Open post

Hiệu Ứng Cánh Bướm: Hiểu Rõ Về Hiệu Ứng Cánh Bướm & Áp Dụng Trong Kinh Doanh 

Hiệu Ứng Cánh Bướm là gì

Hiệu ứng cánh bướm là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp nếu biết khai thác một cách hiệu quả sẽ mang đến những thành công ngoài mong đợi. Hãy cùng Jenfi tìm hiểu thật chi tiết về hiệu ứng này qua bài viết.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Là Gì? Hiệu Ứng Có Thật Không?

Có lẽ bạn đã từng nghe trên phim ảnh về Hiệu ứng cánh bướm, nhưng liệu bạn có biết rằng hiệu ứng này có thể giúp doanh nghiệp của bạn tốt hơn (hoặc tệ hơn) theo thời gian?

Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) mô tả hiện tượng mà các hành động đơn giản nhất mang lại kết quả lớn nhất. 

Thuật ngữ này được nhà khí tượng học Edward Lorenz đặt ra vào năm 1960 và do đó, thuật ngữ này thường liên quan đến thời tiết trong văn hóa đại chúng. Lorenz để ý thấy rằng hành động nhỏ khi một con bướm giương cánh có khả năng gây ra các hành động lớn dần dần dẫn đến một cơn bão.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là gì?

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là khái niệm cho rằng những thay đổi nhỏ trên thị trường có thể gây ra những hậu quả lớn, khó lường và sâu rộng. Butterfly effect là một phép ẩn dụ phổ biến cho các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như nền kinh tế, nơi những thay đổi nhỏ có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa với những kết quả sâu rộng và không thể đoán trước.

Trong kinh doanh, hiệu ứng cho thấy rằng một hành động được thực hiện ngày hôm nay, dù nhỏ đến đâu, có thể có tác động sâu rộng đến tương lai của công ty. Các công ty phải nhận thức được những hậu quả tiềm tàng của các hành động của họ và sẵn sàng điều chỉnh các chiến lược của họ cho phù hợp. Những cải tiến nhỏ, thay đổi nhỏ có thể đem đến lợi ích vượt xa so với số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Nhân Viên

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Nhân Viên

Dù doanh nghiệp của bạn là SME hay là tập đoàn với hàng nghìn nhân viên, điều quan trọng cần lưu ý là hiệu ứng cánh bướm tác động rất rõ nét đến tâm lý của một tập thể. Như một chuỗi phản ứng dây chuyền, một hành động nhỏ (tích cực & tiêu cực) của một cá nhân hôm nay có thể tạo gợn sóng và lan tỏa đến nhiều người khác.

Theo tỷ phú Richard Branson, một doanh nghiệp cần quan tâm đến nhân viên của họ trước tiên. Nếu nhân viên được quan tâm, họ sẽ tự động quan tâm và chăm sóc khách hàng tốt hơn. 

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp thực hành khuyến khích khen ngợi nhân viên, và cũng khuyến khích nhân viên khen ngợi lẫn nhau khi làm việc. Những hành động nhỏ này có khả năng tạo làn sóng tích cực trong toàn bộ doanh nghiệp rất nhanh chóng. Sau đó, sự tích cực này sẽ được lan tỏa đến khách hàng và làm tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Khách Hàng

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Khách Hàng

Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp phớt lờ vấn đề chăm sóc khách hàng, hay thậm chí một vài doanh nghiệp còn gây hấn, thách thức khách hàng khi họ phàn nàn về chất lượng dịch vụ. 

Khi kinh doanh, việc khen chê hay phàn nàn từ người dùng là điều không thể tránh khỏi. Trong khi một số lời phàn nàn, đánh giá là không hợp lý và có thể khiến chủ doanh nghiệp tức tối vì cảm giác bị “bóc phốt”, “bôi nhọ”, thì ở nhiều trường hợp khác doanh nghiệp có thể dựa vào những đánh giá, trải nghiệm của khách hàng để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm

Một ví dụ về Butterfly effect (theo hướng tiêu cực) xảy ra gần đây là chủ của một thương hiệu chè T.H có tiếng đôi co, tranh cãi với giới "reviewer" trên không gian mạng xã hội. 

Câu chuyện chỉ bắt đầu từ một "Tiktoker" đến quán chè và đánh giá tiêu cực về khẩu vị món ăn và khủng hoảng truyền thông xảy ra khi quản lý của T.H lên bài chỉ trích, chê bai khách hàng. 

Hiệu ứng cánh bướm khiến cho sự việc ngày càng leo thang, và kết quả dẫn đến là lượng khách đến quán ngày càng giảm.

Ở trường hợp khách hàng đánh giá tiêu cực thái quá mà không cung cấp được bằng chứng thuyết phục, bạn cũng đừng vì phút bốc đồng mà đôi co trên mạng xã hội vì rất dễ dẫn đến khủng hoảng truyền thông không đáng có. 

Thay vào đó, hãy triển khai chiến dịch PR để lý giải cho công chúng về những gì đang diễn ra để cộng đồng có đánh giá khách quan nhất về doanh nghiệp của bạn.

Thật ra khi xảy ra tình huống như vậy thì hành động thiện chí, cầu thị, duyên dáng tiếp thu đánh giá từ khách hàng sẽ để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng hơn là để câu chuyện trở nên ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. 

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Các Bên Liên Quan Khác

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Các Bên Liên Quan Khác

Doanh nghiệp nên thực hiện các hành động nhỏ, tích cực với các bên có liên quan bao gồm cổ đông, nhà cung cấp, nhà phân phối và cộng đồng để xây dựng mối quan hệ hỗ trợ bền vững.

Áp Dụng Hiệu Ứng Cánh Bướm Vào Doanh Nghiệp

Áp Dụng Hiệu Ứng Cánh Bướm Vào Doanh Nghiệp

Những hành động nhỏ, tích cực là nền tảng của hiệu ứng cánh bướm. Bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ ở các khía cạnh như sau:

Làm gương cho đồng nghiệp: không chỉ cấp lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo lời nói đi đôi với hành động, mà một nhân viên gương mẫu với thái độ làm việc tích cực, năng động, sáng tạo cũng có thể mang đến sự tích cực trong tập thể nhân viên.

Không đem vấn đề cá nhân vào công việc: những vấn đề cá nhân khiến bạn gặp áp lực càng không nên đem vào chốn công sở. Những nhân viên đang cau có, lo âu vì chuyện gia đình có thể truyền năng lượng tiêu cực này lan ra xung quanh. 

Xem trọng con người: nhân viên, khách hàng và các bên có liên quan khác nên được trân trọng vì nhờ họ mà doanh nghiệp mới có thể hoạt động suôn sẻ.

Thái độ tích cực là chìa khóa: cả nhân viên và lãnh đạo phải luôn tích cực và truyền năng lượng tích cực này cho mọi người xung quanh.

Tạm Kết

Hiệu ứng cánh bướm là hiện tượng có thật và luôn xảy ra trong đời sống. Một hành động nhỏ có thể dẫn đến kết quả lớn theo cả hai chiều, do đó bạn cần học cách để luôn tích cực trong từng hoạt động kinh doanh, vì bạn sẽ không thể nhận ra liệu hoạt động ấy có gây ra này hay không. 

Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi và quản lý các hoạt động kinh doanh của mình thật chặt chẽ để nhận ra những thay đổi và tác động của chúng.

Câu Hỏi Thường Gặp

Hiệu ứng cánh bướm là gì? 

Hiệu ứng cánh bướm là khái niệm cho rằng những thay đổi nhỏ trên thị trường có thể gây ra những hậu quả lớn, không thể đoán trước và có ảnh hưởng sâu rộng.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng cánh bướm như thế nào? 

Các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng để xác định các yếu tố chính góp phần tạo nên hiện tượng này và tìm cách tận dụng hiệu ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá tác động của hiệu ứng cánh bướm và phát triển các phương pháp để giảm thiểu rủi ro liên quan đến chúng.

Một số ví dụ về hiệu ứng cánh bướm? 

Một số ví dụ về Butterfly effect bao gồm những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế và những thay đổi trong xu hướng thị trường.

Chủ đề liên quan: lý thuyết hỗn loạn, hệ thống phức tạp, hiệu ứng gợn sóng, thay đổi nhỏ, tác động lớn, kết quả không thể đoán trước, động lực thị trường.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Đầu cơ là gì? Đâu là điểm khác khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư

Đầu cơ là gì? Đâu là điểm khác khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư

Cập nhật: 2023

Đầu cơ là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến trong tài chính. Nhất là với những nhà giao dịch chứng khoán. Đầu cơ mang đến cơ hội thu về nguồn lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro thua lỗ. Vậy đầu cơ là gì? Đầu cơ khác gì so với đầu tư ?

Cùng Jenfi làm rõ về đầu cơ cũng như tìm hiểu các thông tin liên quan trong bài viết sau đây!

1. Định nghĩa về Đầu cơ và Đầu tư

1.1 Đầu cơ là gì?

Đầu cơ (Speculation) là việc thu lợi nhuận từ những hoạt động mua bán, tích lũy hoặc bán khống. Điều này được thực hiện với hy vọng rằng nó sẽ trở nên có giá trị hơn trong tương lai gần. Mức lợi nhuận của đầu cơ tỷ lệ thuận với tính rủi ro và phụ thuộc chủ yếu vào cung - cầu của thị trường.

Đầu cơ là gì? Đâu là điểm khác khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư

Đầu cơ chủ yếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Các nhà đầu cơ kiếm lợi nhuận dựa vào sự biến động của thị trường và sự chênh lệch về giá. Hoạt động đầu cơ chịu tác động mạnh bởi những yếu tố liên quan đến tâm lý đám đông, và thông tin trên thị trường trên nhiều phương diện. Xét về mặt tiêu cực, đầu cơ tác động xấu khiến giá hàng hoá tăng và ảnh hưởng đến bình ổn thị trường.  

Tuy nhiên, đầu cơ cũng mang đến những ý nghĩa tích cực khi tạo ra tính thanh khoản cho thị trường. Đầu cơ đem đến cho thị trường một khoản vốn lớn. Góp phần đẩy mạnh giao thương, đầu tư sản xuất.

Ví dụ để hình dung về đầu cơ: Thời điểm đầu năm 2020, khi đợt Covid-19 bùng phát. Nhu cầu sử dụng que test nhanh và khẩu trang y tế tăng vọt dẫn đến khan hiếm thị trường. Nhiều người nhanh nhạy đã tranh thủ gom một lượng lớn khẩu trang, que test tích trữ. Hậu quả là họ đã đẩy tình trạng cháy hàng lên đỉnh điểm. Sau đó họ bán ra với giá chênh lệch gấp nhiều lần và thu về lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. 

1.2 Đầu tư là gì?

Đầu tư là hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn lực và tài chính hiện tại cho các hoạt động mua bán sản xuất để sinh lời. Mục tiêu là tạo ra nguồn thu nhập ổn định trong tương lai.

Nói một cách dễ hiểu hơn, đầu tư là việc sử dụng tổng thể các nguồn lực: Tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ, thời gian để đạt được lợi nhuận và thu về lợi ích kinh tế xã hội.

Đầu cơ là gì? Đâu là điểm khác khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư

Đầu tư cần thời gian dài mới thu về lợi nhuận. Đòi hỏi sự chỉn chu, bài bản trong quá trình phân tích đối tượng được nhắm đến để đầu tư.

Không chỉ là lợi ích về mặt cá nhân khi thu về lợi nhuận. Đầu tư còn mang đến lợi ích cho xã hội thông qua sự ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế mà cộng đồng đầu tư mang lại.

Hiện nay tại Việt Nam, các hình thức đầu tư phổ biến đa phần là những hoạt động sau (thứ tự được sắp xếp tăng dần theo mức độ rủi ro):

  • Gửi tiết kiệm
  • Vàng, ngoại tệ
  • Bất động sản
  • Chứng khoán
  • Tiền ảo
  • Các NFT (Non-fungible token)

2. Nhà Đầu cơ là ai? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ?

Nhà đầu cơ (Speculators) có thể là cá nhân hoặc tổ chức có chuyên môn và sự hiểu biết nhất định trong lĩnh vực họ đầu cơ. Họ đa phần là những người ưa mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để thu về lợi nhuận vượt trội. 

Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, các nhà đầu cơ có những chiến lược trong ngắn hạn. Họ vừa có thể dự đoán được sự thay đổi về giá cả. Đồng thời, họ còn vừa kiểm soát được những rủi ro có thể gặp phải. Đôi khi, giá cả tăng lên hay giảm xuống lại chính là “chiêu bài” của các nhà đầu cơ.

Đầu cơ phụ thuộc rất nhiều vào cơ hội thị trường. Ví dụ trong những giai đoạn thị trường bắt đầu hình thành xu hướng mạnh thì việc việc tập trung tài chính để đầu cơ và thu lời nhanh là rất khả thi. Điều quan trọng là khả năng nhạy bén với thị trường. Kết hợp cùng khả năng phân tích tình huống và nắm bắt tâm lý của nhà đầu để có thể nắm bắt được những cơ hội thu về lợi nhuận cao.

3. Hoạt động đầu cơ chủ yếu diễn ra ở đâu?

Hoạt động đầu cơ chủ yếu diễn ra trên thị trường chứng khoán (mua bán cổ phiếu, tiền tệ) và thị trường bất động sản. Trong đó, thị trường chứng khoán thu hút nhiều hoạt động đầu cơ hơn. Nguyên nhân vì chúng có thể thu lại lợi nhuận nhanh chóng. Có thể thấy khối lượng giao dịch chứng khoán có số lượng lớn và chịu tác động nhiều của tin tức cũng như các phân tích kỹ thuật. Các nhà đầu cơ với sức ảnh hưởng của mình hoàn toàn có thể tác động đến thị trường chứng khoán để nhanh chóng thu về lợi nhuận “khủng”.

Hoạt động đầu cơ trên thị trường bất động sản cũng diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên thị trường này có tính thanh khoản chậm và các giao dịch cần nhiều thời gian cũng như liên quan đến các thủ tục pháp lý. Các nhà đầu cơ bất động sản thường có số vốn lớn và thời gian đầu tư dài cũng để thu về lợi nhuận nếu không muốn bị “chôn vốn”.

4. Một số kiểu nhà đầu cơ phổ biến hiện nay

Một số kiểu nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường hiện nay như sau:

Đầu cơ là gì? Đâu là điểm khác khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư

4.1 Những người giao dịch cá nhân:

Nhà đầu tư cá nhân nếu đầu tư trong một khoảng thời gian ngắn để thu lợi nhuận từ việc chênh lệch giá của tài sản thì họ sẽ trở thành những nhà đầu cơ.

4.2 Những nhà tạo lập thị trường:

Là người tạo lập thị trường, họ có vị thế đối lập với những người tham gia thị trường. Họ hoàn toàn có thể kiếm lời từ sự chênh lệch về giá nên họ cũng có thể trở thành nhà đầu cơ.

4.3 Những doanh nghiệp, công ty tự kinh doanh:

Những đơn vị này cũng có thể là nhà đầu cơ khi họ có khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính để mua bán chứng khoán. Từ đó kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn.

5. Đầu cơ khác gì so với đầu tư?

Có điểm chung khi cùng có mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng đầu cơ và đầu tư lại có khác biệt khá nhiều như bảng dưới đây:

Tiêu chí Đầu cơ Đầu tư
Mục đích - Tìm kiếm nguồn lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.

- Quan tâm chủ yếu đến sự biến động của giá cả trên thị trường.

- Mong muốn đạt mức lợi nhuận ổn định, bền vững trong thời gian dài

- Chủ yếu quan tâm tới những giá trị thực tế của tài sản đó.

