Open post

Cách tính lãi suất vay ngân hàng tại Việt Nam (Cập Nhật 2022)

Bạn có biết, lãi suất vay ngân hàng tại Việt Nam có thể lên đến 40% một năm. Ngân hàng tính lãi suất như thế nào và cách tính lãi suất vay ngân hàng tác động đến khoản vay và khả năng trả lãi của bạn ra sao?

cách tính lãi suất vay ngân hàng

Cách tính lãi suất vay ngân hàng là một trong những vấn đề mà cá nhân và doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi có nhu cầu mua sắm tiêu dùng hoặc huy động vốn doanh nghiệp. Bạn có biết hiện nay tại Việt Nam, các ngân hàng sử dụng rất nhiều loại công thức tính lãi suất vay khác nhau, có thể dao động trung bình từ 7% - 25% trên năm?

Sự chênh lệch lớn trong lãi vay ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi.vn tìm hiểu những cách tính lãi suất vay ngân hàng hiện hành, từ đó xác định nên lựa chọn gói vay nào tốt nhất, tiết kiệm lãi suất vay nhất cho bản thân hay doanh nghiệp của bạn.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng là gì

Đối với mỗi loại khách hàng khác nhau, ngân hàng tại Việt Nam sẽ áp dụng cách tính lãi suất vay ngân hàng khác nhau, đó là những công thức toán học được ngân hàng tạo ra để tính toán phần tiền lãi mà khách hàng phải trả trong suốt quá trình vay vốn.

Công thức tính lãi suất vay sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó khác biệt đáng kể là hình thức vay thế chấp tài sản và vay không thế chấp tài sản (vay tín chấp).

Nếu bạn vay ngân hàng có thế chấp tài sản có giá trị (thông thường là sổ đỏ, giấy tờ nhà đất, hàng hóa xuất nhập khẩu, vâng vâng), thì cách tính lãi suất vay sẽ thấp hơn. Theo cập nhật mới nhất từ Jenfi.vn, lãi suất vay thế chấp tại Việt Nam rơi vào khoảng 8% đến 12% một năm.

Nếu bạn vay ngân hàng không có tài sản thế chấp, lúc này ngân hàng sẽ thêm biến số rủi ro vào khoản vay của bạn, cách tính lãi suất vay kiểu tín chấp sẽ cực kỳ cao: có thể lên đến 25% đối với ngân hàng thương mại, và còn cao hơn nữa đối với các công ty tín dụng.

Ví dụ, công ty FE Credit hiện đang áp dụng lãi suất vay tín chấp từ 1.75% - 3.27%/tháng, tương đương 21% đến 39.24% một năm. 

cách tính lãi suất vay ngân hàng

Như vậy, hãy thử tìm hiểu khi nào bạn được vay thế chấp và khi nào được vay tín chấp để tính toán thử mục đích vay của bạn sẽ được ngân hàng áp dụng mức lãi suất nào nhé.  

Các hình thức cho vay của ngân hàng tại Việt Nam

Có 2 hình thức vay ngân hàng phổ biến ở Việt Nam gồm: vay thế chấp, và vay tín chấp.

Vay thế chấp

cách tính lãi suất vay ngân hàng - vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức có tài sản đảm bảo. 

Giả sử, bạn muốn mua thiết bị máy móc cho doanh nghiệp, thì ngân hàng có thể dùng tài sản bạn định mua là máy móc, thiết bị để làm tài sản đảm bảo.

Nếu bạn muốn mua ô tô, bạn có thể dùng sổ đỏ của bất động sản hoặc chính ô tô định mua để làm tài sản thế chấp. 

Năm ưu điểm của vay thế chấp bao gồm: 

  • Người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản: Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ tài sản của bạn, và bạn vẫn có quyền sử dụng tài sản (máy móc, ô-tô, v.v.) theo nhu cầu của mình.
  • Tài sản đảm bảo đa dạng: Ngân hàng chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo như sổ đỏ, máy móc, hàng hóa luân chuyển… miễn chúng có giá trị.
  • Thời gian vay linh hoạt: bạn có thể vay thế chấp đến 10 năm.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp: Lãi suất vay thế chấp thấp hơn lãi suất vay tín chấp lên đến 4 lần.
  • Hạn mức vay lên cao: Phù hợp công ty, cá nhân muốn kinh doanh lâu dài.

Khuyết điểm của vay thế chấp hiện nay cũng khá nhiều. Bạn nên cân nhắc các rủi ro như:

  • Nếu không thanh toán nợ đúng hạn, bạn có thể mất tài sản thế chấp
  • Thời gian giải ngân lâu, kiểm định tài sản thế chấp và giá trị tài sản do ngân hàng tự quyết và thường sẽ thấp hơn giá trị thị trường. 
  • Thông thường, ngân hàng áp dụng phí kiểm định tài sản thế chấp
  • Một số ngân hàng còn “bán bơ kèm lạc”, yêu cầu người đi vay phải mua bảo hiểm khoản vay trong khi không thật sự mong muốn.
  • Nếu có nợ xấu, bạn có thể bị thêm vào danh sách đen và không thể vay về sau.

Vậy, khi nào bạn được ngân hàng cho vay thế chấp?

Theo quy định chung của các ngân hàng Việt Nam, có 5 mục đích vay được xét duyệt vay thế chấp.

  • Vay kinh doanh
  • Vay mua nhà đất, căn hộ
  • Vay mua xe ô tô trả góp
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay sửa chữa nhà

Điều kiện chung để xét vay thế chấp là: bạn phải có tài sản có giá trị, thu nhập thường xuyên, ổn định, đủ khả năng trả nợ trong dài hạn. Đối với từng mục đích vay sẽ có điều kiện phụ khác nhau và lãi suất vay cũng khác nhau, tuy nhiên đa phần sẽ không vượt quá 12% một năm. 

Vay tín chấp

cách tính lãi suất vay ngân hàng -vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, theo đó ngân hàng sẽ cho bạn vay số tiền tùy thuộc vào uy tín cá nhân của bạn (hay còn gọi là điểm tín dụng cá nhân) và khả năng trả nợ của bạn. 

Giả sử, bạn muốn mua nhà, mua xe, mua điện thoại, vay tiền đi trị bệnh...thì có thể vay ngân hàng theo hình thức tín chấp. Đối với doanh nghiệp, ngân hàng cũng phê duyệt vay tín chấp để bổ sung vốn kinh doanh, mua sắm tài sản doanh nghiệp. 

Ưu điểm của vay tín chấp bao gồm:

  • Điều kiện vay đơn giản
  • Không cần tài sản thế chấp
  • Hồ sơ phê duyệt nhanh

Khuyết điểm của vay tín chấp nằm ở số tiền được vay quá thấp, thường là vài chục triệu VND, trong khi lãi suất vay quá cao. Đồng thời, hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều trường hợp bị lừa đảo vay tiền qua App dưới hình thức tín chấp, do đó hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi vay theo hình thức này nhé.

Trong trường hợp muốn vay tín chấp, khi nào bạn được ngân hàng cho vay?

Tương tự vay thế chấp, có 5 trường hợp bạn được xét duyệt vay tín chấp bao gồm

  • Vay tiền mặt tiêu dùng
  • Vay mua hàng trả góp
  • Vay thấu chi
  • Vay sửa nhà
  • Vay cho hoạt động kinh doanh - SME

So sánh vay thế chấp và vay tín chấp

Hình thức Vay thế chấp Vay tín chấp
Cách gọi khác Vay có tài sản đảm bảo Vay không tài sản đảm bảo
Yêu cầu Cần có tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo phải thuộc sở hữu của người đi vay

Ngân hàng thẩm định giá trị.

Không cần tài sản đảm bảo

Dựa trên sự uy tín và năng lực trả nợ của người đi vay.

Lãi suất 8% - 12% Lên đến 40%
Hạn mức 70-100% giá trị tài sản đảm bảo Thường dưới 50 triệu VND
Thời gian xét duyệt Lâu Trong ngày
Thủ tục đăng ký Phức tạp Đơn giản 

Ba Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Có một vấn đề quan trọng khác bạn cần để ý trước khi đặt bút ký tên vay tiền là: Ngân hàng đang áp dụng công thức tính lãi suất vay nào đối với khoản vay của bạn. Cùng là lãi suất vay 6%, nhưng tiền lãi tính theo lãi suất vay cố định và lãi suất vay dư nợ giảm dần sẽ chênh lệch rất đáng kể.

Hiện tại, các ngân hàng ở Việt Nam sử dụng 3 cách tính lãi suất vay bao gồm:

  • Lãi suất cố định
  • Lãi suất thả nổi
  • Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất vay không đổi trong suốt thời gian bạn vay nợ ngân hàng. Mỗi tháng, bạn sẽ thanh toán số tiền lãi như nhau. Công thức tính lãi suất cố định là:

Số tiền lãi mỗi tháng = (số tiền vay x lãi suất cố định)/ 12 tháng

Ví dụ, bạn vay 1 tỷ VND để kinh doanh, lãi suất cố định là 12% một năm, thời hạn vay 12 tháng. Mỗi tháng bạn cần trả lãi là 1.000.000.000 x 12%/12 = 10.000.000 (10 triệu VND)

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất vay biến đổi trong suốt thời gian bạn đi vay. Thông thường, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất thả nổi theo quý (3 tháng), nửa năm một lần. Công thức tính lãi suất thả nổi là:

  • Số tiền lãi mỗi tháng = (số tiền vay x lãi suất thả nổi)
  • Lãi suất thả nổi = lãi suất cơ sở + biên độ thả nổi

Ví dụ, bạn vay 1 tỉ VND, lãi suất cơ sở là 1% một tháng , thời gian vay là 12 tháng. Trong 3 tháng đầu, biên độ thả nổi là 1%, ba tháng tiếp theo là 2% và 6 tháng cuối kỳ là 0.5%.

  • Từ tháng 1 - tháng 3: số tiền lãi trong thời gian này là 1.000.000.000 x (1+1)% = 20 triệu VND
  • Từ tháng 3 - tháng 6: số tiền lãi trong thời gian này là 1.000.000.000 x (1+2)% = 30 triệu VND
  • Từ tháng 6 - tháng 12: số tiền lãi trong thời gian này là 1.000.000.000 x (1+0.5)% = 15 triệu VND

Có thể thấy, lãi suất thả nổi có tính biến động lớn phụ thuộc vào thị trường và nhiều yếu tố về vĩ mô. Nếu vay theo hình thức này, bạn cần tính toán thật cẩn thận nguồn tài chính trả nợ để tránh rủi ro mất tài sản thế chấp.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là lãi suất kết hợp của hai hình thức trên, trong đó ngân hàng sẽ áp dụng một khoảng thời gian ban đầu (thường ít hơn 1 năm) là cố định, sau đó là thả nổi theo thị trường.

Hình thức này có tính chất lai giữa 2 cách tính lãi suất ngân hàng kể trên, do đó độ rủi ro sẽ cao hơn lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất thả nổi.

So sánh lãi vay ngân hàng tại Việt Nam 2021

Nắm được các hình thức vay và cách tính lãi suất vay ngân hàng, tiếp theo chúng ta thử xem so sánh lãi vay ngân hàng tại Việt Nam trong bảng dưới đây để xem ngân hàng nào đang có mức lãi suất tốt nhất hiện tại nhé.

 

Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam 2021

 

Ngân hàng Vay tín chấp Vay thế chấp
Maritime Bank 10 – 17 6,99 – 7,49
Vietcombank 10,8 – 14,4 7,5
Vietinbank 9,6 7,7
VIB 17 8,8
Bản Việt 17-18 6.5
VPBank 20 6,9 – 8,6
ACB 27 7,5 – 9,0
Sacombank 9,5 7,5 – 8,5
BIDV 11,9 6,6 – 7,8
TPBank 17 6,9 – 9,9
Jenfi 7 7

Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng có thế chấp sổ đỏ tốt nhất Việt Nam 2021

 

Ngân hàng Lãi suất

(%/năm)

Giá trị cho vay (tính trên giá trị tài sản đảm bảo) Phí trả nợ trước hạn (tính trên số tiền trả trước)
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank 7,5 80-85% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank 7,7 70%  1% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcapital 8 70%  3% 
Vay thế chấp sổ đỏ Vietinbank 7 70%  2%
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng HSBC 7 60%  3% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VPBank 9,6 75%  4% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV 11 80%  Miễn phí
Vay thế chấp sổ đỏ Sacombank 12,3 100%  2% 
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng VIB 10,2 70%  3%

Vay vốn tại Jenfi - lãi suất cố định cực thấp, không thế chấp tài sản

cách tính lãi suất vay ngân hàng

Jenfi.vn là công ty Fintech đầu tiên tại Việt Nam tiên phong hình thức vay vốn doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản với lãi suất cố định chỉ từ 7% một năm. Để có được khoản vay này, Jenfi sẽ thẩm định sự tăng trưởng của doanh nghiệp bạn dựa theo thuật toán độc đáo từ Jenfi, từ đó xác định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và đưa ra khoản vay phù hợp với tốc độ phát triển, giúp bạn bổ sung vốn cho tiếp thị, lưu trữ hàng hóa và các hoạt động tăng trưởng doanh thu.

