Open post

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì - jenfi.vn

 Tính đến 12/2021, số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (gọi tắt: SME) chiếm đến 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước. Với số lượng áp đảo, các doanh nghiệp SME đóng góp rất lớn vào sản lượng và thị trường việc làm.

Theo đó, nhà nước có nhiều cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp SME trong hành lang luật pháp, đào tạo công nghệ, và đặc biệt quan trọng là tín dụng doanh nghiệp ưu đãi cho SME.

Tuy nhiên, làm sao để biết được doanh nghiệp của bạn có phải là SME hay không? Tiêu chí nào dùng để đánh giá và xác nhận doanh nghiệp vừa và nhỏ? Và, nếu như bạn là chủ của doanh nghiệp SME, bạn có thể hưởng những ưu đãi nào tại Việt Nam? Bài viết hôm nay từ Jenfi Capital sẽ giải đáp những băn khoăn kể trên.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì - jenfi.vn

Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, số lượng lao động và doanh thu được xếp vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay thường được gọi là SMEs (viết tắt từ Small-Medium Businesses).

Các doanh nghiệp SMEs được phân thành 3 nhóm nhỏ: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, và doanh nghiệp quy mô vừa.

Ở mỗi quốc gia sẽ áp dụng tiêu chí phân loại doanh nghiệp SMEs khác nhau. Riêng tại Việt Nam, chính phủ đã có nghị định riêng để phân loại các doanh nghiệp SMEs: Nghị định 39/2018/NĐ-CP.

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME

Trên thế giới

Theo Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp SME được phân loại như sau:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lượng lao động dưới 10 người
  • Doanh nghiệp nhỏ: số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người; nguồn vốn nhỏ hơn 20 tỷ.
  • Doanh nghiệp vừa: số lượng lao động từ 200 đến 300 người; nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

Tại Việt Nam

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Chính phủ quy định về doanh nghiệp SME như sau: 

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; tổng doanh thu năm không quá 10 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ: tùy theo ngành nghề mà tiêu chí sẽ khác nhau

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; tổng doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
  • Thương mại, dịch vụ: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người, tổng doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.

Doanh nghiệp vừa

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, tổng doanh thu năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
  • Thương mại, dịch vụ: số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người, tổng doanh thu năm không quá 300 tỷ đồng, hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Như vậy, tại Việt Nam thì tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phụ thuộc ngành nghề. Những ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông thì số lượng lao động có thể nhiều gấp đôi so với lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Nếu doanh nghiệp của bạn đủ tiêu chí để được phân loại là doanh nghiệp SME, thì đây sẽ là tin tốt dành cho bạn: Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nhiều loại ưu đãi, hỗ trợ từ chính sách quốc gia. Theo luật, có 8 loại hỗ trợ mà doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhận được từ phía Nhà nước.

  1. Hỗ trợ tín dụng
  2. Hỗ trợ thuế, kế toán
  3. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
  4. Hỗ trợ công nghệ
  5. Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
  6. Hỗ trợ mở rộng thị trường
  7. Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý
  8. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Thêm vào danh sách này, nếu doanh nghiệp của bạn vừa chuyển từ hộ kinh doanh sang SME, bạn còn có thể tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị để hưởng thêm nhiều ưu đãi khác. 

Đặc biệt, nếu doanh nghiệp hoạt động dưới dạng start-up, bạn còn thể thể vay lãi suất thấp từ quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Nếu bạn đang tìm các gói hỗ trợ từ nhà nước cho doanh nghiệp SME, bạn có thể xem chi tiết một số chương trình nổi bật tại đây:

Jenfi - Hỗ trợ tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển, Jenfi đã nỗ lực để đổi mới cách tiếp cận vốn vay, giúp bạn có thể vay vốn đơn giản và linh hoạt hơn hình thức vay vốn doanh nghiệp truyền thống.

Cụ thể, thay vì yêu cầu bạn phải cung cấp hàng loạt giấy tờ như:

  • Tài sản thế chấp
  • Hồ sơ kế toán
  • Kế hoạch kinh doanh
  • Kế hoạch sử dụng vốn

Jenfi chỉ cần đánh giá chỉ số tăng trưởng doanh thu để duyệt hồ sơ vay vốn của bạn. Nhờ vậy, bạn có thể nhận vốn vay lên đến 10 tỷ VND trong thời gian cực ngắn, cùng với kế hoạch hoàn vốn linh hoạt, không phí ẩn (phí thẩm định, phí pháp lý, vâng vâng).

Nếu bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh, nhập hàng hóa, hay triển khai các chương trình tiếp thị, hãy đăng ký ngay với Jenfi để chuẩn bị dòng tiền tốt nhất cho kinh doanh trong 2022 nhé!

Nhận Vốn Hôm Nay – Tính Ngay Lãi Suất từ Jenfi

$
$

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Số tiền thanh toán trước
-
-
-
Phí 7.5% 9% 10.5%
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Chia sẻ doanh thu (%)
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
Phí
Phí
Phí

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn
  • Số tiền thanh toán trước
    -
  • Phí
    7.5%
  • Tổng số tiền hoàn vốn
    Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
  • Chia sẻ doanh thu (%)
    Số tiền thanh toán trước
  • Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
    Phí
*Chi phí thực tế có thể tăng nhẹ hoặc giảm, phụ thuộc vào kết quả đánh giá tín dụng từ đội ngũ Jenfi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ưu đãi phù hợp với bạn

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho Startup doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên Doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

tư duy thiết kế

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Khởi Nghiệp Là Gì? Khởi Nghiệp Ở Việt Nam Cần Những Gì

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Khởi nghiệp (startup) nhưng bạn đã hiểu khởi nghiệp là gì chưa và muốn khởi nghiệp thì chúng ta cần chuẩn bị những gì, những vấn đề thường gặp khi khởi nghiệp là gì? 

khởi nghiệp là gì

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam qua chuỗi bài viết sau:

Khởi nghiệp, hay một startup thường được dùng để chỉ những công ty muốn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có khả năng thay thế những sản phẩm truyền thống và mở rộng quy mô. 

Những startup founder (Người khởi nghiệp, công ty khởi nghiệp) luôn mong muốn tạo ra những thứ mà thị trường đang cần nhưng chưa tồn tại - với mục tiêu phổ biến là IPO sau khởi nghiệp để thu được lợi nhuận ở cấp lũy thừa.

Thông thường những công ty khởi nghiệp họ sẽ bắt đầu với một chi phí cao nhưng doanh thu thu lại bị hạn chế. Đó là lý do có nhiều công ty đi gọi vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Cùng tìm hiểu rõ về khởi nghiệp để hiểu hoạt động khởi nghiệp là gì và những lợi ích, hạn chế khi thực hiện khởi nghiệp nhé.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu những ý chính như sau:

  • Định nghĩa về khởi nghiệp
  • Những vấn đề mà doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp phải
  • Lợi ích khi thực hiện khởi nghiệp
  • Nhược điểm của khởi nghiệp
  • Những giai đoạn khởi nghiệp của một công ty, doanh nghiệp

Khởi nghiệp là gì?

khởi nghiệp là gì

Khởi nghiệp là khi nhắc đến một công ty hoặc một doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiên khi hoạt động. Các doanh nghiệp này hoạt động tập trung vào những sản phẩm và dịch vụ được những doanh nhân muốn mang đến thị trường và đáp ứng những nhu cầu của khách hàng.

Những công ty khởi nghiệp như Shopee, Lazada, Foody, Tiki, Momo, Sky Mavis và Jenfi là những ví dụ điển hình về Startup tại Việt Nam.

Những công ty và doanh nghiệp mới thông thường chưa có một mô hình kinh doanh để phát triển và những công ty này họ thiếu để phát triển nên họ cần tham gia những cuộc thi khởi nghiệp hoặc những chương trình gọi vốn để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình.

Hiểu chính xác về một công ty khởi nghiệp đó là một công ty phát triển nhanh chóng, phá vỡ thị trường hoặc ngành công nghiệp, giải quyết một vấn đề và hoạt động dưới một sự không chắc chắn và ổn định.

Nhiều doanh nhân, người sáng lập và các nhà đại lý kinh doanh nổi tiếng xác định một hoạt động khởi nghiệp như một nền văn hóa và một tâm lý xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng sáng tạo để giải quyết các nhu cầu quan trọng của khách hàng.

startup vietnam list

Hệ sinh thái các công ty startup tại Việt Nam bao phủ nhiều lĩnh vực, từ cổng thanh toán, đến bảo hiểm, blockchain, quản lý tài chính, cho thuê ngang hàng… 

Những vấn đề thường gặp ở một doanh nghiệp khởi nghiệp

khởi nghiệp là gì

Sự tăng trưởng

Ở các doanh nghiệp khởi nghiệp có một điểm khác so với những doanh nghiệp khác đó là mối quan hệ giữa sản phẩm của họ và nhu cầu của nó. 

Các công ty khởi nghiệp có sản phẩm nhắm vào một thị trường lớn nhưng chưa được khai thác. Những người sáng lập, doanh nhân khởi nghiệp biết chiến lược hoàn hảo để tạo ra một sản phẩm mà thị trường muốn và tiếp cận và phục vụ tất cả chúng. Và chính điều này đã kích hoạt tăng trưởng nhanh của những doanh nghiệp này.

Gợi ý: Nếu bạn đang sở hữu một Startup và cần nguồn vốn tăng trưởng, Jenfi cung cấp những gói tài chính dành cho Startup Việt Nam, không thế chấp, lãi suất chỉ từ 7.5% một năm.

Cấu trúc của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp, thực tế họ cũng đã đăng ký kinh doanh. Và khi bạn nghe đến một thực thể chưa đăng ký thì chúng chỉ là một công việc đang diễn ra trên thị trường và chỉ là một ý tưởng được triển khai.

Đột mới đổi phá

Một doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua một sản phẩm và những dịch vụ sẽ đem lại những lợi ích cho khách hàng trong tương lai. Nhưng có nhiều vấn đề thường xảy ra đối với sản phẩm của họ. 

Có nhiều doanh nghiệp không có nhiều đổi mới đối với các sản phẩm nhưng có thể cung cấp những sản phẩm trên các kênh sáng tạo như sàn thương mại điện tử và đề xuất một giá trị gia tăng cho mô hình này.

Dành cho bạn: Tư Duy Thiết Kế - Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Không chắc chắn

Có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng không chắc chắn, và có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Do những công ty, doanh nghiệp khởi nghiệp họ thường không có một mô hình kinh doanh chuẩn xác đối với những nhu cầu của thị trường, do đó, sự phát triển của những doanh nghiệp trong lâu dài sẽ không có sự chắc chắn.

Giải quyết vấn đề

Những doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải làm gì, những sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp có thể giải quyết được những vấn đề mà mọi người đang gặp khó khăn hay không. Đó chính là giải pháp cho doanh nghiệp.

Lợi ích khi công ty khởi nghiệp

khởi nghiệp là gì

Một công ty hoặc doanh nghiệp khi thực hiện khởi nghiệp, họ có nhiều lợi thế, những lợi ích khi thực hiện khởi nghiệp đó là:

  • Những doanh nghiệp khi khởi nghiệp sẽ mang lại những giải pháp mới. Giúp cho mọi người hiểu những gì họ có thể có được mà họ không biết.
  • Những doanh nghiệp khởi nghiệp học thường nhanh nhẹn, thích nghi tốt với những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng sự nhanh nhẹn của họ để ra quyết định một cách nhanh chóng khi có một nhu cầu phát sinh
  • Giúp nhiều người có thể phát triển nhanh chóng hơn: những công ty khởi nghiệp họ thường hoạt động trong thị trường không chắc chắn nhưng với sự phát triển của chúng thì bạn có thể học hỏi và có cơ hội phát triển nhanh chóng, biết cách giải quyết vấn đề khó khăn khi gặp phải.
  • Những công ty khởi nghiệp, họ sẽ giúp nền kinh tế thị trường tăng trưởng, mang đến những giải pháp mới để đem đến những cơ hội và tạo ra những công việc mới cho mọi người.
  • Ít có sự cạnh tranh khi mới hoạt động, cần có khoảng thời gian, công sức để phát triển và có lợi thế so với đối thủ.

Nhược điểm khi khởi nghiệp

khởi nghiệp là gì

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng doanh nghiệp cũng có những nhược điểm:

  • Có nhiều rủi ro: do hoạt động trong một thị trường không chắc chắn nên sẽ có nhiều rủi ro. Và đặc biệt là không có gì đảm bảo rằng trong tương lai những doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thành công.
  • Những công ty khởi nghiệp sẽ không có nhiều vốn, nên việc nghiên cứu và phát triển không có nhiều vốn như những công ty truyền thống. 
  • Thường mất nhiều thời gian để có được lợi nhuận như mong muốn. Tốn thời gian để xây dựng những mô hình kinh doanh để từ đó có thể tạo được doanh thu.
  • Môi trường làm việc tại những doanh nghiệp này có thể gây căng thẳng, do tốc độ phát triển của chúng diễn ra rất nhanh, có rất nhiều công việc cần thực hiện và hoàn thành dẫn đến việc căng thẳng cho những nhân viên nếu làm trong nhiều giờ.

Khởi nghiệp như thế nào? 4 giai đoạn khởi nghiệp công ty cần thực hiện

khởi nghiệp là gì

Làm thế nào để bắt đầu với một công ty khởi nghiệp, cùng tìm hiểu những giai đoạn phát triển của một doanh nghiệp khởi nghiệp:

  • Lên ý tưởng: những người sáng lập sẽ có những ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ mà họ muốn xây dựng và cần người để giúp họ nhận ra được lợi ích và tầm nhìn của chúng.
  • Giai đoạn thử nghiệm: cần thực hiện kiểm tra trước khi thực hiện khởi chạy một sản phẩm hoặc dịch vụ. Tìm kiếm thị trường mục tiêu cho sản phẩm để có thể khởi chạy chúng và xác định xem ý tưởng trên có khả thi hay không
  • Giai đoạn tăng trưởng: khi có một thị trường để có thể phát triển thì họ bắt đầu phân chia tỷ lệ để có thể đáp ứng được những nhu cầu của người dùng. Và tìm sự tài trợ vốn từ nhiều nguồn.
  • Giai đoạn trưởng thành: khi doanh nghiệp khởi nghiệp có được một số lượng người theo dõi và sử dụng sản phẩm thì họ bắt đầu bước vào giai đoạn này để phát triển thêm và chào bán công khai. Lúc này sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn và công ty cần liên tục có những đổi mới với các sản phẩm để có thể phát triển sản phẩm của mình.

Tạm kết

Với những thông tin về hoạt động khởi nghiệp của một công ty được bài viết chia sẻ trên giúp bạn hiểu được khởi nghiệp là gì, biết được nhiều hơn về cách một doanh nghiệp thực hiện hoạt động khởi nghiệp.