Thời gian - Ngắn hạn - Dài hạn
Tính rủi ro - Tính rủi ro cao - Tính rủi ro thấp hơn
Tâm lý  - Mạo hiểm

- Nhạy bén và có khả năng nắm bắt tâm lý đám đông.

- Thận trọng, chắc chắn.

- Nhìn xa, trông rộng.

Vốn - Phần lớn sử dụng nguồn vốn đi vay. Tận dụng đòn bẩy tài chính tác động để thu về lợi nhuận tối ưu nhất có thể. - Đầu tư bằng nguồn vốn tự có. Trong trường hợp sử dụng vốn vay sẽ chỉ vay trong thời gian ngắn và tỉ lệ nhỏ so với tổng vốn đầu tư.
Lợi nhuận - Không chắc chắn. Nguồn lợi nhuận sẽ tăng hoặc giảm bất thường khó dự đoán trước. - Lợi nhuận có thể thấp hơn đầu cơ trong ngắn hạn. Nhưng lợi nhuận dài hạn thông thường sẽ cao và ổn định hơn đầu cơ
Yếu tố tác động - Tâm lý đám đông, tin tức chính thống hoặc tin chưa được kiểm chứng

- Quan hệ cung cầu tác động đến giá cả trên thị trường

- Yếu tố lợi nhuận ngắn hạn hoặc doanh thu của doanh nghiệp

- Dựa trên những phân tích chuyên sâu bài bản. Kết hợp cùng các nguyên tắc cơ bản về sản phẩm tài chính đó.

6. Đầu cơ hay đầu tư tốt hơn? Nên đầu cơ hay đầu tư?

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đầu cơ là gì, đầu tư là gì và so sánh những điểm khác biệt giữa hai phương thức. Vậy đầu cơ hay đầu tư tốt hơn? Nên chọn đầu cơ hay đầu tư?

Thực tế, sẽ không có câu trả lời nào chính xác cho câu hỏi này. Bởi cả đầu tư và đầu cơ đều phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố về kiến thức, sự hiểu biết và tính cách của mỗi cá nhân quyết định nhiều nhất. 

Nếu là một người đam mê mạo hiểm và có số vốn nhàn rỗi lớn. Đồng thời nhạy bén với thị trường khi liên tục bắt trend kịp những xu thế mới thì đầu tư có lẽ là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Bạn có tiềm năng trở thành nhà đầu cơ thành công với kỳ vọng sẽ thu về mức lợi nhuận vượt trội. Ngược lại, nếu là một người ưa thích sự yên ổn, an toàn và thận trọng. Cùng với đam mê nghiên cứu và phân tích kỹ thuật. Bạn nên lựa chọn trở thành nhà đầu tư dài hạn. 

Cần lưu ý rằng dù là nhà đầu tư hay nhà đầu cơ, bạn cũng luôn phải cân nhắc các rủi ro sẽ gặp phải khi tìm kiếm lợi nhuận.

7. Tạm kết

Hầu hết các nhà kinh doanh hiện nay với kiến thức, nguồn vốn và kinh nghiệm của mình. Họ sẽ lựa chọn kết hợp cả đầu tư và đầu cơ. Khi phân bổ vốn theo tỷ lệ nhất định vào cả hai hoạt động, họ có khả năng thu về lợi nhuận cao hơn đồng thời khả năng quản lý rủi ro cũng tốt hơn. 

Trở thành một nhà đầu tư hay một nhà đầu cơ, bạn đều cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm cần thiết để nắm bắt thị trường. Từ đó phân tích rủi ro, phân tích biến động thị trường để đưa ra những quyết định đầu tư/đầu cơ chính xác. Hy vọng Jenfi đã giúp bạn hiểu rõ hơn đầu cơ là gì cũng như những thông tin liên quan đến đầu cơ. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Định nghĩa đầu cơ là gì?

Đầu cơ là hành động đầu tư mạo hiểm nhằm thu được lợi nhuận lớn. Đầu cơ liên quan đến việc mua và nắm giữ một vị thế (position) của một tài sản, chứng khoán, thường là như cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa hoặc quyền chọn, với kỳ vọng rằng giá trị của tài sản hoặc chứng khoán sẽ tăng theo thời gian. Nhà đầu cơ (speculator) thường sử dụng đòn bẩy (leverage) để tăng tiềm năng lợi nhuận trong một giao dịch thành công, nhưng đòn bẩy cũng làm tăng nguy cơ thua lỗ lên nhiều lần.

Các hình thức đầu cơ phổ biến?

Các hình thức đầu cơ bao gồm mua và bán cổ phiếu, quyền chọn, hợp đồng tương lai, tiền tệ và hàng hóa với kỳ vọng rằng giá của chúng sẽ tăng theo thời gian.

Tại sao người ta lại đầu cơ?

Mọi người đầu cơ vì nhiều lý do, bao gồm tiềm năng lợi nhuận lớn từ các khoản đầu tư nhỏ và sự phấn khích khi chấp nhận rủi ro. Đầu cơ cũng có thể được coi là một hình thức đánh bạc. Ngoài ra, đầu cơ có thể là một cách để đa dạng hóa danh mục đầu tư và phân tán rủi ro trên các thị trường khác nhau.

Chủ đề liên quan: đầu tư, cổ phiếu, quyền chọn, tương lai, tiền tệ, hàng hóa, đòn bẩy, rủi ro, đa dạng hóa danh mục đầu tư, cờ bạc, biến động, tự do tài chính.

 

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

Trong chứng khoán, NAV là một trong những thuật ngữ phổ biến mà bất kỳ nhà mối giới hay những ai tham gia thị trường lâu năm đều nhắc tới. NAV là cơ sở để nhà đầu tư đưa ra những thông số đánh giá hiệu suất hoạt động. Từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn, đúng thời điểm. Vậy NAV là gì? NAV có gì khác biệt so với những cổ phiếu, quỹ mở hay EFT? Jenfi Mời bạn tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến NAV trong bài viết sau đây!

1. NAV là gì trong chứng khoán?

NAV là một khái niệm phổ biến trong thị trường chứng khoán. NAV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Net Asset Value. Trong tiếng Việt nghĩa là Giá trị tài sản thuần. 

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

NAV là chỉ số đại điện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần doanh nghiệp. Qua chỉ số NAV, chúng ta có thể đánh giá trị tài sản của một doanh nghiệp có tương xứng với định giá hiện tại hay không. Một doanh nghiệp có vốn điều lệ thấp nhưng vẫn có thể có tài sản thể hiện ra bên ngoài cao. Do họ sử dụng nguồn vốn vay. NAV giúp nhà đầu tư đánh giá giá trị tài sản ròng thực tế của một công ty để cân nhắc quyết định đầu tư của mình. 

NAV bao gồm 3 thành phần chính như sau:

  • Vốn điều lệ (Nguồn vốn góp từ việc huy động các cổ đông của công ty).
  • Vốn phát hành cổ phiếu.
  • Vốn từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chỉ số NAV không cố định mà biến động thường xuyên. Nguyên nhân do tài sản và nợ của các quỹ đầu tư luôn thay đổi theo từng ngày. Hầu hết các quỹ đầu tư đều công bố sự thay đổi NAV trên website của mình và báo cáo định kỳ hàng ngày.

Thuật ngữ NAV trở nên phổ biến hơn trong bối cảnh càng nhiều quỹ đầu tư nổi lên ngày càng nhiều. Từ đó, nhu cầu tiếp cận cũng như xác định giá trị quỹ cũng càng ngày càng lớn theo. Có NAV, nhà đầu tư dễ dàng sử dụng để định giá và nắm được hiện trạng biến động “cổ phần” của quỹ.

2. Công thức tính chỉ số NAV chính xác nhất

Chỉ số NAV được tính dựa theo công thức sau: 

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

Trong đó:

  • Tổng tài sản là Tổng giá trị cổ phiếu theo tiền mặt và thị giá

Ví dụ: Công ty ABC đang có tổng tài sản là 10.000 tỷ đồng. Đồng thời nợ phải là trả của ABC là 1.000 tỷ đồng, thì NAV của ABC tính theo công thức lúc này là 9.000 tỷ đồng.

3. Giải pháp giúp tăng chỉ số NAV hiệu quả

Hiểu được NAV là gì, chúng ta nhận thấy chỉ số NAV càng cao thì việc huy động vốn của doanh nghiệp càng dễ dàng. Nhằm tăng giá trị cổ phiếu cũng như thu hút các nhà đầu tư, làm sao để tăng chỉ số NAV là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. 

Hiện nay, có 3 cách phổ biến để tăng chỉ số NAV trên thị trường chứng khoán như sau: 

  • Cách 1: Mua lại chứng chỉ quỹ đang giao dịch trên thị trường tương tự như các công ty đã niêm yết mua cổ phiếu. Hành động này nhằm kích thích giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp.
  • Cách 2: Thanh toán mức cổ tức cao hơn mức 22% để thu hút các nhà đầu tư.
  • Cách 3: Tiến hành chuyển đổi 1 phần hoặc toàn bộ thành quỹ cổ phiếu mở.

4. Ý nghĩa của NAV trong chứng khoán

NAV là một trong những chỉ số quan trọng trong chứng khoán. Các nhà đầu tư sử dụng NAV làm cơ sở để tính toán và phân tích đánh giá cổ phiếu của một công ty. Từ đó, nhà đầu tư quyết định chứng khoán này có thực sự mang lại lợi nhuận xứng đáng không. Trong mỗi trường hợp, NAV thể hiện từng ý nghĩa riêng việt. Cụ thể như sau:

4.1 Ý nghĩa của NAV dưới góc nhìn doanh nghiệp và cổ phiếu

  • Trường hợp 1 - Mệnh giá cổ phiếu phát hành thấp hơn giá trị chỉ số NAV: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có sẵn nguồn vốn tích lũy để đầu tư sản xuất, hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này có thể được lấy từ nguồn lợi nhuận do sản xuất kinh doanh. Đây là minh chứng cho việc doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Nhà đầu tư lúc này có thể an tâm khi đầu tư mua cổ phiếu. 
  • Trường hợp 2 - Chỉ số NAV không đổi nhưng doanh nghiệp lại đang tạo ra mức lợi nhuận khả quan: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang trên đà tăng tốc. Công ty có thể thu về nguồn lợi lớn trong thời gian ngắn. Tất nhiên đi kèm đó sẽ vẫn có tỉ lệ rủi ro đáng kể. Trường hợp này, những nhà đầu tư ưa mạo hiểm vẫn sẽ chọn đầu tư mua cổ phiếu. Chờ đến khi cổ phiếu tăng trưởng ổn định, cơ hội đầu tư chứng khoán sinh lời.
  • Trường hợp 3 - Số tiền vay nợ cao hơn chỉ số NAV: Khi chỉ số NAV giữ nguyên nhưng công ty làm ăn thua lỗ. Kèm theo đó là những thông tin tiêu cực như số tiền vay nợ cao. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh bất ổn của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên phân tích kỹ, tỉnh táo xem xét lại quyết định đầu tư cổ phiếu bởi lúc này mức độ rủi ro rất lớn. 

Ví dụ: 

Doanh nghiệp A phát hành cổ phiếu với mức giá là 110.000. Chỉ số NAV cũng là 140.000 thì có thể doanh nghiệp đó đã tích lũy được nguồn vốn. Thu về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có sẵn quỹ dự phòng ổn định. Lúc này, các nhà đầu tư có thể yên tâm khi mua cổ phiếu giá 140.000 với niềm tin rằng mình mua đúng với giá trị thật của doanh nghiệp. 

Nếu NAV của doanh nghiệp ở mức 140.000 đồng nhưng mang lại giá trị khá cao. Nhà đầu tư lúc này có thể cân nhắc bỏ ra số tiền lớn hơn để mua cổ phiếu với kỳ vọng thu lại lợi nhuận và trong thời gian ngắn. 

Trong trường hợp NAV của doanh nghiệp thấp hơn giá cổ phiếu. NAV là 130.000 đồng và có xu hướng giảm thì bạn cần phải đánh giá, phân tích kỹ lưỡng. Lúc này mức rủi ro là rất lớn. 

4. 2 Ý nghĩa của NAV dưới góc độ quỹ đầu tư

NAV/CCQ là chỉ số giá của chứng chỉ quỹ (Giá trị tài sản thuần/Chứng chỉ quỹ), gọi chung là NAVPS. Đây chỉ số đánh giá giá trị thực tế của một chứng chỉ quỹ. Từ đó giúp các nhà đầu tư nhận định cơ hội đầu tư giao dịch sinh lời. Dưới góc độ quỹ đầu tư, NAVPS mang đến những ý nghĩa như sau:

  • Về cơ bản, giá của chứng chỉ quỹ của mọi quỹ được định giá ban đầu đều là 10.000/1 chứng chỉ quỹ. Theo sự biến động của thời gian, chỉ số NAVPS sẽ có sự biến động ở mỗi quỹ sẽ khác nhau. Quỹ có thời gian hoạt động ngắn sẽ có chỉ số thấp và ngược lại. Những quỹ có thời gian dài hoạt động  sẽ có chỉ số cao hơn. 
  • Khi chỉ số NAVPS thấp, nhà đầu tư có thể nhân cơ hội mua thêm nhiều chứng chỉ quỹ. Nhưng xác định sẽ phải mất nhiều thời gian để thu về lợi nhuận. Do những quỹ như vậy thường có thời gian hoạt động ngắn và tỷ suất sinh lời chưa cao. 
  • Khi chỉ số NAVPS cao, nhà đầu tư lúc này chỉ mua được ít chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy quỹ đầu tư này đã có thời gian hoạt động dài. Hoạt động hiện tại sinh hiệu suất thu về lợi nhuận ổn định.  Nếu nhà đầu tư xác định có mục đích dài hạn thì có thể cân nhắc vào những nguồn quỹ này.

5. Ưu điểm của NAV trong chứng khoán 

Ưu điểm lớn nhất của NAV chính là có thể định giá tài sản và tính toán giá trị tài sản trong chứng khoán.

NAV là gì? Phân biệt NAV và cổ phiếu

  • Định giá tài sản ròng hàng ngày:  15h30p hàng ngày là thời điểm thị trường chứng khoán đóng cửa. Lúc này, các công ty đầu tư sẽ đánh giá tổng giá trị đầu tư của mình. Sau đó, khi thị trường mở lại với giá đóng cửa ngày hôm trước thì các nhà đầu tư phải khấu trừ các chi phí để định giá được giá trị ròng tài sản hàng ngày.
  • Tính toán giá trị ròng của tài sản: Giá trị ròng của tài sản chính là giá cổ phần vốn chủ sở hữu. Đồng thời cũng được tính bằng chi phí tích lũy cổ phiếu riêng lẻ. Giá trị này thường xuyên biến động theo giá thị trường.

6. Sự khác biệt của chỉ số NAV và cổ phiếu

Mặc dù NAV và giá cổ phiếu có nhiều nét tương đồng nhau. Nhưng về cơ bản, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. 

  • NAV được hiểu là giá trị tài sản thuần của mỗi doanh nghiệp. Còn giá cổ phiếu lại là mức chi phí mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn ra để giao dịch. Giá cổ phiếu cũng có thể bị thao túng từ những hoạt động đầu cơ trên thị trường.
  • Giá cổ phiếu tăng hay giảm phụ thuộc vào yếu tố Cung - Cầu, xu hướng thị trường và tâm lý của người mua, bán. Giá của cổ phiếu có thẻ thấp hoặc cao hơn NAV. Sự chênh lệch về giá nữa NAV và cổ phiếu cho thấy mức độ ổn định của thị trường. Cũng như thị trường có đang đánh giá chính xác về giá trị của doanh nghiệp, tổ chức đó hay không. 
  • Chỉ số NAV được chốt theo ngày và phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng nội tại của doanh nghiệp. Ngược lại, giá cổ phiếu lại biến động theo từng thời điểm và tùy vào quyết định của người bán cũng như người mua.

