Open post

Influencer Là Gì? Hướng Dẫn A- Z Tìm Kiếm & Cộng Tác Cùng  Influencer Phù Hợp 

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Influencer là gì? Influencer là một cá nhân trong thị trường hoặc ngành nghề bạn kinh doanh với khả năng ảnh hưởng, tác động đến nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

Influencer (người có tầm ảnh hưởng) có kiến thức chuyên môn, có khả năng tác động, hoặc có thông tin cấp độ sâu (insight) về một chủ đề cụ thể nào đó. Sự hiện diện của influencer trong một thị trường giúp cho các nhãn hàng có thể ra mắt sản phẩm mới với khả năng lan tỏa nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. 

Theo khảo sát từ linqia.com, có hơn 85% giới marketer sử dụng influencer marketing kể từ 2017, và có đến 92% khẳng định hiệu quả của chiến dịch marketing với influencer. Và theo một nghiên cứu từ Google, influencer có sức ảnh hưởng lớn hơn so với những người nổi tiếng (trên nền tảng Youtube)

Influencer giúp doanh nghiệp trong các chiến dịch influencer marketing, một hình thức tiếp thị dựa trên danh tiếng của một người có sức ảnh hưởng để tăng sự nhận thức về thương hiệu, chuyển đổi khách hàng. 

Tuy nhiên, làm việc với influencer cũng có nhiều vấn đề. Bạn không những phải tìm được người phù hợp với thương hiệu, có lượng người theo dõi đủ lớn, mà còn phải biết cách thuyết phục họ và đo lường hiệu suất của hoạt động marketing.

Do đó trong bài viết này, Jenfi Capital sẽ khái quát những vấn đề trọng tâm khi thực hiện influencer marketing, bao gồm:

  • Influencer là gì? Influencer marketing là gì? Influencer có bao nhiêu nhóm?
  • Cách tìm ra những influencer phù hợp với thương hiệu
  • Cộng tác với influencer 
  • Đo lường hiệu quả của chiến dịch influencer marketing

Cần nguồn vốn triển khai các hoạt động influencer marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Linkedin? Đăng ký cùng Jenfi Capital.

Influencer Là Gì? Phân Loại Influencer Hiện Nay

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Influencer là gì?

Theo từ điển Collins, influencer được định nghĩa là “bất kỳ ai đó có khả năng thuyết phục nhiều người khác thực hiện hành động, ví dụ như theo dõi tài khoản trên mạng xã hội, làm, mua, sử dụng những sản phẩm mà họ giới thiệu. Influencer thường được trả phí hoặc nhận sản phẩm miễn phí để đổi lại cho phần công việc của họ.”

Influencer xuất hiện từ lâu trong lịch sử ngành marketing. Lúc đầu, các thương hiệu hợp tác cùng những nhân vật công chúng, người nổi tiếng như diễn viên, vận động viên để giúp họ tiếp thị sản phẩm trên các kênh TV, đài phát thanh. 

Influencer Marketing Là Gì?

Về cơ bản, influencer marketing là về giới thiệu sản phẩm hoặc chứng nhận uy tín sản phẩm trên các phương tiện mạng xã hội thông qua người có tầm ảnh hưởng.

Influencer marketing giúp thương hiệu tiếp cận thị trường mục tiêu, thị trường ngách với độ lan tỏa rất nhanh. Bạn có thể triển khai influencer cho nhiều hoạt động marketing hiệu suất như: tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số… và hưởng lợi từ sự sáng tạo và uy tín của influencer. 

Tại sao influencer lại quan trọng? Dữ liệu về influencer đến 2025

Theo Statista, vào 2025 sẽ có hơn 4 tỷ tài khoản mạng xã hội. Đây là con số khổng lồ về số lượng khán giả có nhu cầu thưởng thức những nội dung trên mạng. 

Thống kê đến hiện tại, số lượng tài khoản hoạt động trên tất cả các nền tảng đã vượt mức 10 tỷ, cụ thể như sau:

Mạng xã hội Số lượng tài khoản hoạt động (đến 06/2022)
Facebook 2.9 tỷ
Youtube 2.5 tỷ
WhatsApp 2 tỷ
Instagram 1.4 tỷ
WeChat 1.2 tỷ
TikTok 1 tỷ
Facebook Messenger 988 triệu
QQ 574 triệu
Sina Weibo 573 triệu
Snapchat 557 triệu

Cùng xem thêm một số dữ liệu về influencer marketing để bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng cũng như có thêm ý tưởng về triển khai influencer marketing cho doanh nghiệp:

  • Theo Influencer Marketing Benchmark Report, ngành influencer marketing được dự đoán đạt giá trị đến 16.4 tỷ USD.
  • Theo Linqi, 71% marketer sẽ cân nhắc triển khai influencer marketing
  • Theo Influencer Marketing Benchmark Report, doanh nghiệp có ROI trung bình $5.78 trên mỗi đô la chi phí cho influencer marketing.
  • Trong 2021, 91% bài đăng tài trợ có mức tương tác cao thuộc về nhóm micro-influencer - theo Digital Information World

Phân loại influencer 

Sự phát triển của mạng xã hội đã sản sinh ra nhiều nhóm influencer mới. Hiện nay, những influencer có thể chia làm các nhóm dựa theo nghề nghiệp bao gồm:

    • Nhóm người nổi tiếng: nghệ sĩ, ngôi sao giải trí, vận động viên.
    • Nhóm chuyên gia: chuyên gia đầu ngành và giới lãnh đạo
    • Nhóm micro-influencer: những cá nhân với sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
  • Nhóm blogger, vlogger và nhà sáng tạo nội dung (content creator)

Nhiều hoạt động influencer marketing hiện nay diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Linkedin, Instagram. Micro-influencer và nhóm blogger là những cách tiết kiệm chi phí để phát triển thương hiệu, xây dựng sự uy tín cho thương hiệu nhanh chóng.

Nếu phân chia influencer theo sức ảnh hưởng (số lượng tài khoản theo dõi), hiện tại có thể chia influencer thành bốn nhóm influencer như bảng dưới đây:

 

Loại Giải thích Lượt Follower Ưu điểm Nhược điểm
Mega Người có lượt theo dõi lớn như nghệ sĩ, ngôi sao Hơn 1 triệu Tác động lớn đến độ tiếp cận Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và influencer khó thân thiết và bị kiểm soát.

Chi phí rất cao

Macro Người nổi tiếng trong một thị trường ngách 100 nghìn - 1 triệu Mối quan hệ thân thiết với người theo dõi của họ Độ tiếp cận và độ tương tác có thể không tỷ lệ thuận
Micro Người nổi tiếng trong một chủ đề, một thị trường mục tiêu cao 1 nghìn - 100 nghìn Hiệu quả cao, có thể làm đại sứ thương hiệu Họ có thể thiếu kỹ năng về mạng xã hội
Nano Người ảnh hưởng một cộng đồng nhỏ Đến 1000 Lượt theo dõi thấp nhưng tác động lớn Lượt tiếp cận thấp

 

Tìm Kiếm Influencer Phù Hợp Với Thương Hiệu 

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Tìm kiếm influencer phù hợp với thương hiệu là rất quan trọng. Một số yếu tố bạn cần cân nhắc khi tìm kiếm influencer gồm:

  • Loại và chất lượng đối tượng: Những người theo dõi họ có phải là đối tượng mục tiêu lý tưởng mà bạn đang cố gắng tiếp cận hoặc thu hút không?
  • Mạng xã hội ưa thích: Những kênh xã hội nào họ sử dụng hiệu quả? Khán giả của bạn sử dụng những kênh này như thế nào?
  • Chất lượng nội dung: Họ có tạo ra nội dung phù hợp với giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Tính xác thực: Họ có xuất hiện chính hãng và đáng tin cậy khi họ quảng cáo sản phẩm không?
  • Tính cách thương hiệu: Phong cách giao tiếp và tính cách của họ có phù hợp với các giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Tỷ lệ và tần suất tương tác: Họ thường nhận được bao nhiêu mức độ tương tác từ những điều sau đây? Họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn bao lâu một lần? Họ xuất bản nội dung mới bao lâu một lần?
  • Phí: Họ muốn được thanh toán như thế nào (hoa hồng CPA, lưu lượng truy cập CPC hoặc phí cố định)? Điều này có phù hợp với ngân sách hoặc mục tiêu của bạn không?

Có nhiều công cụ, ứng dụng hỗ trợ tìm kiếm influencer online, dựa trên một số yếu tố như: lượt theo dõi, số bài đăng, SEO, chủ đề…Để tìm kiếm influencer phù hợp với, đáng tin cậy, bạn có thể thử 5 cách sau:

  • Sử dụng công cụ BuzzSumo để tìm kiếm những nội dung đang tạo xu hướng và tác giả.
  • Tìm kiếm những chuyên gia trong ngành trên Linkedin 
  • Sử dụng hashtag để tìm kiếm micro-influencer trên Twitter và Instagram
  • Sử dụng những dịch vụ chuyên cung cấp influencer và KOL tại Việt Nam như: Halago, BookingKOLs.com, 7SA và Revu Việt Nam.

Khi lựa chọn influencer, điều quan trọng nhất không phải là số lượt theo dõi mà là sự tương đồng trong hình ảnh thương hiệu và hình ảnh của influencer đó

Nếu influencer không chia sẻ chung những giá trị với thương hiệu của bạn, thì sự hợp tác giữa thương hiệu và influencer sẽ tạo cảm giác không chân thật và người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra.

Lấy ví dụ thực tế tại Việt Nam vừa qua trong case study về một dịch vụ phong thủy đã áp dụng influencer marketing và hợp tác với những người của công chúng khá nổi tiếng để PR dịch vụ. 

Tuy nhiên, người dùng dễ dàng nhận ra và vô cùng phản cảm khi hàng loạt nghệ sĩ cùng PR với một đoạn văn giống như văn mẫu.

Xem thêm chi tiết từ Zing.

Để có thể lựa chọn influencer phù hợp với thương hiệu, bạn cần phải cân nhắc thêm một vài câu hỏi sau đây.

Chất lượng những tác phẩm, nội dung mà influencer tạo ra như thế nào.

Làm việc với influencer nghĩa là bạn cho họ tự do sáng tạo dựa trên brief marketing. Do đó, bạn cần đảm bảo nội dung họ tạo ra phải có chất lượng cao. Hãy quan sát những nội dung họ đã sáng tạo và đánh giá liệu: 

  • Nội dung có tạo cảm giác chân thực?
  • Nội dung có đem lại giá trị thật sự cho khán giả của họ?
  • Phần văn bản, hình ảnh đã chỉn chu, súc tích?

Khán giả của influencer có độ tương tác cao hay không.

Hãy quan sát những lượt thích, bình luận, chia sẻ… và đánh giá tỷ lệ tương tác của influencer để biết được khán giả của họ có dành nhiều thời gian cho influencer hay không. Trên thực tế, một influencer với lượt theo dõi thấp nhưng tỷ lệ tương tác cao, chủ động sẽ tốt hơn so với lượt theo dõi cao nhưng cộng đồng khán giả lại thụ động.

Lượt tiếp cận (reach) của influencer có đủ lớn hay không.

Một influencer có thể có lượt theo dõi cao những lượt tiếp cận thấp. Với thương hiệu mới, thước đo về độ tiếp cận (reach) là một chỉ số quan trọng, có liên quan trực tiếp đến độ nhận thức thương hiệu và ROI của chiến dịch quảng cáo. 

Influencer đã cộng tác với những thương hiệu nào.

Quan sát những thương hiệu đã từng hợp tác với influencer trước đây có thể giúp bạn xác định liệu khán giả của họ có phù hợp với thương hiệu của bạn hay không. 

Cộng Tác Với Influencer - Quy Trình Ba Bước

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Đến đây, có lẽ bạn đã xác định được những influencer phù hợp và bước tiếp theo bạn cần làm là thuyết phục họ làm việc với bạn. Ba bước sau đây giúp bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ với họ.

Tiếp cận influencer 

Ấn tượng đầu tiên bạn để lại khi liên hệ với influencer là yếu tố quan trọng trong việc bạn và influencer đó có thể hợp tác với nhau hay không. Hãy khiến họ cảm thấy được tôn trọng, có giá trị và có sự tương tác từ trước khi triển khai chiến dịch chính.

Một số thương hiệu hay bắt đầu bằng cách theo dõi họ trên mạng xã hội, để lại lời bình có ý nghĩa trên các bài đăng của họ, gửi sản phẩm PR, sản phẩm mẫu… với hy vọng họ sẽ sử dụng và cộng tác.

Tạo lời mời hấp dẫn

Tiếp theo, bạn cần tạo một lời mời thật hấp dẫn, nêu rõ lý do tại sao bạn lại muốn cộng tác cùng họ, những thông tin tổng quát về chiến dịch bạn đang muốn triển khai, những hiệu quả & sản phẩm đầu ra (bài đăng, video,...), kinh phí,... 

Dành cho bạn: Sử dụng bộ briefing từ Jenfi Capital để mô tả chiến dịch marketing

Theo dõi và trao đổi công việc

Khi bạn bắt đầu cộng tác với influencer, hãy duy trì liên lạc với họ thường xuyên. Lý do là vì những influencer nổi tiếng có thể sẽ nhận hàng trăm tin nhắn, email hàng ngày và do đó tin nhắn của bạn có thể bị lẫn lộn trong hộp thư của họ. Hãy thiết lập chế độ tự động nhắc nhở để gửi tin nhắn, email cho họ theo định kỳ.

Và khi bạn đã triển khai chiến dịch influencer marketing, bạn cần chú ý nhiều hơn trong các hoạt động triển khai. Khi cộng tác cùng influencer, mỗi chiến dịch sẽ có rất nhiều chi tiết. 

Nếu bạn cộng tác với nhiều influencer cùng một lúc thì việc này có thể sẽ gặp vấn đề trong quản lý. Do đó, bạn có thế sử dụng nền tảng để quản lý influencer và duy trì mối tương tác với họ hiệu quả hơn.

Đo Lường Hiệu Quả Của Chiến Dịch Influencer Marketing

Để đo lượng hiệu suất khi triển khai influencer marketing, có hai cách phổ biến nhất đó là sử dụng mã UTM (Urchin Tracking Module) hoặc Trí tuệ marketing (Media intelligence). 

Đo lường hiệu quả influencer bằng mã UTM

UTM là một trong những cách đơn giản nhất để theo dõi, đánh giá hiệu quả của influencer marketing. UTM là một đoạn mã, dãy số dành riêng cho mỗi influencer, được bổ sung vào đoạn URL mà influencer dùng để làm đường dẫn, trỏ về trang doanh nghiệp hoặc trang bán hàng của bạn.

Do mỗi influencer có đoạn UTM khác nhau, do đó bạn có thể dễ dàng sử dụng Google Analytics để đo lường, đánh giá hiệu quả của từng influencer về các thông số như: thời gian ở lại trên trang (user retention), tỉ lệ mua hàng, tỉ lệ chuyển đổi. 

Ví dụ về các mã UTM khác nhau cho các chiến dịch tiếp thị. Nguồn: Buffer.com

Đo lường hiệu quả influencer bằng các phần mềm trí tuệ marketing

Trí tuệ marketing (marketing intelligence) là quy trình thu thập dữ liệu, tổ chức, phân tích giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu. 

Trong khía cạnh influencer marketing, bạn có thể sử dụng những công cụ, phần mềm ứng dụng trí tuệ marketing để đánh giá hiệu suất của influencer cho chiến dịch tiếp thị của mình.

Lấy ví dụ về công cụ social listening từ Mention, một công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi những gì cộng đồng đang nói về thương hiệu của bạn. 

Bạn có thể sử dụng công cụ này để theo dõi từ khóa, hashtag… trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube… Kết hợp từ khóa thương hiệu và từ khóa của influencer sẽ giúp bạn đo lường mức độ tác động của influencer đến thương hiệu, nhận thức về thương hiệu… 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Copywriting Là Gì? Khái Niệm & Chiến Lược Copywriting Cho Doanh Nghiệp

Copywriting là gì | Jenfi Capital

Khi thế giới ngày càng phẳng, môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt thì copywriting là một trong những chiến lược cạnh tranh còn hiệu quả với chi phí thấp. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đã chú ý đầu tư nhiều hơn về copywriting, nhưng vẫn còn doanh nghiệp chưa nhìn nhận đúng về hình thức marketing này.

Điển hình nhất là khi copywriting thường bị nhầm lẫn với content writing. Tuy hai khái niệm này tương đối giống nhau nhưng copywriting khác với các hình thức sáng tạo nội dung khác. Copywriting có mục tiêu là thúc đẩy người xem thực hiện hành động cụ thể. 

