Open post

Quỹ đầu tư là gì? Có nên làm việc với quỹ đầu tư?

Quỹ đầu tư là gì? Có nên làm việc với quỹ đầu tư?

Trên thị trường tài chính quốc tế, quỹ đầu tư là một trong những hình thức đầu tư phố biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, quỹ đầu tư vẫn còn khá mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Nếu nhà đầu tư còn thiếu nhiều yếu tố (nguồn lực, kiến thức tài chính, thời gian, kinh nghiệm,...) thì việc tham gia vào các quỹ này là phương pháp hỗ trợ tăng trưởng nguồn thu tốt và an toàn nhất. Vậy quỹ đầu tư là gì? Có nên làm việc với quỹ đầu tư để mở rộng kinh doanh không? Mời bạn tìm hiểu thêm thông tin với bài viết sau đây từ Jenfi.

1. Quỹ đầu tư là gì? 

1.1 Quỹ đầu tư là gì?

Quỹ đầu tư hay còn được biết đến với tên gọi là Quỹ đại chúng hay Quỹ tương hỗ. Đây là một hình thức kêu gọi, huy động vốn từ các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cùng góp vốn chung để đầu tư sau đó hưởng lợi từ nguồn vốn đó, tương ứng với số vốn góp của mình. Quỹ đầu tư được điều hành thông qua công ty quản lý quỹ. Một công ty có thể quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư khác nhau.

Quỹ đầu tư là gì? Có nên làm việc với quỹ đầu tư?

Công ty có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Họ sẽ chịu trách nhiệm đầu tư để mang về lợi nhuận cho quỹ. Quỹ đầu tư được cơ quan chức năng có thẩm quyền ( Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và ngân hàng giám sát độc lập) giám sát chặt chẽ.

Quỹ đầu tư có danh mục rất đối đa dạng như: Cổ phiếu, chứng khoán, trái phiếu, tiền tệ, bất động sản,...

Hiểu một cách đơn giản hơn, với quỹ đầu tư, nhà đầu tư sẽ không phải tự mình đầu tư. Thay vào đó, bạn cấp vốn của mình cho một nhóm chuyên gia và trả chi phí cho họ. Họ sẽ giúp bạn phân bổ nguồn tiền và ra các quyết định đầu tư để thu về lợi nhuận. 

1.2 Cách thức hoạt động của quỹ đầu tư 

Thông thường, các Quỹ đầu tư hoạt động chủ yếu theo 3 bước chính như sau đây:

Quỹ đầu tư là gì? Có nên làm việc với quỹ đầu tư?

  • Bước 1: Huy động vốn: Công ty phát hành chứng chỉ quỹ ra ngoài thị trường. Nhà đầu tư xác nhận tham gia bằng cách mua chứng chỉ quỹ. 
  • Bước 2: Đầu tư: Công ty quản lý quỹ hoạt động đầu tư từ nguồn vốn quỹ huy động được
  • Bước 3: Công ty định giá, công bố thông tin phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ

2. Tiêu chí để lựa chọn được quỹ đầu tư tốt

Để có thể đầu tư vào Quỹ đầu tư một cách an toàn, mang lại hiệu quả như kỳ vọng thì nhà đầu tư cần nắm được một số tiêu chí sau đây:

  • Lựa chọn công ty quản lý Quỹ uy tín: Mức độ rủi ro của đầu tư Quỹ phụ thuộc phần lớn vào công ty quản lý. Công ty quản lý Quỹ có năng lực tốt sẽ mang lại cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả. Xem xét các yếu tố trước khi lựa chọn công ty quản lý quỹ như: Vốn đầu tư, báo cáo tài chính,...
  • Lựa chọn những quỹ uy tín, có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Quỹ đang hoạt động tốt và có lợi nhuận ổn định.
  • Quỹ đầu tư có thông tin rõ ràng. Các thông tin liên quan đến quỹ được công khai đầy đủ
  • Quỹ đầu tư nhận có được sự tin tưởng của những nhà đầu tư chuyên nghiệp và nổi tiếng trong ngành.

 3. Các loại quỹ đầu tư phổ biến nhất hiện nay

Các quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay được chia thành 6 loại phổ biến như sau đây:

3.1 Phân loại dựa vào phương thức huy động vốn

Quỹ đóng: Chỉ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn và quỹ sẽ không mua lại cổ phiếu hay chứng chỉ khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Do chỉ được phát hành một lần duy nhất nên loại quỹ này được đánh giá có tính ổn định và thanh khoản cao. Số lượng chứng chỉ quỹ đa phần sẽ cố định và không phát sinh giao dịch mua bán.

Quỹ mở: Quỹ có thời gian hoạt động vô thời hạn. Không có giới hạn về thời gian hay thành phần cho người tham gia. Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ nếu cần. Quỹ mở có tính linh hoạt và thanh khoản cao hơn quỹ đóng 

3.2 Phân loại theo loại hình nguồn vốn huy động

Quỹ công chúng (hay còn gọi là Quỹ đầu tư tập thể): Quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. 

Quỹ thành viên (Quỹ đầu tư cá nhân): Quỹ chỉ phát hành dành cho các thành viên riêng lẻ của một nhóm hoặc các tổ chức nhất định. 

  • Phân loại dựa vào hoạt động và cơ cấu của quỹ

Quỹ dạng công ty: Quỹ có pháp nhân là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật.

Quỹ dạng hợp đồng: Một công ty sẽ đứng ra mở quỹ và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư khác. Hình thức này có thể xem là một dạng quỹ tín thác đầu tư.

4. Những ưu nhược điểm của Quỹ đầu tư

4.1 Quỹ đầu tư có ưu điểm gì?

Quỹ đầu tư là gì? Có nên làm việc với quỹ đầu tư?

  • Mang lại nguồn thu nhập thụ động cho nhà đầu tư: Khi có nguồn tiền nhàn rỗi, tham gia vào các quỹ đầu tư sẽ giúp bạn tối ưu lợi nhuận với tỷ lệ tương đối tốt. Theo công bố của quỹ VESAF vào tháng 12 năm 2021, tỷ lệ lợi nhuận cao nhất mà quỹ đầu tư mang lại có thể lên tới 70%/năm
  • Mức rủi ro thấp: Lựa chọn quỹ đầu tư, nhà đầu tư sẽ có cả một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sử dụng nguồn vốn của mình. Trong trường hợp xấu nhất về biến động thị trường, các chuyên gia sẽ có cách đánh giá và có những lựa chọn giao dịch phù hợp. Hạn chế tối đa những rủi ro. Điều mà nếu tự đầu tư mà không có kiến thức, hầu hết các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt.
  • Tạo cơ hội cho những nhà đầu tư ít vốn và không có kinh nghiệm: Quỹ đầu tư quy tụ được cả nguồn nhân lực vững vàng và nguồn vốn lớn. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những nhà đầu tư cá nhân có ít vốn và đang thiếu kinh nghiệm.
  • Tạo cơ hội tham gia vào nhiều loại hình sản phẩm đầu tư đa dạng như trái phiếu, cổ phiếu và quỹ hoán đổi danh mục
  • Tính thanh khoản cao: Nếu như đầu tư bất động, vàng, nhà đất phải đòi hỏi vốn lớn và thời gian thu hồi lâu. Thì việc đầu tư vào các quỹ có tính thanh khoản cao hơn rất nhiều. Nhà đầu tư được nhận số tiền trong thời gian ngắn, thậm chí ngay lập tức tuỳ vào quy định của từng công ty quản lý

4.2 Nhược điểm của quỹ đầu tư là gì?

  • Không được quyền quyết định danh mục đầu tư: Khi đầu tư vào quỹ, quyền quyết định này sẽ thuộc về các chuyên gia và công ty quản lý quỹ. Nếu nhà đầu tư cảm thấy không hài lòng với những quyết định đầu tư của công ty quản lý cũng không thể tác động vào.
  • Các chi phí liên quan: Loại hình đầu tư này có thể sẽ khiến bạn tốn nhiều tiền hơn cho các loại thuế, phí so với tự đầu tư. Những khoản chi phí phát sinh như: Phí cho công ty quản lý quỹ, phí mua bán chứng chỉ quỹ, phí quản lý quỹ, phí giám sát,...

5. Quỹ đầu tư có vai trò gì trên thị trường kinh tế tài chính

Quỹ đầu tư ra đời là giải pháp không chỉ cho nhà đầu tư kiếm lời mà còn là chiếm vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường kinh tế.

5.1 Vai trò với nhà đầu tư

  • Quỹ đầu tư tài chính là giải pháp cho các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm có cơ hội đầu tư để kiếm tiền thụ động từ cổ phiếu, trái phiếu,...
  • Tạo ra một kênh đầu tư an toàn, đáng tin cậy bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và được giám sát bởi những cơ quan chức năng có thẩm quyền.
  • Quỹ đầu tư tập hợp nguồn vốn, đưa dòng tiền vào những sàn đầu tư cao cấp mà nếu đầu tư cá nhân sẽ khó thực hiện được. Đầu tư trên các sàn đầu tư cao cấp sẽ được đảm bảo các tiêu chuẩn về lợi nhuận, tính an toàn.

5.2 Vai trò đối với tổng thể thị trường chứng khoán:

  • Thu hút nhà đầu tư. Từ đó sẽ huy động được nguồn vốn đầu tư lớn và ổn định vào thị trường chứng khoán, vàng, bất động sản… Thúc đẩy thị trường phát triển và tăng tính thanh khoản.
  • Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài lớn vào các quỹ tại Việt Nam với những quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Tăng nguồn vốn đầu tư ngoại hối lớn và tập trung thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

6. Có nên làm việc với quỹ đầu tư để mở rộng công việc kinh doanh? 

Nếu bạn muốn kiếm thêm thu nhập từ khoản tiền nhàn rỗi thì việc đầu tư là hành động đúng đắn. Đầu tư vào những Quỹ đầu tư hiện nay vẫn được các chuyên gia tài chính đánh giá cao về những lợi ích mang lại. Đây chắc chắn sẽ là sự lựa chọn sáng giá nếu bạn đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập mở rộng công việc kinh doanh. 

Tuy nhiên để đầu tư hiệu quả với Quỹ đầu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trước khi quyết định, cần cân nhắc kỹ các yếu tố dưới đây.

6.1 Xác định tài chính cá nhân

Xác định được tài cá nhân là bước đầu tiên để đầu tư hiệu quả. Không nên tham gia quỹ đầu tư nếu đang phải thanh toán những khoản nợ. Bởi nếu có rủi ro xảy ra, bạn sẽ không đủ kinh phí để trang trải nợ nần. 

6.2 Thời gian cần xoay vòng vốn

Thông thường, đầu tư trong khoảng thời gian dài mới có thể mang lại lợi nhuận cao. Nếu đang có ý định đầu tư, bạn nên có sẵn một khoản tiền dự phòng để tránh việc dở dang trong đầu tư. Đảm bảo khả năng xoay vòng vốn linh hoạt.

6.3 Xác định rủi ro

Mặc dù mức độ rủi ro của Quỹ đầu tư hạn chế do được quản lý bởi các chuyên gia. Tuy nhiên, vẫn cần xác định những rủi ro bất lợi. Nhà đầu tư cần phải xác định thật kỹ về công ty quản lý và loại Quỹ đầu tư trước khi quyết định đầu tư.

Những nội dung trên đã chứng minh được vai trò tích cực của quỹ đầu tư. Là kênh đầu tư mang đến rất nhiều lợi ích tích cực. Giúp bạn hạn chế tối đã được những rủi ro thị trường và mang lại lợi nhuận một cách tối ưu nhất. 

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Đầu tư tiền ảo là gì? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư tiền ảo

Đầu tư tiền ảo là gì? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư tiền ảo

Khác với những loại tiền tệ truyền thống, tiền ảo không được phát hành bởi chính phủ và không hiện hữu như tiền mặt. Chúng tồn tại bởi những người chạy máy tính trên khắp thế giới và hỗ trợ hệ thống bằng cách xác thực các giao dịch blockchain. Đơn vị phát hành tiền ảo thường là các tổ chức tư nhân. Sau đó chúng được sử dụng giao dịch tại các cộng đồng ảo cụ thể. Vậy đầu tư tiền ảo là gì? Cơ hội và rủi ro nào cho những nhà đầu tư tiền ảo? Cùng Jenfi tìm hiểu nhé.

1. Tiền ảo là gì?

1.1. Khái niệm tiền ảo là gì?

Đầu tư tiền ảo là gì? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư tiền ảo

Tiền ảo (Cryptocurrency) là một dạng tiền kỹ thuật số được giao dịch trên nền tảng online. Tiền ảo không được phát hành bởi chính phủ và không được kiểm soát mà được tạo ra bởi các nhà phát triển. Chúng chỉ tồn tại dưới dạng điện tử, giao dịch thông qua phần mềm và và chỉ định ở dạng kỹ thuật số. Tiền ảo được chấp nhận làm phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử trong một cộng đồng cụ thể. Việc sử dụng và chấp nhận đồng tiền ảo được một cộng đồng nhất định thống nhất.

Một số loại tiền ảo phổ biến hiện nay có thể kể đến như Bitcoin, Litecoin,... 

1.2. Các dạng tiền ảo phổ biến hiện nay

Cộng đồng chơi tiền ảo đang chia chúng thành 3 dạng cơ bản như sau:

  • Tiền ảo phi tập trung: Là loại tiền ảo được tạo ra dựa trên những nền tảng không tập trung như Ethereum, Bitcoin,...
  • Tiền ảo đóng: Loại này thường dùng trong các game trực tuyến và chúng không có liên hệ với nền kinh tế thực sự. Ngoài ra, chúng không có giá trị quy đổi thành tiền mặt.
  • Tiền ảo dịch chuyển một chiều: Loại tièn này có thể mua bằng tiền thật nhưng lại không thể chuyển đổi theo hướng ngược lại. Điển hình cho loại tiền ảo này chính là các loại điểm tích lũy trên thẻ, voucher,...

Tiền mã hóa (tiếng Anh: cryptocurrency) cũng một dạng tiền ảo, tài sản kỹ thuật số. Nó giữ vai trò như một trung gian trao đổi, sử dụng mật mã để đảm bảo các giao dịch. Xác minh việc chuyển giao tài sản và kiểm soát tạo ra các đơn vị bổ sung. 

1.3. Ưu nhược điểm khi đầu tư tiền ảo

Ưu điểm

  • Tính công bằng: Các giao dịch mua bán tiền ảo không qua bên thứ 3 mà chỉ được thực hiện giữa 2 bên. 
  • Thuận tiện và linh hoạt trong giao dịch: Nếu như gửi tiền ngân hàng, bạn có thể sẽ bị giới hạn một số điều về chuyển khoản, rút tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Với tiền điện tử, nhà đâu tư được quyền tự do giao dịch mà không có bất kỳ ràng buộc về thời gian hoặc không gian nào.
  • Không thể làm giả: Mỗi đồng tiền ảo đều tồn tại dưới 1 dãy bit mã hóa duy nhất trên internet. Ngoài ra do không phải tồn tại dưới dạng vật chất nên tiền ảo không thể bị làm giả được.
  • Tính bảo mật và an toàn cao: Cho tới nay, vẫn chưa có lỗ hổng bảo mật nào để làm mất tiền ảo (nhất là Bitcoin) của người dùng mà không dùng đến khóa riêng tư.
  • Không tốn nhiều chi phí giao dịch. Chi phí phát sinh (nếu có) hầu như rất thấp
  • An toàn với môi trường

Nhược điểm

  • Chưa hợp pháp. Hầu hết chưa được chấp nhận hợp pháp và phổ biến ở nhiều quốc gia
  • Khó sử dụng với những người ít tiếp xúc công nghệ với máy tính, smartphone
  • Giá tiền ảo thường xuyên có biến động lớn và khó lường trước
  • Là môi trường cho tội phạm hoạt động rửa tiền: Đây có lẽ cũng là lý do lớn nhất mà hầu hết các quốc gia chưa đồng ý chấp nhận tính hợp pháp của tiền ảo.