Và qua những vấn đề được nêu trên thì chúng ta cũng đã có một câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chúng ta nên khởi nghiệp? Đơn giản chỉ là: Khởi nghiệp là một trong những cách có thể giải quyết được những vấn đề một cách tốt nhất và đồng thời cung cấp những giải pháp một cách nhanh chóng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhận Vốn Hôm Nay – Tính Ngay Lãi Suất từ Jenfi

$
$

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Số tiền thanh toán trước
-
-
-
Phí 7.5% 9% 10.5%
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Chia sẻ doanh thu (%)
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
Phí
Phí
Phí

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn
  • Số tiền thanh toán trước
    -
  • Phí
    7.5%
  • Tổng số tiền hoàn vốn
    Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
  • Chia sẻ doanh thu (%)
    Số tiền thanh toán trước
  • Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
    Phí
*Chi phí thực tế có thể tăng nhẹ hoặc giảm, phụ thuộc vào kết quả đánh giá tín dụng từ đội ngũ Jenfi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ưu đãi phù hợp với bạn

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho Startup doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên Doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Top 12+ Ý Tưởng Khởi Nghiệp Tốt Nhất 2022 Và Hướng Dẫn Cách Bắt Đầu

ý tưởng khởi nghiệp

Khởi nghiệp là hành trình thật gặp nhiều thử thách, và theo thống kê có đến 90% các công ty khởi nghiệp gặp thất bại trong năm đầu tiên vì rất nhiều lý do, từ ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, marketing và nguồn vốn. 

Dù mục đích của bạn là kiếm thêm thu nhập với một dự án side hustle,  kinh doanh một công ty nhỏ, hay tạo ra một startup kỳ lân trong 2022, thì mọi thứ đều bắt đầu bằng có được Ý tưởng khởi nghiệp.

Một cách khách quan, những ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất năm 2022 đều liên quan đến mô hình kinh doanh trực tuyến. Bạn hãy chọn một ý tưởng kinh doanh mà bản thân am hiểu và đam mê và xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết.

Trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy xác định xem có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn cung cấp hay không bằng phương pháp Đánh giá thị trường.

Cùng Jenfi xem qua những ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất 2022 trong bài viết sau đây.

Gợi ý: Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp và muốn huy động vốn để thúc đẩy doanh số, Jenfi có những chương trình huy động vốn dành riêng cho các doanh nghiệp Việt Nam, không thế chấp, lãi suất chỉ từ 7.5% một năm.

ý tưởng khởi nghiệp

Ý tưởng khởi nghiệp là gì?

Ý tưởng khởi nghiệp là lối suy nghĩ có mục đích là tạo ra một sản phẩm (có giá trị vật chất hay tinh thần) khác với những sản phẩm hiện có trên thị trường để tăng tính cạnh tranh, thu hút để kinh doanh và đem lại lợi nhuận.

Ý tưởng khởi nghiệp cần chú trọng những yếu tố nào?

ý tưởng khởi nghiệp

Yếu tố mới mẻ 

Đây là yếu tố tiên quyết đến tính cạnh tranh cho sản phẩm của bạn. Tức là bạn phải tạo ra một sản phẩm mới dựa trên ý tưởng khởi nghiệp mới mà chưa ai từng làm. Sự mới mẻ sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Chính yếu tố này giúp cho ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp của bạn không bị lu mờ trước các ý tưởng khác.

Yếu tố sáng tạo 

Để ý tưởng khởi nghiệp của bạn có thể cạnh tranh với các ý tưởng khác đòi hỏi không thể thiếu yếu tố sáng tạo. Cho dù là có cùng ý tưởng đi chăng nữa, nhưng nếu ý tưởng của bạn sáng tạo hơn, tiết kiệm hơn và phục vụ cho đa dạng khách hàng hơn chắc chắn sẽ khả thi hơn. 

Yếu tố vượt trội 

Vượt trội tức là nổi bật hơn hẳn. Ý tưởng khởi nghiệp của bạn phải có đặc điểm vượt trội nào đó về lộ trình, thời gian hoàn thành, nhân vật lực,... Nói chung là có ưu điểm mà nhiều ý tưởng khác chưa có hoặc không có thì ý tưởng khởi nghiệp của bạn sẽ được đánh giá cao. 

Yếu tố thực tế 

Yếu tố thực tế này rất được coi trọng khi lên ý tưởng khởi nghiệp. Cho dù ý tưởng của bạn sáng tạo, vượt trội, mới mẻ như thế nào nhưng lại xa rời thực tế, thiếu tính khả thi cũng sẽ không được ủng hộ và đánh giá cao. 

Vì thế các doanh nghiệp thường lấy ý tưởng từ nhu cầu người tiêu dùng. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn “đi tắt đón đầu” bằng cách khơi gợi nhu cầu người tiêu dùng để làm xuất hiện thêm nhiều ý tưởng kinh doanh khác.

Lợi nhuận 

Nếu khởi nghiệp cần vốn thì thành quả khởi nghiệp chính là lợi nhuận. Ý tưởng khởi nghiệp của bạn dù chi tiết như thế nào, có thời gian thực hiện bao lâu thì lợi nhuận cũng là đích đến cuối cùng. 

Lợi nhuận là sự công nhận và cũng là sự hồi đáp xứng đáng cho công sức của người khởi nghiệp hay nhóm người khởi nghiệp. Họ sẽ lấy lợi nhuận làm động lực phát triển. Mặt khác có thể lấy lợi nhuận hiện tại để đầu tư cho các ý tưởng khởi nghiệp khả thi khác nữa.

Top ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất 2022

ý tưởng khởi nghiệp

Viết blog

Viết blog là một trong những ý tưởng khởi nghiệp có chi phí đầu tư thấp nhưng tiềm năng lợi nhuận rất cao. Blog, website là nơi mọi người tìm kiếm thông tin, lời khuyên, nguồn tài nguyên để hỗ trợ, phục vụ công việc hay đời sống của họ.

Bằng việc cung cấp bài viết có giá trị, bạn có thể kiếm tiền qua bài viết của mình với nhiều cách như:

  • Đặt quảng cáo trên website
  • Review sản phẩm và nhận hoa hồng
  • Đặt link tiếp thị liên kết với công ty
  • Bán khóa học trực tuyến
  • Tư vấn trực tuyến một kỹ năng, kiến thức nào đó
  • Nhận tài trợ (Donation) từ người đọc

Để bắt đầu viết blog, bạn cần xác định chủ đề (thị trường khe) và đọc giả của mình (phân khúc thị trường). Các thị trường khe phổ biến như kinh doanh, làm đẹp, đời sống, review sản phẩm, tài chính, tiền kỹ thuật số, giao dịch ngoại hối… được rất nhiều người chú ý trong thời gian này. Bạn cũng cần nắm được kiến thức về SEO, thiết kế, tiếp thị nội dung, viết bài, hiệu đính bài và cần biết cách sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến như mạng xã hội, email…

WordPress là nền tảng tạo blog phổ biến và đơn giản, dễ dùng để quản lý nội dung bài viết, hoặc bạn có thể dùng các nền tảng như Youtube, Tiktok, Facebook… sao cho phù hợp với mục đích và đọc giả của mình. 

Tiếp theo, bạn cần nghiên cứu từ khóa (có thể dùng Google Keyword Planner, Semrush, Ahrefs) để tạo kế hoạch nội dung và sản xuất nội dung đều đặn. Khi đạt được một mức độ người xem nhất định, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền một cách thụ động đều đặn.

Mua bán trên sàn thương mại Lazada, Shoppee, Tiki

Kinh doanh thương mại trên các sàn như Lazada, Shoppee, Tiki có thể đem lại lợi nhuận khổng lồ cho chủ doanh nghiệp. Ví dụ như một doanh nghiệp kinh doanh phụ kiện trên Shopee đã kiếm được hơn 3 tỷ đồng một tháng

Mua bán trên các sàn thương mại điện tử là một nghệ thuật: Bạn cần tìm được nguồn hàng tốt, có thị trường đủ lớn, nhập hàng và bán lại trên mạng để kiếm lười. Bạn có thể tìm nguồn hàng bán sỉ từ Trung Quốc qua Alibaba, hoặc các nhà sản xuất OEM tại Việt Nam. Nếu ít vốn, bạn có thể thử chương trình Dropshipping nếu không muốn mua và trữ hàng hóa.

Để bắt đầu, bạn chỉ cần đăng ký gian hàng trên sàn thương mại điện tử, tạo tài khoản ngân hàng. Tiếp theo, hãy nghiên cứu chọn một sản phẩm kinh doanh thương mại có tiềm năng theo 5 bước sau:

ý tưởng khởi nghiệp

Bước 1: Khảo sát sản phẩm đó trên các sàn TMĐT

Bước này giúp bạn nắm được tỷ lệ người kinh doanh sản phẩm này, mức giá trung bình, xem phản hồi và thị hiếu người dùng để xem sản phẩm này có thật sự có thị trường tiềm năng không.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và nhà cung cấp

Bạn có thể mua hàng mẫu từ NPP trong nước, các công ty OEM trong nước hoặc từ Alibaba… hãy nhớ xem và đánh giá kỹ chất lượng hàng mẫu. Tiếp theo, hãy xem kỹ điều kiện đặt hàng, MOQ, hình thức thanh toán…để chọn ít nhất 2 nhà cung cấp phù hợp.

Bước 3: Đăng sản phẩm chuẩn SEO

Tối ưu tất cả mọi thứ khi đăng sản phẩm từ Tên, Mô Tả, Hình Ảnh, Video, Từ Khóa, Thông tin bổ sung…. Để người dùng có thể mua ngay mà không phải rời khỏi trang bán hàng của bạn để tìm thêm nguồn thông tin.

Bước 4: Kiểm tra độ nhạy của sản phẩm và mức độ chấp nhận của thị trường

Thử chạy quảng cáo để xem phản ứng của thị trường để đánh giá mức độ thành công của sản phẩm, từ đó điều chỉnh, scale up để đem lại lợi nhuận theo cấp số nhân.

Bước 5: Tái nhập hàng

Dựa vào tốc độ bán ra và phản hồi của khách hàng để ra quyết định nhập số lượng lớn, vừa đủ hay ngưng không bán sản phẩm này nữa.

Gợi ý: Jenfi sẽ giúp bạn nguồn vốn cho các hoạt động tiếp thị trên các nền tảng quảng cáo, giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo với tính năng Jenfi Insights, giúp bạn tập trung vào kinh doanh mà không cần lo về nguồn vốn.

Công ty quảng cáo trực tuyến

Một trong những thách thức khi kinh doanh trong 2022 của rất nhiều doanh nghiệp là tìm ra cách tiếp cận khách hàng tiềm năng thật hiệu quả trên các nền tảng kỹ thuật số. Nếu bạn có kỹ năng về sản xuất nội dung, chạy quảng cáo đa nền tảng Facebook ads, Google ads, Zalo ads, tạo các landing page, thử nghiệm A/B… thì xây dựng một công ty quảng cáo trực tuyến sẽ là một ý tưởng khởi nghiệp thật sự tiềm năng.

Dĩ nhiên, việc xây dựng một công ty quảng cáo trực tuyến từ số không sẽ không hề dễ dàng. Bạn cần có chiến lược thích hợp:

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, bạn có thể

  • Hợp tác với người khác
  • Thuê người có kinh nghiệm

Nếu bạn đã có kinh nghiệm, bạn cần

  • Tìm cách để trở nên khác biệt trong ngành
  • Đừng ngại khi làm việc với tư cách bên thứ ba (white labeling)
  • Triển khai những gì bạn trình bày với khách
  • Phục vụ khách hàng thật tận tâm

Đào tạo trực tuyến

Trong thời đại 4.0 ngày nay, việc học online trở nên dễ dàng và cần thiết hơn bao giờ hết. Bạn có thể ngồi tại nhà hoặc cơ quan để học bất cứ kiến thức, lĩnh vực nào mà bạn yêu thích. 

Các khóa học phổ biến nhất hiện nay thuộc nhiều lĩnh vực như Ngôn ngữ (Anh, Hàn, Nhật…), Marketing, Thiết Kế, Lập Trình, Đồ Họa, Website, Kinh Doanh, Kỹ năng (Thuyết trình, tư duy), Yoga, tạo sản phẩm thủ công (Nến thơm).

Bạn có thể dạy mở lớp dạy online trên Google Meet, Zoom, hoặc tạo các khóa học được ghi hình sẵn và bán trên các nền tảng như Unica, VioEdu (tiếng Việt), Udemy, Coursera (tiếng Anh). 

Dịch vụ dọn dẹp

Một trong những vấn đề thường gặp của những gia đình làm việc 9-5 là không có thời gian cũng như sức lực để dọn dẹp nhà cửa. Mặc dù họ có thể thuê người giúp việc theo giờ nhưng lại gặp khó khăn vì nhiều vấn đề như an toàn, chất lượng dịch vụ. Ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực dọn dẹp sắp xếp nhà cửa có thể giúp bạn có được nguồn khách hàng ngay vì thị trường có nhu cầu cao trong khi ít đơn vị cung cấp dịch vụ này.

Để bắt đầu kinh doanh dịch vụ dọn dẹp, bạn cần đăng ký một công ty TNHH để có tư cách pháp nhân và tạo sự uy tín, tạo các SOPs (Quy trình làm việc), thuê nhân sự và hướng dẫn họ, tiếp theo là tìm kiếm khách hàng ở nơi bạn đang sinh sống.

Hãy chụp lại quá trình làm việc tại nhà khách và dùng chúng như các bằng chứng để tạo quảng cáo, cho khách hàng thấy được chất lượng dịch vụ của bạn như thế nào. 

Kinh doanh dịch vụ giặt quần áo, làm sạch giày dép

Vấn đề khi sinh sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh… là mọi người quá bận rộn để có thời gian tự giặt giũ. Đây là một thị trường kinh doanh khá thực tế vì hầu như người trẻ rất ít thời gian (hoặc không thích) giặt quần áo.

Để bắt đầu kinh doanh dịch vụ giặt giũ, hãy nghiên cứu vị trí đông đúc (khu trọ, khu sinh viên hoặc người đi làm), tìm kiếm mua máy giặt công suất lớn với giá thấp, học các kiến thức căn bản về bột giặt, nước xả, nước tẩy… để giặt sạch thơm quần áo mà không làm hỏng chất liệu của khách hàng.

Để quảng cáo dịch vụ giặt quần áo, bạn có thể tạo tờ rơi và phát cho các khu trọ lân cận và cung cấp dịch vụ tốt hơn so với những tiệm giặt là khác trong khu vực (ví dụ: giao tận nơi, chiết khấu khi giới thiệu khách…)

Làm đồ handmade 

Nếu bạn là một người khéo tay, lại có máu kinh doanh và không ngại cần mẫn, tỉ mỉ để làm ra những món đồ handmade xinh xắn thì thời của bạn đã đến rồi đấy. 