Copywriting có thể dưới dạng email copy, quảng cáo mạng xã hội, CTA (Call-to-action: kêu gọi thực hiện hành động), hoặc những dạng nội dung bất kỳ dùng để khuyến khích người dùng thực hiện mua hàng hoặc chuyển đổi khách hàng.

Ngôn từ dùng trong các mẫu quảng cáo bán hàng tác động mạnh mẽ đến doanh thu. Lấy ví dụ từ case study của đơn vị thiết kế web WiseU, khi họ sử dụng 4 loại CTA khác nhau cho mẫu quảng cáo gồm:

  • Ước tính miễn phí (Free estimate)
  • Báo giá miễn phí (Free quote)
  • Nhận báo giá (Get a quote)
  • Nhận giá (Get a price)

Copywriting là gì | thí nghiệm CTA | Jenfi Capital

CTA “Báo giá miễn phí” có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất (2,3%). Điều này không quá bất ngờ vì đa số chúng ta khó cưỡng lại từ “miễn phí”, và từ “báo giá” cho cảm giác chắc chắn, đáng tin cậy hơn từ “ước tính”. 

Trong bài viết này, Jenfi Capital hướng dẫn chi tiết về copywriting, từ định nghĩa copywriting, phân loại, đến cách viết các mẫu quảng cáo có thể tạo ra đơn hàng cho bạn.

Cần nguồn vốn mở rộng kinh doanh? Đăng ký huy động vốn cùng Jenfi chỉ trong vài phút!

Copywriting Là Gì? Định Nghĩa

Copywriting là gì | | Jenfi Capital

Copywriting liên quan đến sáng tạo các nội dung ngôn từ để người xem thực hiện một hành động cụ thể. Bạn có thể kêu gọi người xem nội dung đăng ký theo dõi trang web, nhấp để tìm hiểu thêm về doanh nghiệp, sản phẩm. Một copywriting hoàn hảo kết hợp được mục tiêu chuyển đổi và đồng thời đem đến trải nghiệm tích cực cho khách hàng mục tiêu.

Copywriting Khác Gì So Với Content Marketing?

Copywriting Khác Gì So Với Content Marketing?| Copywriting Là Gì? Định Nghĩa | Jenfi Capital

Điểm khác biệt đáng kể của copywriting và content writing là mục tiêu hướng đến.

Cả hai loại nội dung đều cần phải thu hút sự chú ý của người xem trong thời gian ngắn, thì copywriting tập trung vào khuyến khích thực hiện một hành động cụ thể. Ngược lại, content marketing tập trung vào mục tiêu “soft sell” như giáo dục thị trường, xây dựng nhận thức về thương hiệu, hoặc tương tác với người dùng.

Lấy Jenfi Blog làm ví dụ.

Copywriting là gì - ví dụ từ Jenfi Blog

Ý tưởng chính của Jenfi Capital blog là cung cấp thông tin cho bạn đọc về marketing, quản trị doanh nghiệp, tài chính… (content marketing). Trong đó, một số phần được tối ưu với mục tiêu cụ thể.

Lấy ví dụ, khi bạn xem một số bài viết sẽ có những phần CTA về tính năng Jenfi Insights, một ứng dụng phân tích hiệu suất kinh doanh miễn phí cho doanh nghiệp. 

jenfi CTA - ví dụ copywriting

Hoặc ở những bài viết về vay vốn, Jenfi so sánh hình thức vay vốn dựa vào doanh thu và các hình thức vay vốn khác để bạn có thể lựa chọn và đăng ký hình thức vay phù hợp.

Đó là một vài ví dụ về copywriting và content writing trong thực tế.

Tại Sao Copywriting Lại Quan Trọng Trong Online Marketing?

Tại Sao Copywriting Lại Quan Trọng Trong Online Marketing | Jenfi Capital

Khi khách hàng có vô vàn sự lựa chọn, từ thương hiệu đến kênh truyền thông, họ có thể chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác nếu không tìm thấy những giá trị đi kèm và trải nghiệm tích cực, chân thật từ thương hiệu.

Vậy, làm sao để thương hiệu có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh? Một trong những cách hiệu quả là sử dụng copywriting để nổi bật trong đám đông. 

Một vài lợi ích của copywriting có thể kể đến như:

  • Copywriting giúp bạn đạt được những mục tiêu tăng trưởng, quan trọng nhất là tăng doanh số. 
  • Copywriting tăng giá trị tài sản thương hiệu của bạn.
  • Copywriting tăng tỷ lệ chuyển đổi cho các chiến dịch tiếp thị.
  • Copywriting có thể bảo vệ doanh nghiệp trước scandal.

Các Hình Thức Copywriting Phổ Biến

Các Hình Thức Copywriting Phổ Biến | Jenfi Capital

Để viết được một bản copy có sức thuyết phục, trước tiên bạn cần hiểu rõ các hình thức phổ biến và cách thức triển khai. Những hình thức copywriting thường được sử dụng gồm

  • Website copywriting
  • SEO copywriting
  • Product copywriting
  • B2B Copywriting
  • B2C Copywriting
  • Direct response copywriting (Quảng cáo phản hồi trực tiếp)
  • Ad copywriting

Website copywriting

Hầu như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần website copywriting. Đây là loại nội dung được đăng tải trên web doanh nghiệp, phổ biến như trang chủ, trang đích (landing page), blog nội dung…

Theo nghiên cứu từ đại học Missouri, người dùng thường dành khoảng 5 giây để xem trang chủ của một website trước khi điều hướng đến các phần khác trên web. Khoảng thời gian này không nhiều để bạn có thể thu hút sự chú ý, tương tác và khuyến khích họ thực hiện hành động. 

Do đó, kỹ năng website copywriting rất quan trọng. Bạn cần xác định được mục tiêu của từng trang nội dung để truyền đạt thông tin thật rõ ràng, và nhắc nhở người dùng hoàn thành một hành động cụ thể.

Thử xem ví dụ này từ Canva.

ví dụ về website copywriting | Jenfi Capital

Tất cả các nội dung trên trang chủ của Canva đều hướng về một mục tiêu - để người dùng bắt đầu tạo thiết kế miễn phí. Nội dung chính của trang truyền tải giá trị của Canva: tạo các thiết kế cho nhiều định dạng, nền tảng khác nhau. Phần bên dưới đề xuất những thiết kế có sẵn. phù hợp với mục đích của từng người dùng khác nhau. 

SEO copywriting

SEO copywriting là viết nội dung cho website theo từ khóa để trang web của bạn có những bài viết được xếp hạng trên Google SERP và tăng lưu lượng truy cập miễn phí. SEO copywriting là hoạt động tiếp thị quan trọng của doanh nghiệp muốn tìm kiếm khách hàng trên Google mà không tốn kém như tiếp thị trả phí.

Bắt đầu SEO copywriting thường diễn ra với bước nghiên cứu từ khóa. Các công cụ như Google Keyword Planner, Semrush hoặc Ahrefs có thể hỗ trợ bạn tìm kiếm các từ khóa phù hợp. Từ đó, SEO copywriting có thể bắt đầu bằng cách xây dựng dàn ý, dựa vào top 10 bài viết trên Google hoặc các công cụ như Answerthepublic.

Product copywriting (Viết quảng cáo sản phẩm)

Loại bài viết quảng cáo sản phẩm tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm của bạn. Product copywriting tập trung vào viết bài quảng cáo sản phẩm, giới thiệu tính năng và mô tả sản phẩm của mình.

Cách tốt nhất để viết quảng cáo sản phẩm của bạn là tìm hiểu insight khách hàng là gì. Bạn cần xác định điều gì thu hút họ, họ đang gặp vấn đề gì và đưa ra hướng giải quyết (bằng sản phẩm phù hợp của bạn). 

Khi mô tả sản phẩm, hãy tập trung vào các lợi ích mang lại chứ không chỉ đưa ra các tính năng. Lấy ví dụ thương hiệu Dyson khi mô tả dòng sản phẩm máy lọc không khí của mình. Hãy xem mô tả dưới đây.

ví dụ về product copywriting | Jenfi Capital

Dyson nhấn mạnh tính năng tuyệt vời của máy lọc không khí là chặn được bụi, sương mù ô nhiễm, kể cả virus Covid-19. Điều này thu hút người dùng tại Việt Nam, nhất là dân cư tại các thành phố lớn.

B2B Copywriting

Đối với viết quảng cáo B2B, bạn cần viết nội dung thu hút những người đại diện cho doanh nghiệp.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ là khán giả của bạn vẫn là con người - Bạn cần đảm bảo nội dung của mình có thể thu hút người đọc, thuyết phục và khuyến khích hành động.

B2C Copywriting

B2C là viết tắt của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, vì vậy các công ty này bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ trực tiếp đến người tiêu dùng cá nhân. B2C copywriting xuất hiện hầu như khắp mọi nơi, từ các siêu thị, quán ăn, cửa hàng quần áo… đến những salon cho thú cưng.

Mục tiêu chính của B2C Copywriting là khuyến khích thực hiện hành động (thường là mua hàng). Không giống như các khách hàng doanh nghiệp, người tiêu dùng thường ra quyết định mua hàng nhanh hơn. Do đó, điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ về khách hàng của mình và viết các mẫu quảng cáo để bán hàng trực tiếp cho họ. Thử xem ví dụ về  B2C Copywriting của thương hiệu Some By Mi dưới đây.

ví dụ về B2C copywriting | Jenfi Capital

Dòng tagline ở đây phù hợp với xu hướng thiết kế hiện đại: màu sắc tự nhiên, câu từ ngắn gọn. Some By Mi nhấn mạnh giá trị của thương hiệu ở bảng thành phần tốt cho làn da, ít phụ liệu. Các từ ngữ được chọn như “Amazing”, “Miracle”, “Good” tạo cảm giác đơn giản, tinh tế. 

Direct response copywriting (Quảng cáo phản hồi trực tiếp)

Viết quảng cáo phản hồi trực tiếp nhấn mạnh vào tính tức thời và khẩn cấp. Kiểu viết quảng cáo này khuyến khích người đọc thực hiện hành động ngay lập tức.

ví dụ về direct response copywriting | Jenfi Capital

Ví dụ về direct response copywriting của Dropbox trong chiến dịch email cho người dùng.

Ad copywriting

Ad copywriting phổ biến với quảng cáo trả phí. Các hình thức phổ biến bao gồm viết tagline cho biển quảng cáo, viết mô tả cho các bài đăng trên mạng xã hội, viết kịch bản sản xuất video, viết tiêu đề cho quảng cáo Facebook,... và nhiều hình thức khác.

Mặc dù các hình thức viết sẽ khác nhau, nhưng chúng có một điểm chung: giới hạn nghiêm ngặt về số lượng từ được sử dụng.

Nghĩa là để viết được quảng cáo thật xuất sắc, bạn cần thu hút sự chú ý, tương tác với khán giả của mình và truyền đạt giá trị một cách nhanh chóng và chính xác.

Social Media Copywriting (Viết quảng cáo trên mạng xã hội)

Mục tiêu của social media copywriting (viết quảng cáo trên mạng xã hội) là thu hút người xem bằng các bài đăng và quảng cáo trả phí. Hình thức này đòi hỏi bạn phải điều chỉnh thông điệp thương hiệu sao cho thích ứng với các định dạng khác nhau. 

Ví dụ, cùng một bài đăng nhưng nội dung dành cho trang Fanpage Facebook của bạn sẽ không giống với nội dung trên Instagram hay Tiktok. 

Vì vậy, bạn cần ghi nhớ tiêu chuẩn của từng nền tảng khác nhau. Bên cạnh đó, hãy viết với giọng điệu thân thiện, như bạn đang trò chuyện với đọc giả. Hãy sử dụng câu từ ngắn gọn, dễ hiểu. Bạn cũng nên kết hợp nhiều nội dung khác nhau để tương tác như: giải trí, giáo dục, trò chuyện… để xây dựng quan hệ với người xem một cách thoải mái nhất.

Sau cùng, social media copywriting cũng là hình thức bài viết có định hướng hành động cao. Đừng quên sử dụng một CTA để người xem biết nên làm gì sau khi đọc bài của bạn.

Insight Copywriting

Insight Copywriting là kiểu nội dung với hàm lượng thông tin, kiến thức về chuyên môn cao, giúp bạn xây dựng hình ảnh như một lãnh đạo đầu ngành. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách viết những nội dung có tính giáo dục cao.

Một lượng đọc giả có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp chi tiết để giải quyết một vấn đề cụ thể của họ. Nếu khán giả của bạn là những người đã có kinh nghiệm trong ngành, insight copywriting có thể đem lại hiệu quả chuyển đổi.

Theo nghiên cứu từ Linkedin và Edelman, có đến 54% những lãnh đạo dành hơn 1 giờ mỗi tuần để đọc loại nội dung này. Do đó, Insight Copywriting chắc chắn là một chiến lược khả thi để bạn kết nối với những người có quyền ra quyết định trong doanh nghiệp.

Triển Khai Copywriting Như Thế Nào: Những Chiến Lược Hiệu Quả

Jenfi Capital vừa giới thiệu bạn về những hình thức copywriting mà doanh nghiệp có thẻ sử dụng. Nhưng làm thế nào để bạn tạo ra những nội dung có thể tác động đến người xem?

Dưới đây là một số chiến lược Copywriting đảm bảo ngôn từ của bạn có thể truyền cảm hứng đến mọi người.

Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu rõ khán giả của bạn là ai

Chỉ khi bạn biết rõ mình đang viết cho khách hàng mục tiêu là ai, bạn mới có thể tạo loại nội dung phù hợp với nhu cầu, mong muốn của họ. 

Một trong những cách để biết khách hàng mục tiêu là ai cực kỳ đơn giản là sử dụng những dữ liệu bạn hiện có trong hồ sơ danh sách khách hàng, trong phần phân tích của của trang Facebook Fanpage, Instagram Analytics hoặc Google GA4 của website. Từ đây, hãy tìm kiếm những khách hàng có chỉ số CLV (customer lifetime value) cao để tạo nội dung cho họ.

Nếu bạn vừa chỉ mới xây dựng doanh nghiệp và chưa có dữ liệu nền tảng, bạn có thể tạo một hoặc vài chân dung khách hàng (customer persona) để bắt đầu.

Sử dụng đúng giọng điệu

Giọng điệu, thái độ khi viết có thể khiến người đọc biết được bạn là người vui vẻ, nghiêm túc, chuyên môn cao. Thử xem ví dụ sau:

“Hiểu rõ về khách hàng của bạn với phần mềm chuyên dụng, tiên tiến giúp bạn tăng doanh số với Jenfi Insights.”

Và ví dụ dưới đây:

“ Hiểu rõ về khách hàng của bạn với phần mềm ứng dụng AI và dữ liệu sẵn có. Jenfi Insights giúp bạn tăng trưởng doanh thu bằng trí tuệ nhân tạo để cải thiện hiệu suất bán hàng.”

Mặc dù cả hai câu trên về cơ bản cung cấp thông tin như nhau, nhưng giọng điệu câu thứ hai có thái độ chuyên nghiệp hơn, giúp người đọc cảm giác được phần mềm này mang lại giá trị cụ thể (về hiệu suất bán hàng) cho họ.

Tập trung vào giá trị bán hàng độc nhất của bạn

Ngày nay, các chiến lược cạnh tranh truyền thống như cạnh tranh về giá, địa điểm…ngày càng kém hiệu quả. Người dùng có thể dễ dàng tìm mua hai mặt hàng hoàn toàn giống nhau về chức năng, công dụng với giá không chênh lệch chỉ với cú nhấp chuột. Một trong những công cụ cạnh tranh còn có thể sử dụng chính là giá trị bán hàng độc nhất được thể hiện trong các bản copywriting của doanh nghiệp.

ví dụ về USP từ Xero | Jenfi Capital

Xero áp dụng chiến lược này rất xuất sắc vào phần mềm của họ. Xero giới thiệu chính xác chức năng của phần mềm: “đơn giản hóa các công việc kinh doanh hàng ngày” và nhóm khách hàng mục tiêu gồm: “các doanh nghiệp nhỏ, kế toán viên, nhân viên kế toán tại địa phương và trên toàn thế giới”.

Tạo nội dung có thể giải quyết các điểm đau (pain point) của khách hàng

Khi bạn viết nội dung, chúng ta có xu hướng tập trung vào những mặt tích cực, chẳng hạn như sản phẩm của bạn tuyệt vời như thế nào, hoặc khách hàng yêu thích sản phẩm của bạn như thế nào.

Tuy nhiên, khách hàng không tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ vì nó tuyệt vời; họ đang tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề của họ. Những vấn đề đó là điểm đau và chúng ta cần giúp họ giải quyết.

