Open post

Phục Hồi Kinh Tế - Bài Toán Khó Sau Đại Dịch!

Phục Hồi Kinh Tế

Thời gian vừa qua, nhiều ngành nghề kinh doanh đã phải tạm ngưng hoạt động do đại dịch bùng phát. Bởi vậy nền kinh tế toàn cầu đã bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Và phục hồi kinh tế là việc tất yếu phải xảy ra, song đây vẫn còn là một vấn đề vô cùng nan giải. Vậy làm thế nào để giải quyết “bài toán khó” này? Hướng đi nào giúp tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trên đà khôi phục và phát triển? 

Tình Hình Chung Của Các Doanh Nghiệp Hiện Nay

Phục Hồi Kinh Tế

Sau một thời gian dài gián đoạn các hoạt động sản xuất, đầu tư, xuất nhập khẩu,... sự tăng trưởng của nền kinh tế trên toàn thế giới đã bị suy giảm nặng nề, đặc biệt là tại những tâm dịch lớn.

Điều này đã làm ảnh hưởng đến rất nhiều lao động, doanh nghiệp trên toàn cầu, ở mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Cụ thể tại Việt Nam, một lượng lớn lao động đã bị cắt giảm, nhiều doanh nghiệp nhỏ không trụ nổi đã dẫn đến tình trạng phá sản, các doanh nghiệp lớn cũng thu hẹp thị trường hoạt động.

Chính vì vậy rất nhiều các quốc gia, các tổ chức kinh tế đã nhanh chóng đưa ra những lời kêu gọi và giải pháp nhằm phục hồi kinh tế, ngăn chặn cú trượt dài này. Đặc biệt, những chính sách riêng về phục hồi kinh tế cũng đã được ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp bắt kịp đà trở lại này.

Các doanh nghiệp bắt đầu tìm cách khôi phục hoạt động sản xuất, thương mại sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh mà vẫn đảm bảo đem lại doanh thu. Các hoạt động mua bán, làm việc online được áp dụng rộng rãi, giúp nền kinh tế vẫn được tăng trưởng, đồng thời đảm bảo an toàn trong thời kỳ Covid – 19.

Đà Phục Hồi Kinh Tế Trong Nước Và Trên Thế Giới

Nhờ sự xuất hiện của vaccine cũng như các biện pháp giãn cách mà tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới hiện đã được đẩy lùi, các quốc gia dần thiết lập trạng thái bình thường mới.

Trong hoàn cảnh đó, các hoạt động thương mại quốc tế dần được khôi phục, các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới dần lấy lại đà tăng trưởng.

Tại Việt Nam, các đợt dịch bùng phát nặng nề vào năm 2021 đã làm nền kinh tế quý III tăng trưởng âm. Tuy nhiên, việc phục hồi kinh tế trên toàn cầu có thể là một cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp Việt thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại.

Với khả năng thích ứng nhanh nhạy, linh hoạt, nhiều doanh nghiệp đã chuyển thị trường sang những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu trong đại dịch, phổ biến nhất là các vật tư y tế. Bên cạnh đó còn là chuyển đổi hình thức kinh doanh từ trực tiếp sang online, qua các sàn thương mại điện tử, qua mạng lưới internet và các đơn vị vận chuyển.

Điều này đã giúp nhiều doanh nghiệp trụ vững trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế trầm trọng vừa qua. Bằng chứng là đã có khoảng 7.400 doanh nghiệp Việt Nam chính thức hoạt động trở lại sau thời gian dài tạm ngưng vì Covid – 19. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy chúng ta chưa bị bỏ lại trong cuộc đua hồi phục kinh tế chung của toàn cầu.

Những Yếu Tố Giúp Doanh Nghiệp Phục Hồi Kinh Tế Hiệu Quả

Phục Hồi Kinh Tế

Tuy việc khôi phục lại đà tăng trưởng kinh tế là vô cùng cần thiết, song, đây lại là một bài toán vô cùng nan giải bởi sự thiếu hụt nguồn lực tài chính và lao động. Theo thống kê, có tới hơn 2.000 doanh nghiệp vì không đủ lực để bám trụ đã phải giải thể và 9.300 doanh nghiệp xin tạm dừng hoạt động chỉ trong 8 tháng đầu năm.

Chính vì vậy, để có thể đảm bảo phục hồi kinh tế một cách hiệu quả, hai yếu tố hàng đầu cần được chú trọng chính là tài chính và nhân lực.

Yếu tố tài chính

Để phục hồi doanh thu thì điều đầu tiên cần làm chính là khôi phục sản xuất. Nhưng sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã không còn đủ năng lực tài chính để tự lực mở lại các hoạt động.

Vậy giải pháp nào đã được đưa ra? Đó chính là vay vốn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại với giải pháp này, nhưng nếu không dám vay thì sẽ không có đủ vốn. Không có đủ vốn thì sẽ không thể khôi phục hoạt động.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Nghị quyết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sau đại dịch. Cụ thể đó là yêu cầu cắt giảm chi phí, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế cho một số sản phẩm...

Ngoài ra, các bộ, ban, ngành liên quan cũng tích cực làm việc để các quốc gia công nhận “Hộ chiếu vaccine” lẫn nhau, nhằm mở cửa kinh tế, thúc đẩy hoạt động giao thương, hoạt động xuất nhập khẩu.

Đặc biệt, những mặt hàng nhằm phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 cũng được thêm vào danh sách hàng hóa miễn thuế. Điều này không chỉ giúp giữ vững nền y tế mà còn giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và an toàn hơn.

Với chính bản thân doanh nghiệp, cần nỗ lực chuyển đổi hình thức làm việc, sản xuất sao cho vừa đảm bảo an toàn và chất lượng, vừa đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí. Hãy lên kế hoạch quản lý và tận dụng hiệu quả nguồn vốn có được để không rơi vào tình trạng lãng phí vốn, thành công phục hồi kinh tế.

Yếu tố nhân lực

Nguồn lao động bị cắt giảm đáng kể sau khi dịch bệnh bùng phát đã dẫn đến việc thiếu hụt lao động ở một số doanh nghiệp trong giai đoạn khôi phục sản xuất.

Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần đảm bảo đăng ký tiêm vaccine sớm và đầy đủ cho toàn bộ đội ngũ nhân viên. Ngoài ra cũng cần chuyển đổi cơ cấu quản lý và làm việc để tận dụng được tối ưu nguồn lao động hiện có.

Khó khăn hiện là vấn đề chung, vì vậy doanh nghiệp cần chủ động biến khó khăn này thành thách thức và vượt qua thay vì thụ động chờ các nguồn hỗ trợ. Hãy khảo sát và ứng dụng công nghệ vào quy trình làm việc để tiết kiệm tài chính và nguồn lao động nhất có thể.

Biến đổi để tăng trưởng

Ngoài hai yếu tố chủ chốt trên, các doanh nghiệp cần có sự thay đổi tích cực để phù hợp với thời thế và thị trường. Ví dụ với doanh nghiệp dược mỹ phẩm, có thể mở rộng các mặt hàng sang dung dịch sát khuẩn, khẩu trang tái sử dụng,... Các doanh nghiệp vận chuyển hỗ trợ thêm dịch vụ đi chợ thuê, giao hàng hỏa tốc,...

Quan trọng nhất là hình thức kinh doanh, nên áp dụng chuyển đổi số và đẩy mạnh kinh doanh online qua website, các sàn thương mại điện tử,... thay vì bán hàng trực tiếp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có doanh thu ổn định mà về lâu dài còn giúp doanh nghiệp phát triển hơn, theo kịp với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. 

 Ngoài những giải pháp thích ứng với tình hình hiện tại thì doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị các phương án đối phó dành cho các trường hợp xấu hơn nếu cần thiết. Chuẩn bị tinh thần thích ứng linh hoạt, nhanh nhạy để không bị bỏ lại trong cuộc chạy đua phục hồi kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu.

Tạm Kết

Phục hồi kinh tế không chỉ là vấn đề của riêng bất cứ một doang nghiệp hay một quốc gia nào mà chính là vấn đề chung trên toàn cầu. Để giúp đà tăng trưởng có thể tiếp tục tăng lên, mỗi doanh nghiệp đều cần tự chủ trong việc khôi phục sản xuất, mở lại các hoạt động kinh doanh, trao đổi. Hy vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đọc có thể đưa ra những giải pháp cụ thể, hiệu quả nhằm giúp doanh nghiệp của mình thành công vực dậy sau khó khăn!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Tài chính doanh nghiệp là gì? Ba hoạt động cốt lõi của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là gì

Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ổn định thì nhà quản trị doanh nghiệp phải quản lý từ rất nhiều khía cạnh như về môi trường kinh doanh, trình độ quản lý-vận hành doanh nghiệp, trình độ quản lý tài chính. Trong đó có thể xem quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng nhất. Bao gồm việc nghiên cứu quá trình hình thành và sử dụng tài sản của doanh nghiệp - đây chính là tài chính doanh nghiệp. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về tài chính doanh nghiệp là gì? Và các hoạt động cốt lõi của tài chính doanh nghiệp là gì? Mời bạn cùng với Jenfi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì

Tài chính doanh nghiệp là gì (What is corporate finance)? Tài chính doanh nghiệp có thể xem là một lĩnh vực của ngành tài chính, tài chính doanh nghiệp là việc nghiên cứu về quá trình hình thành và việc sử dụng các nguồn tài sản của doanh nghiệp, nhằm tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp có mối liên hệ đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp, bao gồm cả nguồn vốn và cả các hành động mà ban lãnh đạo thực hiện để tăng giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp cũng bao gồm các công cụ và việc phân tích để sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân phối nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.

Mục đích của tài chính doanh nghiệp là gì? Mục đích tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu là cơ sở quan trọng của lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại. Tối đa hóa lợi ích chủ sở hữu là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp thông qua việc hoạch định và thực hiện các nguồn lực, đồng thời cân bằng giữa rủi ro có thể xảy ra và lợi nhuận đạt được.

3 hoạt động quan trọng của tài chính doanh nghiệp
Đầu tư vốn Tài trợ vốn Cổ tức và hoàn vốn
Lựa chọn những dự án có thể đầu tư

Kiếm lợi tức cao nhất với mức rủi ro thấp nhất

Xác định cách tài trợ cho các khoản đầu tư vốn

Tối ưu hóa cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Quyết định cách thức cũng như thời điểm hoàn vốn cho nhà đầu tư

Ba Hoạt Động Cốt Lõi Của Tài Chính Doanh Nghiệp 

Tài chính doanh nghiệp là gì

Để có thể tối đa hóa lợi ích của tài chính doanh nghiệp thì ban lãnh đạo cần phải nắm rõ “tài chính doanh nghiệp” trong lòng bàn tay, cụ thể là các hoạt động cơ bản của tài chính doanh nghiệp là gì và cách thức để vận hành chúng hiệu quả. Tài chính doanh nghiệp sẽ có 3 hoạt động tối quan trọng mà nhà lãnh đạo cần nắm rõ: đầu tư vốn; tài trợ vốn; cổ tức và hoàn vốn.

Đầu tư vốn 

Trong tài chính doanh nghiệp, đầu tư vốn bao gồm việc lập ngân sách vốn, lập kế hoạch việc sử dụng nguồn tài sản dài hạn của công ty sao cho mang lại lợi nhuận cao nhất và rủi ro gặp phải là thấp nhất. Nói cách khác, việc sử dụng nguồn tài sản dài hạn của công ty đóng vai trò rất quan trọng, ban lãnh đạo sẽ phải quyết định xem có nên sử dụng nguồn tài sản đó vào việc đầu tư hay không dựa trên những báo cáo, phân tích chi tiết về tình hình tài chính của công ty và dự án.