Các ưu điểm vay vốn hiện tại chỉ có tại Jenfi bao gồm:

  • Gói vay trị giá lớn, lên đến 10 tỷ VND mà doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản như vay ngân hàng truyền thống.
  • Lãi suất vay cố định và rất cạnh tranh, chỉ từ 7% một năm.
  • Thanh toán nợ vay linh hoạt dựa theo doanh thu của bạn: giả sử trong 1 kỳ thanh toán, doanh thu của bạn tụt giảm, khi đó bạn có thể thanh toán lãi vay thấp hơn và ngược lại. Jenfi giúp bạn cân bằng tài chính khi vay, giúp bạn tránh tình trạng hụt vốn kinh doanh.
  • Thẩm định nhanh, chỉ trong 24 giờ.

Công cụ tính toán lãi suất vay tại Jenfi

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Nợ xấu hay còn gọi là nợ quá hạn, nợ khó đòi,..là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nợ xấu là gì và sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu bạn để phát sinh nợ xấu? Làm thế nào để phòng tránh rơi vào nhóm nợ xấu? Những thông tin liên quan đến chủ đề này sẽ được chúng tôi tổng hợp qua bài viết sau đây!

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? Nợ xấu là thuật ngữ chỉ các cá nhân, doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng nhưng không thể trả nợ khi tới hạn thanh toán. Thời gian để quá hạn nhiều ngày. Khoản nợ này bảo gồm cả gốc lẫn lãi theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Nợ xấu còn được gọi bằng những từ đồng nghĩa khác như nợ quá hạn, nợ khó đòi. 

Khi có nhóm khách hàng vào danh sách nợ xấu. Ngân hàng sẽ rất khó có thể thu hồi được khoản tiền đã cho vay.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

2. Những nguyên nhân nào gây phát sinh nợ xấu?

Nợ xấu là gì? Hiểu được bản khái niệm nợ xấu là gì, bạn cũng sẽ phần nào hình dung được những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu. 

Một vào nguyên nhân chủ yếu, đa số người dùng phải có thể kể đến như sau:

  • Khách hàng cố tình không thực hiện thanh toán khoản vay đúng với thời hạn được đã quy định rõ trong hợp đồng vay tiền. Nguyên nhân chính có thể do không đủ khả năng tài chính nên chấp nhận để phát sinh nợ xấu.
  • Khách hàng quên, vô tình hoặc cố tình không thanh toán hoặc thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng. Kể cả việc chỉ cần thanh toán số tiền tối thiểu như nội dung bảng sao kê ngân hàng gửi đến theo kỳ sao kê.
  • Lạm dụng sử dụng thẻ tín dụng. Tiêu dùng các khoản chi tiêu vượt quá hạn mức thấu chi của thẻ sau đó không có khả năng chi trả.
  • Sử dụng thẻ tín dụng đăng ký mua trả góp dịch vụ, sản phẩm nhưng không thanh toán đúng thời hạn.

3. Phân loại các nhóm nợ xấu theo hệ thống CIC

Danh sách những người mắc nợ xấu sẽ được cập nhật đầy đủ trên hệ thống của CIC Việt Nam (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC). 

Theo CIC Việt Nam, nợ xấu được phân loại thành 5 nhóm như sau:

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ XẤU
Tên phân loại Mô tả
Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ mà khách hàng trả nợ trong hạn
  • Các khách hàng trả nợ quá hạn dưới 10 ngày. Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi theo thời hạn cam kết.
  • Trường hợp này người vay sẽ phải trả thêm tiền lãi phạt quá hạn là 150%
Nhóm 2 – Nợ cần lưu ý
  • Các khoản nợ mà khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 10 đến đủ 29 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá quá hạn trong khoảng từ từ 30 đến đủ 59 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng miễn/giảm lãi suất do khách hàng không đủ khả năng chi ra như hợp đồng đã ký kết.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ bị mất vốn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 90 đến dưới 180.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 – Nợ có nguy cơ bị mất vốn
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên theo hợp đồng tín dụng
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại
  • Các khoản nợ tiếp tục để quá hạn sau khi được điều chỉnh lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ tiếp tục được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

4. Nợ xấu gây ảnh hưởng gì?

Nếu chưa biết nợ xấu là gì, có thể bạn sẽ còn khá chủ quan với nợ xấu. Nhưng những ảnh hưởng tiêu cực sau đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại. Cố gắng đừng bao giờ để mình vướng vào nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ có thông tin nằm trong danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Bao gồm những thông tin cá nhân và: Khoản vay quá hạn, dư nợ quá hạn, thời gian quá hạn,..

Thông tin lịch sử nợ xấu được lưu giữ trên CIC với thời hạn từ 3 đến 5 năm với các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên. Sau khi khách hàng đã thanh toán đủ khoản nợ bao gồm cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng hoặc các công ty tài chính. 

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

Khi đã nằm trong nhóm nợ quá hạn được lưu trữ thông tin trên CIC. Người vay nợ sẽ rất khó khăn khi có nhu cầu tiếp tục vay sau này tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác. Nếu nằm trong nhóm nợ nhóm nợ xấu 1 và 2. Khi có có nhu cầu muốn tiếp tục đăng ký vay tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, công ty tài chính khác. Người vay cần xử lý thủ tục khá khắt khe như sau:

  • Thanh toán hết các khoản nợ trước đó. Bao gồm đủ cả gốc và lãi.
  • Chứng minh mình không thường xuyên bị xếp vào nhóm nợ xấu.
  • Chứng minh thu nhập ổn định, có khả năng tài chính để chi trả các khoản nợ theo cam kết.
  • Có người bảo lãnh cho vay. Người bảo lãnh cũng phải đáp ứng được đủ các điều kiện do phía ngân hàng, tổ chức tín dụng hay công ty tài chính yêu cầu.
  • Có tài sản còn giá trị pháp lý đảm bảo khoản vay.

Đặc biệt, những trường hợp nợ xấu trong nhóm 3, 4 và 5 thì muốn đăng ký tiếp tục vay hầu như là không thể. Khách hàng buộc phải thanh toán đủ các khoản nợ và chờ đủ thời gian xóa thông tin lưu trữ trên CIC. Một số ngân hàng thậm chí rất khắt khe với những khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu từ 3 đến 5. Họ mặc định không chấp nhận giao dịch với những khách hàng có nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

Để đảm bảo cơ hội xét duyệt vay trong tương lai. Khách hàng cần hết sức lưu ý, tránh để rơi vào các nhóm nợ xấu và có lưu vết trên CIC.

5. Có thể xóa được lịch sử nợ xấu không?

Khi đã hiểu được nợ xấu là gì và những ảnh hưởng tiêu cực khi để nợ xấu lưu lại lịch sử trên CIC. Rất nhiều người hoang mang đặt câu hỏi: “Có thể xóa được lịch sử nợ xấu không?”

Đây là câu trả lời để bạn nắm thông tin:

Đối với các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng

Khá may mắn là nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng và đã tất toán xong. Lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ không bị lưu trữ trên hệ thống CIC. Trường hợp này khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình ảnh hưởng đến nhu cầu vay sau này.

Đối với các khoản xấu trên 10 triệu đồng

Cách duy nhất trong trường hợp này là ngay lập tức trong thời gian ngắn nhất tất toán toàn bộ các khoản nợ, bao gồm cả gốc lẫn lãi. Sau khi thanh toán khoản vay nên yêu cầu ngân hàng xác minh và ra văn bản xác nhận đã trả hết nợ.
Khoảng 12 tháng sau khi hoàn tất các thông tin thanh toán. Thông tin trên CIC của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính. 

Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng, công ty tài chính hay ngân hàng đều có quy định nếu khách hàng đã có lịch sử nợ xấu trong nhóm 3, 4, 5 thì bắt buộc phải sau khoảng thời gian 5 năm mới nhận hồ sơ xét duyệt cho các khoản vay mới.

6. Làm thế nào để không vướng vào nợ xấu?

Hiểu rõ được nợ xấu là gì. Chắc chắn không ai muốn để mình vướng vào nợ xấu. 

Tránh gặp phải những phát sinh khó khăn không đáng có do nợ xấu gây nên. Sau đây là một vài lưu ý giúp bạn không vướng vào nợ xấu.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

6. 1 Chủ động đánh giá tình hình tài chính trước khi vay

Vì ảnh hưởng của nợ xấu tác động rất lớn đến những kế hoạch trong tương lai. Nên trước khi đưa ra quyết định vay ngân hàng hay công ty tài chính nào đó, cần phải tính toán thật kỹ.

Khách hàng cần chủ động tìm hiểu những thông tin về lãi suất, thời hạn, số tiền phải thanh toán hàng tháng. Sau đó đánh giá tình hình tài chính của mình xem liệu có đủ khả năng chi trả trong suốt quá trình vay không. 

Để đảm bảo an toàn và có những phương án dự phòng cho những biến cố cuộc sống. Tốt nhất không nên lựa chọn những khoản vay có mức thanh toán vượt quá 50% tổng thu nhập của bạn hàng tháng. Hoặc bạn cũng nên cân nhắc giảm số tiền vay xuống để phù hợp với khả năng tài chính.

6.2 Đừng cố gắng vay nếu đang có lịch sử vay tiền không tốt

Nếu lịch sử tín dụng của bạn đang nằm trong nhóm nợ xấu. Tốt nhất hãy dừng ý định tiếp tục vay. Điều này sẽ làm giảm uy tín tín dụng của bạn xuống mức thấp. Các ngân hàng sẽ rất e dè khi bạn nộp đơn xét duyệt vay sau này. Nhất là đối với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ Credit card.

6.3 Chủ động thanh toán nợ đúng hạn 

Nếu đã biết nợ xấu là gì và nợ xấu để lại những hậu quả gì, thì khách hàng nên chủ động thanh toán nợ đúng thời hạn. 

Hãy ghi nhớ thật kỹ thời điểm phải thanh toán và đừng để trả nợ sau mốc deadline đó.

Lưu ý rằng thời gian thanh toán khoản nợ là thời gian mà ngân hàng nhận được tiền. Không phải thời gian bạn chuyển tiền. Nhiều trường hợp thanh toán qua thẻ ATM Smart Banking nhưng nghẽn mạng hoặc chậm giao dịch, tiền không đến ngân hàng đúng thời hạn cũng sẽ bị tính là quá hạn.

6.4 Có kế hoạch chi tiết trước khi quyết định vay

Hãy sử dụng đúng mục đích và có kế hoạch tốt nhất để số vốn vay có thể mang về lợi nhuận. Từ đó nâng cao khả năng kinh tế để trả nợ đúng hạn.

Khách hàng cũng nên dự trữ một khoản tiền để có thể kịp thời xoay sở cho việc thanh toán nếu có những tình huống bất lợi phát sinh.

Nợ xấu là gì và làm thế nào để không vướng vào nợ xấu

6.5 Liên hệ với ngân hàng khi nhận thấy có khả năng không thể trả nợ đúng hạn

Khi nhận thấy có khả năng không thể trả nợ đúng thời hạn theo cam kết trong hợp đồng. Việc đầu tiên bạn nên là là liên hệ với tổ chức cho vay (ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính) để được tư vấn, tìm phương án giải quyết tối ưu nhất cho cả hai bên.
Hãy bỏ ngay ý định cắt đứt liên lạc với các tổ chức cho vay để trốn nợ. Hành động này gây thiệt hại cho chính bạn rất nhiều sau này. Thậm chí phải ra tòa án để giải quyết các khoản vay.

Trên đây là những nội dung xoay quanh vấn đề nợ xấu là gì và các thông tin cần nắm liên quan đến nợ xấu.
Hy vọng rằng bài viết cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho mọi người. Giúp mọi người hiểu rõ được nợ xấu là gì và không để vướng vào nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

 

Open post

Quản lý dòng tiền luôn là vấn đề nan giải, là một trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng hay thất bại của doanh nghiệp. Thiếu hụt tiền mặt gây cản trở rất nhiều đến các hoạt động kinh doanh. Lúc này vay nợ là một trong những phương án để giải quyết. 

Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt nợ xấu và nợ tốt cũng như cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền.

