Ra quyết định hiệu quả: 5 bí quyết để giải quyết mọi vấn đề trong kinh doanh
Ra quyết định đúng đắn là một trong những vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một CEO, lãnh đạo phòng ban luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, và họ phải đưa ra sự lựa chọn: hoặc là ra quyết định cho tất cả những vấn đề đó, hoặc là tìm ra cách để có thể đưa ra quyết định “ít hơn nhưng chất hơn”.
Trên thực tế, những người đưa ra quyết định hiệu quả nhất không chọn cách đầu tiên. Thay vào đó, họ tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất, ở cấp độ khái niệm về vấn đề đó. Họ cố gắng tìm hiểu tình huống thực tế, suy nghĩ một cách chiến lược thay vì chỉ “giải quyết từng vấn đề”.
Trong bài viết dưới đây, Jenfi bật mí 5 bí quyết đưa ra quyết định hiệu quả được giới CEO và lãnh đạo cấp cao áp dụng trong vận hành doanh nghiệp, và bạn cũng có thể áp dụng vào công việc cũng như đời sống của mình.
5 bí quyết đưa ra quyết định hiệu quả
Nắm được tất cả những thông tin về công ty của bạn
Bạn cần thu thập và hiểu được tất cả những thông tin, dữ liệu có giá trị đối với công ty của bạn.
Tại sao ư?
- Bạn sẽ không bỏ lỡ bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng hay tác động trực tiếp đến công việc kinh doanh của mình.
- Bên cạnh đó, trong quá trình thu thập thông tin, bạn còn có thể loại bỏ được những ý kiến hay ý tưởng không phù hợp với công ty.
Ví dụ trong nghiên cứu thị trường, bạn cần phân tích đối thủ cạnh tranh hiện đang làm những gì, họ có những chiến lược nào, kênh phân phối nào, sử dụng công cụ nào để tiếp cận thị trường.
Bằng cách phân tích đối thủ, bạn có thể tìm ra được chiến lược khả thi và triển khai tốt hơn so với đối thủ để thu hút khách hàng.
Một cách khác để nắm thông tin là trao đổi với nhân viên và khách hàng để biết được những vấn đề gì đang xảy ra.
Bạn có thể mở các cuộc họp ngắn 15 phút hàng ngày cùng nhân viên công ty, cũng có thể xem review sản phẩm, dịch vụ của mình trên các phương tiện truyền thông,...
Bằng những cách này bạn sẽ có cái nhìn toàn cảnh về công ty, từ đó giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
Tập trung vào kết quả thay vì phương thức hành động
Để đưa ra quyết định có giá trị, bạn cần tập trung vào các mục tiêu đạt được khi thực hiện quyết định đó. Các mục tiêu có thể phân thành nhiều giai đoạn từ ngắn - trung - dài hạn. Nhờ có mục tiêu cụ thể, bạn có thể tìm ra những cách thức để đạt được mục tiêu phù hợp với định hướng phát triển.
Ví dụ bạn muốn tăng trưởng doanh số công ty lên 100% trong 1 năm, đây sẽ là một mục tiêu dài hạn. Và để tăng trưởng doanh số hiệu quả, bạn có thể chia nhỏ ra các mục tiêu như:
- Tăng trưởng doanh thu quý I 25% bằng cách tăng nguồn tiền cho quảng cáo trực tuyến
- Tăng trưởng doanh thu quý II 25% bằng cách tạo phễu lead qua các chiến dịch email marketing
- Tăng trưởng doanh thu quý III 25% bằng cách tạo các chương trình khuyến mãi
- Tăng trưởng doanh thu quý IV 25% bằng cách tối ưu hóa các kênh bán hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Thay vì tìm cách thực hiện, hãy tập trung vào kết quả muốn đạt được, từ đó các cách thức, phương pháp sẽ xuất hiện và bạn có thể đưa ra quyết định lựa chọn dễ dàng hơn.