2. Đầu tư tiền ảo là gì?

Đầu tư là hành động bỏ ra tài chính, nguồn lực ở thời điểm hiện tại với kỳ vọng thu về được kết quả nhiều hơn những gì đã bỏ ta trong tương lai. Đầu tư tiền ảo chính là hành động thu lợi nhuận từ việc sở hữu tiền ảo ở một mức giá A và giao dịch nó khi tiền ảo ở mức giá B. Thu về giá trị lợi nhuận C.

Tiền ảo được tạo ra và sau đó lưu thông trên thị trường thông qua hoạt động mua - bán. Nơi diễn ra các hoạt động mua - bán tiền ảo được gọi là các sàn giao dịch.

Sàn giao dịch tiền ảo là không gian trao đổi giữa người mua và người bán. Hoạt động theo quy tắc riêng mỗi sàn quy định.

3. Các bước cơ bản tham gia tiền ảo cho người mới

Bất kỳ quyết định đầu tư dù lớn hay nhỏ đều cần được cân nhắc cụ thể. Nếu bạn đang quan tâm đến đầu tư tiền ảo, mời bạn tham khảo những bước cơ bản dành cho nhà đầu tư mới như sau:

Đầu tư tiền ảo là gì? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư tiền ảo

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về đồng coin 

Bước đầu tiên để đầu tư tiền ảo chính là cần hiểu rõ thông tin của 3 loại đồng coin: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và Tether (USDT).
Đây là 3 loại đồng coin phổ biến nhất và là nền tảng giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường tiền ảo.

Bước 2: Thâm nhập thị trường

Vì tiền ảo giao dịch trên môi trường ‘ảo”, nên bạn cần tìm hiểu sâu hơn về những tiềm ẩn khi đầu tư. Nắm rõ những rủi ro có thể gặp phải từ đó cân nhắc kỹ cho những kế hoạch đầu tư của mình.

Hãy đọc những thông tin đến tiền ảo, Blockchain để trau dồi kiến thức cho chính mình trước khi thực chiến.

Bước 3: Chuẩn bị

Một số công cụ cần thiết bất cứ ai bắt đầu tham gia vào thị trường tiền ảo đều cần có:

  • Email: Lưu ý thiết lập chức năng bảo mật 2 lớp để đảm bảo an toàn tối đa
  • Điện thoại và laptop: Những thiết bị tốt sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trên sàn giao dịch đầu tư tiền ảo.
  • Tài khoản ngân hàng: Bạn cần một tài khoản ngân hàng có đăng ký dịch vụ internet banking để phục vụ tốt nhất cho giao dịch chuyển và nhận tiền trên nền tảng online

Bước 4: Thực hiện

Tiến hành đăng ký tài khoản tại một số sàn giao dịch mua bán, trao đổi. Hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch, hãy tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn sàn giao dịch được nhiều người dùng nhất. 

Bước 5: Tập trung trải nghiệm

Thực hành là cách nhanh nhất để rút ra được kinh nghiệm cho bản thân. Hãy bắt đầu với số vốn nhỏ để làm quen và nắm bắt các giao dịch trên hệ thống. Sau khi thành thạo rồi mới bắt đầu đầu tư lớn hơn để tránh rủi ro.

4. Tiền ảo có được hợp pháp tại Việt Nam không?

Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có công bố nào công nhận tiền ảo là loại tiền tệ chính thống hay được chấp nhận làm phương thức thanh toán. Chính vì vậy, giao dịch mua bán trao đổi, lưu trữ tiền ảo tại Việt Nam không được pháp luật công nhận. Pháp luật nước ta hiện tại chỉ công nhận các hình thức tiền tệ lưu thông như: Tiền mặt, lệnh chi, thẻ ngân hàng hay các phương tiện thanh toán khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng trung ương. Vì vậy, các hình thức thanh toán khác sẽ được coi là bất hợp pháp. Nếu có tranh chấp hay rủi ro xảy ra sẽ không được pháp luật bảo hộ.

5. Cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào tiền ảo

Cơ hội và rủi ro là hai mặt đối lập nhưng luôn tồn tại song song ở bất kỳ hình thức đầu tư nào. Quan trọng là bản lĩnh thị trường cùng khả năng nắm bắt cơ hội. Một số ý kiến về Cơ hội và Rủi ro khi đầu tư tài chính vào tiền ảo sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

5.1 Đầu tư tiền ảo: Tiềm năng mới cho các nhà đầu tư

  • Tiềm năng phát triển: Cộng đồng người chơi tiền ảo ngày càng tăng theo cấp số nhân. Đây là yếu tố quyết định sự phát triển của đồng tiền ảo. Cộng đồng người tham gia không ngừng gia tăng cho thấy giá trị tiền ảo ngày càng được khẳng định. 
  • Nhu cầu không ngừng gia tăng: Theo xu hướng của thời đại số, việc các nhà đầu tư chuyển hướng sang đầu tư tiền ảo là điều thiết yếu. Số lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp cùng số tiền lớn đổ vào thị trường ngày càng tăng nhanh.
  • Công nghệ an toàn: Nhờ việc áp dụng công nghệ blockchain trong việc lưu trữ. Các giao dịch liên quan được thực hiện một cách an toàn, bảo mật tuyệt đối. Blockchain được coi là là bước đệm vững chắc góp phần tạo dựng nên niềm tin của các nhà đầu tư với đồng tiền ảo.
  • Tiếp cận dễ dàng, đa dạng hỗ trợ: Nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn thông tin để tham khảo và tìm hiểu. Nhiều cộng đồng được mở ra để giao lưu và hỗ trợ, kết nối các nhà đầu tư với nhau.

5.2 Tiền ảo - Rủi ro thật

  • Rủi ro về thị trường: Giá trị của tiền ảo có thể bị dao động bởi thị trường. Thực tế đã có thời điểm Bitcoin có độ tăng giảm cao hơn rất nhiều so với những loại tài sản truyền thông. Thời điểm năm 2014, đỉnh điểm có giai đoạn Bitcoin trượt giá đến 80% vì tác động của thị trường.
  • Rủi ro bảo mật: Giao dịch trên sàn điện tử thì vấn đề rủi ro bảo mật mà hầu hết nhà đầu tư lo ngại. Nếu không tuân thủ thực hiện các bước bảo mật nghiêm ngặt và giao dịch tại các sàn uy tín. Khả năng người chơi bị mất hoàn toàn số vốn đầu tư là rất dễ xảy ra. Các giao dịch trên sàn được lưu lại vĩnh viễn và không thể thay đổi. Trong giao dịch blockchain, sẽ không có bên thứ ba chịu trách nhiệm xử lý thanh toán. Chính vì vậy nếu nhà đầu tư chuyển tiền nhầm ví hay có trục trặc nào xảy ra sẽ chỉ có cách chấp nhận rủi ro mất trắng.
  • Rủi ro về mặt luật pháp: Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không chấp nhận tiền ảo có giá trị hợp pháp. Mặc dù không cấm, nhưng nhà nước và chính phủ sẽ luôn tìm cách điều chỉnh, hạn chế sử dụng Bitcoin hoặc áp đặt luật pháp dưới nhiều hình thức. Việc không được thừa nhận một cách chính thống mang đến nhiều rủi ro về tính thanh khoản, tính phổ biến và tuổi thọ của tiền ảo.

6. Những lưu ý để đầu tư tiền ảo an toàn

Để thương vụ đầu tư tiền ảo của bạn thành công, an toàn và thu về mức lợi nhuận nhất định thì cần nắm rõ một số lưu ý như sau: 

Đầu tư tiền ảo là gì? Cơ hội và rủi ro khi đầu tư tiền ảo

6.1 Chủ động quản lý rủi ro

Biến động giá trên thị trường tiền ảo rất lớn. Giá có thể thay đổi theo từng giây. Nhà đầu tư cần có những chiến lược quản lý rủi ro riêng. Đảm bảo thu hồi được vốn, giảm thua lỗ trước rồi thu lợi nhuận sau.

Chỉ nên đầu tư tiền ảo nếu bạn đang có tài chính nhàn rỗi. Cần đảm bảo cuộc sống không bị biến động và bạn vẫn có thể duy trì cuộc sống trong thời gian nhất định nếu đầu tư không thành công.

6.2 Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Do thị trường đầu tư tiền ảo lại có biên độ rủi ro cao. Để thu về mức lợi nhuận cao, nhà đầu tư nên phân chia vốn nhiều danh mục. Cũng giống như những hình thức đầu tư khác, không nên chỉ tập trung vào một loại hình duy nhất. 

6.3 Đầu tư theo khả năng chịu lỗ

Hãy xác định ngưỡng khả năng tài chính để tránh áp lực đầu tư. Nếu vượt quá giới hạn, hãy cân nhắc trước những quyết định của mình.

6.4 Luôn bảo mật các thông tin tài khoản ở mức cao nhất

Tìm kiếm những cơ hội đầu tư để đạt được những kỳ vọng về tài chính là điều bất kỳ ai cũng mong muốn. Với những kinh nghiệm về chủ đề đầu tư tiền ảo trong bài viết, chúng tôi hy vọng giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về tiền ảo. Đạt được mức lợi nhuận mong muốn trên thị trường tiền ảo. Cân nhắc kỹ về cơ hội và rủi ro trước khi đầu tư tiền ảo để không phải tốn tiền và tốn thời gian bạn nhé!

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Đầu tư chứng khoán là gì? Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư mới

Đầu tư chứng khoán là gì? Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư mới

Những năm gần đây, số lượng người tham gia đầu tư chứng khoán tại Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Nhất là phân khúc những người trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được đầu tư chứng khoán là gì? Nhà đầu tư mới hầu hết đang chạy theo xu hướng mà quên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chứng khoán. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tích lũy thêm những kiến thức về chủ đề này.

1. Chứng khoán là gì?

Chứng khoán (tiếng Anh: securities) là một loại tài sản vô hình. Chứng khoán chứng minh quyền sở hữu phần vốn của công ty hoặc tổ chức đã phát hành. Bằng chứng tài sản mà người chơi sở hữu được gọi là cổ phiếu. Người sở hữu số lượng cổ phiếu đủ lớn được gọi là cổ đông, nắm giữ cổ phần của công ty phát hành.

Đầu tư chứng khoán là gì? Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư mới

Hiện nay, chứng khoán thường được chia thành những loại phổ biến như sau:

  • Chứng khoán nợ (debt securities): Tiền giấy, trái phiếu và giấy nợ.
  • Chứng khoán vốn (equity securities): Cổ phiếu phổ thông.
  • Các công cụ phái sinh (derivatives): Hợp đồng tương lai, kỳ hạn,...

Chứng khoán mang một số điểm khác biệt khá nhiều so với những hình thức đầu tư khác.

  • Số vốn đầu tư ban đầu không cần quá lớn như đầu tư nhà đất, bất động sản,...
  • Khả năng sinh lời cao khi đầu tư chứng khoán cao hơn so với việc gửi tiền ngân hàng.
  • Giá chứng khoán thuộc vào tình trạng cung cầu cổ phiếu và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành mà có thể biến đổi tăng hoặc giảm
  • Giao dịch chứng khoán công khai, thanh toán minh bạch. Nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt những thông tin liên quan
  • Tính thanh khoản cao. Dễ dàng chuyển đổi thành tài sản dạng tiền mặt.
  • Tính rủi ro cao, thị trường liên tục có biến động và dễ bị tác động từ nhiều yếu tố.

Các chỉ số đo lường thị trường chứng khoán phần nào phản ánh khách quan tình hình phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, chứng khoán cũng là hình thức hỗ trợ đắc lực cho chính phủ kiểm soát tốt hơn tình hình hoạt động của các công ty. Thông qua báo cáo kinh doanh, sản xuất được công bố định kỳ.

2. Đầu tư chứng khoán là gì?

Đầu tư chứng khoán là hành động mua, bán chứng khoán trên thị trường nhằm thu về lợi nhuận từ chênh lệch giá hay thực hiện những kế hoạch kinh doanh cụ thể. 

Đầu tư chứng khoán là giao dịch mua bán cổ phiếu trên sàn. Thông qua những công ty môi giới chứng khoán, chứ không phải mua trực tiếp từ công ty phát hành (trừ trường hợp mua cổ phiếu mới phát hành thêm).

Đầu tư chứng khoán hiện nay ở thị trường Việt Nam bao gồm những trường phái chính như: Đầu tư tăng trưởng; Đầu tư giá trị; Đầu tư phân tích kỹ thuật; Đầu tư phân tích cơ bản

3. Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán (tiếng Anh: stock market hoặc securities market) là tập hợp những người có nhu cầu giao dịch mua, bán chứng khoán hoặc cổ phiếu. Nơi tập trung các giao dịch mua bán chứng khoán được gọi là sàn giao dịch chứng khoán.

Hiện nay, hầu hết thị trường chứng khoán đều sử dụng hệ thống giao dịch điện tử hoàn toàn. Tất cả các hoạt động mua bán, giao dịch liên quan đến chứng khoán đều được thực hiện trực tuyến thông qua mạng Internet.

Thị trường chứng khoán được pháp luật bảo vệ theo quy định của Luật chứng khoán và Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên ngược lại, chứng khoán lại có tính rủi ro về thanh khoản trước những biến động của thị trường xung quanh.

4. Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán: 7 nguyên tắc cho nhà đầu tư mới

Nếu đang trên đường tập thành trở thành F0 (Nhà đầu tư mới), thì trước tiên cần nắm vững một số nguyên tắc chơi chứng khoán sau đây:

Đầu tư chứng khoán là gì? Kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư mới

4.1 Theo dõi và cập nhật tin tức về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán rất “nhạy cảm” và thường xuyên biến động bởi nhiều yếu tố từ vĩ mô đến vi mô như: Chính trị, chính sách, văn hoá,...Do đó, nhà đầu tư cần đảm bảo thường xuyên theo dõi thông tin để kịp thời nắm bắt vấn đề. Phần nào phân tích thị trường, dự báo xu hướng qua đó điều chỉnh các quyết định mua – bán phù hợp. Như vậy mới có thể tối đa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro,…

4.2 Lựa chọn đầu tư vào những mã chứng khoán có tiềm năng

Quyết định đầu tư vào mã cổ phiếu nào là điểm mấu chốt, tác động lớn đến kết quả đầu tư. Cơ hội thành công và có lợi nhuận ngay từ đầu có thể đến trong thời gian ngắn nếu chọn đầu tư đúng mã tiềm năng.

Nhà đầu tư có rất nhiều lựa chọn để sở hữu một hoặc một vài cổ phiếu trong số danh sách cổ phiếu niêm yết trên sàn. Tuy nhiên, không phải tất cả đều sẽ mang lại lợi nhuận. 

Để chọn được cổ phiếu tốt, nhà đầu tư cần chú ý theo dõi thị trường. Kết hợp phân tích nhiều thông tin khác. Thông thường, giá cổ phiếu tăng trưởng gắn liền với tốc độ gia tăng ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty. Doanh nghiệp có doanh thu và mức lợi nhuận tăng trưởng trong thời gian ổn định góp phần tạo nên giá trị cho cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Và đó chắc chắn là mã chứng khoán tiềm năng để đầu tư.