Những món đồ handmade nhỏ gọn theo đủ phong cách từ đơn giản, hiện đại cho đến hoài cổ như túi thơm, giỏ xách, ví tiền, thậm chí là giày dép,... không cần bạn chuẩn bị số vốn quá lớn. Chỉ tầm 20 - 30 triệu thì bạn đã có thể khởi nghiệp làm đồ handmade.

Hơn nữa, những món đồ bắt mắt này rất dễ bán ra vì chúng có giá thành thường không cao. Vốn không cao mà lãi không hề thấp. Yêu cầu ở đây bạn chỉ cần tỉ mỉ bỏ ra thời gian, công sức là được. 

Kinh doanh tự do tại nhà 

Những ý tưởng kinh doanh tự do tại nhà phổ biến nhất hiện nay là mở shop thời trang, tiệm nails và làm tóc, tiệm spa, dịch vụ trông trẻ, tiệm bán tạp hóa nhỏ lẻ,... 

Bạn có sẵn mặt bằng hoặc vị trí để kinh doanh, không tốn tiền thuê nhà. Đồng thời có bạn bè hoặc người thân trong gia đình giúp đỡ. 

Vào những tháng đầu mới bắt đầu kinh doanh, doanh thu chưa được cao cũng sẽ không làm bạn cảm thấy áp lực. Đến khi việc kinh doanh đi vào ổn định thì bạn đã có thể thu về lợi nhuận ổn định tùy theo chất lượng sản phẩm của bạn.  

Bán đồ ăn thức uống bình dân 

Nói đến món ăn đường phố Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận sự đa dạng của chúng. Nhất là những món ăn thức uống bình dân vẫn mang hương vị đặc trưng mà còn có giá cả rất rẻ so với các món được bán trong hàng quán cao cấp. 

Bạn hãy khởi nghiệp kinh doanh đồ ăn bằng những món ăn quen thuộc đối với người Việt như bún, phở, bánh mì, xôi vào buổi sáng. Ngoài ra bán cháo dinh dưỡng cũng đang là xu hướng mới cho các gia đình muốn kinh doanh đồ ăn bình dân. 

Nếu bạn tìm được mặt bằng tốt ở nơi khá đông đúc, nhộn nhịp, có thể bán trà đá vỉa hè. Ngành nghề này không cần vốn nhiều, tầm 2-3 triệu thì bạn đã có thể khởi nghiệp được.

Bán đồ đặc sản 

Mỗi tỉnh thành trên khắp mọi miền đất nước đều có những đặc sản riêng của mình. Vì thế kinh doanh đặc sản cũng là một ý tưởng cực kỳ thông minh và nhạy bán.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn hàng chất lượng tại nơi mình sinh ra, giúp chúng được nhiều người biết đến hơn.

Đã gọi là đặc sản tất nhiên phải quý, độc đáo. Điển hình như ba khía múi Cà Mau, kẹo dừa Bến Tre, bánh pía Sóc Trăng, nem chua Thanh Hóa,... Nhờ tính độc đáo này mà bạn rất dễ bán hàng. Khách hàng không những mua để ăn mà còn để biếu cho người thân, bạn bè, cấp trên nữa đấy!

Làm nghề tự do 

Đây là nhóm ý tưởng khởi nghiệp nổi trội hiện nay của các bạn trẻ. Đó là các nghề viết content tự do, chụp thuê ảnh sản phẩm, lập trình ứng dụng, thiết kế website,... Nhóm những công việc này không đòi hỏi về vốn nhiều như các nhóm nghề trên.

Tuy nhiên đòi hỏi bạn thật sự đầu tư chất xám và nghiêm túc với công việc mình làm. Có như thế bạn không cần đi đâu xa hoặc đến cơ quan mỗi ngày vẫn có thể đảm bảo thu nhập đáng kể, ổn định mỗi tháng cho mình. 

Livestream bán hàng online tại nhà

Những mẹ bỉm sữa, sinh viên hay nhân viên văn phòng đều dễ dàng khởi nghiệp với ngành bán hàng online. Đây chắc hẳn không còn là ngành nghề lạ lẫm gì. Quan trọng nhất bạn cần tìm được sản phẩm độc đáo về chất lượng hoặc giá cả để nâng cao sức cạnh tranh.

Bán hàng online là ý tưởng giúp bạn khởi nghiệp làm chủ tại nhà. Bạn không cần đầu tư, nâng cấp mặt bằng hoặc phải trưng bày sản phẩm. Chỉ cần chuẩn bị thật tốt một góc nhỏ để chụp hình mặt hàng bạn bán. Bên cạnh đó chăm chỉ, chu đáo, tận tâm trả lời tin nhắn, cuộc gọi từ khách hàng đảm bảo bạn sẽ bán hàng dễ dàng. 

Những lưu ý để có ý tưởng khởi nghiệp tốt 

ý tưởng khởi nghiệp

Như đã nói ở trên, ý tưởng khởi nghiệp cần đảm bảo các yếu tố mới mẻ, sáng tạo, vượt trội, thực tế và lợi nhuận. Nhưng để có ý tưởng khởi nghiệp tốt như vậy, các bạn đừng quên một vài lưu ý quan trọng sau:

  • Ý tưởng khởi nghiệp càng cụ thể, bài bản, bạn càng có thể kiểm soát rủi ro tốt;
  • Trước khi lên kế hoạch cho ý tưởng khởi nghiệp của mình, bạn nên tham khảo ý kiến của những người vừa dày dặn kinh nghiệm vừa thân thiết, đáng tin tưởng;
  • Ý tưởng khởi nghiệp phải thực tế, bạn cần suy xét đến vốn, nhân lực, vật lực, đối thủ đang thực hiện cùng ý tưởng,... Không nên nóng vội kẻo làm mất đi lợi thế cạnh tranh của chính mình. Từ đó dẫn đến tình trạng bị đối thủ chèn ép. Thậm chí chưa thực hiện được ⅓ ý tưởng thì bạn đã bị hết vốn hoặc không còn ai thực hiện cùng. 

Trên đây là những chia sẻ thực tế của Jenfi về các ý tưởng khởi nghiệp tốt nhất 2022. Hãy chuẩn bị chu đáo và chi tiết để ý tưởng của bạn được đưa vào thực tế sớm nhất. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi những chia sẻ mới nhất từ chúng tôi nhé!

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam qua chuỗi bài viết sau:

  1. Đánh Giá Thị Trường – Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu
  2. Tư Duy Thiết Kế - Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

ý tưởng khởi nghiệp

Nicky Minh

CTO and co-founder

Tư Duy Thiết Kế: Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Open post

Tư Duy Thiết Kế: Cách Xác Định Chính Xác Nhu Cầu Người Dùng Và Chinh Phục Họ

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam !

Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển thì việc cạnh tranh về sản phẩm ngày càng cao. Do đó để có được hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp cần lắng nghe những vấn đề từ khách hàng để đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của họ.

Một trong những công cụ hiệu quả để thực hiện quá trình này là Tư duy thiết kế (Design thinking). Hãy cùng Jenfi tìm hiểu:

  • Tư duy thiết kế là gì? 
  • Lợi ích khi ứng dụng tư duy thiết kế trong kinh doanh
  • 4 nguyên tắc quan trọng của Tư duy thiết kế
  • 5 Bước thực hiện Tư duy thiết kế 

Tư duy thiết kế là gì?

tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế là một giải pháp giúp doanh nghiệp sáng tạo và giải quyết những vấn đề một cách hiệu quả hơn. Nó được thực hiện dựa vào nhiều phương pháp và quy trình thực hiện và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, kỹ thuật, trong kinh doanh,...

Tư duy thiết kế tập trung nhiều vào khách hàng, người tiêu dùng và những khách hàng và người tiêu dùng là người đầu tiên và quan trọng nhất để tìm hiểu nhu cầu, lợi ích của họ và đưa ra những giải pháp để đáp ứng được những nhu cầu đó, do đó ta gọi những phương pháp mà tư duy thiết kế mang lại là cách để giải quyết một vấn đề. 

Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới cũng đã thực hiện những phương pháp này với sản phẩm của họ. Ví dụ như Google, Samsung, Apple,... Và có một số trường đại học lớn hiện nay họ cũng đã có áp dụng những phương pháp này trong quá trình giảng dạy của họ (Stanford, Harvard,..)

Mặc dù đây là phương pháp đã xuất hiện từ rất lâu nhưng chỉ mới được ứng dụng rộng rãi trong những khoảng thời gian gần đây. Có nhiều tác giả đã vận dụng phương pháp này và xuất bản chúng thành những quyển sách và đem đến cho người đọc nhiều thông tin hữu ích.

Tại sao công ty nên sử dụng tư duy thiết kế?

tư duy thiết kế

Trong các doanh nghiệp và công ty thì tư duy thiết kế là một giải pháp quan trọng và cần thiết. Nếu không có tư duy thiết kế thì doanh nghiệp có thể bị lạc hậu đối với những sản phẩm của họ và họ không thể bán sản phẩm ra ngoài thị trường và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng 

Doanh nghiệp trước khi sử dụng tư duy thiết kế có thể là soát kiểm tra sản phẩm một cách chỉnh chu và hoàn thiện nhất trước khi đưa sản phẩm đến khách hàng và giúp khách hàng có một trải nghiệm đối với sản phẩm tốt hơn.

Trong kinh doanh thì tư duy thiết kế có một vai trò quan trọng giúp ta có thể thực hiện nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có những trải nghiệm về sản phẩm một cách sâu hơn từ đó mà doanh nghiệp có thể có được những cách để giải quyết hoặc cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với những nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Và nhận thấy tầm quan trọng của tư duy thiết kế đem lại mà đây là một phương pháp được rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân trên khắp thế giới lựa chọn chọn và áp dụng.

Những sản phẩm khi áp dụng tư duy thiết kế sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng và đem lại cho khách hàng một sự tin tưởng và thích thú hơn. Tuy nhiên doanh nghiệp ở nước ngoài thường sử dụng phương pháp tư duy thiết kế rất nhiều còn ở Việt Nam thì vẫn còn hạn chế.

Lợi ích khi ứng dụng tư duy thiết kế trong doanh nghiệp

tư duy thiết kế

Có rất nhiều lợi ích khi bạn áp dụng tư duy thiết kế để giải quyết các vấn đề trong kinh doanh như:

Tạo ra các giải pháp sáng tạo

Con người không thể giải quyết vấn đề nếu họ không tin rằng một giải pháp tồn tại. Phương pháp lặp đi lặp lại cho phép giải quyết vấn đề một cách sáng tạo trong những trường hợp trước đây được coi là không thể giải quyết.

Mở rộng kiến ​​thức 

Khi tiếp xúc với một loạt các giải pháp khả thi và ý tưởng mới mẻ, từng thành viên trong công ty sẽ được mở rộng kiến thức so với cách tiếp cận truyền thống (vốn thiên về một câu trả lời duy nhất là được hay không.)

Thấy trước những vấn đề chưa phát sinh

Bằng cách tiếp cận quan sát người tiêu dùng và sản phẩm, bạn còn có thể phát hiện ra các giải pháp tiềm năng cho các vấn đề có thể chưa phát sinh ở thời điểm hiện tại

Ưu tiên nhu cầu của khách hàng 

Trong thực hành tư duy thiết kế, bạn sẽ kiểm tra liên tục vấn đề để tìm ra các giải pháp và ý tưởng khả thi liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến.

4 Nguyên tắc quan trọng của Tư duy Thiết kế 

tư duy thiết kế

Có bốn nguyên tắc của tư duy thiết kế do Christoph Meinel và Larry Leifer tại Viện Thiết kế Hasso-Plattner, Đại học Stanford khởi xướng:

Quy tắc con người là trung tâm

Quy tắc này dựa trên ý tưởng rằng quan điểm lấy con người làm trung tâm sẽ luôn giải quyết các vấn đề kỹ thuật theo cách thỏa mãn nhu cầu của con người.

Quy tắc không kiểm soát

Bạn cần suy nghĩ sáng tạo và từ bỏ hoàn toàn nhu cầu kiểm soát một vấn đề. Từ đó, bạn sẽ có thể suy nghĩ và thử nghiệm tự do hơn và có sự tự tin sáng tạo để xem xét các giải pháp mới.

Quy tắc đảo ngược thiết kế 

Bạn phải nhìn về quá khứ để xem công nghệ trước đây đã giải quyết nhu cầu của con người như thế nào. 

Khi hiểu được quá khứ, bạn có thể tìm ra các cách để đáp ứng nhu cầu của con người trong tương lai.

Quy tắc hữu hình

Quy tắc mới nhất trong bốn quy tắc tại thời điểm xuất bản nguyên tắc, quy tắc hữu hình gợi ý rằng tạo một sản phẩm hữu hình là cách tốt nhất để hiểu sâu hơn liệu một sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu của con người hay không.

Các giai đoạn của tư duy thiết kế

tư duy thiết kế

Tư duy thiết kế được hình thành qua 5 giai đoạn được quy chuẩn hóa theo Học viện Thiết kế của Trường Đại học Stanford năm 1970. Và hiện tại thì quy trình này vẫn được thực hiện một cách rộng rãi và được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và kinh doanh.

5 giai đoạn của tư duy thiết kế được thể hiện như sau:

  • Thấu hiểu, đồng cảm (Empathize) với khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ
  • Xác định vấn đề (Define) của khách hàng, nhu cầu của họ là gì?
  • Lên ý tưởng, sáng tạo (Ideate) đối với sản phẩm
  • Xây dựng các mẫu (Prototype) để triển khai ý tưởng về sản phẩm
  • Thử nghiệm (Test) mẫu, kiểm tra sản phẩm và thu nhận phản hồi

Giai đoạn 1: Thấu hiểu, đồng cảm

Đồng cảm và thấu hiểu khách hàng là giai đoạn đầu tiên và quan trọng mà bạn cần thực hiện để hiểu về khách hàng cũng như là xây dựng được những mục tiêu và giải pháp tư duy thiết kế cho sản phẩm.

Tìm hiểu nguyên nhân mà doanh nghiệp gặp khó khăn đối với sản phẩm, nguyên nhân khiến cho sản phẩm không được thị trường chấp nhận vào không được sự ủng hộ của khách hàng.

Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần thực hiện đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được những thiếu sót của sản phẩm hoặc những trải nghiệm không tốt mà khách hàng nhận được khi tiếp xúc với sản phẩm, tại sao họ chưa hài lòng về sản phẩm của mình. Để từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giải quyết những vấn đề trên và có thể đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Xác định vấn đề

Trong bữa thứ hai của tư duy thiết kế những thông tin mà doanh nghiệp thu thập được từ sự thấu hiểu và đồng cảm trong giai đoạn 1 của khách hàng. Bắt đầu thực hiện phân tích để đưa ra những mẫu chốt của vấn đề cần thay đổi và điều chỉnh đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Những vấn đề này có thể được giải quyết một cách dễ dàng bằng việc hệ thống thành một sơ đồ hóa và có thể giải quyết từng nhóm một cách thuận lợi và hiệu quả hơn và giúp doanh nghiệp đi được đúng hướng vấn đề cần giải quyết. 

Giai đoạn 3: Lên ý tưởng sáng tạo

Trong giai đoạn này thì cá nhân có thể áp dụng kỹ năng brainstorming để sáng tạo được những ý tưởng hay đối với sản phẩm và đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng.

Khi sáng tạo được càng nhiều ý tưởng thì càng có nhiều cơ hội để giải quyết được những vấn đề về sản phẩm hơn và có thể giúp lựa chọn ra được những ý tưởng tối ưu nhất

Giai đoạn 4: Xây dựng các mẫu

Tại bước này thì doanh nghiệp có thể loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu để có thể thay đổi và xem chúng có thích hợp với những nhu cầu của khách hàng hay không và ra mắt những mẫu thử nghiệm để phù hợp với những ý tưởng được đề xuất.

Trong bước này doanh nghiệp cần nhìn nhận ra được vấn đề mà sản phẩm của doanh nghiệp đang mắc phải và đề xuất những ý tưởng để cải thiện và giúp sản phẩm được hoàn chỉnh hơn

Giai đoạn năm: Thử nghiệm

Đây là giai đoạn cuối cùng và cũng là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình tư duy thiết kế và giai đoạn này có thể thực hiện nhiều lần để có thể xuất ra được những mẫu thử và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất và được họ đón nhận nhiều nhất.

Giai đoạn thử nghiệm là một cơ hội tuyệt vời để giúp doanh nghiệp, cá nhân có thể kiểm tra và những giải pháp để thực hiện phát triển sản phẩm tốt hơn.

Khi thực hiện thử nghiệm thì không nên giải thích quá nhiều về sản phẩm để cho khách hàng có được một trải nghiệm những phản hồi chân thực nhất đối với sản phẩm của bạn.

Lời kết

Tư duy thiết kế là một giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi, sáng tạo sản phẩm của mình. Qua những thông tin về tư duy thiết kế được bài viết chia sẻ trên giúp bạn hiểu được tư duy thiết kế là gì. Hi vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn sản phẩm và có thể khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường.

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

đánh giá thị trường

Nicky Minh

CTO and co-founder

Đánh Giá Thị Trường – Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu

Open post

Đánh Giá Thị Trường - Hướng Dẫn Từng Bước Để Bạn Tìm Được Thị Trường Mục Tiêu

Bạn có một ý tưởng kinh doanh, huy động vốn thành công và tự tin có thể triển khai ý tưởng kinh doanh này thành một doanh nghiệp thật sự. Vậy, tiếp theo bạn cần làm gì? 

Công việc tiếp theo bạn cần làm là Đánh giá thị trường (Market Validation), xác định xem sản phẩm, dịch vụ của bạn có sẵn sàng được thị trường chấp nhận hay không. Bằng cách này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức thay vì hoàn thiện một sản phẩm, dịch vụ mà không biết được tiềm năng khai thác ra sao.

Cùng Jenfi học Kinh Doanh 101 trong chuỗi bài viết về khởi nghiệp Startup Việt Nam 

đánh giá thị trường

Tất cả những ý tưởng kinh doanh về sản phẩm và dịch vụ ban đầu nghe có vẻ tốt nhưng khi ra thị trường thì chúng có thể bị từ chối bởi những khách hàng này. Khi sản phẩm có thể gia nhập vào thị trường là chúng bắt đầu có lợi thế, và việc đánh giá thị trường theo một điều kiện thực tế trở nên rất quan trọng trước khi sản phẩm ra mắt. 

Cùng tìm hiểu đánh giá thị trường là gì, những bước thực hiện đánh giá thị trường và tại sao chúng lại quan trọng như vậy nhé.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét:

  • Định nghĩa về đánh giá thị trường
  • Tại sao các công ty cần xác nhận thị trường
  • Quy trình từng bước để thực hiện nghiên cứu xác nhận thị trường
  • Các phương pháp xác thực thị trường chính
  • Ví dụ thực tế 

Đánh Giá Thị Trường Là Gì? Định Nghĩa

đánh giá thị trường

Đánh giá thị trường là quá trình xác định sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang kinh doanh có nhu cầu gì trong thị trường mục tiêu. 

Đây là một bước quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm và được dùng để đánh giá mức độ khả thi của sản phẩm, dịch vụ này trong thị trường mục tiêu 

Trước khi bắt đầu đánh giá thị trường, bạn phải xác định thị trường mục tiêu của mình. 

Bạn có thể thực hiện đánh giá thị trường với nhiều thị trường mục tiêu khác nhau, tuy nhiên cách này tốn nhiều công sức và thời gian. Thay vào đó, bạn hãy thu hẹp thị trường mục tiêu thành một nếu bạn đang định vị thị trường, và chỉ từ 2 hoặc 3 thị trường nếu bạn đang thử nghiệm tìm kiếm thị trường mục tiêu.

Tại sao nên đánh giá thị trường?

đánh giá thị trường

Đánh giá thị trường rất có lợi đối với doanh nghiệp vì bạn sẽ có thể:

  • Tránh tạo ra các sản phẩm hoàn thiện nhưng không ai cần
  • Đảm bảo sản phẩm bạn có đủ nguồn vốn để phát triển và thị trường đủ rộng để kinh doanh

Khi nào bạn nên đánh giá thị trường

Việc đánh giá thị trường có thể dùng khi bắt đầu một ý tưởng khởi nghiệp, khi bạn tạo một sản phẩm hay dịch vụ mới và ra mắt chúng.

Đôi khi, bạn có thể triển khai khi tạo thêm tính năng mới trong những sản phẩm hiện tại.

Phương pháp nào dùng để đánh giá thị trường?

Hai cách tiếp cận phổ biến nhất thường được sử dụng trong việc đánh giá thị trường đó là 

  • Phỏng vấn trực tiếp những người trong thị trường mục tiêu của sản phẩm
  • Gửi khảo sát gián tiếp đến những người này. 
  • Tạo sản phẩm tối thiểu (Minimum Viable Product)
  • Thử nghiệm sản phẩm
  • Phương pháp dùng phần mềm

Điều quan trọng trong việc nghiên cứu đánh giá thị trường là: Phải liên hệ được trực tiếp và có được phản hồi từ khách hàng trong thị trường mục tiêu của sản phẩm.

Bên dưới, Jenfi hướng dẫn bạn từng bước thực hiện đánh giá thị trường trước khi xây dựng một sản phẩm, dịch vụ hoàn chỉnh.

Các bước thực hiện đánh giá thị trường

đánh giá thị trường

Viết ra các mục tiêu, giả định, lý thuyết về sản phẩm hay dịch vụ

Lập ra các mục tiêu của doanh nghiệp là bước đầu tiên trong việc đánh giá thị trường. 

Các mục tiêu có thể bao gồm:

  • Giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp là gì?
  • Khách hàng hàng mục tiêu của sản phẩm và những giả định thực hiện đối với những khách hàng này là gì?
  • Thông tin về sản phẩm giá cả và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?

Các giả định và lý thuyết có thể bao gồm:

  • Thị trường đang có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn
  • Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn sẵn sàng sử dụng sản phẩm
  • Sản phẩm sẽ giải quyết được vấn đề của khách
  • Mô hình định giá của bạn phù hợp với khách hàng mục tiêu 

Khi trả lời được những câu hỏi trên có thể giúp bạn bạn tìm ra giá trị và phân biệt được những yếu tố đặc biệt về sản phẩm mà doanh nghiệp đang đầu tư.

Đánh giá về thị phần và quy mô thị trường

Việc ước tính về quy mô của thị trường mục tiêu và thị phần của chúng có thể giúp bạn đánh giá được tiềm năng của doanh nghiệp cũng như xác định những yếu tố liên quan đến việc ra mắt sản phẩm của doanh nghiệp.

Bằng cách so sánh các yếu tố khác nhau với toàn bộ thị trường, ví dụ như dữ liệu bán hàng, số lượng công ty hiện tham gia thị trường và thị phần của họ, các phân khúc khách hàng khác nhau… bạn có thể xác định xem sản phẩm của bạn sẽ phù hợp với phân khúc nào và khả năng chiếm được bao nhiêu thị phần trong phân khúc đó.

Số lượng tìm kiếm hàng tháng liên quan đến sản phẩm của bạn

Số lượng tìm kiếm hàng tháng (Monthly Volume) của sản phẩm, dịch vụ tương tự trên các công cụ tìm kiếm sẽ có thể giúp bạn đánh giá xem có bao nhiêu người dùng đang tìm kiếm các sản phẩm/ dịch vụ đó. 

Các công cụ marketing trực tuyến như Google Keyword Planner, Semrush, Ahrefs sẽ cung cấp dữ liệu chính xác có bao nhiêu người đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ. 

Trong trường hợp sản phẩm, dịch vụ của bạn chưa có mặt trên thị trường, hãy thử tìm kiếm những từ khóa dài (Long-tail Keyword) về những vấn đề xung quanh. Ví dụ, nếu bạn định triển khai dịch vụ Capital-As-A-Service (CAAS)- Huy động vốn tăng trưởng Jenfi đang cung cấp, thay vì tìm kiếm về CAAS, hãy mở rộng từ khóa tìm kiếm các từ khóa như:

  • Vay tín chấp doanh nghiệp lãi suất thấp
  • Vay tín chấp doanh nghiệp siêu nhỏ

Bằng cách này, bạn sẽ hiểu được rằng trong thị trường hiện nay, khách hàng có đang cần đến sản phẩm của bạn hay không.

Một công cụ khác có thể dùng là Google Trend (miễn phí). Bạn có thể dùng công cụ này để xem mức độ quan tâm của một từ khóa nào đó theo thời gian và xác định xem nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ có ổn định hay đang thoái trào.

Phỏng vấn khách hàng

Các doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn với phân khúc thị trường mục tiêu đối với sản phẩm để tìm hiểu về tiềm năng của sản phẩm trong trong hiện tại. 

Những vấn đề có thể hỏi khách hàng tiềm năng ví dụ như 

  • Động lực, sở thích, nhu cầu của họ và những sản phẩm hiện tại họ đang sử dụng là gì? 
  • Những vấn đề họ đang gặp với sản phẩm hiện tại
  • Mong muốn một sản phẩm trong mơ của họ 

Hoặc doanh nghiệp cũng có thể thực hiện khảo sát khách hàng hàng bằng việc gửi form và nhận phản hồi.

Những phản hồi của khách hàng có thể phản ánh được rằng sản phẩm của doanh nghiệp có được đón nhận hay không. Trong trường hợp nếu sản phẩm của doanh nghiệp ít người biết đến thì doanh nghiệp có thể có những biện pháp để cải thiện sản phẩm và đem đến cho khách hàng những thông tin mới về sản phẩm của mình.

Thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ của công ty

Khi doanh nghiệp xác định được thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm ở phân khúc phù hợp, lúc này bạn có thể thực hiện qua 2 thử nghiệm alpha và beta.

Thử nghiệm alpha 

Thử nghiệm alpha là khi nhân viên nội bộ công ty thử nghiệm một sản phẩm với mục đích là để loại bỏ bất kỳ lỗi, sự cố hoặc đặc điểm nào trong sản phẩm không phù hợp trước khi sản phẩm có sẵn cho người dùng bên ngoài.

Thử nghiệm beta 

Thử nghiệm beta là khi một sản phẩm được một nhóm người dùng giới hạn thử nghiệm để xác định vấn đề còn tồn đọng. 

Trong trường hợp của một phần mềm hoặc ứng dụng, thử nghiệm beta có thể được công khai với thông báo cho người dùng biết phiên bản họ đang thử nghiệm chưa hoàn thành.

Thử nghiệm sản phẩm với người dùng thật có thể phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu sản phẩm của bạn bị lỗi hay khó sử dụng, gây ảnh hưởng đến khách hàng thì khách hàng có thể bỏ sản phẩm của bạn và lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Lợi ích của việc đánh giá thị trường

đánh giá thị trường

Có nhiều lý do mà doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá thị trường trước khi phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ ra mắt thị trường. Những lợi ích mang lại:

Việc đánh giá thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được những rủi ro và hạn chế được thời gian phát triển sản phẩm và việc thành công trong việc tiếp cận thị trường sẽ thuận lợi hơn. 

Khi một doanh nghiệp có một một ý tưởng cho một tính năng mới hoặc một sản phẩm hoàn toàn mới, ý tưởng đầu tiên có vẻ khả thi, thậm chí khéo léo. 

Nhưng cho đến khi sản phẩm được thực hiện hoạt động đánh giá thị trường thì việc tiến hành các cuộc phỏng vấn xác nhận của khách hàng để tìm hiểu liệu họ có quan tâm đến sản phẩm hay không, nhóm có thể thiếu các sai sót lớn.

Và khi thực hiện đánh giá thị trường thì doanh nghiệp có thể phát hiện ra được những vấn đề này trước khi sản phẩm được ra mắt. Và đây là cách dễ dàng để xem xét việc ý tưởng đối với sản phẩm đó có đáng để thực hiện hay không.

Khi doanh nghiệp có một ý tưởng kinh doanh đầy cảm hứng, đừng bỏ qua giai đoạn đánh giá thị trường. Trong trường hợp khách hàng đã sẵn sàng trả tiền cho giải pháp của doanh nghiệp thì khi đó có thể xem xét ý tưởng đó là hợp lệ.

Khi xác nhận ý tưởng không nên chần chừ để có thể hiểu thị trường tốt hơn và nghiên cứu về những thách thức khắc phục, tránh những sai lầm tốn kém và tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn.

Lời kết

Bài viết đã cung cấp những thông tin về đánh giá thị trường giúp bạn hiểu được đánh giá thị trường là gì và các bước để đánh giá thị trường trước khi ra mắt sản phẩm của doanh nghiệp. 

Đánh giá thị trường là bước quan trọng mà bắt buộc mỗi cá nhân hoặc doanh nghiệp cần thực hiện để phát triển sản phẩm của mình và giúp công ty có được lợi nhuận trong tương lai.