Hỏi người khác để thu thập thông tin từ nhiều phía
Để có cái nhìn khách quan về quyết định của mình có phù hợp chưa, bạn có thể hỏi người khác về quan điểm của họ đối với vấn đề đó, sử dụng thông tin từ họ như một gợi ý để giúp quyết định của bạn chính xác hơn, hiệu quả hơn.
Lấy ví dụ, bạn có ý tưởng khởi nghiệp mới và muốn tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới để đưa ra thị trường. Bạn có thể hỏi đồng nghiệp, những người đã từng khởi nghiệp để đánh giá ý tưởng của bạn, nhận góp ý từ họ, cũng như những kiến thức cần chuẩn bị để có thể biến ý tưởng thành một sản phẩm.
Tiếp theo, khi có được sản phẩm cơ bản, bạn có thể thử nghiệm sản phẩm trên một nhóm bạn bè, đồng nghiệp để nhận phản hồi và đưa ra quyết định cải thiện tốt hơn.
Thư giãn để ra quyết định sáng suốt
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, thần kinh của chúng ta thường thiếu đi sự chín chắn, tỉnh táo cần thiết, khiến bạn dễ đưa ra quyết định vội vàng thiếu suy nghĩ.
Lúc này bạn đừng cố làm tất cả mọi thứ cùng một lúc. Khi mọi thứ trở nên bận rộn, hãy dừng việc bạn đang làm và nghỉ ngơi 10 phút. Hít thở sâu vài lần và cố gắng làm điều gì đó giúp bạn cảm thấy thư thái hơn như đi bộ, nghe nhạc hoặc thực hiện một số bài tập giãn cơ để giúp giảm căng thẳng.
Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có được cái nhìn mới mẻ về tình hình hiện tại của mình, cho dù đó là giải quyết với nhân viên, thuyết trình hay cải thiện kế hoạch tiếp thị của công ty bạn.
Học hỏi từ những sai lầm và đánh giá lại
Nhiều chủ doanh nghiệp phải vật lộn với chủ nghĩa hoàn hảo, họ rất sợ mắc sai lầm với mỗi quyết định của mình. Thực tế, trong quá trình vận hành doanh nghiệp, việc đưa ra một quyết định sai lầm là không thể tránh khỏi.
Những sai lầm mà các doanh nghiệp hay mắc phải:
- Quá tự tin vào sản phẩm, dịch vụ của mình mà không nắm bắt xu hướng thị trường và phản hồi của khách hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc tự đào hố chôn cho doanh nghiệp của mình.
- Không có khoản tiền dự trữ cho các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Bạn không thể giải quyết được các vấn đề rủi ro phát sinh dẫn đến việc thất bại là rất cao.
- Đánh giá thấp việc điều hành doanh nghiệp. Là chủ doanh nghiệp, bạn phải kết hợp nhiều lĩnh vực chuyên môn, chính vì thế nên hiểu thế mạnh và đam mê của bạn để tìm ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Từ những sai lầm đó, điều quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp cần làm là gì?
- Nhận định, đánh giá nguyên nhân dẫn đến sai lầm.
- Khắc phục, điều chỉnh phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
- Rút ra bài học từ sai lầm, đó là kinh nghiệm có giá trị cho doanh nghiệp của bạn sau này.
Theo kinh nghiệm của những chủ doanh nghiệp thành công, sai lầm là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu bạn kinh doanh sai lầm thì bước tiếp theo là học hỏi từ những sai lầm và bắt đầu từ đó. Học những gì bạn đã làm đúng và học những gì bạn đã làm sai trước khi ra quyết định.
Tạm kết
Ra quyết định là một trong những kỹ năng, công việc hằng ngày khi khi kinh doanh. Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong quỹ thời gian nhưng chính những quyết định sáng suốt sẽ là nền tảng để cải thiện hiệu quả công việc.
Mặc dù có khá nhiều quy trình giúp chúng ta đưa ra quyết định, hãy chọn quy trình có tính logic nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh của bạn. Hy vọng với 6 cách trong bài viết này, bạn có thể giải quyết được hàng loạt vấn đề đau đầu hàng ngày bằng cách xác định chính xác vấn đề và chọn cho mình quyết định phù hợp.