1. Phân biệt nợ xấu và nợ tốt

Nợ xấu và nợ tốt là gì? Tại sao các ngân hàng, công ty tài chính hay những quỹ tín dụng luôn siết chặt vấn đề thủ tục chính để ngăn chặn nợ xấu ở mức thấp nhất có thể?

Nhìn chung, nợ tốt và nợ xấu đều có điểm chung là những khoản vay của khách hàng với tổ chức cho vay (ngân hàng, quỹ tín dụng,…) và có giá trị pháp lý.

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Nợ tốt là gì?

Nợ tốt là những khoản nợ được khách hàng thanh toán đúng hạn và đầy đủ theo cam kết đã có trong hợp đồng. 

Trường hợp khách hàng thanh toán chậm trễ nhưng không quá 10 ngày tính từ ngày phải thanh toán cũng được coi là nợ tốt.

Nếu khách hàng có lịch sử giao dịch nằm trong nhóm nợ tốt. Điểm tín dụng trên của bạn cao, không có lịch sử giao dịch xấu trên CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia). Đồng nghĩa với việc các thủ tục xét duyệt vay vốn sau này tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cũng dễ dàng hơn.

Về cơ bản, nợ xấu và nợ tốt đều là những khoản vay cần phải nhanh chóng thanh toán. Tránh để những tác động tiêu cực về sau.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là những khoản nợ khách hàng để quá hạn nhưng không thanh toán. Nợ xấu được xếp vào trường hợp khó đòi. Khách hàng thường xuyên trả chậm trễ. Các tổ chức tín dụng có khả năng mất luôn cả nguồn vốn cho vay.

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Nhìn chung, bất kỳ khoản nợ nào cũng có những rủi ro nhất định. Nhất là khi đã nằm trong danh sách nợ xấu
Theo CIC, nợ tốt và nợ xấu được phân loại theo nhiều cấp độ. Chia nhóm từ 1 đến 5 như sau:

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ XẤU
Tên phân loại Mô tả
Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ mà khách hàng trả nợ trong hạn
  • Các khách hàng trả nợ quá hạn dưới 10 ngày. Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi theo thời hạn cam kết.
  • Trường hợp này người vay sẽ phải trả thêm tiền lãi phạt quá hạn là 150%
Nhóm 2 – Nợ cần lưu ý
  • Các khoản nợ mà khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 10 đến đủ 29 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá quá hạn trong khoảng từ từ 30 đến đủ 59 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng miễn/giảm lãi suất do khách hàng không đủ khả năng chi ra như hợp đồng đã ký kết.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ sẽ bị mất vốn.
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 90 đến dưới 180.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 – Nợ có nguy cơ bị mất vốn.
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên theo hợp đồng tín dụng
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại
  • Các khoản nợ tiếp tục để quá hạn sau khi được điều chỉnh lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ tiếp tục được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.


Về phía các tổ chức cho vay. Nợ xấu ở nhóm 1 và 2 có thể coi là nợ ít xấu, vẫn có khả năng thu hồi. Các nhóm 3, 4 5 là nợ xấu nhiều, có nguy cơ mất vốn rất cao.
Về phía khách hàng, thông tin lịch sử nợ xấu được lưu giữ trên CIC với thời hạn từ 3 đến 5 năm với các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên. Nhóm nợ xấu 1 và 2, khi có có nhu cầu muốn tiếp tục đăng ký vay bạn cần hoàn tất rất nhiều thủ tục.
Đặc biệt, những trường hợp nợ xấu trong nhóm 3, 4 và 5 thì hầu như là không thể nếu vẫn chưa thanh toán đủ và được xóa thông tin lưu trữ trên CIC.
Một số tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng mặc định không chấp nhận giao dịch với những khách hàng có nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

Có thể thấy, nợ xấu và nợ tốt đều gây tác động tiêu cực đến việc xét duyệt những cơ hội vay trong tương lai. Nhất là với nợ xấu nhóm 3, 4, 5.
Chính vì vậy khách hàng cần hết sức cẩn trọng, tránh để rơi vào các nhóm nợ xấu và có lưu vết trên CIC.

2. Cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

2.1 Dòng tiền là gì và tại sao cần tối ưu dòng tiền?

Dòng tiền được hiểu là sự chuyển động, lưu chuyển ra vào hay thu chi của các khoản tiền trong doanh nghiệp. Dòng tiền hiện được phân thành hai loại chính là: Dòng tiền ròng và Dòng tiền thuần.

Dòng tiền là nhân tố chính quyết định đến sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Quản lý dòng tiền là cách thức quản lý tiền sự chuyển động dòng tiền ra vào của doanh nghiệp xuyên suốt mọi hoạt động trong một bộ máy kinh doanh. Từ đó phân tích và đưa ra những quyết sách hợp lý để điều chỉnh, nhằm tối ưu dòng tiền.

Việc tối ưu dòng tiền trong kinh doanh là vô vùng quan trọng. Thông qua việc tối ưu dòng tiền, doanh nghiệp sẽ tăng hiệu quả kinh doanh, mang về lợi nhuận doanh thu tài chính cao cho doanh nghiệp. 

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

2. 2 Cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Lập kế hoạch tài chính

Việc đầu tiên để tối ưu dòng tiền chính là phải có một bộ phận quản lý tài chính. 

Đây sẽ là bộ phận chủ trì chính về lập kế hoạch tài chính gần và mục tiêu tài chính lâu dài. Ngoài ra còn quản lý thu chi. Đồng thời phân tích số liệu đưa ra kế hoạch chi tiết về nguồn vốn lưu động, tỷ suất lợi nhanh, kế hoạch cổ tức và giả định tài chính… 

Đội ngũ tài chính chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực tài chính sẽ là những nhân tố nhạy bén. Giúp doanh nghiệp kịp thời ứng phó trước các tình huống phát sinh bất thường của doanh nghiệp.
Việc lập kế hoạch dòng tiền từ những phân tích của bộ phận tài chính có chuyên môn rất quan trọng. Đây sẽ là những nhân tố chủ chốt giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền hiệu quả.

Quản lý các khoản phải thu chi

Cần xác định rõ ràng dòng tiền sẽ không nằm yên một chỗ mà thường xuyên phải luân chuyển cho các hoạt động thu chi, đầu tư, sản xuất,…

Muốn tối ưu dòng tiền trước hết cần quản lý tốt dòng tiền trong doanh nghiệp. Bộ phận tài chính cần phải kiểm soát được các khoản thu, chi của doanh nghiệp mình một cách rõ ràng, minh bạch. Cân đối không để chi vượt quá thu.
Nợ xấu và nợ tốt cũng là những thông tin bộ phận tài chính cần nắm vững để chuẩn bị cho những chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Tối ưu hóa nguồn vốn lưu động

Một trong những phương án tối ưu dòng tiền bền vững đó chính là đầu tư vào nhân lực, cơ sở vật chất và những hạng mục trọng điểm. Đây là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dòng tiền thuần. Tạo thêm nhiều lợi nhuận tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Một trong những ví dụ tối ưu hóa dòng tiền về nhân lực, chính là đầu tư vào bộ phận tài chính. Đây sẽ là bộ phận phân tích, lên kế hoạch và quản lý rủi ro dòng tiền chuyên nghiệp. Quyết định chính tới hiệu quả tối ưu dòng tiền.

Xác định hạng mục kinh doanh chính

Cần xác định rõ đâu là hạng mục chính của doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch tối ưu dòng tiền, tập trung đầu tư vào hạng mục nào để sinh lời bền vững. Lợi nhuận thu về là nguồn tiền thu vào, cũng là yếu tố luân chuyển dòng tiền trong một doanh nghiệp.

Ngoài ra, từ việc phân tích dòng tiền. Doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh cụ thể để đảm bảo sử dụng dòng tiền hữu ích. Mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng lợi nhuận.

Lựa chọn đối tác có tiềm năng

Chọn được đối tác kinh doanh tiềm năng, việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro và kế hoạch tối ưu nhiều hơn.
Kết hợp cùng những đối tác tiềm năng, khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ ổn định hơn rất nhiều. 

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Dự báo dòng tiền thường xuyên

Dự báo dòng tiền vào, ra thường xuyên để kịp thời đưa ra những phương án ứng phó với những rủi ro phát sinh là vực kỳ quan trọng nếu doanh nghiệp bạn muốn tối ưu dòng tiền.
Bộ phận tài chính với nhân lực chuyên nghiệp cần thường xuyên đưa ra những báo cáo vĩ mô để nhận định trước biến đổi dòng tiền. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp theo kế hoạch kinh doanh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang lại những kiến thức hữu ích dành cho bạn. 

Những dấu hiệu nhận biết lừa đảo khi vay tiền online

Hình thức vay tiền online dần trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Bằng cách tận dụng những lỗ hổng trong quy trình vay tiền online cũng như khai thác thông tin khách hàng trái phép, những hình thức lừa đảo khi vay tiền online cũng gia tăng một cách chóng mặt. Nhiều kẻ gian đã có những hành động lừa đảo đối với người dân nhẹ dạ cả tin. Nhất là khi dịch Covid còn đang diễn ra, nhu cầu vay tiền online càng trở nên cấp thiết, khiến cho người dân dễ dàng bỏ qua những dấu hiệu bất thường, từ đó “sập bẫy” kẻ gian. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết lừa đảo khi vay tiền online?

1. Các hình thức lừa đảo khi vay tiền online

Đây là hình thức lừa đảo phổ biến trong thời đại 4.0 ngày nay. Đầu tiên, kẻ gian sẽ xây dựng một website hoặc ứng dụng (App) có giao diện tương tự như các công ty tài chính hay tổ chức cho vay tín dụng phổ biến trên thị trường. Sau đó, thông qua các hình thức liên lạc như nhắn tin, gọi điện hay thậm chí là chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội để tiếp cận nạn nhân. Tiếp đến, kẻ gian sẽ dùng những nội dung hấp dẫn để dẫn dắt nạn nhân đến bước đăng ký vay và để lại thông tin. Sau khi có thông tin nạn nhân, kẻ gian sẽ giả làm nhân viên của công ty tài chính để tiến hành lừa đảo nạn nhân bằng nhiều cách.

Những dấu hiệu nhận biết lừa đảo khi vay tiền online

Bằng cách mua lại danh sách thông tin người dân từ các chợ đen chuyên buôn bán thông tin trên mạng, kẻ gian sẽ gọi điện hoặc nhắn tin cho nạn nhân để tiến hành lừa đảo. Một số nội dung mà kẻ gian thường dùng khi chủ động liên hệ với người dùng sẽ là:

a) Thông báo chương trình vay hấp dẫn: Kẻ gian thường đưa ra những chương trình vay hấp dẫn kèm theo đó là kêu gọi hành động (call to action) truy cập vào một website hay tải một ứng dụng lạ để tiến hành vay. Khi nạn nhân truy cập vào website hoặc tải ứng dụng có chứa mã độc, thông tin của nạn nhân sẽ bị kẻ gian trực lợi, bao gồm cả việc chiếm dụng tài khoản ngân hàng, hoặc tiến hành các bước như đã nêu ở trên.

b) Xác nhận thông tin cá nhân: Kẻ gian sẽ giả làm ngân hàng và thông báo tài khoản của người dùng đang chịu một khoản vay nhất định. Sau đó, yêu cầu người dùng truy cập một đường dẫn lạ để xác nhận nếu khoản vay đó không phải của bạn. Tiếp theo, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp mã xác thực (OTP) để xác minh số điện thoại đang liên lạc là chính chủ. Ngay sau khi cung cấp mã OTP thì số tiền trong tài khoản của bạn cũng sẽ không cánh mà bay.

2. Những dấu hiệu nhận biết lừa đảo khi vay tiền online.

Đây là một trong những dấu hiệu lừa đảo khi vay tiền online phổ biến tại Việt Nam. Đánh vào nhu cầu vay cấp thiết của người dùng, kẻ gian xây dựng tâm lý sao cho nạn nhân có cảm giác có thể đạt được khoản vay đó một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất. Do đó, kẻ gian thường sẽ loại bỏ những điều kiện vay khó khăn và cắt bớt quy trình thụ lý hồ sơ vay vốn. 

Đánh vào tâm lý thích vay tiền với lãi suất thấp, kẻ gian sẽ xây dựng chính sách lãi vay thấp hơn hẳn so với mặt bằng chung trên thị trường nhằm thu hút người đi vay để lại thông tin, từ đó trục lợi trên thông tin của khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như đã đề cập ở trên.

Các đối tượng lừa đảo vay tiền online thường sẽ không thể cung cấp một số thông tin nhất định liên quan đến hợp đồng vay như cách thức tính lãi theo dư nợ giảm dần, chính sách tất toán trước hạn,… Các thông tin này thường chỉ có chuyên viên tư vấn tín dụng mới có thể trả lời bạn một cách tường tận.