Ví dụ, khi khách hàng tìm kiếm đến Jenfi Capital và sử dụng dịch vụ huy động vốn, nghĩa là họ đang cần nguồn tiền để chi tiêu trong ngắn hạn, đó có thể là do thiếu hụt vốn lưu động, cần tiền để chạy quảng cáo, hoặc là vay ngân hàng nhưng không đủ điều kiện để giải ngân. 

Do vậy, phần nội dung trên trang chủ của Jenfi tập trung trực tiếp vào vấn đề: “Giúp bạn tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng cho các hoạt động mở rộng tăng trưởng.”

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Định Vị Sản Phẩm Là Gì: Hướng Dẫn Bạn Định Vị Sản Phẩm Của Doanh Nghiệp Mình

Định Vị Sản Phẩm Là Gì | Jenfi Capital

Bạn đang tìm cách để khác biệt hóa sản phẩm, dịch vụ của mình trong tâm trí người dùng? Bạn đã tìm đúng nơi rồi. Nhiều doanh nghiệp đang đổ tiền vào các kênh quảng cáo trực tuyến, để thương hiệu hay sản phẩm của mình được xuất hiện thường xuyên và hy vọng người tiêu dùng sẽ thấy và mua hàng.

Tuy nhiên, phần đông các chiến dịch tăng nhận thức thương hiệu có kết quả chuyển đổi thấp và một trong các lý do là bạn chưa truyền tải được thông điệp có giá trị đến thị trường. Vậy, làm sao để xác định giá trị độc nhất của thương hiệu và sản phẩm của bạn? Cách phổ biến nhất là bạn cần định vị sản phẩm của mình.

Trong bài này, cùng Jenfi Capital hiểu rõ về định vị sản phẩm, các chiến lược định vị sản phẩm, cùng 3 bước đơn giản để bạn có thể bắt đầu định vị sản phẩm thật thành công.

Định Vị Sản Phẩm Là Gì? Định Nghĩa 

Định Vị Sản Phẩm Là Gì | Jenfi Capital

Định vị sản phẩm (Product Positioning) là quá trình giúp xác định vị trí của sản phẩm trong tâm trí người dùng. Quá trình này bao gồm phân tích thị trường và vị trí của các sản phẩm cạnh tranh, xác định vị trí của sản phẩm mới, và tạo dựng hình ảnh sản phẩm. 

Để định vị sản phẩm thành công, bạn cần thực hiện hai bài toán: sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề gì của khách hàng; và tại sao sản phẩm của bạn lại tốt hơn khi so với đối thủ.

Tại Sao Định Vị Sản Phẩm Lại Quan Trọng?

Tại Sao Định Vị Sản Phẩm Lại Quan Trọng | Định Vị Sản Phẩm Là Gì | Jenfi Capital

Có rất ít sản phẩm có thể đáp ứng mọi nhu cầu của mọi người. Nếu bạn muốn tạo ra một sản phẩm “toàn diện” dành cho mọi người thì kết quả gần như thất bại vì bạn khó có thể tạo ra thông điệp cho thấy sản phẩm của bạn phù hợp với từng nhóm người dùng. 

Ví dụ, nếu bạn có một dòng sản phẩm cao cấp, muốn tiếp cận khách hàng có thu nhập cao, nếu bạn định vị sản phẩm với thông điệp “giá cả phải chăng” sẽ là một sai lầm lớn. Thay vào đó, bạn có thể định vị sản phẩm bằng cách sử dụng influencer marketing, cho thấy những người nổi tiếng, người có thu nhập cao đang sử dụng sản phẩm. 

Những Lợi Ích Khi Định Vị Sản Phẩm Là Gì?

Những Lợi Ích Khi Định Vị Sản Phẩm  | Jenfi Capital

Định vị sản phẩm cho phép bạn tạo ra từng thông điệp cụ thể, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng và lôi kéo họ mua hàng. Định vị sản phẩm còn mang đến nhiều lợi ích khác cho hoạt động marketing & xây dựng thương hiệu như:

  • Giúp xác định các lợi ích chính của sản phẩm, từ đó kết hợp với nhu cầu của khách hàng để tạo thông điệp tiếp thị
  • Tạo lợi thế cạnh tranh ngay cả khi thị trường thay đổi;
  • Đáp ứng mong đợi của khách hàng;
  • Củng cố thương hiệu;
  • Giành được lòng trung thành của khách hàng;
  • thu hút các nhóm khách hàng khác nhau;
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh;
  • Giới thiệu các tính năng mới của sản phẩm khi cải tiến.

Năm Chiến Lược Định Vị Sản Phẩm Là Gì

Năm Chiến Lược Định Vị Sản Phẩm | Jenfi Capital

Vấn đề thường xuyên xuất hiện trong các doanh nghiệp mới, các startup là dành quá nhiều thời gian để phát triển sản phẩm, nhưng ít khi dành thời gian để tìm hiểu liệu người dùng suy nghĩ gì về sản phẩm của mình. Do đó, bạn cần lắng nghe người tiêu dùng suy nghĩ, cảm nhận gì về sản phẩm cũng mình. Dưới đây là 5 cách phổ biến được sử dụng để định vị sản phẩm, và bạn có thể áp dụng chúng vào doanh nghiệp của mình.

Định vị sản phẩm dựa trên đặc điểm

Các thương hiệu thường đưa ra những đặc điểm cho sản phẩm để người dùng dễ liên tưởng. Các đặc điểm này khiến người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dựa trên sự ưa chuộng của họ. Lấy các thương hiệu bột giặt tại Việt Nam làm ví dụ. Một người ưa thích sự trắng sạch có thể sử dụng thương hiệu OMO, Tide. Một người ưa thích sự thơm tho, mềm mại có thể sử dụng thương hiệu Downy, Surf. 

Định vị sản phẩm dựa trên giá cả

Chiến lược này liên quan đến cạnh tranh về giá bán các sản phẩm tương tự như đối thủ nhưng mức giá rẻ hơn. Các thương hiệu của siêu thị như Lotte, Mega Mart, Big C… là ví dụ điển hình. Họ luôn có dòng sản phẩm thương hiệu siêu thị với giá rẻ hơn các thương hiệu khác để thu hút người dùng lựa chọn.

Định vị sản phẩm dựa trên công dụng

Chiến lược này dựa vào tính năng, lợi ích cụ thể của sản phẩm. Một ví dụ điển hình là các dòng laptop, máy tính dành riêng cho người chơi game, giúp tăng cường hiệu suất hoạt động và đồ họa mạnh mẽ. Do đó, các thương hiệu sản xuất laptop có những dòng máy dành riêng cho game thủ với cấu hình mạnh mẽ hơn so với dòng máy tiêu chuẩn như Asus ROG, Lenovo Legion, HP Victus, Acer Nitro…

Định vị sản phẩm dựa trên uy tín

Chiến lược này dựa vào sự uy tín, cao cấp của thương hiệu thay vì giá cả sản xuất ra sản phẩm. Các dòng đồng hồ Rolex là ví dụ điển hình cho hình thức định vị này. Rolex tạo liên tưởng đến cảm giác thành tựu, xuất sắc và cực kỳ phổ biến trong giới siêu giàu và chính khách. Đó là lý do đồng hồ Rolex cực kỳ đắt đỏ nhưng vẫn thu hút người mua.

Định vị sản phẩm dựa trên đối thủ

Chiến lược này sử dụng đối thủ để so sánh với bản thân, từ đó tạo sự khác biệt của sản phẩm. Nhờ vậy, người dùng có thể phân biệt được các sản phẩm, các giá trị khác nhau của sản phẩm và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Làm Sao Để Định Vị Sản Phẩm Của Bạn

Làm Sao Để Định Vị Sản Phẩm Của Bạn | Jenfi Capital

Ba bước để bạn có thể bắt đầu định vị sản phẩm thành công gồm:

  • Xác định chân dung khách hàng
  • Phân tích đối thủ
  • Xác định bạn muốn khách hàng nghĩ gì về sản phẩm của mình

Xác định chân dung khách hàng

Bước đầu tiên để xây dựng chiến lược định vị sản phẩm hiệu quả là bạn cần biết rõ về khách hàng tiềm năng của mình. Để xác định những nhóm người này, bạn cần xây dựng chân dung khách hàng (buyer persona). 

Chân dung khách hàng mô tả khách hàng lý tưởng của bạn là ai, một ngày của họ sẽ xảy ra như thế nào, họ đang gặp phải vấn đề gì và cách họ đưa ra quyết định như thế nào. 

Bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng bằng cách khảo sát, hoặc phỏng vấn trực tiếp một nhóm nhỏ. Mục tiêu ở đây là bạn cần biết được người mua của bạn sẽ trông như thế nào. 

Phân tích đối thủ

Để định vị sản phẩm thành công, bạn phải tìm đúng thông điệp về sản phẩm của mình cho đúng phân khúc thị trường và bạn nói rõ tại sao sản phẩm của bạn tốt hơn so với đối thủ.

Một ví dụ thú vị và kinh điển về phân tích đối thủ để định vị sản phẩm để tạo nên các chiến dịch truyền thông là hai thương hiệu Milo và Ovaltine. Cả hai thương hiệu đồ uống từ lúa mạch có những màn đại chiến trên các mặt trận tiếp thị, từ quảng cáo banner đến TVC.

Milo bắt đầu với chiến dịch “Năng động Việt Nam” và TVC “Nhà Vô Địch Thật Sự” để thành thương hiệu đứng đầu thị trường trong nhiều năm. Khi đó, Ovaltine tung chiến dịch “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích” để tấn công trực diện Milo đã tạo sức lan tỏa cực kỳ lớn.

ví dụ thú vị và kinh điển về phân tích đối thủ để định vị sản phẩm: Milo và Ovaltine

Ovaltine còn sử dụng tông màu xanh của thương hiệu Milo để tạo sự liên tưởng mạnh mẽ.

Xác định bạn muốn khách hàng nghĩ gì về sản phẩm của mình

Đây là bước khó nhất trong định vị sản phẩm. Bạn cần áp dụng những thông tin từ hai bước trên để xác định bất kỳ cơ hội tiềm năng nào còn trống trên thị trường để chiếm lấy. 

Định vị sản phẩm đòi hỏi nhiều hơn việc chỉ đưa ra tuyên bố suông về giá trị độc đáo trong sản phẩm của bạn. Bạn phải tìm cách kết nối ở mức độ tình cảm với khách hàng tiềm năng của mình. Bạn phải đảm bảo rằng họ có cảm giác mạnh mẽ, tích cực về thương hiệu khi tiếp xúc.

Nếu bạn không chủ động tác động đến cảm xúc của khách hàng, thì họ có thể phát sinh những cảm xúc - đôi khi có thể là cảm xúc tiêu cực khi nhắc về thương hiệu của bạn.

Ví dụ về định vị sản phẩm xuất sắc

 Ví dụ về định vị sản phẩm xuất sắc | Jenfi Capital

Thương hiệu Dove được định vị tốt trên thị trường các sản phẩm chăm sóc cơ thể. 

Các chiến dịch của họ thu hút vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ. Bằng cách tập trung chủ yếu vào khía cạnh cảm xúc, Dove tạo nên sự liên tưởng mạnh mẽ giữa vẻ đẹp thật sự tự nhiên và các dòng sản phẩm của mình trong tâm trí người dùng.

Một ví dụ điển hình là chiến dịch “Vẻ đẹp thực sự”.

dove và chiến dịch vẻ đẹp thật sự

Trong chiến dịch quảng cáo này, những người phụ nữ được yêu cầu mô tả bản thân cho một người vẽ chân dung. Sau đó, một người quen của những người phụ nữ này mô tả họ một lần nữa cho người vẽ chân dung. Kết quả khi đối chiếu hai bức tranh, những người phụ nữ xuất hiện trong mắt người khác hóa ra xinh đẹp hơn nhiều. Một thông điệp đẹp đẽ được truyền tải một cách ngọt ngào nhưng đầy tác động!

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu

Open post

Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu

Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu | Jenfi Capital

Marketing đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh. Tuy nhiên, marketing là một khái niệm rộng bao gồm rất nhiều hoạt động; xây dựng thương hiệu và tạo nhãn hiệu là một trong những hoạt động marketing đó. 

Đa số mọi người nghĩ thương hiệu và nhãn hiệu là như nhau. Thế nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa thương hiệu và nhãn hiệu.

Ví dụ, bạn có biết là nhãn hiệu có thể được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, trong khi thương hiệu thì không? Đây là một trong số những khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu. 

Tuy hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu rất dễ nhầm lẫn là một, nhưng hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Bài viết này từ Jenfi Capital sẽ nêu rõ những khác biệt giữa một thương hiệu và nhãn hiệu.

Thương Hiệu Là Gì?

Thương Hiệu Là Gì? Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu | Jenfi Capital

Thương hiệu là suy nghĩ, sự nhận thức về một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thương hiệu có thể được nhận diện bởi slogan, tên thương hiệu, thiết kế, và nhiều thuộc tính khác giúp phân biệt sản phẩm với các sản phẩm khác trên thị trường. 

Nhãn Hiệu Là Gì?

Nhãn Hiệu Là Gì? Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu | Jenfi Capital

Nhãn hiệu đề cập đến dấu hiệu, thông tin về sản phẩm được in ấn trên bao bì và trên chính sản phẩm ấy. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa giữa các doanh nghiệp, cá nhân với nhau.

Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu 

Phân Biệt Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu | Jenfi Capital

Thương hiệu và nhãn hiệu khác nhau ở bốn góc độ gồm:

Chức năng 

Thương hiệu đóng vai trò giúp người tiêu dùng xác định một sản phẩm cụ thể trên thị trường trong khi mục đích của thương hiệu là thông báo cho người tiêu dùng những thông tin cụ thể và chi tiết liên quan đến sản phẩm hiện có. Điều này có nghĩa là một thương hiệu có tác dụng thúc đẩy tâm lý đối với người tiêu dùng trong khi một nhãn hiệu nói lên và bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị lợi dụng.

Tính hữu hình

Một thương hiệu không thể được nhìn thấy hoặc chạm vào bởi vì nó được định vị trong tâm trí của người tiêu dùng hay nói cách khác, nó là một nhận thức đối với một sản phẩm cụ thể liên quan đến chất lượng. Tuy nhiên, nhãn hiệu có thể được in ấn lên trên chính sản phẩm ở vị trí có thể hiển thị thông tin cho khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm.

Tính lâu dài

Thương hiệu tồn tại lâu dài vì nó gắn liền với nhận thức của người tiêu dùng. Ngược lại, một nhãn hiệu có thể dễ dàng bị loại bỏ khỏi sản phẩm, đặc biệt là những thương hiệu không gắn liền với sản phẩm một cách lâu dài. Việc loại bỏ nhãn hiệu khiến khách hàng khó hiểu được chi tiết cụ thể của sản phẩm.

Nguồn gốc

Thương hiệu có nguồn gốc từ tâm trí người tiêu dùng trong khi nhãn hiệu của sản phẩm được sản xuất bởi đơn vị sản xuất. Các công ty tham gia vào các chiến lược tiếp thị hướng tới việc định vị sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng để họ có thể tạo ra một thương hiệu tích cực.

Bảng So Sánh Thương Hiệu Và Nhãn Hiệu

Thương hiệu Nhãn hiệu
Vô hình Hữu hình
Tác động đến tâm lý người tiêu dùng Thông tin chi tiết về sản phẩm đến người tiêu dùng
Được hình thành do nhận thức của người dùng Được sản xuất bởi công ty in ấn
Tồn tại lâu dài Có thể bị loại bỏ hoặc thay thế

 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Viral Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Bắt Đầu Chiến Dịch Viral Cho Doanh Nghiệp

Open post

Viral Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Bắt Đầu Chiến Dịch Viral Cho Doanh Nghiệp

Viral Marketing Là Gì | Jenfi Capital

Một trong các mục tiêu marketing online hàng đầu hiện nay là tăng lượt tiếp cận của thương hiệu đến khán giả. Đây là lý do tại sao các chiến dịch viral marketing ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng. 

Nhưng, liệu việc theo đuổi các xu hướng mới, tạo ra những khoảnh khắc “viral” có thật sự hiệu quả? Hay doanh nghiệp chỉ nên sử dụng viral marketing như một chiến dịch trong kế hoạch marketing tổng thể của mình? Đó là những gì Jenfi Capital sẽ thảo luận cùng bạn trong bài viết này.

Go Viral Là Gì? Viral Marketing Là Gì?

Go Viral Là Gì? Viral Marketing Là Gì?