4.3 Xác định thời điểm chốt giao dịch mua - bán 

Giá trị cổ phiếu biến động liên tục do phụ thuộc và nhiều yếu tố. Sự thay đổi của giá cổ phiếu thường sẽ dựa trên sự phát triển của doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, nhà đầu tư cần lưu ý chọn thời điểm mua – bán cổ phiếu thích hợp. Đũng mã - Đúng lúc là chìa khoá gặt hái lợi nhuận.

Về thời điểm mua, các chuyên gia tài chính khuyên rằng nên chọn mua cổ phiếu khi kinh tế của ngành ổn định và lượng cung tiền cao. Lúc này, thị trường chứng khoán sẽ có tính thanh khoản cao. Kéo theo đó, giá trị của cổ phiếu cũng tăng lên theo hướng tích cực.

Khi cân nhắc việc lợi nhuận đã đạt như kế hoạch đề ra ban đầu. Nhà đầu tư dựa theo tình hình của công ty và thị trường để quyết định thời điểm bán. Nếu có biến động theo hướng tiêu cực, giá cổ phiếu lớn hơn so với giá trị thực thì nhà đầu tư cần nhanh chóng đưa ra quyết định xuất bán để bảo toàn số vốn, giảm thiểu rủi ro tối đa. Tiếp tục phân tích và có thể quyết định đầu tư tiếp vào những cổ phiếu đang ở dưới giá trị thực nhưng có tiềm năng tăng giá trở lại trong tương lai.

4.4 Lựa chọn phương pháp đầu tư 

Tuỳ theo kiến thức, kỹ năng của mỗi người sẽ có những phương pháp đầu tư khác nhau. Tận dụng được điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu khi đầu tư. 

Nhà đầu tư có thể chọn giao dịch cổ phiếu trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiện nay, đầu tư ngắn hạn hay còn gọi là lướt sóng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn do tính linh hoạt của nó. Tuy nhiên, cần xác định rằng đây cũng là phương pháp đầu tư mang đến nhiều rủi ro nhất.Nhà đầu tư phải có vốn kiến thức dày dặn, nhạy bén với thị trường. Quyết định giao dịch mua - bán được thực hiện dựa trên xu hướng cổ phiếu và tin tức của công ty.

Đầu tư trung và dài hơn tuy ít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận thu được cần thời gian dài hơn.

4.5 Học hỏi không ngừng những kiến thức về đầu tư chứng khoán

Không quá khó để có thể tiếp cận những “tinh hoa” của các bậc thầy chứng khoán ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Chỉ đơn giản với một cú click chuột, rất nhiều thông tin liên quan để bạn tham khảo sẽ hiện ra.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể chọn đọc sách, học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ những người đi trước như Benjamin Graham, Philip Fisher, Charlie Munger. Những kiến thức bổ ích qua từng trang sách sẽ giúp bạn phát triển tư duy để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. 

Một số cuốn sách hay về đầu tư chứng khoán bạn có thể tham khảo:

  • Giao dịch lớn, tác giả Peter Phạm
  • Cách kiếm tiền từ chứng khoán, tác giả William J. O’Neil

 4.6 Lường trước những rủi ro có phải đối mặt

Rủi ro là tình huống chắc chắn không thể tránh khỏi trên thị trường chứng khoán. Việc lường trước những rủi ro có thể xảy đến giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho những kế hoạch đầu tư của mình.

Trong đầu tư chứng khoán hiện đang có 2 phân loại rủi ro chính như sau:

  • Rủi ro hệ thống: Những rủi ro về biến động, lạm phát, hàng hoá, thanh khoản,...Ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường chứng khoán 
  • Rủi ro phi hệ thống: Rủi ro lỗi thời, Rủi ro kiểm toán, Rủi ro xếp hạng, Rủi ro truyền thông.

Chứng khoán là cơ hội đầu tư tuyệt vời những nhà đầu tư nâng cao thu nhập. Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu cực kỳ hiệu quả mà Jenfi tổng hợp được và muốn chia sẻ với bạn. 

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thị Phần Là Gì? Top 5 Cách Mở Rộng Thị Phần Đã Kiểm Chứng

Open post

Thị Phần Là Gì? Top 5 Cách Mở Rộng Thị Phần Đã Kiểm Chứng

Thị Phần Là Gì

Thị phần (market share) là phần trăm tổng doanh số bán hàng trong một ngành do một công ty cụ thể tạo ra. Là nhà kinh doanh, việc hiểu rõ khái niệm thị phần và chuyển đổi doanh số thành thị phần vô cùng quan trọng. Tăng trưởng thị phần sẽ giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận đầu tư, và giảm rủi ro bởi các yếu tố môi trường vĩ mô như thay đổi chính sách. 

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu thị phần là gì và những chiến lược tăng thị phần để tăng lợi nhuận kinh doanh trong bài viết hôm nay.

Thị Phần Là Gì - Hiểu Rõ Về Thị Phần

Thị Phần Là Gì - Hiểu Rõ Về Thị Phần

Thị phần của một công ty là một phần trong tổng doanh số bán hàng của nó so với thị trường hoặc ngành kinh doanh. 

Lấy ví dụ, nếu một ngành nghề bán được 100,000 đơn vị sản phẩm trong một kỳ, và doanh nghiệp của bạn bán được 10,000 đơn vị sản phẩm, thì doanh nghiệp bạn đang giữ 10% thị phần trong thị trường.

Cách Tính Thị Phần

Cách Tính Thị Phần

Để tính toán thị phần của một công ty, trước tiên hãy xác định khoảng thời gian bạn muốn kiểm tra. Một kỳ có thể là một quý tài chính, một năm hoặc nhiều năm.

  • Tiếp theo, hãy tính tổng doanh thu của công ty trong khoảng thời gian đó. 
  • Sau đó, hãy tìm ra tổng doanh thu của ngành hàng của công ty. 
  • Cuối cùng, chia tổng doanh thu của công ty cho tổng doanh thu của ngành. 

Công thức tính thị phần

  • Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường
  • Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Tại Sao Cần Phải Mở Rộng Thị Phần 

thị phần là gì, Tại Sao Cần Phải Mở Rộng Thị Phần 

Các nhà đầu tư và nhà phân tích theo dõi thị phần một cách cẩn thận vì thị phần có thể dùng như một KPI đo lường khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. 

Khi thị trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, công ty duy trì được thị phần của mình sẽ tăng doanh thu với tốc độ tương đương với tổng thị trường. Theo đó, doanh thu tăng nhanh sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn đối thủ của nó. 

Việc tăng thị phần có thể giúp công ty mở rộng quy mô hiệu quả. Công ty có thể dùng nhiều cách để mở rộng thị phần như:

  • Hạ giá sản phẩm
  • Quảng cáo hoặc cho ra đời các sản phẩm mới
  • Thu hút các nhóm khách hàng với nhân khẩu học khác

Bạn muốn mở rộng thị phần cho công ty của mình? Dùng nguồn vốn từ Jenfi Capital dành cho tăng trưởng với giá trị lên đến 10 tỷ VND! Đăng ký tại đây hôm nay!

5 Cách Mở Rộng Thị Phần Đã Qua Kiểm Chứng & Ví Dụ

thị phần là gì, 5 Cách Mở Rộng Thị Phần Đã Qua Kiểm Chứng & Ví Dụ

Bạn đã sẵn sàng để mở rộng thị phần, hãy xem qua 5 chiến lược mở rộng thị phần mà những công ty khác đã sử dụng thành công để xây dựng thị phần của họ dưới đây. Bạn có thể chọn chiến lược mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

  • Xây dựng thương hiệu và đầu tư vào marketing
  • Cải tiến (sản phẩm, công nghệ…)
  • Cạnh tranh bằng chiến lược giá
  • Thu hút khách hàng trung thành
  • Mua bán và sáp nhập

Xây dựng thương hiệu và đầu tư vào marketing

Nhận diện thương hiệu là chiến lược cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế 4.0 tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp của bạn không có hoặc chưa có thương hiệu, bạn khó có khả năng tạo thị phần. Thậm chí, bạn không thể xây dựng thân thiết mối quan hệ với khách hàng của mình.

Những doanh nghiệp dẫn đầu rất giỏi trong xây dựng thương hiệu, kết hợp chiến lược marketing để trở nên nổi bật. Những cái tên như Trung Nguyên Coffee, Coffee House, Phúc Long… đều rất xuất sắc trong xây dựng thương hiệu trên thị trường F&B tại Việt Nam.

Một điều khá quan trọng khi xây dựng thương hiệu là bạn cần có chiến lược thương hiệu tổng thể, bao gồm những khía cạnh như tầm nhìn, sứ mệnh, thông điệp của doanh nghiệp. Dựa trên những khía cạnh đó, bạn hãy thiết kế hình ảnh, cá tính thương hiệu phù hợp, nhất quán và tiếp cận khán giả của mình. Khi đó, bạn có thể tạo nên một ấn tượng khó quên trên thị trường.

Bắt đầu xây dựng thị trường, bạn nên lựa chọn một phân khúc, một thị trường ngách. Ví dụ điển hình như FPT. Bắt đầu từ những năm 1990, FPT chỉ cung cấp những dự án tin học cho quốc gia. Đến nay, FPT tham gia vào hầu hết các thị trường trọng điểm tại Việt Nam như viễn thông, giáo dục, đầu tư, chứng khoán, báo chí, bán lẻ, bán sỉ, mua bán và sáp nhập…

Cần kinh phí để tăng nhận thức thương hiệu trên các nền tảng Google, Facebook? Đăng ký cùng Jenfi Capital!

Cải tiến và đổi mới

Để tiếp tục tăng thị phần, bạn cần có công nghệ mới. Apple là một ví dụ hoàn hảo về áp dụng sự đổi mới trong công nghệ và thiết kế để liên tục cho ra đời những sản phẩm mới và giành thị trường.

Một ví dụ khác về liên tục cải tiến và đổi mới để tăng thị phần là bộ máy tìm kiếm Google. Hàng tháng, Google liên tục cập nhật những thuật toán mới để cải thiện kết quả tìm kiếm sao cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của người dùng. Trong tất cả các bộ máy tìm kiếm trên thị trường như Bing, Baidu, Yahoo, Duckduckgo …, Google giữ vững thị phần của mình với tỉ lệ hơn 92% trong suốt nhiều năm.

Cải tiến sản phẩm là một trong những ưu tiên của startup công nghệ để mở rộng thị phần. Trong trường hợp sản phẩm không cải tiến được dễ dàng thì bạn có thể cải tiến, thay đổi trong chiến dịch marketing, PR, dịch vụ khách hàng. 

Hãy thử quan sát các chiến dịch quảng cáo của các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada…, họ liên tục triển khai các chiến dịch thu hút khách hàng mới như tặng tiền, tặng xu, tặng mã giảm giá, tặng mã vận chuyển khi xem livestream. 

Một khi bạn đã muốn cải tiến để mở rộng thị phần, chắc chắn sẽ có cách để bạn thực hiện. 

Cung cấp giảm giá, lợi ích, phần thưởng ưu đãi để mở rộng thị phần

Chiến lược mở rộng thị phần bằng cạnh tranh giá không mới. Bạn có thể xem xét lại cấu trúc giá và so sánh với đối thủ của mình.

Hãy thu hút thêm người dùng bằng các hình thức giảm giá mới, hoa hồng hay bất kỳ lợi ích nào mà công ty đối thủ chưa áp dụng. Lấy ví dụ, Bae min tại Việt Nam triển khai chiến lược giảm giá đa tầng nhằm thu hút người tiêu dùng và kéo dài thời gian giữ chân khách hàng trên ứng dụng. Hoặc Shopee có Deal 1,000 VND mỗi ngày để thu hút người dùng truy cập ứng dụng liên tục, từ đó cải thiện tổng doanh thu của sàn. 

Chăm sóc khách hàng thân thiết

Hãy chăm sóc khách hàng của mình thật tử tế vì chi phí để duy trì và chăm sóc khách hàng luôn thấp hơn chi phí để có được một khách hàng (customer acquisition cost -CAC) mới.

Loại hình doanh nghiệp Chi phí CAC (theo USD)
Công ty SaaS 205
Giáo dục 862
Marketing online 87
Dịch vụ tài chính 640
Tư vấn kinh doanh 410
Nguồn: First Page Sage

Bảng chi phí CAC trung bình các ngành nghề tại Hoa Kỳ

Để duy trì sự trung thành với thương hiệu, bạn hãy quan sát khách hàng của mình, đối xử với từng khách hàng như một khoản đầu tư. Hãy để cho khách hàng của bạn cảm thấy được trân trọng, được tương tác, và trên tất cả là được lắng nghe và hồi đáp.

Khách hàng sẽ chỉ ra cho bạn những gì họ thích về sản phẩm, dịch vụ của bạn cũng như những gì bạn có thể cải thiện để đáp ứng nhu cầu của họ. Bạn cần khiến cho họ quay lại mua hàng, từ đó họ sẽ có thể giới thiệu bạn bè và gia đình đến sử dụng sản phẩm của bạn. 

Bằng cách chăm sóc khách hàng cũ, họ sẽ mang đến cho bạn khách hàng mới, và thị phần của doanh nghiệp bạn cũng theo đó tăng cao.

Mua bán - sáp nhập

Đôi khi cách tốt nhất để mở rộng và chiếm lĩnh thị phần là mua một doanh nghiệp.

Thay vì đầu tư vào phát triển một sản phẩm mới, các doanh nghiệp lớn có xu hướng mua các doanh nghiệp nhỏ có sản phẩm phù hợp với nhu cầu mở rộng thị trường của họ.

Ví dụ như Finhay, app tiết kiệm và đầu tư tại Việt Nam gần đây đã mua lại công ty chứng khoán Vina (hơn 15 năm tuổi) để mở rộng sang thị trường đầu tư chứng khoán thay vì thành lập một công ty chứng khoán mới. 

Một ví dụ khác về mở rộng thị phần qua mua bán - sáp nhập là thương vụ MA giữa Vinmart và Masan Consumer năm 2019, giúp Masan tiếp quản thị trường bán lẻ hơn 2600 cửa hàng của Vinmart để mở rộng thị trường tiêu dùng- bán lẻ.

Mở Rộng Thị Phần Bắt Đầu Bằng Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Câu Hỏi Thường Gặp Về Thị Phần

Làm thế nào để mở rộng thị phần?

Một số cách phổ biến để mở rộng thị phần bao gồm: giảm giá, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và quảng cáo.

Mở rộng thị phần là gì?

Mở rộng thị phần có nghĩa là tăng doanh thu của doanh nghiệp bạn bằng cách sử dụng các chiến lược mới, công cụ mới, nguồn vốn mới … để đạt được điều đó.

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

Open post

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

Quảng cáo qua TVC hiện nay đang là hình thức marketing phổ biến, độ viral nhanh chóng. TCV phần nào ghi dấu ấn đặc biệt trong tâm trí khách hàng hiệu quả hơn những hình thức quảng cáo khác. Đây chính là lý do các doanh nghiệp không ngại chi những khoản chi phí lớn để thực hiện các TVC quảng cáo. Vậy TVC là gì? Có những loại hình TVC nào đang phổ biến nhất hiện nay? Mời bạn cùng Jenfi tìm hiểu về TVC cùng những nội dung liên quan qua bài viết sau đây

1. TVC là gì?

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

TVC trong tiếng Anh là cụm từ đầy đủ như sau: Television Video Commercials. TVC là một hình thức quảng cáo bằng video, hình ảnh để truyền tải nội dung muốn giới thiệu với khách hàng. TVC quảng cáo đa phần sẽ được phát sóng trên truyền hình hay các nền tảng video trực tuyến. Nhà đài thường phát xen kẽ các TVC với những chương trình chính. Việc này tận dụng được lượng theo dõi đông đảo của khán giả trong thời gian chờ đợi. Đặc biệt hơn nếu được phát vào “giờ vàng”.