Những dấu hiệu nhận biết lừa đảo khi vay tiền online

Một dấu hiệu phổ biến khác dễ nhận ra ở hành vi lừa đảo vay tiền online là đưa ra yêu cầu nộp/thanh toán một khoản phí để có thể tiếp tục thực hiện hồ sơ vay. Một số yêu cầu thanh toán phổ biến đã từng được ghi nhận trong các vụ án lừa đảo bao gồm:

  1. Thanh toán phí hoàn tất thủ tục vay.
  2. Thanh toán phí sửa thông tin hồ sơ vay.
  3. Nộp phí giải ngân điện tử (rút tiền từ app về tài khoản ngân hàng cá nhân).
  4. Nộp một khoản phí để chứng minh thu nhập, khả năng tài chính trả nợ.
  5. Nộp phí bảo hiểm khoản vay.

Thường thì những cá nhân chọn cách đi vay tức là bản thân họ đã không có tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân. Do đó, trong trường hợp cần thu các khoản phí cần thiết cho hợp đồng vay, các đơn vị cho vay sẽ đề nghị trừ thẳng vào số tiền dự kiến giải ngân cho khách hàng thay vì bắt khách hàng nộp riêng khoản chi phí đó.

3. Cách thức phòng tránh lừa đảo khi vay tiền online.

Với tình trạng lừa đảo vay tiền online ngày càng phổ biến như hiện nay, các ngân hàng, đơn vị cho vay và cơ quan nhà nước đã có những cảnh báo đến toàn thể người dân lưu tâm hơn về túi tiền của mình, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Theo đó, cơ quan nhà nước cũng nêu ra một số cách thức phòng tránh lừa đảo như sau:

Những dấu hiệu nhận biết lừa đảo khi vay tiền online

  1. Không truy cập các đường dẫn được gửi từ số điện thoại, email hay tài khoản xã hội mà bạn không quen biết.
  2. Không cung cấp các thông tin cá nhân, đặc biệt là các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng một cách tùy tiện, nhất là mã xác thực (OTP).
  3. Tìm hiểu rõ các thông tin về đối tượng cho vay đang liên lạc là ai, địa chỉ ở đâu, chủ động đề nghị đến tận nơi để thực hiện hồ sơ vay nếu cần thiết.
  4. Luôn cảnh giác với những yêu cầu thanh toán trước, yêu cầu giải thích chi tiết các khoản chi phí nêu trên.
  5. Hãy luôn giữ bình tĩnh và tham khảo thông tin từ nhiều nguồn trước khi thực hiện các thao tác vay.
  6. Chuẩn bị trước cho mình những kiến thức cơ bản về các hình thức cho vay tín chấp  hiện nay bao gồm: các loại hình cho vay, điều kiện vay, lãi suất và hạn mức vay.

Trong bối cảnh toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid như hiện nay, kéo theo toàn bộ nền kinh tế đi xuống, việc các cá nhân bắt đầu có dấu hiệu khó khăn về mặt tài chính là điều dễ hiểu. Nhân cơ hội này, kẻ gian cũng sẽ hoạt động tích cực hơn trong các hành vi lừa đảo của mình. Bọn chúng sẽ không ngừng thay đổi cách làm để có thể chiếm đoạt tài sản của người khác. Người dân cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định để không bị rơi vào cái bẫy của kẻ lừa đảo khi vay tiền online. Khi có nhu cầu vay, nãy cập nhật thông tin và liên hệ các kênh chính thống của ngân hàng, công ty tài chính hoặc tổ chức tín dụng để nhận tư vấn làm thủ tục vay. Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu lừa đảo khi vay tiền online, người dân cần báo cáo ngay cho các đơn vị chức năng có thẩm quyền để xử lý.

7 chiến thuật giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ

Các chiến dịch Marketing đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định vị thương hiệu cũng như thành bại của một doanh nghiệp. Đây cũng là hoạt động. Những thương hiệu lớn có thể phải chi số tiền khổng lồ với kỳ vọng chiến dịch marketing của mình đạt hiệu quả tốt nhất. Vậy bí quyết nào giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ hơn cho chiến dịch Marketing của mình không? 

7 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ, tối ưu chi phí 

Dưới đây là tổng hợp 8 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ, tối ưu chi phí hơn cho chiến dịch Marketing của mình. Phù hợp với cộng đồng Startup, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

1. Social Media Marketing: Tiếp thị thông qua những nền tảng mạng xã hội

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, nếu làm một cuộc khảo sát thì sẽ có đến 95% các chuyên gia bình chọn “Mạng xã hội là kênh tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay”.

Các nền tảng mạng xã hội với số người dùng và lượt tương tác “khủng” như Facebook, Tik Tok, Instagram, Gmail, Blog, Zalo, Twitter,…đã trở thành một phần trong cuộc sống số của những dân cư thời 4.0

7 chiến thuật giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ
Theo kết quả thống kê, Facebook hiện có 3 tỷ người dùng. Instagram cũng có 800 triệu người dùng và Twitter cũng đạt ngưỡng 300 triệu. Chắc chắn con số này sẽ ngày càng tăng lên.

Đừng bỏ qua cơ hội chạy quảng cáo rẻ trên nền tảng này. 

Hãy tận dụng cơ hội khi hiện nay chủ yếu các mạng xã hội vẫn đang mở. Chúng miễn phí và có sự kết nối vô cùng mạnh mẽ dành cho bất cứ doanh nghiệp nào. 

Đặc biệt Social Media Marketing còn có thể tạo ra những hiệu ứng viral vô cùng mạnh mẽ. Vượt xa những giới hạn về không gian hay khoảng cách. 

Social Media Marketing là giải pháp tiết kiệm và thông minh. Bạn có thể có phương án chạy quảng cáo rẻ đến mức chỉ mất chi phí là một đoạn video hay tin tức ngắn.

Sức mạnh lớn nhất của mạng xã hội là ở tốc độ lan truyền. Khi tiếp cận được một người dùng thôi thì cũng có thể tác động tới tệp khách hàng rất lớn phía sau là người thân và bạn bè của họ.

Lợi ích lớn nhất của việc sử dụng nền tảng mạng xã hội vào Marketing chính là chúng cung cấp một cơ sở dữ liệu người dùng cực lớn và chi tiết. 

Thông qua những khảo sát hay định hướng hành vi người dùng. Marketer có được những thông tin như: Khách hàng có ý thích sản phẩm hay thương hiệu của mình hay không, có thường xuyên ghé thăm và sẵn sàng chi trả hay không. Khách hàng có sở thích và thói quen tiêu dùng như thế nào? Từ đó xác định được lượng khách hàng tiềm năng và đưa ra những chính sách truyền thông hợp lý.

Social Media Marketing trên các nền tảng mạng xã hội còn là phương tiện lý tưởng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. 

Bạn có thể tạo fanpage, tạo nhóm riêng hay hashtag,… để gây dựng cộng đồng khách hàng quen của thương hiệu. Hỗ trợ hay tư vấn giải đáp thắc mắc và đẩy mạnh thêm Remarketing.

2. SEO (Search Engine Optimization)

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây chắc chắn là kiến thức nằm lòng của những người làm Marketing hiện đại.

Không làm phân tâm và lôi kéo khách hàng như kiểu tiếp thị truyền thống, SEO bền vững và ổn định hơn khi dựa vào từ khóa tìm kiếm để dẫn dắt người dùng đến với những website mà họ quan tâm. 

7 chiến thuật giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ
SEO giúp bạn thu về một lượng lead rất lớn. Độ tin cậy vào website cũng tăng lên đáng kể nếu bạn tối ưu SEO. Đem lại nhiều uy tín hơn cho doanh nghiệp.

Tất nhiên, bạn chắc chắn cần luôn cập nhật và nâng cao chất lượng để giữ chân khách hàng. Hãy để khách hàng không chỉ ghé thăm mà còn chịu rút hầu bao ra đón nhận sản phẩm.

3. Content Marketing: Tiếp thị nội dung

Content Marketing cũng là một trong những cách giúp doanh nghiệp chạy quảng cáo giá rẻ và ít tốn kém dành cho các doanh nghiệp.

Hãy chọn những nội dung sáng tạo, bắt trend để tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng nhiều nhất có thể.

Với Content Marketing, Marketer phải xác định ngay từ đầu sẽ có một lượng lớn những khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình vì “tò mò”. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ chuyển đổi khách hàng cũng có cơ hội cao hơn. Nếu nội dung của bạn đủ hấp dẫn khách hàng từ “tò mò” đến “muốn khám phá”.

4. Video Marketing: Tiếp thị qua video

Video marketing đang là xu hướng marketing đang gặt hái được nhiều thành công hiện nay. Nhất là trên nền tảng Tik Tok và Youtube, Facebook.

Theo số liệu thống kê, mỗi ngày có tới 1 tỷ giờ video được xem trên YouTube. Con số này thậm chí còn cao hơn gấp nhiều lần đối với Tik Tok hay Facebook.
Tiềm năng phát triển của video marketing lúc này là điều không cần bàn cãi. 

Video marketing không tốn quá nhiều chi phí. Điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của bạn so với những người làm video khác là ý tưởng và cách thể hiện. 

Bạn có thể cắt giảm chi phí cho video bằng cách sử dụng stock footage và điều chỉnh thời lượng video. Sau đó đăng tải video trực tiếp lên các tài khoản mạng xã hội của công ty hay các phương tiện truyền thông miễn phí. 

Video marketing chắc hẳn là một trong những cách chạy quảng cáo giá rẻ mà hầu hết doanh nghiệp đều đã – đang tận dụng.

5. Sử dụng biển hiệu

Sử dụng biển hiệu là một trong những cách Marketing truyền thống hiện nay vẫn còn khá hữu ích..

Một biển hiệu ấn tượng có tác động thị giác mạnh mẽ tới khách hàng. Lôi cuốn, mời gọi khách bước quan tâm đến cửa hàng của bạn. 

Biển hiệu cũng tăng tính định vị cho thương hiệu mà không tốn quá nhiều chi phí. Đầu tư một lần nhưng thời gian duy trì khá lâu. Xét về lâu dài, đây cũng là một trong những phương án chạy quảng cáo rẻ và gây được ấn tượng mạnh với khách hàng.

6. Partnership marketing: Hợp tác tiếp thị 

Giữa thời đại bùng nổ mạng xã hội, thế giới mở như hiện nay. Việc hợp tác và kết nối là vô cùng quan trọng. 

Partnership marketing không chỉ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn khách hàng của nhau mà còn tận dụng sức mạnh các yếu tố khác như: Mạng lưới phân phối, hạ tầng hay thương hiệu.

 Có những sự kết hợp tạo nên kỳ tích và mang đến lợi ích tích cực cho tất cả các bên. Nổi bật trong số đó có thể kể đến hình thức tài trợ cho các chương trình truyền hình, Gameshow ăn khách

7 chiến thuật giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ
Khi MC giới thiệu một gameshow có nhắc đến các nhà tài trợ – Đó chính là hợp tác tiếp thị.

Khi ghé những quán ăn, trung tâm thương mại hay shop quần áo phụ kiện từ nổi tiếng đến bình dân, bạn thấy có logo của những ứng dụng tìm kiếm, giao hàng như Foody, Grab, Gojek, quét mã QR Zalo, VNPay,…Đó cũng là hợp tác tiếp thị.

Partnership marketing tận dụng nguồn lực marketing của cả hai bên để cùng mang lại lợi ích chung. 

Đây là một trong những phương án chạy quảng cáo rẻ, phù hợp với những doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp tối ưu về chi phí cho những chiến dịch Marketing của mình.

7. Email Marketing: Tiếp thị qua email

Email Marketing  là một trong những phương án chạy quảng cáo rẻ, tiết kiệm chi phí. Nhưng hiện nay tại Việt Nam, tiếp thị qua email vẫn chưa được biết đến rộng rãi.

Email là một trong những cách thức tiếp cận trực tiếp. Dễ dàng tạo ấn tượng và thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

Để email marketing có hiệu quả, hãy tận dụng các công cụ gửi mail tự động như: Email cảm ơn, mail thông báo giao dịch thành công, email nhắc nhở thanh toán, mail gửi các chương trình khuyến mãi,..

Hiện nay các trang thương mại điện tử đang sử dụng khá tốt hình thức chạy quảng cáo giá rẻ này. Chi phí cho các dịch vụ như vậy không quá đắt đỏ nhưng tỷ lệ chuyển đổi thu lại rất tích cực. 

Có một điều cần lưu ý khi doanh nghiệp chọn hình thức Email Marketing, đó là nên cá nhân hóa các email gửi đi. Tức là từng nhóm khách hàng khác nhau nên nhận được nội dung khác nhau. 