Thông qua việc sử dụng các công cụ kế toán - tài chính, công ty có thể xác định được việc chi tiêu vốn, ước tính - dự đoán dòng tiền từ các dự án về đồng vốn được đề xuất. Bên cạnh đó, công ty còn phải thực hiện so sánh giữa các khoản đầu tư theo kế hoạch và thu nhập dự kiến có thể đạt được, và từ đó đưa ra quyết định dự án nào sẽ được đầu tư thực hiện.

Mô hình tài chính sẽ được sử dụng trong việc ước tính sự tác động kinh tế của cơ hội đầu tư và so sánh các dự án thay thế. Thông thường, một nhà phân tích thị trường sẽ sử dụng Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return - IRR) kết hợp với Giá trị hiện tại ròng (hay Giá trị hiện tại thuần - Net Present Value - NPV), để tiến hành so sánh các dự án và chọn ra được dự án khả thi và tối ưu nhất.

Tài trợ vốn 

Hoạt động cốt lõi thứ hai là tài trợ vốn, tài trợ vốn bao gồm các quyết định về cách tài trợ tối ưu cho các khoản đầu tư khả thi, tối ưu bằng cách thông qua vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, nợ vay hoặc kết hợp cả hai. Nguồn vốn dài hại mà một công ty cần để sử dụng vào các khoản đầu tư hoặc chi tiêu lớn có thể nhận được từ việc bán cổ phiếu của công ty hoặc có thể kiếm được từ việc phát hành chứng khoán nợ trên thị trường thông qua các ngân hàng đầu tư.

Doanh nghiệp cần cân nhắc, quản lý chặt chẽ hai nguồn vốn này (vốn chủ sở hữu và nợ vay), vì khi doanh nghiệp lơ là không kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến những rủi ro như vỡ nợ hoặc giảm nguồn thu nhập và giá trị đối với các nhà đầu tư ban đầu.

Hơn nữa, trong hoạt động này nhiệm vụ của các chuyên gia tài chính doanh nghiệp chính là tối ưu hóa cấu trúc vốn của doanh nghiệp bằng cách cắt giảm chi phí sử dụng vốn bình quân (Weighted Average Cost of Capital - WACC) càng nhiều càng tốt.

Cổ tức và Hoàn vốn 

Cổ tức và hoàn vốn yêu cầu các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định có nên giữ lại các khoản thu nhập vượt mức của doanh nghiệp cho việc đầu tư và các yêu cầu hoạt động trong tương lai hay không? Hay sẽ dùng khoản thu nhập đó để chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp.

Khoản thu nhập được giữ lại đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Khoản thu nhập được giữ lại đó có thể được xem là nguồn vốn tốt nhất của doanh nghiệp, vì nó không làm phát sinh nợ cũng như không làm giảm giá trị của vốn chủ sở hữu thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu.

Việc sử dụng khoản thu nhập vượt mức cần phải được xem xét thật kỹ trước khi nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra quyết định. Nếu những ‘bằng chứng’ cho thấy chắc chắn có thể thu lợi từ khoản thu nhập thì doanh nghiệp có thể ‘theo đuổi’ nó, nếu không, nên chia khoản thu nhập đó cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp

Cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp là gì? Nó đóng vai trò như thế nào? Cấu trúc vốn trong tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp! Cấu trúc vốn có thể là sự kết hợp giữa nợ dài hạn và nợ ngắn hạn và (hoặc) vốn chủ sở hữu của nó thường là cơ sở để có thể xác định mức độ cân bằng hay rủi ro của việc tài trợ vốn trong doanh nghiệp.

Một công ty sẽ được xem là có cấu trúc vốn tích cực nếu công ty đó được nhiều sự tài trợ bằng nợ, tuy nhiên điều này lại có khả năng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho các bên có liên quan. Mặc dù vậy, phần lớn doanh nghiệp sẽ chấp nhận những rủi ro này để doanh nghiệp lấy đó làm lý do phát triển và mang đến thành công cho doanh nghiệp.

Lời kết

Jenfi hy vọng qua bài viết có thể cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin về tài chính doanh nghiệp, giúp bạn có thể hiểu rõ về khái niệm tài chính doanh nghiệp là gì, các giá trị cốt lõi của tài chính doanh nghiệp là gì, để có thể tối đa hóa lợi tức và tối thiểu hóa rủi ro.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Mô Hình Kinh Doanh Là Gì? Top Những Mô Hình Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Mô Hình Kinh Doanh Là Gì - jenfi.vn

Những mô hình kinh doanh phù hợp sẽ có thể giúp doanh nghiệp phát triển một cách vượt bậc. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa nhận ra được tầm quan trọng của những mô hình này. Chính vì vậy, hãy cùng Jenfi tìm hiểu về khái niệm mô hình kinh doanh và những mẫu mô hình hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây!

Mô Hình Kinh Doanh Là Gì?

Mô Hình Kinh Doanh Là Gì? jenfi.vn

Mô hình kinh doanh  (Business Model) là một khái niệm khá trừu tượng, có thể biểu diễn dưới các dạng văn bản, đồ họa,... Hiểu đơn giản, đây là một hình mẫu tổng quát tất cả các yếu tố trong việc kinh doanh mà các doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục đích kinh tế, xã hội của mình. 

Những mô hình này sẽ bao gồm chiến lược kinh doanh, mục tiêu cần nhắm tới, đối tượng khách hàng, nguồn lực sẵn có,... của doanh nghiệp. Có thể nói đây khá giống với các kế hoạch kinh doanh, tuy nhiên ở một cấp độ rộng và chi tiết hơn rất nhiều. 

Các bước đơn giản giúp xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả

Các bước đơn giản giúp xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng cần nhắm tới. 

Đây là bước đầu để vẽ lên một bản kế hoạch hoàn chỉnh. Muốn xác định được yếu tố này, doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường và khảo sát các khách hàng một cách kỹ lưỡng.

Bước 2: Nghiên cứu sản phẩm phù hợp với thị hiếu. 

Khi đã khoanh vùng được thị trường và phân khúc khách hàng, bước tiếp theo sẽ cần tìm hiểu tiếp nhu cầu và mức đáp ứng nhu cầu của những đối tượng này. 

Điều này sẽ giải đáp cho việc sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp liệu có phù hợp và tiêu thụ được hay không. Sau khi có những kết quả cụ thể, doanh nghiệp sẽ lên ý tưởng, kế hoạch về sản phẩm sao cho phù hợp nhất và đảm bảo có thể tạo nên doanh số ấn tượng.

Bước 3: Tìm hiểu các kênh kinh doanh. 

Sau khi tạo ra được sản phẩm phù hợp, bước tiếp theo cần làm chính là lên ý tưởng cho việc phân phối những sản phẩm này. Doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch cụ thể về điểm bán, cách bán, cách tiếp thị,... sao cho vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa phù hợp với nguồn lực tài chính.

Bước 4: Đưa mô hình đi vào hoạt động thử. 

Việc áp dụng mô hình kinh doanh ngay khi chưa thực sự hoàn thiện có thể khiến doanh nghiệp chịu nhiều tổn thất. Chính vì vậy các thử nghiệm thực tế sẽ là điều cần thiết giúp doanh nghiệp biết được mô hình của mình liệu có thể đem lại hiệu quả như mục tiêu trước đó hay không. Nếu không sẽ có thể tìm ra điểm bất hợp lý và sửa đổi kịp thời.

Bước 5: Hoàn thiện mô hình và áp dụng rộng rãi. 

Sau khi thử nghiệm, nếu mô hình hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp có thể lập tức triển khai kế hoạch áp dụng để đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn cho mình!

Xem thêm: Business model canvas

Lý do doanh nghiệp nên áp dụng các mô hình kinh doanh phù hợp

Có rất nhiều mô hình kinh doanh thành công mà doanh nghiệp có thể tham khảo và vận dụng. Tuy nhiên, không phải áp dụng bất cứ một mô hình nào cũng có thể giúp đem lại hiệu quả và mục tiêu đã đặt ra. 

Mỗi doanh nghiệp đều có cơ cấu, tổ chức khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau và sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Vậy một mô hình kinh doanh phù hợp sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?

1.Đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội

Có thể nói mô hình kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp. Các mô hình này sẽ vạch ra các chiến lược, chiến thuật cụ thể giúp doanh nghiệp có thể đi gần đến mục tiêu là lợi nhuận.

Áp dụng được mô hình kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tác động hiệu quả đến thị trường cụ thể, có chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đúng đắn. Nhờ đó có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và giúp doanh nghiệp phát triển.

2.Mô hình kinh doanh phù hợp giúp tận dụng tối ưu nguồn lực

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần đầu tư vào cơ sở vật chất, nhân lực để có thể tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng những nguồn lực này đúng cách sẽ dẫn đến lãng phí, tiêu tốn về mặt tài chính

Những mô hình kinh doanh phù hợp ngoài việc vạch ra kế hoạch cụ thể còn giúp các doanh nghiệp quản lý, phân bổ các nguồn lực hợp lý sao cho tận dụng được tối đa năng suất.

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm để tạo doanh thu mà vẫn tiết kiệm được chính ngân sách của mình.

3.Tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư

Khi đánh giá một doanh nghiệp, doanh thu và quy mô không phải là yếu tố duy nhất. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh được áp dụng cũng chính là một yếu tố quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Mô hình kinh doanh thành công sẽ thể hiện tầm vóc và khả năng phát triển của doanh nghiệp đó. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, tăng cơ hội cạnh tranh và hội nhập cũng như thu hút đối tác và các nhà đầu tư. 

Những mô hình kinh doanh hiệu quả nhất hiện nay

Lý do doanh nghiệp nên áp dụng các mô hình kinh doanh

Hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài mô hình kinh doanh hot nhất trong thời đại 4.0 ngày nay

Mô hình kinh doanh online. 

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 cũng như sự phát triển của công nghệ mà việc mua bán, trao đổi online đã không còn xa lạ đối với rất nhiều những người tiêu dùng. Đây là mô hình được rất nhiều các startup lựa chọn áp dụng khi không cần sở hữu số vốn lớn mà vẫn có thể thu được lợi nhuận khủng.

Mô hình kinh doanh đăng ký. 

Mô hình này được rất nhiều nền tảng cung cấp phim ảnh, ca nhạc, dịch vụ,.. sử dụng  để thu về lợi nhuận. Đa số những nền tảng này sẽ cung cấp một số lượng sản phẩm, dịch vụ miễn phí nhất định để thu hút khách hàng đăng ký và mua gói thành viên của họ. Mô hình này có thể thấy ở rất nhiều những nền tảng nổi tiếng như: Canva, Picsart, Spotify, Netflix...

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. 

Nhượng quyền thương mại có ưu điểm là giúp thương hiệu, sản phẩm được quảng bá một cách rộng rãi và phủ sóng lên nhiều đối tượng khách hàng hơn. Các cửa hàng McDonald’s hay cửa hàng cà phê Trung Nguyên chính là một ví dụ điển hình cho mô hình này, cụ thể hơn là nhượng quyền thương hiệu. 

Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing. 

Affiliate Marketing được hiểu là tiếp thị liên kết – tức làm nhiệm vụ giới thiệu và kết nối người mua với người bán. Khi bạn đang đọc một bài viết trên Facebook và thấy một link mua hàng được trích dẫn, đó chính là Affiliate Marketing. Và khi bạn mua sản phẩm từ đường link được chia sẻ đó thì các cá nhân, đơn vị chia sẻ link này sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng tương xứng từ nhà cung cấp sản phẩm.