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

đánh giá thị trường

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Bật Mí 7 Dịch Vụ Cho Vay Tiền Không Thế Chấp, Tiện Lợi Hiện Nay

Open post

Bật Mí 7 Dịch Vụ Cho Vay Tiền Không Thế Chấp, Tiện Lợi Hiện Nay

vay tiền không thế chấp - jenfi.vn

Vay tiền không thế chấp nở rộ tại Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây bởi nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, phê duyệt vốn nhanh. Không chỉ cá nhân mà cả những công ty cũng tìm đến hình thức vay vốn không cần thế chấp tài sản để chi trả cho những khoản chi ngắn hạn.

Hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu 7 loại hình vay tiền không thế chấp vừa tiện lợi vừa đảm bảo uy tín phổ biến hiện nay. 

Hình thức vay tiền không thế chấp là gì?

vay tiền không thế chấp là gì - jenfi.vn

Vay tiền không thế chấp hay còn được gọi với tên là vay tín chấp. Đây là hình thức vay tiền không cần người đi vay phải có tài sản để đảm bảo cho giá trị khoản vay. 

Nguồn tiền vay sẽ được sử dụng với những mục đích và nhu cầu khác nhau của từng đối tượng người vay như:

  • Khách hàng cá nhân: mua tiêu dùng như mua điện thoại, mua ô tô, sắm sửa đồ dùng cho nhà cửa, vâng vâng.
  • Khách hàng doanh nghiệp: tiếp cận vốn kinh doanh với mục đích cụ thể

Khoản tiền vay tín chấp thường thấp: dao động trong khoảng từ 10 đến 500 triệu đồng với thời hạn thanh toán từ ngắn hạn đến trung hạn từ 12 đến 60 tháng, tuỳ vào từng ngân hàng và công ty tài chính. 

Loại hình vay tín chấp được nhiều người chọn lựa bởi vì có nhiều ưu điểm như:

    • Nhanh chóng, tiện lợi: hồ sơ vay dễ thực hiện
  • Không cần tài sản thế chấp: không có rủi ro mất tài sản thế chấp
  • Giải ngân nhanh: trong 24 giờ

Tại Việt Nam, có 6 hình thức vay tiền không thế chấp, tương ứng với mỗi hình thức là ưu nhược điểm khác nhau. Hãy tìm hiểu chi tiết 6 dịch vụ vay tiền tín chấp và các đặc điểm của mỗi hình thức để chọn cách vay tín chấp phù hợp nhất với bạn.

Top 7 dịch vụ cho vay tiền không thế chấp phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi nhóm khách hàng, ngân hàng và công ty tài chính đã thiết kế nhiều chương trình cho vay tiền không thế chấp. Trong đó, 6 kiểu vay tín chấp phổ biến thường gặp bao gồm:

1. Vay tiêu dùng tín chấp bằng Bảng lương/ Hợp đồng lao động

Dịch vụ vay tín chấp bằng bảng lương/hợp đồng lao động là gói vay nợ dành cho cá nhân đang còn làm công ăn lương hàng tháng. Cơ sở cho vay phải dựa vào mức lương của từng đối tượng lao động. 

Những đối tượng từ 20 - 60 tuổi đã có thể vay vốn tiêu dùng tín chấp, không kén bất kỳ công ty nào kể cả tư nhân. Người vay tiền sẽ trả góp hàng tháng và bất cứ lúc nào cũng có thể trả trước hạn. Thời gian vay nằm trong khoảng 6 -36 tháng cũng như hỗ trợ mức vay đến 8 lần thu nhập. 

  • Đối tượng: cá nhân đang đi làm
  • Nguồn vốn vay tối đa: 8 lần thu nhập hàng tháng
  • Lãi suất: lên đến 18% ở ngân hàng; 40% ở công ty tài chính

2. Vay vốn tiêu dùng không cần thế chấp bằng hóa đơn điện, nước

Vay tín chấp bằng hóa đơn điện là một trong những hình thức được nhiều người ưa chuộng vì sự đơn giản của nó. Khách hàng chỉ cần đứng tên trên các hoá đơn tiền điện là đã có thể vay tiền từ 10.000.000 - 70.000.000 VNĐ mà không cần chứng minh bất cứ thu nhập nào. 

Đối tượng từ 20 - 60 tuổi vay tiền sẽ có thời gian đăng ký trả góp từ 6 - 36 tháng, không có nợ xấu hay nợ chú ý nào. Hóa đơn điện tối thiểu 300.000 VNĐ/Tháng. Người ký hợp đồng cho vay vốn tiêu dùng tín chấp bằng hóa đơn điện phải chắc chắn rằng bản thân có khả năng chi trả số tiền đó mỗi tháng. 

  • Đối tượng: cá nhân, đứng tên hóa đơn tiền điện 
  • Nguồn vốn vay tối đa: 70 triệu đồng
  • Lãi suất: lên đến 35% một năm ở công ty tài chính

3. Vay vốn tiêu dùng bằng sao kê tài khoản ngân hàng

Vay tiền bằng sao kê tài khoản ngân hàng là hình thức vay tín chấp bằng cách dùng bản sao kê đã giao dịch với ngân hàng để chứng minh cho nguồn thu nhập của đối tượng người vay trong vòng 4 tháng trở lại đây.  

Đối tượng của dịch vụ này là những khách hàng thường xuyên cho giao dịch bằng tài khoản ngân hàng một cách thường xuyên. Với giá trị khoản vay lên đến 60 triệu đồng tạo điều kiện cho người vay thoải mái lựa chọn. 

  • Đối tượng: cá nhân, sở hữu tài khoản ngân hàng
  • Nguồn vốn vay tối đa: 60 triệu đồng
  • Lãi suất: lên đến 35% một năm ở công ty tài chính

4. Vay bằng sao kê thẻ tín dụng

Vay bằng sao kê thẻ tín dụng là một dịch vụ vay cho những đối tượng sở hữu thẻ tín dụng của ngân hàng. Địa chỉ cho vay sẽ xem xét các hạn mức và sao kê thẻ tín dụng để chu cấp thêm một khoản tiền mặt cho khách hàng chi tiêu. 

Khoản vay tối đa có thể lên đến 100 triệu đồng tùy theo mỗi địa chỉ cho vay. Thời gian vay từ 6 - 36 tháng vô cùng linh hoạt. 

  • Đối tượng: cá nhân, sở hữu thẻ tín dụng
  • Nguồn vốn vay tối đa: 60 triệu đồng
  • Lãi suất: lên đến 40% một năm 

5. Vay vốn tiêu dùng tín chấp bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Vay tiền bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ không bắt buộc đối tượng người vay phải thế chấp bất kỳ tài sản nào. Dịch vụ này được xét duyệt dựa trên giá trị hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực ít nhất 6 tháng của công ty bảo hiểm bất kỳ. 

Với vay vốn tiêu dùng tín chấp bằng bảo hiểm nhân thọ, hạn mức vay nằm trong khoảng từ 10 - 100 triệu. Thời gian vay cũng giống với những dịch vụ khác là từ 6- 36 tháng. Khách hàng có thể trả trước hạn cũng như phải trả góp hàng tháng. 

  • Đối tượng: cá nhân có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Nguồn vốn vay tối đa: 100 triệu đồng
  • Lãi suất: 18% - 23% một năm

6. Vay bằng cà vẹt xe

Đây là dịch vụ vay vốn tiêu dùng tín chấp bằng cà vẹt xe. Địa chỉ cho vay sẽ không thu giữa bất kỳ cà vẹt xe hay phương tiện đi lại của bạn mà chỉ thu thập những thông tin liên quan đến cà vẹt xe cùng những giấy tờ khác như CMND/CCCD. 

Định giá xe càng cao thì khoản tiền bạn được vay sẽ càng cao. Một khoản vay thông thường sẽ chiếm giá trị từ 60 - 90% giá trị xe. Mức lãi suất sẽ được linh hoạt tùy theo từng địa chỉ cho vay. 

  • Đối tượng: cá nhân có giấy tờ xe hợp pháp
  • Nguồn vốn vay tối đa: 90% giá trị xe
  • Lãi suất: lên đến 40%

7. Vay tín dụng doanh nghiệp

Doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung nguồn vốn lưu động để thanh toán cho vật tư, hàng hóa và các chi phí trong sản xuất có thể tìm đến các ngân hàng thương mại tại Việt Nam để vay không thế chấp. 

Đối với vay tín chấp doanh nghiệp, ngân hàng sẽ giải ngân theo hạn mức tín dụng của doanh nghiệp, và thực hiện từng lần. Nghĩa là, mỗi khi bạn cần tiếp cận thêm nguồn vốn, bạn cần thực hiện hồ sơ vay cho mỗi lần như vậy.

  • Đối tượng: doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
  • Nguồn vốn vay tối đa: phụ thuộc hạn mức tín dụng của doanh nghiệp
  • Lãi suất: từ 15% đến 24% một năm

Vay tiền không thế chấp tại Jenfi 

vay tiền không thế chấp

Jenfi.vn là công ty tiên phong về huy động vốn không thế chấp cho doanh nghiệp dựa vào triển vọng doanh thu. Một trong những lợi thế hàng đầu tại Jenfi khi vay không thế chấp là lãi suất rất thấp: chỉ từ 7% một năm, thấp hơn từ 2 đến 3 lần so với vay tín dụng doanh nghiệp truyền thống. 

Thêm vào đó, Jenfi không yêu cầu bản kế hoạch kinh doanh chi tiết khi bạn muốn tiếp cận vốn, vì Jenfi ứng dụng công nghệ đánh giá năng lực tăng trưởng của công ty bạn qua doanh thu. Do đó, doanh nghiệp của bạn sẽ giảm bớt nhiều thủ tục, nguồn vốn sẽ được giải ngân nhanh chóng để bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả hơn.

Thử tính lãi suất vay tiền không thế chấp từ Jenfi bên dưới để xem bạn có thể vay vốn được bao nhiêu nhé!

Công cụ tính lãi suất vay vốn từ Jenfi

$
$

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Số tiền thanh toán trước
-
-
-
Phí 7.5% 9% 10.5%
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Chia sẻ doanh thu (%)
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
Phí
Phí
Phí

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn
  • Số tiền thanh toán trước
    -
  • Phí
    7.5%
  • Tổng số tiền hoàn vốn
    Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
  • Chia sẻ doanh thu (%)
    Số tiền thanh toán trước
  • Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
    Phí
*Chi phí thực tế có thể tăng nhẹ hoặc giảm, phụ thuộc vào kết quả đánh giá tín dụng từ đội ngũ Jenfi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ưu đãi phù hợp với bạn

Nicky Minh

CTO and co-founder

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay – Cập Nhật Mới Nhất 2022

Open post

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay bao nhiêu? Cập nhật ngay lãi suất vay mới nhất

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay có biên dao động từ 4% - 40%. Tìm hiểu cách để tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp nhất trong bài viết sau đây từ Jenfi.

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay là quan tâm hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam. Sau giãn cách vì đại dịch, đại đa số các doanh nghiệp đang khát vốn, muốn tiếp cận nguồn vốn với lãi suất vay tốt nhất trong thời gian nhanh nhất để quay lại kinh doanh.

Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị định điều chỉnh giảm lãi suất vay ngân hàng trong cuối 2021, đầu 2022 tuy nhiên khoảng giảm lãi suất vay từ 0.5% như muối bỏ bể, trong khi các gói vay lãi suất thấp gần như không thể tiếp cận do nhiều quy định quá ngặt nghèo.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng jenfi.vn thống kê lãi suất vay ngân hàng hiện nay, tìm hiểu các hình thức vay và điều kiện vay để doanh nghiệp của bạn lựa chọn được ngân hàng, công ty huy động vốn vay tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất.

Lãi suất vay ngân hàng là gì?

Lãi suất vay ngân hàng (hay Lãi suất cho vay) là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm theo tiền gốc vay. 

Trong kinh doanh ngân hàng, lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng vay thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn.

Lãi suất cho vay là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỉ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định (tháng, năm). Lãi suất cho vay là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi ký kết hợp đồng tín dụng.

Hiện nay tại Việt Nam, lãi suất vay tại các ngân hàng thường dao động từ 6 – 25%/năm, tuy nhiên mức lãi suất này còn tùy thuộc vào từng ngân hàng, số tiền vay, hình thức vay, ưu đãi, nhóm khách hàng, hoặc cánh tính lãi suất.

  • Đối với hình thức vay thế chấp, mức lãi suất sẽ dao động từ 8% - 12%
  • Đối với hình thức vay tín chấp, mức lãi suất vay có thể lên đến 40%.

Vậy, thế nào là vay thế chấp, thế nào là vay tín chấp?

Phân biệt hình thức vay thế chấp và tín chấp

lãi suất vay ngân hàng hiện nay

Vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay mà khách hàng phải có đảm bảo về tài sản. 

Khi vay bằng hình thức thế chấp, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người đi vay nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan cho đến khi người đi vay trả được hết nợ. Đồng thời ngân hàng sẽ đăng ký thế chấp tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ vay của khách hàng tại ngân hàng.

Ví dụ như: bạn cần vay một số tiền để mua xe ô tô cho công ty, thì bạn có thể thế chấp bằng ‘sổ đỏ’ hoặc có thể bằng chính chiếc ô tô bạn mua; 

Hoặc bạn cần vay tiêu dùng, thì bạn có thể thế chấp bằng sổ tiết kiệm,...

Vậy, vay thế chấp dành cho những đối tượng nào? 

Vay thế chấp sẽ được ngân hàng phê duyệt tùy theo mục đích sử dụng khoản vay của khách hàng, cụ thể có 5 mục đích vay được xét duyệt vay thế chấp:

  • Vay kinh doanh
  • Vay mua nhà đất, căn hộ
  • Vay mua xe ô tô trả góp
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay sửa chữa nhà

Một số điều kiện vay thế chấp tại các Ngân hàng là: 

  • Điều kiện về đối tượng: bạn phải là công dân Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 - 65 tuổi, không có dư nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào được tính đến thời điểm vay.
  • Điều kiện về thu nhập: bạn phải chứng minh được mức thu nhập của bản thân đủ khả năng để trả khoản vay, thu nhập có thể đến từ các nguồn như: thu nhập từ lương, thu nhập từ cho thuê, thu nhập từ kinh doanh và đầu tư. 
  • Điều kiện về tài sản thế chấp: phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người vay hoặc của người bảo lãnh; không vướng tranh chấp, pháp lý rõ ràng, không bị quy hoạch, kê biên hay bị phong tỏa; Giá trị tài sản thế chấp tuỳ theo thẩm định của ngân hàng.

Mức lãi suất khi vay theo hình thức thế chấp sẽ được cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường, thông thường sẽ áp dụng cho sản phẩm vay mua xe, mua nhà,...

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp dao động trong khoảng 8% - 16%/năm. Hình thức vay này có thể xem là hình thức vay truyền thống, nên thường xuyên được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi về quà tặng, cũng như lãi suất, do đó mức lãi suất trong thời gian đầu vay thế chấp rất ưu đãi chỉ từ 6 - 8,3%/năm.

Bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức
BIDV 6 - 7,5 100% TSĐB
Vietinbank 7,7 80% nhu cầu
Maritime Bank 6,99 90% TSĐB
VIB 8,2 75 - 100% nhu cầu vốn
OCB 5,99 - 6,99 80 - 100% BĐS
ABBank 6,90 - 8,50 90 - 100% TSĐB

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của ngân hàng.

Vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa vào uy tín của cá nhân hoặc doanh nghiệp về năng lực trả nợ của đối tượng vay.

Một khoản vay tín chấp cá nhân thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng. Trong khi đó, giá trị khoản vay tín chấp doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào điểm tín dụng của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Ví dụ như bạn cần một số tiền để mua xe, mua điện thoại, bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh... thì bạn có thể vay ngân hàng theo hình thức vay tín chấp.

Vậy, vay tín chấp sẽ dành cho những ai? 

Tương tự như vay thế chấp, thì vay tín chấp cũng sẽ được phê duyệt theo mục đích sử dụng khoản vay của người vay, cụ thể các mục đích được cho vay tín chấp như sau:

  • Vay tiền mặt tiêu dùng
  • Vay mua hàng trả góp
  • Vay thấu chi
  • Vay sửa nhà
  • Vay cho hoạt động kinh doanh - SME

Bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay tín chấp

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức tối đa
Maritime Bank 15 500 triệu
Shinhan Bank 13,2 500 triệu
VPBank 20 500 triệu

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của ngân hàng.

Ưu điểm và nhược điểm của vay thế chấp và vay tín chấp?

Có thể nói đối với 2 hình thức vay này thì ưu điểm của hình thức này chính là nhược điểm của hình thức kia.

Vay thế chấp Vay tín chấp
Ưu điểm
  1. Người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản.
  2. Tài sản đảm bảo đa dạng.
  3. Thời gian vay linh hoạt.
  4. Lãi suất thấp hơn vay tín chấp.
  5. Hạn mức vay cao (70-100% giá trị tài sản đảm bảo).
  1. Điều kiện vay đơn giản.
  2. Không cần tài sản thế chấp
  3. Hồ sơ phê duyệt nhanh
Nhược điểm
  1. Nếu không thanh toán nợ đúng hạn, bạn có thể mất tài sản thế chấp
  2. Thời gian giải ngân lâu, kiểm định tài sản thế chấp và giá trị tài sản do ngân hàng tự quyết và thường sẽ thấp hơn giá trị thị trường. 
  3. Thông thường, ngân hàng áp dụng phí kiểm định tài sản thế chấp
  4. Nhiều ngân hàng yêu cầu người đi vay phải mua bảo hiểm khoản vay trong khi không thật sự mong muốn.
  5. Nếu có nợ xấu tại thời điểm vay thì bạn sẽ không được vay
  6. Thủ tục đăng ký phức tạp
  1. Hạn mức vay thấp (Thường dưới 50 triệu VND)
  2. Lãi suất vay quá cao (có thể lên đến 40%) 
  3. Khuyết điểm của vay tín chấp nằm ở số tiền được vay quá thấp, thường là vài chục triệu VND, trong khi lãi suất vay quá cao

Các loại lãi suất vay ngân hàng hiện nay

lãi suất vay ngân hàng hiện nay

Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng ở Việt Nam sử dụng 3 cách tính lãi suất vay bao gồm:

  • Lãi suất cố định
  • Lãi suất thả nổi
  • Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là loại lãi suất vay thế chấp không đổi trong suốt thời hạn vay. Nghĩa là mỗi tháng người đi vay cần trả số tiền lãi như nhau.

Công thức tính lãi suất cố định là:

Số tiền lãi mỗi tháng = (Số tiền vay thế chấp x mức lãi suất cố định (%/năm))/12

Ví dụ: Nếu khách hàng vay thế chấp 60.000.000 VNĐ, lãi suất cố định 12%/năm, thời hạn vay 1 năm. Mỗi tháng số tiền lãi là 60.000.000 x 12%/12 = 600.000 VNĐ

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng tùy vào từng thời kỳ. Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ

Công thức tính lãi suất thả nổi là:

Tiền lãi hàng tháng = Tiền vay thế chấp x Lãi suất thả nổi (%/tháng)

Ví dụ: Khách hàng vay thế chấp 30.000.000 VNĐ, thời hạn 1 năm với lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0,2%/tháng.

  • Từ tháng 1 đến tháng 3, lãi suất cơ sở là 0,8 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,8 + 0,2 = 1 %/tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 1% = 300.000VNĐ
  • Từ tháng 3 đến tháng 6, lãi suất cơ sở là 0,6 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,6 + 0,2 = 0,8 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 0,8% = 240.000VNĐ
  • Từ tháng 6 đến tháng 9 lãi suất cơ sở là 1 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 1 + 0,2 = 1,2 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 30.000.000 x 1,2% = 360.000 VNĐ

Như vậy, so với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi có nhiều biến động hơn, có thể giảm hoặc tăng theo lãi suất thị trường và chính sách của ngân hàng thời điểm đó. Nếu áp dụng lãi suất thả nổi này, khoản vay thế chấp có thể gặp khá nhiều rủi ro.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất vay thế chấp bao gồm cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Thông thường, các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,... tùy gói vay. Sau đó, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Công thức tính lãi suất hỗn hợp sẽ được tính theo công thức tính lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi tùy thuộc vào từng thời điểm áp dụng. Do đó lãi suất có thể cao hơn lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất thả nổi.

Cách tính lãi suất vay ngân hàng

Khi vay vốn ngân hàng ngoài việc quan tâm lãi suất vay bao nhiêu, khách hàng nên tìm hiểu cách tính lãi suất vay ngân hàng mà các ngân hàng đang áp dụng. Có 2 cách tính lãi suất phổ biến hiện nay, cụ thể:

Tính trên dư nợ gốc

Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau:

  • Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng
  • Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng
  • Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng

Tính trên dư nợ giảm dần

Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó). Đây là cách tính phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ vay tiêu dùng đến vay sản xuất kinh doanh với hình thức thế chấp tài sản.

Trong nguyên tắc này, lãi suất ngân hàng được tính theo công thức:

Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Công cụ tính lãi suất Jenfi

Jenfi.vn là công ty Fintech đầu tiên tại Việt Nam tiên phong hình thức vay vốn doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản với lãi suất cạnh tranh và chương trình thanh toán linh hoạt theo doanh thu của bạn. Bạn có thể thử tính lãi suất bằng công cụ dưới đây để ước lượng chi phí vay hằng tháng của mình như thế nào nhé!

Tính lãi suất huy động vốn

$
$

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Số tiền thanh toán trước
-
-
-
Phí 7.5% 9% 10.5%
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Chia sẻ doanh thu (%)
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
Phí
Phí
Phí

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn
  • Số tiền thanh toán trước
    -
  • Phí
    7.5%
  • Tổng số tiền hoàn vốn
    Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
  • Chia sẻ doanh thu (%)
    Số tiền thanh toán trước
  • Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
    Phí
*Chi phí thực tế có thể tăng nhẹ hoặc giảm, phụ thuộc vào kết quả đánh giá tín dụng từ đội ngũ Jenfi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ưu đãi phù hợp với bạn

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vay vốn kinh doanh: 7 Giải pháp cho doanh nghiệp SME không đủ điều kiện vay ngân hàng

Open post

Vay Thế Chấp Ngân Hàng Là Gì? Đâu Là Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Không Đủ Tiềm Lực Vay Thế Chấp trong 2022?

Hộ kinh doanh, doanh nghiệp SME, doanh nghiệp siêu nhỏ là một bánh răng không thể thiếu trong sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Song, các đối tượng này luôn gặp bài toán khó về huy động động vốn. Trước tình hình đó, các đối tượng này như được ‘gãi đúng chỗ ngứa’, nhiều công ty tài chính, ngân hàng cung cấp các giải pháp, sản phẩm vay nhằm hỗ trợ các đối tượng này.

Vậy, những giải pháp đó là gì?

Tìm hiểu 7 giải pháp vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SME dưới chuẩn vay ngân hàng tại Việt Nam trong bài viết sau đây.

Vay vốn kinh doanh - Không phải muốn vay là được

vay vốn kinh doanh

Trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nền kinh tế đã có những ‘thiệt hại’ không nhỏ (khoảng 37 tỷ Đô la Mỹ), kéo theo đó là sự ảnh hưởng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể (hay doanh nghiệp siêu nhỏ) khi nguồn vốn còn chưa ổn định.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): “Khoảng 75% doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu vay vốn từ ngân hàng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được nguồn vốn này.” 

Nguyên nhân không tiếp cận được nguồn vốn là do các đối tượng không đáp ứng đủ điều kiện vay của ngân hàng:  Các cửa hàng tạp hoá, quán ăn,... được xem là các hộ kinh doanh cá thể, thường không có tư cách pháp nhân và không có con dấu; Còn các doanh nghiệp SME được thường là các doanh nghiệp còn khá non trẻ nên tài sản thế chấp sẽ là một điều kiện hạn chế.

Nếu bạn đang là một hộ kinh doanh cá thể, hoặc là chủ của một doanh nghiệp SME, vậy, đâu sẽ là hướng giải quyết? Chúng ta hãy cùng xem qua bài viết này nhé!

Vay vốn kinh doanh là gì? 6 Hình thức vay vốn kinh doanh hiện nay

vay vốn kinh doanh

Vay vốn kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, có thể là hỗ trợ nguồn vốn cho một kế hoạch hoặc hoạt động kinh doanh diễn ra sắp tới. Các cá nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể (hộ kinh doanh) hoặc doanh nghiệp đều có thể đăng ký hình thức vay vốn này.

Hiện nay tại Việt Nam, bên cạnh 2 hình thức cho vay phổ biến là Vay thế chấp Vay tín chấp. Thì còn có thêm các gói sản phẩm vay, với mục tiêu hướng đến là các đối tượng vay khác nhau chủ yếu là hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME, chúng ta có thể kể đến:

  • Vay vốn kinh doanh cho chủ hộ kinh doanh.
  • Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
  • Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SME.
  • Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
  • Vay vốn kinh doanh bằng giấy phép kinh doanh.
  • Vay vốn kinh doanh bằng doanh thu.

Mặc dù sản phẩm vay cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp SME khá đa dạng nhưng sẽ tuỳ vào từng đối tượng vay sẽ có các ưu đãi riêng, và đâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho doanh nghiệp của bạn?

Vay vốn kinh doanh cho chủ hộ kinh doanh

Nếu bạn là chủ hộ kinh doanh cá thể, thời gian kinh doanh từ 01 năm trở lên thì bạn có thể vay vốn kinh doanh theo 2 hình thức là vay tín chấp (vay tín chấp kinh doanh, vay đa năng, vay siêu tốc, vay tiếp sức chủ sạp,...) hoặc vay thế chấp sạp chợ. Đối tượng hướng đến của gói vay này chủ yếu là chủ hộ kinh doanh tại các làng nghề, tuyến phố, hoặc hộ kinh doanh tại sạp chợ.

Các ngân hàng hiện đang cho vay gói vay này chủ yếu là các ngân hàng nhỏ như: VP Bank, NCB, TP Bank, SHB,... Mỗi sản phẩm vay sẽ có một mức lãi suất khác nhau. Tùy thuộc vào chính sách từng ngân hàng, khả năng chi trả và mức độ uy tín mà đơn vị cho vay điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, thường lãi suất trung bình rơi vào khoảng: 9,9% - 26%/năm.

Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ trước đây cũng có những hạn chế nhất định giống như các mô hình kinh doanh nhỏ khác, đó là khó tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng vì các doanh nghiệp này không thỏa mãn được điều kiện do bên cho vay đưa ra (thường là về tài sản sở hữu của doanh nghiệp). 

Tuy nhiên, hiện nay việc vay vốn cho các doanh nghiệp đã được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn. Chúng ta có thể kể đến các gói sản phẩm vay như: Vay thế chấp cho doanh nghiệp siêu nhỏ (ABF), Vay tín chấp nhanh cho doanh nghiệp siêu nhỏ (Mini BIL), Thấu chi tài khoản doanh nghiệp, Thế chấp hóa đơn, Tài trợ theo ngành…

Các gói vay này hiện nay đang được tất cả các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hay quỹ huy động vốn Jenfi. Lãi suất trung bình cho các khoản vay này là từ 8,4% - 15,9%/năm.

Vài nét về doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ là một khái niệm khá mới mẻ trong nền kinh tế tại Việt Nam. Đa số chúng ta vẫn hay nhầm lẫn hộ kinh doanh là một doanh nghiệp siêu nhỏ. 

Tuy nhiên, hộ kinh doanh không phải là một doanh nghiệp vì Theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”

Doanh nghiệp siêu nhỏ được biết đến là những doanh nghiệp có số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bình quân một năm không quá 10 người, tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng (đối với lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng), không quá 10 tỷ đồng (đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ). 

Trước đây loại doanh nghiệp này khá khó tiếp cận với các nguồn vốn vay, nhưng hiện nay cùng với các chính sách của nhà nước doanh nghiệp siêu nhỏ đã được quan tâm và hỗ trợ hơn về các khoản vay kinh doanh.

Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp SME

Đối với nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp SME (Doanh nghiệp vừa và nhỏ) không còn là một khái niệm xa lạ. Các SMEs được xem là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của quốc gia, như: tạo việc làm, giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Tuy nhiên, các SMEs có một hạn chế là nguồn lực tài chính của họ không quá vững, nên việc tiếp cận tín dụng là một việc khá khó khăn.

Song, các doanh nghiệp SME với ưu thế nhạy bén, linh hoạt, ít rủi ro nên hiện đang là khách hàng mục tiêu được nhiều hỗ trợ vay vốn từ tất cả các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, hay quỹ huy động vốn Jenfi. 

Các tổ chức ngân hàng có những sản vay tối ưu cho các đối tượng khách hàng này, như các sản phẩm vay: Gói vay tín dụng xanh, Thấu chi tài khoản doanh nghiệp, Tài trợ theo ngành, Thế chấp hóa đơn, Vay thế chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Vay tín chấp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ… Kèm theo đó là mức lãi suất ưu đãi dao động từ 7% - 15%/năm.

Vay vốn kinh doanh cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ

Mặc dù doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ là một ‘bánh răng’ quan trọng trong cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, có vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế, song các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ luôn gặp rất nhiều bài toán khó, nhất là bài toán về vốn. 

Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gặp khó khăn thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thực tế, các doanh nghiệp này thường hoạt động theo kiểu tự phát gia đình, thiếu tác phong quản lý chuyên nghiệp, thiếu tài sản đảm bảo hợp lệ,... chính điều này là hạn chế khiến doanh nghiệp khó khăn khi vay vốn kinh doanh để mở rộng quy mô và thị trường hoạt động.

Để giải vây cho ‘Người khổng lồ’ trước khe cửa hẹp, hầu hết các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ huy động vốn Jenfi đã có các biện pháp ‘nới cửa’ bằng các dự án, sản phẩm vay nhằm hỗ trợ cho đối tượng này, như: Gói hỗ trợ về nguồn vốn, Gói hỗ trợ kết nối kinh doanh, Gói hỗ trợ kiến thức chuyên sâu với mức lãi suất trung bình chỉ từ 5,3%/năm.

Vay vốn kinh doanh bằng giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cá nhân hoặc tổ chức được phép kinh doanh đối với một số ngành nghề nhất định (ngành nghề thuộc doanh mục kinh doanh có điều kiện).

Vay vốn kinh doanh bằng giấy phép kinh doanh bao gồm vay thế chấp và vay tín chấp. Đối với vay thế chấp, bên cạnh giấy phép kinh doanh/giấy đăng ký kinh doanh thì các ngân hàng (chủ yếu là các ngân hàng lớn) còn yêu cầu tài sản đảm bảo mới đủ điều kiện để vay vốn. 

Còn đối với hình thức vay tín chấp, các ngân hàng nhỏ như VPBank, TPBank, SHB,... đã triển khai hẳn các sản phẩm vay tín chấp kinh doanh mà không yêu cầu tài sản đảm bảo.

Song, dù sản phẩm vay này có cả hình thức vay thế chấp và vay tín chấp, nhưng đa phần khách hàng sẽ lựa chọn hình thức vay tín chấp đối với sản phẩm vay này, vì thủ tục vay đơn giản, không cần tài sản đảm bảo, giải ngân nhanh, không bị phạt khi thanh toán chậm,... 

Tuy nhiên, một nhược điểm chung của hình thức vay tín chấp thường mắc phải là lãi suất cao. Đối với sản phẩm vay nay theo hình thức tín chấp, lãi suất thường rơi vào khoảng 12% - 22%/năm.

Vay vốn kinh doanh bằng doanh thu - Jenfi

vay vốn kinh doanh

Jenfi.vn được biết đến là công ty Fintech đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Jenfi còn được biết đến với vai trò là Quỹ huy động tăng trưởng vốn linh hoạt hàng đầu Châu Á. Với sứ mệnh hỗ trợ các nhà sáng lập doanh nghiệp phát triển nhanh hơn. 

Jenfi sẽ cung cấp các nguồn tài chính cho các Start-up và doanh nghiệp SME trong khu vực Đông Nam Á. Điểm đặc biệt mà Jenfi mang lại cho các doanh nghiệp đó chính là sản phẩm vay của chính mình.

Khác với các sản phẩm vay truyền thống từ các ngân hàng thông thường. Jenfi với vai trò là Quỹ huy động tăng trưởng vốn linh hoạt hàng đầu Châu Á sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một sản phẩm vay chỉ duy nhất có tại Jenfi - sản phẩm vay tín chấp dựa vào tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể nhận nguồn vốn tại Jenfi khá đơn giản, khách hàng vay chỉ cần chứng minh được: 

  • Doanh nghiệp đang hoạt động
  • Có dòng doanh thu tăng trưởng
  • Có tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Vay vốn không thế chấp nhưng mức lãi suất ưu đãi như vay thế chấp, chỉ có tại Jenfi.

Tạm Kết

So với việc đi vay nặng lãi tại những nguồn cung cấp vốn không đảm bảo, uy tín thì các giải pháp cho hộ kinh doanh và công ty nhỏ không đủ điều kiện vay ngân hàng phía trên sẽ là sự lựa chọn khả quan và an toàn hơn rất nhiều, nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động nặng nề lên nền kinh tế như lúc này.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vay Thế Chấp Ngân Hàng Là Gì? Đâu Là Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Không Đủ Tiềm Lực Vay Thế Chấp?

Open post

Vay Thế Chấp Ngân Hàng Là Gì? Đâu Là Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Không Đủ Tiềm Lực Vay Thế Chấp trong 2022?

Vay thế chấp là một hình thức vay quen thuộc đối với cá nhân và doanh nghiệp khi cần vốn. Vậy, vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức vay thế chấp ngân hàng? Đâu là hướng đi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện vay thế chấp ngân hàng?

Vay thế chấp ngân hàng là gì?

vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp ngân hàng (bank mortgage loan hay Vay thế chấp) là hình thức vay mà khách hàng phải có đảm bảo về tài sản. Đây là một hình thức vay phổ biến vì khách hàng sẽ nhận được một khoản vay cao, và thời hạn hoàn trả khoản vay khá dài.

Khi vay bằng hình thức thế chấp, quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về người đi vay nhưng ngân hàng sẽ giữ các giấy tờ liên quan cho đến khi người đi vay trả được hết nợ. Đồng thời ngân hàng sẽ đăng ký thế chấp tài sản đó để đảm bảo cho nghĩa vụ vay của khách hàng tại ngân hàng.

Ví dụ như: bạn cần vay một số tiền để mua xe ô tô cho công ty, thì bạn có thể thế chấp bằng ‘sổ đỏ’ hoặc có thể bằng chính chiếc ô tô bạn mua; 

Hoặc bạn cần vay tiêu dùng, thì bạn có thể thế chấp bằng sổ tiết kiệm,...

Ai có thể vay thế chấp? Vay thế chấp với mục đích gì?

vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp sẽ được ngân hàng phê duyệt tùy theo mục đích sử dụng khoản vay của khách hàng, cụ thể có 5 mục đích vay được xét duyệt vay thế chấp:

  • Vay kinh doanh
  • Vay mua nhà đất, căn hộ
  • Vay mua xe ô tô trả góp
  • Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo
  • Vay sửa chữa nhà

Một số điều kiện vay thế chấp tại các Ngân hàng là: 

  • Điều kiện về đối tượng: bạn phải là công dân Việt Nam, trong độ tuổi từ 18 - 65 tuổi, không có dư nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào được tính đến thời điểm vay.
  • Điều kiện về thu nhập: bạn phải chứng minh được mức thu nhập của bản thân đủ khả năng để trả khoản vay, thu nhập có thể đến từ các nguồn như: thu nhập từ lương, thu nhập từ cho thuê, thu nhập từ kinh doanh và đầu tư. 
  • Điều kiện về tài sản thế chấp: phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người vay hoặc của người bảo lãnh; không vướng tranh chấp, pháp lý rõ ràng, không bị quy hoạch, kê biên hay bị phong tỏa; Giá trị tài sản thế chấp tuỳ theo thẩm định của ngân hàng.

Mức lãi suất khi vay theo hình thức thế chấp sẽ được cố định trong khoảng thời gian đầu, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất của thị trường, thông thường sẽ áp dụng cho sản phẩm vay mua xe, mua nhà,...

Lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp dao động trong khoảng 8% - 16%/năm. Hình thức vay này có thể xem là hình thức vay truyền thống, nên thường xuyên được các ngân hàng triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi về quà tặng, cũng như lãi suất, do đó mức lãi suất trong thời gian đầu vay thế chấp rất ưu đãi chỉ từ 6 - 8,3%/năm.

Vay thế chấp ở ngân hàng nào là tốt nhất?

Để biết ngân hàng nào cho vay thế chấp tốt nhất. Chúng ta cũng tham khảo qua bảng lãi suất vay và hạn mức của các ngân hàng.

Bảng lãi suất vay ngân hàng hiện nay đối với hình thức vay thế chấp

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức
BIDV 6 - 7,5 100% TSĐB
Vietinbank 7,7 80% nhu cầu
Maritime Bank 6,99 90% TSĐB
VIB 8,2 75 - 100% nhu cầu vốn
OCB 5,99 - 6,99 80 - 100% BĐS
ABBank 6,90 - 8,50 90 - 100% TSĐB

Lưu ý: Mức lãi suất trên chỉ mang tính chất tham khảo và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, chính sách của ngân hàng.

Cách tính lãi suất khi vay thế chấp chính xác nhất 

vay thế chấp ngân hàng

Hiện tại, đối với cả hình thức cho vay thế chấp và vay tín chấp thì đều áp dụng cả 3 cách tính lãi:

  • Lãi suất cố định
  • Lãi suất thả nổi
  • Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là loại lãi suất vay thế chấp không đổi trong suốt thời hạn vay. Nghĩa là mỗi tháng người đi vay cần phải trả số tiền lãi như nhau.

Công thức tính lãi suất cố định là:

Số tiền lãi mỗi tháng = (Số tiền vay thế chấp x mức lãi suất cố định (%/năm))/12

Ví dụ: Nếu khách hàng vay thế chấp 100.000.000 VNĐ, lãi suất cố định 12%/năm, thời hạn vay 1 năm. Mỗi tháng số tiền lãi là 100.000.000 x 12%/12 = 1.000.000 VNĐ

Lãi suất thả nổi:

Lãi suất thả nổi là loại lãi suất thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng, hoặc tùy vào từng thời kỳ. Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.

Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ

Công thức tính lãi suất thả nổi hàng tháng:

Tiền lãi hàng tháng = Tiền vay thế chấp x Lãi suất thả nổi (%/tháng)

Giả sử: Anh A có nhu cầu kinh doanh một quán cà phê nhỏ nên cần vay thế chấp khoản tiền 500.000.000 VNĐ, thời hạn 1 năm với lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0,3%/tháng.

  • Từ tháng 1 đến tháng 3, lãi suất cơ sở là 0,8 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,8 + 0,3 = 1,1 %/tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 500.000.000 x 1,1 % = 5.500.000 VNĐ
  • Từ tháng 3 đến tháng 6, lãi suất cơ sở là 0,6 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,6 + 0,3 = 0,9 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 500.000.000 x 0,9 % = 4.500.000 VNĐ
  • Từ tháng 6 đến tháng 9 lãi suất cơ sở là 1 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 1 + 0,3 = 1,3 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 500.000.000 x 1,3% = 6.500.000 VNĐ

Như vậy, so với lãi suất cố định, lãi suất thả nổi có nhiều biến động hơn, có thể giảm hoặc tăng theo lãi suất thị trường và chính sách của ngân hàng thời điểm đó. Nếu áp dụng lãi suất thả nổi này, khoản vay thế chấp có thể gặp khá nhiều rủi ro.

Lãi suất hỗn hợp

Lãi suất hỗn hợp là loại lãi suất vay thế chấp bao gồm cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Thông thường, các ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng,... tùy vào gói vay. Sau đó, lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.

Công thức tính lãi suất hỗn hợp sẽ được tính theo công thức tính lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi tùy thuộc vào từng thời điểm áp dụng. Do đó lãi suất có thể cao hơn lãi suất cố định và thấp hơn lãi suất thả nổi.

Tính lãi suất như thế nào khi vay thế chấp ngân hàng?

vay thế chấp ngân hàng

Bên cạnh việc mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng với gói vay của mình là bao nhiêu thì các tính lãi suất ngân hàng đang áp dụng cũng là một việc mà khách hàng vay cần quan tâm. Thường ngân hàng sẽ tính lãi suất dựa trên 2 cách phổ biến, đó là: Tính trên dư nợ gốc và tính trên dư nợ giảm dần.

Tính lãi suất dựa trên dư nợ gốc: là cách thức tính lãi mà theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng. Cách này có thể được hiểu đơn giản là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ. Theo đó, bạn có thể tính theo công thức như sau:

  • Lãi suất mỗi tháng = Lãi suất năm/12 tháng
  • Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng
  • Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng

Tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần: là cách thức tính lãi mà theo đó tiền lãi chỉ tính dựa trên số tiền khách hàng vay còn nợ (sau khi trừ số tiền nợ gốc đã trả ở các tháng trước đó). Đây được xem là cách tính lãi phổ biến của các ngân hàng thương mại cho các nhu cầu vay từ gói vay tiêu dùng cho đến gói vay sản xuất kinh doanh với hình thức vay thế chấp. Công thức tính lãi suất dựa trên dư nợ giảm dần cụ thể như sau:

Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng

Ưu điểm và nhược điểm của Vay thế chấp ngân hàng là gì?

vay thế chấp ngân hàng

Ưu điểm

  • Người vay vẫn có quyền sở hữu tài sản.
  • Tài sản đảm bảo đa dạng.
  • Thời gian vay linh hoạt.
  • Lãi suất thấp hơn vay tín chấp.
  • Hạn mức vay cao (70-100% giá trị tài sản đảm bảo).

Nhược điểm

  • Khách hàng vay cần phải có tài sản đảm bảo.
  • Nếu không thanh toán nợ đúng hạn, bạn có thể mất tài sản thế chấp.
  • Thời gian giải ngân lâu, kiểm định tài sản thế chấp và giá trị tài sản do ngân hàng tự quyết và thường sẽ thấp hơn giá trị thị trường. 
  • Thông thường, ngân hàng áp dụng phí kiểm định tài sản thế chấp.
  • Nhiều ngân hàng yêu cầu người đi vay phải mua bảo hiểm khoản vay trong khi không thật sự mong muốn.
  • Nếu có nợ xấu tại thời điểm vay thì bạn sẽ không được vay.
  • Thủ tục đăng ký phức tạp.

Quy trình vay thế chấp ngân hàng như thế nào?

vay thế chấp ngân hàng

Khi có nhu cầu vay tín chấp tại các ngân hàng, khách hàng vay sẽ phải nộp đơn cho ngân hàng (hoặc tổ chức tài chính) mà mình muốn vay thế chấp. Sau đó, bên cho vay sẽ yêu cầu bên vay cung cấp các loại giấy tờ tùy thân, hồ sơ chứng minh: điều kiện tài chính, điều kiện về tài sản thế chấp, để chắc rằng bên vay có khả năng hoàn trả khoản vay.

Khi hồ sơ vay thế chấp được ngân hàng (hoặc tổ chức tài chính) phê duyệt, bên cho vay sẽ cung cấp cho bên vay một mức lãi suất cụ thể và một khoản tiền nhất định, khoản tiền này được gọi là hạn mức vay và nó được phụ thuộc dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo.

Thông thường các điều khoản như lãi suất, thời gian hoàn trả khoản vay thường sẽ được quy định cụ thể và được nêu chi tiết tại hợp đồng vay giữa bên cho vay và bên vay.

Vay vốn không cần thế chấp tại Jenfi

Vay thế chấp là một hình thức rất quen thuộc đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện để có thể vay thế chấp. Nhiều doanh nghiệp đã tìm tới những hình thức vay vốn không cần thế chấp, nhưng hình thức này lại không mấy an toàn. 