Để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thành công, bạn cần tìm hiểu và biết cách sử dụng đúng những chỉ số. Điều này nhằm đánh giá cơ hội sinh lời và lường trước những rủi ro. Từ đó đưa ra được những đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. NAV là một trong những chỉ số đó. Hy vọng qua bài viết này của Jenfi, các nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn NAV là gì cũng như ý nghĩa và các thông tin liên quan đến NAV. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất? Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?

Open post

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất? Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất? Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?

Huy động vốn từ nguồn gửi tiết kiệm của khách hàng là “cuộc đua” hấp dẫn của hầu hết các ngân hàng. Và điểm thu hút khách hàng nhất chính là lãi suất. Đầu năm 2022, lãi suất tiền gửi ngân hàng ngày càng tăng. Kéo theo đó là làn sóng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vậy lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất hiện nay, tại thời điểm tháng 8/2022? Mời bạn cùng Jenfi đi tìm đáp án trong bài viết sau đây!

1. Tiền gửi tiết kiệm là gì?

Tiền gửi tiết kiệm (tiếng Anh: Savings deposit) là khoản tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng. Mục đích lớn nhất của tiền gửi tiết kiệm là để thu về lợi nhuận từ việc hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng. 

Ngân hàng sẽ phát hành sổ tiết kiệm với các thông tin chính như: Số tiền gửi, kỳ hạn gửi, lãi suất gửi,...Sổ tiết kiệm được coi là minh chứng có tính pháp lý để chứng minh ràng buộc giữa người gửi và người nhận.

Có 2 hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng phổ biến hiện nay như sau:

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất? Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?

2. Công thức tính lãi suất tiết kiệm đơn giản và chính xác nhất

2.1 Lãi suất gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Khi xác định lựa chọn hình thức gửi lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn. Khách hàng cần xác định rõ sẽ chỉ được phép rút tiền sau khi đã hết kỳ hạn mới được tính mức lãi suất tối đa. Do có sự ràng buộc nhất định về thời gian, nên mức lãi suất của hình thức gửi có kỳ hạn luôn cao hơn so với gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn được tính theo công thức sau đây: 

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất? Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?

Hoặc:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x % lãi suất theo quy định x số ngày gửi / 360

2.2 Lãi suất tiết kiệm không có kỳ hạn

Khi gửi lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, mức lãi suất của hình thức này lại không cố định và phụ thuộc vào số ngày gửi thực tế. Công thức tính như sau:

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất? Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?

3. Lãi suất ngân hàng nào đang ở mức cao nhất hiện nay?

  • Gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Do có ưu điểm là gửi không có ràng buộc về thời gian, nên lãi suất của hình thức gửi không kỳ hạn ở mức khá thấp. Trung bình chỉ từ 0,1 - 0,2% với gửi tại quầy và 0,2 - 0,25% khi gửi trực tuyến. Tính đến tháng 8/2022, mức lãi suất cho hình thức gửi không kỳ hạn cao nhất là ngân hàng VietinBank với 0,25% áp dụng cho gửi trực tuyến. 
  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Có thể nói đây chính là “sân chơi” được hầu hết các ngân hàng tham gia với nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng. Hầu hết các ngân hàng đều có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn này. 

Mức lãi suất tính đến tháng 8/2022 tại một số ngân hàng phổ biến như sau:

Lưu ý: Nguồn số liệu cập nhật từ website Money24h tính đến ngày 13/08/2022 và có thể biến động tùy theo từng thời điểm nhất định.

3.1 Gửi tại quầy

Ngân hàng Kỳ hạn gửi (tháng)

Lãi suất: %/năm

0 Kỳ Hạn 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 13 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng
CBBank 0,2 3,8 3,9 7,1 7,2 7,45 7,5 7,5 7,5 7,5
SCB 0,2 4 4 6 6,5 7,3 7,3 7,3 7,3
Đông Á 3,8 3,8 6,4 6,5 7 7,4 7,3 7,3 7,3
Bảo Việt 0,2 3,65 3,9 6,2 6,3 6,65 6,7 7,1 7,1 7,1
OCB 0,1 3,7 3,9 6 6,2 6,7 0 6,8 6,9 7
Bắc Á 0,2 3,9 3,9 6,35 6,4 6,8 6,9 6,9 6,9 6,9
VietCapitalBank 3,9 3,9 5,9 6,2 6,4 6,6 6,8 6,8
OceanBank 0,2 3,6 3,95 6,4 5,7 6,95 6,8 7,2 6,6 6,8
MB 0,1 3,2 3,8 5,16 5,6 5,74 6,1 6,3 5,9 6,8
PGBank 4 4 5,9 5,9 6,5 6,6 6,7 6,7 6,7
GPBank 0,2 4 4 6,45 6,55 6,65 6,75 6,65 6,65 6,65
PVcomBank 3,9 3,9 5,7 5,95 6,3 6,3 6,65 6,65 6,65
VIB 4 4 6,4 6,4 6,5 6,6 6,6
Public Bank 3,5 4 5,6 5,6 6,6 6,95 6,5 6,5
ABBank 0,2 3,65 4 5,6 5,7 6,2 8,8 6 6 6,3
TPBank 3,4 3,65 5,6 6,3 6,3
SeABank 3,7 3,7 5,4 5,7 6,1 6,15 6,2 6,25
Nam Á Bank 0,1 5,6 5,9 6,5 6,7 5,9
VietinBank 0,1 3,1 3,4 4 4 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6
BIDV 0,1 3,1 3,4 4 4 5,6 5,6 5,6 5,6 5,6
Vietcombank 0,1 3,1 3,4 4 4 5,6 5,4 5,4
MSB 3,45 4,9 4,9 5,3 5,3 5,3 5,3 5,3
Agribank 0,1 3,1 3,4 4 4 5,6 5,6 5,6 5,6
VPBank 3,7 5,5 6,2 6

Vậy lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất khi gửi tiết kiệm tại quầy?

Các ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất cao nhất là 4% với kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng. Mức lãi suất trung bình dao động trong khoảng từ 3.5% – 3.9%.

CBBank đang là ngân hàng giữ mức lãi suất cao nhất so với các ngân hàng còn lại là ở hầu hết các kỳ hạn từ 6 đến 36 tháng. Tuy nhiên, đỉnh điểm cao nhất bảng có ABBank với mức 8,8% cho kỳ hạn 13 tháng. Trong khi đó, khối các ngân hàng thuộc ”Big4” (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) lại có mức lãi suất ở mức thấp, chỉ dao động khoảng 4% đến hơn 5% cho các kỳ hạn

3.2 Gửi trực tuyến

Ngân hàng Kỳ hạn gửi (tháng)

Lãi suất: %/năm

Không Kỳ Hạn 01 tháng 03 tháng 06 tháng 09 tháng 12 tháng 13 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng
SCB - 4 4 6,85 7 7,3 7,45 7,55 7,55 7,55
Nam Á Bank - 3,9 3,9 6,5 6,6 7,2 7,2 7,4 7,4 7,4
Bắc Á 0,2 3,9 3,9 6,45 6,5 6,9 7 7 7 7
Bảo Việt - 3,85 3,95 6,4 6,5 6,85 6,9 7 7 7
PVcomBank - 4 4 6,1 6,35 6,7 - 7,25 7,25 7,25
OCB 0,1 3,8 3,85 6,6 6,8 6,9 0 6,9 6,9 6,95
OceanBank 0,2 3,6 3,95 6,4 5,7 6,95 6,8 7,2 6,6 6,8
GPBank 0,2 4 4 6,55 6,65 6,75 6,85 6,75 6,75 6,75
SHB - 3,8 4 6,6 6,7 6,9 6,9 7 6,6 6,7
VIB - 4 4 6,4 6,4 - - 6,5 6,6 6,6
TPBank - 3,5 3,75 5,8 - 6,25 - 6,45 6,45 6,45
ABBank 0,2 3,85 4 5,8 5,9 6,2 6,2 6 6 6,3
MSB - - 3,75 5,4 5,4 5,8 5,8 5,8 5,8 5,8
VietinBank 0,25 - - - - 5,75 - - - 5,75
CBBank - 3,9 3,95 7,2 7,3 7,5 7,55 - - -
VietCapitalBank - 3,95 3,95 6,2 6,3 6,6 - 6,9 7 -

Vậy lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất khi gửi tiết kiệm trực tuyến?

Với kỳ hạn ngắn nhất (1 tháng) khi gửi tiết kiệm trực tuyến. Đa phần các ngân hàng đưa ra mức lãi suất cao nhất lên đến 4% như: VIB, PVcomBank, SCB, GPBank.

Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất trung bình từ  3,85% – 4%. Thấp nhất là 3,75%

SCB và CBBank là 2 ngân hàng đang nắm giữ top đầu về lãi suất tiền gửi tiết kiệm với kỳ dài hạn. Lên tới 7,55% cho các kỳ hạn từ 12 - 36 tháng.

Có thể thấy, xu hướng gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đã trở thành xu hướng chung do sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian và công sức. Các ngân hàng cũng đẩy mạnh ngân hàng số với nhiều ưu đãi về lãi suất gửi. Nếu đang có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, bạn có thể cân nhắc hình thức gửi trực tuyến để hưởng mức lãi suất và ưu đãi cao nhất.

3.3 Lãi suất tiền gửi các ngân hàng Big 4

Nhóm 3 ngân hàng Agribank, VietinBank, BIDV có cùng mức lãi suất. Cao nhất: 5,60%

Kỳ hạn gửi Lãi suất (%)
Không kỳ hạn 0,1
1 Tháng 3,1
3 Tháng 3,4
6 Tháng 4
9 Tháng 4
12 Tháng 5,6
13 Tháng 5,6
18 Tháng 5,6
24 Tháng 5,6

Ngân hàng Vietcombank có mức lãi suất cao nhất: 5.50%

Kỳ hạn gửi Lãi suất (%)
Không kỳ hạn 0,1
1 Tháng 3,1
3 Tháng 3,4
6 Tháng 4
9 Tháng 4
12 Tháng 5,5
13 Tháng -
18 Tháng -
24 Tháng 5,3

4. Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?

Nhiều người thắc mắc liệu gửi tiền tiết kiệm hiện nay có còn được coi là kênh đầu tư hiệu quả hay không? Nên sử dụng tiền để đầu tư sinh lời hay gửi tiết kiệm? Đáp án phù hợp nhất sẽ do chính bạn lựa chọn.

Tùy vào từng mục tiêu nhất định và thời điểm thích hợp riêng. Mỗi người sẽ có câu trả lời phù hợp nhất cho mình. Chúng tôi gửi đến bạn một vài ưu nhược điểm của cả hai hình thức trước khi đưa ra quyết định.

4.1 Tiết kiệm:

Gửi tiết kiệm là một trong những hình thức giữ tiền truyền thống. Nổi bật với với tính an toàn.

Ưu điểm:

  • Số tiền tiết kiệm an toàn ở mức cao. Không giảm bớt theo thời gian nếu chủ tài khoản không yêu cầu rút. Mang lại tâm lý an tâm cho người gửi.
  • Mang lại lợi nhuận nhất định tương ứng với mức lãi suất của ngân hàng.

Nhược điểm:

  • Lãi suất khá thấp, hiếm khi theo kịp tốc độ lạm phát.

4.2 Đầu tư:

Những người yêu thích mạo hiểm và có thể chấp nhận rủi ro thường chọn hình thức đầu tư để nhanh chóng thu về lợi nhuận.

Ưu điểm:

  • Có cơ hội sinh lời nhanh và cao hơn gửi tiết kiệm nhiều lần. 
  • Thời gian sinh lời tự do, tuỳ vào kế hoạch đầu tư của mỗi người. Không phụ thuộc vào kỳ hạn với ngân hàng.

Nhược điểm:

  • Tính rủi ro cao. Đầu tư không phải lúc nào cũng là sinh lời mà có cả nguy cơ mất trắng cả vốn đầu tư.

Có thể thấy, tiết kiệm giúp khoản tiền của bạn an toàn hơn mức lợi nhuận thấp còn đầu tư sẽ giúp sinh lời nhanh và mức độ rủi ro cao. Tuỳ theo nguồn tài chính nội tại cũng như sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh và kinh nghiệm đầu tư. Chính bạn sẽ là người có đáp án chính xác nhất về mục đích sử dụng dành cho số tiền của mình. Nếu là người theo phong cách “ăn chắc mặc bền” hoặc không muốn bon chen nhiều, gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ là hình thức phù hợp dành cho bạn.

5. Một số lưu ý khi quyết định gửi tiết kiệm ngân hàng

  • Sổ tiết kiệm là quan trọng nhất khi gửi tiết kiệm ngân hàng: Sổ tiết kiệm chính là minh chứng, chứng minh khách hàng thực hiện giao dịch gửi tiền cho ngân hàng. Trên sổ sẽ bao gồm các thông tin như: Thông tin cá nhân, thời gian, số tiền cũng như mức lãi suất,...Nếu có sai sót, ngân hàng có thể từ chối thanh toán số tiền gốc và lãi suất khi tất toán. Hãy kiểm tra thật kỹ thông tin trên sổ và liên hệ ngay với ngân hàng nếu có sai sót để điều chỉnh kịp thời. 
  • Lựa chọn mức lãi suất phù hợp: Không phải nhóm ngân hàng lớn sẽ có mức lãi suất cao. Như thông tin trong bảng lãi suất ở trên, nhóm Big 4 ngân hàng chỉ có mức lãi suất ở mức trung bình, thậm chí thấp hơn rất nhiều so với một số ngân hàng cỡ vừa và nhỏ. Hãy lên kế hoạch và xác định rõ kỳ hạn mình định gửi. Từ đó tìm hiểu mức lãi suất ưu đãi nhất có thể. Những ngân hàng cỡ vừa và nhỏ sẽ là lựa chọn hợp lý nếu bạn đang có nhu cầu gửi tiền với thời hạn dưới 3 tháng. 

6. Tạm kết

Dù lựa chọn hình thức nào để sử dụng vốn thì việc tìm hiểu và nắm chắc các thông tin tài chính trước khi đưa ra quyết định là rất quan trọng. Qua bài viết này, hy vọng bạn nắm được lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào đang ở mức cao nhất hiện nay. Đồng thời tự có cho mình quyết định tối ưu nhất khi lựa chọn: “Nên gửi tiết kiệm hay đi đầu tư?”.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Ân hạn nợ gốc là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về ân hạn nợ gốc

Open post

Ân hạn nợ gốc là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về ân hạn nợ gốc

Ân hạn nợ gốc là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về ân hạn nợ gốc

“Ân hạn nợ gốc” chắc chắn là thuật ngữ bạn nên tìm hiểu. Đặc biệt nếu bạn đang có khoản vay đến hạn phải thanh toán cho ngân hàng nhưng không thể xử lý đúng hạn. Hầu hết các ngân hàng hiện nay triển khai thời gian ân hạn nợ gốc nhằm hỗ trợ khách hàng chưa chuẩn bị kịp về tài chính để thanh toán khoản vay. Nhiều người hiện nay khi vay vốn vẫn chưa nắm được ân hạn nợ gốc là gì. Bài viết dưới đây, Jenfi sẽ giải đáp tất tần tật những thông tin cần biết về ân hạn nợ gốc. 

1. Ân hạn nợ gốc là gì?