Viral được hiểu là những gì có khả năng lây nhiễm, lan truyền nhanh. Trong marketing, những thứ được gọi là viral có tốc độ chia sẻ và tương tác nhanh theo cấp số nhân trong thời gian ngắn.

Viral marketing được định nghĩa là: 

“ Một hình thức quảng cáo, dựa trên khán giả để truyền tải thông điệp của sản phẩm hoặc dịch vụ. Một chiến lược quảng cáo được xem là viral khi được chia sẻ bởi nhiều nhóm khán giả khác nhau, hơn là chỉ nhóm khán giả mục tiêu ban đầu.”

Nếu đạt được trạng thái viral, thông điệp của bạn dường như sẽ xuất hiện trên mọi nền tảng, mọi bảng tin của dân mạng.

Các Chiến Dịch Viral Marketing Có Những Điểm Gì Chung?

Các Chiến Dịch Viral Marketing Có Những Điểm Gì Chung?

Mặc dù các thông điệp và nội dung lan truyền rất khác nhau giữa các doanh nghiệp, nhưng có ba yếu tố riêng biệt mà hầu hết các chiến dịch đều có. Bạn cần ghi nhớ ba yếu tố này để đánh giá liệu chiến dịch có khả năng gây tiếng vang lớn hay không.

Lan tỏa một cách tự nhiên

Các chiến dịch viral marketing đều được chia sẻ tự nhiên. Chúng ta không thể ép buộc một chiến dịch trở nên viral. Đó là nguyên tắc cơ bản. 

Đúng thời điểm

Nói đơn giản thì các xu hướng luôn xuất hiện và nhanh chóng được thay thế bởi các xu hướng khác.

Mặc dù các chiến dịch viral marketing có thể tạo ấn tượng đến một lượng lớn khán giả, nhưng thời gian chú ý lại rất ngắn. Khi xu hướng cũ không còn, chúng ta thường phải tìm kiếm một xu hướng mới để tạo viral.

Táo bạo

Táo bạo, độc đáo giúp các chiến dịch viral marketing được lan truyền nhanh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng viral marketing cũng có rủi ro khi táo bạo nhưng không phù hợp.

Lấy ví dụ, chiến dịch viral marketing về một loại sốt chấm mới của McDonald's năm 2018 đã gây bạo động tại Mỹ.

Một ví dụ khác về áp dụng viral marketing nhưng lại gây tranh cãi gay gắt là khi thương hiệu Dove tung ra chai lọ theo vóc dáng phụ nữ.

Thay vì khích lệ và truyền tải thông điệp “vẻ đẹp thật sự” của chiến dịch, người dùng cảm thấy rất khó chịu khi nhìn thấy những sản phẩm gây ám ảnh này. 

Bắt Đầu Chiến Dịch Viral Marketing Như Thế Nào?

Bắt Đầu Chiến Dịch Viral Marketing Như Thế Nào?

Theo khảo sát của Sproutsocial về xu hướng tiếp thị mạng xã hội 2022, các thương hiệu hiện nay tập trung vào lợi nhuận khả thi khi quảng cáo trực tuyến.

Có nghĩa là, việc trở nên viral trong một lúc không phải là ưu tiên hàng đầu của các thương hiệu. 

Tuy vậy, những bí quyết dưới đây có thể giúp bạn thu lại nhiều lợi ích hơn khi triển các chiến dịch viral marketing: từ giữ tương tác với khách hàng đến xây dựng tài sản thương hiệu dài hạn.

Đánh giá lại lý do tại sao bạn muốn trở nên viral

Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp thường bỏ qua là xác định lý do họ muốn viral. 

Bạn muốn điều gì khi triển khai viral marketing? Bạn muốn tăng nhận thức thương hiệu? Bạn muốn thu hút sự chú ý của người dùng? Xác định mục tiêu phù hợp giúp bạn tạo ra những nội dung có ý nghĩa, thay vì những nội dung tuy lan tỏa nhưng không đem lại giá trị phù hợp.

Tận dụng dữ liệu, báo cáo về xu hướng mạng xã hội

Khán giả đóng vai trò trung tâm trong viral marketing. Do đó, bạn cần tạo loại nội dung mà khán giả của bạn quan tâm. Với các phần mềm chuyên về phân tích mạng xã hội và các báo cáo xu hướng từ Facebook, Google… sẽ giúp biết được nên tạo loại nội dung gì có tiềm năng lan tỏa nhất.

Đảm bảo nội dung của bạn được tối ưu để người dùng chia sẻ

Hãy tận dụng nhiều tài khoản, nhiều nền tảng, nhiều định dạng nội dung để lan tỏa. Ví dụ, nếu bạn tạo nội dung bài viết thì nên tận dụng các nền tảng bạn đang sở hữu như: website, Linkedin, các nền tảng blog, báo chí. Nếu bạn tạo nội dung video, hãy tạo nhiều định dạng khác nhau cho Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube.

Sử dụng hashtag

Hashtag giúp chia sẻ nội dung dễ dàng và có thể sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch viral. 

Theo xu hướng kịp thời

Có thể nói rằng cách dễ nhất trở nên viral là sáng tạo nội dung theo xu hướng thịnh hành.

Ví dụ, bạn có thể ghép thương hiệu của bạn vào một meme, tài liệu tham khảo hoặc một số nội dung lan truyền khác để quảng bá doanh nghiệp. Đây là một trong những chiến lược tiếp thị quan trọng hiện tại.

Các doanh nghiệp nhỏ, nhà sáng tạo nội dung thường tham gia vào các “thử thách” trên mạng xã hội để được xuất hiện nhiều hơn. 

Nhân hóa nội dung của bạn

Đây là một mẹo đơn giản và được nhiều thương hiệu sử dụng.

Lý do là vì hầu hết các phần nội dung viral đều dành cho con người. Do đó, các thương hiệu có xu hướng nhận được nhiều lượt chia sẻ hơn khi thêm cá tính, màu sắc vào nội dung của họ.

Ví Dụ Về Các Chiến Dịch Viral Marketing Điển Hình

Ví Dụ Về Các Chiến Dịch Viral Marketing Điển Hình

Dollar Shave Club 2012

Một ví dụ điển hình về viral marketing có thể kể đến là chiến dịch “Our Blades are F***ing Great” của công ty Dollar Shave Club vào 2012.

 

Với hơn 28 triệu lượt xem tính đến thời điểm viết bài này, quảng cáo YouTube của Dollar Shave Club là một trong những quảng cáo sớm nhất, thành công nhất áp dụng viral marketing. Vào ngày phát hành, máy chủ của Dollar Shave Club đã bị sập vì không thể xử lý lưu lượng truy cập trang web. 

Ngày hôm sau, công ty đã có thêm 12.000 khách hàng mới với mức phí 1 đô la mỗi tháng cho dịch vụ thuê bao dao cạo râu—144.000 đô la doanh thu định kỳ hàng năm chỉ sau một đêm.

Hình thức quảng cáo hài hước này được tiếp nhận và nhiều doanh nghiệp sau này cũng sử dụng chiến dịch tương tự. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp như Điện Máy Xanh, FPT, Grab,... đều sử dụng chiến lược viral marketing.

Spotify Wrapped

Spotify Wrapped là một chương trình hàng năm bắt đầu vào năm 2016, trong đó người dùng Spotify được thông tin tổng quan về hoạt động nghe của họ trong năm, ví dụ như nghệ sĩ hàng đầu, bài hát yêu thích và tổng số phút họ đã dành để nghe nhạc trong 12 tháng.

Người dùng Spotify không ngừng chia sẻ Spotify Wrapped cá nhân của họ trên các kênh truyền thông xã hội khác nhau. Spotify không cần phải làm gì nhiều để khiến nội dung trở nên lan truyền, nhưng bằng cách tạo ra các yếu tố mới và độc đáo hàng năm khiến cho người dùng mong đợi và nội dung tự nhiên lan truyền.

Thử thách #eyeslipsface trên Tiktok

Công ty mỹ phẩm e.l.f. (viết tắt của Eyes Lip Face), đã tạo ra một chiến dịch viral marketing trên TikTok, trong đó có một bài hát dành riêng cho thương hiệu  e.l.f. Bài hát khuyến khích người dùng Tik Tok đăng video họ đang trang điểm với bài hát làm nhạc nền, gắn kèm hashtag # #eyeslipsface.

Vào thời điểm đó, #eyeslipsface là chiến dịch TikTok lan truyền nhanh nhất, đạt 1 tỷ lượt xem và là quảng cáo đầu tiên giữ vị trí xu hướng số 1 trên TikTok.

Hoạt động tiếp thị lan truyền  đã thành công vì thương hiệu đã dành thời gian để tạo ra một bài hát độc đáo, có thương hiệu, tận dụng cách hầu hết mọi thứ lan truyền trên TikTok. Những người nổi tiếng cũng tham gia vào xu hướng, nhiều người trong số họ tham gia tự nguyện, nhờ đó làm tăng sự phấn khích cho người dùng Tik Tok.

eyeslipface

Thử thách “Ice Bucket Challenge”

Thử thách dội nước đá Ice Bucket Challenge được tạo ra để nâng cao nhận thức về căn bệnh suy nhược. Khi tham gia Ice Bucket Challenge, bạn phải dội nước đá lạnh lên toàn bộ cơ thể và sau đó chỉ định một người bạn làm điều tương tự. 

“Ice Bucket Challenge” quyên góp được 115 triệu đô la chỉ trong mùa hè năm 2014. Bởi vì ai cũng muốn nhìn bạn bè mình tự dội nước lạnh lên đầu họ!

Những người nổi tiếng từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu tham gia, thách thức những người bạn nổi tiếng của họ, quyên góp và nâng cao nhận thức. Hashtag “Ice Bucket Challenge” đã trở nên phổ biến trên nhiều kênh truyền thông xã hội.

Quan trọng nhất - thử thách rất thú vị và khiến người tham gia cảm thấy mình là một phần của phong trào lớn hơn, đó là lý do tại sao nhiều năm sau chiến dịch này vẫn còn lan truyền.

Ice Bucket Challenge

Chiến dịch quảng cáo Điện Máy Xanh

Hẳn bạn còn nhớ chiến dịch quảng cáo điện máy với những người mẫu và phông nền xanh dương, kèm câu hát “Bạn muốn mua tivi đến điện máy xanh, bạn muốn mua tủ lạnh đến điện máy xanh”? Quảng cáo xuất hiện với tần suất dày đặc trên TV khiến nhiều năm sau, người ta vẫn còn nhớ đến.

Tạm Kết

Không có một công thức giống nhau cho các nội dung viral. Do đó, bạn có thể xem lại những chiến dịch viral marketing từng thành công trong quá khứ và cố gắng bắt chước những đặc điểm cốt lõi. Viral marketing về bản chất là tạo ra nội dung tuyệt vời kết nối với khán giả của bạn và khiến họ muốn chia sẻ nội dung đó. 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Storytelling Là Gì? Cách Áp Dụng Nghệ Thuật Kể Chuyện Trong Kinh Doanh

Open post

Storytelling Là Gì? Cách Áp Dụng Nghệ Thuật Kể Chuyện Trong Kinh Doanh

Storytelling Là Gì | Jenfi Capital

Storytelling (nghệ thuật kể chuyện) ngày càng được các thương hiệu ưu tiên sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo để xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng. Các câu chuyện thường dễ hiểu, dễ nhớ, giúp tạo ra mối liên kết tình cảm bền chặt hơn với khách hàng. Hiểu được điều này, các thương hiệu đã tận dụng nghệ thuật kể chuyện hiệu quả để tăng sự gắn kết với người tiêu dùng từ đó tạo sự tăng trưởng về doanh số.

Trong bài viết này, Jenfi Capital giúp bạn hiểu rõ hơn về storytelling cùng những công thức hấp dẫn giúp bạn xây dựng câu chuyện thật thu hút & nhanh chóng.

Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu qua các khái niệm quan trọng về nghệ thuật kể chuyện.

Storytelling Là Gì

Storytelling Là Gì - định nghĩa từ Jenfi capital

“Storytelling - Nghệ thuật kể chuyện là sự mô tả sống động về ý tưởng, niềm tin, trải nghiệm cá nhân và bài học cuộc sống thông qua những câu chuyện hoặc câu chuyện gợi lên những cảm xúc và hiểu biết sâu sắc.”

Trong marketing, storytelling là quá trình mà thương hiệu truyền tải thông điệp đến khán giả của họ thông qua sự kết hợp giữa “thực tế” và “câu chuyện”. Một số thương hiệu sử dụng câu chuyện có thật, trong khi một số khác sử dụng câu chuyện hư cấu, giả định để truyền tải thông điệp cốt lõi.

Nghệ thuật kể chuyện là sự đan xen giữa thực tế và cảm xúc mà bạn (thương hiệu của bạn) khơi gợi trong tâm trí người dùng. 

Tầm Quan Trọng Của Storytelling Trong Kinh Doanh

Tầm Quan Trọng Của Storytelling Trong Kinh Doanh | Jenfi Capital

Theo Search Engine Watch, 62% các nhà tiếp thị B2B cho rằng storytelling là một công cụ mạnh mẽ trong chiến lược tiếp thị nội dung.

Thu hút sự chú ý

Thứ nhất, những câu chuyện giúp các công ty thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao sự quan tâm của người dùng đến thương hiệu và nâng cao nhận thức về thương hiệu. 

Bạn có thể kể chuyện trên các nền tảng khác nhau: từ quảng cáo trên TV đến bài đăng trên mạng xã hội, từ podcast đến video. Storytelling giúp thu hút nhiều người hơn đến với thương hiệu của bạn, đặc biệt nếu câu chuyện trở nên viral.

Khơi gợi cảm xúc

Thứ hai, những câu chuyện hấp dẫn sẽ cộng hưởng với cảm xúc của người tiêu dùng và gợi lên những cảm xúc nhất định. 

Qua kể chuyện, công ty có thể cho khách hàng thấy rằng họ chia sẻ những nỗi đau và nhu cầu của họ. Theo đó, bạn có thể nhân cách hóa thương hiệu của mình, khiến khách hàng đồng cảm với công ty của bạn và nuôi dưỡng lòng trung thành của khách.

Tạo giá trị cộng thêm

Thứ ba, cách kể chuyện mạnh mẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm của bạn và giúp bán tốt hơn. 

Khi mọi người quan tâm đến câu chuyện của bạn, nhiều khả năng họ sẽ mua sản phẩm và trở thành khách hàng thường xuyên. Việc tăng giá trị trọn đời của khách hàng cho phép doanh nghiệp tăng thêm doanh thu vì khách hàng cũ sẽ chi tiêu nhiều tiền hơn so với khách hàng mới.

Giải thích những vấn đề phức tạp

Cuối cùng, kể chuyện là cách đơn giản nhưng tuyệt vời để giải thích những thứ phức tạp.

Một số công ty quảng cáo các sản phẩm mới, các khái niệm mới và người dùng phổ thông sẽ rất khó hiểu. Cách tốt nhất để thuyết phục khách hàng mở hầu bao cho các sản phẩm mới là kết nối chúng với những ý tưởng và cảm xúc đơn giản phù hợp với mọi người. 

Ví dụ như nói về “blockchain” hoặc “sổ cái ghi thông tin không thể thay thế”, người tiêu dùng sẽ không thể hiểu được các khái niệm này. Nhưng các nhà tiếp thị Bitcoin đã dùng cụm từ “vàng kỹ thuật số”, mọi người bị thu hút và dễ dàng hiểu được giá trị lưu trữ như tài sản của Bitcoin.

Các Yếu Tố Tạo Nên Một Câu Chuyện Thu Hút

Các Yếu Tố Tạo Nên Một Câu Chuyện Thu Hút | Jenfi Capital

Những câu chuyện hay sẽ có những tính chất như: thú vị, khác thường, khiêu khích, nghiêm túc, gây tranh cãi, gây ngạc nhiên, hấp dẫn hoặc truyền cảm hứng. Những câu chuyện thu hút thường mang một hoặc nhiều yếu tố gồm:

  • Giải quyết được một nhu cầu cụ thể.
  • Có các yếu tố trải nghiệm của cá nhân nào đó.
  • Thể hiện quan điểm trực tiếp của cá nhân trong câu chuyện
  • Sử dụng nhiều kiểu kể chuyện khác nhau.
  • Đạt được sự cân bằng trong thông điệp của cá nhân và tổ chức.
  • Kể lại một trải nghiệm thành công.
  • Kể lại một trải nghiệm thất bại.
  • Đưa ra giải pháp cho một vấn đề rộng hơn.
  • Hướng đến những người có quyền ra quyết định và thay đổi mọi thứ.

