Open post

Báo Cáo Công Nợ: Cách Làm Báo Cáo Công Nợ Bằng Excel + Mẫu

Báo Cáo Công Nợ | Jenfi Capital

Nếu bạn đang kinh doanh, hẳn là bạn đã biết ít nhiều về quản lý các khoản phải thu và các khoản phải trả trong báo cáo công nợ. Nếu bạn chưa biết về các loại báo cáo nợ và phân tích công nợ, thì bài viết này từ Jenfi Capital sẽ hướng dẫn bạn những điều căn bản cần biết về quản lý công nợ và cách lập báo cáo công nợ theo mẫu của Bộ Tài Chính.

Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Báo Cáo Công Nợ Là Gì?

Báo Cáo Công Nợ Là Gì | Jenfi Capital

Trong kinh doanh, bạn sẽ thường phải cho khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ và thanh toán linh hoạt theo kỳ thay vì thanh toán ngay lập tức. Thanh toán theo kỳ giúp khách hàng có thời gian xoay vòng vốn để thanh toán cho bạn. Ở tình huống ngược lại, đôi khi bạn cũng sẽ mua các sản phẩm, dịch vụ và thanh toán sau để tối ưu dòng tiền

Về mặt kế toán, bạn cần quản lý công nợ chặt chẽ bằng cách lập các bảng cáo cáo công nợ cần thu, công nợ cần trả để quản lý dòng tiền. Báo cáo công nợ là loại tài liệu về các hóa đơn chưa thanh toán mà bạn đang nợ (các khoản phải trả) hoặc các đơn vị khác nợ bạn (các khoản phải thu).

Báo Cáo Công Nợ Bao Gồm Những Nội Dung Gì?

Báo Cáo Công Nợ Bao Gồm Những Nội Dung Gì? | Jenfi Capital

Các khoản phải thu thường được ghi có vào mục tài sản, trong khi các khoản phải trả được ghi vào mục nợ trong Bảng cân đối kế toán. Việc quản lý báo các khoản cần trả khá đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý về các khoản thanh toán đến hạn và các khoản chưa thanh toán. Ngược lại, quản lý các khoản phải thu cần bạn dành nhiều thời gian hơn vì đôi khi sẽ có thể gặp các khoản khó đòi.

Theo thông tư 200 Bộ Tài Chính, báo cáo công nợ thường bao gồm các nội dung chính:

  • Thời gian tổng hợp công nợ
  • Xác định tài khoản để báo cáo công nợ phải trả là 331; tài khoản báo cáo công nợ phải thu là 131
  • Mã số và tên khách hàng
  • Số dư đầu kỳ
  • Số phát sinh trong kỳ
  • Số dư cuối kỳ
  • Tổng công nợ

Lập Báo Cáo Công Nợ Theo Mẫu Bộ Tài Chính & Mẫu Download

Lập Báo Cáo Công Nợ Theo Mẫu Bộ Tài Chính | Jenfi Capital

Dưới đây là các mẫu báo cáo công nợ Excel & Docs giúp bạn dễ dàng tạo báo cáo công nợ chính xác, dễ dàng mà không phải băn khoăn về cách tạo hàm, công thức Excel. 

Mẫu báo cáo công nợ đầu năm

Bộ (Sở):.....................  
Đơn vị:.......................  

BÁO CÁO CÔNG NỢ ĐẦU NĂM

Mã số:

Tên KH/NCC:

Địa chỉ:

Mã số thuế: Tài khoản:

Nơi mở:

Tài khoản:

STT Chương Loại Khoản Mục Số dư nợ Số dư có
             
             

 

.............., ngày … tháng … năm …

Người lập biểu Phụ trách kế toán       Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, họ tên)   (Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu báo cáo công nợ phải thu

BÁO CÁO CÔNG NỢ PHẢI THU

Năm....................

 

STT Tên khách hàng Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Số tiền
1 2 3 4 5 6
  1. Phải thu về vốn dự trữ        
  ..................        
  ..................

…………………

       
  2. Phải thu khác        
  ..................

…………………

       
  ..................

3. Khoản thu còn thiếu

……………….

……………...

       
  Cộng        

 

Lập, ngày … tháng … năm …

Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu báo cáo công nợ phải trả

BÁO CÁO CÔNG NỢ PHẢI TRẢ

Năm....................

STT Tên khách hàng Diễn giải Đơn vị tính Số lượng Số tiền
1 2 3 4 5 6
  1. Phải trả trong nội bộ        
  ..................        
  ..................        
  2. Phải trả ngoài đơn vị        
  ..................        
  ..................

3. Phải trả khác

…………………

………………….