Ân hạn nợ gốc còn được gọi với tên đầy đủ là “Thời gian ân hạn nợ gốc” - Là thời gian ngân hàng gia hạn để khách hàng chuẩn bị tài chính thanh toán khoản vay khi hồ sơ vừa giải ngân. Thời gian này tính từ lúc khoản vay của bạn được giải ngân lần đầu cho đến ngày trả 1 khoản nợ gốc đầu tiên. Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng trong khoảng thời gian này không phải trả tiền gốc. Hoặc có thể trả hoặc không trả lãi tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên.

Ân hạn nợ gốc là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về ân hạn nợ gốc

Ân hạn nợ gốc thường được áp dụng đối với những khoản vay trung và dài hạn. Các hình thức vay tiền online hay vay tín chấp hạn mức thấp thông thường sẽ không có chính sách hỗ trợ này.

Ân hạn nợ gốc đảm bảo hai bên người vay - người cho vay cùng có lợi. Vừa tạo điều kiện giúp khách hàng có sự chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch thanh toán khoản vay. Vừa đảm bảo ngân hàng có khả năng thu hồi vốn vay an toàn. 

Ví dụ để hình dung rõ hơn về khái niệm “Ân hạn nợ gốc là gì?”

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A vay 100 triệu đồng của ngân hàng X vào ngày 1/1. Anh chọn ngày thanh toán nợ là ngày 1/2. Đến thời gian này, anh A chưa kịp thanh toán thì phía ngân hàng sẽ ân hạn cho anh A trong vòng 10 ngày.
Khoảng thời gian 10 ngày này, anh A sẽ không mất phí lãi suất trễ hạn. Nếu sau 10 ngày anh A vẫn chưa thanh toán được thì ngân hàng sẽ bắt đầu tính phí phạt trễ hạn theo thỏa thuận.

Như vậy, anh A đã được hưởng mức hỗ trợ ân hạn nợ gốc trong 10 ngày từ ngân hàng X. Trong thực tế, thời gian ân hạn có thể dài ngắn và hình thức hỗ trợ cũng khác nhau. Đối với các ngân hàng phổ biến tại Việt Nam, thời gian ân hạn phổ biến trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

2. Những hình thức ân hạn nợ gốc phổ biến hiện nay

Ân hạn nợ gốc hiện nay được áp dụng theo 2 hình thức chính:

Ân hạn nợ gốc là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về ân hạn nợ gốc

Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về sự giống nhau và khác nhau giữa hai hình thức ân hạn nợ gốc phổ biến này sau đây:

2.1 Miễn trả cả gốc lẫn lãi

Ân hạn miễn trả cả gốc và lãi, khách hàng sẽ không phải thanh toán bất kỳ khoản nào cho phía ngân hàng trong suốt thời gian ân hạn. Miễn cả cả tiền gốc và tiền lãi. Chỉ đến khi thời gian ân hạn kết thúc, nghĩa vụ thanh toán của khách hàng mới tiếp tục theo quy định trong lần hoàn vốn đầu tiên. 

Ví dụ: Nếu bạn vay ngân hàng khoản vay 200 triệu với thời gian ân hạn 6 tháng theo hình thức miễn trả cả gốc và lãi. Tức là trong vòng 6 tháng bạn sẽ không phải thanh toán bất kỳ khoản nào bao gồm cả gốc và lãi. Khi kết thúc thời gian 6 tháng bạn mới phải thanh toán nợ (cả gốc và lãi) theo quy định.

2.2 Miễn trả gốc

Ân hạn nợ gốc miễn trả gốc miễn trả gốc có đặc điểm đúng như tên gọi. Hình thức này đồng nghĩa với việc khách hàng được miễn trả tiền gốc nhưng vẫn phải thanh toán tiền lãi trong khoảng thời gian ân hạn. Tuy không được hỗ trợ tối ưu như ân hạn miễn trả cả gốc lẫn lãi nhưng hình thức này cũng phần nào giúp khách hàng giảm bớt được gánh nặng về nỗi lo tài chính cho khách hàng vay.

Ví dụ: Tiếp tục về khoản vay 200 triệu như ví dụ bên trên. Nếu bạn vay 200 triệu và được ân hạn 6 tháng theo hình thức miễn trả gốc. Lúc này bạn chỉ cần đóng số tiền lãi theo quy định. Khi hết 6 tháng sẽ tiếp tục đóng tiếp cả gốc và lãi theo nghĩa vụ đã thỏa thuận ban đầu. 

Có thể thấy, hình thức ân hạn nợ gốc miễn trả cả gốc và lãi có nhiều ưu điểm hơn cho khách hàng. Nếu được lựa chọn, chắc chắn mọi người sẽ lựa chọn hình thức ân hạn đầu tiên. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức ân hạn nào phù thuộc vào nhiều trường hợp và quy định của từng ngân hàng. Thông thường, hình thức ân hạn miễn trả cả gốc lẫn lãi sẽ được áp dụng với trường hợp vay tiền mua nhà chung cư. Mức ưu đãi này do phía chủ đầu tư thỏa thuận với ngân hàng, tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng để kích thích nhu cầu mua nhà chung cư.

3. Một số lưu ý về thời gian ân hạn nợ gốc

Nếu có nhu cầu được hỗ trợ hình thức ân hạn nợ gốc khi vay vốn. Bạn hãy trao đổi rõ mong muốn của mình với phía ngân hàng. Trong một số trường hợp, tùy vào điều kiện kinh tế riêng mà bạn sẽ được hỗ trợ hình thức ân hạn phù hợp như mong muốn.

Bạn cũng cần lưu ý một số trường hợp có thể xảy ra như sau. Điều này để hạn chế rủi ro khi vay vốn nói chung và khi ân hạn nợ gốc tại ngân hàng nói riêng. 

  • Đảm bảo hiểu rõ về khoản tiền gốc và lãi phải trả trong thời gian ân hạn. Điều này sẽ phù thuộc vào thoả thuận của ngân hàng và khách hàng khi ký kết hợp đồng. Với hình thức miễn trả gốc, tuy sẽ không phải trả số tiền gốc trong thời gian ân hạn, nhưng cần xác định rõ số tiền gốc vẫn sẽ được chia đều trong các kỳ hạn tiếp theo chứ không phải bạn sẽ được miễn khoản tiền gốc trong thời gian này. 
  • Đối với hình thức miễn trả cả gốc lẫn lãi, số tiền lãi phát sinh trong thời gian được ân hạn sẽ được cộng dồn và trả một lần trong kỳ hoàn vốn đầu tiên.
  • Nếu tiền lãi không được ân hạn đồng nghĩa với việc khách hàng có nghĩa vụ phải thanh toán lãi theo quy định trong hợp đồng. 
  • Trường hợp chưa thật sự hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa hai hình thức ân. Bạn nên đọc thật kỹ các quy định trong hợp đồng và trao đổi với nhân viên tư vấn để tránh hiểu sai. Tránh để những phát sinh thanh toán phạt do hiểu sai về quy định ân hạn. 

4. Gia hạn nợ gốc và Ân hạn nợ gốc có gì khác nhau?

Ân hạn nợ gốc và gia hạn nợ gốc có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau nhưng đa phần mọi người bị nhầm lẫn khá nhiều. 

Gia hạn nợ gốc là hành động khi ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc hoặc tiền cho khách hàng khi đã vượt quá thời hạn cho vay theo thỏa thuận. Hợp đồng vay của khách hàng đến hạn thanh toán. Nhưng đến thời điểm kết thúc hợp đồng, khách hàng chưa đủ kinh tế để tất toán khoản vay. Lúc này khách hàng có thể đề xuất phía ngân hàng xin gia hạn nợ thêm khoảng thời gian nữa để thanh toán khoản nợ còn lại..

Sau đây là bảng so sánh để phân biệt 2 hình thức này giúp bạn dễ hình dung hơn.

Đặc điểm Ân hạn nợ gốc Gia hạn nợ gốc
Bản chất
  • Khi khách hàng chưa có đủ khả năng tài chính để thanh toán khoản nợ, ngân hàng sẽ đưa ra ân hạn nợ gốc nhằm hỗ trợ thêm thời gian để chuẩn bị
  • Khi khách hàng chưa thể trả hết khoản vay khi tới thời hạn tất toán thì có thể xin gia hạn thêm thời gian để hoàn thành trả nợ.
Thời điểm bắt đầu
  • Thời điểm bắt đầu của khoản vay
  • Thời điểm cuối cùng của thời gian vay
Thời gian áp dụng
  • Thông thường ngắn hơn so với gia hạn nợ gốc
  • Thông thường dài hơn ân hạn nợ gốc. Có thể kéo dài đến thời điểm tính bằng năm
Đối tượng áp dụng
  • Áp dụng cho tất cả khách hàng khi tham gia vay vốn. Phía ngân hàng sẽ chủ động tư vấn áp dụng cho khách hàng
  • Chỉ khi khách hàng đề xuất yêu cầu gia hạn
Lãi suất được tính
  • Không tính lãi suất trong thời gian ân hạn (nếu được áp dụng hình thức miễn trả gốc lẫn lãi).
  • Sau khi kết thúc thời gian ân hạn, khách hàng vẫn phải thanh toán lãi được cộng dồn trước đó như bình thường.
  • Tính lãi từng ngày trong thời gian gia hạn.
Các khoản phí phát sinh
  • Khách vay phải thanh toán có thể bị tính thêm một số khoản phí phát sinh như: Phí thanh toán chậm, chậm trễ có thể bị hạ mức xếp hạng tín dụng
  • Không cần thanh toán các khoản phí phát sinh

5. Tạm kết

Trên thực tế, có khá nhiều người có nhu cầu vay vốn nhưng lại chưa hiểu rõ ân hạn nợ gốc là gì cũng như những thông tin liên quan đến ân hạn nợ gốc. Điều này dẫn đến hạn chế nhiều quyền lợi cho khách hàng. Bài viết hy vọng rằng đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc liên quan đến ân hạn nợ gốc. Hãy trở thành khách vay thông minh để tận dụng được tối đa những ưu đãi và quyền lợi mà mình được nhận khi vay vốn nhé!

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Podcast Là Gì? Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Podcast Trong Hoạt Động Marketing

Open post

Podcast Là Gì? Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Podcast Trong Hoạt Động Marketing

Podcast Là Gì?

Podcast là gì? Trong kỷ nguyên tiếp thị kỹ thuật số, các doanh nghiệp và giới chuyên gia marketing sử dụng hàng loạt công cụ tiếp thị khác nhau, thế nhưng một trong những công cụ vẫn chưa được khai thác đúng mực là Podcast. Dưới góc độ marketing, podcast là công cụ hiệu quả để thương hiệu có thể tiếp cận một thị trường ngách. Theo nghiên cứu, nhờ cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị mà podcast có thể tiếp cận một nhóm khách hàng mục tiêu và mang lại ROI khá cao. 

Theo quan sát từ Jenfi Capital, hình thức marketing bằng podcast vẫn chưa được nhiều thương hiệu khai thác. Tuy nhiên, những thương hiệu sử dụng podcast marketing nổi bật như Viet Cetara, Vnexpress… đều có lượng thính giả trung thành khá đáng kể. Trong bài viết hôm nay, cùng Jenfi tìm hiểu về Podcast là gì và cách làm thế nào để bắt đầu triển khai podcast đầu tiên cho thương hiệu của bạn.

Podcast Là Gì? Podcast Marketing Là Gì?

Podcast Là Gì? Podcast Marketing Là Gì?

Thuật ngữ Podcast được nhà báo Hammersley đặt ra khi kết hợp hai từ “broadcast” (phát sóng) và iPod (thiết bị nghe nhạc). Podcast là những chương trình phát thanh, những file âm thanh kỹ thuật số trên các nền tảng phát sóng mà người nghe có thể đăng ký, tải về máy nghe nhạc cá nhân. 

Theo tạp chí Forbes, ứng dụng iTunes nằm trong top những trang web trên bộ máy tìm kiếm. Do đó, một thương hiệu triển khai Podcast cũng góp giá trị không nhỏ cho SEO của thương hiệu đó. Vì lý do này, podcast có thể được sử dụng như một phần của SEO marketing.

Hơn nữa, sự cạnh tranh trên không gian podcast thấp hơn rất nhiều so với các nền tảng mạng xã hội khác. Tạp chí Entrepreneur chỉ ra rằng, trong khi có khoảng 80 triệu trang Facebook  doanh nghiệp, chỉ có khoảng 70,000 podcast. Do đó, việc thương hiệu tìm kiếm một niche (thị trường ngách) và khai thác sẽ không quá khó khăn. Podcast cũng không cần người nghe phải tập trung vì nội dung và ngôn từ thường diễn ra như một buổi trò chuyện.

Podcast marketing không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng nhận thức thương hiệu, mà còn đem đến giá trị thật sự cho người nghe. Thính giả có thể cảm nhận được sự kết nối, sự thuộc về, và họ có thể khám phá ra những điều thú vị khi trở thành một phần của cộng đồng podcast khi tương tác với thương hiệu trong những buổi phát thanh trực tiếp.

Tại Sao Doanh Nghiệp B2B Nên Tạo Podcast?

Podcast Là Gì? Tại Sao Doanh Nghiệp B2B Nên Tạo Podcast?

Đối với doanh nghiệp B2B, việc triển khai các chiến dịch tiếp thị để kết nối với các doanh nghiệp khác thật sự không dễ dàng. Lấy ví dụ, nếu doanh nghiệp B2C có thể sử dụng những câu chuyện cá nhân, câu chuyện doanh nghiệp, thông tin đánh giá từ người dùng trong các hoạt động marketing, thì doanh nghiệp B2B hầu như khó sử dụng hình thức này. 

May thay, Podcast có thể giúp doanh nghiệp B2B chia sẻ câu chuyện của họ một cách sâu sắc hơn. Theo The Indian Dream Podcast, “các doanh nghiệp B2B có thể chia sẻ podcast với khách hàng của họ để kết nối với khách hàng ở cấp độ sâu hơn. Phần lớn hoạt động tiếp thị đang tôn vinh một câu chuyện và thậm chí khơi gợi những khó khăn khi làm kinh doanh. Podcast The Indian Dream đã giúp nhiều doanh nhân kết nối với nhiều người hơn và chia sẻ câu chuyện của họ ”.

Do đó, những doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ chưa có khoản tài chính để triển khai những chiến dịch tiếp thị, có thể sử dụng podcast hoặc tham gia podcast để marketing một cách miễn phí và hiệu quả.

Top 10+ Lý Do Doanh Nghiệp Nên Triển Khai Podcast Marketing

Podcast Là Gì? Top 10+ Lý Do Doanh Nghiệp Nên Triển Khai Podcast Marketing

Trên thế giới, xu hướng tìm kiếm và tiếp nhận thông tin qua podcast ngày càng tăng. Then Sendpulse, tại Hoa Kỳ có đến hơn 57% người dân theo dõi một chương trình podcast nào đó. Con số này tăng 29,5% trong 3 năm vừa qua, cho thấy podcast dần trở thành xu hướng lựa chọn tiếp thu thông tin mới. 

Tại Việt Nam, mọi thứ thường sẽ đi sau thế giới một khoảng thời gian, thế nhưng trong tương lai thì hình thức podcast marketing cũng sẽ đi theo quy luật chung của toàn cầu.