Những Công Thức Storytelling Hiệu Quả Vượt Thời Gian

 Những Công Thức Storytelling Hiệu Quả Vượt Thời Gian | Jenfi Capital

Dưới đây là 5 công thức storytelling giúp bạn tạo ra nội dung có tác động đến người đọc kèm những ví dụ, giúp bạn xây dựng câu chuyện thu hút một cách nhanh chóng.

Công thức so sánh trước và sau

So sánh trước - sau là một trong những hình thức storytelling phổ biến và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng công thức storytelling này cho quảng cáo, email tiếp thị và những hình thức giao tiếp khác.

Với cách này, bạn chỉ cần chia sẻ với khách hàng mục tiêu rằng bạn cũng đã từng như họ. Bạn cũng đối mặt với những vấn đề, trở ngại như họ đang gặp phải. Thế nhưng bạn đã phát hiện ra một sản phẩm, dịch vụ, hoặc cách thức giúp bạn thay đổi và vượt qua vấn đề. Sau cùng, nhờ sự phát hiện đó mà bạn đã thay đổi được cuộc sống và có được những lợi ích và thành tựu như hiện tại.

Điểm quan trọng trong công thức so sánh trước - sau là sự chuyển hóa. Sự chuyển hóa càng mạnh mẽ, câu chuyện càng thú vị. Bạn có thể áp dụng công thức này cho rất nhiều khía cạnh: từ bài viết copywriting, đến các nội dung quảng cáo trả phí.

Công thức bằng chứng từ khách hàng

Bạn muốn có những câu chuyện thật phong phú, thực tế để vận dụng vào các chiến lược marketing? Vậy bạn chỉ cần thu thập những lời chứng thực từ người dùng của mình và sử dụng những câu chuyện này. 

Những câu chuyện thực tế từ khách hàng có sức thuyết phục mạnh mẽ vì chúng có thể loại bỏ sự nghi ngờ trong tâm trí của khách hàng tiềm năng. Đây là lý do tại sao những câu chuyện từ khách hàng vô cùng hiệu quả để thuyết phục những khách hàng khác.

Công thức sự kiện hư cấu

Một công thức sáng tạo để dẫn dắt câu chuyện trong marketing là sử dụng những giả định. Với công thức này, bạn sẽ có vô vàn ý tưởng để bắt đầu câu chuyện thật thu hút. 

Lấy ví dụ trong chiến dịch “The Girl Effect” dưới đây, câu chuyện bắt đầu với một bé gái 12 tuổi (nhân vật giả định) với những chi tiết cực kỳ xúc động về cuộc đời, đã tạo nên nền móng cho vấn đề. Sau đó, câu chuyện được tái xây dựng lần nữa và thay đổi hoàn toàn.

Công thức ẩn dụ và so sánh

Công thức ẩn dụ và so sánh thường được sử dụng trong content marketing vì chúng giúp người đọc chú ý và hiểu về vấn đề dễ dàng hơn. 

Giả sử, bạn muốn giới thiệu một sản phẩm nước hoa, nếu sử dụng các từ ngữ chuyên môn về mùi như parfum, citronellol, geraniol để mô tả, người đọc sẽ rất khó hình dung. 

Nhưng nếu bạn sử dụng hình ảnh ẩn dụ như “mùi hương được tạo từ hoa hồng và nhài thu hoạch vào tháng Năm, tạo cảm giác ngọt ngào và mượt mà như dạo chơi trong khu vườn hoa mùa Hạ.” Rõ ràng cách thứ hai có sức thu hút người mua hơn.

Công thức thời gian - địa điểm

Mô tả câu chuyện theo dòng thời gian - địa điểm là công thức đơn giản để bắt đầu kể chuyện. Công thức này thường được sử dụng trong email marketing, các mẫu quảng cáo với câu chuyện, hoặc các sự kiện, câu chuyện thương hiệu...

Ví dụ, bạn có một trang web về thể dục và muốn tăng lượng đăng ký dịch vụ từ khách hàng nữ. Bạn có thể sử dụng công thức thời gian và địa điểm để xây dựng câu chuyện như:

“Cách đây hai năm khi tôi còn là một fan cuồng của thức ăn nhanh và tình cờ thấy một người phụ nữ U50 lướt qua với vóc dáng gọn gàng…”

“Hai tuần trước khi tôi đang ngồi tám chuyện với đồng nghiệp thì một khách hàng nữ đến công ty tôi, và tôi thật shock khi biết cô ấy đã hơn 40 tuổi nhưng vẫn giữ vóc dáng thon thả…”

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Top 50+ công cụ AI cho doanh nghiệp trong 2023

Open post

Top 50+ công cụ AI cho doanh nghiệp trong 2023

Top 50+ công cụ AI cho doanh nghiệp trong 2023 | Jenfi Capital

Các doanh nghiệp ngày nay đang chịu áp lực liên tục để tăng trưởng. Nhân viên cần phải làm được nhiều công việc, mọi lúc mọi nơi, trong khi giới quản lý cần phải cập nhật dữ liệu theo thời gian thực để phân tích và đưa ra quyết định chính xác. Trong môi trường làm việc như vậy, việc sử dụng các công cụ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành lựa chọn tất yếu để tăng hiệu suất & tiết kiệm chi phí.

Các công cụ AI có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng vượt bậc bằng cách tự động hóa công việc, cải thiện chất lượng khi ra quyết định và nâng cao hiệu suất làm việc.

‍Có rất nhiều công cụ AI hiện được sử dụng trong tất cả các khía cạnh kinh doanh, từ bán hàng, marketing, sáng tạo nội dung, đến chăm sóc khách hàng như một nhân viên thật với chi phí gần như bằng 0. 

Dưới đây, Jenfi Capital gợi ý 50+ công cụ AI cho doanh nghiệp mà bạn có thể sẽ cần dùng trong 2023 để tăng trưởng.

Cần vốn tăng trưởng? Đăng ký nhận ngay nguồn vốn linh hoạt từ Jenfi Capital!

Nhóm công cụ AI giúp tăng doanh số & tự động hóa quy trình bán hàng

Nhóm công cụ AI giúp tăng doanh số & tự động hóa quy trình bán hàng

HubSpot CRM

HubSpot CRM là một nền tảng quản lý quan hệ khách hàng (CRM) giúp doanh nghiệp quản lý các mối quan hệ khách hàng, tự động hóa các tác vụ trong quy trình bán hàng. HubSpot CRM cung cấp một nền tảng trung tâm để theo dõi khách hàng tiềm năng, quản lý thông tin khách hàng và cung cấp các phân tích và báo cáo chi tiết. 

HubSpot CRM tích hợp với nhiều công cụ tiếp thị và bán hàng, có thể đem đến những lợi ích như:

  • Tự động hóa các tác vụ thông thường: HubSpot CRM tự động hóa nhiều tác vụ thủ công và tẻ nhạt liên quan đến việc quản lý các mối quan hệ khách hàng, chẳng hạn như thiết lập theo dõi, theo dõi khách hàng tiềm năng và quản lý dữ liệu khách hàng.
  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: HubSpot CRM cung cấp cái nhìn toàn diện về các tương tác của khách hàng, cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn.
  • Hợp lý hóa quy trình bán hàng: HubSpot CRM giúp hợp lý hóa quy trình bán hàng bằng cách cung cấp một nền tảng trung tâm để theo dõi khách hàng tiềm năng và quản lý thông tin khách hàng.
  • Tích hợp liền mạch: HubSpot CRM tích hợp với nhiều công cụ tiếp thị và bán hàng phổ biến nhất, giúp dễ dàng duy trì chế độ xem dữ liệu khách hàng chính xác và cập nhật.
  • Tăng khả năng hiển thị: HubSpot CRM cung cấp phân tích và báo cáo chi tiết để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và tương tác  với công ty.

Optimove

Optimove là một nền tảng tự động hóa tiếp thị và giữ chân khách hàng giúp các doanh nghiệp tối đa hóa giá trị vòng đời của khách hàng.

Optimove giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, xác định các cơ hội để giữ chân khách hàng, tạo các chiến dịch được cá nhân hóa và đo lường mức độ thành công của các chiến dịch. Optimove cũng cung cấp các phân tích dự đoán để giúp các doanh nghiệp dự đoán nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị .

Ba lợi ích nổi bật của Optimove gồm:

  • Cải thiện sự hiểu biết của khách hàng: Optimove giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng  và xác định các cơ hội để giữ chân khách hàng.
  • Chiến dịch được cá nhân hóa: Optimove giúp doanh nghiệp tạo chiến dịch được cá nhân hóa dựa trên dữ liệu và sở thích của khách hàng.
  • Phân tích dự đoán: Optimove cung cấp phân tích dự đoán để giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa chiến lược tiếp thị .

Wingman

Wingman là một công cụ được tạo bởi Dropbox giúp tìm và sắp xếp các tệp nhanh hơn. Wingman sử dụng công nghệ máy học để cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa cho các tệp, cũng như tự động sắp xếp các tệp vào các thư mục. Wingman cũng cung cấp thông tin chi tiết về cách người dùng đang sử dụng các tệp , bao gồm tần suất chúng được truy cập, chia sẻ và chỉnh sửa.

Ba lợi ích chính của công cụ Wingman là:

  • Đề xuất được cá nhân hóa: Wingman sử dụng công nghệ máy học để cung cấp các đề xuất được cá nhân hóa và tổ chức tệp tự động.
  • Thông tin chi tiết về tệp: Wingman cung cấp thông tin chi tiết về cách người dùng đang sử dụng tệp , bao gồm tần suất chúng được truy cập, chia sẻ và chỉnh sửa.
  • Tìm kiếm tệp tin thật dễ dàng: Wingman giúp bạn dễ dàng tìm và sắp xếp các tệp một cách nhanh chóng với các đề xuất được cá nhân hóa và tổ chức tự động.

Recotap

Recotap là một công cụ cho phép các doanh nghiệp tạo ra nhiều trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa hơn bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng và sử dụng dữ liệu đó để tạo các chiến dịch được nhắm mục tiêu. 

Recotap sử dụng công nghệ máy học để phân tích dữ liệu khách hàng và cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực về hành vi của khách hàng, cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về cách tương tác tốt nhất với khách hàng . 

Recotap cũng cung cấp phân khúc khách hàng tự động dựa trên hành vi , cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu khách hàng cụ thể bằng các thông điệp và chiến dịch có liên quan.

Tomi.ai

Tomi.ai là một nền tảng dịch vụ khách hàng được hỗ trợ bởi AI cho phép các doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa bằng các cuộc trò chuyện tự động. 

Tomi.ai sử dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và máy học để cung cấp câu trả lời tự động cho các câu hỏi của khách hàng, cũng như đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa và theo dõi tự động. Tomi.ai cũng cung cấp phân tích và hiểu biết sâu sắc về các cuộc trò chuyện của khách hàng, cho phép doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Freddy.ai

Freddy.ai là một nền tảng dịch vụ khách hàng bằng AI, cung cấp trải nghiệm hỗ trợ khách hàng được cá nhân hóa. 

Freddy.ai sử dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy để giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Freddy.ai cũng cung cấp phân khúc khách hàng tự động, cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu khách hàng cụ thể bằng các thông điệp và chiến dịch có liên quan. 

Ngoài ra, Freddy.ai cung cấp phân tích và hiểu biết sâu sắc về các cuộc trò chuyện của khách hàng, cho phép doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu và cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Seamless.ai

Seamless.ai là một phần mềm tiếp thị cho phép người dùng tìm kiếm và sắp xếp các danh sách liên hệ quan trọng một cách nhanh chóng. Công cụ bán hàng thông minh này giúp người dùng xác định khách hàng tiềm năng chất lượng cao và tương tác với họ một cách hiệu quả. 

Seamless.ai cũng cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng, cho phép người dùng đưa ra quyết định sáng suốt về cách tương tác tốt nhất với khách hàng .

Clearbit

Clearbit là một nền tảng dữ liệu cung cấp cho doanh nghiệp dữ liệu về khách hàng và khách hàng tiềm năng. Clearbit sử dụng các API do AI cung cấp để cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng và dữ liệu thời gian thực cho các doanh nghiệp. Clearbit cung cấp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm hồ sơ công khai, phương tiện truyền thông xã hội, v.v.

Công cụ này cũng cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng, cho phép doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về cách tương tác tốt nhất với khách hàng .

Windsor AI

Windsor Tool AI là một phần mềm được phát triển bởi Windsor.ai nhằm cung cấp cho doanh nghiệp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng. Windsor sử dụng AI và máy học để phân tích dữ liệu khách hàng và cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực về hành vi của khách hàng, cho phép các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về cách tương tác tốt nhất với khách hàng .

Humantic AI

Humantic AI là một nền tảng quản lý quan hệ khách hàng (CRM) sử dụng AI và máy học để giúp doanh nghiệp quản lý các mối quan hệ khách hàng. Nó cung cấp phân khúc khách hàng tự động, cho phép doanh nghiệp nhắm mục tiêu khách hàng cụ thể với các thông điệp và chiến dịch có liên quan

Nhóm công cụ AI giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn

Nhóm công cụ AI giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn | Jenfi Capital

Zendesk Support

Zendesk Support là một phần mềm dịch vụ khách hàng cung cấp giúp tự động hóa dịch vụ khách hàng và chăm sóc khách hàng theo yêu cầu, cũng như các công cụ giúp khách hàng tự phục vụ trên nền tảng. Zendesk Support cho phép các doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa và cung cấp các công cụ như cơ sở kiến thức (knowledge base), phân khúc khách hàng và phân tích dữ liệu để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và tương tác với khách hàng . 

Công cụ này từ Zendesk cũng tích hợp với các công cụ dịch vụ khách hàng khác, ví dụ như chatbot, AI, cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng tự động.

Verloop

Verloop là một nền tảng tương tác với khách hàng được hỗ trợ bởi AI dành cho doanh nghiệp. Verloop giúp chăm sóc khách hàng tự động bằng chatbot và AI, hỗ trợ tin nhắn được cá nhân hóa và phân khúc khách hàng. Verloop cũng cung cấp phân tích và báo cáo để biết thông tin chi tiết về khách hàng, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn và tương tác với khách hàng . Verloop còn có thể tích hợp với các công cụ dịch vụ khách hàng khác, chẳng hạn như Salesforce, Zendesk và các CRM khác.

Chatfuel

Chat Fuel là một nền tảng xây dựng chatbot cho phép các doanh nghiệp tạo các bot trò chuyện cho các ứng dụng nhắn tin như Facebook Messenger, Telegram, v.v. Chat Fuel cung cấp trình chỉnh sửa kéo - thả đơn giản và khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên (NLU) do AI điều khiển, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng các chatbot tùy chỉnh mà không cần viết mã. Chat Fuel cũng tích hợp với các dịch vụ khác như CRM, cơ sở dữ liệu và nền tảng phân tích để cung cấp các tính năng và thông tin chi tiết bổ sung.

ChatBot

Chatbot AI có thể được sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như dịch vụ khách hàng, cung cấp hỗ trợ khách hàng, đưa ra đề xuất sản phẩm, v.v. Chatbot AI có thể được sử dụng cho cả nội bộ doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời có thể được tích hợp với các dịch vụ và sản phẩm khác để mang lại trải nghiệm toàn diện và cá nhân hóa.

DigitalGenius

DigitalGenius là một nền tảng hỗ trợ khách hàng bằng AI để tự động hóa các quy trình dịch vụ khách hàng. DigitalGenius sử dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và học máy để hiểu các câu hỏi của khách hàng và cung cấp phản hồi chính xác, được cá nhân hóa. 

Drift

Drift là một nền tảng chatbot bằng AI, giúp các doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng trong thời gian thực. Drift cung cấp các khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), cho phép chatbot hiểu các câu hỏi của khách hàng và trả lời bằng các câu trả lời chính xác, được cá nhân hóa.

ManyChat

ManyChat là một nền tảng chatbot giúp tự động hóa quy trình tiếp thị và dịch vụ khách hàng. ManyChat cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng các chatbot tùy chỉnh mà không cần viết mã. ManyChat cũng tích hợp với các dịch vụ khác như CRM, cơ sở dữ liệu và nền tảng phân tích để cung cấp các tính năng và thông tin chi tiết bổ sung.

Nhóm công cụ AI giúp triển khai marketing

Nhóm công cụ AI giúp triển khai marketing | Jenfi Capital

Aweber

Aweber là một nền tảng tự động hóa và tiếp thị qua email, giúp doanh nghiệp thuộc mọi quy mô tự động hóa các chiến dịch email, tạo quy trình làm việc tự động và hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. 