       
  Cộng        

 

Lập, ngày … tháng … năm …

Người lập biểu Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị
(Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên) (Chữ ký, họ tên, đóng dấu)

Tải ngay mẫu báo cáo công nợ Excel tại đây: Sổ chi tiết công nợ Excel - Jenfi Capital

Hy vọng với mẫu báo cáo công nợ Excel mà Jenfi Capital đã chuẩn bị sẵn, bạn có thể chủ động quản lý công nợ doanh nghiệp mình thật hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.

 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Bán khống là gì? Rủi ro gì từ cuộc chơi khắc nghiệt

Bán khống là gì? Rủi ro gì từ cuộc chơi khắc nghiệt

Chứng khoán là mảnh đất màu mỡ mang đến lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Bán khống trong chứng khoán được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi chúng có thể thu về lợi nhuận bất kể đang tăng hay giảm giá trị. Miễn là thị trường đi đúng xu hướng dự đoán, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận. Tất nhiên, lợi ích luôn song hành cùng rủi ro. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bán khống là gì và những rủi ro khi thực hiện bán khống trên thị trường chứng khoán.

1. Bán khống là gì?

1.1 Bán khống (short selling) là gì?

Bán khống là gì? Rủi ro gì từ cuộc chơi khắc nghiệt

Bán khống là hình thức thu lợi nhuận từ đầu cơ giá xuống. Người bán có thể không cần trực tiếp sở hữu tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, vàng, tài sản,...) nhưng sẽ thực hiện những cách sở hữu gián tiếp khác như đi vay mượn để bán. Sau đó chờ thời điểm giá giảm xuống để mua lại và trả nợ cho người cho vay.

Thuật ngữ bán khống được sử dụng chủ yếu trong chứng khoán (tiếng Anh: Short sales/ short selling). Short sales/Short Selling là những lệnh giao dịch được thực hiện khi tài sản tài chính có xu hướng giảm một cách tiêu cực. Thay vì mua đáy bán đỉnh như thông thường, nhà đầu tư sử dụng chiến thuật mua đỉnh và bán đáy để kiếm lời từ sự thay đổi của giá tài sản.

Khi giá chứng khoán có xu hướng lên cao, trader sẽ đi vay mượn chứng khoán để bán (thường là thông qua sàn giao dịch chứng khoán mà trader mở tài khoản). Trader bán đi một loại chứng khoán mà tại thời điểm đó có thể coi là họ không thật sự sở hữu. Sau đó mua trả lại trong tương lai khi giá chứng khoán giảm xuống thấp hơn. Cuối cùng hưởng lợi nhuận từ khoảng chênh lệch giữa giá bán và mua. 

Lợi điểm của việc bán khống là gì?

Hình thức bán khống được ví như cụm từ “tay không bắt giặc”. Lợi nhuận đạt đỉnh lên đến 100% nhưng đi kèm với đó là vô số rủi ro nếu lệch xu hướng so với dự đoán. Kinh nghiệm trong bán khống là cực kỳ quý giá. Nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận nhanh chóng mà không phải bỏ ra quá nhiều vốn nếu dày dặn kinh nghiệm và nắm bắt xu hướng chính xác.

Bán khống được xem là một trong những phương thức đầu cơ của nhà giao dịch chứng khoán. Mục đích lớn nhất của bán khống chứng khoán thu về lợi nhuận, trong một số trường hợp còn góp phần giảm rủi ro trước tình hình giảm giá bất ngờ trên thị trường. 

1.2 Đặc điểm của bán khống:

Bán khống sở hữu 3 đặc điểm nổi bật như sau:

Bán khống là gì? Rủi ro gì từ cuộc chơi khắc nghiệt

Cổ phiếu không thực sự thuộc sở hữu của người bán 

Không thực sự sở hữu nhưng vẫn có thể giao dịch là đặc điểm đầu tiên của bán khống. Trader sẽ vay chúng thông qua đại lý, các sàn giao dịch chứng khoán hay môi giới và đặt lệnh bán. Sau đó họ có nghĩa vụ hoàn trả lại phần đã mượn bất cứ lúc nào trước khi đến hạn như đã thoả thuận. Việc trả lại cổ phiếu là lá chắn bảo vệ người bán khống trước bất kỳ sự tăng hay giảm giá nào mà cổ phiếu có thể gặp phải.

Bán khống thực chất là những giao dịch ký quỹ. Bao gồm những yêu cầu về dự trữ vốn chủ sở hữu nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với giao dịch mua.

Thu lợi nhuận từ sự chênh lệch giảm giá của cổ phiếu

Dựa vào những phân tích và nhận định của mình, trader kỳ vọng thu lợi từ khoản chênh lệch về giá khi chứng khoán có xu hướng giảm. Điều này có phần trái ngược với những đầu nhà đầu tư dài hạn luôn có mong muốn giá tăng. Bán khống thường được thực hiện bởi những nhà đầu tư nhận định giá sẽ có có xu hướng giảm trong ngắn hạn.