Đây là top 10+ lý do tại sao bạn nên triển khai podcast marketing từ sớm:

  • Tiếp cận thị trường ngách mục tiêu tốt hơn
  • ROI cao
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Có lượng thính giả đa dạng
  • Có kênh marketing mới, ít cạnh tranh
  • Được marketing truyền miệng
  • Hỗ trợ SEO marketing
  • Tăng nhận thức thương hiệu
  • Cung cấp giá trị thật sự cho người nghe
  • Xây dựng cộng đồng tương tác
  • Định vị là chuyên gia trong lĩnh vực
  • Có thêm lượng truy cập đến website, trang bán hàng…

Các Bước Triển Khai Podcast Marketing Hiệu Quả 

Các Bước Triển Khai Podcast Marketing Hiệu Quả 

Đọc đến đây, hẳn bạn đã hứng thú triển khai podcast cho doanh nghiệp (hoặc cá nhân) bạn. Tuy nhiên, việc ghi âm và phát sóng đơn thuần chỉ là bước đầu tiên. Bạn cần có một chiến lược phù hợp để kết nối và quảng bá podcast của mình. Dưới đây là 5 cách triển khai podcast marketing hiệu quả nhất theo Sendpulse.

Tạo một trang đích (landing page) cho podcast

Một trang đích riêng cho podcast sẽ giúp thính giả tập trung và thuận tiện theo dõi hơn. Trên trang đích, bạn cần tạo tiêu đề rõ ràng, thu hút, nêu bật thông tin hữu ích cho người nghe khi họ tham gia podcast của bạn. Bạn cũng cần liên kết các nội dung, tập podcast trên trang đích để họ tiện theo dõi. 

podcast-landing-page

Hình ảnh minh họa thiết kế landing page cho một podcast - nguồn: Ezewev | Behance

Ghi âm nhiều tập, nội dung

Khi triển khai podcast, tốt nhất là bạn nên ghi âm sẵn khoảng 5 tập (episode) podcast và cung cấp trên trang đích để khuyến khích người nghe thưởng thức và đăng ký theo dõi podcast. 

Triển khai influencer marketing

Bạn có thể tìm những influencer trong lĩnh vực podcast để nhờ họ giúp đỡ, hoặc đặt dịch vụ PR cho podcast của bạn. Vì những influencer này có sự tin tưởng và yêu thích từ cộng đồng người nghe của họ, do đó, khi họ giới thiệu podcast của bạn sẽ giúp bạn tăng lượt theo dõi nhanh hơn.

Tận dụng nhiều podcast player (podcatcher)

Podcatcher là những phần mềm thu thập và phát sóng các podcast khác nhau, nhờ vào đó sẽ tăng độ xuất hiện podcast của bạn lên nhiều lần. Bạn có thể phát podcast của mình trên iOS, Castro, Podcast Addict, Podcast Republic, Google Podcast, Castbox,... Nếu bạn cần thêm tần suất xuất hiện, bạn có thể tận dụng những app này.

Thử nghiệm quảng cáo trả phí

Để tăng lượng truy cập, bạn có thể thử quảng cáo trả phí trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, hoặc các bộ máy tìm kiếm như Google Ads, Bing… Khi người nghe tìm kiếm  những thông tin có liên quan và thấy quảng cáo podcast của bạn, họ có thể truy cập vào trang đích podcast của bạn. Quảng cáo trả phí có thể đem đến kết quả nhanh chóng, xét về lượng truy cập và tương tác. 

Nếu bạn muốn triển khai quảng cáo trả phí trên Facebook, Google,... hãy đăng ký ngay cùng Jenfi Capital để nhận kinh phí quảng cáo cho doanh nghiệp mà không cần thanh toán trước!

Quảng Bá Podcast Như Thế Nào

Quảng Bá Podcast Như Thế Nào

Để có lượng thính giả lớn và đa dạng, bạn không thể ngồi yên hy vọng mọi người sẽ đến và nghe podcast. Bạn cần thông báo đến mọi người rằng “tôi đang có podcast, hãy đến nghe và tương tác!”. Do đó, quảng bá podcast là cần thiết; và nếu như bạn chưa biết nên làm cách nào, hãy tham khảo 3 phương pháp hiệu quả dưới đây nhé!

Triển khai email marketing

Bạn đã có một danh sách khách hàng, người theo dõi trang web, trang mạng xã hội? Hãy gửi email thông tin đến họ rằng bạn đã triển khai podcast và họ có thể lắng nghe podcast đầu tiên của bạn ngay hôm nay. Hãy để đường dẫn đến podcast trên email, và đừng quên yêu cầu họ đăng ký theo dõi podcast để được thông báo nhận podcast mới định kỳ.

Tận dụng mạng xã hội

Nếu bạn đã có các trang truyền thông trên Instagram, Facebook, … bạn có thể thu hút thính giả đến trang podcast theo nhiều cách khác nhau. Một bài đăng thông báo, một video hoặc story trên Facebook, thậm chí một chiến dịch quảng cáo trả phí sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều người và mang lại kết quả nhanh hơn.

Triển khai giveaway

Một trong những cách tăng lượng tương tác nhất là chiến dịch giveaway cho thính giả! Khi tặng cho thính giả một thứ gì đó hữu ích, có giá trị, bạn sẽ có cơ hội được quảng bá miễn phí. Hãy lưu ý là chọn sản phẩm giveaway có liên quan đến doanh nghiệp của mình và có giá trị thật sự cho người nghe. Ví dụ, nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh phần mềm hóa đơn bán hàng, giveaway một thiết bị POS có thể là lựa chọn hợp lý.

Tạm Kết

Podcast là một công cụ hiệu quả để nâng tầm một doanh nghiệp mới - trở thành một leader trong ngành đối với thính giả trung thành. Không chỉ giúp tăng lượng truy cập, tăng độ nhận diện thương hiệu, podcast còn giúp giáo dục và tương tác với khách hàng ở cấp độ sâu sắc hơn. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

Open post

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

Không ít trường hợp “bỗng nhiên” phát hiện mình vướng vào nợ xấu mặc dù không hề có những giao dịch ngân hàng bất thường. Thời gian gần đây, tình trạng đánh cắp thông tin cá nhân để thực hiện những ý đồ xấu xảy ra thường xuyên. Nếu không may thông tin của cá nhân của mình bị đánh cắp, bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để có thể giải quyết. Vậy làm cách nào để biết bản thân đang có điểm tín dụng như thế nào? Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Jenfi sẽ hướng dẫn bạn cách cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng chỉ với smartphone hoặc máy tính cá nhân.

1. Nợ xấu là gì? Nguyên nhân rơi vào nhóm nợ xấu?

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi, quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên. Người đi vay có thể vô tình hoặc cố ý không thanh toán khoản vay đúng hạn theo thời gian đã cam kết. 

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

Có rất nhiều nguyên nhân để bạn nằm trong danh sách nợ xấu. Trong đó chủ yếu nhất là trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán với khoản vay của mình và để chúng quá hạn. Một vài trường hợp khác lại trở thành nạn nhân của những kẻ đánh cắp thông tin cá nhân. Lúc này thông tin cá nhân của họ bị đánh cắp và đi vay vốn ở những ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Từ đó bạn sẽ phải gánh một khoản nợ xấu mà không hề hay biết.

Một khi đã nằm trong danh sách khách hàng nợ xấu theo phân loại của CIC. Khách hàng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó trong tương lai.

2. Các nhóm nợ xấu và mức độ ảnh hưởng khi vướng nợ xấu

Tùy thuộc vào mức số ngày quá hạn thanh toán cũng như số tiền vay, CIC chia nợ xấu thành 5 nhóm tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần.

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

  • Nhóm 1 - Dư nợ đủ tiêu chuẩn: Thời hạn quá nợ từ 1 đến 10 ngày. 
  • Nhóm 2 - Dư nợ cần chú ý: Thời hạn quá nợ từ 10 – 90 ngày
  • Nhóm 3 - Dư nợ dưới tiêu chuẩn.: Thời hạn quá nợ từ 90 – 180 ngày
  • Nhóm 4 - dư nợ nghi ngờ: Thời hạn quá nợ từ 181 – 160 ngày
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn cao, nợ khó đòi: Thời hạn quá nợ trên 360 ngày

Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng của từng cá nhân cũng như tổ chức trên hệ thống ngân hàng. Ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính khi xét duyệt hồ sơ vay vốn sẽ lấy điểm CIC làm nền tảng. Từ đó đưa ra quyết định duyệt hồ sơ cho vay hoặc không cũng như mức giải ngân vay bao nhiêu thì hợp lý. 

Nợ xấu được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng với ngân hàng và tổ chức tài chính. Nợ xấu khiến quá trình duyệt hồ sơ vay về sau của bạn rất thấp. Đặc biệt, nếu rơi vào nhóm nợ xấu mức 3,4,5 thì bạn có thể sẽ không được duyệt bất cứ một khoản vay nào, dù là ở ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào.

3. Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng chính xác 

Để thực hiện kiểm tra nợ xấu, chúng ta sẽ tra cứu thông tin trên CIC. Trước hết hãy cùng tìm hiểu xem CIC là gì nhé.

CIC là Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, đây là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC hoạt động phi lợi nhuận. Chức năng chính là quản lý nhà nước về hoạt động thông tin tín dụng và hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các mục tiêu phòng ngừa rủi ro tín dụng. Đồng thời thúc đẩy khả năng tiếp cận tín dụng của mọi cá nhân, tổ chức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

CIC đã cho triển khai xây dựng ứng dụng iCIC - CIC Credit Connect với mục tiêu minh bạch hóa thông tin tín dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân. Đồng thời cung cấp giải pháp tra cứu thông tin nhanh chóng và thuận tiện cho người dùng. 

Cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu kiểm tra thông tin tín dụng, tra cứu nợ xấu sẽ truy cập vào hệ thống trên CIC bằng 2 cách như sau. Cả 2 cách đều có thao tác đơn giản trên môi trường trực tuyến. Đồng thời tính bảo mật cao và được pháp luật bảo vệ hoàn toàn về việc cung cấp các thông tin cá nhân.

3.1 Tra cứu nợ xấu trên website CIC

Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu nợ xấu tại website của CIC. Thao tác tra cứu đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập website chính thức của CIC theo đường link: https://cic.gov.vn/#/register. Chọn mục “Đăng ký” ở góc bên phải trên cùng để thực hiện các thao tác đăng ký tài khoản 
  • Bước 2: Cập nhật thông tin cá nhân để hoàn tất đăng ký
  • Bước 3: Nhập mã OTP để hoàn tất đăng nhập. Mã OTP được gửi về số điện thoại khách hàng vừa cung cấp
  • Bước 4: Chờ từ 1 đến 3 ngày để CIC xác nhận thông tin tài khoản. Nhân viên CIC sẽ liên hệ trực tiếp qua số điện thoại để xác minh thông tin chính chủ.
  • Bước 5: Check thông báo tạo tài khoản thành công. CIC gửi kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS hoặc Email cá nhân mà bạn cung cấp.
  • Bước 7: Đăng nhập lại CIC theo thông tin đã đăng ký và tiến hành tra cứu. Truy cập mục Khai thác báo cáo để tra cứu nợ xấu của bản thân nhé.

3.2 Tra cứu nợ xấu bằng ứng dụng CIC

Ngoài việc đăng nhập trực tiếp vào website chính thức của CIC. Khách hàng cũng có thể tra cứu nợ xấu qua ứng dụng iCIC trên smartphone. Để có thể tải và sử dụng tra cứu thông tin nợ xấu của, hãy làm theo những bước sau đây nhé.

  • Bước 1: Download ứng dụng CIC (Credit Connect) về điện thoại cá nhân
    Link tải ứng dụng CIC cho Android
    Link tải ứng dụng CIC cho IOS
  • Bước 2: Nếu bạn đã có tài khoản hãy click ngay vào “Đăng nhập”. Nếu chưa có tài khoản, hãy chọn mục “Đăng ký” để tiến hành đăng ký thông tin tài khoản của mình. Các thao tác đăng ký tài khoản giống như thực hiện trên website CIC ở cách 1
  • Bước 3: Chờ từ 1 đến 3 ngày để CIC xác nhận thông tin đăng ký của bạn. Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin thành công. 
  • Bước 4: Đăng nhập theo thông tin tài khoản đã đăng ký. Truy cập mục “Khai thác báo cáo” để tra cứu nợ xấu của bản thân

4. Nợ xấu lưu trữ trên CIC bao lâu mới bị xóa?

Nợ xấu thực mang đến rất nhiều hệ lụy tiêu cực. Tác động xấu đến các khoản vay cũng như những kế hoạch tài chính của bạn. Chắc hẳn ai cũng mong muốn thông tin nợ xấu của mình được xoá càng sớm càng tốt trên CIC. Trên thực tế, thời gian xóa nợ xấu trên CIC cụ thể như sau đây:

Tra cứu nợ xấu có dễ dàng không? Hướng dẫn tra cứu nợ xấu online dễ dàng

  • Nợ xấu nhóm 1 : Có thể xem xét xóa ngay sau khi thanh toán
  • Nợ xấu nhóm 2 : Thời gian 12 tháng
  • Nợ xấu nhóm 3 : Thời gian 5 năm
  • Nợ xấu nhóm 4: Thời gian 5 năm
  • Nợ xấu nhóm 5: Thời gian 5 năm

5. Cách xóa nợ xấu cá nhân

Sau khi tra cứu được thông tin tín dụng cá nhân, check CIC, nếu thấy mình nằm trong danh sách nợ xấu. Khách hàng cần thực hiện nghiêm túc những điều sau đây để nhanh chóng xóa nợ xấu, hoàn điểm tín dụng về mức an toàn:

  • Nhanh chóng thanh toán hết các khoản nợ, bao gồm cả tiền gốc, tiền lãi và những khoản phạt. Đây là cách tốt nhất, là mấu chốt để giải quyết dứt điểm nợ xấu.
  • Đối với những khoản nợ xấu dưới 10 triệu: Lập thức thanh toán trong thời gian sớm nhất có thể. Bởi vì theo luật quy định, những khoản vay, khoản chi tiêu dưới 10 triệu đồng nếu đã tất toán sẽ không bị ghi lại những lịch sử tín dụng liên quan.
  • Đối với những khoản vay trên 10 triệu: Nhanh chóng được trả cả gốc lẫn lãi. Sau khi đó yêu cầu ngân hàng, nơi cho vay xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC. Sau đó chờ hết 12 tháng, lịch sử tín dụng của người khách hàng sẽ được cập nhật lại. 
  • Đối với những khoản vay lớn: Người vay có 5 năm để hoàn tất các khoản nợ lớn. Đồng nghĩa với việc khách hàng có nguy cơ không thể vay vốn ở bất cứ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng nào trong vòng 5 năm.
    Hết thời hạn 5 năm, CIC tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng. Tổng kết và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu khách hàng tiếp tục có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xét duyệt hồ sơ.

Cần lưu ý rằng, cách tối ưu nhất để xóa nợ xấu chính là nhanh chóng thanh toán hết cả gốc lẫn lãi vay cho ngân hàng. 

Nhiều người mong muốn xoá nợ xấu nhanh đã tìm đến các dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng xã hội. Các nhóm lừa đảo đưa ra những chiêu trò đánh vào tâm lý khách hàng như “giấu nợ xấu” hay “xóa được nợ xấu”. Thực tế, quy trình xóa nợ xấu trên CIC được thực hiện nghiêm túc và bảo mật theo quy định của nhà nước. Đừng để những lời dụ dỗ tràn lan trên các mạng xã hội khiến bạn tiếp tục mất tiền và tự cung cấp thông tin cá nhân của mình cho những đối tượng xấu.