Aweber cung cấp trình chỉnh sửa kéo và thả, mẫu (template) và phân tích để giúp doanh nghiệp tạo chiến dịch email hiệu quả và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng. Aweber cũng cung cấp thử nghiệm A/B, phân khúc và tích hợp với các dịch vụ khác như Salesforce, Zendesk và các CRM khác.

Hootsuite

Hootsuite là một nền tảng quản lý phương tiện truyền thông xã hội giúp doanh nghiệp quản lý và giám sát các tài khoản truyền thông xã hội. Hootsuite có nhiều tính năng như lập lịch xuất bản, phân tích và giám sát, cho phép các doanh nghiệp theo dõi hiệu suất truyền thông xã hội và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị. Hootsuite tích hợp với nhiều loại dịch vụ, chẳng hạn như Salesforce, Zendesk và các CRM khác, đồng thời có mặt ở hơn 150 quốc gia.

Factors

Factors là công cụ tiếp thị giúp tự động hóa các hoạt động marketing như: phân khúc khách hàng, tự động hóa chiến dịch và phân tích hiệu suất, cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa chiến dịch  và hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Các yếu tố cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Salesforce, Zendesk và các CRM khác để cung cấp giải pháp tiếp thị toàn diện hơn.

Listnr

Listnr là một công cụ phân tích âm thanh bằng AI giúp các doanh nghiệp phân tích và hiểu các cuộc trò chuyện của khách hàng. 

Listnr sử dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để trích xuất thông tin chi tiết từ bản ghi âm và cung cấp phân tích theo thời gian thực để giúp doanh nghiệp hiểu được tâm lý của khách hàng, xác định cơ hội cải thiện và đề xuất các cách để tương tác tốt hơn với khách hàng. 

Listnr cũng tích hợp với các dịch vụ khác, chẳng hạn như Salesforce, Zendesk và các CRM khác, để cung cấp giải pháp phân tích âm thanh toàn diện hơn.

BrandMentions

BrandMentions là một công cụ giám sát và quản lý danh tiếng giúp doanh nghiệp theo dõi và phân tích các cuộc trò chuyện trực tuyến về thương hiệu . 

BrandMentions theo dõi các đề cập đến thương hiệu trên các phương tiện truyền thông xã hội, blog, diễn đàn và các nguồn trực tuyến khác, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về cảm xúc của các cuộc trò chuyện và nguồn gốc của các đề cập đó. 

BrandMentions cũng cung cấp bộ công cụ giúp các doanh nghiệp quản lý danh tiếng trực tuyến , chẳng hạn như phân tích tình cảm, theo dõi tình cảm và theo dõi từ khóa.

Connectly

Connectly là một công cụ CRM giúp doanh nghiệp tổ chức, theo dõi và quản lý các tương tác của khách hàng. Connectly cung cấp các tính năng như: quản lý liên hệ, phân khúc khách hàng, báo cáo và phân tích, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị với khách hàng.

Spate

Spate là một nền tảng tự động hóa giúp bạn tạo, tối ưu hóa và theo dõi các chiến dịch tiếp thị. Spate cung cấp các tính năng như chấm điểm khách hàng tiềm năng, tối ưu hóa chiến dịch và phân tích, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị. Spate cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Salesforce, Zendesk và các CRM khác.

Pattern89

Pattern89 là một nền tảng tối ưu hóa tiếp thị bằng AI, giúp các doanh nghiệp tạo, tối ưu hóa và theo dõi các chiến dịch tiếp thị. Pattern89 cung cấp các tính năng như nhắm mục tiêu tự động, tối ưu hóa chiến dịch và phân tích, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị .

Nhóm công cụ AI giúp phân tích dữ liệu

Nhóm công cụ AI giúp phân tích dữ liệu | Jenfi Capital

Google Analytics

Google Analytics là một dịch vụ phân tích trang web do Google cung cấp để theo dõi và báo cáo lưu lượng truy cập trang web. 

Google Analytics giúp bạn đo lường hiệu suất trang web, xác định hành vi và xu hướng của khách hàng và hiểu rõ hơn về cách khách hàng tương tác với trang web. Google Analytics cũng cung cấp các tính năng như theo dõi mục tiêu, phân khúc và báo cáo tùy chỉnh, để bạn có thể tối ưu trang web và phục vụ cho mục tiêu của mình.

Hotjar

Hotjar là dịch vụ phân tích trang web giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của người dùng và tối ưu hóa trang web. Hotjar cung cấp các tính năng như: bản đồ nhiệt, bản ghi phiên, khảo sát và thăm dò ý kiến, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách khách hàng tương tác với trang web để cải thiện chất lượng trang web. Hotjar cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Google Analytics và các công cụ phân tích trang web khác.

Tableau

Tableau là một phần mềm phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp trực quan hóa và phân tích dữ liệu. Nó cung cấp các tính năng như: bảng điều khiển, khám phá dữ liệu và phân tích dự đoán, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về dữ liệu  và đưa ra quyết định sáng suốt. Tableau cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Google Analytics và Microsoft Excel.

Nhóm công cụ AI giúp tăng hiệu suất làm việc

Nhóm công cụ AI giúp tăng hiệu suất làm việc | Jenfi Capital

Longshot AI

Longshot AI là một nền tảng phân tích do AI giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Longshot AI cung cấp các tính năng như: phân tích dự đoán, phân đoạn tự động và báo cáo tùy chỉnh, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị. Longshot AI cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Salesforce, Google Analytics và các công cụ phân tích trang web khác.

Zoho Zia

Zoho Zia là một trợ lý AI giúp các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ dịch vụ khách hàng. Zoho Zia Nó cung cấp các tính năng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, dịch vụ khách hàng tự động và phân tích, cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và tối ưu hóa các chiến lược dịch vụ khách hàng.

Zapier

Zapier là một công cụ tự động hóa giúp bạn kết nối các ứng dụng và dịch vụ web với nhau tự động hóa các tác vụ. Zapier cung cấp các tính năng như: tự động hóa quy trình làm việc, tích hợp API và đồng bộ hóa dữ liệu, cho phép người dùng tự động hóa các tác vụ và tiết kiệm thời gian. Zapier cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Google Analytics, Salesforce và các công cụ phân tích trang web khác.

TimeHero

TimeHero là một ứng dụng lập kế hoạch và quản lý thời gian giúp doanh nghiệp và cá nhân lập kế hoạch và quản lý thời gian của bản thân. TimeHero cung cấp các tính năng như: tự động hóa tác vụ, tích hợp lịch và cộng tác nhóm, cho phép người dùng tiết kiệm thời gian và quản lý thời gian, tăng năng suất làm việc TimeHero cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Lịch Google, Slack và các công cụ năng suất khác.

Grammarly

Grammarly là một công cụ kiểm tra ngữ pháp và hiệu đính tự động giúp người dùng cải thiện chất lượng bài viết. Grammarly cung cấp các tính năng như: kiểm tra chính tả, kiểm tra ngữ pháp và nâng cao vốn từ vựng, cho phép người dùng viết theo ngữ điệu mong muốn. Grammarly cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Google Docs, Microsoft Word và các ứng dụng soạn thảo văn bản khác.

Motion

Motion là một công cụ hoạt hình giúp bạn tạo các thiết kế tương tác. Motion cung cấp các tính năng như: hoạt ảnh khung hình chính, chỉnh sửa dòng thời gian và hoạt ảnh dựa trên vật lý, cho phép người dùng tạo hoạt ảnh chất lượng cao một cách nhanh chóng và dễ dàng. Motion cũng tích hợp với các công cụ khác như Adobe Photoshop và After Effects, cho phép người dùng đưa các thiết kế  vào cuộc sống.

WordTune

WordTune là trình soạn thảo văn bản AI giúp người dùng cải thiện khả năng viết. WordTune cung cấp các tính năng như chỉnh sửa tự động, kiểm tra ngữ pháp và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cho phép người dùng viết rõ ràng và chính xác. WordTune cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Google Docs, Microsoft Word và các ứng dụng soạn thảo văn bản khác.

SmartTask

SmartTask là một nền tảng tự động hóa tác vụ dựa AI và cloud computing, giúp các doanh nghiệp quản lý các tác vụ và quy trình làm việc, cộng tác nhóm, cho phép người dùng tự động hóa các tác vụ và tiết kiệm thời gian. SmartTask cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Lịch Google, Slack và các công cụ năng suất khác.

Pickle AI

Pickle AI là một nền tảng AI giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ xử lý dữ liệu. Pickle AI cung cấp các tính năng như tăng cường dữ liệu, học máy tự động và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, cho phép người dùng xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác cũng như cải thiện quy trình làm việc . Pickle AI cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Amazon Web Services, Auth0 và Feedly.

PhantomBuster

PhantomBuster là nền tảng tự động hóa web được thiết kế để giúp người dùng tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại như quét trang web, trích xuất dữ liệu và điền biểu mẫu. PhantomBuster cung cấp các tính năng như tự động hóa trực quan, tích hợp API và lập lịch tác vụ, cho phép người dùng tự động hóa các tác vụ  và tiết kiệm thời gian. PhantomBuster tích hợp với các công cụ khác như Zapier, Slack và Google Sheets.

Xero

Xero là một phần mềm kế toán trực tuyến được sử dụng để quản lý tài chính và sổ sách kế toán. Nó cung cấp các tính năng như tạo hóa đơn, đối chiếu ngân hàng và theo dõi chi phí, cho phép người dùng dễ dàng quản lý tài chính . Xero cũng tích hợp với các dịch vụ khác như PayPal, Stripe và QuickBooks.

Nhóm công cụ AI hỗ trợ sản xuất nội dung

Nhóm công cụ AI hỗ trợ sản xuất nội dung | Jenfi Capital

Synthesia

Synthesia là một nền tảng AI giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ chỉnh sửa video. Synthesia cung cấp các tính năng như: tạo video tự động, nhãn hiệu tùy chỉnh và thư viện phương tiện, cho phép người dùng nhanh chóng lắp ráp video từ các cảnh quay hiện có. Synthesia cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro X và Logic Pro X.

Phrasee

Phrasee là một nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ viết quảng cáo . Phrasee cung cấp các tính năng như tạo văn bản tự động, phân tích tình cảm và thử nghiệm A/B, cho phép người dùng tạo nội dung hấp dẫn một cách nhanh chóng và chính xác. Phrasee cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Amazon Web Services, Google Cloud Platform và Salesforce.

Murf AI

Murf.ai là một nền tảng AI dựa trên đám mây giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ quản lý dữ liệu. Murf.ai cung cấp các tính năng như khai thác dữ liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy, cho phép người dùng xử lý nhanh chóng và chính xác lượng lớn dữ liệu. Murf.ai cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Salesforce, Google Cloud Platform và Microsoft Azure.

FeedHive

FeedHive là một nền tảng hỗ trợ AI được giúp các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ phản hồi khách hàng . FeedHive cung cấp các tính năng như phân tích tình cảm tự động, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và phân khúc khách hàng, cho phép doanh nghiệp xử lý phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. FeedHive cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Amazon Web Services, Google Cloud Platform và Salesforce.

Descript

Descript là một nền tảng xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) giúp tự động hóa các tác vụ chỉnh sửa âm thanh và video. Nó cung cấp các tính năng như sao chép tự động, tách âm thanh và giảm tiếng ồn, cho phép người dùng chỉnh sửa nhanh chóng và chính xác các tệp âm thanh và video. Descript cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro X và Logic Pro X.

InVideo

InVideo là một nền tảng chỉnh sửa video dựa trên đám mây giúp tạo video chất lượng chuyên nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng. InVideo cung cấp các tính năng như tạo video tự động, nhãn hiệu tùy chỉnh và thư viện phương tiện, cho phép người dùng nhanh chóng lắp ráp video từ các cảnh quay hiện có. InVideo cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro X và Logic Pro X.

Wisecut

Wisecut là một nền tảng hỗ trợ AI được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ chỉnh sửa video. Wisecut cung cấp các tính năng như tạo video tự động, nhãn hiệu tùy chỉnh và thư viện phương tiện, cho phép người dùng nhanh chóng lắp ráp video từ các cảnh quay hiện có. Wisecut cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro X và Logic Pro X.

Nhóm công cụ AI hỗ trợ thiết kếhình ảnh, video, âm thanh Nhóm công cụ AI hỗ trợ thiết kế | Jenfi Capital

Canva

Canva là một nền tảng thiết kế trực tuyến cho phép người dùng tạo đồ họa cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm thuyết trình, áp phích và logo. Canva có giao diện kéo và thả và các mẫu thiết kế độc đáo có sẵn, giúp bạn nhanh chóng tạo các thiết kế trông chuyên nghiệp mà không cần phải có bất kỳ kiến thức hoặc kinh nghiệm thiết kế nào. Canva cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Dropbox và Google Drive.

VanceAI

VanceAI là một nền tảng hỗ trợ AI được thiết kế để giúp các doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ liên quan đến hình ảnh và tài liệu. VanceAI cung cấp các tính năng như nhận dạng tài liệu, xử lý tài liệu tự động và nâng cao hình ảnh, cho phép người dùng xử lý một lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác. VanceAI cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Salesforce, Google Cloud Platform và Microsoft Azure.

Khroma

Khroma là một nền tảng AI giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ chỉnh sửa hình ảnh. Khroma cung cấp các tính năng như tăng cường màu sắc tự động, nhận dạng đối tượng và phân đoạn hình ảnh thông minh, cho phép người dùng xử lý và cải thiện số lượng lớn hình ảnh một cách nhanh chóng và chính xác. Khroma cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Adobe Photoshop, Adobe Lightroom và Google Photos.

Hotpot.ai

Hotpot.ai là một nền tảng AI giúp tự động hóa các tác vụ xử lý dữ liệu. Hotpot.ai cung cấp các tính năng như trích xuất, phân loại và phân tích dữ liệu tự động, cho phép người dùng xử lý nhanh chóng và chính xác một lượng lớn dữ liệu. Hotpot.ai cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Salesforce, Google Cloud Platform và Microsoft Azure.

Vidon.ai 

Vidon.ai là một nền tảng hỗ trợ AI giúp tự động hóa các tác vụ sản xuất video . Vidon.ai cung cấp các tính năng như chỉnh sửa video tự động, mã hóa video tự động và cá nhân hóa nội dung tự động, cho phép người dùng sản xuất video chất lượng cao một cách nhanh chóng và chính xác. Vidon.ai cũng tích hợp với các dịch vụ khác như Adobe Premiere Pro, Final Cut Pro và Google Drive.

Nhóm công cụ AI hỗ trợ viết nội dung văn bản, copy quảng cáo

Nhóm công cụ AI hỗ trợ viết nội dung văn bản, copy quảng cáo | Jenfi Capital

GPT-3

GPT-3 là mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) tiên tiến do OpenAI phát triển. Đây là một mô hình ngôn ngữ quy mô lớn đã được đào tạo trên một lượng lớn văn bản từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm sách, trang web, bài báo, v.v. GPT-3 có thể tạo văn bản giống con người dựa trên thông tin đầu vào mà nó nhận được

Quill

Quill Writing là một trợ lý viết AI giúp cải thiện bài viết  bằng cách cung cấp phản hồi theo thời gian thực. Nó sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để phân tích bài viết của người dùng, xác định lỗi và đề xuất sửa chữa. Quill Writing cũng bao gồm các tính năng như phân tích cấu trúc câu tự động, kiểm tra ngữ pháp và tóm tắt văn bản tự động.

Wordsmith

Wordsmith là một nền tảng AI giúp tạo nội dung được cá nhân hóa trên quy mô lớn. Wordsmith sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để tạo văn bản có âm thanh tự nhiên dựa trên đầu vào mà nó nhận được. Wordsmith cũng cung cấp các tính năng như tóm tắt văn bản tự động, phân tích tình cảm và cá nhân hóa nội dung tự động.

Echobox

Echobox là một nền tảng AI giúp tối ưu hóa nội dung truyền thông xã hội  để thu hút và tiếp cận. Echobox sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để phân tích nội dung và tạo tiêu đề, phụ đề và văn bản được tối ưu hóa phù hợp với đối tượng mục tiêu. Echobox cũng bao gồm các tính năng như thử nghiệm A/B tự động và cá nhân hóa nội dung tự động.

Quill Engage

Quill Engage là một nền tảng AI cho phép các doanh nghiệp phân tích dữ liệu Google Analytics  để khám phá thông tin chi tiết và thúc đẩy mức độ tương tác của khách hàng tốt hơn. Quill Engage sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để phân tích dữ liệu khách hàng và tạo nội dung cũng như chiến dịch được cá nhân hóa. Quill Engage cũng bao gồm các tính năng như thử nghiệm A/B tự động và cá nhân hóa nội dung tự động.