Điều này vừa tạo ấn tượng chuyên nghiệp, vừa khiến khách hàng có cảm giác được quan tâm nhiều hơn là những email gửi hàng loạt. 

Ngoài ra, theo thống kê thì những email có tên miền là doanh nghiệp thường được đánh giá cao hơn những email cá nhân. 

Đừng bỏ qua chạy quảng cáo giá rẻ này nhé, chúng sẽ mang lại hiệu quả khiến bạn bất ngờ đấy!

Một số lưu ý giúp hoạt động tối ưu chi phí các chiến dịch Marketing đạt hiệu quả

Tối ưu chi phí để đạt được tỉ lệ ROI (Return On Investment) ở mức tối đa chắc chắn là kỳ vọng của rất nhiều doanh nghiệp sau mỗi chiến dịch Marketing. Hãy lưu ý những điều sau đây để tổng thể chiến dịch Marketing của bạn không đi sai hướng.

1. Tối ưu phân phối quảng cáo

Hãy phân tích kỹ những thông tin thu thập được trước khi lên kế hoạch Marketing. Bạn cần hiểu rõ tệp khách hàng mình muốn hướng đến. Bao gồm các thông tin như độ tuổi, thu nhập, xu hướng mua hàng,..Càng nhiều thông tin đầu vào, kế hoạch càng chi tiết. 

Target càng đúng và chi tiết về đối tượng khách hàng muốn hướng đến thì chiến dịch quảng mới nhắm được đúng đối tượng mục tiêu.

Điều này giúp tránh lãng phí ngân sách. Tối ưu hóa chi phí cho những đối tượng không thuộc khách hàng mục tiêu. 

Ngoài ra, thường xuyên xem xét các chỉ số báo cáo cũng giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chiến dịch. Kịp thời điều chỉnh lại target để có những hoạt động phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

2. Nhận định đúng tệp khách hàng tiềm năng

Xác định tệp khách hàng tiềm năng là kỹ năng cốt lõi trong Marketing. Chắc chắn không doanh nghiệp nào muốn bỏ chi phí quảng cáo sản phẩm cho những người không cần đến chúng. 

3. Bắt trend xu hướng marketing

Sáng tạo luôn là yếu tố quan trọng trong Marketing. Ai có cách thức tiếp cận khách hàng mới nhất, ấn tượng hơn sẽ có khả năng thu hút khách hàng nhiều hơn. 

Hãy tận dụng các nền tảng xã hội. Biến những thứ đang là trend trở thành công cụ giúp truyền tải thông điệp của bạn một cách thông minh. 

Nhanh nhất và độc đáo nhất là bí quyết thu hút khách hàng không bao giờ lỗi mốt.

Bài viết “7 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ hơn cho chiến dịch Marketing” hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn. 

1 Đô bằng bao nhiêu tiền Việt Nam: Đổi Đô La Mỹ (USD) sang tiền Việt Nam (VND)

Open post

1 Đô bằng bao nhiêu tiền Việt: Đổi Đô La Mỹ (USD) sang tiền Việt Nam (VND)

Câu trả lời trực tiếp cho thắc mắc “Một Đô bằng bao nhiêu tiền Việt Nam” là một đô la Mỹ (USD) bằng 23,450. VND tại thời điểm viết bài ( Nguồn từ Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, 2023)

Tỷ giá
1 Đô la Mỹ = 23.606 VND
Bằng chữ Hai mươi ba nghìn sáu trăm linh sáu Đồng Việt Nam

Đô la Mỹ (USD) là loại ngoại tệ mạnh nhất trên thế giới và cũng là đồng tiền giao thương thống trị trên toàn cầu. Do đó, nếu bạn dự định xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư Forex, du lịch, du học,...tại Hoa Kỳ thì bạn cần cập nhật tỷ giá quy đổi USD sang VND và ngược lại.

Trong bài viết hôm nay, jenfi.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc về USD, cách quy đổi 1 Đô bằng bao nhiêu tiền Việt, 1 triệu đô bằng bao nhiêu tiền Việt,...một cách nhanh nhất.

Nếu bạn đang kinh doanh vừa và nhỏ, Jenfi.vn có thể giúp bạn tiếp cận nguồn vốn để tăng trưởng với lãi suất chỉ từ 7% năm. 

USD (United States Dollar) - Đồng bạc xanh là gì

Đơn vị tiền tệ chính thức của xứ cờ hoa là Đô la Mỹ, hay thường gọi tắt là “đô”. Đô Mỹ được Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) phát hành và quản lý, sử dụng để lưu thông tại Hoa Kỳ.

Có một thực tế thú vị là, vì USD là ngoại tệ mạnh nhất nên loại tiền tệ này được sử dụng để lưu trữ giá trị ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo dữ liệu từ FED, tính đến 2004 thì Hoa Kỳ đã lưu hành 700 tỷ USD tiền giấy, và hai phần ba số tiền này nằm ở nước ngoài.

Ngoài Hoa Kỳ, một số quốc gia khác cũng dùng “đô la Mỹ” để làm đơn vị tiền tệ trong thực tế bao gồm: Ecuador, El Salvador, Quần Đảo Marshall, Micronesia, Palau, Đông Timor và Zimbabwe…

  • Mã ISO 4217: USD
  • Đơn vị: 
    • 1/10 - Dime
    • 1/100 - cent
    • 1/1000 - Mill
  • Ký hiệu: $ và US$

Các loại tiền đô la Mỹ: tiền kim loại (tiền xu) và tiền giấy

7 loại tiền xu đô la Mỹ

1 đô bằng bao nhiêu tiền việt

Các mệnh giá tiền kim loại tại Hoa Kỳ bao gồm: 

  • 1¢ (penny)
  • 5¢ (nickel)
  • 10¢ (dime)
  • 25¢ (quarter)
  • 50¢ (nửa đô la, không thịnh hành)
  • $1 (không thịnh hành).

7 loại tiền giấy đô la Mỹ

1 đô bằng bao nhiêu tiền việt

Các loại tiền giấy USD phổ biến có mệnh giá từ 1 đến 100 USD. Hoa Kỳ từng in tiền giấy với mệnh giá lớn như $500, $1.000, 5,000 USD, 10,000 USD, 100,000 USD trước đây, tuy nhiên các mệnh giá này đã ngừng lưu thông từ 1969.

  • 1 USD (tổng thống George Washington mặt trước, Dấu ấn Hoa Kỳ mặt sau)
  • 2 USD (tổng thống George Washington mặt trước, Tuyên ngôn độc lập mặt sau)
  • 5 USD (tổng thống Thomas Jefferson mặt trước, Tượng đài Lincoln mặt sau)
  • 10 USD (tổng thống Alexander Hamilton mặt trước, Tòa ngân khố mặt sau)
  • 20 USD (tổng thống Andrew Jackson mặt trước, Nhà Trắng mặt sau)
  • 50 USD (tổng thống Ulysses S. Grant mặt trước, Tòa Quốc hội mặt sau)
  • 100 USD (tổng thống Benjamin Franklin mặt trước, Toà Độc lập mặt sau)

Đổi USD sang VND: Công thức đổi USD sang tiền Việt

Tỷ giá USD và VND biến động hằng ngày, tuy nhiên trong vài năm trở lại đây thì tỷ giá Đô la Mỹ sang VND không quá biến động, chỉ dao động trong biên độ 1 USD khoảng 22,500 đến 23,000 VND.

1 đô bằng bao nhiêu tiền việt

Tỷ giá USD/VND trong năm qua

Để đơn giản, bạn có thể đổi USD  sang tiền Việt bằng cách nhân với 22,500.

Bảng chuyển đổi USD sang VND

USD

VND

1 USD 23,437.1 VND
5 USD 117,186 VND
10 USD 234,371 VND
25 USD 585,928 VND
50 USD 1,171,860 VND
100 USD 2,343,710 VND
500 USD 11,718,600 VND
1,000 USD 23,437,100 VND
5,000 USD 117,186,000 VND
10,000 USD 234,371,000 VND
50,000 USD 1,171,860,000 VND

 

Như vậy:

  • 1 nghìn đô bằng 23,5 triệu tiền Việt tùy thời điểm quy đổi 
  • 1 triệu đô bằng 23 ,5tỷ tiền Việt tùy thời điểm quy đổi 
  • 1 tỷ đô bằng 22 nghìn - 23 nghìn tỷ tiền Việt tùy thời điểm quy đổi 

Đổi VND sang USD: Công thức đổi tiền Việt sang USD

Bảng chuyển đổi VND sang USD

VND

USD

1 VND 0.0000426674 USD
5 VND 0.000213337 USD
10 VND 0.000426674 USD
25 VND 0.00106668 USD
50 VND 0.00213337 USD
100 VND 0.00426674 USD
500 VND 0.0213337 USD
1,000 VND 0.0426674 USD
5,000 VND 0.213337 USD
10,000 VND 0.426674 USD
50,000 VND 2.13337 USD

Tỷ giá mua bán USD tại ngân hàng Việt Nam 2023

Cập nhật tỷ giá mua bán USD hôm nay tại các ngân hàng tại Việt Nam như sau (đơn vị 1 USD đổi lấy VND). Nguồn  tham khảo từ nhiều nguồn trên internet, bạn nên kiểm tra tỷ giá quy đổi trực tiếp tại  Ngân Hàng để có kết quả cập nhật chính xác thục tế.

Ngân hàng Mua tiền mặt Bán tiền mặt Mua chuyển khoản Bán chuyển khoản
ABBank 23.550 23.820 23.570 23.820
ACB 23.590 23.790 23.610 23.790
Agribank 23.580 23.820 23.600  
Bảo Việt 23.550   23.550 23.850
BIDV 23.540 23.820 23.540  
CBBank 23.570   23.590 23.790
Đông Á 23.600 23.780 23.600 23.780
Eximbank 22.590 23.790 23.610  
GPBank 23.660 23.860 23.680  
HDBank 23.730 23.050 23.750  
Hong Leong 23.560 23.840 23.580  
HSBC 23.615 23.795 23.615 23.795
Indovina 23.600 23.795 23.610  
Kiên Long 23.580 23.780 23.600  
Liên Việt 23.570 23.775 23.580  
MSB 23.570 23.850    
MB 23.555 23.845 23.565 23.845
Nam Á 23.520 23.850 23.570  
NCB 23.580 23.810 23.600 23.870
OCB 23.543 23.119 23.563 23.729
OceanBank 23.570 23.775 23.580  
PGBank 23.550 23.780 23.600  
PublicBank 23.505 23.820 23.540 23.820
PVcomBank 23.580 23.840 23.550 23.840
Sacombank 23.555 23.842 23.575 23.832
Saigonbank 23.580 23.780 23.600  
SCB 23.680 24.200 23.680 23.880
SeABank 23.570 23.950 23.570 23.850
SHB 23.570 23.830 23.580  
Techcombank 23.560 23.836 23.555  
TPB 23.480 23.820 23.540  
UOB 23.500 23.850 23.550  
VIB 23.550 23.830 23.570  
VietABank 23.575 22.795 23.605  
VietBank 23.580   23.600 23.780
VietCapitalBank 23.550 22.850 23.570  
Vietcombank 23.510 22.820 23.540  
VietinBank 23.540 22.840 23.560  
VPBank 23.550 22.850 23.570  
VRB 23.570 22.850 23.580  

Đổi USD ở đâu uy tín?

Theo quy định của nhà nước, cá nhân chỉ được mua bán, trao đổi ngoại tệ (trường hợp này là USD) tại các tổ chức được phép mua bán như ngân hàng, công ty tài chính. 

Do đó, bạn có thể đến bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam để đổi USD lấy VND hoặc dùng VND để mua USD. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có tỷ giá USD/VND khác nhau, đồng thời cũng có quy định, thủ tục mua bán khác nhau. Do đó, bạn hãy liên hệ các ngân hàng trên trước khi đến ngân hàng để tư vấn thủ tục trước khi đến quầy giao dịch. 

Ngoài phương thức mua bán USD tại ngân hàng, kênh đổi USD sang VND tại các tiệm vàng bạc trang sức cũng khá phổ biến (hay còn thường gọi là thị trường chợ đen). Tuy việc đổi tiền USD tại tiệm vàng thuận lợi hơn vì bạn không cần các loại thủ tục rườm rà như đổi tại ngân hàng, nhưng có rủi ro bị phạt nếu chính quyền phát hiện vì hoạt động này trái pháp luật.

Nếu bạn đang kinh doanh vừa và nhỏ, Jenfi.vn có thể giúp bạn tiếp cận nguồn vốn để tăng trưởng với lãi suất chỉ từ 7,5% năm. 