Mô hình thương mại điện tử. 

Mô hình này chính là nơi diễn ra những hoạt động kinh doanh online mà nổi tiếng có thể kể đến như Amazon, Alibaba, Shopee,... Không tốn kém nhiều chi phí để thành lập nên đây là một mô hình tương đối lý tưởng cho những ai muốn khởi nghiệp nhưng có ít vốn đầu tư. Tuy nhiên đã có khá nhiều “ông lớn” nổi bật trong lĩnh vực này nên liệu có dễ thành công hay không vẫn còn là điều khó nói.

Mô hình ẩn doanh thu.

Đây là mô hình được áp dụng vô cùng thành công bởi hai nền tảng lớn là Facebook và Google. Lợi nhuận của họ đến từ dữ liệu người dùng và các quảng cáo hiện lên.

Tạm Kết

Bài viết vừa rồi đã giới thiệu đến bạn đọc những thông tin cơ bản về mô hình kinh doanh cũng như một số mô hình hiệu quả. Hy vọng qua đây, các startup và các doanh nghiệp có thể tự xây dựng thành công hoặc tìm được cho mình một mô hình phù hợp, giúp phát triển quy mô, mang về lợi nhuận cao hơn và tối ưu được các nguồn lực!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Kinh Doanh Mùa Dịch: Bí Quyết Kinh Doanh Khi Kinh Tế Hỗn Loạn

Open post

Kinh Doanh Mùa Dịch: Bí Quyết Thu Hút Và Giữ Chân Khách Hàng

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã đẩy nền kinh tế Việt Nam rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. May mắn thay, thời điểm “bình thường mới” cũng là lúc mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp quay lại và tăng tốc bứt phá trên thị trường. Đồng nghĩa, các chiến lược kinh doanh cũng phải đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế. Sau đây là những bí quyết kinh doanh mùa dịch giúp doanh nghiệp trụ vững và tăng trưởng thành công trong giai đoạn này.

Thay Đổi Cách Thức Quản Trị Để Phù Hợp Với Thời Kỳ Mới

Kinh Doanh Mùa Dịch

1.Có kế hoạch kiểm soát dòng tiền chặt chẽ

Theo kết quả khảo sát của tổ chức Hawa, có đến 59% doanh nghiệp đã bị suy giảm đơn đặt hàng sau Tết. Số liệu doanh nghiệp đang gánh những khoản vay ngân hàng và chịu áp lực về lãi suất là 96%. 

Đây là những con số đáng báo động cho thấy doanh thu đang đứng trước nguy cơ “lao dốc”, và doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng chậm trả hoặc ôm nợ từ một số khách hàng. Lúc này, quản lý dòng tiền sẽ là thách thức lớn đối với bất kỳ nhà quản trị nào. 

Đây là thời điểm doanh nghiệp cần phải rà soát lại những hạn mục chi phí, bao gồm cả biến phí và định phí. Sau đó ước tính thời gian doanh nghiệp có thể chống đỡ với khả năng tài chính hiện tại. Tối ưu các định phí bằng cách chuyển đổi thành biến phí nếu được. 

Bên cạnh đó, kế hoạch đầu tư vốn cần phải được xem xét kỹ càng, chọn ra những hạn mục cần ưu tiên và cắt giảm các khoản đầu tư không cần thiết. Một yếu tố then chốt khác để quản lý dòng tiền là giải quyết hàng hóa và nguyên vật liệu tồn kho do chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong mùa dịch. 

Đồng thời, thương lượng với các nhà cung cấp về tiến độ thanh toán và các phương án tài chính thay thế. 

2.Đánh giá và quản lý rủi ro trong chuỗi cung ứng

Cũng từ dữ liệu của Hawa, 73% doanh nghiệp gặp tình trạng gián đoạn và chậm trễ chuỗi cung ứng. 

Trong đó, thời gian nhập nguyên vật liệu bị kéo dài, nguồn hàng thiếu hụt và giá thành tăng. Thực tế có thể thấy, các nguồn cung ứng từ Mỹ và Châu Âu có nguy cơ cao bị trì trệ do tình hình dịch bệnh phức tạp. 

Trong khi đó, tình hình ở các quốc gia khác như Trung Quốc đã cho thấy sự khởi sắc. Vì thế, giải pháp cho doanh nghiêp là mở rộng danh sách nhà cung cấp và tập trung vào những sản phẩm chủ chốt. Việc tìm kiếm thêm các nhà cung cấp tiềm năng sẽ giảm thiểu rủi ro thiếu hụt nguyên liệu đầu vào.

3.Thiết lập hoặc điều chỉnh kế hoạch xử lý khủng hoảng

Quá trình kinh doanh sẽ không tránh khỏi rủi ro, và một kế hoạch xử lý khủng hoảng bài bản sẽ giúp doanh nghiệp bình tĩnh ứng phó trong mọi thời điểm. 

Đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19, doanh nghiệp cần thường xuyên dò xét và điều chỉnh kế hoạch hợp lý để chuẩn bị cho các tình huống xấu hơn. Lập kế hoạch cho các kịch bản rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp trang bị “bức tranh tổng quát” về các chiều hướng phát triển và có hướng xử trí phù hợp.

4.Tái thiết lập chiến lược kinh doanh và tối ưu dòng tiền 

Doanh nghiệp sẽ có cơ hội trở lại và tăng tốc trên “đường đua” với điều kiện bạn cần thay đổi các phương pháp quản trị, kinh doanh để “hòa nhập” với thời kỳ mới. 

Không ít trường hơp các doanh nghiệp thiệt hại nặng nề khi đại dịch bùng phát lần đầu tiên. Họ đã xoay sở để trở lại bằng cách chuyển sang thị trường nội địa, đồng thời đầu tư phát triển thêm các lĩnh vực mới, ra mắt các dòng sản phẩm an toàn hơn hoặc phù hợp với tình hình thực tế. 

Bên cạnh đó, các giải pháp tạo ra giá trị ngắn hạn, có thể thực hiện ngay để thúc đẩy kinh doanh nên được ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét lại các danh mục đầu tư ưu tiên, bán hoặc thoái vốn khi thích hợp, tái phân bổ nguồn lực nhằm tối ưu hiệu quả. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể tìm cách giải quyết các khoản vay nợ, xem xét cơ cấu sản phẩm và chính sách giá, tối ưu thuế và vốn lưu động....

Thay đổi cách tiếp cận khách hàng

Kinh Doanh Mùa Dịch

1.Đa dạng cách thức thanh toán

Một xu thế tất yếu trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay là thiết lập các phương thức thanh toán tiện lợi, an toàn và tiết kiệm thời gian. 

Không chỉ bó buộc với những cách thanh toán truyền thống, hiện nay doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng thông qua vô số hình thức chi trả khác nhau. 

Phổ biến như thanh toán trực tuyến, chuyển khoản, thanh toán COD khi nhận hàng, gửi tiền qua bưu điện hoặc thậm chí là thanh toán đơn giản bằng điện thoại di động. 

Điều này càng có lợi hơn khi hành trình mua hàng được tinh gọn từ khâu đặt hàng cho đến thanh toán, giúp tăng tỷ lệ thành công của đơn hàng.

2.Áp dụng công nghệ trực tuyến

Thời điểm hạn chế tiếp xúc trong đại dịch cũng là lúc các cách thức hoạt động trực tuyến lên ngôi. Nghĩa là, các buổi hội họp trực tiếp sẽ không còn được ưu tiên, thay vào đó công nghệ trực tuyến sẽ là giải pháp đảm bảo an toàn. 

Thậm chí tiện ích đem lại có thể nhiều hơn khi áp dụng các thiết bị hiện đại, thông minh. Ví dụ như để làm việc nội bộ, giao dịch với đối tác từ xa mà vẫn duy trì được chất lượng công việc, theo dõi liên tục diễn tiến nhiệm vụ, bạn có thể tân dụng các phần mềm hội họp trực tuyến phổ biến (Zoom, Google Meet, Skype, Telegram), điện thoại VOIP cho doanh nghiệp, quản lý - chia sẻ dữ liệu trực tuyến…

3.Tận dụng kỹ thuật số để thúc đẩy kinh doanh

Tương tự với các giao dịch mua bán, việc áp dụng mô hình kỹ thuât số vào chiến lược kinh doanh cần được chú trọng hơn bao giờ hết.  

Khi khách hàng thay đổi hành vi mua hàng, hạn chế những giao dịch trực tiếp thì những hình thức giao thương trực tuyến sẽ đóng vai trò chính trong các hoạt động kinh doanh mùa dịch của doanh nghiệp. 

Cụ thể hơn, bạn có thể đẩy mạnh sự hiện diện của mình thông qua các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội, kênh thương mại điện tử, các công cụ tìm kiếm…

Áp dụng đa dạng các kênh kỹ thuật số cũng giống như bạn mở rộng được nhiều cửa hàng. Thậm chí kết quả đem lại có thể vượt trội hơn. Và một điều cần lưu ý là doanh nghiệp luôn phải đảm bảo mức độ chỉn chu, tin cậy của thương hiệu, giao tiếp cũng cần được chú trọng như cách nhân viên tư vấn trực tiếp cho khách tại cửa hàng. 

Nếu biết cách khai phá, những kênh kỹ thuật số có thể là “vũ khí chiến lược” trong các hoạt động kinh doanh, tiếp cận khách hàng tiềm năng và chiếm lĩnh thị phần. 

4.Chú trọng vào chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng là hoạt động không thể thiếu để thúc đẩy doanh thu và củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường. 

Nếu như trước đây, các hình thức chăm sóc khách hàng chỉ được áp dụng vào những dịp đặc biệt bằng những sự kiện giao lưu chia sẻ, các lễ hội, hoạt động giải trí để tương tác. Thì hiện tại, doanh nghiệp cần tìm cách để đảm bảo quyền lợi cho khách mà không cần tiếp xúc hay gặp mặt trực tiếp.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương thức sáng tạo riêng phù hợp với tính chất sản phẩm. Chẳng hạn như một số nơi sẽ đẩy mạnh các chương trình livestream thường xuyên để giao lưu trực tuyến với khách hàng. 

Hoặc không ít doanh nghiệp cung cấp các ưu đãi quà tặng thông qua các voucher điện tử. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ luôn giữ được vị thế trong lòng người mua hàng và góp phần tăng trưởng doanh thu vượt bậc. 

Nhìn chung, để có thể tồn tại và phát triển dài hạn trong giai đoạn Covid-19, doanh nghiệp cần trang bị một tầm nhìn toàn diện và linh hoạt nhằm ứng phó thích hợp với mọi tình huống. Trong đó, tái thiết lập chiến lược và mô hình kinh doanh, lên kế hoạch thích ứng và duy trì các hoạt động, cũng như nâng cao vị thế trên thị trường sẽ là những ưu tiên hàng đầu. Jenfi hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

7 Xu Hướng Kinh Doanh Sau Đại Dịch

Open post

7 Xu Hướng Kinh Doanh Sau Đại Dịch

Xu Hướng Kinh Doanh

Đại dịch Covid-19 đã gây nên nhiều thách thức cho thị trường kinh doanh tại Việt Nam. Thế những, đỉnh dịch tạm thời qua đi cũng là lúc nhận thức và hành vi tiêu dùng của mọi người dần có sự chuyển biến. Đây là cơ hội để các nhà khởi nghiệp tận dụng cho kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Với nhiều biến đổi mạnh mẽ như thế thì cộng đồng khởi nghiệp có thể kinh doanh gì sao dịch để đạt lợi nhuận cao?