6. Một vài lưu ý để tránh nợ xấu cá nhân

Có khá nhiều trường hợp bị mắc nợ xấu mặc dù chưa từng có những giao dịch với ngân hàng. Nguyên nhân có thể do một trong những lý do khách quan sau:

  • Đứng tên vay hộ khoản vay cho người khác
  • Cho người khác mượn những giấy tờ cá nhân như Căn cước công dân, hộ chiếu,...
  • Bị đánh cắp thông tin cá nhân khi mất túi xách, điện thoại hoặc cung cấp thông tin trên những nền tảng số không đáng tin cậy

Để tránh nợ xấu ở mức tối đa nhất. Các ngân hàng đã đưa ra một số khuyến cáo để khách hàng không phải vướng vào những khoản nợ xấu “oan ức” đó:

  • Tuyệt đối không đứng ra bảo lãnh hộ để vay ngân hàng. Nếu đã lỡ đứng ra bảo lãnh hoặc cho mượn thông tin cá nhân thì nên chú ý và nhắc nhở người vay nên đóng đúng ngày.
  • Nếu đang vay tiền online, bạn phải thanh toán đúng hạn. Tốt nhất không nên để quá hạn quá 10 ngày. Tránh trường hợp phía ngân hàng hay công ty cho vay sẽ đưa hồ sơ của bạn đến bộ phận CIC.
  • Tránh xa tâm lý: “Quá hạn rồi xử lý sau cũng được”. Hãy cố gắng xây dựng cho mình chữ “tín” cá nhân. Vay đúng ngày, trả đúng hạn, thực hiện đúng như trong hợp đồng vay mượn. Như vậy bạn mới nâng cao được độ uy tín của cá nhân và hưởng nhiều ưu đãi liên quan đến tài chính.

7. Tạm kết

Trên đây là hai cách đơn giản nhất Jenfi giúp bạn tra cứu nợ xấu online một cách dễ dàng. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ góp phần giúp bạn quản lý tốt thông tin tín dụng nói riêng cũng như tài chính cá nhân nói chung. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Gen Z Là Gì? Bí Quyết Marketing Cho Khách Hàng Gen Z Đã Kiểm Chứng

Open post

Gen Z Là Gì? Bí Quyết Marketing Cho Khách Hàng Gen Z Đã Kiểm Chứng

Gen Z Là Gì?

Đối với một số thương hiệu, nhóm phân khúc khách hàng quan trọng nhất là Gen Z. Việc marketing sản phẩm và dịch vụ cho phân khúc đặc biệt giỏi về công nghệ, có trình độ giáo dục cao và có tính cá nhân hóa cao sẽ không quá khó nếu bạn nắm được những bí quyết để thu hút Gen Z.

Gen Z là gì?

gen z là gì

Gen Z là gì? Gen Z, hay còn được gọi bằng những cái tên khác như Zoomer, Digital Native,... là thuật ngữ chỉ những người sinh vào khoảng 1995 đến 2012. 

Những Gen Z có tư tưởng tiến bộ, đa dạng về văn hóa, chủng tộc, được tận hưởng nền giáo dục tốt hơn so với những thế hệ trước họ. 

Trước khi thực hiện hành vi mua hàng, Gen Z có xu hướng cân nhắc cẩn thận nhiều lựa chọn khác nhau trước khi chi tiêu. Họ biết cách tận dụng công nghệ tìm kiếm, mạng xã hội để khám phá thông tin có ích cho mình và cũng là nhóm khách hàng chi tiêu nhiều nhất theo Forbes.

Theo nghiên cứu từ Millennial Marketing, sức mua của Gen Z lên đến 143 tỷ đô la, là nhóm chi tiêu đứng đầu trong các thế hệ. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về Gen Z và sức mạnh của thế hệ này trên thị trường để tạo dựng một nhóm khách hàng trung thành trong dài hạn.

Top Chiến Thuật Thu Hút Gen Z

Gen Z Là Gì? Top Chiến Thuật Thu Hút Gen Z

Nghiên cứu văn hóa Gen Z

Gen Z, còn được mệnh danh là Digital Native (những người sành về công nghệ) luôn dành một lượng lớn thời gian trên điện thoại và mạng xã hội. Nhóm Gen Z cũng là nhóm đa dạng nhất trong các thế hệ - và điều này ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ, đánh giá sản phẩm, và chi tiêu.

Nếu bạn muốn tập trung bán hàng cho thế hệ này, bạn cần hiểu rõ về họ và cách họ tương tác với các nhãn hàng như thế nào trong ngành nghề bạn đang kinh doanh.

Một số nguồn thông tin (tiếng Anh) hữu ích về Gen Z đáng tin cậy như:

  • Pew Research Center: Chuyên nghiên cứu về Gen Z, xu hướng Gen Z, nhân khẩu học…
  • NYTimes: mục Gen Z in Their Own Words
  • #GenZ trên Apple Podcast
  • Knit: Insight của thế hệ Gen Z

Thuê nhân viên phụ trách mảng marketing nằm trong thế hệ Gen Z

Người tiêu dùng thuộc Gen Z có thể dễ dàng nhận ra những quảng cáo thái quá, không đáng tin cậy. Với góc nhìn của nhân viên Gen Z trong đội ngũ marketing của công ty, bạn sẽ có thể điều chỉnh, thiết kế quảng cáo với phong cách phù hợp với họ.

Thử nghiệm hình thức Mua Trước - Thanh Toán Sau

Gen Z đề cao sự linh hoạt hơn tất cả mọi thứ. Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu tại Việt Nam triển khai hình thức Mua Trước - Thanh Toán Sau để thu hút khách hàng Gen Z. Theo báo cáo của Research & Markets, thị trường Mua Trước - Thanh Toán Sau tại Việt Nam đạt mức tăng dự kiến hơn 71,5% mỗi năm và hình thức này được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ Z.

Mua Trước - Thanh Toán Sau cho phép Gen Z mua sắm linh hoạt với thời gian thanh toán trả dần, thậm chí không lãi suất. Vì Gen Z phần lớn vừa mới đi làm một khoảng thời gian, do đó, việc thanh toán linh hoạt đối với họ là cần thiết.

Thể hiện lập trường của thương hiệu về các vấn đề xã hội

Gen Z rất quan tâm và chủ động trong những vấn đề xã hội. Theo RetailDive, nhóm Gen Z thường ưu tiên mua sắm những thương hiệu cùng quan điểm và theo đuổi các giá trị mà họ tin tưởng. Do đó, hãy quan sát những vấn đề xã hội, tham gia những chương trình thiện nguyện phù hợp với thương hiệu để thể hiện doanh nghiệp của bạn cũng quan tâm đến những giá trị cộng đồng.

Dùng thêm nhiều nguồn lực để xây dựng độ tin cậy của thương hiệu.

Đối với Gen Z, niềm tin là ưu tiên hàng đầu. Họ thường chỉ tương tác với những thương hiệu có độ minh bạch cao, và thường xuyên dùng các chương trình tắt quảng cáo, chặn quảng cáo (ad blocker) để không phải xem những quảng cáo trực tiếp.

Một số cách để bạn có thể tăng độ tin cậy của thương hiệu như:

  • Thể hiện các bạn thu thập dữ liệu của khách hàng để làm gì, lưu trữ trong bao lâu, và có chia sẻ cho bên thứ ba hay không trong phần Chính Sách Quyền Riêng Tư.
  • Tạo những chiến dịch quảng cáo chân thực, không sử dụng chiêu trò để thu hút Gen Z.
  • Đảm bảo minh bạch thông tin liên lạc của doanh nghiệp trên website và mạng xã hội.
  • Nếu bạn sử dụng influencer marketing, hãy chọn những người đáng tin cậy để hợp tác.

Marketing cho Gen Z: Top chiến lược đã kiểm chứng

Marketing cho Gen Z: Top chiến lược đã kiểm chứng

Marketing cho khách hàng Gen Z có thể sẽ khó khăn hơn so với các thế hệ khác. 

Một phần vì nhân khẩu học của thế hệ Z quá đa dạng. Phần khác là do sự thay đổi liên tục của công nghệ khiến cho các xu hướng marketing có vòng đời ngắn lại.

Tạo nội dung bắt mắt, thu hút về mặt thị giác

Theo Sprout Social, 81% Gen Z chọn Youtube và Instagram là kênh mạng xã hội ưa thích. Và khi phỏng vấn Gen Z muốn thấy thương hiệu xuất hiện trên mạng xã hội nào nhiều hơn, 56% chọn Instagram và 38% trên Youtube. 

Mặc khác, Gen Z dành rất nhiều thời gian cho nội dung video thời lượng ngắn (short form video) trên Tiktok. Do đó, doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc thêm các nội dung hình ảnh, video ngắn, dễ xem vào chiến lược marketing tổng thể.

Gen Z là gì - jenfi capital

Video ngắn sử dụng lớp phủ, hiệu ứng hình ảnh và âm nhạc đã được chứng minh là mỏ vàng cho thương hiệu và influencer.

Điển hình nhất là sự phát triển bùng nổ của Tiktok với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, và mỗi người dùng dành đến gần 20 giờ mỗi tháng trên Tiktok. Tiktok là nền tảng marketing mà bất kỳ thương hiệu nào cũng cần đến để kết nối với Gen Z.

Thử nghiệm các loại nội dung có tương tác

Để thu hút Gen Z trên mạng xã hội, nhiều nghiên cứu gợi ý nên kết hợp giữa tính sáng tạo và tính tương tác khi tạo nội dung.

Nói cách khác, các khách hàng trẻ tuổi muốn được làm gì đó - nhấp vào, quét, tap… khi họ xem nội dung trên mạng xã hội.

Bất kỳ điều gì có thể tạo sự tương tác đều là lợi điểm. Ví dụ: bạn có thể tạo Poll câu hỏi để thu hút sự chú ý và hiểu rõ thêm về khách hàng.

Loại nội dung tương tác cũng có thể sử dụng để khuyến khích Gen Z đưa ra quyết định mua sắm. Ví dụ, bạn có thể thêm Quiz câu hỏi đơn giản trên video để giúp khách hàng lựa chọn giữa các sản phẩm. Sự kết hợp giữa tương tác và cá nhân hóa trong marketing là chìa khóa để khách hàng trẻ tuổi ủng hộ các thương hiệu luôn quan tâm, chăm sóc cho từng khách hàng.

Thử nghiệm hiệu ứng FOMO

Khi bàn đến Gen Z, một trong những hiệu ứng tâm lý thường xuất hiện là “Triệu Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ” - Fear of missing out (FOMO).

Một số thương hiệu thường áp dụng hiệu ứng FOMO vào các bài đăng bán hàng giảm giá, bán hàng số lượng giới hạn… trong một thời gian xác định để thúc đẩy tương tác và tăng doanh số.

Gen Z and FOMO

Sử dụng Hashtag & Tag

Tag và Hashtag gắn liền với các chiến dịch marketing cho Gen Z. Bạn có thể thử:

  • Khuyến khích Gen Z chia sẻ nội dung họ tự tạo với hashtag là thương hiệu của bạn.
  • Cho phép khách hàng Gen Z tag họ vào một vị trí địa lý (cửa hàng, shop…)
  • Nhờ khách hàng tag gia đình và bạn bè của họ để mời người thân tham gia các chiến dịch quảng bá.

Ví dụ như thương hiệu Uniqlo sử dụng phần Stories để chia sẻ bài đăng của khách hàng có sử dụng hashtag #Uniqlo hoặc  #LifeWear.

Thể hiện khiếu hài hước 

Có thể bạn thấy điều này có vẻ không cần thiết, nhưng sự thật là Gen Z luôn thích những thương hiệu “vui vẻ và cool ngầu.”

Đó là lý do tại sao các nội dung cho Gen Z thường tập trung vào meme và óc hài hước.

gen Z là gì

Điều quan trọng ở đây là thương hiệu của bạn phải có chất riêng, thể hiện yếu tố “con người”, tương tác chân thực trên không gian mạng. Khi tương tác trên mạng xã hội, thương hiệu phải thể hiện cá tính, một chút khó dự đoán, không nên theo khuôn mẫu soạn sẵn.

Phản hồi khách hàng Gen Z kịp thời

Theo khảo sát từ Sprout Social, 47% khách hàng cho rằng một thương hiệu đáng tin cậy là khi họ có dịch vụ khách hàng chất lượng. Thêm vào đó, 41% Gen Z cho rằng họ sẽ mua hàng từ thương hiệu có dịch vụ giao nhận đúng giờ, dịch vụ hỗ trợ tốt hơn so với đối thủ. 

Do đó, dịch vụ khách hàng và chăm sóc hậu mãi nên là một phần trong chiến lược tiếp cận Gen Z.

Cho khách hàng những gì họ muốn

Trên tất cả, Gen Z muốn thương hiệu thể hiện họ thật sự hiểu Gen Z muốn gì. Dữ liệu từ The Index cho thấy có 50% Gen Z sẽ mua hàng từ thương hiệu thể hiện rằng họ hiểu được tâm lý của khách hàng mình.

Với thương hiệu, đây là cơ hội để thể hiện cho khách hàng thấy rằng họ luôn được thương hiệu quan tâm, lắng nghe và luôn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ dựa trên phản hồi của khách hàng.

Một ví dụ điển hình gần đây là khi rạp phim Cineplex cho khán giả mang cơm vào rạp khi xem phim Conan vì trên mạng xã hội có hàng nghìn lượt bình luận rằng họ luôn xem Conan khi ăn cơm. Điều này thu hút một lượng lớn giới trẻ tại Hà Nội hưởng ứng và tạo làn sóng viral khắp mạng xã hội.

Tạm Kết

Marketing cho Gen Z có thể cần thương hiệu đầu tư thêm nhiều sự sáng tạo, cá tính, nhưng không phải vì thế mà những thương hiệu “truyền thống” không thể thực hiện.

Bằng cách dành thêm thời gian để hiểu rõ thêm về những gì Gen Z yêu thích và điều gì khiến họ có cảm giác độc đáo hơn, các thương hiệu có thể từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhóm khách hàng đang làm chủ hầu bao của thế giới trong một ngày không xa.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất? Kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm?

Open post

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất? Kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm?

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất? Kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một trong những kênh đầu tư sinh lời truyền thống của người Việt Nam. Gửi tiết kiệm hiện nay có mức lãi suất hấp dẫn và dễ dàng tiếp cận. Tuỳ từng ngân hàng khác nhau sẽ có quy định mức lãi suất ưu đãi để thu hút khách hàng khác nhau. Bạn đang có vốn nhàn rỗi và thắc mắc gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất hiện nay? Có kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm không? Nếu quan tâm đến chủ đề này, mời bạn cùng Jenfi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

I. Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất?

1. Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là hình thức gửi một khoản tiền vào ngân hàng và nhận lãi suất tương ứng theo thoả thuận giữa hai bên. Đến thời gian đáo hạn, khách hàng sẽ được nhận lại toàn bộ số tiền gốc gửi ban đầu cộng với số tiền lãi. Gửi tiết kiệm ngân hàng được đánh giá là hình thức đầu tư phổ biến hiện nay. Mang đến nhiều ưu điểm cho khách hàng như an toàn, ít rủi ro, mức lãi suất ổn định.

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất? Kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm?

Những hình thức gửi tiền tiết kiệm ngân hàng phổ biến hiện nay như sau:

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất? Kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm?

1.1 Gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Khách hàng và ngân hàng không có ràng buộc gì về tiền gửi. Khách hàng có thể rút tiền bất kể thời gian nào. Tuy nhiên, vì thoải mái về thời gian nên hình thức này thường có mức lãi rất thấp. 

1.2 Gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Số tiền gửi sẽ có kỳ hạn nhất định (Theo tháng, quý, năm) với từng mức lãi suất chênh lệch nhất định. Kỳ hạn gửi tỷ lệ thuận với mức lãi suất và cao hơn hình thức gửi không kỳ hạn rất nhiều. Tuy nhiên, khách hàng chỉ được áp dụng mức lãi suất đó nếu rút tiền đúng kỳ hạn. Nếu rút tiền sớm hơn, bạn sẽ trở về mức lãi suất không kỳ hạn

Ngoài ra, một số ngân hàng còn áp dụng thêm nhiều hình thức gửi như: gửi càng nhiều lãi suất càng cao (lãi suất bậc thang) cho phép khách hàng chia nhỏ khoản tiền thành nhiều lần trong thời gian gửi tiết kiệm (gửi tích lũy, gửi góp).