Tạm kết

Với thông tin 1 đô bằng bao nhiêu tiền Việt, 1 triệu đô bằng bao nhiêu tiền Việt, 1 tỷ đô bằng bao nhiêu tiền Việt mà jenfi.vn chia sẻ  trong bài viết, hy vọng bạn có thêm nguồn thông tin tham khảo về USD cũng như biết cách quy đổi USD sang VND đơn giản, nhanh chóng nhất. 

Nếu bạn quan tâm đến các loại tiền tệ khác, hãy đọc loạt bài với chủ đề quy đổi tiền tệ của Jenfi để tìm hiểu thêm. 

 

 

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Coinbase là gì? Phí giao dịch trên sàn Coinbase bao nhiêu 2023?

Open post

Coinbase là gì? Phí giao dịch trên sàn Coinbase là bao nhiêu?

coinbase là gì

Cập nhật: 2023

Khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính, việc tìm kiếm một sàn giao dịch uy tín là điều vô cùng quan trọng, quyết định 50% khả năng thành công của nhà đầu tư. Trong rất nhiều sàn giao dịch tiền điện tử, Coinbase được đánh giá là sàn uy tín, an toàn và phí cạnh tranh. Để hiểu rõ hơn về sàn Coinbase là gì, mức phí giao dịch và cách đăng ký tài khoản trên sàn, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.

Coinbase là gì? 

coinbase là gì

Coinbase là sàn giao dịch tiền điện tử được chính thức ra mắt thị trường từ năm 2012, với trụ sở chính đặt tại San Francisco, Hoa Kỳ. Cho đến nay, sau 10 năm xây dựng và phát triển, Coinbase đã mở rộng thêm 2 văn phòng đại diện tại New York và Tokyo, hỗ trợ giao dịch cho hơn 12 triệu người dùng trên 35 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Tại 35 quốc gia có trong danh sách phục vụ của Coinbase, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán tiền điện tử thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, chức năng này chưa được hỗ trợ tại Việt Nam. Do đó, ở Việt Nam, các trader thường sử dụng Coinbase như một loại ví điện tử vì có thể khởi tạo và lưu trữ các loại tiền điện tử miễn phí. Đặc biệt với những trader chuyên nghiệp sẽ thực hiện giao dịch trên nền tảng Coinbase Pro độc quyền. 

Dịch vụ chính của sàn giao dịch Coinbase 

coinbase là gì

Sàn Coinbase hiện đang hỗ trợ 4 dịch vụ chính là:

  • Giao dịch mua bán tiền ảo. 
  • Hỗ trợ giao dịch trực tuyến. 
  • Hỗ trợ dịch vụ thương mại điện tử. 
  • Áp dụng nền tảng kỹ thuật số API độc quyền. 

Đánh giá ưu và nhược điểm của sàn Coinbase 

coinbase là gì

Ưu điểm Nhược điểm
  • Sàn uy tín, có tên tuổi, lịch sử lâu năm.
  • Giao dịch có tính thanh khoản cao. 
  • Cài đặt và sử dụng đơn giản, dễ dàng. 
  • Bảo mật tuyệt đối thông tin người dùng. 
  • Chỉ hỗ trợ giao dịch một số đồng tiền điện tử cơ bản. 
  • Dịch vụ khách hàng chưa được chuyên nghiệp.
  • Hình thức thanh toán còn hạn chế. 
  • Thời gian xác nhận giao dịch thành công lâu hơn khi giao dịch tại Blockchain.
  • Ở một số quốc gia không thể sử dụng hết tính năng của Coinbase. 
  • Một số loại phí cao hơn so với đối thủ. 

Hướng dẫn cách dùng ví Coinbase 

Cách tạo ví Coinbase 

Để tạo ví Coinbase, người dùng thực hiện các thao tác sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web của Coinbase, lựa chọn ngôn ngữ English. 
  • Bước 2: Chọn phần “Sign Up” ( tức là đăng ký). Tiếp theo, điền đầy đủ các thông tin yêu cầu trên màn hình giao diện như First name (tên), last name ( họ), email, password ( mật khẩu), tích vào ô “tôi không phải người máy” và ô điều khoản của trang. Sau đó chọn “Create account” - tạo tài khoản mới. 
  • Bước 3: Kiểm tra tài khoản email có mail từ hệ thống gửi về để xác nhận thiết lập tài khoản thành công. Mở mail và chọn vào phần “Verify email address” để xác minh tài khoản và bắt đầu sử dụng”.

Những tính năng của ví Coinbase

Ví Coinbase có một số tính năng nổi bật như:

  • Dashboard: mục này thể hiện tổng quát về ví Coinbase.
  • Buy/Sell: Mua bán trao đổi coin, nhưng chỉ hỗ trợ cho người dùng ở Mỹ hoặc châu Âu. Những người dùng ở Việt Nam chưa thể thực hiện giao dịch. 
  • Send/Request: thực hiện gửi và nhận BTC hoặc ETH từ địa chỉ ví này đến địa chỉ ví khác. 
  • Setting: thiết lập thông tin cá nhân, bảo mật…
  • Tool: hỗ trợ tạo địa chỉ để nhận BTC hoặc ETH. Người dùng sử dụng 1 tài khoản có thể tạo khoản 200 địa chỉ khác nhau, quản lý và kiểm soát dễ dàng. 

Cài bảo mật ví Coinbase 

Bước thiết lập bảo mật 2 lớp 2FA là bước quan trọng nhất khi sử dụng bất kỳ loại ví điện tử nào kể cả Coinbase. Các bước thiết lập như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào link https://www.coinbase.com/settings/security_settings
  • Bước 2: Chọn phần “Enable Authenticator”. Sau đó chọn quốc gia Việt Nam và điền số điện thoại bạn đang sử dụng vào và nhấn “Next”. 
  • Bước 3; Quét mã QR code trên màn hình và nhập mã code bảo mật để thiết lập. Sau đó click ô Enable là đã hoàn thành các bước thiết lập bảo mật 2FA trên ví Coinbase. 

Cách tạo địa chỉ ví trên Coinbase 

Người dùng cần lưu ý rằng, các loại ví BTC, ETH hay LTE trên Coinbase đều có 2 loại ví là ví chính và ví phụ. Trong đó, khi ví chính nhận được tiền từ một giao dịch, nó sự tự động đổi địa chỉ mới còn địa chỉ  cũ sẽ vào phần danh sách ví cũ.  Vì vậy, trước khi thực hiện mỗi giao dịch, người dùng cần phải check lại địa chỉ ví mới. 

Để lấy địa chỉ ví mới, bạn chỉ cần chọn phần “Account” sau đó click vào ô “Receive” và chọn “Show Address” và copy địa chỉ ví mới. Để tạo địa chỉ ví phụ, bạn vào mục Tool, phần Address và click và ô “Create New Address”. 

Cách chuyển tiền điện tử từ ví Coinbase sang ví khác

Thao tác chuyển tiền từ tài khoản Coinbase sang tài khoản khác đơn giản như sau:

  • Bước 1: Chọn phần “Send/Request” và click vào ô Send.
  • Bước 2: Copy địa chỉ ví và nhập vào ô Recipient.
  • Bước 3: Chọn loại tiền muốn chuyển và nhập số lượng cần chuyển.
  • Bước 4: Điền nội dung chuyển nếu có và nhấn “Send Funds”. 

Phí giao dịch trên sàn Coinbase 

Khi giao dịch trên sàn Coinbase, mức phí sẽ ở mỗi khu vực khác nhau sẽ tính khác nhau (chênh lệch khoản 0,5%). Điển hình ở sàn Coinbase Hoa Kỳ thì mức phí sẽ được áp dụng là:

  • Giao dịch nhỏ hơn hoặc tối đa 10 USD thì phí là 0,99 USD.
  • Giao dịch từ 10 đến 25 USD thì phí áp dụng mức 1,49 USD.
  • Giao dịch từ 25 đến 50 USD thì mức phí là 1,99 USD.
  • Giao dịch từ 50 đến 200 USD, phí là 2,99 USD.

Riêng với nền tảng Coinbase Pro thì mức phí sẽ thấp hơn. Miễn phí giao dịch gửi và rút khi chuyển khoản ACH hoặc tài sản kỹ thuật số. 

Hình thức thanh toán trên sàn Coinbase 

3 hình thức thanh toán đang áp dụng trên sàn Coinbase là:

  • Sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ Visa hoặc MasterCard: Phí giao dịch tiền điện tử qua những loại thẻ này là 3,99% ( không hỗ trợ thẻ tín dụng). Các loại thẻ không có bảo mật 3D thì người dùng sẽ cần phải thực hiện chuyển theo SEPA.
  • Sử dụng ví Paypal để rút tiền. 
  • Giao dịch chuyển khoản ngân hàng để mua bán tiền điện tử với mức phí thấp. Thời gian xử lý giao dịch từ 1 đến 5 ngày làm việc. Ở Hoa Kỳ sẽ chuyển khoản ACH còn ở châu Âu và Anh thì chuyển khoản SEPA. 

So sánh Coinbase và Binance 

coinbase là gì

Đặc điểm Sàn Coinbase Sàn Binance 
Giao diện  Giao dịch thân thiện với người dùng, dễ sử  dụng. Thích hợp với những nhà đầu tư  có kinh nghiệm. Có 2 chế độ xem là chế độ nâng cao và chế độ cơ bản. 
Hạn mức Đối với các tài khoản tại Hoa Kỳ đã thực hiện xác minh thì giới hạn giao dịch tối đa 5000 USD/ tuần.  Tài khoản đã xác minh có thể giao dịch tối đa 50 BTC/ngày, còn chưa xác minh sẽ chỉ có thể giao dịch dưới 2 BTC/ngày.
Số lượng coin mà sàn hỗ trợ giao dịch Sàn giao dịch 17 đồng coin/token phổ biến. Hỗ trợ giao dịch trên 466 cặp coin.
Phí giao dịch Giao dịch trên Coinbase Pro dưới 10000 USD/tháng trong thời gian 30 ngày trước sẽ mất phí 0,5% áp dụng cho cả người nhận và người gửi.  Giao dịch trên Binance dưới 50000 USD trong 30 ngày sẽ mất phí giao ngay là 0,1%, phí mua bán tức thì là 0,5%, được giảm giá 25% nếu thực hiện thanh toán bằng BNB.
Bảo mật Hệ thống bảo mật hiện đại, hỗ trợ bảo hiểm FDIC bảo vệ người dùng tối đa 250000 USD ( chỉ dành cho người ở Hoa Kỳ). Bảo mật xác thực 2 yếu tố 2FA, xác thực SMS, xác thực U2F.

Kết luận 

Coinbase là gì? Coinbase sàn giao dịch tiền điện tử có lịch sử lâu năm, uy tín và đảm bảo an toàn. Hiện tại ở Việt Nam, người dùng không thể thực hiện giao dịch mua bán coin trên sàn Coinbase mà sẽ sử dụng tương tự như một loại ví điện tử, giúp lưu trữ các đồng coin an toàn.

Câu Hỏi Thường Gặp

Trụ sở sàn Coinbase hiện nay ở đâu?

Coinbase Global hiện nay hoạt động dưới hình thức remote - tất cả nhân viên đều làm việc từ xa và công ty thiếu trụ sở chính. Đây là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất ở Hoa Kỳ tính theo khối lượng giao dịch. Vào tháng 5 năm 2020, Coinbase thông báo đóng cửa trụ sở chính ở San Francisco, California và chuyển sang hoạt động từ xa, một phần trong làn sóng một số công ty công nghệ lớn đóng cửa trụ sở tại San Francisco sau đại dịch COVID-19.

Những điều bạn nên biết về Coinbase trong 2023?

Coinbase cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ bao gồm trao đổi lưu ký, ví không lưu ký và nhiều tùy chọn giao dịch và đặt cược. Coinbase hỗ trợ nhiều loại tiền điện tử, bao gồm Bitcoin, Ethereum, Litecoin và nhiều loại khác. Coinbase có ứng dụng và trang web dành cho thiết bị di động thân thiện với người dùng, cũng như nhóm hỗ trợ khách hàng để trợ giúp mọi vấn đề hoặc thắc mắc.

Sàn cung cấp nền tảng an toàn và sử dụng một loạt các biện pháp bảo mật để bảo vệ tiền và dữ liệu của người dùng.

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt nhất 2022?

Open post

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt nhất 2022?

nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào

Gửi tiết kiệm ngân hàng được biết đến là một hình thức đầu tư sinh lời truyền thống, có rất nhiều người sử dụng vì độ an toàn cao, lãi suất ổn định. Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt nhất trên thị trường hiện nay? Cập nhật bảng lãi suất gửi tiết kiệm 2022 trong bài dưới đây từ Jenfi.vn. 

Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì? 

