Top 8 Sàn Thương Mại Điện Tử Quốc Tế Mà Doanh Nghiệp Cần Biết

5 min read

Top 8 Sàn Thương Mại Điện Tử Quốc Tế Mà Doanh Nghiệp Cần Biết

sàn thương mại điện tử

Sự trỗi dậy của làn sóng kinh doanh trực tuyến đã thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển vượt bậc. Với lợi thế về công nghệ, hầu hết sàn thương mại đều dễ dàng tích hợp những công cụ chuyển tiền, kiểm soát hàng hóa, tiếp thị internet và theo dõi giao dịch. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguồn lực quản lý và đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.

Thương Mại Điện Tử Quốc Tế - Mỏ Vàng Của SMEs

sàn thương mại điện tử

Tại Việt Nam, không thể không kể đến sự tăng trưởng nổi trội của Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... những mãnh hổ của ngành thương mại điện tử. Phương pháp kinh doanh trực tuyến này đã trở nên phổ biến với đa số người dùng. 

Sự phát triển của họ đã làm thay đổi một cách ngoạn mục hành vi mua hàng truyền thống. Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử như thêm lửa vào những cuộc cạnh tranh sôi nổi của doanh nghiệp Việt, tạo thêm nhiều điều kiện tiếp cận khách hàng hơn và cũng mang đến nhiều thử thách hơn.

Với những đột phá của ngành kinh doanh này, doanh nghiệp Việt đã có thêm nhiều cơ hội đưa thương hiệu nước nhà vươn ra thế giới. Không chỉ dừng lại ở thị trường bán lẻ, SMEs hoàn toàn có thể khai thác mảnh đất B2B đầy tiềm năng. 

Việt Nam là một trong những quốc gia có giá thành sản xuất tối ưu nhất, đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh ở mảng B2B là khá cao. 

Yếu Tố Tạo Nên Thành Công Khi Kinh Doanh Trên Sàn Thương Mại Điện Tử Quốc Tế

sàn thương mại điện tử

Để đạt được thành công tại vùng biển rộng lớn và nhiều thử thách như các sàn thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng xây dựng và nghiên cứu những yếu tố cốt lõi sau.

1. Uy tín thương hiệu

Tất nhiên, khi bước ra thị trường quốc tế, SMEs có thể chỉ là một tân binh, nhận diện vẫn còn khá mới mẻ. Bên cạnh những thông tin pháp lý rõ ràng, chúng ta cần thể hiện được năng lực sản xuất, khả năng cung ứng, uy tín trong nước đối với khách hàng lẻ lẫn đối tác sỉ.

2. Đặc tính khách hàng

Mỗi sàn thương mại đều có một phân khúc riêng biệt, doanh nghiệp cần nắm rõ đối tượng mà sàn đang định vị để có những chiến lược tối ưu nhất. Đặc tính khác nhau sẽ dẫn đến hành vi mua hàng khác nhau, chúng ta không thể bán lẻ thành công trên sàn thương mại chuyên cung ứng nguồn sỉ và ngược lại. Đồng thời, cũng không thể chinh phục khách hàng cao cấp khi tham gia ở nơi hướng đến phân khúc tầm trung.

3. Chất lượng và giá thành

Cạnh tranh quốc tế là cạnh tranh về mọi  mặt, nhưng chất lượng và giá thành là yếu tố quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần cân bằng cả hai và xác định rõ đối tượng mục tiêu để có những bước đi chính xác nhất.

Những Sàn Thương Mại Điện Tử Quốc Tế Mà Doanh Nghiệp Cần Biết

sàn thương mại điện tử

1. Taobao

Taobao được tập đoàn Alibaba thành lập vào năm 2003, với định vị là hỗ trợ bán lẻ giữa khách hàng với khách hàng (C2C). Taobao cung cấp nền tảng bán hàng trực tuyến cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ. 

Khách hàng của họ mở gian hàng hướng đến khách hàng tại Trung Quốc Đại Lục, Macau,Đài Loan và Hồng Kông, cũng như khách hàng sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc ở bên ngoài lãnh thổ. 

Sàn thương mại này đã thành công thu về hơn 580 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, tính đến tháng 2 năm 2018.

2. Amazon

Amazon được thành lập vào năm 1994 bởi Jeff Bezos tại Washington. Từ những ngày đầu tiên, Amazon được xem như một nhà phân phối sách trực tuyến tương tự Tiki trước đây. Về sau Amazon mở rộng thêm những lĩnh vực khác như đồ điện tử,trò chơi video, ngành hàng may mặc, phần mềm, nội thất, thực phẩm,... 