Xu Hướng Kinh Doanh Sau Dịch Đang Phát Triển Mạnh Mẽ

1. Xu hướng làm việc từ xa

Xu hướng làm việc từ xa - jenfi.vn

Giãn cách xã hội trong mùa dịch đòi hỏi doanh nghiệp phải hạn chế các hoạt động tiếp xúc gần. Từ đó, làm việc từ xa trở thành hình thức thông dụng của nhiều tổ chức. Mô hình này không những đảm bảo an toàn phòng dịch, mà còn có khả năng tiếp diễn trong tương lai vì sở hữu nhiều lợi ích vượt trội.

Dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy nhân viên làm việc từ xa 3-5 ngày 1 tuần vẫn đạt năng suất làm việc tối ưu.  Đối với một số lĩnh vực, doanh nghiệp có thể di dời trụ sở đến những địa điểm có chi phí mặt bằng thấp. Bởi lẽ, nhân sự làm việc từ xa không bị ràng buộc về không gian, môi trường làm việc. Điều này sẽ góp phần tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp.

2. Sự lên ngôi của thương mại điện tử và các dịch vụ trực tuyến

Xu Hướng Kinh Doanh

Đi cùng với sự phát triển của kỹ thuật số, thương mại điện tử trở thành xu hướng mua sắm hàng đầu của người tiêu dùng. Tần suất phủ sóng của nền tảng này càng bùng nổ hơn nữa trong thời kỳ đại dịch. Lý do là vì khách hàng có thể thực hiện các tác vụ mua sắm nhanh gọn, thuận tiện mà vẫn đảm bảo giãn cách an toàn. 

Ngoài lĩnh vực bán lẻ, các thị trường kinh doanh khác cũng khai thác tối đa tiềm năng của mô hình kỹ thuật số. Chẳng hạn như dịch vụ tư vấn sức khỏe từ xa, giải trí trực tuyến...Nhờ vậy, các doanh nghiệp đã tìm ra được hướng đi khả thi để phát triển kinh doanh trong giai đoạn dịch. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp, hãy tìm hiểu và vận dụng kỹ thuật số để tránh được vòng ảnh hưởng của dịch Covid-19. 

7 Ý Tưởng Kinh Doanh Sau Dịch Có Khả Năng Mang Lại Lợi Nhuận Cao 

7 Xu Hướng Kinh Doanh Sau Đại Dịch - jenfi.vn

1. Dịch vụ tư vấn sức khỏe

Thời điểm đại dịch bùng phát cũng lúc ý thức bảo vệ sức khỏe của đại đa số người dân được nâng cao. Vì thế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. 

Tuy nhiên, các dịch vụ thăm khám truyền thống tại bệnh viện, cơ sở ý tế có thể mang đến nhiều rủi ro lây nhiễm. Hai mô hình sức khỏe mà bạn có thể triển khai hiệu quả trong mùa dịch bao gồm:

Thăm khám, chăm sóc người bệnh tại nhà

Thay vì khách hàng phải tự đi khám, nhân viên y tế sẽ trực tiếp đến nhà để theo dõi tình hình và tiến hành tư vấn, chăm sóc ngay tại chỗ. Hình thức này rất phù hợp với những bệnh nhân cao tuổi. Bởi họ là đối tượng gặp nhiều trở ngại trong việc di chuyển và chưa quen sử dụng các thiết bị công nghệ. Ngoài ra, họ cũng thuộc nhóm nguy cơ cao bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Tư vấn sức khỏe từ xa

Đây là một giải pháp chăm sóc sức khỏe lý tưởng mùa dịch. Ưu điểm nổi trội của mô hình này là tiết kiệm thời gian, công sức thăm khám nhưng vẫn đảm bảo được mặt chuyên môn y tế. Thay vì bệnh nhân e ngại việc ra ngoài khám rồi tự chẩn bệnh cho chính mình. 

Trong đó, tư vấn về sức khỏe dinh dưỡng và tâm lý sẽ đánh trúng nhu cầu của đa số người dân. Nhiều người vẫn còn thiếu hiểu biết về các loại thực phẩm họ đang ăn hàng ngày, hoặc chế độ luyện tập phù hợp với thể trạng. Cải thiện được những vấn đề này sẽ góp phần tăng cường sức đề kháng, giúp họ vững vàng sức khỏe vượt qua đại dịch. 

Bên cạnh đó, các tổn thương tâm lý cũng là thực trạng đáng chú ý hiện nay. Đặc biệt là sau giai đoạn dịch, nghiên cứu cho thấy gần 80% bệnh nhân Covid-19 bị ảnh hưởng tâm lý trong giai đoạn điều trị. 

Ngoài ra, việc đối mặt với các bản tin Covid-19 hàng ngày cũng đè nặng tinh thần của những người khỏe mạnh. Trong bối cảnh ngành tâm lý tai Việt Nam chưa phát triển rõ rệt, đây sẽ là một ý tưởng kinh doanh mới lạ mang lại hiệu quả cao nếu bạn biết cách khai phá.

2. Sáng tạo nội dung tự do

Content được xem như con “át chủ bài” để mọi doanh nghiệp lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Từ đó bán được sản phẩm và tăng trưởng doanh thu thần tốc. Vì thế, các nhân sự sản xuất nội dung luôn nằm trong “tầm ngắm” của các nhà tuyển dụng. 

Đặc biệt là với tần suất sử dụng internet thường xuyên trong mùa dịch, doanh nghiệp cung cấp những nội dung hấp dẫn, giá trị sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn. 

Nếu bạn tự tin với kỹ năng viết lách và khả năng sáng tạo của mình, đừng ngần ngại khởi nghiệp với dịch vụ viết content. Bạn có thể bắt đầu với những bài viết cơ bản như SEO, đến những nội dung đề cao tính sáng tạo và ý tưởng bứt phá như viết kịch bản, bài PR, bài quảng cáo… 

Nhuận bút bạn nhận sẽ tùy thuộc tính chất và độ khó của dự án, dao động từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Đây thật sự là một kênh kinh doanh đáng đầu tư trong mùa dịch.

3. Thiết kế đồ họa

Nội dung quảng cáo sẽ càng lôi cuốn hơn nếu có sự hỗ trợ của hình ảnh bắt mắt, ấn tượng. Hai yếu tố này được xem như “cặp bài trùng” luôn đi đôi với nhau. Vì thế, thiết kế đồ họa cũng đang là một ngành xu hướng nổi trội hiện nay. Nếu bạn có đam mê và năng khiếu nghệ thuật, cùng với kỹ năng sử dụng công cụ và sắp xếp nội dung trực quan, đây sẽ là một lựa chọn kinh doanh lý tưởng bậc nhất. Nguồn doanh thu của công việc này phụ thuộc vào quy mô của dự án và số lượng kịch bản thiết kế bạn nhận về. Nếu siêng năng, số tiền bạn kiếm được có thể vượt qua mong đợi. 

4. Mở lớp gia sư trực tuyến

Mô hình dạy học trực tuyến không còn quá xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian trước đây hình thức này chỉ áp dụng cho những khóa học ngắn hạn. Cho đến khi dịch bùng phát và mọi hoạt động trực tiếp bị gián đoạn, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục. 

Từ đó, các chương trình học chính quy tại trường lớp cũng dần chuyển dịch thành giảng dạy online và vẫn mang lại hiệu quả nhất định. 

Hiện nay trẻ em vẫn chưa được tiêm vắc xin, thế nên rất khó để quay trở lại với hệ thống giáo dục bình thường như trước. Vì thế, nhu cầu dạy học trực tuyến được dự đoán sẽ ngày càng tăng cao. Bạn có thể dễ dàng triển khai mô hình này bằng cách hợp tác với các trang web cung cấp khóa học online hoặc tự mở một kênh riêng cho mình. 

5. Cửa hàng ăn uống mang về

Cuộc cách mạng ẩm thực vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, nhiều cửa hàng đã dần chuyển dịch từ kinh doanh tại chỗ thành mô hình giao hàng trực tuyến. Điều này nhằm bảo vệ người tiêu dùng an toàn mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu ăn uống đa dạng. 

Lợi ích đầu tiên của mô hình này là bạn không cần phải bỏ ra số vốn lớn để chi trả mặt bằng hay thuê nhân công. Hơn hết, việc quảng bá các sản phẩm của bạn trên mạng xã hội hoặc hiển thị trên các app đặt đồ ăn online như Grabfood, Baemin...sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Quy trình mua hàng cũng tinh gọn từ khâu lựa món đến khi thanh toán. Nhờ thế, kinh doanh đồ ăn online có thể mang lại nguồn doanh thu vượt trội cho bạn. 

6. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa

Đi đôi với thói quen mua sắm trực tuyến, các dịch vụ vận chuyển cũng bùng nổ mạnh mẽ. Mặc dù mô hình này đã được nhiều doanh nghiệp lớn triển khai, đây vẫn là “vùng đất màu mỡ” để bạn mặc sức khai thác. Hơn hết, bạn sẽ có cơ hội tham khảo từ các đơn vị có sẵn trên thị trường. Từ đó tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của họ để tận dụng cho một kế hoạch kinh doanh khả thi.

7.Tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing

Kiếm tiền bằng hình thức tiếp thị liên kết sẽ mang về cho bạn nguồn lợi nhuận cao mà không cần bỏ ra một đồng vốn. Đơn giản bạn chỉ cần nhận một liên kết sản phẩm từ nhà cung cấp. Sau đó tìm cách thu hút khách hàng vào đường link và tiến hành mua hàng.

Với mỗi đơn hàng thành công, bạn sẽ nhận được hoa hồng tương ứng. Để quảng cáo sản phẩm đến đông đảo người dùng, bạn có thể đăng các bài viết trên mạng xã hội, blog, website...Hoặc sáng tạo nội dung trên Tiktok, Youtube. 

Hình thức này có thể mang lại nguồn doanh thu đáng kinh ngạc nếu bạn siêng năng tạo ra các nội dung giá trị, khơi gợi được nhu cầu của khách hàng.

Tạm Kết

Kinh doanh sau dịch chưa bao giờ là một bài toán dễ. Thế nhưng, biết cách tận dụng các lợi thế sau dịch sẽ giúp bạn có một khởi đầu ấn tượng. Điều quan trọng là nhà khởi nghiệp phải chọn đúng ngách phù hợp với khả năng của mình. Từ đó xây dựng chiến lược tối ưu việc kinh doanh một cách hiệu quả. Với ý chí kiên định và một kế hoạch bài bản, khoảnh khắc công việc kinh doanh của bạn bứt phá trên thị trường sẽ không còn xa.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Công Nợ Doanh Nghiệp: Những Điều Cần Biết

Open post

Công Nợ Doanh Nghiệp: Những Điều Cần Biết

Công Nợ Doanh Nghiệp - jenfi.vn

Công nợ là khái niệm quen thuộc của hầu hết doanh nghiệp, có căn cứ để nói rằng: những doanh nghiệp sở hữu dòng tiền năng động đa số đều có một danh sách công nợ đáng kể. 

Nợ cũng là một dạng tài sản, vì thế các phương án tài chính như: thanh toán gối đầu, đàm phán chậm trả,... là một trong những hình thức huy động vốn phổ biến. Và doanh nghiệp muốn có dòng tiền ổn định thì cần rất cẩn trọng trong việc quản lý công nợ của bản thân!

Công nợ là gì?

Công Nợ Doanh Nghiệp

Đó là những khoản chi phí phải trả hoặc doanh thu phải thu nhưng vì một lý do nào đó, có thể là chủ động hay bị động mà thao tác ấy cần phải tạm dừng. Bộ phận kế toán công nợ sẽ chịu trách nhiệm quản lý các khoản này sao cho không ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp. 