Khi bạn có một khoản tiền tích lũy và chưa có kế hoạch sử dụng trong một khoảng thời gian, và muôn đầu tư sinh lời hiệu quả thì gửi tiết kiệm ngân hàng chính là hình thức an toàn, ít rủi ro, lợi nhuận ổn định nhất hiện nay. 

Các hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng 

nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào

Các ngân hàng thương mại hiện nay đang cung cấp 4 sản phẩm gửi tiết kiệm khác nhau:

  • Gửi tiết kiệm không kỳ hạn: không quy định thời hạn đáo sổ, có thể rút tiền về bất cứ lúc nào cần nhưng lãi suất khá thấp.
  • Gửi tiết kiệm có kỳ hạn: gửi trong một khoảng thời gian cố định ( ví dụ như 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng, 60 tháng…). Lãi suất khi gửi có kỳ hạn khá cao, cao hơn nhiều so với gửi không kỳ hạn. Tuy nhiên, nếu rút tiền về trước hạn sẽ tính theo mức lãi suất của gửi tiết kiệm không kỳ hạn. 
  • Gửi tiết kiệm bậc thang: với hình thức này, khách hàng gửi càng nhiều tiền thì lãi suất càng cao. Số tiền gửi tiết kiệm thường quy định tối thiểu 100 triệu đồng. 
  • Tiết kiệm gửi góp: Khách hàng có thể gửi thêm tiền trong thời gian kỳ hạn tiết kiệm.

Ưu điểm khi gửi tiết kiệm ngân hàng

Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như: 

  • Có thể lựa chọn nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhau, có thể gửi trực tiếp tại quầy hoặc gửi tiết kiệm online nếu đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking hoặc Mobile Banking của ngân hàng. 
  • Lựa chọn kỳ hạn gửi linh hoạt theo nhu cầu cá nhân. 
  • Số tiền gửi tối thiểu từ 1 triệu đồng.
  • Lãi suất khá ưu đãi và ổn định.
  • Được hưởng bảo hiểm tiền gửi theo quy định của ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp ngân hàng bị phá sản thì khách hàng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tiền gửi. 
  • Độ an toàn cao, ít rủi ro hơn rất nhiều các hình thức đầu tư khác trên thị trường. 

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng ngắn hạn hay dài hạn?

Việc lựa chọn kỳ hạn ngắn hay dài để gửi tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu riêng của từng khách hàng:

  • Nếu khách hàng có ý định huy động vốn nhanh, hoặc có thể sẽ phải sử dụng đội xuất số tiền này để giải quyết công việc khẩn cấp thì nên lựa chọn thời gian gửi tiết kiệm ngắn hạn. 
  • Nếu đây là khoản tiền nhàn rỗi, và khách hàng chắc chắn không có kế hoạch hoặc nhu cầu sử dụng trong thời gian dài thì nên gửi tiết kiệm dài hạn để được hưởng mức lãi suất cao hơn. 

Các cách gửi tiết kiệm ngân hàng

Có 2 cách để mở sổ tiết kiệm ngân hàng đó là gửi tiền tại quầy giao dịch hoặc gửi tiết kiệm online. Trong đó, cách gửi tiết kiệm online đang được đa số khách hàng áp dụng. 

Theo đó, khách hàng có thể gửi tiết kiệm hoặc rút tiền tiết kiệm ngay trên ứng dụng Mobile Banking hoặc Internet Banking mọi lúc mọi nơi. 

Trên ứng dụng cũng cung cấp đầy đủ tất cả sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Khách hàng có thể tham khảo kỳ hạn và mức lãi suất để lựa chọn phù hợp với nhu cầu cá nhân. 

Gửi tiết kiệm online vừa tiết kiệm thời gian, công sức mà lại giúp khách hàng chủ động với số tiền tích lũy của mình. 

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất 2022?

Theo kinh nghiệm, khách hàng nên gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng thương mại cổ phần uy tín hàng đầu trên thị trường. 

Đây là những ngân hàng hỗ trợ đa dạng rất nhiều sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, hoạt động công khai, uy tín, đảm bảo an toàn. 

Khi gửi tại các ngân hàng trong nhóm BIG4 ( Vietinbank, Vietcombank, Agribank và BIDV) , nhóm ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thì độ an toàn gần như tuyệt đối, nhưng mức lãi suất sẽ không được cao như gửi tiết kiệm tại các ngân hàng thương mại cổ phần. 

Riêng các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, thường chuyên hỗ trợ về mảng tài chính, vay vốn, hình thức gửi tiết kiệm không đa dạng và lãi suất không cao thì bạn không nên gửi tiền tại các ngân hàng này. 

Top 10 ngân hàng gửi tiết kiệm uy tín nhất hiện nay là:

  • Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
  • Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank)
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
  • Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Cập nhật lãi suất gửi tiết kiệm tại một số ngân hàng

nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào

Lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy

Khách hàng có thể tham khảo bảng lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy của một số ngân hàng cập nhật mới nhất 2022 như sau:

Ngân hàng 01 tháng 03 tháng 06 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng
ABBank 3,35 3,55 5,20 5,70 6,00 6,00 6,30
Agribank 3,10 3,40 4,00 5,50 5,50 5,50
Bắc Á 3,80 3,80 6,10 6,50 6,70 6,70 6,70
Bảo Việt 3,35 3,45 5,90 6,35 6,50 6,50 6,50
BIDV 3,10 3,40 4,00 5,50 5,50 5,50 5,50
CBBank 3,50 3,75 6,25 6,55 6,70 6,70 6,70
Đông Á 3,40 3,50 5,30 6,00 6,10 6,10 6,10
GPBank 4,00 4,00 6,20 6,40 6,40 6,40 6,40
Hong Leong 2.85 3 4.2 4.7 5 5
Indovina 3,10 3,40 4,50 5,50 5,80 5,80
Kiên Long 3,10 3,40 5,60 6,50 6,75 6,75 6,75
MSB 3,00 3,80 5,00 5,60 5,60 5,60
MB 2,50 3,20 4,25 4,85 5,50 5,35 6,20
Nam Á Bank 3,95 3,95 5,60 6,10 6,70 5,90
NCB 3,80 3,80 5,95 6,50 6,50 6,50
OCB 3,35 3,50 5,20 5,90 6,00 6,10 6,15
OceanBank 3,30 3,50 5,30 6,10 6,60 6,60 6,60
PGBank 3,90 3,90 5,40 6,10 6,60 6,60
PublicBank 3,30 3,60 5,00 6,20 6,70 5,80 5,80
PVcomBank 3,90 3,90 5,60 6,20 6,55 6,60 6,65
Saigonbank 3,10 3,40 4,70 5,60 5,80 5,80 5,80
SCB 3,85 3,85 5,70 6,80 6,80 6,80 6,80
SeABank 3,50 3,60 5,40 6,10 6,15 6,20 6,25
SHB 3.6 3.8 5.9 6.5 6.7 6.8
TPBank 3,20 3,45 5,30 6,00 6,00
VIB 3,50 3,70 5,30 5,80 5,90 5,90
VietCapitalBank 3,80 3,80 5,90 6,20 6,20 6,30 6,50
Vietcombank 3,00 3,30 4,00 5,50 5,30 5,30
VietinBank 3,10 3,40 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60
VPBank 3,30 4,70 5,00 5,10
VRB 6,30 6,70 7,00 7,00

Lãi suất gửi tiết kiệm online

Bảng lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến của các ngân hàng cập nhật 2022 như sau:

Ngân hàng 01 tháng 03 tháng 06 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 tháng
Bắc Á 3,80 3,80 6,20 6,60 6,80 6,80 6,80
Bảo Việt 3,55 3,65 6,10 6,55 6,70 6,70 6,70
CBBank 3,60 3,85 6,35 6,65 6,80 6,80 6,80
GPBank 4,00 4,00 6,20 6,40 6,40 6,40 6,40
Hong Leong 3,00 3,15 3,50 4,60
Kiên Long 3,20 3,66 5,86 6,76 6,85 6,85 6,85
MSB 3,50 3,80 5,50 6,10 6,10 6,10 6,10
Nam Á Bank 3,95 3,95 6,00 6,90 7,10 7,10 7,10
OCB 3,80 3,85 5,40 6,10 6,20 6,30 6,35
OceanBank 3,30 3,50 5,30 6,10 6,60 6,60 6,60
PVcomBank 4,00 4,00 6,00 6,60 6,95 7,00 7,05
SCB 4,00 4,00 6,45 6,80 6,95 6,95 6,95
SHB 3,80 3,95 5,60 6,10 6,20 6,30 6,35
TPBank 3,30 3,55 5,45 5,95 6,15 6,15 6,15
VIB 3,50 3,70 5,30 5,80 5,90 5,90
VietinBank 5,75 5,75

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào lãi suất tốt nhất?

  • Với hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn, ngân hàng Bắc Á đang áp dụng mức lãi suất cao nhất là 1%.
  • Với hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1-3 tháng thì lãi suất ngân hàng GPBank cao nhất là 4%, kỳ hạn 6 tháng thì ngân hàng CBBank cao nhất là 6,25%, kỳ hạn 12 tháng thì lãi ngân hàng SCB cao nhất là 6,8% và kỳ hạn 24 và 36 tháng thì lãi ngân hàng VRB cao nhất là 7%.
  • Khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến có thể tham khảo ngân hàng GPBank, SCB, PVCombank, Nam Á Bank.

Kết luận

Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi có số tiền nhàn rỗi muốn đầu tư sinh lời an toàn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm và mức lãi suất của các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần vừa đảm bảo ít rủi ro và vừa lãi suất khá ưu đãi.

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Các ngân hàng ở Việt Nam: Cập nhật danh sách mới nhất

Open post

Các ngân hàng ở Việt Nam: Cập nhật danh sách mới nhất

các ngân hàng ở việt nam

Trên thị trường Việt Nam có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, được chia thành một số nhóm khác nhau. Mỗi ngân hàng sẽ có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Dưới đây là tổng hợp danh sách các ngân hàng ở Việt Nam được cập nhật mới nhất 2022.

Việt Nam có bao nhiêu ngân hàng nội địa?

các ngân hàng ở việt nam

Hiện nay, Việt Nam có tổng tất cả 49 ngân hàng nội địa đang hoạt động. Trong đó có:

  • 31 ngân hàng thương mại cổ phần
  • 4 ngân hàng nhà nước sở hữu 100% vốn.
  • 2 ngân hàng chính sách
  • 2 ngân hàng liên doanh 
  • 9 ngân hàng vốn nước ngoài 100%.
  • 1 ngân hàng hợp tác xã. 

Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng được thành lập dưới hình thức góp vốn bởi nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau. Đặc điểm của ngân hàng TMCP là thường có quy mô, vốn điều lệ lớn, giá trị tổng tài sản lớn, hoạt động dưới sự giám sát của ngân hàng nhà nước, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Cập nhật danh sách ngân hàng TMCP trong bảo sau: 

STT Tên ngân hàng Tên tiếng Anh Tên viết tắt Ngày thành lập 
1 Ngân hàng TMCP Á Châu Asia Commercial Joint Stock Bank ACB 04/06/1993
2 Ngân hàng TMCP Tiên Phong Tien Phong Commercial Joint Stock Bank TPBank 05/05/2008
3 Ngân hàng TMCP Đông Á Dong A Commercial Joint Stock Bank Đông Á Bank, DAB 01/07/1992
4 Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank SeABank 1994
5 Ngân hàng TMCP An Bình An Binh Commercial Joint Stock Bank ABBANK 13/05/1993
6 Ngân hàng TMCP Bắc Á Bac A Commercial Joint Stock Bank BacABank 1994
7 Ngân hàng TMCP Bản Việt Viet Capital Commercial Joint Stock Bank VietCapitalBank 1992
8 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam Vietnam Maritime Joint – Stock Commercial Bank MSB 12/07/1991
9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam VietNam Technological and Commercial Joint Stock Bank Techcombank, TCB 27/09/1993
10 Ngân hàng TMCP Kiên Long Kien Long Commercial Joint Stock Bank KienLongBank 27/10/1995
11 Ngân hàng TMCP Nam Á Nam A Commercial Joint Stock Bank Nam A Bank 21/10/1992
12 Ngân hàng TMCP Quốc Dân National Citizen Commercial Joint Stock Bank National Citizen Bank, NCB 18/09/1995
13 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank VPBank 12/08/1993
14 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh City Housing Development Bank HDBank 11/02/1989
15 Ngân hàng TMCP Phương Đông Orient Commercial Joint Stock Bank Orient Commercial Bank, OCB 10/06/1996
16 Ngân hàng TMCP Quân đội Military Commercial Joint Stock Bank Military Bank, MB 04/11/1994
17 Ngân hàng TMCP Đại chúng Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank PVcombank 16/09/2013
18 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Vietnam International and Commercial Joint Stock Bank VIBBank, VIB 18/09/1996
19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Sai Gon Joint Stock Commercial Bank Sài Gòn, SCB 01/01/2012
20 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Saigon Bank for Industry and Trade Saigonbank, SGB 03/07/1987
21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Saigon – Hanoi Commercial Joint Stock Bank SHBank, SHB 13/11/1993
22 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Sacombank, STB 21/12/1991
23 Ngân hàng TMCP Việt Á Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank VietABank, VAB 04/07/2003
24 Ngân hàng TMCP Bảo Việt Bao Viet Joint Stock Commercial Bank BaoVietBank, BVB 11/12/2008
25 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank VietBank 02/02/2007
26 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex Joint Stock Commercial Petrolimex Bank Petrolimex Group Bank, PG Bank 13/11/1993
27 Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam Vietnam Joint Stock Commercial Vietnam Export Import Bank Eximbank, EIB 24/05/1989
28 Ngân Hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Joint stock commercial Lien Viet post bank LienVietPostBank, LPB 28/03/2008
29 Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam Vietcombank, VCB 01/04/1963
30 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade VietinBank, CTG 26/03/1988
31 Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam JSC Bank for Investment and Development of Vietnam BIDV, BID 26/04/1957