Vào năm 2015, sàn thương mại điện tử này chính thức vượt qua Walmart và trở thành nhà bán lẻ có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất Hoa Kỳ. 

Không lâu sau đó, vào năm 2018, Bezos công bố Amazon Prime dịch vụ giao hàng trong hai ngày của sàn đã thu về 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới. 

3. Alibaba

Năm 1999, Jack Ma đã cùng 17 cộng sự lên kế hoạch thành lập sàn thương mại Alibaba. Với website Alibaba.com,  họ trở thành cổng thông tin trực tuyến liên kết doanh nghiệp nước ngoài với nhà sản xuất Trung Quốc.

 Cho đến năm 2010, Alibaba bắt đầu mở rộng phạm vi kinh doanh khi cho phép doanh nghiệp toàn cầu có thể khai thác gian hàng và sử dụng nền tảng này để giao thương như doanh nghiệp trung quốc. Đây còn là một website được thiết kế theo dạng định hướng tìm kiếm và chuyên về mua bán xuất nhập khẩu.

4. eBay

Đây không chỉ là một sàn thương mại đơn thuần, được thiết kế theo dạng website đấu giá trực tuyến. Có hàng triệu dụng cụ, thiết bị, nội thất, dịch vụ, sản phẩm được mua và bán mỗi ngày. Bên cạnh đó là hoạt động đấu giá mặt những hàng hiếm có và giá trị. Cũng không ít khi eBay xuất hiện những cuộc đấu giá lạ đời, ví dụ như một cái răng giả cũng được hàng ngàn cư dân mạng ra giá khá xôm tụ. 

EBay còn có chi nhánh tại một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ. Bên cạnh thương mại điện tử, tập đoàn cũng sở hữu thương hiệu thanh toán nổi tiếng - Paypal.

5. Best Buy

Chắc chắn không ít lần chúng ta được xem những quảng cáo bán hàng 5 phút của Best Buy trên truyền hình, với sự mạnh mẽ và linh động trong chiến lược kinh doanh, Best Buy gặt hái không ít thành công trên thị trường thương mại trực tuyến. Năm 2001, thương hiệu này đã dành được danh hiệu "Nhà bán lẻ đặc biệt của thập kỷ". 

Tiếp sau đó, Forbes bình chọn Best Buy là "Công ty của năm" vào năm 2004. Được xếp hạng trong Top 10 "Tập đoàn hào phóng nhất nước Mỹ" ở 2005 và được đưa vào danh sách "Các công ty được ngưỡng mộ nhất" của tạp chí Fortune năm 2006. 

Đến năm 2019, sau một thời gian dài ổn định, Best Buy được công nhận là "Công ty bền vững nhất ở Hoa Kỳ" năm 2019.

6. Walmart

Walmart là một trong những công ty thương mại lớn nhất thế giới theo công bố tại Fortune 500 vào năm 2019. Thương hiệu này được thành lập vào năm 1962 bởi Sam Walton và luôn tìm kiếm phương án mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia trên toàn thế giới. 

Tính tới thời điểm hiện tại, sàn thương mại này đã có chi nhánh tại Nhật Bản, Mexico, Nam Phi, Trung Quốc,...

7. Flipkart

Đây là sàn thương mại điện tử Ấn Độ có trụ sở tại Bengaluru và được thành lập vào năm 2007. Flipkart đã tung ra thị trường dòng sản phẩm riêng với tên "DigiFlip", cung cấp sản phẩm bao gồm máy tính bảng, ổ USB flash và túi xách máy tính. 

Tính đến năm 2018, công ty này đã có giá trị 20 tỷ đô la Mỹ. Vào tháng 5 năm đó, Walmart đã tuyên bố ý định mua lại 77% cổ phần của sàn thương mại này với giá 16 tỷ đô la Mỹ, và đang chờ duyệt. 

8. Overstock

Đây là trang web thương mại cung cấp đa dạng mặt hàng trực tuyến như đồ nội thất, trang sức,.. . thậm chí là dòng hàng xe hơi cao cấp. 

Ngoài khả năng sàng lọc mặt hàng chất lượng, Overstock còn cung cấp khả năng giao hàng nhanh chóng, đây chính là điểm thu hút nổi trội của đơn vị này. 

Mỗi sàn thương mại điện tử quốc tế trên kia đều mang một định vị và những lợi điểm khác biệt. SMEs cần có những phân tích cụ thể để lựa chọn đối tác phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top