Xét theo từng cách tiếp cận, có thể phân loại thành công nợ nhà nước, công nợ phải thu, công nợ phải trả và các khoản cần thu khác. Nhưng trong khuôn khổ bài viết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hai hạng mục chiếm tỷ trọng lớn và có sức ảnh hưởng nhất:

1. Công nợ phải thu

Là những doanh thu từ công tác bán hàng, cung cấp dịch vụ nhưng chưa thu được tiền. Bên cạnh đó, cũng có các các khoản thu từ hoạt động đầu tư tài chính, tuy ít nhưng cũng rất phổ biến. 

Trong trường hợp này, có thể khách hàng đang được cho phép chia khoản thanh toán hoặc doanh nghiệp hỗ trợ đối tác gối đầu hàng hóa. Để có thể thu được nợ hiệu quả, không chỉ bộ phận kế toán và bán hàng cần nỗ lực, mà còn đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách công nợ minh bạch được thỏa thuận ngay khi ký hợp đồng.

2. Công nợ phải trả

Là những khoản doanh nghiệp nợ nhà cung cấp sau khi đặt và nhận công cụ, nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ,... phục vụ quy trình kinh doanh nhưng chưa thanh toán. 

Thông thường doanh nghiệp sẽ có một thời hạn thanh toán cố định cho từng nhà cung cấp. Bộ phận kế toán sẽ hỗ trợ phân loại và theo dõi tiến trình thanh toán một cách hợp lý nhất.

Những Lưu Ý Khi Quản Lý Công Nợ Doanh Nghiệp

Công Nợ Doanh Nghiệp

Quản lý công nợ không phải một công việc đơn giản, hay nói chính xác hơn là cực kỳ phức tạp! Những con số chuyển động không ngừng thể hiện cho dòng tiền ra - vào giúp nhà quản lý có thể dự chi theo từng giai đoạn. 

Theo dõi yếu tố này không chỉ có thể ổn định dòng tiền mà còn hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tài chính trong chiến lược kinh doanh sắp tới.

1. Phân loại khách hàng và từng loại công nợ cụ thể

Để quản lý tốt thì nên thấu hiểu mức độ ảnh hưởng của từng loại nợ. Không phải khoản nợ nào cũng cần ưu tiên thanh toán hoặc có thể đàm phán chậm trả. Vì vậy, nắm bắt tính chất khoản nợ là rất cần thiết cho công tác vận hành vốn. 

Đối với khách hàng cũng như thế, doanh nghiệp không cần phải luôn luôn cho phép công nợ. Nhà quản lý cần biết cách cân đối giữa tiền mặt và nợ phải thu để dòng tài chính thực sự ổn định. 

Ví dụ, nếu doanh thu tổng một tháng là 100 triệu nhưng công nợ lên đến 70 triệu, vượt quá 50% và không có chính sách quản lý phù hợp thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng đội doanh thu ảo cũng như đối mặt với những rủi ro nguy hiểm khác. Do đó, đề xuất một hạn mức công nợ tương đối và thời hạn tất toán là giải pháp cần thiết

2. Xây dựng kế hoạch bán hàng phù hợp

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phép công nợ là một trong những chính sách đẩy doanh số hợp lý. Nhưng cũng như ví dụ trên, nhà quản lý cần xây dựng một kế hoạch bán hàng phù hợp. Hoặc đội ngũ bán hàng nên sử dụng những biện pháp thay thế như thanh toán từng phần nếu tỷ lệ công nợ hiện tại đã quá cao.

3. Đào tạo nhân sự bài bản cho vị trí quản lý và thu hồi công nợ

Với những doanh nghiệp chuyên sản xuất, gia công,... có một tỷ lệ công nợ xuyên suốt ổn định thì nên có thêm một bộ phận chuyên chăm sóc và quản lý thu hồi. Tất nhiên đây là vị trí khá nhạy cảm nhưng cực kỳ quan trọng.

Có thể vì mức độ thân thiết mà đội ngũ bán hàng sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc giúp khách hàng tất toán, nhưng đội ngũ chăm sóc công nợ thì khác. Doanh nghiệp nên đầu tư đào tạo nghiệp vụ thật chỉn chu, giúp nhân sự giữ được tác phong chuyên nghiệp, tận tâm nhưng vẫn hoàn thành nhiệm vụ.

4. Có quy trình thu hồi công nợ rõ ràng

Bên cạnh kế hoạch bán hàng thì quy trình thu hồi nợ là điều không thể thiếu. Một quy trình rõ ràng cần có hướng giải quyết nếu tình huống công nợ vượt hạn mức xảy ra hoặc chậm trễ thời hạn tất toán mà doanh nghiệp và khách hàng thỏa thuận từ đầu. 

Thu hồi nợ hiệu quả là nền tảng thuận lợi giúp doanh nghiệp sở hữu dòng tiền ổn định, dồi dào, linh động. Tạo điều kiện cho việc phát triển kinh doanh và tái đầu tư khi cần thiết. 

Ở các khoảng nợ cần thu, kế toán cần hạch toán chi tiết từng đối tượng, tần suất phát sinh, tình trạng thanh toán. Cần tập hợp và lưu trữ đầy đủ chứng từ liên quan. Đồng thời tiến hành đối chiếu công nợ mỗi cuối tháng để theo dõi tiến độ thu hồi thực tế. 

Từ đó có căn cứ để kịp thời giải quyết những khoản nợ khó đòi, tránh tình trạng thất thoát và sử dụng nguồn tiền không hiệu quả. Jenfi hi vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Bật Mí 4 Dịch Vụ Tài Chính Mà Chủ Doanh Nghiệp Nên Biết

Open post

Dịch Vụ Tài Chính Là Gì? Bật Mí 4 Dịch Vụ Tài Chính Mà Chủ Doanh Nghiệp Nên Biết

Dịch vụ tài chính là gì - jenfi.vn

Nền kinh tế là một “mảnh đất” rộng lớn, gồm nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhau, các lĩnh vực này có thể bao gồm các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Các công ty có những nét tương đồng về ngành hàng, hoặc sự tương đồng về dịch vụ sẽ tạo thành 1 lĩnh vực nhỏ. Ví dụ như các công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động, sim thẻ, mạng kết nối sẽ được gọi chung là lĩnh vực thông tin - truyền thông; hoặc các công ty cung cấp vật tư nông nghiệp, giống cây trồng sẽ được gọi chung là lĩnh vực nông nghiệp. 

Dịch vụ tài chính cũng vậy, dịch vụ tài chính chỉ những công ty cung các dịch vụ liên quan đến tài chính cho đối tượng khách hàng là khách hàng các nhân hoặc khách hàng là doanh nghiệp. Bài viết dưới đây từ Jenfi Capital sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Dịch vụ tài chính, các dịch vụ tài chính hiện có trên thị trường mà chúng ta thường sử dụng.

Dịch vụ tài chính là gì?

dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính (Financial services) là một lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, thường cung cấp các dịch vụ của nền kinh tế như: Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ môi giới chứng khoán.

Thông thường các dịch vụ tài chính sẽ được cung cấp bởi các doanh nghiệp quản lý tiền, bao gồm hiệp hội tín dụng (hay cách gọi khác là liên minh tín dụng), ngân hàng, công ty thẻ tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty kế toán, công ty tài chính tiêu dùng, các nhà môi giới chứng khoán, các quỹ đầu tư,...

Lĩnh vực dịch vụ tài chính ổn định và hoạt động tốt sẽ là một nguồn động lực mạnh mẽ cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, vì nó sẽ chuyển các khoản tiền tiết kiệm của cá nhân thành các khoản đầu tư.

Để phát triển lĩnh vực dịch vụ tài chính thông thường sẽ phụ thuộc vào các chính sách về tự do hóa và thúc đẩy sự cạnh tranh trong khu vực này cũng như các chính sách giám sát đối với các tổ chức tài chính

Dịch vụ tài chính có khác với lĩnh vực tài chính công hay không? Câu trả lời là có. Vì tài chính công chỉ bao gồm các hoạt động của bộ máy nhà nước liên quan đến thuế và hàng hóa công cộng.

4 loại dịch vụ tài chính

dịch vụ tài chính

Dịch vụ ngân hàng

Lĩnh vực ngân hàng là nền tảng của nhóm dịch vụ tài chính. Nó quan tâm nhất đến tiết kiệm và cho vay trực tiếp, trong khi lĩnh vực dịch vụ tài chính lại là sự kết hợp giữa đầu tư, bảo hiểm, phân bổ lại rủi ro và các hoạt động tài chính khác. 

Thông thường các dịch vụ ngân hàng được cung cấp bởi các ngân hàng thương mại lớn, ngân hàng cộng đồng (community banks), hiệp hội tín dụng (credit unions) hoặc các tổ chức khác.

Nguồn doanh thu mà các ngân hàng kiếm được chủ yếu dựa vào mức chênh lệch giữa lãi suất được tính cho các khoản vay (hoặc các khoản tín dụng) và lãi suất ngân hàng phải trả cho số tiền tiết kiệm của khách hàng gửi. Các dịch vụ ngân hàng như thế này chủ yếu tìm kiếm nguồn doanh thu thông qua các mức phí, hoa hồng.

Các dịch vụ ngân hàng thông thường: 

  • Dịch vụ nhận tiền gửi và các nguồn tài chính phải hoàn trả khác từ người dân;
  • Dịch vụ cho vay, bao gồm tín dụng tiêu dùng, dụng thế chấp và các khoản vay nợ tài trợ cho các dịch vụ hoạt động giao dịch thương mại;
  • Dịch vụ bảo lãnh và thế chấp;
  • Dịch vụ cho thuê tài chính;

Dịch vụ đầu tư

Các cá nhân có thể tiếp cận thị trường tài chính thông qua dịch vụ đầu tư này. Các nhà môi giới - dịch vụ trực tuyến tự động hoặc thủ công - tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch mua và bán chứng khoán và thu lợi nhuận. Các nhà cố vấn có thể thực hiện việc thu phí dựa trên khối lượng tài sản được quản lý (AUM) và điều khiển một số giao dịch nhằm xây dựng và quản lý các sản phẩm đầu tư đa dạng.

Các Quỹ phòng hộ/Quỹ đầu tư thanh khoản, quỹ tương hỗ và quan hệ đối tác đầu tư thực hiện việc đầu tư tiền vào thị trường tài chính và thu phí quản lý trong quá trình này. Các tổ chức này yêu cầu dịch vụ lưu ký để giao dịch và phục vụ danh mục các sản phẩm đầu tư của họ, cũng như việc tư vấn pháp lý và tiếp thị. Ngoài ra, còn có các nhà cung cấp các phần mềm phục vụ cộng đồng quỹ đầu tư bằng cách phát triển các ứng dụng, phần mềm, thuật toán để quản lý danh mục đầu tư, và báo cáo khách hàng cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác.

Các quỹ đầu tư tư nhân, các nhà cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư “thiên thần” góp vốn vào các công ty để đổi lấy cổ phần sở hữu, và thu lợi từ cổ tức của công ty đó.

Dịch vụ bảo hiểm

Bảo hiểm luôn được xem là một ngành quan trọng, một mảnh đất màu mỡ của lĩnh vực dịch vụ tài chính. Các dịch vụ bảo hiểm có mục đích là hướng đến khách hàng có nhu cầu bảo vệ thân thể, sức khỏe và tính mạng khỏi tử vong hoặc các thương tật (có thể kể đến bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe), chống lại các mất mát hoặc sự thiệt hại hao hụt về tài sản (như bảo hiểm xe, bảo hiểm nhà, bảo hiểm phòng chống cháy nổ công ty), hoặc có thể là bảo hiểm trách nhiệm.