Nhìn chung, nhóm các ngân hàng nhà nước có độ an toàn cao hơn nhưng lại có mức lãi suất gửi tiết kiệm thấp hơn so với nhóm ngân hàng còn lại.

2. Gửi tiết kiệm online và gửi trực tiếp có gì khác nhau?

Xu hướng chuyển đổi số đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều triển khai hình thức gửi tiết kiệm online, với nhiều tính năng ưu việt tối đa cho khách hàng. Vậy có sự khác biệt nào giữa gửi tiết kiệm online và gửi trực tiếp tại quầy giao dịch không? Nên lựa chọn hình thức nào?

  • Gửi tiết kiệm ngân hàng online: Khách hàng thực hiện thao tác trên website hoặc ứng dụng của ngân hàng bất cứ khi nào có nhu cầu. Không phụ thuộc vào thời gian làm việc của giao dịch viên. Thao tác đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng với sự hỗ trợ 24/7 từ đội ngũ kỹ thuật. Ngoài ra, sử dụng ứng dụng trên thiết bị cá nhân cũng giúp bạn theo dõi số dư tài khoản nhanh chóng. Khách hàng cũng không cần quá lo lắng về việc bảo quản hay sợ mất sổ tiết kiệm ngân hàng.
  • Gửi tiết kiệm ngân hàng tại quầy: Hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng tại quầy sẽ phù hợp với các doanh nghiệp hay các tổ chức kinh doanh. Thông thường họ sẽ giao dịch một số tiền lớn và cần các loại chứng từ thì việc gửi tiết kiệm tại quầy ở ngân hàng là cần thiết. Ngoài ra, nếu giao dịch online có thể gặp phải tình trạng giới hạn số tiền giao dịch trong ngày.

Tuỳ vào điều kiện cá nhân mà khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm cho phù hợp. Có thể thấy, gửi tiết kiệm online phù hợp với khách hàng cá nhân và gửi tiết kiệm tại quầy phù hợp với các doanh nghiệp, công ty hơn.

3. Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất hiện nay?

3.1 TOP Ngân hàng an toàn uy tín, lãi suất cạnh tranh 2022

Lựa chọn giao dịch tại những ngân hàng uy tín chắc chắn sẽ giúp bạn yên tâm hơn rất nhiều. Vậy gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất hiện nay? Sau đây sẽ là một số những ngân hàng uy tín và có mức lãi suất cạnh tranh theo số liệu thống kê của Vietnam Report cập nhật tháng 6/2022.

a. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – BIDV

BIDV là ngân hàng lâu đời nhất tại Việt Nam khi được thành lập từ năm 1957. Hiện nay, cái tên BIDV vẫn luôn là một trong những ngân hàng ở Việt Nam có độ nhận diện thương hiệu rộng khắp cả nước. BIDV dường như đã trở thành thương hiệu “ngân hàng quốc dân” của người Việt.

b. Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank

Vietinbank thành lập và hoạt động từ những năm 1988. Đây cũng là 1 trong Big 4 ngân hàng. Vietinbank tiên phong trong việc phát triển vững mạnh dựa trên nền tảng giá trị mang đến cho khách hàng. Ngân hàng cũng liên tục đạt được các mốc thành tựu nhất định. Vietinbank được xếp hạng trong top những ngân hàng đa năng, hiện đại và mang lại hiệu quả hàng đầu tại Việt Nam. Tạo tiền đề cho khách hàng yên tâm kết nối.

c. Ngân hàng Tiên phong – TPBank

TP Bank là một trong những ngân hàng đang phát triển vững mạnh tại thị trường Việt Nam. Với định hướng chính là mang tới các sản phẩm tài chính, đặc biệt dành cho phân khúc khách hàng trẻ. Bank đã từng lọt Top 100 nơi làm việc tốt nhất và giải thưởng Top 1 Ngân hàng số tại Việt Nam. 

d. Ngân hàng Quân đội – MB Bank

Trải qua gần 28 năm phát triển, MB Bank đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trong ngành dịch vụ tài chính tại Việt Nam. Hiện nay, MB đã trở thành tập đoàn đa năng hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực tài chính với các công ty con như: MBS – chứng khoán; MB Capital – quản lý quỹ đầu tư; MS Finance – tài chính cho vay; MIC – bảo hiểm quân đội,...

e. Ngân hàng Kỹ thương – Techcombank

Techcombank là một trong những ngân hàng có nguồn vốn lớn hàng đầu của Việt Nam. Luôn nằm trong top những ngân hàng đáp ứng nhu cầu giao dịch và an toàn tài chính cho người dân. Techcombank liên tiếp mở rộng quy mô hoạt động và nằm trong top những ngân hàng có sức ảnh hưởng trên thị trường Việt Nam.

f. Ngân hàng Thịnh vượng – VP Bank

VP Bank cũng chính thức hoạt động từ năm 1993 giống MB Bank. Sau hơn 28 năm hình thành và phát triển, VPBank hiện nay trở thành một trong 10 ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam.

g. Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Nằm trong nhóm Big 4 ngân hàng, Vietcombank liên tục đạt được “Top 10 công ty uy tín ngành trọng điểm uy tín” trong suốt 3 năm liền. Đây cũng là đơn vị duy nhất đại diện cho ngành tài chính ngân hàng có mặt trong bảng xếp hạng này. Ngoài ra, Vietcombank còn được lọt Top 10 công ty uy tín các ngành như: Bảo hiểm; Ngân hàng; Bất động sản; Xây dựng,...

3.2 Bảng tổng hợp thông tin lãi suất gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng hiện nay

Lưu ý: Thông tin được tổng hợp dựa trên nguồn số liệu từ Money24h.vn tính đến ngày 17/08/2022
Thông tin lãi suất có thể có điều chỉnh và thay đổi nhất định tuỳ thời điểm.

Ngân

hàng

Kỳ hạn gửi tiết kiệm
Không

kỳ hạn

1

Tháng

3

Tháng

6

Tháng

9

Tháng

12

Tháng

13

Tháng

18

Tháng

24

Tháng

Ngân hàng CBBank 0.2% 3.8% 3.9% 7.1% 7.3% 7.2% 7.4% 7.45% 7.65%
Ngân hàng SHB - 3.8% 4% 6.6% 6.7% 6.9% 6.9% 7% 6.6%
Ngân hàng OceanBank 0.2% 3.6% 3.95% 6.2% 5.7% 6.75% 6.8% 7% 6.6%
Ngân hàng SCB - 4% 4% 6% - 6.5% - 7.3% -
Ngân hàng Vietbank - 3.9% 4% 5.7% 5.9% 6.2% - 6.5% 6.5%
Ngân hàng MSB - 3.5% 4% 5.8% 5.6% 6.2% 6.2% 6.2% 6.2%
Ngân hàng TPBank - 3.5% 3.75% 5.65% - 6.15% - 6.35% 6.35%
Ngân hàng Saigonbank - 3.2% 3.6% 5.1% 5.2% 5.9% 6.3% 6.3% 6.3%
Ngân hàng VIB - - 3.9% 4% - 5.8% - 5.9% -
Ngân hàng ABBank - 3.65% 4% 5.5% 5.6% 5.7% 5.7% 6% 6%
Ngân hàng Vietinbank 0.1% 3.1% 3.4% 4% 4% 5.6% 5.6% 5.6% 5.6%
Ngân hàng BIDV 0.1% 3.1% 3.4% 4% 4% 5.6% 5.6% 5.6% 5.6%
Ngân hàng Agribank 0.1% 3.1% 3.4% 4% 4% 5.6% 5.6% 5.6% 5.6%
Ngân hàng Sacombank - 3.1% 3.4% 4.8% 4.9% 5.6% 6.95% 6% 6.2%
Ngân hàng Vietcombank 0.1% 3% 3.3% 4% 4% 5.5% - - 5.3%
Ngân hàng VPBank - 3.45% 3.6% 4.8% 4.9% 5.1% 5.1% 5.2% 5.2%
Ngân hàng HSBC - 0.5% 1.25% 1.75% 1.75% 1.75% - 2.75% 2.75%
Ngân hàng Citibank - - 0.4% 0.7% 0.9% 1% - - -
Ngân hàng PVcomBank - - 6.65% - 3.9% - 6.3% - 6.65%
Ngân hàng PG Bank - 4% 4% - 5.9% - 5.9% - 6.5%
Ngân hàng MBBank - - 2.9% - 3.4% - 4.4% - 4.6%
Ngân hàng SeABank - - 3.7% - 3.7% - 6.1% - 6.05%
Ngân hàng ACB - 4% 4% - 5.3% - 5.5% - 5.7%

 

3.3 Một số lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng

3.3.1 Lựa chọn gói sản phẩm tiết kiệm phù hợp:

Khách hàng cần lên kế hoạch tài chính cá nhân cho mình, từ đó lựa chọn gói tiết kiệm phù hợp từ hình thức đến thời gian gửi. Đảm bảo phù hợp và mang lại lợi nhuận cao tối đa có thể.

3.3.2 Lựa chọn những ngân hàng uy tín:

Gửi tiền tại những ngân hàng uy tín sẽ khiến bạn an tâm hơn rất nhiều. Hãy tìm hiểu thật kỹ, xem các đánh giá và phản hồi từ các khách hàng để lựa chọn ngân hàng uy tín cho khoản tiền của mình.

3.3.3 Tìm hiểu rõ về cách tính lãi suất gửi:

Đảm bảo cung cấp thông tin cá nhân chính xác khi làm hồ sơ thủ tục. Nếu cung cấp sai thông tin trên sổ tiết kiệm. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mất tiền gửi hoặc không rút được tiền khi đến hạn tất toán.

3.3.4 Thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm định kỳ:

Hành động này giúp bạn phòng ngừa và kịp thời xử lý các trường hợp rủi ro như bị mất tiền không đáng.

3.3.5 Bảo quản sổ tiết kiệm ngân hàng cẩn thận với hình thức gửi trực tiếp:

Sổ tiết kiệm ngân hàng là minh chứng chứng minh bạn và ngân hàng có giao dịch tiền tệ. Nếu bị mất sổ, khách hàng phải thông báo ngay cho ngân hàng và làm thủ tục cấp lại sổ. Tránh trường hợp kẻ xấu giả mạo chữ ký và giấy tờ tùy thân để rút toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn. 

3.3.6 Chú ý bảo mật khi gửi tiết kiệm ngân hàng online:

Tuyệt đối không truy cập vào các website lạ và thường xuyên cập nhật các thông báo mới của ngân hàng để phòng tránh các rủi ro kịp thời.

II. Kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm?

Gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn được coi là hình thức tích lũy truyền thống “ăn chắc mặc bền”. Chúng mang đến độ an toàn cao, hầu như không có rủi ro cùng mức thu nhập ổn định hàng tháng. Tuy nhiên, mức lãi suất khi gửi tiết kiệm ngân hàng đa phần ở mức rất thấp và không thể theo kịp tình trạng lạm phát, trượt giá trên thị trường.

Theo nhận định của các chuyên gia tài chính trên thế giới và trong nước. Gửi tiền tiết kiệm nhàn rỗi chỉ nên được xem là phương pháp “tạm trú” để bảo toàn vốn khi thị trường biến động hoặc khi chờ tìm kiếm kênh đầu tư dài hạn phù hợp. Vậy có kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm không? 

Gửi tiết kiệm tại ngân hàng nào uy tín và an toàn nhất? Kênh đầu tư nào tốt hơn gửi tiết kiệm?

1. Đầu tư vàng

Mua vàng để tích trữ có lẽ đã trở thành truyền thống của người Việt. Mọi người tin rằng vàng là tài sản có giá trị an toàn nhất. Vàng được xem là kênh trú ẩn an toàn trong tình hình kinh tế bất ổn. Một số không ít những nhà đầu tư coi vàng là một công cụ phòng thủ lạm phát cũng như sự mất giá Đồng nội tệ

Tuy nhiên, đầu tư mua vàng cũng mang đến nhiều rủi ro như giá vàng biến động theo cung cầu thị trường. Ngoài ra, giá vàng tại Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn đến các chính sách điều hành thị trường vàng của Chính Phủ. Thị trường vàng trong nước có những biến động không tương đồng với diễn biến của giá vàng thế giới.. Do đó, hoạt động đầu tư vàng ở Việt Nam có tính rủi ro cao.

2. Bất động sản 

Đầu tư bất động sản vốn là kênh đầu tư đặc biệt được mang đến nguồn lợi nhuận “khủng” cho các nhà đầu tư. Những nhà đầu tư có nguồn tài chính lớn đa phần lựa chọn đầu tư vào bất động sản. 

Bất động sản có ưu điểm là khả năng sinh lợi dài hạn. Lợi nhuận mỗi lần thu về rất cao. Thậm chí có thể cao hơn rất nhiều so với tiền vốn gốc. Tuy nhiên, cùng với đó là sự đánh đổi về thời gian và chi phí cho những nhà đầu tư. Bất động sản cần vốn đầu tư rất lớn và mất nhiều thời gian để thực hiện giao dịch mua bán và đặc biệt. Hơn nữa, tính thanh khoản của hoạt động đầu tư bất động sản luôn thấp hơn so với các loại hình đầu tư thông thường khác.

3. Đầu tư chứng khoán

Số thống kê cho thấy đầu tư vào chứng khoán đang là một trong những kênh đầu tư đem lại tỷ suất sinh lời cao trong dài hạn hiện nay. Chứng khoán là kênh đầu tư phổ biến tại các thị trường phát triển hiện nay.

Đầu tư chứng khoán mang đến ưu điểm khi không đòi hỏi vốn lớn và mọi đối tượng đều có thể tham gia. Hơn nữa, mức vốn đầu tư ban đầu linh hoạt và tính thanh khoản cao. Khách hàng có thể mua bán dễ dàng và nhanh chóng. Đặc biệt, chứng khoán có khả năng sinh lời cao.

Tuy nhiên, để có thể đầu tư chứng khoán bạn cần phải có kiến thức sâu rộng và am hiểu nhiều vấn đề về đầu tư tài chính. Đôi khi cần một chút may mắn. Ngoài ra, thị trường chứng khoán thường có nhiều biến động khó lường trong ngắn hạn 

4. Đầu tư vào Quỹ mở

Đầu tư Quỹ mở là một trong những hình thức đầu tư mới vào thị trường Việt Nam.

Quỹ mở là một loại hình quỹ đầu tư đại chúng. Đây được xem là một lựa chọn đầu tư phù hợp với việc tích lũy đầu tư tài chính cho cá nhân. 

Mỗi loại hình Quỹ mở có tỉ lệ rủi ro và mức lãi suất sinh lời kỳ vọng khác nhau, phù hợp với nhiều nhà đầu tư khác nhau.

Những thông tin bên trên là tóm tắt sơ lược về các kênh đầu tư khác nhau để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn cho những kế hoạch tài chính của mình. Tuỳ vào đặc điểm cá nhân mà lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp. Đáp án cho câu hỏi “Kênh nào tốt hơn gửi tiết kiệm” chắc hẳn sẽ có nhiều loại khác nhau. Mỗi người sẽ lựa chọn cho mình một đáp án phù hợp riêng.