Mang tính rủi ro cao

Ưu điểm chính của bán khống là cho phép các nhà giao dịch thu lợi nhuận từ việc giảm giá. Nhưng chúng đồng thời cũng tồn tại những rủi ro lớn nếu xu hướng không giảm xuống như kỳ vọng. 

Để tránh rủi ro, những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ sử dụng các nguyên tắc cắt lỗ để hạn chế lỗ tối đa. Việc bán khống không thành công lúc này sẽ được bù đắp bằng một khoản lỗ nhỏ. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý  cắt lỗ khi kích hoạt trên thị trường không có giá đảm bảo. Đây sẽ là một chiến lược mang tính rủi ro đối với những loại cổ phiếu thường xuyên biến động hoặc thanh khoản kém.

1.3 Bán khống có được luật pháp công nhận không?

Theo góc độ luật pháp hiện hành, hành động bán khống không được nhà nước công nhận trên thị trường cơ sở. Bán được coi là hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường, gây ảnh hưởng đến tâm lý những nhà đầu tư khác. Đây được coi là hình thức kinh doanh phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, mức độ ảnh hưởng trên phạm vi rộng. 

2. Lợi ích thu được từ bán khống

Bán khống đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ riêng cho những nhà đầu tư, mà còn có ý nghĩa đối với các quỹ đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán & tổng thể nền kinh tế nói chung. Cụ thể như sau: 

Lợi ích đối với nhà đầu tư

Lợi nhuận sẽ là lợi ích hàng đầu dành cho các nhà đầu tư. Nhờ vào những nhận định chính xác về xu hướng suy giảm của cổ phiếu, trader sẽ kiếm được tối đa lợi nhuận từ bán khống. Nếu biết cách tận dụng, bán khống có thể coi là một đòn bẩy tài chính không tốn nhiều chi phí mà vẫn có thể cung cấp tỷ suất lợi nhuận cao hơn bình thường. Tất nhiên, việc này đòi hỏi nhà đầu tư phải có kiến thức và kinh nghiệm cao để dự đoán được xu hướng giúp tránh rủi ro ẩn chứa.  

Đối với các Quỹ đầu tư

Bán khống giúp cho các quỹ đầu tư phần nào giảm được những rủi ro nhất định khi thị trường đột ngột giảm giá hay có biến động mạnh. Điều này sẽ bảo vệ các quỹ đầu tư của họ không bị ảnh hưởng nặng nề từ thị trường chung. 

Đối với thị trường chứng khoán & tổng thể nền kinh tế

Bán khống sẽ góp phần tăng tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán lên cao hơn. Tăng số lượng người bán kéo theo kỳ vọng tăng số lượng người mua. Tạo nên độ cân bằng và tính hiệu quả của thị trường khi tính thanh khoản tăng.

Ngoài ra, bán khống còn là cách thức để lật tẩy những công ty niêm yết trên thị trường có dấu hiệu gian dối, thao túng giá. Từ đó giảm thiểu đáng kể tình trạng bong bóng thị trường và cổ phiếu.

3. Rủi ro gì từ từ bán khống ở cuộc chơi khắc nghiệt trong chứng khoán?

Đi kèm với mức lợi nhuận cao vượt ngưỡng khi thị giá cổ phiếu đúng theo xu hướng dự đoán, lợi nhuận cho các nhà đầu tư là không giới hạn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro tiềm ẩn mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần nắm được. Nhất là với những nhà đầu tư mới còn thiếu nhiều kinh nghiệm. 

Bán khống là gì? Rủi ro gì từ cuộc chơi khắc nghiệt

Rủi ro pháp lý

Như đã phân tích ở phần trên, trong khung pháp lý hiện nay tại Việt Nam, không phải mọi lĩnh vực đều được phép bán khống. Với thị trường lớn như chứng khoán, sẽ có rủi ro pháp lý phát sinh với lệnh cấm bán khống để tránh vấn đề đầu cơ tạo áp lực bán. Hơn nữa, hành động bán khống không có sự quản lý chặt chẽ sẽ gây nên tình trạng thao túng cổ phiếu.

Vì những nguyên nhân đó, nhà đầu tư tham gia bán khống có thể sẽ bị phạt hoặc cấm bán trên thị trường. Khi những quy định pháp lý được áp đặt đột ngột sẽ tác động khiến khiến giá cổ phiếu thay đổi và người bán khống lại một lần nữa mất đi vị thế của mình. Họ là nhóm người chịu tổn thất lớn nhất, dẫn đến rủi ro thua lỗ toàn hệ thống cho short trader.

Tại Việt Nam, hiện nay Ủy ban Chứng khoán chưa triển khai quy định cụ thể nào cho phép hoạt động bán khống được diễn ra. Tuy nhiên, trên thực tế thì thị trường vẫn có kiểu bán khống giữa các cá nhân với nhau, thông qua các hình thức vay mượn từ các nhà đầu tư. 