Chính vì vậy, TVC có sức lan tỏa rộng, đối tượng khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian hay khoảng cách địa lý. Thông qua đó đạt được mục đích giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng và thúc đẩy quá trình mua hàng.

TVC tiếp cận và tác động đến hành vi và thói quen mua hàng của người dùng bằng cách đưa ra những câu chuyện gần gũi, thông điệp ý nghĩa.

Đó có thể là nội dung về một câu chuyện của nhân vật nào đó (nhân vật chính thường là người nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng) chia sẻ về những trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm; Những bài học nêu cao giá trị nhân văn về gia đình, cộng đồng…Hoặc đơn giản là nội dung xây dựng qua kỹ xảo đặc biệt. Nhà sản xuất khéo léo lồng ghép những thông điệp về sản phẩm. Đỉnh cao là quảng cáo nhưng vẫn cuốn hút như không quảng cáo. 

Một TVC quảng cáo sáng tạo, ấn tượng có sức lan tỏa với slogan cực kỳ mạnh mẽ. Có thể tạo thành bộ nhận diện cho thương hiệu. Ví dụ có thể kể đến như sữa Zin Zin với slogan “Nào nhảy cùng Zin Zin” hay Phô mai “con bò cười”. Những giai điệu bắt tai cùng hình ảnh ngộ nghĩnh chắc hẳn đã khắc sâu vào tâm trí những cô cậu bé thế hệ 8x 9x ở thời điểm TVC mới bắt đầu.

Đa số các TVC quảng cáo thường có cấu trúc độ dài trong khoảng 15 đến 30s. Một số ít TVC quảng cáo có thời gian lên đến 60 giây. Tuy nhiên, nếu TVC quá dài cũng sẽ gây tác dụng ngược, khiến người xem nhàm chán và có tâm lý chán nản khi phải xem quảng cáo quá nhiều.

2. TVC quảng cáo xuất hiện lần đầu tiên khi nào?

Theo tìm hiểu, đoạn TVC quảng cáo đầu tiên xuất hiện trên sóng truyền hình là của thương hiệu đồng hồ Bulova, New York. TVC được phát sóng vào ngày 1/7/1942 trên kênh của 4 của Đài truyền hình NBC với nội dung giới thiệu về sản phẩm đồng hồ thương hiệu Bulova.

Tại Châu Á, TVC quảng cáo xuất hiện đầu tiên được ghi nhận vào ngày 28/8/1953 tại Thủ đô Tokyo, Nhật bản trên kênh truyền hình Nippon TV. Một sự trùng hợp khá thú vị là đoạn TVC này cũng lại có nội dung giới thiệu về một loại đồng hồ có tên là Seikosha. của thương hiệu đồng hồ Seiko nổi tiếng.

3. Các bước lập quảng cáo TVC là gì?

Dù có thời gian ngắn, đa phần đều dưới 1 phút nhưng để lập quảng cáo TVC lại không hề đơn giản. Chính vì thời gian xuất hiện quá ngắn nên việc chọn lựa những hình ảnh đặc sắc xuất hiện trong TVC vô cùng quan trọng. Quảng cáo TVC là một phần trong kế hoạch thuyết phục khách hàng. Quy trình tạo quảng cáo cũng là quy trình thuyết phục khách hàng hướng tới sản phẩm,dịch vụ nhất định.
Một số bước cơ bản để lập quảng cáo TVC có thể kể đến như sau:

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

4. Vai trò của TVC quảng cáo: Sức lan tỏa khủng khiếp hơn bạn tưởng

Chi phí để hoàn thiện một TVC quảng cáo từ khâu xây dựng đến khi phát sóng là rất cao. Đặc biệt cao hơn nếu giờ phát sóng là khung giờ vàng hay những dịp đặc biệt như lễ Tết, WorldCup,...Vậy nhưng, với những lợi ích mà TVC mang lại. Hầu hết các doanh nghiệp đều sẵn sàng chấp nhận chi tiền TVC. Nếu TVC thành công, doanh nghiệp không những thu về lợi nhuận lớn mà còn tạo được tiếng vang, độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đến công chúng cũng sẽ lớn hơn.

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

Kể từ khi xuất hiện, ngày nay, TVC có rất nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc theo xu hướng người xem. Những TVC viral đến mức tạo thành “hot trend” trên các nền tảng xã hội và thành câu cửa miệng của đông đảo khán giả ngay cả khi TVC đã ngừng phát sóng.

Nếu thành công với những TVC, doanh nghiệp sẽ thu về lợi ích về kinh tế và thương hiệu vượt xa so với chi phí bỏ ra ban đầu.

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp: Những video với âm thanh sống động, hình ảnh đẹp và ấn tượng lồng ghép nhãn hiệu, tên doanh nghiệp sẽ tạo ấn tượng mạnh với khán giả. Đặc biệt khi việc này lặp đi lặp nhiều lần trên các kênh phát sóng sẽ tác động khiến cho khán giả vô thức có thể nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp một cách nhanh nhất. TVC cũng giúp hình ảnh của thương hiệu được xây dựng, củng cố nhiều hơn trong mắt khách hàng
  • Tác động tới xu hướng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của khách hàng: TVC quảng cáo giúp thúc đẩy người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thông tin sản phẩm. Đặc biệt, với những người tiêu dùng theo trào lưu. Nếu doanh nghiệp mời được những người nổi tiếng tham gia quảng bá thì mức độ tác động tới hành vi mua hàng cũng tăng cao.
  • Tiếp cận số lượng khách hàng lớn. Thu hút tệp khách hàng tiềm năng: Do khả năng hiển thị của TVC quảng cáo rộng nên các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng tiếp cận được lượng người xem lớn.
    Nếu nội dung TVC đủ hấp dẫn và truyền tải được những thông tin cần thiết khiến khách hàng chú ý thì khả năng thành công và tăng cao doanh số là điều tất yếu. 

5. Top 5 loại hình TVC quảng cáo phổ biến nhất hiện nay

Nếu bạn vẫn đang nghĩ chỉ những video quảng cáo được chiếu trên truyền hình mới gọi là TVC, thì hãy cùng chúng tôi khám phá thêm những hình thức TVC phổ biến nhất hiện nay.

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

Chúng bao gồm:

5.1 TVC Ads: Quảng cáo truyền hình 

Đây là hình thức TVC truyền thống. Chúng được phát vào các khung giờ khác nhau trên truyền hình với chi phí rất cao. Đây cũng chính là dạng TVC phổ biến nhất và thường là dạng TVC được các doanh nghiệp hướng đến. TVC Ads có sức hút đặc biệt bởi hiệu quả truyền thông cao. Đặc biệt, tệp khách hàng chúng mang lại sẽ hướng đến đối tượng mà không có tính sàn lọc. 

Tuy nhiên, TVC Ads bị giới hạn về thời lượng phát sóng và nội dung luôn phải được kiểm duyệt chặt chẽ. Ngoài ra, để đạt được thành công đáng kể thì doanh nghiệp cần có một kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Song song với đó là nguồn chi phí đủ lớn để duy trì xuất hiện đều đặn. Thời gian đủ dài để đảm bảo mọi người đều được tiếp cận và ghi nhớ TVC.

5.2 TVC Online: Quảng cáo trực tuyến

TVC online là những đoạn video quảng cáo xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook, TikTok, Telegram...). TVC online không bị giới hạn thời gian, giờ phát sóng và đặc biệt mức kinh phí không quá cao như TVC Ads. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn tập trung vào những tệp đối tượng khách hàng mình mong muốn.

Tuy nhiên, có lẽ do TVC online dễ dàng xuất hiện nên nếu TVC không được đầu tư chỉn chu về chất lượng thì dễ dàng bị chìm trong số hàng triệu TVC online khác. Khách hàng lướt qua xem nhanh chóng và bấm “bỏ qua”. 

Ưu điểm lớn nhất của TVC Online là chi phí vận hành thấp hơn rất nhiều so với quảng cáo trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, TVC quảng cáo trực tiếp muốn thu hút khách hàng thì cần có nội dung và hình thức ấn tượng ngay từ đầu. Nếu không, người xem sẽ dễ dàng lướt qua với tâm lý khó chịu và không đọng lại nội dung gì trong tâm trí.

5.3 Quảng cáo tuyển dụng

Đúng như tên gọi, đây là những TVC được thiết kế với nội dung chính là giới thiệu về doanh nghiệp để thu hút ứng viên ứng tuyển. Nội dung của TVC sẽ bao gồm những thông tin như: Chính sách, môi trường, công việc, vị trí cần tuyển,...của doanh nghiệp nhằm thu hút nhân tài.

Quảng cáo tuyển dụng vừa nâng cao độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên các nền tảng, vừa có thêm cơ hội thu hút người tài để phát triển mạnh hơn nữa.

5.4 TVC quảng cáo truyền thông nội bộ

Đây là dạng TVC với nội dung quảng cáo để truyền tải thông điệp và làm nổi bật giá trị văn hóa riêng của mỗi doanh nghiệp. Dạng quảng cáo này thông thường là những lời phát biểu của ban lãnh đạo để tăng sức thuyết phục và tin cậy.

Dạng TVC này phù hợp để thúc đẩy giá trị cốt lõi. Từ đó làm nổi bật giá trị văn hóa doanh nghiệp. Mục đích lớn nhất mong muốn đạt được là nhằm gia tăng sự gắn kết tập thể cũng như truyền thông nội bộ. 

5.5 Quảng cáo 3D

Đây là những TVC được ứng dụng công nghệ 3D vào sản xuất nhằm thu hút người xem nhờ hình ảnh thu hút và ấn tượng hơn. Video 3D tạo cảm giác chân thực và giúp tác động tới người xem một cách nhanh chóng. Với công nghệ 3D, người xem sẽ được nâng cao trải nghiệm về hình ảnh hơn rất nhiều so với công nghệ trước đây.

6. Các yếu tố tạo nên thành công cho quảng cáo TVC là gì?

Để tạo nên một TVC thành công là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố cùng kết hợp.

TVC là gì? Các loại hình TVC phổ biến nhất hiện nay

Vậy yếu tố cần thiết tạo nên thành công cho quảng cáo TVC là gì?

6.1 Gây ấn tượng ngay từ thông điệp quảng cáo

Thực tế chứng minh, để có thể ghi sâu vào tâm trí thì những slogan hay và ấn tượng là điều đầu tiên cần chú trọng.
Nội dung quảng cáo đưa vào TVC cần phải tạo ra sự gần gũi, thân quen. Slogan, thông điệp truyền tải đơn giản nhưng dễ hiểu. Đặc biệt cần có tính ứng dụng được rộng rãi để có thể truyền miệng là phương án marketing nhanh nhất. Ghi điểm và tạo nên thương hiệu riêng cho doanh nghiệp.

6.2 Chú ý phân khúc khách hàng doanh nghiệp hướng đến

Với những phân khúc khách hàng khác nhau sẽ phù hợp với những cách thức thể hiện cũng như nội dung khác nhau. Ví dụ nếu sản phẩm hướng đến là người trẻ thì cần có nhịp điệu nhanh, màu sắc sặc sỡ, nhạc sôi động. Người lớn tuổi sẽ chú ý tới những nội dung sâu sắc và triết lý nhiều hơn. Chính vì vậy nội dung, cần chú ý cách thức thể hiện phù hợp để thu hút được sự chú ý của những người xem này.

6.3 Truyền thải những thông tin trung thực và chính xác 

Sự trung thực là là công cụ thể hiện niềm tin của khách hàng. Đừng vì muốn thu hút khách hàng mà chấp nhận “bóp méo” sự thật. TVC với những thông tin không đúng và sai lệch về sản phẩm sẽ khiến khách hàng tẩy chay và mất niềm tin vào tất cả các sản phẩm, dịch vụ sau đó của doanh nghiệp.

6.4 Đa dạng các hình thức TVC, kết hợp Social Media

Marketing trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì Social Media là điều không thể thiếu. Doanh nghiệp cần có chiến lược marketing tổng thể, tối ưu hoá trên các kênh Digital cũng như tận dụng các nền tảng mạng xã hội. Lựa chọn không chỉ một mà kết hợp nhiều loại hình TVC cùng lúc. Tổng lực để đưa sản phẩm đến gần với khán giả nhất có thể.

TVC hiện nay được coi là chiến lược marketing thông minh của doanh nghiệp trên hành trình tiếp cận khách hàng. Nếu bạn quan tâm nhiều hơn đến chủ đề tài chính ngân hàng hay marketing thì đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín

Open post

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín

Nghiên cứu thị trường là việc không thể thiếu khi doanh nghiệp quyết định phát triển một sản phẩm hay dịch vụ mới. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra đáp án cho hàng trăm những câu hỏi như: Khách hàng mục tiêu là ai và phải tìm như thế nào? Giá thành sản phẩm có hợp lý không? Cách kinh doanh nào là hiệu quả? Phản ứng của khách hàng giữa sản phẩm của mình và của đối thủ thế nào?...Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nghiên cứu thị trường cũng như Top những phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín nhất hiện nay. 

1. Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín

Nghiên cứu thị trường (tiếng Anh: Market Research) là những hoạt động nhằm thu thập thông tin về thị trường mục tiêu. Phân tích các dữ liệu thu được từ đó đưa ra câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Nghiên cứu thị trường góp phần giảm rủi ro và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định về định hướng doanh nghiệp của những người đứng đầu. 

Nghiên cứu thị trường được coi là quá trình đánh giá tính khả thi trước khi triển khai một sản phẩm hay dịch vụ mới. Phương pháp này cho phép các tổ chức hoặc doanh nghiệp khám phá thị trường mục tiêu của họ, thu thập, ghi lại ý kiến ​​và đưa ra các quyết định sáng suốt. Từ đó hình dung rõ nét được tệp khách hàng của mình là ai? Nhu cầu của họ là gì? Làm thế nào để có thể kết nối với khách hàng tốt nhất?

Phân tích dữ liệu là hoạt động không thể thiếu trong thực hiện nghiên cứu thị trường. Không chỉ đơn thuần chỉ là theo dõi traffic hay theo dõi báo cáo về những mặt hàng bán chạy. Nghiên cứu thị trường còn giải thích sâu hơn về ý nghĩa, lý do thực sự nằm sau những con số sau thống kê. Việc có cái nhìn sâu vào nhu cầu và hành vi của khách hàng mục tiêu sẽ là nền tảng cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác. Tăng khả năng thu hút và giữ chân các khách hàng, tăng hiệu quả cho các nỗ lực tiếp thị trong tương lai.

Nghiên cứu thị trường sẽ được thực hiện vào những thời điểm quan trọng như sau:

  • Khi có kế hoạch tham gia vào thị trường mới
  • Trước khi phát triển hay chuẩn bị tung ra sản phẩm, dịch vụ mới 
  • Triển khai đánh giá các nỗ lực tiếp thị, xây dựng thương hiệu

Kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, tương tác với một nhóm người nhất định (gọi là mẫu). Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện trực tiếp bởi nội bộ của doanh nghiệp hoặc thuê ngoài bởi các cơ quan có chuyên môn, công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp.

Những mục tiêu chính của việc nghiên cứu thị trường

Marketing research thông thường được thực hiện với 3 mục tiêu chính như sau:

  • Quản trị: Giúp các nhà quản lý lập các kế hoạch và định hướng phát triển lâu dài cho doanh nghiệp về nhiều mặt như tài chính, nhân lực, vật lực,..Đáp ứng tối đa các nhu cầu cụ thể trong thị trường vào đúng thời điểm.
  • Xã hội – khách hàng: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình dưới góc nhìn của khách hàng. Qua đó tìm cách đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng thông qua một sản phẩm hoặc dịch vụ. 
  • Kinh tế : Nghiên cứu thị trường phần nào giúp xác định mức độ thành công hay thất về doanh số mà công ty có thể đạt được khi mới tham gia thị trường.