Ngân hàng 100% vốn nhà nước

Nhà nước đang là chủ sở hữu của 4 ngân hàng đó là:

  • Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank, thành lập ngày 26/03/1988.
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank, thành lập ngày 21/07/1989, trước đây là ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, chính thức đổi thành ngân hàng TNHH MTV từ 05/03/2015. 
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương - Oceanbank, thành lập ngày 30/12/1993, với tên gọi là ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, chính thức đổi thành ngân hàng TNHH MTV Đại Dương từ năm 2015. 
  • Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí toàn cầu - GPBank, thành lập ngày 07/07/1992.

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 

các ngân hàng ở việt nam

Trên thị trường Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động. Đây là những ngân hàng thành lập theo quy định pháp luật của nước ngoài, đặt thêm chi nhánh tại Việt Nam dưới sự giám sát của ngân hàng nhà nước. 

Danh sách các ngân hàng ở Việt Nam 100% vốn nước ngoài gồm 9 ngân hàng sau

STT Ngân hàng Tên viết tắt Nguồn vốn
1 Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam CIMB Vốn từ tập đoàn CIMB Singapore
2 Ngân hàng TNHH Hong Leong Việt Nam Hong Leong Vốn từ Malaysia
3 Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam HSBC Vốn từ Thượng Hải và Hồng Koong 
4 Ngân hàng TNHH MTV Public bank Việt Nam Public Bank Việt Nam Vốn từ ngân hàng Public Bank Berhad Malaysia
5 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Shinhan Bank Vốn từ Shinhan Bank Hàn Quốc
6 Ngân hàng  Standard Chartered Việt Nam Standard Chartered Vốn từ công ty đa quốc gia Anh
7 Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam UOB Vốn từ ngân hàng ở Singapore
8 Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam Woori Bank Vốn từ Hàn Quốc
9 Ngân Hàng Citibank Việt Nam CitiBank Vốn từ tập đoàn Citigroups - Hoa Kỳ

Ngân hàng liên doanh 

Ngân hàng liên doanh là ngân hàng được thành lập bởi sự liên kết và hợp tác giữa chính phủ và ngân hàng trung ương của Việt Nam và một nước khác. Hiện đang có 2 ngân hàng liên doanh hoạt động trên thị trường là:

  • Ngân hàng liên doanh Việt Nam - VRB.
  • Ngân hàng TNHH Indovina - IVB.

Ngân hàng chính sách

Ngân hàng chính sách là ngân hàng hoạt động vì mục đích phi chính phủ, nhằm phát triển các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước. Có 2 ngân hàng chính sách là:

  • Ngân hàng chính sách xã hội.
  • Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB.

Ngân hàng hợp tác xã 

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng hợp nhất các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân. Ngân hàng hợp tác xã được thành lập từ năm 2013, chủ yếu hoạt động điều hòa vốn, một số hoạt động ngân hàng thương mại, và thực hiện liên kết giữa ngân hàng và các quỹ tín dụng. 

Kết luận

Trên đây là danh sách các ngân hàng ở Việt Nam đang hoạt động trên thị trường. Hiện tại có tất cả 49 ngân hàng, phủ sóng rộng rãi trên khắp lãnh thổ, phục vụ nhu cầu thực hiện giao dịch của khách hàng, góp phần lưu thông tiền tệ và phát triển kinh tế chung của đất nước.

Jenfi tự hào là một phần nhỏ trong hệ thống tài chính Việt Nam, cung cấp nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các startup và doanh nghiệp kỹ thuật số để mở rộng kinh doanh với lãi suất thấp, không phí ẩn và thanh toán linh hoạt. 

Mô hình hoạt động của Jenfi khác ngân hàng truyền thống ở chỗ: Jenfi đánh giá năng lực của doanh nghiệp dựa vào dòng doanh thu, từ đó cấp tín dụng và tài chính để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn mua hàng lưu kho, tiếp thị,.. trong chỉ 24 giờ. 

Với mô hình cấp vốn này, các doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp, thiếu điểm tín dụng vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng khi cần, thủ tục đơn giản, và hoàn vốn linh hoạt theo tốc độ phát triển của bạn.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vàng Ý 750 là gì? Cập nhật giá vàng Ý mới nhất

Open post

Vàng Ý 750 là gì? Cập nhật giá vàng Ý mới nhất

Vàng Ý 750 là gì? Cập nhật giá vàng Ý mới nhất 

Ngoài dòng vàng tây, vàng ta thì trang sức vàng Ý hiện nay cũng được rất nhiều khách hàng yêu thích và sử dụng phổ biến. Vàng Ý 750 là gì? Làm thế nào để bảo quản vàng Ý luôn sáng đẹp? Cập nhật giá vàng Ý mới nhất 2022 là bao nhiêu? Khách hàng có thể tìm hiểu thông tin đầy đủ và chi tiết trong bài dưới đây.

Vàng Ý là gì?

Vàng Ý là loại vàng màu trắng, có nguồn gốc từ Italia (Ý) - thiên đường của những sản phẩm trang sức đẹp tinh tế và sang trọng. Vàng Ý rất bóng, sáng, đẹp, được chế tạo từ bạc nguyên chất kết hợp cùng với một số kim loại khác. Người ta sử dụng vàng Ý để làm dây chuyền, nhẫn cưới, lắc tay, lắc chân, bông tai…  Trên thị trường hiện nay có 2 loại vàng Ý là vàng Ý 750 và vàng Ý 925. 

Vàng Ý 750 là gì?

Vàng Ý 750 là loại vàng được kết hợp từ 75% bạc nguyên chất và 25% còn lại là các thành phần kim loại khác. Ngoài ra, vàng Ý 925 là loại vàng có 92.5% bạc nguyên chất, bóng đẹp hơn. Tuy nhiên, người dùng lại thường thích các loại trang sức bằng vàng Ý 750 hơn. Chúng ta thường tính công thức tính độ tinh khiết của vàng = K/24 x 100%. Vàng Ý 750 có độ tinh khiết là 75%. Từ đó ta có  K = 24 x 75% = 18K. Như vậy, vàng Ý 750 có thể gọi là vàng 18K. 

Vàng Ý có phải là vàng trắng không?

Rất nhiều người nhầm lẫn vàng Ý là vàng trắng. Tuy nhiên trên thực tế, đây là 2 loại vàng khác nhau. Điểm giống nhau của vàng Ý và vàng trắng là đều cùng có màu trắng sáng. Nhưng điểm khác nhau là:

  • Vàng Ý: Nguồn gốc từ nước Ý, màu trắng nguyên chất từ bạc, không bị vẩn đục.
  • Vàng trắng: Được kết hợp từ vàng 24K và một số kim loại có màu trắng như bạc, platin… Nó thường sẽ có màu trắng ánh kim, hơi đục. 

Vàng Ý và bạch kim 

Bạch kim hay còn gọi là Platin, được biết đến là một loại kim loại khá hiếm và rất quý, có thể sử dụng để chế tác ra các sản phẩm trang sức đắt tiền. Đặc điểm của bạch kim là bền, chống oxy hóa, là loại kim loại có giá trị nhất trên thế giới. Còn vàng Ý là sản phẩm kết hợp giữa bạch và một số kim loại khác, không hoàn toàn nguyên chất. Vàng Ý rất phổ biến trên thị trường nên giá của nó không cao như bạch kim.  

Có nên mua trang sức vàng Ý hay không? 

Vàng Ý có màu trắng, tinh khiết, nhẹ nhàng và mang vẻ sang trọng. Do đó, rất nhiều người lựa chọn các sản phẩm trang sức làm bằng vàng Ý, đặc biệt là nhẫn cưới với ý nghĩa thể hiện sự thuần khiết. Bên cạnh đó, giá vàng Ý rất phải chăng, thấp hơn vàng nguyên chất 24K và vàng tây, thích hợp với những người có mức kinh tế tầm trung mà vẫn muốn đeo trang sức bằng vàng được thiết kế tinh xảo. 

Cập nhật giá vàng Ý mới nhất 2022

Dưới đây là bảng cập nhật giá vàng Ý mới nhất trên thị trường hiện nay:

Loại vàng Phân loại cụ thể Giá mua vào Giá bán ra
Vàng trắng Italy 750 Vàng trắng Itali 750 PNJ 3.700.000đ 4.900.000đ
Nhẫn vàng trắng Ý 24K PNJ 4.096.000đ 4.146.000đ
Vàng trắng Itali 750 SJC 4.124.000đ 4.146.000đ
Nhẫn vàng trắng 750 SJC 4.117.000đ 4.162.000đ
Nữ trang vàng trắng Italy 750 SJC 4.066.000đ 4.146.000đ
Vàng Italy 925 Vàng Italy 925 PNJ 4.102.000đ 4.152.000đ
Vàng nữ trang 925 PNJ 4.065.000đ 4.145.000đ
Nhẫn vàng Ý 925 5.000.000đ 6.000.000
Vàng Italy 925 SJC 4.124.000đ 4.152.000đ
Vàng nữ trang 925 SJC 4.008.900đ 4.108.900đ
Vàng Ý 925 Sinh Diễn 3.950.000đ 4.800.000đ

Sử dụng vàng Ý lâu ngày có bị đen không? 

Vàng Ý được kết hợp bởi các kim loại, do đó nó cũng sẽ chịu tác động từ thị trường. Nếu bạn sử dụng vàng trong thời gian dài, nhưng không biết cách bảo quản thì trang sức bằng vàng Ý có thể bị xỉn màu, bị đen đi. Vì vàng Ý màu trắng sáng, nên việc bảo quản vàng rất quan trọng, giúp vàng luôn sáng bóng, đẹp và sang hơn. 

Cách bảo quản trang sức làm bằng vàng Ý như thế nào? 

Để trang sức không bị đen, bị xỉn màu, vẫn giữ được độ bóng, độ trắng sáng, khách hàng nên tham khảo các cách bảo quản như sau:

  • Không nên nhẫn vàng Ý khi rửa bát, giặt quần áo, tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa.
  • Hạn chế đeo dây vàng, lắc vàng khi tham gia các hoạt động thể thao, hoặc làm việc chân tay. Vì mồ hôi tiết ra có nhiều muối sẽ khiến vàng bị xỉn màu, bị đen đi. 
  • Bảo quản trang sức bằng vàng Ý ở hộp chuyên dụng, tránh nơi có nhiệt độ cao, ẩm thấp. 

Có nên đầu tư tích trữ vàng Ý hay không? 

Vì vàng Ý là sản phẩm kết hợp bởi bạc nguyên chất và một số kim loại khác, nên vàng Ý thường không có giá trị như các loại vàng 24K, vàng tây. Cho nên, nhà đầu tư không nên đầu tư tích trữ bằng vàng Ý. Nếu muốn tích trữ vàng, chúng ta nên tích trữ vàng 24K có giá trị cao nhất và thường ít bị mất giá hoặc hao mòn sau một thời gian. 

Kết luận

Vàng Ý là vàng được kết hợp bởi bạc nguyên chất và một số kim loại khác. Vàng Ý có màu trắng sáng, bóng đẹp, tinh tế, sang trọng mà giá vừa phải, thường thích hợp để làm các loại trang sức, đặc biệt là nhẫn cưới. Có hai loại vàng Ý là vàng 750 và vàng 925. Trong đó, vàng 750 được ưa chuộng nhiều hơn.

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 47 48 49 50 51 52 53 55 56 57
Scroll to top