thích ứng linh hoạt, nhanh nhạy để không bị bỏ lại trong cuộc chạy đua phục hồi kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu.

Tạm Kết

Phục hồi kinh tế không chỉ là vấn đề của riêng bất cứ một doang nghiệp hay một quốc gia nào mà chính là vấn đề chung trên toàn cầu. Để giúp đà tăng trưởng có thể tiếp tục tăng lên, mỗi doanh nghiệp đều cần tự chủ trong việc khôi phục sản xuất, mở lại các hoạt động kinh doanh, trao đổi. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đọc có thể đưa ra những giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp của mình thành công vực dậy sau khó khăn!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top