2. Các loại hình chính của nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín

Nghiên cứu thị trường sơ cấp và Nghiên cứu thị trường thứ cấp là hai loại hình chính của nghiên cứu thị trường. Tuy đều hướng tới mục đích chung nhưng chúng khác nhau về cách thức thu thập thông tin. Cụ thể như sau:

Nghiên cứu thị trường sơ cấp

Nghiên cứu thị trường sơ cấp là hoạt động nghiên cứu ban đầu. Thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng  để phục vụ nhu cầu khảo sát của doanh nghiệp. 

Nghiên cứu thị trường sơ cấp thường được thực hiện qua một số phương pháp như: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn đơn 1 - 1, nghiên cứu phân khúc thị trường,...Hình thức nghiên cứu phổ biến là phỏng vấn và hỏi mọi người nhiều câu hỏi khác nhau và ghi lại câu trả lời của họ. Từ đó thu thập được 2 loại dữ liệu khác nhau:

  • Dữ liệu định tính hay còn gọi là dữ liệu phi số: Là dạng dữ liệu không đếm hoặc đo lường được. Ví dụ như: Sở thích, tính cách, phản ứng cảm xúc của khách hàng. Kết quả sau những cuộc phỏng vấn sâu dạng này thường là dữ liệu định tính.
  • Dữ liệu định lượng hay còn gọi là dữ liệu số hoặc dữ liệu thống kê: Dữ liệu được tạo ra từ các con số cụ thể. Bao gồm những chỉ số cụ thể như: Thống kê lượt xem trang, lượt theo dõi trên mạng xã hội… Loại dữ liệu này bạn có thể biểu diễn thành đồ thị hoặc biểu đồ để dễ dàng theo dõi.

Nghiên cứu thị trường thứ cấp

Nghiên cứu thị trường thứ cấp là những nghiên cứu đã được hoàn thành trước đó bởi một công ty hoặc tổ chức khác. Có sẵn dữ liệu cho bạn sử dụng. Loại nghiên cứu này xuất hiện chủ yếu trên các tạp chí hoặc những nguồn tin trực tuyến cho phép truy cập công khai. Vì là dữ liệu có sẵn nên ưu điểm là hiệu quả hơn về mặt chi phí, thời gian và tài nguyên cho công đoạn thu thập. Điều này rất hữu ích với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế và chi phí nghiên cứu thấp. Tuy nhiên, do dựa trên những câu hỏi mà người khác đã thực hiện khảo sát nên kết quả của hình thức nghiên cứu này không cao. 

Một số nguồn dữ liệu thứ cấp thường được sử dụng: Báo cáo tình hình hoạt động của công ty; Thống kê ngành – thông tin và dữ liệu về toàn bộ các ngành, thị trường; Tạp chí thương mại; Công ty nghiên cứu thị trường; Dữ liệu của cơ quan chính phủ – Thông tin và dữ liệu được chia sẻ rộng rãi với công chúng,...

Cần lưu rằng mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu thị trường theo phương pháp này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dữ liệu. Do đó phải chú trọng chọn nguồn thông tin uy tín và tin cậy.

3. Nghiên cứu thị trường có vai trò gì?

Từ nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ hiểu sâu hơn về quan điểm ​​của người tiêu dùng về công ty và sản phẩm. Qua đó góp phần xây dựng những chiến lược để tạo thành công cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là những lý do tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trọng và cần được ưu tiên trong bất kỳ doanh nghiệp nào:

  • Cung cấp thông tin có giá trị về sản phẩm hiện có và cơ hội về sản phẩm mới. Từ đó xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp. Phần nào giảm mức độ rủi ro khi ra quyết định triển khai mới.
  • Lấy khách hàng làm trung tâm.
  • Dự báo: Hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể dự báo tốt hơn cho hoạt động sản xuất và bán hàng của họ. 
  • Lợi thế cạnh tranh: Đây là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện các nghiên cứu so sánh. Tìm ra hướng đi mới trước các đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định và phát triển các thị trường tiềm năng mới: Là những người dẫn đầu xu thế, đi đầu hoặc thích ứng tốt với các điều kiện thị trường biến đổi liên tục.

4. Top 10 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

Mời bạn cùng tham khảo top 10 phương pháp nghiên thị trường phổ biến hiện nay:

Nghiên cứu thị trường là gì? 10 phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín

 Surveys: Khảo sát

Khảo sát sẽ mang lại kết quả dữ liệu cả định lượng và định tính. Phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi khảo sát thị trường để lấy ý kiến từ người tham gia. Từ đó để lấy ra được những insight đắt giá phục vụ cho công việc. Mức độ chính xác tỉ lệ thuận với số lượng mẫu.

Tùy mục đích của cuộc khảo sát đang hướng đến mà chọn hình thức cho phù hợp. 

  • Phỏng vấn trực tiếp: Hình thức này phù hợp với những nơi đông người như trung tâm thương mại, công viên, trường học,...Vừa nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm, vừa thu thập những phản hồi của khách hàng. Phỏng vấn trực tiếp sẽ đảm bảo về số lượng và chất lượng phản hồi. Tuy nhiên, do cần nhiều nhân lực và thời gian nên phương pháp này có chi phí rất cao.
  • Khảo sát trực tiếp: Sử dụng những câu hỏi được chuẩn bị từ trước để khảo sát. Cách làm này sẽ tốn chi phí, thời gian và nhân lực hơn. Số liệu khảo sát cũng rõ ràng và dễ tổng hợp cũng như thống kê hơn.
    Tuy nhiên, chất lượng khảo sát ở mức thấp với những trường hợp người làm khảo sát không đọc kỹ câu hỏi hoặc trả lời qua loa.
  • Khảo sát online qua các hội nhóm, nền tảng mạng xã hội, email: Phương pháp này không mất nhiều chi phí. Tuy nhiên, tỷ lệ phản hồi của hình thức khảo sát này đa phần không cao. 
  • Khảo sát qua điện thoại: Là hình thức gọi điện thoại xin ý kiến đánh giá khách hàng. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là tỷ lệ chấp nhận khảo sát không cao. Hầu hết khách hàng tắt máy và không hợp tác với những cuộc gọi “rác”.

Focus groups: Các nhóm tập trung 

Nhóm tập trung được hiểu là một nhóm những người đại diện tham gia vào một cuộc thảo luận có kiểm soát. Doanh nghiệp tập hợp các cá nhân đại diện cho nhân khẩu học của người tiêu dùng mục tiêu. Sau đó thu thập thông tin bằng cách đặt câu hỏi theo nội dung đã chuẩn bị sẵn. 

Nhóm tập trung có lợi thế hơn so với các cuộc khảo sát khác ở chỗ chúng sẽ cho phép tương tác với những người tham gia trong thời gian dài hơn.

Phỏng vấn định tính

Phỏng vấn định tính thường kết hợp các yếu tố của nhóm tập trung và khảo sát trực tiếp 1 - 1. Để khuyến khích người được phỏng vấn đưa ra câu trả lời chuyên sâu theo góc nhìn của họ. Câu hỏi phỏng vấn thường dạng gợi mở và hướng người phỏng vấn chia sẻ thêm nhiều thông tin.

Những cuộc phỏng vấn định tính thường mất khá nhiều thời gian và các nguồn lực khác để thực hiện. Đổi lại, chúng mang đến giá trị tuyệt khách biệt hơn nhiều so với những con số thống kê nhưng khảo sát.

Social media listening: Lắng nghe ý kiến trên nền tảng mạng xã hội

Thời đại công nghệ số chứng kiến sự bùng nổ của mạng xã hội (Facebook, ZZaki, Instagram, TikTok,...) người dùng được thoải mái đưa ra ý kiến của mình.Qua việc thu thập, phân tích và lắng nghe các ý kiến trên mạng xã hội sẽ có nhiều thông tin hữu ích. Ví dụ như lắng nghe để điều chỉnh theo ý kiến đóng góp của khách hàng hay hướng chiến lược đến những gì người tiêu dùng đang quan tâm đến.

Quan sát khách hàng khi mua hàng

Quan sát khi khách hàng mua hàng là phương pháp nghiên cứu cách hành xử của khách hàng. Quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp (quay phim, camera) và phân tích thói quen hoặc cách thức mua sắm của khách hàng.
Phân tích kết quả quan sát để thấy được hành vi của người mua bị tác động bởi những yếu tố nào? Họ bị thu hút bởi những sản phẩm nào?...Hay bất cứ câu hỏi nào doanh nghiệp đang quan tâm

Field trials: Thử nghiệm thực địa 

Thử nghiệm thực địa là hình thức công ty cho phép người dùng sử dụng sản phẩm trong điều kiện bình thường. Sau đó thu thập dữ liệu do những người tham gia cung cấp để cải thiện sản phẩm, dịch vụ.

Hình thức nghiên cứu thực địa cũng được áp dụng với một sản phẩm mới để xem phản hồi của khách hàng. Phân tích phản ứng của khách hàng đối để xác định mức độ hấp dẫn của sản phẩm đối với họ. Hoặc cung cấp những dịch vụ sản phẩm mẫu trước khi thu thập ý kiến.

Competitive analysis: Phân tích những đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh việc hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình thì nắm bắt được đối thủ để biết mình đang ở đâu cũng quan trọng không kém. Phân tích đối thủ cạnh tranh phần nào xác định được sản phẩm cung cấp, chiến lược bán hàng, tiếp thị của họ.... Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường. Từ đó giúp bạn có thêm thông tin đưa ra những chiến lược có nhiều khả năng thành công hơn đối thủ.

Public data: Dữ liệu công khai

Dữ liệu công khai là một hình thức nghiên cứu thị trường thứ cấp trên các nguồn dữ liệu có sẵn cho công chúng. Những dữ liệu này thông thường có từ nhiều nguồn khác nhau, có sẵn miễn phí trên internet hoặc tại thư viện. 

Mua dữ liệu

Những doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường sẽ hoàn thiện các hình thức nghiên cứu. Sau đó họ bán dữ liệu và thu lợi nhuận bằng cách thu phí đăng ký để truy cập vào hệ thống dữ liệu nghiên cứu của họ. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu thời gian hoặc nguồn lực. Hoặc không có chủ trương đầu tư vào nghiên cứu thị trường cụ thể có thể cân nhắc mua dữ liệu nghiên cứu từ đây. 

Phân tích dữ liệu bán hàng

Phân tích dữ liệu bán hàng cũng là một phương pháp nghiên cứu thị trường thứ cấp. Chúng được kết hợp cùng với nhiều phương pháp khác như phân tích cạnh tranh, để chỉ ra mối quan hệ giữa chiến lược của doanh nghiệp và doanh số bán hàng.
Phân tích dữ liệu bán hàng cung cấp thông tin chi tiết về thói quen mua hàng của người tiêu dùng trên thị trường của bạn và giúp bạn phát hiện các xu hướng tiêu dùng.

Cảm ơn bạn đã cùng đồng hành với chúng tôi để hiểu rõ hơn thế nào là nghiên cứu thị trường cũng như những phương pháp nghiên cứu thị trường uy tín nhất hiện nay. Hy vọng bạn sẽ áp dụng được những kiến thức hữu ích vào hoạt động của doanh nghiệp và đạt được lợi ích như kỳ vọng.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Chiết Khấu Là Gì: Chiến Lược Chiến Khấu Và Ví Dụ Thực Tế

Open post

Chiết Khấu Là Gì: Chiến Lược Chiến Khấu Và Ví Dụ Thực Tế

Chiết Khấu Là Gì

Chiết khấu xuất hiện ở khắp mọi nơi. Chúng ta thường gặp những hình thức chiết khấu phổ biến như giảm giá theo phần trăm, chiết khấu theo tổng hóa đơn, mã giảm giá, mã vận chuyển…ở cửa hàng, siêu thị, các sàn thương mại điện tử.

Khi áp dụng chiết khấu phù hợp, chiến lược này có thể giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng, tăng doanh số trong thời gian ngắn, hỗ trợ xây dựng nền tảng khách hàng. 

Tuy nhiên, chiết khấu cũng có thể khiến bạn gặp một số bất lợi như ảnh hưởng đến định vị thương hiệu, hoặc khách hàng sẽ có xu hướng chờ đợi thương hiệu có chương trình chiết khấu mới mở hầu bao.

Vậy chiết khấu là gì, chiết khấu như thế nào là phù hợp và nên áp dụng chiến lược chiết khấu cho mô hình doanh nghiệp nào, hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu về chiết khấu trong marketing với bài viết hôm nay.

Chiết Khấu Là Gì Trong Marketing

Chiết Khấu Là Gì Trong Marketing

Chiết khấu là một loại chiến lược giá khuyến mại trong đó giá gốc của sản phẩm hoặc dịch vụ được giảm với mục đích thu hút sự chú ý của người dùng, đẩy hàng tồn kho và tăng doanh thu.

Mọi người thường có tâm lý bị thu hút bởi chiết khấu, giảm giá, mã khuyến mãi… vì chúng tạo cảm giác rằng họ đang kiếm được một “deal” hời so với mức giá đã hình thành trong tâm trí họ ban đầu (giá mỏ neo). 

Bên cạnh đó, việc áp dụng yếu tố “thời gian” trong các chương trình chiết khấu cũng khiến người dùng có cảm giác cần “hành động ngay” và thực hiện mua sắm. Với nhiều ngành kinh doanh, nhất là e-commerce và bán lẻ, chiết khấu luôn là một trong những chiến lược quan trọng để thúc đẩy và chuyển đổi người dùng.

Hãy cùng xem qua các chiến lược chiết khấu trong thực tế sẽ được triển khai như thế nào.

Chiến Lược Chiết Khấu Phổ Biến

Chiến Lược Chiết Khấu Phổ Biến

Chiết khấu theo số lượng mua hàng

Doanh nghiệp áp dụng chiến lược chiết khấu bằng cách cung cấp mã giảm giá khi khách hàng thực hiện đơn hàng lớn hơn, hoặc mua hàng với số tiền nhiều hơn. Hình thức phổ biến của chiến lược chiết khấu này là “Mua 1 tặng 1”. Theo Brands Vietnam, đây là chiến lược chiếm đến 80% các loại chương trình khuyến mãi. 

Ví dụ về chiến lược chiết khấu theo số lượng mua hàng: Big C - Mua 1 Tặng 1

ví dụ về chiết khấu

Big C áp dụng chiến lược Mua 1 tặng 1 trong ví dụ trên để kích thích mua hàng qua các kênh phân phối mới gồm Zalo OA và App Go.

Chiết khấu theo mùa

Như tên gọi, chiết khấu theo mùa diễn ra trong một mùa bán hàng cụ thể. Đôi khi chiến lược này được sử dụng để đẩy hàng tồn kho. Lấy ví dụ, khi mùa xuân đến, các cửa hàng quần áo hay triển khai chiết khấu, giảm giá quần áo mùa đông vì có thể sẽ bỏ mẫu vào mùa đông năm sau.

Thanh lý hàng tồn

“Thanh lý hàng tồn” thường được triển khai để bán hàng với mức chiết khấu lớn trong thời gian cụ thể để đẩy hàng tồn kho hoặc hàng trưng bày tại cửa hàng. Ví dụ, Điện Máy Xanh hay triển khai thanh lý hàng trưng bày, hàng mẫu thiết bị điện gia dụng với mức giá lên đến 40%.

ví dụ về chiết khấu thanh lý hàng tồn

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí, giảm phí vận chuyển được các cửa hàng online sử dụng để thu hút khách mua hàng. Nếu bạn kinh doanh thương mại điện tử, miễn phí vận chuyển bạn tăng doanh số và giá trị trung bình của đơn hàng.

ví dụ về chiết khấu bằng mã vận chuyển - jenfi capital

Chiết khấu khách hàng mới

Chiết khấu dành cho khách hàng mới có nhiều lợi ích. Một mặt, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng mới, tăng doanh thu. Mặt khác, bạn có thể tăng lưu lượng truy cập trang bán hàng, tăng nhận thức về thương hiệu trên thị trường. 