Jenfi là thương hiệu không còn xa lạ với cộng đồng SMEs ở thị trường SingaporeChâu Á. Jenfi.vn đã ra đời để giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải về việc huy động vốn.

Với hình thức hỗ trợ vốn tăng trưởng linh động, Jenfi mở ra xu hướng vay vốn kinh doanh mới mẻ và an toàn. Bên cạnh lợi thế vay vốn không cần thế chấp, Jenfi mang đến phương thức thanh toán linh hoạt theo doanh thu thực tế của doanh nghiệp.

Nhờ đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có thể vượt qua rào cản tài chính để tiếp cận nguồn vốn tốt hơn. Đồng thời thoát khỏi gánh nặng gồng lãi kép và nợ gốc cố định.

Vốn vay tại Jenfi có hệ số lãi phẳng được ấn định minh bạch, loại bỏ phí ẩn giúp doanh nghiệp nhẹ gánh hơn.

Điều kiện nào để có thể vay vốn không cần thế chấp tại Jenfi? 

Jenfi không dựa vào tiềm lực tài chính của người vay để thẩm định, Jenfi.vn xem tình hình thực tế của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để quyết định. Để đăng ký nhận nguồn vốn tại Jenfi, khách hàng vay chỉ cần chứng minh được: 

  • Doanh nghiệp đang hoạt động có dòng tăng trưởng dương
  • Là công ty TNHH hoặc công ty Hợp Danh
  • Có tài khoản ngân hàng.

Vay vốn không thế chấp nhưng mức lãi suất ưu đãi như vay thế chấp, chỉ có tại Jenfi. Tại Jenfi, lãi suất vay áp dụng với khách hàng vay khá ưu đãi với lãi suất cạnh tranh. Đăng ký ngay để được thẩm định hồ sơ trong 24 giờ và nhận tiền vốn trong 5 ngày làm việc!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Hỗ Trợ Tài Chính Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam

Open post

Bí quyết nhận các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Cập nhật: 2023

Hỗ trợ tài chính cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau , bao gồm: 

  • Các chương trình của chính phủ
  • Vay vốn ngân hàng dành riêng cho SME 
  • Hỗ trợ từ các tổ chức tài chính khác.

Chính phủ Việt Nam đang đầu tư vào các sáng kiến cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tiếp cận nguồn tài chính, chẳng hạn như các khoản vay ưu đãi, ưu đãi thuế và trợ cấp. 

Các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tiếp cận vốn, chẳng hạn như các khoản vay kinh doanh, đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần. 

Ngoài ra, có nhiều tổ chức và sáng kiến cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Việt Nam.

Để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ hơn về các lựa chọn hỗ trợ khác nhau, cùng Jenfi Capital tìm hiểu các gói hỗ trợ tài chính mà bạn có thể tiếp cận & bí quyết để nhận hỗ trợ trong bài sau.

Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam

Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam| hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Chính phủ Việt Nam đã triển khai một số sáng kiến hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) trong nước. Những sáng kiến này bao gồm các khoản vay ưu đãi, ưu đãi thuế, trợ cấp và các hình thức hỗ trợ khác. 

Hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ | hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Có nhiều hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam bao gồm: các khoản vay ưu đãi, đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, trợ cấp, ưu đãi thuế và các hình thức hỗ trợ tài chính khác.

  • Khoản vay ưu đãi là khoản vay được cung cấp với lãi suất thấp hơn hoặc với các điều khoản thuận lợi hơn so với khoản vay thông thường. 
  • Đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần là các hình thức tài trợ vốn cổ phần, trong đó các nhà đầu tư cung cấp vốn để đổi lấy cổ phần sở hữu trong công ty.
  • Khoản tài trợ là quỹ do các tổ chức, chẳng hạn như chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dự án hoặc sáng kiến cụ thể. 
  • Ưu đãi thuế là các ưu đãi do chính phủ cung cấp, chẳng hạn như khấu trừ hoặc miễn thuế, để khuyến khích đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
  • Các hình thức hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ thương mại.

Các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam 

Các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam | hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Chương trình vay vốn 0% lãi suất cho doanh nghiệp

  • Nguồn vốn: Ngân Hàng Nhà Nước
  • Đối tượng: Doanh nghiệp

Tháng 10/2021, Nghị Quyết 128 Chính phủ đã ban hành nội dung về chính sách hỗ trợ công ty, doanh nghiệp trả lương cho người lao động với gói vay trị giá 7,500 tỷ VND và 0% lãi suất. 

Theo đó, Ngân hàng Nhà Nước sẽ cấp vốn cho phía Ngân hàng Chính Sách Xã Hội để cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động. 

Ưu điểm

  • Giúp công ty tiếp cận nguồn tiền để thanh toán tiền lương
  • Hỗ trợ không thanh toán tiền lãi giúp công ty giảm gánh nặng tài chính

Khuyết điểm

  • Rất khó tiếp cận vì doanh nghiệp phải đáp ứng 2 điều kiện bao gồm “không được có nợ xấu” và yêu cầu về “quyết toán thuế theo chu kỳ”. 
  • Số tiền được vay thấp, được tính bằng lương tối thiểu vùng, tối đa ba tháng.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm cho người lao động bắt buộc trước khi vay.

Thực tế, chương trình này chỉ mới giải ngân được 6% nguồn ngân sách, vì điều kiện quá khó khiến hầu hết doanh nghiệp không thể tiếp cận.

Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho SMEs 

  • Nguồn vốn: Các ngân hàng thương mại trong nước
  • Đối tượng: Doanh nghiệp SME

Tính đến tháng 12/2021, hàng loạt ngân hàng thương mại đang triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp như: ưu đãi giảm lãi suất, giảm phí, đến các gói tài trợ, bao thanh toán, cho vay thấu chi. 

Bên dưới là bảng các gói hỗ trợ tài chính nổi bật của các ngân hàng trong nước được jenfi.vn cập nhật mới nhất

 

Ngân hàng  Gói hỗ trợ tài chính SME Lãi suất Hình thức
Sacombank Cho vay trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ n/a Vay thế chấp
Agribank Tín dụng SME 30,000 tỷ 4,8% - 7,5%/ năm  n/a
Techcombank Tín dụng ưu đãi 18,000 tỷ 6,5%/ năm Vay thế chấp
MSB Vay ưu đãi doanh nghiệp có doanh thu trên 3 tỷ VND 6,99%/ năm Vay thế chấp
Nam Á Bank Vay ưu đãi nuôi tôm 7,5%/ năm Vay thế chấp
SCB Hỗ trợ SME 6,99%/ năm Vay thế chấp
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) Hỗ trợ tài chính SME 4%/năm Vay thế chấp
Vietcombank Chương trình lãi suất ưu đãi  6,79% - 7,29%/năm Vay thế chấp
OCB Hỗ trợ tái sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp MSME  5,99%/ năm Vay thế chấp
Vietinbank Gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp miền Nam 4,0%/năm Vay thế chấp

Ưu điểm các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thương mại

  • Đa dạng, nhiều hình thức hỗ trợ
  • Có riêng từng chương trình cho từng loại khách hàng
  • Giá trị vay cao, thời gian vay từ ngắn hạn đến dài hạn

Khuyết điểm các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thương mại

  • Hầu hết là vay thế chấp tài sản
  • Quy trình xét duyệt gói vay gồm nhiều thủ tục 
  • Giải ngân chậm

Mặc dù các ngân hàng thương mại đã và đang nỗ lực tung ra các gói tín dụng doanh nghiệp, các gói hỗ trợ tài chính đa dạng được thiết kế cho từng loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau, nhưng phần đông vẫn khó giải ngân vì vướng mắc ở nhiều thủ tục.

Trong bối cảnh hiện tại, toàn bộ nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp đã chịu sự tác động nặng nề từ đại dịch, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi không hề dễ dàng. Vậy, làm sao để doanh nghiệp của bạn có thể nhận được nguồn tài chính vừa đủ lớn, vừa nhanh chóng, để có thể kịp thời quay lại thị trường? 

Hỗ trợ tài chính từ Jenfi Capital

hỗ trợ tài chính

Với Jenfi, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính theo cách hoàn toàn khác biệt. Jenfi tập trung cung cấp vốn cho các hoạt động mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, không yêu cầu thế chấp tài sản và lãi suất cực kỳ cạnh tranh. Đây có thể nói là mức lãi suất tốt nhất trong các gói vay doanh nghiệp theo hình thức tín chấp ở thời điểm hiện tại.

Để tiếp cận nguồn vốn từ Jenfi, bạn chỉ cần đăng ký thẩm định ngay và được trả kết quả nhanh chóng, dễ dàng trong chỉ 24h. 

Đăng ký hỗ trợ tài chính tại Việt Nam

Để đăng ký hỗ trợ tài chính tại Việt Nam, trước tiên bạn cần xác định loại hỗ trợ tài chính mà bạn đang tìm. Khi bạn đã xác định được loại hỗ trợ tài chính mình cần, bạn sẽ cần liên hệ với cơ quan chính phủ hoặc tổ chức tài chính thích hợp. 

Tùy thuộc vào loại hỗ trợ tài chính, bạn có thể được yêu cầu nộp đơn đăng ký hoặc đề xuất nêu rõ nhu cầu của bạn và cách hỗ trợ tài chính sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. 

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thông tin bạn cung cấp là chính xác và đầy đủ, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đơn đăng ký của bạn được chấp nhận. 

Sau khi đơn đăng ký được chấp thuận, tổ chức hoặc cơ quan tài chính sẽ cung cấp cho bạn các khoản tiền hoặc nguồn lực cần thiết.

Khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính

Khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính| hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Điều này là do một số yếu tố, chẳng hạn như thiếu tài sản thế chấp, kinh nghiệm hạn chế, thiếu hồ sơ và dữ liệu tài chính và khả năng tiếp cận vốn hạn chế. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đối mặt với lãi suất cao hơn và các điều khoản trả nợ chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn.

Một thách thức khác là sự thiếu hiểu biết về nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các tổ chức tài chính, dẫn đến khó khăn trong việc có được loại tài chính phù hợp. 

Để vượt qua những thách thức này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nỗ lực xây dựng mối quan hệ với ngân hàng và những người cho vay khác, chứng minh khả năng trả nợ của họ và sẵn sàng cung cấp thông tin tài chính chi tiết. Chính phủ cũng có thể cung cấp hỗ trợ thông qua tín dụng thuế, trợ cấp và hỗ trợ tài chính khác.

Bí quyết nhận gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp

Bí quyết nhận gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp | Jenfi capital

Hiểu rõ doanh nghiệp của bạn thuộc nhóm đối tượng nào, có thể đăng ký gói tín dụng nào và quy trình thực hiện gồm những bước nào sẽ tạo ra nhiều cơ hội để bạn có thể nhận được các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng. 

Bên cạnh những yêu cầu chung như minh bạch hóa tài chính, có phương án kinh doanh rõ ràng, khả thi, có lịch sử tín dụng tốt, bạn cần chuẩn bị các công cụ sau đây để tăng tỉ lệ vay vốn thành công và đạt mức vay cao hơn.

Có mục đích vay và kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng

Bạn cần tìm hiểu rõ về mục đích gói hỗ trợ tài chính, cân nhắc nếu doanh nghiệp của bạn và mục đích vay vốn của bạn phù hợp với chương trình. Cụ thể hơn, bạn nên liệt chi tiết kế hoạch sử dụng vốn ví dụ như:

  • Trả lương công nhân viên
  • Mua sắm thiết bị
  • Mở rộng thị trường
  • Mua hàng hóa
  • Cung ứng cho công ty đặc thù nào đó

Để ngân hàng thấy rõ mục đích sử dụng vốn của bạn, bạn cần các loại giấy tờ chi tiết đi kèm. Đó có thể là kế hoạch kinh doanh cụ thể, hoặc hóa đơn chứng từ,...để chứng minh cho mục đích sử dụng vốn của bạn là chính xác.

Lịch sử tín dụng tốt

Thực tế, nhiều ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp thân thiết vay vốn với lãi suất tốt hơn khách hàng mới. Hơn nữa, các ngân hàng cũng sẽ tham khảo thêm báo cáo tín dụng từ Trung tâm tín dụng quốc gia (CIC) để xem điểm tín dụng, mức độ uy tín của doanh nghiệp trước chi cho vay. 

Do đó, việc xây dựng điểm tín dụng tốt, không có nợ xấu là ưu thế hàng đầu để ngân hàng giải ngân sớm cho bạn.

Có khả năng trả nợ đúng hạn

Doanh nghiệp của bạn cần chứng minh năng lực thanh toán nợ, điều này thể hiện qua cách doanh nghiệp bạn quản lý dòng tiền trong kinh doanh. Dòng tiền vào càng lớn, doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán đúng hạn, điều này sẽ giúp ngân hàng có lòng tin trước khi chấp thuận cho bạn vay.

Bạn cần chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh trong hồ sơ đi vay, dù ngân hàng chưa yêu cầu.

Tài sản thế chấp

Như bạn thấy trong bảng các gói hỗ trợ tài chính của các ngân hàng ở phần trên, đa số các gói hỗ trợ tài chính đều yêu cầu tài sản thế chấp có giá trị. Các tài sản thế chấp là một phần trong chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng trong trường hợp người đi vay không thể thanh toán khoản vay.

Hiện tại, tài sản thế chấp ngân hàng rất đa dạng như: bất động sản, thiết bị máy móc, hàng hóa lưu kho, hóa đơn thương mại... đều có thể dùng để thế chấp vay. Trong trường hợp bạn không có tài sản phù hợp để thế chấp, ngân hàng vẫn có những gói vay tín chấp doanh nghiệp, tuy nhiên lãi suất vay cao (có thể lên đến 25% một năm) sẽ không còn ý nghĩa hỗ trợ tài chính doanh nghiệp thật sự.

Hãy lên danh sách các loại tài sản bạn có thể thế chấp và trình bày với ngân hàng khi được nhắc đến.

Câu hỏi thường gặp

Hiện có những hỗ trợ tài chính nào dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam? 

Có một số nguồn lực sẵn có để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tiếp cận hỗ trợ tài chính. Chúng bao gồm các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các khoản hỗ trợ từ chính phủ, các khoản vay cho SME từ ngân hàng, và nhiều nguồn lực khác.

Tôi có thể tiếp cận các tài nguyên này bằng cách nào? 

Để tiếp cận các tài nguyên này, bạn cần liên hệ trực tiếp với tổ chức có liên quan để thảo luận chi tiết về doanh nghiệp của bạn và họ có thể cung cấp hỗ trợ gì.

Chủ đề liên quan: tài trợ, đầu tư, trợ cấp, cho vay, vốn, trợ cấp, tín dụng, hỗ trợ, nguồn lực

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 46 47 48 49 50 51 52 55 56 57
Scroll to top