MarketMuse

MarketMuse là một nền tảng tối ưu hóa nội dung bằng AI giúp tạo nội dung được tối ưu hóa cho kết quả của công cụ tìm kiếm. Nó sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để phân tích nội dung và tạo các tiêu đề, tiêu đề, bản sao nội dung và thẻ meta được tối ưu hóa. MarketMuse cũng bao gồm các tính năng như nghiên cứu từ khóa tự động, tối ưu hóa nội dung tự động và cá nhân hóa nội dung tự động.

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Branding: 10 Bước Để Xây Dựng Thương Hiệu Nổi Bật 2023

Open post

Branding Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Branding Trong 2023

Branding Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Branding | Jenfi Capital

Branding hay xây dựng thương hiệu, là quá trình xây dựng nhận thức tích cực, mạnh mẽ về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty trong tâm trí khách hàng. Xây dựng thương hiệu kết hợp các yếu tố gồm logo, banner, slogan, khẩu hiệu, tên, thiết kế và bao bì để tạo nên dấu ấn độc nhất, giúp phân biệt công ty và các đối thủ cạnh tranh, đồng thời tạo ra mối liên hệ cảm xúc với khách hàng.

Xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự nhất quán, sáng tạo và tâm huyết của công ty. Nếu branding là mục tiêu trọng tâm của bạn trong năm nay, hay bạn đang muốn xem xét, cập nhật lại chiến lược thương hiệu, hãy xem hướng dẫn chi tiết 10 bước xây dựng thương hiệu từ Jenfi Capital trong bài viết sau.

Tại Sao Branding Quan Trọng?

Tại Sao Xây Dựng Thương Hiệu Quan Trọng?

Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì nhờ thương hiệu, bạn có thể nổi bật trong thị trường đông đúc, nhiều đối thủ cạnh tranh, đồng thời  xây dựng mối liên hệ tình cảm với khách hàng của bạn. 

Bên cạnh đó, branding còn giúp bạn có được lòng tin và lòng trung thành của khách hàng, cũng như xây dựng nhận thức về thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu rất quan trọng vì nó là một phần quan trọng trong trải nghiệm của khách hàng và có thể giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ và đáng nhớ trong tâm trí khách hàng.

Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu - Branding 

Quy Trình Xây Dựng Thương Hiệu - Branding 

Dưới đây là 10 bước để xây dựng thương hiệu:

  • Xác định khách hàng của bạn là ai.
  • Xác định mục tiêu khi xây dựng thương hiệu.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và ngành công nghiệp của bạn.
  • Phát triển chiến lược thương hiệu của bạn.
  • Tạo bản sắc thương hiệu của bạn.
  • Tạo thông điệp thương hiệu.
  • Thiết lập Nguyên tắc Thương hiệu.
  • Phát triển các tài sản nội dung.
  • Phân phối tài sản nội dung của bạn.
  • Theo dõi và phân tích hiệu suất thương hiệu của bạn.

Cùng Jenfi Capital đào sâu, phân tích từng bước trong quy trình branding.

Xác định khách hàng của bạn là ai

Khi xác định đối tượng mục tiêu (hay khách hàng mục tiêu) để xây dựng thương hiệu, bạn nên xem xét các đặc điểm của một khách hàng lý tưởng và sau đó tạo hồ sơ về khách hàng này (chân dung khách hàng). 

Bạn nên xem xét các yếu tố như tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích và mức thu nhập. 

Bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình để hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu mình nên hướng đến là ai, sau đó sử dụng thông tin này để phát triển một hồ sơ khách hàng duy nhất cho thương hiệu của bạn. 

Khi bạn hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình là ai, bạn có thể sử dụng thông tin này để tạo các chiến dịch tiếp thị và nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ, tạo ra nhiều điểm giao trong hành trình khách hàng (customer journey).

Một số công cụ bạn có thể dùng trong tìm hiểu, xác định khách hàng khi branding gồm:

  • Khảo sát nghiên cứu thị trường: giúp bạn khám phá thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu của mình, chẳng hạn như sở thích và hành vi.  
  • Phỏng vấn nhóm tập trung: giúp bạn hiểu sâu hơn về đối tượng mục tiêu và động lực của khách hàng.
  • Phân tích phương tiện truyền thông xã hội: cung cấp cho bạn dữ liệu về các cuộc trò chuyện xảy ra xung quanh thương hiệu và ngành nghề.
  • Phân tích trang web công ty: cung cấp cho bạn dữ liệu về hành vi của khách truy cập trang web của bạn

Lưu ý khi thực hiện bước xác định khách hàng, bạn nên ghi chú lại:

  • Những khách hàng, nhóm khách hàng nào bạn có thể dễ dàng bán sản phẩm cho họ.
  • Những gì khách hàng nói về sản phẩm, các thương hiệu trong ngành, ngôn ngữ họ sử dụng như thế nào.

Những thông tin này giúp thương hiệu của bạn có thể tập trung và định vị để nổi bật và khác biệt so với đối thủ.

Xác định mục tiêu khi Branding

Khi thiết lập mục tiêu, bạn nên đặt mục tiêu và xác định các số liệu cần dùng để đo lường, đánh giá mức độ thành công. 

Các mục tiêu của bạn nên xây dựng theo quy tắc SMART: phải cụ thể, có thể đo lường được, đồng thời phải phù hợp với các mục tiêu kinh doanh tổng thể của bạn. 

Bạn cũng nên xác định những kênh truyền thông cần dùng để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình và phát triển một mốc thời gian để đạt được các mục tiêu. Cuối cùng, bạn nên tạo ngân sách cho các nỗ lực branding của mình và phân bổ nguồn lực phù hợp.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và ngành công nghiệp của bạn.

Điều quan trọng ở đây là bạn cần am hiểu toàn diện về thị trường mục tiêu của mình và tình trạng hiện tại của ngành. 

Bạn nên nghiên cứu các sản phẩm và dịch vụ do đối thủ cạnh tranh cung cấp, cũng như cách họ tiếp thị và định vị sản phẩm của họ. Bạn cũng nên xem xét các yếu tố trong marketing mix của họ như: giá cả, phân phối, dịch vụ khách hàng và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng. 

Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu các xu hướng và sự phát triển trong ngành của mình để xác định các cơ hội và đi trước đối thủ.

Một số công cụ như Brandwatch, Buzzsumo thường được dùng để phân tích đối thủ và ngành công nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dữ liệu từ Statista.com để xem các dự báo xu hướng ngành trong tương lai.

Phát triển chiến lược thương hiệu của bạn

Bạn nên bắt đầu bằng việc xác định giá trị độc đáo duy nhất của thương hiệu (unique selling proposition, USP). Đây là công cụ gần như duy nhất giúp bạn cạnh tranh được khi mới gia nhập thị trường. 

Bạn có thể sử dụng mẫu đại loại như:

“Chúng tôi cung cấp (sản phẩm/ dịch vụ) cho (thị trường mục tiêu) để (giá trị độc đáo duy nhất). 

Không giống như (đối thủ), chúng tôi (yếu tố khác biệt).

Ví dụ: Chúng tôi cung cấp dịch vụ dọn dẹp nhà cửa cho người già, người cao tuổi sống một mình để ngôi nhà luôn gọn gàng sạch sẽ, mà không gặp rủi ro chấn thương khi phải làm việc tay chân. Không giống các dịch vụ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa khác, chúng tôi luôn sử dụng chất tẩy rửa thân thiện môi trường, không dị ứng với người mẫn cảm hóa chất.

Tạo bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu bao gồm các yếu tố như logo, dòng giới thiệu (tagline), màu sắc, phông chữ và các yếu tố hình ảnh khác được sử dụng để tạo ra hình ảnh dễ nhận biết và nhất quán của thương hiệu. Đây là một trong những công cụ giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt giữa bạn và đám đông thị trường.

Dành cho bạn: “Hướng dẫn xây dựng bản sắc thương hiệu” chi tiết từ Jenfi Capital.

Tạo thông điệp thương hiệu và sử dụng nhất quán trên mọi nền tảng

Khi tạo thông điệp thương hiệu, bạn cần phải một lần nữa xem xét lại khách hàng mục tiêu của mình là ai và bạn đang cố gắng truyền tải thông điệp gì. Bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình và toàn bộ ngành để hiểu rõ hơn về thông điệp thương hiệu của họ, tại sao họ sử dụng thông điệp ấy và có được lợi thế cạnh tranh. 

Một ví dụ về thông điệp thương hiệu thành công đến từ Nike và Adidas. Tuy cả hai thương hiệu có đều thuộc dòng quần áo, phụ kiện thể thao nhưng thông điệp hoàn toàn khác nhau.

Thông điệp của Nike tập trung vào ý tưởng phát triển, hoàn thiện bản thân và thúc đẩy bản thân trở thành người giỏi nhất, với các khẩu hiệu như “Just Do It” và “Dream Crazier”. Bằng cách nhấn mạnh ý tưởng về sự phát triển và thành tích cá nhân, Nike có thể định vị các sản phẩm của họ như những công cụ giúp mọi người đạt được mục tiêu của mình.

Khác với Nike, Adidas nhấn mạnh ý tưởng vượt qua các ranh giới và phấn đấu để đạt được sự xuất sắc, với các khẩu hiệu như “Impossible is Nothing” và “Create the New”. Ngoài ra, họ thường sử dụng sự chứng thực của người nổi tiếng để nhấn mạnh ý tưởng trở thành người dẫn đầu ngành và để giới thiệu những cải tiến mới nhất của họ.

Thiết lập Nguyên tắc Thương hiệu

Thiết lập các nguyên tắc thương hiệu (brand guidelines) giúp đảm bảo rằng tất cả các tài liệu tiếp thị và thông tin của bạn, cả trực tuyến và ngoại tuyến, đều nhất quán và phản ánh các giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Khi tạo nguyên tắc thương hiệu, bạn cần xem xét các yếu tố như logo, phông chữ, màu sắc, giọng điệu, thông điệp và hình ảnh của thương hiệu. 

Những yếu tố này phải nhất quán và dễ nhận biết trên tất cả các tài liệu tiếp thị của bạn, vì chúng sẽ giúp tạo ra một hình ảnh thống nhất và dễ nhận biết về thương hiệu của bạn.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đều có thể truy cập các nguyên tắc thương hiệu, để mọi người đều có cùng quan điểm thống nhất. Bạn cũng đừng quên xem xét và cập nhật nguyên tắc thương hiệu thường xuyên vì thương hiệu và thông điệp của bạn có thể phát triển theo thời gian.

Phát triển tài sản nội dung sáng tạo.

Nội dung sáng tạo là bất kỳ hình ảnh hay thiết kế nào, ví dụ như logo, hình ảnh minh họa, hình ảnh quảng cáo, video… giúp truyền đạt thông điệp của bạn một cách thống nhất. 

Mặc dù mang yếu tố sáng tạo, bạn cần đảm bảo màu sắc, phông chữ và hình ảnh nhất quán với giá trị cốt lõi của thương hiệu và tuân thủ theo Quy tắc thương hiệu. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo nội dung sẽ được tối ưu hóa cho nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau, từ đó có thể hiển thị thông điệp một cách chính xác, đúng đối tượng.

Một số công cụ bạn có thể cần dùng để sáng tạo nội dung kỹ thuật số bao gồm: Canva, Adobe PhotoShop, Final Cut Pro và After Effects.

Dành cho bạn: Top 50+ công cụ AI cho doanh nghiệp trong 2023

Phân phối nội dung đến khán giả

Điều quan trọng trong Branding là bạn cần phân phối nội dung đến đúng đối tượng. Để làm điều này, bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như phương tiện truyền thông xã hội, chiến dịch email và banner website. 

Bên cạnh đó, nếu bạn tạo nội dung văn bản (blog, bài viết, case study), bạn nên tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) để nội dung của bạn xuất hiện trong các kết quả của công cụ tìm kiếm như Google, Bing. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng quảng cáo trả phí để tiếp cận đối tượng rộng hơn. 

Gợi ý: Bạn có thể sử dụng vốn tăng trưởng từ Jenfi Capital để phân phối nội dung quảng cáo. Đăng ký ngay!

Theo dõi và phân tích hiệu suất.

Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics, Meta Business Suite để có được các thông tin chi tiết về thương hiệu và cách cải thiện, tối ưu giá trị thương hiệu. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ phản hồi của khách hàng như Buzz Monitor, Brand24 để hiểu được thương hiệu của bạn được người tiêu dùng cảm nhận như thế nào. 

Ngoài ra, bạn có thể xem dữ liệu như lượt thích và lượt chia sẻ để hiểu nội dung của bạn có được khán giả chấp nhận, ưa thích hay không. Cuối cùng, điều quan trọng là phải xem xét và phân tích hiệu suất thương hiệu của bạn thường xuyên để đưa ra chiến lược cập nhật phù hợp.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Branding

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra bản sắc và hình ảnh độc đáo cho một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu liên quan đến việc tạo tên, logo và các yếu tố trực quan khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như phát triển thông điệp truyền tải sứ mệnh và giá trị của công ty. Branding cũng bao gồm cách công ty tương tác với khách hàng và cách công ty được nhìn nhận trên thị trường.

Làm cách nào để ra mắt dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mới và phù hợp với thương hiệu hiện tại?

Trước tiên bạn nên tạo một chiến lược thương hiệu toàn diện. Chiến lược này nên bao gồm sứ mệnh và giá trị của công ty bạn, đối tượng mục tiêu của bạn và cách sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn sẽ phù hợp với thương hiệu tổng thể. 

Bạn cũng nên tạo bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bao gồm logo, tên, khẩu hiệu và bảng màu cho thương hiệu con. Cuối cùng, bạn nên tạo một kế hoạch tiếp thị toàn diện phác thảo cách bạn sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mới, chẳng hạn như thông qua quảng cáo, mạng xã hội và quan hệ công chúng.

Bộ nhận diện thương hiệu giá bao nhiêu? 

Chi phí tạo bộ nhận diện thương hiệu sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phức tạp của dự án và các dịch vụ mà bạn yêu cầu. Nói chung, chi phí để tạo ra một bộ nhận diện thương hiệu sẽ dao động từ vài triệu VND đến vài chục triệu VND. Chi phí này bao gồm thiết kế logo, danh thiếp, trang web và các yếu tố hình ảnh khác liên quan đến thương hiệu. 

Ngoài ra, chi phí cũng có thể bao gồm chi phí nghiên cứu thị trường, phát triển chiến lược thương hiệu và các dịch vụ khác liên quan đến việc phát triển một thương hiệu thành công.

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Quy Trình Bán Hàng: 7 Bước Hình Thành Sơ Đồ Hiệu Quả Nhất

Open post

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp: Sơ đồ 7 bước đơn giản và hiệu quả nhất

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp Sơ đồ 7 bước đơn giản và hiệu quả nhất 1

Một quy trình bán hàng chuyên nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, quy trình bán hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ tốt với người tiêu dùng.  Quy trình bán hàng chuyên nghiệp là việc làm cần thiết giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động chuyên nghiệp hơn. Vậy đâu là quy trình bán hàng đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng chúng tôi khám phá câu trả lời ngay trong nội dung của bài viết sau đây nhé.

Quy trình bán hàng là gì?

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp Sơ đồ 7 bước đơn giản và hiệu quả nhất

Quy trình bán hàng là trình tự thực hiện các hoạt động bán hàng mang tính chất bắt buộc theo quy định của từng doanh nghiệp. Nhằm đáp ứng những mục tiêu cụ thể về hoạt động quản trị bán hàng, từ đó tạo thành chuỗi liên kết mật thiết với các bộ phận nằm trong quy trình.

Về cơ bản, quy trình bán hàng thông thường có những bước tương đương nhau. Bắt đầu hành trình từ tìm kiếm và thu hút đến bán hàng và xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ. Tuy nhiên, tuỳ vào mô hình kinh doanh, loại sản phẩm cũng như tệp khách hàng, quy trình này sẽ có những thay đổi nhất định để phù hợp với doanh nghiệp. 

Quy trình bán hàng là sự kết hợp của nhiều hoạt động khác nhau. Từ Marketing, cung ứng hàng, giao dịch hàng hoá đến chăm sóc khách hàng,...Theo sát quy trình bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết nếu có vấn đề phát sinh.

7 bước xây dựng sơ đồ quy trình bán hàng đơn giản & hiệu quả nhất

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp Sơ đồ 7 bước đơn giản và hiệu quả nhất 3

Bước 1: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể

Trong tổng thể một quy trình, việc lập kế hoạch và xác định mục tiêu luôn là bước đầu tiên. 