Chiến Lược Chiết Khấu Phù Hợp Cho Loại Doanh Nghiệp Nào

Đối với lĩnh vực bán lẻ và e-commerce, chiết khấu là chiến lược hiệu quả giúp thanh lý các sản phẩm không cần thiết. 

Nhưng đối với SaaS, chiết khấu có thể là chiến lược có cả ưu điểm và khuyết điểm. Giá cả  khi chiết khấu là sự trao đổi giữa giá trị bạn cung cấp và túi tiền của khách hàng. Hãy cùng nhau phân tích chi tiết.

Ưu & Nhược Điểm Khi Chiết Khấu

Giảm năng lượng cần để thực hiện hành động mua hàng

Khi cung cấp mã giảm giá, chiết khấu, khách hàng không phải cân đo đong đếm quá nhiều khi đưa ra quyết định mua sản phẩm của bạn. Chiết khấu giúp giảm bớt năng lượng kích hoạt khách hàng thực hiện hành động và họ có xu hướng hoàn tất đơn hàng nhanh hơn.

Giúp chốt hợp đồng nhanh hơn

Những hợp đồng giữa bạn và khách hàng đôi khi có thể chốt nhanh hơn khi bạn giảm giá cho khách hàng. Nói cách khác, chiết khấu là cách đơn giản để tăng doanh thu.

Khuyết điểm khi chiết khấu

Giảm hẳn sự sẵn sàng khi chi trả

Sự sẵn sàng chi trả sẽ giảm dần đối với người dùng được giảm giá lần đầu. 

Khi được giảm giá, việc bán thêm các sản phẩm khác (upselling) sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, những khách hàng được giảm giá lần đầu sẽ có tâm lý khó chịu khi bạn xóa bỏ mã chiết khấu và họ buộc phải trả giá đầy đủ vào lần mua tiếp theo. Điều này khiến cho họ khó trở thành khách hàng lặp lại.

Tỷ lệ phần trăm người rời bỏ bỏ sẽ dùng sản phẩm và dịch vụ tăng lên 

Thông thường, giảm giá giúp doanh nghiệp có thêm lượng khách hàng mới nhưng họ chỉ mua một lần. 

Thu Hút Khách Hàng Mà Không Cần Chiến Lược Chiết Khấu 

Thu Hút Khách Hàng Mà Không Cần Chiến Lược Chiết Khấu 

Có nhiều cách bạn có thể thu hút khách hàng mà không cần chiến lược chiết khấu. Dưới đây là ba chiến thuật khác nhau hiệu quả hơn giảm giá trong dài hạn.

Phân cấp thành viên đăng ký

Phân cấp thành viên đăng ký giúp bạn hướng mọi người đến sản phẩm chính của mình đồng thời cho phép bạn thu hút những khách hàng có mức sẵn sàng chi trả thấp hơn. Với cách này, bạn cần một thang đo để phân cấp, nghĩa là khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn nhiều hơn (băng thông, lượt cài đặt, danh bạ, v.v.), thì khách hàng đó sẽ bị tính phí nhiều hơn.

ví dụ về phân cấp thành viên

Thêm giá trị thay vì chiết khấu 

Một phần lý do khiến các doanh nghiệp áp dụng biện pháp giảm giá là vì họ biết người dùng thích nhận ưu đãi và cảm thấy chúng có sự thu hút.

Tuy nhiên, bạn có thể khiến mọi người cảm thấy có lợi hơn mà không cần giảm giá. Lấy ví dụ ở các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông, họ có thể tặng thêm gói cước, băng thông… mà không cần chiết khấu.

Hãy nhớ rằng, khi gia tăng giá trị bạn vẫn có thể thu hút người dùng mà không phải đối mặt với những tác động tiêu cực của giảm giá.

Cải thiện chiến lược phân khúc marketing

Bạn có thể thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách cải thiện chiến lược phân khúc thị trường. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ các phân khúc khách hàng của mình, điều gì khiến họ thích thú, điều gì ở sản phẩm của bạn đem lại lợi ích cho họ, điều gì khiến họ mở hầu bao. Sau đó, bạn cần cải thiện thông điệp marketing sâu sắc hơn, cụ thể hơn cho từng phân khúc. 

Kết Luận

Chiết khấu là một trong những chiến lược hiệu quả giúp gia tăng doanh số.  tuy nhiên, chiết khấu không dành cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Jenfi Capital không thể đưa ra lời khuyên 100% rằng bạn nên sử dụng chiết khấu cho doanh nghiệp của mình hay không và nên sử dụng chúng như cách nào sẽ phù hợp nhất.  Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một số chiến lược giá khác với hiệu quả tương tự như chiến lược chiết khấu Ví dụ như  phân cấp các thành viên đăng ký,  cung cấp thêm giá trị cho đơn hàng và cải thiện chiến lược phân khúc marketing của mình. 

Mở Rộng Thị Phần Bắt Đầu Bằng Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thumbnail là gì? Những cách tạo thumbnail thu hút người xem

Open post

Thumbnail là gì? Những cách tạo thumbnail thu hút người xem

Thumbnail là gì? Những cách tạo thumbnail thu hút người xem

Hình ảnh là yếu tố góp phần định hướng hành vi. Bên cạnh sự chỉn chu về nội dung thì hình ảnh minh hoạ là ấn tượng đầu tiên về sản phẩm. Tối ưu ảnh thumbnail tác động lớn đến việc người xem có quyết định nhấp chuột hay không. Một thumbnail đẹp, phù hợp và được đầu tư kỹ lưỡng sẽ thu hút sự quan tâm và chú ý của người xem. Vậy Thumbnail là gì? Và có những cách nào để tạo ảnh thumbnail thu hút người xem? Cùng Jenfi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

1. Thumbnail là gì?

Thumbnail là gì? Những cách tạo thumbnail thu hút người xem

Thumbnail là một từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là : Hình ảnh thu nhỏ. Đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành thiết kế đồ hoạ và nhiếp ảnh. Thumbnail được hiểu là hình ảnh thu nhỏ của một hình ảnh lớn hơn. Giống như ảnh đại diện trên trang cá nhân Facebook thì các kênh mạng xã hội khác (website, video YouTube,...) cũng có ảnh đại diện là thumbnail. Với thumbnail, người dùng không những tiết kiệm được không gian màn hình mà còn có thể xem nhiều hình ảnh cùng lúc. Điều này giúp tiếp kiệm tối đa băng thông và thời gian tải cho khách người truy cập. Bạn vẫn có thể nhìn thấy thumbnail là đại diện cho hình ảnh trọn vẹn mà không cần tải xuống hình ảnh có kích thước đầy đủ.

Thumbnail thường sẽ có những đặc điểm chung như sau:

  • Thường có định dạng ảnh (JPEG, PNG).
  • Kích thước có thể điều chỉnh để phù hợp với từng nền tảng.
  • Nội dung hình ảnh gây ấn tượng để thu hút  sự chú ý (Thường chọn những hình ảnh gây tò mò và tranh cãi nhất)
  • Nội dung hình ảnh tiết lộ một chút về những gì bạn sẽ tìm thấy khi xem nội dung chính. Đôi khi cũng có trường hợp ảnh thumbnail không minh hoạ cho nội dung bài viết nhưng vẫn đăng để thu hút lượt xem.

Tùy thuộc vào từng nền tảng, hình ảnh thiết kế thumbnail sẽ có kích thước khác nhau cho phù hợp mà không cố định. 

  • Google’s image search: Thumbnail đượ khuyến nghị sử dụng kích thước là 177 pixel. 
  • YouTube là gì: Kích thước 210 x 118 pixel được khuyến nghị sử dụng tương ứng với định dạng hình ảnh 16: 9. Ngoài ra, các định dạng ảnh nhỏ đề xuất ở bên phải video thường được sử dụng với kích thước 168 x 94 pixel là phổ biến nhất.
  • Pinterest: Pinterest có đặc điểm là màn hình của người xem càng rộng thì càng có nhiều hình ảnh được hiển thị cạnh nhau. Thông thường, tỉ lệ chiều rộng hình ảnh Pinterest được cố định ở 236 pixel.

2. Vì sao nên sử dụng thumbnail

Theo thống kê, hiện nay có đến hơn 90% video hoạt động đạt top tìm kiếm hàng đầu có cùng điểm chung là sử dụng kích thước thumbnail Youtube đã được hiệu chỉnh. Điều này nói lên tầm quan trọng của thumbnail trong việc hiển thị video lên trang chủ.

Thumbnail là gì? Những cách tạo thumbnail thu hút người xem

Xu hướng của công nghệ chuyển động dần dần thay cho các hình ảnh tĩnh bằng những hình thức sống động như video, chip, gif…Thumbnail ngày càng chứng minh được tầm quan trọng của mình và được chú trọng nhiều hơn. Ưu điểm lớn nhất cần kể đến của thumbnail là sở hữu kích thước tệp giảm so với hình ảnh gốc. Điều này giúp người truy cập tiết kiệm được băng thông cũng như trang web có thời gian tải nhanh hơn. Truy cập nhiều nội dung cùng lúc trong khi tốc độ tải trang không bị ảnh hưởng.

Dưới đây sẽ là tổng hợp những ưu điểm của thumbnail:

  • Giảm thời gian tải trang: Như đã nói ở trên, đây chính là ưu điểm lớn nhất thumbnail khi hỗ trợ làm giảm đáng kể kích thước tệp so với ảnh gốc. Một trang web sẽ load nhanh hơn rất nhiều nếu hiển thị hình ảnh dưới dạng ảnh thu nhỏ, thay vì toàn bộ video kích thước gốc.
  • Tiết kiệm không gian: Ví dụ lớn nhất của ưu điểm này chính là cách Google sử dụng thumbnail để hiển thị hàng trăm ảnh nhỏ cùng lúc khi trả ra kết quả tìm kiếm trên trang.
  • Thân thiện với người dùng: Hình ảnh gây ấn chú ý đặc biệt vỡi não bộ con người. Khi sử dụng cấu trúc thumbnail trên website, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy cái mình cần chỉ trong thời gian ngắn. Người dùng được quyền quyết định những gì họ muốn xem. Trước tiên bằng cách click chuột vào thumbnail và chuyển hướng đến nội dung chính bên trong
  • Tăng khả năng tương tác: Nhờ tính năng đề xuất những nội dung có chủ đề tương tự để thu hút người dùng nhấp vào nội dung tiếp theo. Thumbnail góp phần tăng khả năng tương tác của người truy cập. Điều hướng đến nhiều những chủ đề thú vị có liên quan. 

3. Những kiểu thumbnail phổ biến nhất hiện nay

Youtube là nền tảng sử dụng thumbnail phổ biến nhất, đặc biệt là khi làm content marketing. Tuy nhiên không phải duy nhất. Ngoài ra còn có những thumbnail trên nhiều nền tảng khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu cùng bạn ngay sau đây:

Thumbnail là gì? Những cách tạo thumbnail thu hút người xem

3.1 Thumnail trên Youtube

Nhắc đến thumbnail, đa phần mọi người hình dung đến thumbnail trên Youtube. Khi truy cập Youtube, thứ đầu tiên bạn thấy không phải nội dung video mà là ảnh thumbnail. 

Youtube hiển thị hàng chục thumbnail khác nhau ngay trên trang chủ. Người xem lựa chọn từ đó và đưa quyết định sẽ nhấp vào xem chi tiết video nào.

3.2 Thumbnail trên nền tảng Website thương mại điện tử

Nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và thu hút sự chú ý của khách hàng. Thumbnail được sử dụng trên hầu hết những trang web thương mại điện tử hàng đầu hiện nay như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,...

3.3 Thumbnail trên các blog, website dịch vụ

Trên các nền tảng như blog hay website dịch vụ. Người truy cập cũng dễ dàng nhận thấy thumbnail là điều không thể thiếu. Điều này nhằm giúp người truy cập dễ dàng xác định được chủ đề chính bài viết, cũng như hình dung sơ bộ nội dung bên trong.

3.4 Thumbnail trên Google

Kết quả hiển thị hình ảnh khi sử dụng tính năng Google Search cho thấy ưu điểm tuyệt vời của thumbnail. Google có thể hiển thị hàng trăm ảnh cùng lúc bằng cách điều chỉnh kích thước tự động của chúng. Khi quan tâm và bấm chuột vào ảnh thu nhỏ, người dùng sẽ được hiển thị thêm thông tin. Nếu họ quan tâm, một cú click chuột sẽ giúp chuyển hướng nhu cầu của bạn tới trang Web nguồn.

3.5 Thumbnail trên các GIFs

Thumbnail trên GIFs đơn giản hơn nhiều so với thumbnail trên video. Thuật toán của GIF chỉ đơn giản chọn lấy một đoạn bất kì trong vòng lặp làm thumbnail. Khi người dùng nhấp vào, vòng lặp GIFs sẽ được kích hoạt.

4. Cách tạo ảnh thumbnail thu hút người xem

Không khó để tạo ra những thumbnail thu hút người xem. Nhưng những nhà sáng tạo nội dung vẫn cần đầu tư thời gian và tâm sức để tạo được những thumbnail mang dấu ấn riêng theo phong cách của họ. Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm hình ảnh làm đại diện cho nội dung của bạn. Hình ảnh cần đẹp, bắt mắt, có điểm nhấn để thu hút đúng đối tượng người xem bạn đang hướng tới. 

Tiếp theo, mời bạn cùng tham khảo một số tips để tạo thumbnail ấn tượng như sau đây nhé

4.1 Sử dụng màu sắc để thu hút người xem

Theo quy luật chung, càng có màu sắc càng rực rỡ thì càng nổi bật. Thumbnail background cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cần xác định được ranh giới giữa “Rực rỡ” và “loè loẹt”. Đừng sử dụng quá nhiều màu sắc vào khung hình sẽ khiến người xem có cảm giác lòe loẹt và rẻ tiền. 

Theo nguyên tắc phối màu, các chuyên gia cho rằng mỗi thiết kế chỉ nên sử dụng 2 – 3 màu sắc khác nhau là hợp lý. Tạo nên sự hài hoà chung của tổng thể. Bạn có thể sử dụng các sắc độ khác nhau của những màu cơ bản để giúp thiết kế nổi bật hơn và đa dạng màu hơn.

4.2 Tạo cảm giác kết nối bằng sự xuất hiện của gương mặt

Theo số liệu thống kê, thumbnail có chứa hình ảnh là hương mặt, nhất là hình ảnh cận mặt sẽ giúp hình ảnh nổi bật hơn. Khuôn mặt người trên thumbnail được xem là trái tim và linh hồn của nội dung. Đặc biệt có hiệu quả hơn nếu gương mặt thể hiện cảm xúc gây tính tò mò cao độ. Người xem sẽ có cảm giác kết nối và có xu hướng lựa chọn xem tiếp nội dung nhiều hơn. 

Hãy cân nhắc đến yếu tố sử dụng hình ảnh khuôn mặt khi thiết kế để làm điểm nhấn cho thumbnail của bạn.

4.3 Sử dụng hình ảnh chuyển động

Sự chuyển động khuyến khích tính tò mò của người xem hơn định dạng ảnh thông thường. Nếu khéo léo chọn điểm dừng đúng lúc cao trào nhất. Chắc chắn người xem sẽ bị thu hút và không ngại ngần xem tiếp nội dung để biết chuyện gì đang xảy ra.