Dịch vụ kế toán và thuế

Dịch vụ kế toán và thuế bao gồm kế toán và dịch vụ khai thuế, dịch vụ trao đổi tiền tệ và chuyển khoản ngân hàng cũng như các nhà mạng và dịch vụ máy thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, nó còn bao gồm các dịch vụ giải quyết các khoản nợ, cung cấp dịch vụ thanh toán toàn cầu như thẻ Visa, thẻ Mastercard, cũng như các sàn giao dịch hỗ trợ các giao dịch chứng khoán, phái sinh và hàng hóa.

Dịch vụ kế toán sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ về hồ sơ và báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,... và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật trong từng thời kỳ. Hơn nữa, dịch vụ kế toán cũng sẽ cung cấp các bảng tổng hợp thông tin cần thiết để chuẩn bị các bút toán, chẳng hạn như sổ cái, chứng từ ghi chép lại các giao dịch tài chính đã thực hiện theo thời gian. Các thông tin này sẽ được sử dụng cho mục đích báo cáo của công ty hay của doanh nghiệp cần thực hiện dịch vụ (chẳng hạn như dịch vụ kiểm toán của kỳ kế toán).

Bên cạnh đó, kế toán cũng thường được giao các nhiệm vụ khác có liên quan đến tài chính như: giám sát hiệu quả của các thủ tục kiểm soát kế toán; giám sát chương trình phần mềm để đảm bảo được sự đồng bộ về các quy định hay số liệu; chuẩn bị và xem xét hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng; hỗ trợ việc thanh toán kịp thời chính xác; đối chiếu bảng lương; làm hợp đồng; xây dựng ngân sách công ty,...

Ngoài ra, kế toán cũng cần phải chuẩn bị và thực hiện việc khai báo thuế cho công ty, doanh nghiệp, hoặc cá nhân thực hiện dịch vụ. Kế toán sẽ thực hiện việc phân tích tất cả các hồ sơ liên quan đến tài sản công ty, thu nhập của doanh nghiệp, các khoản chi, khoản thanh toán, hoặc có thể là các khoản chi phí và nợ phải trả của doanh nghiệp để hoàn thành báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế của một kỳ kế toán.

Việc kê khai và nộp thuế cho doanh nghiệp hoặc cho đối tượng là cá nhân, kế toán phải đưa ra những phân tích chi tiết về hiệu quả, hoặc mức độ kém hiệu quả của thuế và đưa ra hướng giải quyết cho khách hàng sử dụng dịch vụ trong tương lai.

 

Xem thêm: Tầm Quan Trọng Của Kế Hoạch Tài Chính Doanh Nghiệp

Lời kết

Nền kinh tế là một mảnh đất màu mỡ cho tất cả các ngành có cơ hội phát triển, trong đó có ngành tài chính, cụ thể ở đây là về các dịch vụ tài chính. Jenfi hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dịch vụ tài chính, cũng như các dịch vụ tài chính mà chúng đã, đang và sẽ sử dụng, để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Chi Phí Ẩn Là Gì? Các Loại Chi Phí Ẩn Doanh Nghiệp Cần Tối Ưu

Open post

Chi Phí Ẩn Là Gì? Các Loại Chi Phí Ẩn Doanh Nghiệp Cần Tối Ưu

chi phí ẩn

Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn tìm cách tối ưu hóa hoạt động nhằm mang lại mức lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục đích này, trước hết, doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí. Ngoài những khoản định phí có thể theo dõi và đong đếm được, nhà quản lý cần quan tâm đến một yếu tố quan trọng, hay bị lãng quên và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, đó là chi phí ẩn.

Chi phí ẩn là gì?

chi phí ẩn

Khác với chi phí dễ dàng định lượng và được báo cáo minh bạch trong bảng cân đối kế toán, chi phí ẩn (Implicit Cost) là những chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động mà chủ doanh nghiệp không nhận thức được. Nói cách khác, đây là loại chi phí cơ hội khi công ty tận dụng nguồn lực nội bộ cho một dự án và không nhằm mục đích sinh ra lợi nhuận trực tiếp. Tất nhiên, những khoản này sẽ không được trình bày trong báo cáo tài chính dưới dạng một chi phí riêng biệt.

 

Ví dụ: một công ty tuyển dụng nhân sự mới cho vị trí Marketing. Họ phải phân bổ nhân viên hiện tại hỗ trợ, hướng dẫn cho người mới quy trình và cách thức làm việc…Khi đó, thời gian, nguồn lực được sử dụng cho việc này sẽ được tính là chi phí ẩn. Bởi lẽ nhân viên chịu trách nhiệm đào tạo sẽ không thể làm những hoạt động khác, đồng nghĩa với việc không thể đóng góp trực tiếp vào quá trình kinh doanh trong khoản thời gian đó. Những hao phí thời gian và công sức không dành cho hoạt động kinh doanh này tương đương với chi phí nhân công nhưng không được báo cáo trong bảng cân đối kế toán.

Cách tính chi phí ẩn

chi phí ẩn

Chi phí ẩn là vô hình và không được báo cáo rõ ràng, thế nên việc hạch toán chúng là một thách thức. Có rất nhiều loại chi phí ẩn, trong đó một vài khoản sẽ dễ dàng xác định. 

Tuy nhiên, một số chi phí khác rất khó để định lượng bằng giá trị tiền tệ. Doanh nghiệp có thể tính toán khi chúng được gắn với một lượng tiền cụ thể. Đó là khi đội ngũ của bạn sử dụng các tài sản thuộc sở hữu của chính công ty, thay vì tìm kiếm lợi nhuận bằng cách bán hoặc cho bên khác thuê. Ở đây, số tiền bạn có thể kiếm được chính là chi phí ẩn.

Ví dụ: Bạn có một nhà kho và định giá cho thuê là 15 triệu đồng/tháng. Thế nhưng công ty bạn quyết định sử dụng nhà kho đó để lưu trữ các vật dụng, thiết bị thay vì cho thuê. Vậy chi phí ẩn khi tận dụng nhà kho cho hoạt động nội bộ là 15 triệu đồng/tháng. Đây cũng chính là số tiền doanh nghiệp sẽ thu được nếu cho thuê.

Quy tắc kiểm soát chi phí ẩn trong kinh doanh

Chi phí ẩn có thể là một quả “bom nổ chậm”” nếu doanh nghiệp không quản lý chặt chẽ. Những khoản phí phát sinh “vô hình” trong quá trình hoạt động sẽ buộc doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm để bù lại. Từ đó giảm năng lực cạnh tranh khi đối mặt với “cuộc đua về giá” trên thị trường. 

Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng, vị thế, uy tín của doanh nghiệp về lâu dài. Vì thế, lên phương án kiểm soát nhằm giảm thiểu tối đa chi phí ẩn sẽ giúp mở đường phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. 

Sau đây là những quy tắc thiết yếu để hạn chế chi phí ẩn:

  • Thứ nhất, các hoạt động sản xuất nên được tinh gọn lại để tối thiểu hóa thời gian chờ đợi và thực thi công việc của nhân công.
  • Thứ hai, liên tục theo dõi và dự báo chính xác nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Từ đó chuẩn bị nguyên vật liệu với số lượng phù hợp để phục vụ cho sản xuất. Điều này hạn chế lượng sản phẩm đầu ra bị dư thừa, gây lãng phí nguyên vật liệu và nhân lực. Hơn hết, tối ưu lượng hàng tồn kho sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán chi phí dành cho việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa.
  • Thứ ba, thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình. Việc này sẽ giảm thiểu các thao tác đòi hỏi nhiều sức người, thời gian, nguyên, nhiên vật liệu. Một lợi thế nữa là doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh được năng suất sản xuất với những máy móc, thiết bị tối tân cùng quy trình tinh gọn.
  • Cuối cùng, một lời khuyên cho doanh nghiệp là sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý chặt chẽ chuỗi cung ứng. Bởi lẽ, doanh nghiệp cần đảm bảo các công đoạn từ khi tiếp nhận đơn đặt hàng - xác định tiêu chuẩn nguyên liệu - lựa chọn nhà cung cấp - tiếp nhận lưu kho - xuất kho nguyên vật liệu được vận hành trôi chảy. Nếu quy trình bị đứt đoạn ở một bước nào đó, doanh nghiệp có thể gánh chịu nhiều khoản hao phí không lường trước.

6 loại chi phí ẩn doanh nghiệp cần chú ý tối ưu

chi phí ẩn

Chi phí cho việc tổ chức họp hành

Tổ chức những buổi họp bàn công việc là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi đó, nhân sự phải tạm gác mọi nhiệm vụ đang làm để tham gia. Đặc biệt là những buổi họp quy mô lớn đòi hỏi hầu hết hoặc toàn bộ đội ngũ phải có mặt. Điều này sẽ có giá trị khi mục đích cuộc họp mang tính chất cấp thiết, trọng yếu, cần phải được đóng góp và quyết định bởi nhiều người. Ngược lại, tổ chức tràn lan những cuộc họp vô nghĩa sẽ chỉ làm lãng phí thời gian, công sức, ảnh hưởng tiêu cực đến cảm hứng và tinh thần làm việc của nhân viên.

 

Một nghiên cứu của Doodle năm 2019 cho thấy các doanh nghiệp Anh tiêu tốn đến 58 tỷ đô cho các cuộc họp vô nghĩa. Số liệu ở Mỹ thậm chí còn cao hơn 7 lần - với số tiền 399 tỷ đô phung phí cho các cuộc họp kém hiệu quả. Có thể thấy, đây là hệ quả của việc doanh nghiệp không đủ khả năng cũng như sự chuẩn bị kỹ càng khi quy trình hoạt động có vấn đề. Và việc phát sinh những cuộc họp vô nghĩa chứng tỏ doanh nghiệp còn tồn tại nhiều vướng mắc trong việc kinh doanh.

Chi phí phải trả cho hoạt động làm thêm giờ

Thông thường, việc nhân viên chủ động dành thời gian ngoài giờ để hoàn thành công việc là một dấu hiệu đáng mừng. Điều này thể hiện sự tâm huyết, chăm chỉ và trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần đặt nghi vấn nếu nhân viên thường xuyên đăng ký làm thêm giờ. 

Ngoài khối lượng công việc nặng, năng suất thấp và quy trình làm việc kém hiệu quả cũng có thể dẫn đến tăng ca. Bên cạnh đó, thời gian làm việc kéo dài có thể ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của nhân viên. Từ đó giảm hiệu quả công việc, trì trệ năng suất lao động những ngày tiếp theo.

Không những thế, một vài thành phần có thể lợi dụng thời gian tăng ca để trục lợi bản thân, dù thực tế họ chỉ giải quyết những việc cá nhân. Vì vậy, những chi phí cho việc làm thêm giờ một cách vô ích cần phải được cắt bỏ để tránh lãng phí tài nguyên công ty. Để làm được điều đó, nhà quản lý cần phải nắm chắc quy trình và các đầu việc của nhân viên, cũng như đo lường được hiệu suất làm việc hiện tại.

Chi phí phát sinh từ các “tài nguyên nhàn rỗi”

Một loại chi phí ẩn phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay là “tài nguyên nhàn rỗi”. Nghĩa là thiết bị và nguồn nhân lực. Cụ thể hơn, đây là chi phí vô hình khi doanh nghiệp chưa tối ưu được hiệu suất làm việc của nhân viên. Nghiên cứu cho thấy các quy trình tự động hóa chỉ phục vụ được khoảng 25-40% khối lượng công việc. 