Để có một kế hoạch bán hàng chi tiết và xác định được chính xác mục tiêu, trước hết cần có đầy đủ những thông tin chính như: Mô tả sản phẩm, giá thành, hình thức thanh toán, phân tích mức giá của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời hoạt động phân tích tệp khách hàng (đặc điểm, hành vi mua sắm,...) để có thể dễ dàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của họ cũng cần được chú trọng. Hiểu rõ về khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp kết nối dễ dàng hơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị sẵn sàng những thông tin về hồ sơ bán hàng. Ví dụ như: Hàng mẫu, báo giá, đội ngũ nhân viên phụ trách,...

Bước 2: Lên danh sách tập khách hàng tiềm năng 

Xác định tệp khách hàng tiềm năng là kỹ năng bán hàng cơ bản. Hoạt động này phần nào giúp chọn lọc được đối tượng khách hàng không có triển vọng để bớt được những khoản chi phí đầu tư nhất định. Đẩy mạnh tập trung vào nhóm đối tượng có khả năng cao sẽ trải nghiệm sản phẩm. 

Tệp khách hàng tiềm năng hiện nay được tổng hợp qua rất nhiều kênh. Thông tin về mọi đối tượng đều có thể thu thập được mọi lúc mọi nơi, đa nền tảng từ thực tế đến trực tuyến. Tuy nhiên, cần xác định rõ thị trường tập trung và đối tượng mục tiêu của mình, tránh nhầm lẫn giữa những nhóm khách hàng có nhiều nét tương đồng như: Đầu mối – Khách tiềm năng có sẵn - Khách tiềm năng tương lai.

Bước 3: Tiếp cận khách hàng

Tiếp cận khách hàng chính là khâu quan trọng nhất trong tổng thể quy trình bán hàng của doanh nghiệp. Nếu coi việc xác định tệp khách hàng tiềm năng là nền móng thì Tiếp cận khách hàng là bước tiếp theo để xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Khả năng tiếp cận khách hàng tốt tạo tiền đề cho quá trình bán hàng chuyên nghiệp. Tìm ra điểm kết nối chung, đưa khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ chạm đến nhu cầu của khách hàng. 

Người bán hàng cần chuẩn bị rõ thông tin về khách hàng trước khi quyết định trao đổi về sản phẩm dịch vụ. Nghiên cứu kỹ về hành vi khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được phương pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Hiểu rõ về nhu cầu khách hàng sẽ giúp những bước còn lại của quy trình bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Bước 4: Giới thiệu về sản phẩm & dịch vụ

Đây là giai đoạn đưa những tính năng, ưu điểm nổi bật của sản phẩm tiếp cận để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

Làm thế nào để khách hàng thấy được lợi ích sẽ nhận được từ sản phẩm, dịch vụ được quyết định chính ở bước này trong quy trình bán hàng. Hãy tập trung vào hoạt động định hình sản phẩm như một giải pháp hoàn hảo cho vấn đề của khách hàng thay về liệt kê tính năng hay đặc điểm một cách sáo rỗng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng trao đổi của đội ngũ nhân viên bán hàng. 

Một trong những điểm cần lưu ý trong bước này đó là luôn phải đặt sự chân thành lên hàng đầu. Không nên đề cao sản phẩm của mình quá mức so với thực tế chỉ để thu hút khách hàng. Điều này có thể tạo nên ấn tượng xấu và làm mất khách hàng.

Bước 5: Báo giá sản phẩm & thuyết phục khách hàng 

Sau bước 4, nếu khách hàng đề nghị gửi báo giá sản phẩm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã tiến gần hơn đến mục tiêu theo quy trình bán hàng. Đây là bước thuyết phục để khách hàng đồng ý có quyết định chi tiền hay không. Tại đây, những băn khoăn của khách hàng về tất các cả vấn đề cần được giải đáp để đi đến quyết định cuối cùng. 

Với những đối tượng khách hàng khác nhau, người bán sẽ đưa ra những thuyết phục khác nhau. Nếu khách hàng đang băn khoăn về giá, hãy áp dụng thêm những chính sách khuyến mãi, ưu đãi đi kèm. Nếu khách hàng so sánh với các đối thủ khác, hãy đưa ra những điểm ưu việt hơn của doanh nghiệp so với phần còn lại. 

Hãy cho khách hàng thấy rằng những lợi ích họ nhận được từ sản phẩm mang lại sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư. 

Bước 6: Giải đáp thắc mắc và chốt đơn hàng

Theo khảo sát, bước chốt đơn hàng là bước gây nhiều áp lực nhất những với nhân viên bán hàng mới trong quy trình bán hàng. 

Giai đoạn này đòi hỏi nhân viên sale cần có nhiều kinh nghiệm. Những chiến thuật về thuyết phục cần được kết hợp linh hoạt để kéo khách hàng đến gần hơn với quyết định cuối cùng là chốt sale. Ví dụ như cung cấp các lợi ích về quà tặng kèm hoặc thời gian sử dụng dịch vụ miễn phí. Tạp áp lực về thời gian gây cảm giác cấp bách để khách hàng có quyết định trong thời gian sớm nhất.

Thống nhất và chốt đơn hàng chính là bước mang tính quyết định trong quy trình bán hàng mà bất kỳ người làm kinh doanh nào cũng cần chú trọng.

Bước 7: Chăm sóc sau bán hàng

Nếu một quy trình bán hàng chỉ dừng lại ở bước chốt đơn và nhận chi phí thanh toán thì đây chắc chắn là một sai lầm lớn. Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, chăm sóc sau bán hàng là bước giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin cho nhóm khách hàng trung thành (Loyalty Customer). Khách hàng có hài lòng với sản phẩm hay không, có quyết định tiếp tục việc hợp tác lâu dài hay không phụ thuộc không nhỏ vào hoạt động chăm sóc sau bán hàng. Giai đoạn này, thay vì đề cao mục tiêu tiếp tục bán hàng, hãy chú trọng đến việc nuôi dưỡng mối quan hệ kinh doanh hiện có. 

Hoạt động chăm sóc sau bán hàng tốt còn giúp tăng trải nghiệm khách hàng và thêm cơ hội mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Đây là những đại sứ giúp quảng bá miễn phí sản phẩm đến với nhiều người hơn nữa nếu họ cảm thấy hài lòng với trải nghiệm của mình. 

Khi khách hàng hài lòng, doanh nghiệp sẽ là người thu về nhiều lợi ích nhất. 

Quy trình bán hàng mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Quy trình bán hàng chuyên nghiệp Sơ đồ 7 bước đơn giản và hiệu quả nhất

Quy trình bán hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Hỗ trợ những người làm quản trị sẽ có cái nhìn tổng quan về sự kết nối của toàn bộ các hoạt động nội bộ liên quan đến bán hàng. Từ đó, sẽ có những hoạt động cải tiến và tối ưu những hạn chế còn tồn đọng để mang lại giá trị cao nhất. 

Ngoài ra, một quy trình bán hàng phù hợp với mô hình, đặc thù kinh doanh, tính chất sản phẩm sẽ mang đến những lợi ích cụ thể tiếp như sau:

Đảm bảo chiến lược rõ ràng

Xây dựng quy trình là sự kết hợp của nhiều bộ phận liên quan. Tất cả đều được ban hành công khai và rõ ràng đến đảm bảo mỗi mắt xích tuân thủ theo đúng sơ đồ từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.
Khi tất cả cùng hoạt động theo một quy trình, có thể xác định rõ đâu là bước đưa ra thách thức và đâu là bức sẽ cung cấp giá trị. Từ đó không ngừng cải thiện quy trình bán hàng tối ưu nhất.

Tăng doanh số bán hàng

 Quy trình bán hàng mang đến sự chuyên nghiệp và chỉn chu. Nhân viên biết họ nên làm gì để hỗ trợ khách hàng, chính vì thế sẽ tối ưu doanh thu cao nhất có thể. 

Tăng tính hiệu quả trong kinh doanh

Quy trình bán hàng góp phần tăng hiệu suất tổng thể khi chỉ ra được những điểm không cần thiết hoặc không mai lại hiệu quả cao. Từ đó tập trung hoàn toàn vào những chiến lược có tỷ lệ thành công cao hơn, tăng hiệu quả kinh doanh tối đa.

Mang đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất

Một quy trình bán hàng cụ thể đem đến cho khách hàng cảm giác chuyên nghiệp. Họ hài lòng với trải nghiệm mình sẽ lựa chọn và an tâm hơn khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. 

Có thể thấy, bất kỳ doanh nghiệp nào hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài và chuyên nghiệp hơn thì không thể không tính tới việc xây dựng quy trình bán hàng hoàn hảo. Đây sẽ là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng mức độ hài lòng của khách hàng cũng như đặt nền móng cho sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp.

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Quảng Cáo Trên Radio Là Gì? Cách Tính Chi Phí Quảng Cáo Trên Radio

Open post

Quảng cáo trên radio là gì? Chi phí quảng cáo trên radio được tính như thế nào?

Quảng cáo trên radio là gì Chi phí quảng cáo trên radio được tính như thế nào 1

Kỷ nguyên số bùng nổ internet có lẽ không còn là thời kỳ hoàng kim của radio. Tuy nhiên hình thức truyền thông này vẫn có mức độ ảnh hưởng không hề nhỏ. Quảng cáo trên radio hiện nay vẫn đang thu hút được lượng khách hàng lớn. Nếu bạn đang quan tâm đến hình thức quảng cáo này và cần tìm hiểu chi phí quảng cáo trên radio được tính như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi. 

1. Quảng cáo trên radio là gì?

Quảng cáo trên radio là gì Chi phí quảng cáo trên radio được tính như thế nào 2

Kỷ nguyên số bùng nổ internet không còn là thời kỳ hoàng kim của radio. Tuy nhiên, hình thức truyền thông này vẫn có ảnh hưởng không nhỏ. Quảng cáo trên radio vẫn đang thu hút được lượng khách hàng lớn. Nếu bạn cần tìm hiểu chi phí quảng cáo trên radio, mời bạn theo dõi bài viết sau đây. Quảng cáo trên radio thông qua giọng nói kết hợp với hiệu ứng âm thanh để quảng bá sản phẩm. Sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng qua nhiều hình thức như đọc thoại, tiểu phẩm, hát, đọc thơ.

Quảng cáo radio bị yếu thế hơn bởi chỉ tập trung vào phần "tiếng" mà không có phần "hình". Nhưng đây vẫn là một hình thức quảng cáo phổ biến, được ưa dùng nhiều nhất hiện nay. Các nhà đài lớn tại Việt Nam như VOV, XoneFM, VOH cũng đổi mới với nhiều hình thức cung cấp thông tin hấp dẫn, chiếm được sự chú ý của đông đảo khán thính giả.

Quảng cáo trên radio được chia thành 4 nhóm chính: Live Mention, Radio Ads, Radio Trailer, và Chương trình có tài trợ.

  • Live Mention - Đề cập trực tiếp:

Thông thường sẽ có độ dài dưới 180 ký tự trong vòng 60 giây hoặc dưới 360 ký tự trong vòng 120 giây. Đoạn đối thoại được phát ngày trong các chương trình radio và không đi kèm các hiệu ứng âm thanh khác. 

  • Radio Ads và Radio Trailer:

Đây là những tổ hợp đa âm thanh. Kết hợp nhiều loại âm thanh như tiếng nói, tiếng nhạc, hiệu ứng,...theo kịch bản có sẵn nhằm giới thiệu sản phẩm.

  • Chương trình có tài trợ:

Khách hàng mua trọn gói một khoảng thời gian phát sóng nhất định để phát sóng các nội dung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của mình. Các thông tin về sản phẩm, tên, địa chỉ của đơn vị tài trợ được tạo nhạc hiệu nổi bật xuyên suốt chương trình từ lúc giới thiệu ban đầu đến khi kết thúc.

>>> Xem thêm: Giá thuê người nổi tiếng quảng cáo

2. Chi phí quảng cáo trên radio do đâu quyết định?

Quảng cáo trên radio là gì Chi phí quảng cáo trên radio được tính như thế nào 2

Chi phí quảng cáo trên radio tại Việt Nam không cố định và được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm kênh phát sóng, thời gian phát sóng, và hình thức truyền tải.

Sau đây sẽ là những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí quảng cáo trên radio: 

1. Quy mô đối tượng & nhóm khán giả

Số lượng khán giả tiếp cận được có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến chi phí. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khung giờ phát, hình thức phát,...Càng muốn tiếp cận được nhiều hơn tới khách hàng, doanh nghiệp càng phải thanh toán nhiều chi phí hơn.

Ngoài ra, nhân khẩu học của nhóm người sẽ nghe quảng cáo cũng ảnh hưởng đến mức chi phí. Quảng cáo dành cho nhóm những người trẻ ở độ tuổi 20 và 30 sẽ có chi phí cao hơn so với một quảng cáo nhắm mục tiêu đến người lớn tuổi hơn, ngay cả khi phạm vi tiếp cận tổng thể là như nhau.

Hiện nay, các đài lớn thường cố gắng đem đến sự khác biệt bằng cách tập trung vào nhiều đối tượng khác giả khác nhau. Khi xem xét lựa chọn đài nào để hợp tác, doanh nghiệp cần phải ghi nhớ đâu là đối tượng mình đang cố gắng tiếp cận. 

2. Độ dài quảng cáo 

Các quảng cáo trên radio có thời lượng phát ngắn thì chi phí cũng thấp hơn. Thông thường, thời lượng phát sóng được tính theo spot 15, 30 hay 60 giây. Gói quảng cáo 15 giây có chi phí thấp nhất và khách hàng có thể mua gói quảng cáo bán lẻ để nhận được mức chiết khấu tốt hơn.

Radio tiếp cận khán giả qua âm thanh, nên khán giả thường làm thêm những việc khác khi nghe. Vì vậy, đừng sử dụng quá nhiều câu hay từ ngữ phức tạp. Tập trung vào những điều khách hàng muốn biết, cung cấp thông tin chất lượng sản phẩm và kêu gọi khách hàng hành động

3. Thời gian phát sóng & mức độ cạnh tranh

Khung giờ vàng là cụm từ chỉ khoảng thời gian có nhiều độc giả theo dõi nhất. Theo đó lượt tiếp cận cũng có độ phủ sóng rộng hơn. Chính vì vậy phát sóng vào những khung giờ này sẽ có chi phí cao hơn bình thường. 

Ngoài ra, nếu có nhiều đơn vị cùng có nhu cầu phát sóng vào một khoảng thời gian, mức chi phí lúc này cũng được đẩy lên cao hơn. Đây được coi là chi phí cạnh tranh. 

4. Tần suất quảng cáo trên radio

Quảng cáo trên radio là gì Chi phí quảng cáo trên radio được tính như thế nào 2

Việc lặp đi lặp lại liên tục, hiển thị cùng một nội dung nhiều lần phần nào tăng độ nhận biết và thân quen với khán giả. Hầu hết các doanh nghiệp rất ít chọn chiến lược quảng cáo chỉ phát một lần. Tần suất càng nhiêu thì chi phí quảng cáo trên radio sẽ càng cao. Chi quá ít tiền cho chiến lược của mình đôi khi lại là sự lãng phí khi không thể tạo được một tần số lặp lại đủ để dẫn đến kết quả đang mong đợi.

5. Hình thức quảng cáo radio

4 hình thức quảng cáo trên radio sẽ tương ứng với những mức giá khác nhau. Tùy theo hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp chọn, giá thành sẽ được quyết định. Trong đó, hầu hết doanh nghiệp triển khai chiến lược quảng bá lâu dài và có ngân sách lớn đều chọn hình thức tài trợ quảng cáo.

Hiệu ứng âm thanh cũng là một thành tố quan trọng tạo nên sự thành công của quảng cáo trê radio. Đây là cầu nối vẽ nên những hình ảnh tưởng tượng cho khách hàng. Tạo sự khác biệt cho mẫu quảng cáo của bạn so với phần còn lại bằng những hình thức nổi bật nhất.

6. Địa điểm phát sóng

Tuỳ vào địa điểm phát sóng, chi phí quảng cáo trên radio sẽ có những chênh lệch nhất định. Thông thường, chi phí quảng cáo radio phát sóng ở các thành phố lớn sẽ cao hơn so với những đài phát thanh địa phương hay các vùng nông thôn. Ví dụ, chi phí quảng cáo trên đài VOV Giao thông Hà Nội sẽ khác so với phát trên đài VOV Giao thông TPHCM. 

Để có thông tin về báo giá chi phí quảng cáo trên radio chính xác nhất đến thời điểm hiện tại. Mời bạn liên hệ trực tiếp tới các nhà đài để nhân viên tư vấn cung cấp và hỗ trợ tốt nhất cho bạn.

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 13 14
Scroll to top