Sử dụng hình ảnh những cảnh quay hành động trong một hình thu nhỏ khuyến khích người xem bấm vào video để xem những gì đang diễn ra. Càng nhiều hành động được gói gọn thành thumbnail động thì càng tốt.

4.4 Chèn thêm text vào thumbnail

Cũng giống như hình ảnh động, chèn thêm text vào thumbnail là điểm nhấn, tạo thêm những yếu tố thu hút người xem. Điều này được các streamer sử dụng triệt để. Họ thường phủ lên thumbnail những đoạn text thể hiện ngữ cảnh của video một cách rõ ràng hơn. Người xem bị thu hút và “lôi kéo” click bởi những đoạn text này.

Text trong thumbnail nếu được thiết kế hiển thị hợp lý sẽ được xem là vị trí vàng. Thông thường sẽ là những nội dung phổ biến như: Một câu hỏi gợi mở; Một câu kể chuyện kích thích tò mò, Tóm tắt ngắn gọn về nội dung chia sẻ, Một câu hỏi đang gây nhiều tranh cãi,...Cần nhớ rằng dù nội dung text là gì thì cũng cần chú ý đến cách trình bày. Đoạn text đó phải được thiết kế đủ lớn để mọi người có thể đọc được trên mọi thiết bị nhưng cũng không che mất hình ảnh tổng thể của thumbnail.

4.5 Thumbnail mang cá tính thương hiệu

Cá tính định vị thương hiệu là yếu tố giúp tăng độ nhận diện của bạn đối với khách hàng. Tạo những thumbnail tùy chỉnh cho thương hiệu góp phần tạo nên tính nhất quán theo phong cách của riêng bạn. Nếu xuất bản những loại nội dung khác nhau, hãy chú ý sử dụng những màu sắc khác nhau giúp người xem phân biệt nhưng vẫn cần có điểm chung để nhận diện.

5. Những công cụ hỗ trợ tạo thumbnail đắc lực

3 công cụ dưới đây được sử dụng nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Chúng được xem là công cụ đắc lực cho những nhà sáng tạo nội dung khi thiết kế thumbnail. Mời các bạn tham khảo:

5.1 Phần mềm Photoshop

Photoshop có lẽ là phần mềm thiết kế và chỉnh sửa ảnh “quốc dân” khi đã quen thuộc với nhiều người

Với Photoshop, bạn có thể thiết kế ảnh thumbnail theo 2 cách sau:

  • Sử dụng các layout có sẵn trên mạng:  Lựa chọn mẫu layout có sẵn với nguồn mẫu phong phú và đa dạng. Sau đó tải về rồi dán vào photoshop là hoàn thành. Người dùng cũng có thể tùy chỉnh ảnh nền và font chữ theo phong cách của riêng mình.
  • Tự thiết kế thumbnail ảnh riêng: Cách này đòi hỏi người dùng cần có nhiều kiến thức về thiết kế, nhiếp ảnh. Nếu bạn có kinh nghiệm thiết kế và sử dụng thành thạo Photoshop thì đây là cách làm giúp bạn thể hiện được cá tính riêng của mình với người dùng. Tạo ra những thumbnail có 1 không 2. Đảm bảo không trùng hàng như sử dụng mẫu có sẵn.

5.2 Phần mềm AI

AI – Illustrator là phần mềm chuyên sâu hơn so với Photoshop. Phù hợp với dân chuyên nghiệp về thiết kế đồ hoạ.
AI thiết kế ảnh thumbnail dựa trên nguyên lý sử dụng các đường giới hạn, đối tượng hình học, text để tạo thành một đối tượng vector chuyên biệt. Người dùng không cần sử dụng ảnh chụp nào mà có thể sử dụng các công cụ của phần mềm để tự tạo nên ảnh minh hoạ cho mình. Tuy nhiên việc này sẽ là thử thách với những “tay mơ” không chuyên về thiết kế.

5.3 Phần mềm Canva

Khoảng 2 3 năm trở lại đây, Canva là nền tảng thiết kế mới được sử dụng phổ biến dành cho những người không chuyên về thiết kế. Canva nhận được phản hồi rất tích cực từ người dùng vì sự tiện lợi của nó mang lại. 

Giao diện làm việc của Canva khá đơn giản với những chức năng hữu ích dễ dùng. Không cần tốn quá nhiều thời gian để bạn có thể sử dụng thành thạo Canva. Ngoài ra, điểm khác biệt của Canva với Photoshop và AI chính là tính năng cho phép chỉnh sửa trên nền tảng online. 

Chúc các bạn thành công với những thumbnail đặc sắc, tạo dựng nên thương hiệu cá nhân của riêng mình. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

Open post

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

Những năm gần đây, BA trở thành một trong những ngành nghề hot và thuộc top những ngành nghề có thu nhập cao nhất. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phục hồi và phát triển mạnh mẽ. BA cũng trở nên phổ biến tại Việt Nam nhiều hơn. Mặc dù vậy, khái niệm về BA vẫn còn khá mới mẻ. Trong bài viết này Jenfi sẽ giới thiệu đến đọc giả đang theo đuổi con đường BA hiểu rõ hơn BA là gì, BA làm những gì và vai trò của BA trong doanh nghiệp. 

1. BA là gì?

BA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Business Analyst, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Chuyên viên phân tích nghiệp vụ. 

Theo IIBA (Viện Phân tích Kinh doanh Quốc tế) định nghĩa rằng: Business Analyst là những người kết nối, định hướng sự chuyển đổi tổ chức thông qua cách xác định nhu cầu và đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

Nói cách khác, BA được xem là cầu nối quan trọng để cân bằng giữa 2 yếu tố: Kinh doanh và Giải pháp công nghệ trong doanh nghiệp. Vai trò là cầu nối trung gian của BA khiến nhiều người dễ lầm tưởng họ với công việc Account. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất chính là Account không yêu cầu phải có hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật nhưng BA thì ngược lại. Bạn bắt buộc bạn phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ thuật cũng như công nghệ, IT.

Business Analyst hiện nay được chia thành 3 loại nghiệp vụ chính như sau:

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

  • Phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Data Analyst là những chuyên gia phân tích những dữ liệu, biểu diễn dưới dạng biểu đồ số (bảng biểu, sơ đồ,...). Từ cơ sở dữ liệu đó xác định được xu hướng và dựng mô hình dự đoán tương lai. 

  • Phân tích hệ thống (Systems Analyst)

Chuyên gia phân tích hệ thống sẽ phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh sử dụng công nghệ thông tin. Từ đó xác định và đề xuất những cải tiến, thay đổi thiết kế hệ thống công ty. Họ cũng tham gia vào quá trình đào tạo và chuyển giao tới những đối tượng khác trong doanh nghiệp để sử dụng hệ thống.

  • Tư vấn quản lý (Management Analyst)

Chuyên gia tư vấn quản lý là những người đề xuất các cách để cải thiện hiệu quả từ vĩ mô đến vi mô của công ty hoặc tổ chức. Thông qua phân tích những số liệu nội bộ của doanh nghiệp. Họ sẽ tư vấn cho nhà quản lý những giải pháp để công ty có lợi hơn thông qua việc giảm chi phí và tăng doanh thu.

2. Công việc chính của BA là gì?

Mặc dù được phân chia thành 3 nhóm nghiệp vụ khác nhau. Nhưng tổng quan chung, BA vẫn là người kết nối khách hàng và team dự án. Vừa là người chuyển giao thông tin vừa là người nắm rõ nhất quy trình thực hiện nhất.

Công việc chính của BA thông thường sẽ bao gồm những nội dung sau đây:

  • Làm việc trực tiếp với khách hàng: BA cần phải có khả năng lắng nghe và nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Từ đó tiến hành mô hình hóa và tài liệu hóa những yêu cầu đó để chuyển giao cho đội ngũ kỹ thuật và kinh doanh.
  • Chuyển giao thông tin: BA kết nối các team tham gia vào tổng thể dự án như PM, Dev, QC,...Họ cũng chính là người xây dựng tài liệu dựa trên những thông tin sau khi làm việc trực tiếp với khách hàng. Sau đó chuyển giao đến các bộ phận liên quan thực hiện.
  •  Linh hoạt xử lý những thay đổi đột ngột: Bản chất của Business là bất định. Sẽ liên tục có những cập nhật và chỉnh sửa. BA cần phân tích được những ảnh hưởng của bất kỳ sự thay đổi nào đến tổng thể hệ thống. Cân bằng lợi ích và tìm tiếng nói chung giữa 2 bên (Khách hàng - Doanh nghiệp. Có cái nhìn khách quan về sự thay đổi đó thông qua từng phiên bản được cập nhật đầy đủ trong tài liệu. 

BA là mắt xích không thể thiếu trong hành trình hiện thực hóa ý tưởng của khách hàng thành sản phẩm. BA hiện nay vẫn được coi là một tài sản quý giá đối với mỗi doanh nghiệp.

3. Làm thế nào để trở thành một BA chuyên nghiệp?

3.1 Lộ trình để trở thành một BA

Không nhất thiết phải được đào tạo chuyên nghiệp mới có thể trở thành BA giỏi. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể tự học business analyst một cách dễ dàng và tự trau dồi vốn kiến thức kỹ năng cho mình mà không cần qua trường lớp nào.

Những người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin để trở thành một BA chuyên nghiệp sẽ có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, các ngành nghề khác cũng vẫn có thể nếu muốn rẽ ngang sang BA. Sau đây là một số những lộ trình tuỳ thuộc vào đối tượng khác nhau để trở thành một BA chuyên nghiệp.

Lộ trình để trở thành BA chuyên nghiệp của 3 nhóm đối tượng chính cụ thể như sau:

Nhóm 1: Những người có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực IT.

BA có nền tảng là IT. Chính vì vậy với những người được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật thì họ chỉ cần bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tài chính, nhân sự, quản lý,...là có thể dễ dàng bắt đầu con đường trở thành BA chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, đa phần “dân” IT khá yếu về những kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe,...Do vậy, nhóm này cũng nên trau dồi thêm những kỹ năng mềm để hỗ trợ tốt nhất cho công việc của mình.

Nhóm 2: Những người chuyên về các lĩnh vực khác IT.

Những người thuộc nhóm này không có nền tảng từ công nghệ. Họ học những ngành nghề khác như tài chính, du lịch, kế toán, nhân sự,...Kiến thức kỹ thuật họ có thể có nhưng không được đào tạo chuyên sâu. Vì vậy nên nếu muốn trở thành BA thì ngoài nền tảng chuyên môn về kinh tế và những kỹ năng mềm thiết yếu. Họ cần phải bồi dưỡng thêm kiến thức về những công cụ, kỹ thuật liên quan đến IT mà BA chuyên nghiệp thường sử dụng. 

Nhóm này có ưu điểm hơn so với nhóm 1 về những kỹ năng mềm. Đa phần họ là những người có xu hướng năng động, linh hoạt, và kỹ năng giao tiếp tốt..

Nhóm 3: Những người vừa có kiến thức về IT, vừa nắm được kiến thức cơ bản ở các lĩnh vực khác.

Những người thuộc nhóm 3 thường đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở những vị trí như: Quản lý dự án, lập trình viên,..

Nhóm số 3 được đánh giá là nhóm chuyên gia. Họ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên môn. Đồng thời hiểu biết trên nhiều lĩnh vực của đời sống. Họ vừa có nền tảng về công nghệ thông tin vừa có kiến thức về kinh tế nên dễ dàng trở thành BA chuyên nghiệp. Họ chỉ cần bổ sung những kỹ năng mình cảm thấy còn yếu là sẽ trở thành một BA giỏi. 

3.2 Những kỹ năng cần có khi trở thành BA

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

  • Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills):

    Phần lớn công việc của BA là gặp gỡ và trao đổi, kết nối giữa khách hàng và các team trong nội bộ. Chính vì vậy kỹ năng giao tiếp là yêu cầu cần được chú trọng hàng đầu.
    Kết quả và tiến độ dự án phụ thuộc phần lớn vào khả năng giao tiếp của BA. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ và kỹ năng thuyết phục người nghe.

  • Kỹ năng về công nghệ (Technical Skills):

    BA cần biết và nắm chắc các ứng dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng để có thể xác định ưu, nhược điểm. Sau đó đề ra các giải pháp kinh doanh phù hợp. Hiểu rõ mới có thể thuyết phục và đàm phán với khách hàng.

  • Kỹ năng phân tích (Analytical Skills):

    Kỹ năng phân tích giúp BA có khả năng nhìn nhận vấn đề, phân tích dữ liệu để nắm bắt nhanh được tâm lý khách hàng. Sau đó truyền đạt chúng vào thiết kế dự án sao cho hợp lý. Kỹ năng phân tích vấn đề được đánh giá là thế mạnh tạo nên thành công của BA.

  • Kỹ năng xử lý vấn đề (Problem Solving Skills):

    BA thường xuyên phải đối mặt với những thay đổi đột xuất. Kỹ năng xử lý vấn đề bình tĩnh, ra quyết định đúng đắn ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoàn thành công việc của BA.

  • Kỹ năng đàm phán và thuyết phục (Negotiation and Persuasion Skills):

    BA là người đứng giữa, chịu trách nhiệm cân bằng giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của doanh nghiệp. Chính vì vậy kỹ năng đàm phán và thuyết phục sẽ luôn được BA sử dụng mỗi ngày. Đặc biệt là những khi phải cạnh tranh để đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp BA duy trì được các mối quan hệ trong tổ chức và với các đối tác bên ngoài.

3.3 Các chứng chỉ liên quan đến BA

Để trở thành một BA chuyên nghiệp, bạn nên tìm hiểu kỹ những loại chứng chỉ phổ biến như gợi ý sau đây của chúng tôi. Bao gồm: ECBA; CCBA®; CBAP®; CBATL; CFLBA; CPRE; PMI-PBA.

4. Cơ hội nghề nghiệp của ngành BA

BA giờ đây là một công việc được nhiều người theo đuổi vì lương đãi ngộ cho BA khá cao so với mặt bằng chung. Theo số liệu thống kê của website khảo sát lương trung bình ở Việt Nam. Mức lương trung bình dành cho BA đang nằm trong khoảng từ 16 đến 20 triệu vnđ. Cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng cho vị trí chuyên gia.

5. Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

BA là gì? Vai trò của BA đối với doanh nghiệp

BA giữ vai trò rất quan trọng đối với dự án. Sau đây là một số những vai trò chính của một Business Analyst trong doanh nghiệp.

5.1 Giao tiếp và hỗ trợ

Như đã nhắc đến ở phần trên về vai trò kết nối của BA, thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả trong và ngoài tổ chức.

BA tạo mối liên kết giữa các bộ phận trong nội bộ cũng như giữa khách hàng và doanh nghiệp. Góp phần giảm thiểu được chi phí phát sinh khi hiểu sai yêu cầu của khách hàng.

5.2 Giám sát quy trình làm việc và công cụ phân tích

Đạt được mục tiêu, hướng tới chất lượng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất để bàn giao cho khách hàng có phần đóng góp không nhỏ của BA. BA phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận trong phòng, ban để có thể thu về kết quả tốt nhất có thể.

3.3 Vận hành, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng dự án

BA có kiến thức về dự án và các mục tiêu tổng thể để xác định các dự án liên quan đến quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối. Từ những nghiệp vụ chuyên môn chính của mình. BA góp phần nâng cao chất lượng dự án cho doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Mỗi doanh nghiệp hiện nay đều cần một đội ngũ BA chuyên nghiệp. Chính vì vậy, cơ hội nghề nghiệp cho những bạn trẻ yêu thích lĩnh vực này là rất lớn. Bài viết hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn BA là gì cũng như những thông tin xoay quanh chủ đề BA. Trên hết, nếu bạn cảm thấy bản thân có những tổ chức của một BA và đam mê công việc này. Hãy trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng để đạt được ước mơ của mình nhé! 