Trong khi đó, nhân viên phải dành đến 22% thời gian cho các thao tác lặp đi lặp lại nhàm chán, đòi hỏi sức lao động tay chân. Ngoài ra, các thiết bị “nhàn rỗi” không được sử dụng đúng công suất sẽ tiêu tốn các chi phí khấu hao và bảo trì. Mặc dù không tiêu thụ tài nguyên của doanh nghiệp, đây vẫn là những tài sản cần lưu ý. Nhà quản lý có thể khắc phục bằng cách đo lường và phân bổ các đầu mục công việc hợp lý cho nhân sự.

Chi phí ẩn do phân công vị trí công việc không phù hợp

Thắt chặt trong khâu tuyển dụng và sắp xếp đúng nhân sự cho các vị trí công việc sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những chi phí ẩn không mong muốn. Nhân viên không phát huy được đúng vai trò, thế mạnh của mình sẽ khiến hiệu suất làm việc không hiệu quả, ảnh hưởng chất lượng công việc. Lâu dài có thể dẫn đến quyết định nghỉ việc. Hệ quả là doanh nghiệp sẽ đối mặt với những chi phí phát sinh từ việc tuyển dụng, đào tạo, thay thế nhân viên mới,...

Khoản phí này có thể ngốn từ 6-9 tháng tiền lương theo nghiên cứu của Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực. Vì thế, nhà quản lý cần phải xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ nhân viên và phân bổ họ đúng vai trò phù hợp.

 

Chi phí phát sinh từ quy trình kém hiệu quả

Để vận hành hiệu quả, mỗi doanh nghiệp sẽ luôn có một quy trình xử lý công việc riêng. Bao gồm các hướng dẫn, thứ tự để hoàn thành nhiệm vụ, phân công phối hợp giữa các bộ phận,...với mục tiêu tinh gọn đầu vào và tối ưu hóa kết quả đầu ra. 

Tất nhiên, thời điểm doanh nghiệp mở rộng quy mô sẽ kéo theo sự tăng lên của đội ngũ nhân sự và khối lượng việc làm. Nếu quy trình không được vận hành một cách hợp lý sẽ dễ dẫn đến lãng phí nhân sự, dư thừa các thao tác thực thi, xung đột trong các công đoạn,...Đây chính là nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí ẩn.

Chi phí từ những bộ phận khó kiểm soát

Trong công ty sẽ luôn có một vài bộ phận đóng vai trò quan trọng nhưng lại khó kiểm soát như admin hay back office. Lý do là vì những bộ phận này không bị áp những chỉ số đo lường cụ thể như KPI hay OKR. Điều này dễ dẫn đến nhiều tình huống không mong đợi như làm việc chậm trễ gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác.

Kéo theo đó là hiệu suất hoạt động bị trì trệ, phát sinh một lượng chi phí đáng kể mà doanh nghiệp khó nhận ra để tối ưu. Nguyên nhân của việc này là do hầu hết bộ phận “khó kiểm soát” chỉ được phân bổ đầu việc chứ không áp dụng quy trình làm việc cụ thể cho từng nhiệm vụ.

Xem thêm: Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Kinh Doanh Là Gì?

Lời kết

Tối ưu chi phí luôn là bài toán khó đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt là với nhóm chi phí ẩn khó định lượng và nắm bắt. Trang bị một “bức tranh” toàn diện về những loại chi phí ẩn, doanh nghiệp sẽ có cơ sở tái thiết lập lại những lỗ hổng trong quá trình kinh doanh. Từ đó giảm thiểu các khoản phí ngoài dự kiến, góp phần tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Jenfi hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Bùng Nổ Doanh Số Bán Hàng Với 10 Chiến Lược Hàng Đầu

Open post

Chiến lược bán hàng: Bùng Nổ Doanh Số Bán Hàng Với 10 Chiến Lược Hàng Đầu

chiến lược bán hàng

Thúc đẩy doanh số bán hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tất nhiên, điều này không đơn giản là những hoạt động cung, cầu nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp với kết quả kinh doanh vượt trội cần phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó đóng vai trò chủ chốt là khách hàng. Vì thế, để xây dựng “bệ phóng vững chắc” cho sự phát triển doanh thu, nhà kinh doanh không thể bỏ qua 10 chiến lược sau đây.

Chiến lược bán hàng: Tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng

Khách hàng sẽ đánh giá cao khi doanh nghiệp sẵn sàng lắng nghe và tạo cơ hội để họ cất lên tiếng nói của mình. Bất kể là thông qua khảo sát, giao tiếp hoặc ghi nhận đánh giá sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 

Từ đó, doanh nghiệp của bạn có thể tăng độ uy tín với khách hàng vì cho thấy được sự trân trọng, tinh thần tiếp thu và sửa đổi. Hơn hết, những đóng góp quý báu từ phía người dùng có thể giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm hoặc phát hiện những lỗ hổng trong quy trình kinh doanh.

Chiến lược bán hàng: Khai thác thêm nguồn khách hàng mới

Phụ thuộc vào một hoặc vài kênh phân phối nhất định không phải là ý tưởng khôn ngoan, cho dù hiện tại bạn vẫn đang ứng dụng thành công. Thực tế, bạn sẽ không bao giờ biết được liệu chúng có gặp trở ngại gì trong tương lai hay không. 

Vì thế, bên cạnh việc duy trì các kênh sẵn có, doanh nghiệp nên tìm kiếm và mở rộng các nền tảng tiếp thị triển vọng khác để khai thác nguồn khách hàng mới. Hoạt động này vừa đóng vai trò “cứu cánh” cho doanh nghiệp trước tình huống không mong muốn, vừa giúp doanh nghiệp khai phá thêm những kênh tiềm năng để góp phần tăng tốc doanh thu.

Luôn “thắp lửa” tinh thần cho đội ngũ bán hàng

chiến lược bán hàng

Các nghiên cứu cho thấy nhân viên có tầm ảnh hưởng quan trọng đến quyết định mua hàng. Những công ty với môi trường làm việc kém hiệu quả dễ có khả năng tác động tiêu cực đến trải nghiệm khách hàng. Bởi lẽ, những nhân viên cảm thấy mình không được đánh giá cao hoặc không được khen thưởng xứng đáng với nỗ lực của mình sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. 

Vì thế, giải pháp lý tưởng để phát huy hết khả năng của đội ngũ bán hàng là thiết lập những chính sách phụ cấp, khen thưởng thích hợp cho những nhân viên đạt chỉ tiêu. Bên cạnh đó, đảm bảo quyền lợi của nhân viên như thời hạn nghỉ phép, thưởng dịp đặc biệt, tổ chức các hoạt động gắn kết... cũng là một cách tạo động lực.

Chiến lược bán hàng: Chăm sóc tốt các khách hàng cũ

Bên cạnh việc tìm kiếm các khách hàng mới, danh sách khách hàng cũ là nguồn tài nguyên sẵn có mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Điều này càng có lợi hơn khi chi phí và thời gian để tái tục với một khách hàng cũ tiết kiệm đáng kể so với tập trung nguồn lực cho các đơn hàng mới. Bởi lẽ, khách hàng đã có trải nghiệm thực tế với sản phẩm, dịch vụ của bạn và hình thành niềm tin để không cần phải tiếp thị lại từ đầu. 

Cách tri ân khách hàng hữu hiệu là các chương trình giảm giá đặc biệt hoặc quà tặng miễn phí dành riêng. Điều này sẽ tăng thiện cảm và dẫn dắt họ đến những lần mua hàng tiếp theo. Thậm chí, nếu dịch vụ của bạn tốt, họ sẽ sẵn sàng giới thiệu những nguồn khách hàng mới cho doanh nghiệp.

Áp dụng các chính sách vận chuyển tốt

Một nghịch lý thú vị là không ít người tiêu dùng sẵn sàng “rút hầu bao” nhiều hơn nếu nhận được các quyền lợi hỗ trợ vận chuyển. Vì thế, doanh nghiệp có thể xem xét để khéo léo tích hợp phí vận chuyển vào tổng chi phí của sản phẩm thay vì tách thành 2 hạng mục riêng biệt. 

Ngoài ra, cung cấp các voucher giảm giá phí vận chuyển cũng là 1 phương án lý tưởng. Cách làm này được áp dụng rất hiệu quả trong các sàn thương mại điện tử và mô hình đặt đồ ăn trực tuyến hiện nay.

Cung cấp đa dạng cách thức thanh toán

chiến lược bán hàng

Bạn sẽ không muốn “vuột mất” các khách hàng tiềm năng chỉ vì phương thức thanh toán của doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện của họ. Nghiên cứu những cách thanh toán thông dụng trong lĩnh vực của bạn, từ đó thiết lập những công cụ thiết yếu mà bạn nghĩ sẽ dễ dàng và thuận tiện cho khách hàng “chốt đơn”. 

Những hình thức thanh toán phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm: Tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử và các tùy chọn thanh toán nhanh khác...

Bán giải pháp thay vì bán dịch vụ/sản phẩm

Trong thời đại thị trường kinh doanh ngày càng tiến hóa, nhu cầu của người tiêu dùng trở nên đa dạng và đòi hỏi nhiều hơn. Từ đó, các doanh nghiệp có xu hướng “ghi điểm” với khách hàng bằng cách cung cấp “giải pháp” họ cần chứ không đơn thuần là thể hiện những tính năng xuất sắc của sản phẩm. Bởi lẽ, yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất là hiệu quả và lợi ích mà sản phẩm có thể mang lại cho mình.

 Ví dụ như chiếc máy tính “All in one” - “tất cả trong một” sử dụng công nghệ chip hiện đại của Intel.

Nó không chỉ là máy tính mà còn được sử dụng như một chiếc tivi, điện thoại, máy fax...giúp tiết kiệm điện năng và diện tích sử dụng. Đó chính là “giải pháp” giúp người dùng tiết kiệm không gian và tiền bạc. Một ví dụ nữa là công cụ tính tiền (POS) được sử dụng trong các cửa hàng, việc tích hợp công nghệ xử lý thông tin tốc độ cao mang lại “giải pháp” thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người dùng.

Để có thể nắm bắt cũng như khơi gợi được nhu cầu của khách hàng, đội ngũ bán hàng cần đầu tư nghiên cứu thị trường và tìm hiểu xem ‘điểm đau” của nhóm đối tượng phân khúc đó là gì. Nhờ thế, doanh nghiệp có thể cung cấp các “giải pháp” thiết thực, hữu ích, thậm chí vượt qua cả mong đợi của người dùng.

Thúc đẩy doanh số bằng các chương trình khuyến mãi

Một trong những “cần câu” khách hàng hiệu quả và phổ biến nhất là các chương trình khuyến mãi mua hàng hấp dẫn. Tất nhiên, ưu đãi chỉ nên triển khai trong một dịp đặc biệt hoặc một thời gian nhất định để đề cao sự khan hiếm, tạo động lực thôi thúc khách “xuống tiền”. 

Tốt hơn hết là giá trị của khuyến mãi được tính toán dựa trên cơ sở có lợi cho doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ như bạn có thể cung cấp các tài sản “của nhà trồng được” thông qua hình thức mua 1 tặng 1 thay vì giảm giá sản phẩm. Phương pháp này không ảnh hưởng quá nhiều đến doanh thu, bên cạnh đó còn giải quyết được lượng hàng tồn kho của công ty.

Chiến lược bán hàng: Cung cấp các gói sản phẩm

chiến lược bán hàng

Không ít các doanh nghiệp hiện nay thiết lập sản phẩm, dịch vụ theo gói số lượng nhiều hoặc thời hạn sử dụng lâu dài để tăng trải nghiệm khách hàng. Thay vì mua từng sản phẩm riêng lẻ, họ có thể chọn mua gói để được hưởng mức giá tiết kiệm và nhiều đặc quyền hơn. 