III. Tạm kết

Đầu tư với hình thức nào cũng luôn đi kèm với những rủi ro nhất định. Bài viết hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức về gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất hiện nay. Cũng như đánh giá một số kênh đầu tư để bạn lựa chọn xem có phù hợp với mình hơn gửi tiết kiệm ngân hàng không.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu: Hướng Dẫn Toàn Tập Từ Jenfi Capital

Open post

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu - Hướng dẫn từ Jenfi Capital

Bạn đang muốn vay vốn mở rộng kinh doanh, bình thường bạn sẽ chọn những phương thức vay nào?

Vay vốn tín chấp và thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn truyền thống, căn bản của doanh nghiệp và các startup, tuy nhiên cách vay kinh doanh này sẽ không thể phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp không có tài sản có giá trị để thế chấp hoặc những chủ doanh nghiệp không muốn chia sẻ cổ phần và quyền quản trị.

Đó là lý do tại sao trong vài năm trở lại đây, phương thức vay vốn dựa vào doanh thu (tiếng Anh: Revenue Based Finance - RBF) trở thành một trong những xu hướng huy động vốn của các startup và doanh nghiệp mới.

Vậy, vay vốn dựa trên doanh thu là gì, hình thức vay này có gì khác biệt so với vay ngân hàng và huy động vốn từ các Shark, và liệu RBF có phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Cùng Jenfi Capital tìm hiểu trong bài viết sau.

Dành cho bạn: Ebook Hướng Dẫn Phát Triển Doanh Nghiệp Bằng Vay Vốn Trên Doanh Thu

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Là Gì?

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Là Gì?

Vay vốn dựa vào doanh thu (RBF) là hình thức nhận nguồn vốn vay dựa vào doanh số của doanh nghiệp. Tổ chức cho vay sẽ cấp cho doanh nghiệp một khoản tiền và nhận lại một phần nhỏ doanh thu phát sinh trong tương lai của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể nhận các khoản tạm ứng theo từng đợt và thỏa thuận hoàn vốn một phần doanh thu hàng tháng đến khi toàn bộ khoản vay được hoàn trả. Ví dụ, nếu bạn huy động một khoản vay 10 tỷ VND, bạn có thể cần thanh toán 6% doanh thu mỗi tháng.

Những tháng có doanh thu cao, doanh nghiệp sẽ thanh toán nhiều hơn và thời gian vay sẽ ngắn lại. Và khi những tháng có doanh thu thấp, doanh nghiệp sẽ thanh toán ít hơn và thời gian thanh toán sẽ dài hơn. Do đó, vay vốn dựa vào doanh thu linh hoạt thời gian thanh toán hơn so với các hình thức vay truyền thống.

Vậy, Quỹ Huy Động Vốn Đánh Giá Tín Dụng Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Quỹ Huy Động Vốn Đánh Giá Tín Dụng Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Các quỹ cho vay theo RBF sẽ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn để xác định khoản tiền vay tối đa bạn có thể tiếp cận. 

Tuy nhiên, không giống như vay ngân hàng truyền thống, nơi bạn phải chuẩn bị hàng loạt hồ sơ, thủ tục rườm rà; hoặc như vay VC (Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm - Virtual Capital), nơi bạn phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thuyết trình… Vay vốn dựa vào doanh thu có quy trình thẩm định đơn giản và hoàn toàn trực tuyến.

Thông thường, Quỹ vay vốn RBF liên kết với những ứng dụng từ bên thứ ba hoặc những ứng dụng back-end bạn dùng trong kinh doanh để thẩm định và cấp vốn kinh doanh, dựa vào dòng doanh thu dự đoán trong tương lai. Do đó, quy trình thẩm định cấp vốn của Quỹ vay vốn RBF thường diễn ra trong vài ngày.

Quy Trình Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Diễn Ra Như Thế Nào?

Quy Trình Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Diễn Ra Như Thế Nào?

Toàn bộ quá trình vay vốn RBF với 3 bước đơn giản như sau:

Đăng ký hồ sơ vay trực tuyến

Trước tiên, bạn sẽ đăng ký hồ sơ vay vốn dựa trên doanh thu hoàn toàn online (nếu bạn dự định vay vốn RBF từ Jenfi Capital, hãy đăng ký tại đây) và kết nối tài khoản vay với các tài khoản kinh doanh trực tuyến (ví dụ: Lazada, Shopee, Shopify, Lazada…). Việc kết nối này giúp Quỹ huy động vốn đánh giá và thẩm định hồ sơ của bạn nhanh chóng và dễ dàng.

jjenfi account - screenshot

Nếu Quỹ huy động vốn dự đoán doanh thu của bạn đang tăng trưởng đủ tiêu chuẩn vay, bạn sẽ được phê duyệt cấp vốn. Thông thường, bạn sẽ nhận được vài chương trình cấp vốn (gói vay) với số tiền, thời gian hoàn vốn, lãi suất… khác nhau để lựa chọn.

Chọn một gói vay phù hợp

Thông thường, gói vay sẽ gồm một khoản phí cố định và thỏa thuận chia sẻ doanh thu hàng tháng. Dưới đây là ví dụ về các gói vay RBF:

  • Doanh thu trung bình hàng tháng: 1 tỷ VND
  • Khoản tiền vay: 1 tỷ VND
  • Phí cố định: 7.5% - 10.5%
  • Chia sẻ doanh thu hàng tháng: 18.4% - 26.9%
  • Thời gian hoàn vốn dự kiến: 4 - 6 tháng

Gợi ý: Truy cập Công Cụ Tính Lãi Suất của Jenfi Capital tại đây để tìm gói vay phù hợp.

Hoàn vốn theo doanh thu thực tế

Quá trình hoàn vốn dựa vào phần trăm doanh thu hàng tháng và có thể thay đổi linh hoạt theo doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Nếu doanh thu trong tháng tăng, doanh nghiệp sẽ hoàn vốn nhiều hơn và rút ngắn thời gian hoàn vốn.

Ngược lại, nếu doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp sẽ thanh toán ít lại do đó sẽ giảm áp lực dòng tiền phải chi trả trong kỳ thanh toán.

Có Thể Vay Tối Đa Bao Nhiêu Tiền Dựa Vào Doanh Thu?

Có Thể Vay Tối Đa Bao Nhiêu Tiền Dựa Vào Doanh Thu?

Quỹ huy động vốn sẽ dựa vào doanh thu định kỳ của doanh nghiệp bạn để xác định số tiền tối đa dành cho bạn.

Thông thường, các quỹ huy động vốn RBF sẽ cấp vốn với số tiền từ bốn đến bảy lần doanh thu định kỳ mỗi tháng của doanh nghiệp. Tại Jenfi, bạn có thể huy động từ 100 triệu VND đến 10 tỷ VND.

Phí cố định thường sẽ dao động từ 7% -11% doanh thu, phụ thuộc vào mục đích vay vốn và thời gian vay vốn. 

Thanh Toán Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Như Thế Nào

Thanh Toán Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Như Thế Nào

Giả sử bạn được Jenfi Capital phê duyệt hồ sơ vay 1 tỷ VND với phí cố định là 10% doanh số hàng tháng đến khi bạn hoàn vốn thành công. 

Như vậy, quá trình hoàn vốn của bạn có thể diễn ra như sau:

  • Tháng 1: doanh số 500 triệu VND, bạn sẽ thanh toán 50 triệu VND.
  • Tháng 2: doanh số 2 tỷ VND, bạn sẽ thanh toán 200 triệu VND.
  • Tháng 3: doanh số 300 triệu VND, bạn sẽ thanh toán 30 triệu VND.

Quá trình hoàn vốn sẽ tiếp tục như vậy đến khi bạn hoàn trả khoản vay thành công. Trong trường hợp doanh số trong kỳ thanh toán sụt giảm (ví dụ ở Tháng 3), số tiền thanh toán trong kỳ cũng sẽ giảm theo, do đó bạn sẽ giảm áp lực nhờ không phải thanh toán vượt quá khả năng chi trả của mình.

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu So Với Những Phương Thức Khác

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu So Với Những Phương Thức Khác

Hiểu rõ các mô hình vay vốn khác nhau như vay ngân hàng, vay quỹ đầu tư mạo hiểm,... là chìa khóa để chọn được hình thức vay vốn phù hợp.

Vay ngân hàng và vay công ty tài chính

Khi vay ngân hàng và vay công ty tài chính, các doanh nghiệp phải thanh toán một khoản tiền cố định với lãi suất quy định trong kỳ vay. Không giống vay vốn dựa vào doanh thu, bạn cần thanh toán khoản tiền vay trong kỳ vay đầy đủ theo hợp đồng vay.

Đối với startup, chủ startup (nhà sáng lập, founder) thường phải thế chấp tài sản cá nhân hoặc bảo lãnh cá nhân trong trường hợp startup không thể thanh toán đúng theo thỏa thuận. 

Hình thức vay dựa vào nợ từ ngân hàng và công ty tài chính là một trong những cách phổ biến để bơm tiền vào tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên rủi ro sẽ lớn nếu doanh thu của bạn biến động lớn hoặc nếu bạn kinh doanh ở thị trường có nhiều biến động (ví dụ: kinh doanh hàng hóa mùa Tết).

Vay vốn dựa vào cổ phần

Khi vay vốn dựa vào cổ phần (equity based finance - EBF), doanh nghiệp hoặc startup phải giao một phần quyền sở hữu cho bên cho vay để đổi lấy nguồn vốn tăng trưởng. Mô hình vay vốn này có rủi ro thấp hơn (vì không phải thế chấp tài sản), nhưng founder có thể mất quyền sở hữu doanh nghiệp với cách vay này.

Điều này hoàn toàn khác khi vay vốn dựa vào doanh thu sẽ không cần founder chia sẻ cổ phần. Vì vậy, vay vốn dựa vào cổ phần sẽ không phù hợp nếu bạn có dòng doanh thu tăng trưởng đều đặn.

Ưu Và Nhược Điểm Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Ưu Và Nhược Điểm Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được về nhiều đặc điểm của vay vốn dựa vào doanh thu khi so sánh với những phương thức vay khác. Dưới đây hãy cùng xem chi tiết những Ưu và nhược điểm của RBF.

Ưu điểm của vay vốn dựa vào doanh thu

Giữ nguyên quyền kiểm soát

RBF giúp bạn có nguồn vốn để tăng trưởng nhưng không cần bán cổ phần hoặc mất quyền lãnh đạo tại công ty; mô hình này đảm bảo bạn có toàn quyền sở hữu và quyết định tại doanh nghiệp mình.

Nguồn tiền nhanh chóng

RBF giúp bạn nhận được nguồn tiền mặt trong thời gian rất linh hoạt và ngắn hơn so với vay truyền thống, đôi khi chỉ mất 1-2 ngày - Đây là điều vô cùng hữu ích khi bạn đang cần nguồn tiền nhanh trong ngắn hạn. Quá trình thẩm định dựa vào dữ liệu, thường liên quan đến tình trạng kinh tế và dự báo về doanh thu, và không cần điểm tín dụng cá nhân.

Quá trình vay vốn dựa vào số liệu

Nhiều Quỹ Huy Động Vốn RBF ứng dụng các công nghệ linh hoạt và tinh xảo để phân tích, đưa ra quyết định cấp khoản vay phù hợp cho từng công ty - do đó giảm hẳn sự thiên kiến và yếu tố con người trong quá trình thẩm định.

Hoàn vốn dựa vào doanh thu thực tế

Như đã trình bày, khoản vay vốn sẽ linh hoạt phụ thuộc vào doanh thu từng tháng.

Không cần thế chấp tài sản

RBF không yêu cầu bảo lãnh cá nhân hoặc tài sản thế chấp cho khoản tiền vay, do đó bạn không gặp bất kỳ rủi ro nào về tài sản.

Nhược điểm của vay vốn dựa vào doanh thu

Mặc dù hình thức RBF có nhiều lợi ích nhưng mô hình này cũng không phù hợp với mọi doanh nghiệp. Có một số vấn đề bạn cần xem xét trước khi hợp tác với Quỹ huy động vốn RBF.

Bắt buộc có doanh thu

Quỹ huy động vốn RBF sẽ xem xét khả năng tạo doanh thu của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp bạn không có lịch sử doanh thu rõ ràng, có khả năng doanh nghiệp bạn không nhận được khoản vay theo ý muốn.

Số tiền vay nhỏ 

Giới hạn khoản vay thường được dựa vào doanh thu định kỳ hàng tháng của doanh nghiệp, nghĩa là bạn có thể nhận được khoản vay nhỏ hơn so với số tiền bạn có thể nhận được khi vay từ các VC. 

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp của bạn tăng trưởng, doanh thu định kỳ hàng tháng tăng theo, bạn sẽ dễ dàng nhận được nguồn vốn vay cho những kỳ vay tiếp theo với số tiền lớn hơn.

Không thích hợp vay dài hạn

Nếu bạn dự định vay dài hạn hơn 1 năm trở lên, RBF có thể không phù hợp mà vay ngân hàng sẽ là lựa chọn tốt hơn.

RBF được thiết kế cho những khoản vay ngắn hạn để tăng trưởng doanh thu. Khi bạn có dự định vay cho các hoạt động như đầu tư máy móc, nhà xưởng, công nghệ… vay ngân hàng sẽ phù hợp hơn.

Ai Nên Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Ai Nên Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Nhiều doanh nghiệp có thể huy động vốn tăng trưởng, nhưng có một số doanh nghiệp và ngành nghề đặc biệt thích hợp với RBF

Doanh nghiệp thương mại điện tử

Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, shop online,... rất thích hợp với RBF, bởi vì hình thức này giúp chủ doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn nhanh chóng, kịp thời vào marketing hoặc hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, Quỹ huy động vốn RBF cũng dễ dự đoán doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh online dựa vào dữ liệu từ các tài khoản kinh doanh như Lazada, Shopee, Google Ads, Facebook Ads.

Doanh nghiệp kinh doanh theo thời vụ

Các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa (ví dụ: mùa Tết, mùa Black Friday,...) được hưởng lợi ích nhiều nhất từ RBF.

Doanh nghiệp có thể dự trữ hàng hóa hoặc đầu tư cho hoạt động marketing vào mùa cao điểm, sau đó thanh toán hoàn vốn nhanh chóng với doanh thu trong mùa kinh doanh đó.

Doanh nghiệp SaaS và các mô hình đăng ký hàng tháng

Vay vốn dựa vào doanh thu phụ thuộc vào doanh số theo kỳ của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp có doanh số theo kỳ ổn định, có thể dự đoán sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay.

Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần mềm (Software as a service - SaaS), doanh nghiệp kinh doanh mô hình đăng ký hàng tháng (gym, bảo hiểm, dịch vụ vệ sinh…) có thể dự đoán được doanh số hàng tháng của họ dễ dàng. Với lợi điểm này, họ có thể dễ dàng hoàn vốn theo kỳ mà không gặp nhiều trở ngại.

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Có Phù Hợp Với Bạn Không?

Vay vốn dựa vào doanh thu là lựa chọn vay kinh doanh tăng trưởng hoàn hảo nếu bạn không muốn pha loãng vốn chủ sở hữu hoặc tốn kém thời gian vay như các phương thức truyền thống mà bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trước mắt.

Vì thanh toán hàng tháng linh hoạt, bạn sẽ không phải lo lắng và áp lực thanh toán nếu doanh số sụt giảm.

Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn muốn duy trì quyền sở hữu và tăng trưởng nhanh chóng, thì vay vốn dựa vào doanh thu sẽ là một trong những chiến lược huy động vốn thích hợp cho bạn.

Tại Jenfi, chúng tôi cung cấp các gói vay từ 100 triệu VND đến 10 tỷ VND. Đăng ký ngay để xem bạn có đủ điều kiện nhận gói vay nào từ chúng tôi!

Tải ebook Hướng Dẫn Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu PDF tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 5 6 7 8 9 10 11 55 56 57
Scroll to top