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Workshop là gì? Kinh nghiệm tổ chức workshop vạn người mê

Open post

Workshop là gì? Kinh nghiệm tổ chức workshop vạn người mê

Workshop là gì? Kinh nghiệm tổ chức workshop vạn người mê

Thay vì những buổi họp hay hội thảo mang đầy tính nghiêm túc. Thời gian gần đây hình thức tổ chức workshop để trao đổi và chia sẻ kiến thức được áp dụng rộng rãi. Hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề đều phù hợp để tổ chức workshop. Vậy Workshop là gì? Workshop sẽ mang đến những lợi ích gì cho người tham gia và doanh nghiệp? Để tổ chức được những workshop vạn người mê cần những bí quyết gì? Jenfi sẽ giúp bạn hiểu thêm về chủ đề này trong bài viết sau đây. Hy vọng góp phần giúp bạn tạo nên một buổi workshop thành công trong tương lai.

1. Workshop là gì?

1.1 Định nghĩa

Workshop là gì? Kinh nghiệm tổ chức workshop vạn người mê

Workshop là một từ tiếng Anh, được hiểu là mô hình những buổi thảo luận, trao đổi kiến thức, kỹ năng được tổ chức theo phương pháp mở. Hiện chưa có một định nghĩa chính xác bằng tiếng Việt nên đa số chúng ta vẫn thường sử dụng từ workshop một cách thông dụng.

Workshop phù hợp cho mọi ngành nghề và mọi đối tượng. Mỗi buổi workshop sẽ tổ chức theo một chủ đề riêng. Nhìn chung, mỗi workshop sẽ chia làm 2 phần chính. Phần đầu thường sẽ là chia sẻ của những người có chuyên môn. Sau đó là phần hỏi đáp tự do (Q&A) dành cho tất cả người tham gia.

1.2 Thời gian tổ chức

Thông thường Workshop sẽ kéo dài từ 3 đến 4 tiếng và không giới hạn số thành viên tham gia. Tuy nhiên để đảm bảo tính kết nối và tập trung tối đa, các đơn vị thường tổ chức workshop trong khoảng 15 - 20 người.

Một workshop hiệu quả sẽ là địa điểm thú vị để trao đổi kiến thức, quảng bá hình ảnh cũng như cập nhật những kỹ năng mới. Thúc đẩy sự tin tưởng, giao tiếp của các bên liên quan. 

Trước xu hướng cập nhật thông tin, kiến thức một cách hiện đại như ngày nay. Những sự kiện workshop ngày càng được sáng tạo hóa và lan rộng.  Các ngành nghề nghệ thuật cũng mở rộng quy mô khác biệt hơn so với hình thức workshop truyền thống. Tuỳ thuộc  ào số lượng người tham gia và khả năng của đơn vị tổ chức. Không gian workshop có thể kín hoặc mở nhưng cần đủ rộng rãi, thoải mái cho các thành viên trao đổi, networking, teamwork,...Từ địa điểm sang trọng như trung tâm thương mại, khách sạn,...đến văn phòng công ty hoặc địa điểm nhà riêng đểu có thể tổ chức workshop. Chỉ cần tạo dựng được không gian thoải mái để người tham gia có thể kết nối với nhau.

2. Các hình thức workshop phổ biến hiện nay tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam có 3 hình thức workshop phổ biến nhất. Cụ thể như sau: 

Workshop là gì? Kinh nghiệm tổ chức workshop vạn người mê

2.1 Workshop chia sẻ và cập nhật kiến thức

Với loại hình thức workshop này, diễn giả là người nắm giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Diễn giả là người truyền cảm hứng. Khuyến khích những người tham dự chia sẻ quan điểm của mình. Diễn giả thường sẽ đưa ra một vấn đề “nóng”, đang được nhiều người quan tâm hoặc một câu hỏi chưa có lời giải đáp để tất cả người tham dự cùng thảo luận.

Workshop chia sẻ và cập nhật kiến thức thường được sử dụng trong những lĩnh vực như marketing, bán hàng, công nghệ thông tin,...Thời gian kéo dài trong khoảng 3 đến 4 giờ với quy mô khá lớn. Diễn giả phải là người có kiến thức uyên thâm, kinh nghiệm thực tế dày dặn, đã đạt được một số thành tựu nhất định. Sau những buổi workshop như thế này, người tham dự có cơ hội được học hỏi được rất nhiều kiến thức mới và tích lũy kinh nghiệm.

2.2 Workshop thực hành

Workshop thực hành được xem như một buổi đào tạo để nâng cao trình độ cho những đối tượng nhất định. Người tham dự thường là những người có mong muốn nâng cao chuyên môn. Họ lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm từ diễn giả đồng thời thực hành ngay trong buổi workshop. Tự tay sáng tạo ra một tác phẩm, sản phẩm sau khi cùng nhau chia sẻ. 

Hình thức hội thảo này thường phải có người hướng dẫn chuyên nghiệp và cần chuẩn bị những dụng cụ cơ bản để người tham gia có thể tự thực hành. Số lượng thành viên  tham cũng không nên quá đông để tránh tình trạng quá tải. Diễn giả khó có thể hướng dẫn đầy đủ cho từng cá nhân tham gia.

2.3 Workshop Marketing

Những buổi workshop này diễn ra với mục đích lớn nhất chính là quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy số lượng người tham gia yêu cầu càng lớn càng tốt. Để tối ưu hoá được sức lan tỏa. Mọi thứ sẽ được chuẩn bị rất chi tiết và chu đáo với mong muốn người tham gia hiểu rõ nhất về sản phẩm.

Buổi workshop thường có sự tham dự của đại diện nhãn hàng cùng những chuyên gia tư vấn chuyên sâu về sản phẩm. Các doanh nghiệp, nhãn hàng thường không tiếc ngân sách đầu tư cho hình thức workshop này. Nếu thành công, workshop sẽ mang về cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể từ việc marketing quảng bá sản phẩm đến với khách hàng.

3. Workshop mang đến những lợi ích gì?

Workshop mang đến rất nhiều lợi ích tích cực cho cả doanh nghiệp và người tham gia

Workshop là gì? Kinh nghiệm tổ chức workshop vạn người mê

3.1 Chia sẻ và cập nhật kiến thức

  • Workshop không chỉ có lý thuyết mà còn mang đến những kinh nghiệm từ các chuyên gia. Khách mời cũng như diễn giả được tự do trao đổi và hỏi đáp để mở rộng thêm kiến thức, kỹ năng cho mình. Thông qua đó tích lũy thêm kỹ năng mềm từ cách trao đổi, lắng nghe, cách diễn đạt, làm việc nhóm đến tư duy phản biện,...

3.2 Quảng bá thương hiệu, mở rộng các mối quan hệ

  • Việc gặp gỡ và giao lưu với những người có cùng chí hướng, kinh doanh cùng lĩnh vực sẽ kiến tạo thêm nhiều mối quan hệ mới. Hình ảnh của doanh nghiệp với các thương hiệu cùng ngành khác cũng vì thế được chú ý nhiều hơn..  

3.3 Tiết kiệm chi phí so với những hình thức marketing khác

  • Một buổi workshop thu hút nhiều người cùng quan tâm đến chủ đề chung. Do đó khả năng tiếp cận được đúng thị trường mục tiêu là rất cao. Có thể nói, tổ chức workshop cũng chính là hình thức marketing quảng bá thương hiệu tinh tế và chuyên nghiệp. Chi phí cũng tiết kiệm đáng kể so với những hình thức marketing truyền thống.

4. Quy trình và nguyên tắc thực hiện khi tổ chức workshop

Workshop là gì? Kinh nghiệm tổ chức workshop vạn người mê

Bước 1: Chuẩn bị 

Trước hết, cần xác định mục tiêu và chiến lược cụ thể cho buổi workshop. Từ đó lập kế hoạch chương trình, thời gian, khách mời, kịch bản,...

Các yếu tố cần được phối kết hợp chặt chẽ với nhau để đảm bảo tính thống nhất. Ví dụ tuỳ vào số người tham gia mà lựa chọn địa điểm rộng, hẹp phù hợp. Tuỳ vào chủ đề workshop mà chọn phong cách decor ấn tượng riêng. Các thiết bị phục vụ cho buổi workshop diễn ra cũng cần được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bước 2: Xác định vai trò của những người tham dự

Mỗi người tham dự workshop giữ vai trò trách nhiệm riêng. Và cần đảm bảo mỗi cá nhân nắm rõ thông tin chương trình, chịu trách nhiệm và có thể tổng kết lại kết quả sau buổi workshop.

Sau đây sẽ là một số vị trí cần phân công cụ thể khi tổ chức workshop

  • Facilitator - Người điều phối: Người này có trách nhiệm tổng thể. Họ sẽ theo dõi và chỉ đạo mọi thứ nhằm đảm bảo buổi workshop diễn ra theo đúng kế hoạch. Điều phối kết nối các bộ phận cũng như khán giả, tạo điều kiện cho buổi workshop thành công từ 2 phía (doanh nghiệp tổ chức và người tham gia).
  • Note-taker - Người ghi chép: Ghi lại tất cả những hoạt động diễn ra trong suốt buổi workshop. Từ những ý kiến từ khán giả, nội dung giải đáp từ chuyên gia hay những mục tiêu chưa được thực hiện cũng cần được thống kê và có phần tổng kết cuối chương trình.
  • Timekeeper) - Người giám sát thời gian: Đảm bảo các bộ phận liên quan triển khai đúng tiến độ như đã được đề ra trong kế hoạch.
  • Participant - Người tham dự: Những người trực tiếp tham dự toàn bộ buổi workshop. Đây là những nhân tố chính góp phần giúp cho sự thành công của buổi workshop. Đa phần họ tham gia với mục đích là thu thập những thông tin, kinh nghiệm và kiến thức từ diễn giả.

Bước 3: Tổ chức workshop

Tổ chức workshop theo kế hoạch. Thông thường, người điều phối sẽ mở màn buổi workshop bằng những lời chào, giới thiệu để dẫn dắt vào chủ đề chính. Sau đó trình bày khung thời gian sẽ diễn ra những hoạt động trong suốt buổi workshop. Những người tham gia với những vai trò khác nhau cũng phối hợp để workshop diễn ra theo đúng lộ trình. 

Bước 4: Tổng kết và rút kinh nghiệm sau workshop

Khi tổng kết chương trình, người điều phối sẽ tổng hợp những các thông tin ghi nhận được trong suốt thời gian diễn ra workshop. Đồng thời công bố những nội dung chốt liên quan và gửi đến người tham dự.

Nguyên tắc khi tổ chức workshop

Để buổi workshop diễn ra thành công, các thành viên tham gia cần chú ý tuân thủ một số những nguyên tắc như sau:

  • Tôn trọng quan điểm, ý kiến riêng. Bao gồm cả những ý kiến trái chiều trên tinh thần mọi ý kiến đều cần được tôn trọng.
  • Hướng nội dung thảo luận đi theo chủ đề chính. Tránh lan man lạc hướng.
  • Thảo luận trong khung thời gian cho phép để không làm ảnh hưởng đến từng mốc thời gian theo kế hoạch.
  • Giữ thái độ cởi mở. Trao đổi với tinh thần chắt lọc để học hỏi thông tin. Hãy tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết và có thái độ đúng mực với những kiến thức không phù hợp với bản thân.
  • Cần có sự tổng kết để đi đến sự đồng thuận cuối cùng.  Trước khi kết thúc chương trình, mọi người cần được giải đáp mọi thắc mắc liên quan để chủ đề. Chính vì vậy việc thống nhất những ý kiến trái chiều giữa các bên là vô cùng cần thiết.

5. Ý tưởng độc lạ để tổ chức workshop vạn người mê

Thời gian gần đây, workshop được tổ chức với rất nhiều ý tưởng độc, lạ thu hút sự chú ý của người tham gia. Xu hướng workshop hiện đại mang đến cho người tham gia trải nghiệm sự kiện cao cấp mà vẫn cập nhật được kiến thức đắt giá. Khác biệt khá nhiều so với những workshop truyền thống thường thấy trước đó.

Những ý tưởng mới lạ đánh dấu bước chuyển mình rất lớn của ngành tổ chức sự kiện nói chung và workshop nói riêng. Workshop hiện đại không bó buộc trong những quy cũ về hình thức, không gian hay thời gian. Thay vào đó là sự sáng tạo và thân thiện với người tham gia.

Mời bạn tham khảo những ý tưởng độc đáo đã rất thành công trong việc tổ chức workshop sau đây:

5.1 Lựa chọn chủ đề phù hợp

Đừng chỉ tổ chức những workshop với chủ đề có lợi từ một phía. Hãy tiến hành khảo sát trước sự kiện để đảm bảo đánh trúng được tâm lý người tham gia. Khi được nói về những chủ đề mình đang quan tâm, người tham gia sẽ hào hứng và tích cực hơn rất nhiều.

5.2 Thay đổi cách decor không gian tổ chức workshop

Thiết kế những không gian mới mẻ, độc lạ sẽ khuyến khích người tham gia đến với workshop nhiều hơn. Một không gian tràn ngập ánh sáng, màu sắc và cấu trúc theo dạng mở sẽ tạo nhiều cảm hứng hơn so với những không gian nghiêm túc như phòng họp

Ngoài ra, tùy theo từng chủ đề có thể tinh tế lựa chọn những món đồ làm điểm nhấn. Thiết kế những trải nghiệm khác biệt thú vị cho người tham dự.

5.3 Tạo không khí thoải mái, gần gũi

Chơi trò chơi để khuấy động không khí buổi workshop là ý tưởng không tồi. Nhất là những trò chơi có thưởng cho người tham gia. Trò chơi với các thử thách phải hoàn thành trong khoản thời gian nhất định tạo không khí thoải mái. Gắn kết mọi người cùng đạt được mục tiêu chung là chiến thắng để giành giải thưởng. Điều quan trọng là biết cách sắp xếp nhiệm vụ để tăng tính kích thích và giữ chân người tham dự đến cuối chương trình.

Ngoài ra cũng cần chú trọng đến việc kết hợp âm nhạc trong chương trình. Âm nhạc giúp giải tỏa căng thẳng. Mang đến một năng lượng tích cực và tâm trạng thái thoải mái cho những người tham gia.

5.4 Chia nội dung workshop thành nhiều phần

Đừng cố gắng chạy nhanh timeline. Điều này dẫn đến tác dụng ngược là người tham gia quá tải thông tin và không chú ý đến nội dung chương trình. 

Hãy chia buổi workshop thành nhiều phần. Giữa những phần chính bố trí xen kẽ những khoảng thời gian nghỉ ngắn. Người tham dự có thời gian vận động và thư giãn để luôn hứng thú với những nội dung tiếp sau.

5.5 Đề cao sự công nhận và khen thưởng

Khi tham gia bất cứ một chương trình gì, quà tặng và sự ghi nhận mang tính cá nhân hoá được đánh giá cao. Những món quà nhỏ ghi nhận tinh thần góp phần tạo động lực tham gia. Sự chỉn chu và chu đáo sẽ được những người tham gia lan toả thật nhanh đến với những người xung quanh.

6. Tạm kết

Hãy sẵn sàng mang đến một buổi workshop mà những người tham dự của bạn sẽ phải nhắc lại thật nhiều với những người xung quanh. Kể về những điều tuyệt vời mà workshop mang lại cho họ.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 8 9 10 11 12 13 14 55 56 57
Scroll to top