Doanh nghiệp có thể phân bổ các sản phẩm thành những combo chuyên biệt cho từng đối tượng. Hoặc áp dụng chính sách giá tốt nếu khách hàng mua nhiều mặt hàng cùng một lúc. Nếu biết cách khai phá, đây có thể là “vũ khí chiến lược” mang lại nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp.

Định giá tăng tỷ suất lợi nhuận

Thị trường có xu hướng thay đổi liên tục, kéo theo đó giá thành sản phẩm cũng nên điều chỉnh một cách linh hoạt và phù hợp nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và các đối thủ cùng ngành, biết được những lợi thế và hạn chế của mình so với những chỗ khác để tăng hoặc giảm giá. 

Ngoài ra, các yếu tố về kinh tế, lãi suất tiền gửi, lạm phát, thất nghiệp...cũng sẽ ảnh hưởng đến công thức định giá của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có những yếu tố nội bộ như kế hoạch marketing, chi phí sản xuất và chiến lược bán hàng...

 

Xem thêm: Cách Kinh Doanh Hiệu Quả: 6 Bí Quyết Giúp Bạn Kiếm Thêm Nhiều Tiền Trong 2022

Lời kết  

Không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng hết 10 chiến lược trên. Dựa vào lĩnh vực, bản chất kinh doanh cũng như định hướng của mỗi doanh nghiệp, bạn có thể phân tích, lựa chọn và áp dụng những chiến lược phù hợp nhất. Từ đó góp phần bùng nổ doanh số bán hàng và khẳng định được vị thế trên thị trường tiêu dùng. Jenfi hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

 

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Blog Doanh Nghiệp Là Gì? Những Yếu Tố Không Thể Bỏ Qua

Open post

Blog Doanh Nghiệp Là Gì? Những Yếu Tố Không Thể Bỏ Qua

blog doanh nghiệp là gì - jenfi.vn

Ngày nay, hầu hết mọi doanh nghiệp đều sở hữu một trang blog riêng nhằm tương tác, truyền thông, cung cấp giá trị đến khách hàng. Cộng đồng khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sử dụng blog như một trong những cách thu hút khách truy cập hiệu quả. 

Có thể nói, đây chính là “cầu nối” dẫn dắt khách hàng đến gần hơn với thương hiệu. Và từ đó gia tăng niềm tin, biến doanh nghiệp trở thành lựa chọn hàng đầu khi đối tượng mục tiêu có nhu cầu mua hàng. Vậy blog doanh nghiệp là gì?

 

Blog doanh nghiệp là gì?

Thuật ngữ này hình thành từ sự kết hợp giữa “web” và “blog”, đây là một nền tảng cung cấp thông tin tương tự với website nhưng giao diện có thể trực quan và tinh gọn hơn. Website được xem như nơi lưu trữ toàn bộ hồ sơ năng lực của doanh nghiệp. Bao gồm quá trình hoạt động, thông điệp, dịch vụ, sản phẩm doanh nghiệp cung cấp cũng như các tài liệu liên quan đến việc kinh doanh. 

Trong khi đó, blog là một “ngách nhỏ” thuộc website giúp doanh nghiệp cung cấp tin tức, thông tin bổ ích, xây dựng cộng đồng người đọc trung thành,... Đồng thời, việc chia sẻ kiến thức có sự liên quan mật thiết đến lĩnh vực kinh doanh của họ tại blog là một phương án tạo phễu nhu cầu rất hữu dụng.

Trước đây, blog và website là hai nền tảng riêng biệt. Nhưng ngày nay, doanh nghiệp có xu hướng tích hợp cả hai để dễ dàng quản lý, cũng như thuận tiện hơn cho khách hàng truy cập. Các nội dung trong blog được cập nhật thường xuyên để mang đến thông tin hữu ích, kịp thời cho khách hàng.

Tại sao cần sở hữu 1 trang blog doanh nghiệp?

blog doanh nghiệp

Mục tiêu cốt lõi của một trang blog là mang đến những thông tin giá trị cho khách truy cập. Từ đó từng bước chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng và tiến tới hành động mua hàng. Vì thế, những nhà quản lý có tầm nhìn đã định vị blog là một công cụ Marketing có thể mang lại hiệu quả vượt trội. Vậy một trang blog chuyên nghiệp có thể giúp doanh nghiệp đột phá như thế nào?

Tăng lưu lượng truy cập vào trang web

Một trang blog doanh nghiệp được đầu tư bài bản sẽ thu hút khách truy cập nhiều hơn và ở lại lâu hơn. Tất nhiên, các nội dung được chia sẻ phải hữu ích, thú vị và mang lại giá trị thì bạn mới “ghi điểm” với người đọc. Đặc biệt là với sự giúp sức từ các công cụ tìm kiếm như Google, bài viết của bạn có cơ hội xuất hiện ngay trước mắt họ. Từ đó lượng truy cập vô website sẽ tăng lên đáng kể. Không chỉ thu hút khách hàng mới, blog liên tục cập nhật những nội dung mới sẽ tăng tần suất quay lại của những độc giả cũ.

Viết blog cũng là một cách tối ưu giúp doanh nghiệp phủ sóng các trang mạng xã hội. Bởi lẽ, các nội dung được chia sẻ trên blog đều có thể được lan truyền trên các nền tảng Facebook, Instagram, Twitter...với những cách thể hiện phù hợp. Từ đó dẫn nguồn về website của bạn để thôi thúc khách tìm hiểu kỹ hơn.

Xem thêm: 3 Cách Dùng Google Trends Để Tiếp Thị Doanh Nghiệp Hiệu Quả trong 2022

Blog doanh nghiệp giúp chuyển đổi từ lượt truy cập đến khách hàng tiềm năng

Thu hút càng nhiều khách truy cập, cơ hội để chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng càng cao. Với mỗi bài đăng trên blog, bạn có thể giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm, dịch vụ của mình, kèm một câu kêu gọi hành động (CTA). Cách làm này sẽ càng hiệu quả hơn nếu dịch vụ, sản phẩm bạn cung cấp có thể là giải pháp cho vấn đề khách đang tìm kiếm. Bên cạnh đó, lời kêu gọi hành động có thể là bất kỳ nội dung nào thôi thúc khách để lại thông tin. Chẳng hạn như đăng ký nhận tư vấn, tham gia hội thảo miễn phí, đăng ký nhận ebook, nhận sản phẩm mẫu… Hoặc bất kỳ chương trình ưu đãi nào có liên quan.

 Mặc dù đây không phải là kênh có tỷ lệ chuyển đổi vượt trội, nhưng nội dung của blog sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cải thiện tỷ lệ này và góp phần tăng doanh số bán hàng. Quan trọng hơn hết, bạn không phải tiêu tốn nhiều ngân sách để tìm kiếm khách hàng.

 Thứ hạng SEO của bạn sẽ được cải thiện đáng kể

Lý do lớn nhất doanh nghiệp cần sở hữu một trang blog là website của bạn sẽ được đề xuất trên các công cụ tìm kiếm. Với nội dung đủ hấp dẫn, hữu ích, hướng đến nhóm khách hàng mục tiêu và đáp ứng các tiêu chí của SEO, bạn hoàn toàn có thể đánh bật các đối thủ khác. Đồng nghĩa, website của bạn sẽ được tăng thứ hạng trên Google.

 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một chiến dịch tiếp thị then chốt mà doanh nghiệp không thể bỏ qua. Với mỗi bài viết trên blog, bạn hãy sử dụng các từ khóa cụ thể, rõ ràng. Bước đầu tiên để xác định những chủ đề phù hợp là bạn hãy lên danh mục các từ khóa liên quan đến doanh nghiệp. Sau đó, dựa theo các từ khóa này để triển khai bài viết. Điều quan trọng là bạn phải phân bố từ khóa chính trong bài với vị trí và tần suất thích hợp. Có một số công cụ phân tích từ khóa phổ biến bạn có thể tìm hiểu như: Keyword Planner, Keywordtool.io hay Ahref…

 Nội dung phù hợp giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu

Một trang blog chuyên nghiệp với danh sách các bài viết hấp dẫn sẽ lan tỏa thương hiệu của bạn đến khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng dễ có cơ hội được chú ý bởi các đối tác ưu tú. Các nội dung của bạn nên cập nhật liên tục hành trình phát triển của công ty. Các câu chuyện về văn hóa làm việc nội bộ, giá trị thật sự bạn mang lại, ý nghĩa, thông điệp bạn muốn truyền tải.... Đây đều là những yếu tố cốt lõi để bạn đánh bóng hình ảnh của thương hiệu.

Tạo nút thắt bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng

Blog doanh nghiệp chính là ngôi nhà bạn tự tay xây dựng. Vì thế, ngoài việc cung cấp thông tin chính xác, bạn có thể ‘làm sống động” bài viết bằng những góc nhìn riêng và quan điểm cá nhân. Điều đó sẽ thật tuyệt vời khi chia sẻ của bạn mang lại giá trị cho khách hàng. Từ đó, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ càng được bồi đắp.

 Đối với những nội dung mang tính chuyên môn, bạn càng chứng tỏ mình là chuyên gia trong ngành, khách hàng sẽ càng dễ dàng đặt niềm tin cho doanh nghiệp hơn. Lâu dần, cái tên của bạn sẽ “bật ra” đầu tiên khi khách có nhu cầu mua hàng. Điều này sẽ giúp đội ngũ bán hàng có thêm doanh số.

 Những hình thức quảng cáo khác như quảng cáo hiển thị hình ảnh, cập nhật trên mạng xã hội...có thể là “bệ phóng vững mạnh” đưa tên tuổi của thương hiệu đi xa. Nhưng cung cấp nội dung hữu ích trên blog sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin nơi khách hàng một cách lâu dài.

Xây dựng cơ sở dữ liệu email bằng cổng thông tin của blog doanh nghiệp

Tiếp thị bằng email marketing vẫn luôn là chiến lược tiếp thị mạnh mẽ và vững chắc. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có sẵn một nguồn tài nguyên email dồi dào. Khi đó, blog sẽ là “thỏi nam châm” thu hút lượt đăng ký từ các khách hàng tiềm năng. Nếu những kiến thức, nội dung bạn chia sẻ đem lại lợi ích cho họ, nhận được sự hài lòng, khả năng cao họ sẽ tin tưởng vào những bản tin email của bạn.

 Vì thế, để thúc đẩy khách đăng ký email, bạn hãy đặt thêm một đường liên kết để lại thông tin. Nội dung này có thể hiện ra khi khách đang đọc bài, nằm ở cuối trang hoặc bất cứ vị trí nào trong bài mà bạn thấy phù hợp. Hãy nhớ, đảm bảo bạn sẽ đáp ứng được những nhu cầu khiến khách đăng ký. Và thiết lập chiến lược để tận dụng nguồn tài nguyên này một cách trọn vẹn.

Xem thêm: Cách Để Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hiệu Quả Hơn Cùng Jenfi

Lời kết

Trong bối cảnh các doanh nghiệp ra sức đón đầu các xu hướng tiếp thị mới, blog sẽ là một loại “vũ khí” giúp bạn nổi bật so với đối thủ. Sở hữu một trang blog doanh nghiệp không chỉ xây dựng nền tảng vững chắc cho hoạt động tiếp thị. Đây còn là một cách tuyệt vời để chia sẻ kiến thức, tạo ra những ý tưởng mới và tiếp cận với cộng đồng những người cùng chí hướng. Jenfi hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 34 35 36 37 38 39 40 55 56 57
Scroll to top