Vốn pháp định là gì? Các ngành nghề cần vốn pháp định

5 min read

Cùng với điều lệ, vốn pháp định cũng là một phần không thể thiếu để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc đến hình thức vốn này nhiều người vẫn còn cảm thấy mơ hồ hoặc thậm chí chưa biết gì về nó. Vậy qua bài viết sau đây hãy cùng Jenfi tìm hiểu xem vốn pháp định là gì và những ngành nghề nào đòi hỏi phải có vốn pháp định nhé!

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và cũng là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp được thành lập. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà mức vốn này sẽ có quy định khác nhau.
Với doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, mức vốn pháp định được xác định dựa trên tổng vốn đầu tư mà không phải ngành nghề kinh doanh. Đặc biệt, những ngành nghề mà pháp luật có quy định về vốn pháp định thuộc những ngành nhạy cảm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế đất nước và đời sống của người dân.

Vốn pháp định là điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp
Vốn pháp định là điều kiện cần để thành lập doanh nghiệp.

Đặc trưng của vốn pháp định:

  • Đối tượng áp dụng: Cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật quy định cần phải có vốn pháp định
  • Phạm vi áp dụng: Áp dụng với các loại hình kinh doanh được quy định trong các văn bản như thông tư, nghị định hay các văn bản luật.
  • Thời gian cấp giấy xác nhận: Trước lúc doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Yêu cầu khác: Vốn pháp định phải cao hơn vốn kinh doanh và vốn góp của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cần phân biệt rõ, vốn pháp định và vốn điều lệ là hai hình thức vốn khác nhau.
Vốn điều lệ và vốn pháp định là hai hình thức vốn khác biệt
Vốn điều lệ và vốn pháp định là hai hình thức vốn khác biệt.

Tầm quan trọng của vốn pháp định là gì?

Việc quy định vốn pháp định ở các ngành nghề là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, người tiêu dùng và các đối tác đang hoạt động trong lĩnh vực đó.

Đồng thời, đây cũng là cách để doanh nghiệp chứng minh với cơ quan nhà nước về năng lực, tiềm lực kinh tế cũng như đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực mà họ đang muốn kinh doanh. Bên cạnh đó, quy định vốn pháp định cũng chính là căn cứ để doanh nghiệp chứng tỏ họ có thể đảm bảo các quyền, lợi ích chính đáng và sự an toàn của khách hàng khi thực hiện giao dịch.

Các doanh nghiệp có thể dựa vào vốn pháp định để nắm bắt tình hình và báo cáo chủ nợ, người tiêu dùng về việc cần cân nhắc khi giao dịch cùng doanh nghiệp khi chủ sở hữu có nguy cơ thấp hơn so với vốn pháp định. Qua đó, họ có thể cân nhắc trong việc thực hiện giao dịch với doanh nghiệp hay không nhằm bảo vệ nguồn tiền và tài sản. Ngoài ra, cơ quan cũng có biện pháp quản lý phù hợp để giải quyết tình trạng này.

Vốn pháp định chính là cơ sở để bảo vệ lợi ích cho khách hàng
Vốn pháp định chính là cơ sở để bảo vệ lợi ích cho khách hàng.

Những ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định

Mỗi ngành nghề có được quy định mức vốn pháp định khác nhau, cụ thể như sau:
Lĩnh vực tổ chức tín dụng: Từ 500 tỷ đồng tới 5.000 tỷ đồng, với chi nhánh ngân hàng ngoài nhà nước mức vốn pháp định là 15 triệu đô.

  • Kinh doanh cảng hàng không, sân bay: Từ 5 tỷ đến 200 tỷ đồng.
  • Kinh doanh vận tải hàng không: Từ 100 tới 1.300 tỷ đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ hàng không, bao gồm dịch vụ khai thác nhà ga, nhà ga hành khách, kho hàng hóa và cây xăng dầu: 30 tỷ đồng.
  • Kinh doanh chứng khoán: 25 tỷ đồng.
  • Ngân hàng thanh toán: 10.000 tỷ đồng.
  • Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: Từ 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng.
  • Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: Từ 600 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng.
  • Kinh doanh tái bảo hiểm: Từ 400 tỷ đồng đến 1.100 tỷ đồng.
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm: Từ 4 tỷ đồng đến 8 tỷ đồng.
  • Kinh doanh đa cấp: 300 triệu đồng.
  • Kinh doanh lĩnh vực sản xuất phim: 200 triệu đồng.
  • Lĩnh vực giáo dục: Từ 20 triệu đồng đến 1.000 tỷ đồng.
  • Kinh doanh vận tải hàng không cần mức vốn pháp định từ 100 tỷ đồng.
Kinh doanh vận tải hàng không cần mức vốn pháp định từ 100 tỷ đồng
Kinh doanh vận tải hàng không cần mức vốn pháp định từ 100 tỷ đồng.

Tổng kết

Thông tin về vốn pháp định mà Jenfi vừa chia sẻ không chỉ giải đáp về vốn pháp định là gì mà còn giúp các doanh nghiệp có thêm kiến thức để chuẩn bị tốt hơn cho việc thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn nhiều tin tức hấp dẫn về lĩnh vực tài chính luôn được Jenfi cập nhật liên tục qua chuyên mục Blog bạn đừng quên theo dõi nhé!

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi

Các doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhưng lại gặp vấn đề về vốn có thể liên hệ với Jenfi để được hỗ trợ. Jenfi Capital có khả năng cung cấp khoản vay lên tới 10 tỷ đồng với quy trình làm việc nhanh chóng, thủ tục đơn giản và không đòi hỏi tài sản thế chấp. Doanh nghiệp sẽ sớm nhận được khoản vay để giải quyết của mình.
Để tìm hiểu kỹ hơn về việc huy động vốn cho doanh nghiệp, hãy nhanh chóng đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây nhé!

What kind of founder are you??
Take the quiz to find out.

What kind of founder are you?
Take the quiz to find out

Scroll to top
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x