“Kén” nhà đầu tư

Việc nhận định được xu hướng thị trường chỉ nên được thực hiện bởi những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, kiến thức và nhạy bén với thị trường. Những “tay mơ” trong chứng khoán nên cẩn trọng khi quyết định đầu tư bán khống để hạn chế tối đã những rủi ro. 

Giới hạn mức lãi tối đa

Một loại chứng khoán chỉ có thể gây thua lỗ 100% khi mức giá về 0. Tuy nhiên, trong giao dịch bán khống lại không có giới hạn về giá lỗ hay mức giá cao nhất. Khi giá chứng khoán có xu hướng tăng, đi ngược với kỳ vọng thì mức lỗ sẽ rất khó kiểm soát.

Rủi ro khi xác định xu hướng của giá cổ phiếu

Thị trường cổ phiếu biến động thường xuyên nhưng không chỉ theo một chiều và không có xu hướng dài hạn. Dự trù sai thời điểm mang đến nhiều tổn thất khi thực hiện giao dịch bán khống chứng khoán. Nhà đầu tư gặp rất nhiều rủi ro trong việc xác định xu hướng giá bởi không chắc chắn được chính xác thời điểm giá xuống. Ngay cả khi thị trường đang theo xu hướng tăng, nhà đầu tư cũng cần lường trước cho sự giảm giá đột ngột dưới tự tác động bất ngờ từ các yếu tố bên ngoài. Trong khoảng thời gian chuyển đổi xu hướng, nhà đầu tư có thể sẽ bị mất đi các khoản lãi, vướng vào margin call hoặc thanh lý tài sản. 

Đi ngược xu hướng

Lịch sử đã chứng minh, cổ phiếu luôn có xu hướng tăng và đây cũng là điều hầu hết các nhà đầu tư mong đợi. Hành động bán khống với mong muốn xu hướng giảm vô hình chung đã đi ngược lại với xu thế của thị trường. Để thực hiện bán khống hiệu quả, nhà đầu tư cần phân tích kỹ giá cổ phiếu, đặt trong bối cảnh thị trường cụ thể trước khi quyết định có nên đặt lệnh bán để kiếm lời hay không.

Chứng khoán luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường và dự đoán thị trường luôn là bài toán khó. Các nhà đầu tư cần rất cẩn trọng khi quyết định bán khống để tránh được tối đa những rủi ro có thể gặp phải. Theo các chuyên gia chứng khoán, những nhà đầu tư mới, hoặc chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất không nên tham gia bán khống cổ phiếu.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư mới

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư mới

Các nhà đầu tư thành công trong lĩnh vực chứng khoán chắc chắn không thể bỏ qua bước phân tích Báo cáo tài chính (BCTC). Đọc và phân tích BCTC là yếu tố giúp họ đưa ra những  quyết định đầu cơ thắng lợi. Tuy nhiên, nếu là nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường hoặc chưa có nhiều kiến thức nền tảng trong lĩnh vực chứng khoán, tài chính thì việc đọc hiểu BCTC là một việc không hề đơn giản. Chúng tôi mong muốn chia sẻ cách đọc Báo cáo tài chính cho nhà đầu tư mới để giúp các bạn hiểu thêm về chủ đề này. Tạo tiền đề cho các kỹ thuật phân tích, tiến bước đến những quyết định đầu tư thành công.

1. Báo cáo tài chính là gì?

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư mới

Báo cáo tài chính (BCTC) là tổng hợp hệ thống những báo cáo liên quan đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đây là tập hợp gồm rất nhiều văn bản khác nhau nhưng có ý nghĩa quan trọng thể phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thể hiện qua những số liệu chi tiết về các thông tin như: Tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu, dòng tiền, lợi nhuận, các khoản nợ có...qua từng thời kỳ nhất định. BCTC sẽ được doanh nghiệp công bố định kỳ vào mỗi cuối quý hoặc mỗi năm.

Một BCTC thông thường sẽ bao gồm những bản báo cáo sau đây:

  • Báo cáo đánh giá của đơn vị kiểm toán
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Các công ty chứng khoán cũng thực hiện báo cáo tài chính như đối với các loại hình doanh nghiệp khác. Để lựa xác định được loại cổ phiếu tiềm năng, việc nghiên cứu báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng. Nếu doanh nghiệp có hoạt động tài chính ổn định và có tiềm năng phát triển thì cổ phiếu trên sàn giao dịch có khả năng sinh lợi nhuận tốt hơn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính của doanh nghiệp không ổn định thì cổ phiếu của họ cũng không thật sự an toàn. 

Xét trên góc độ những nhà đầu tư chứng khoán. Phân tích BCTC mang đến 3 yếu tố:

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư mới

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có những “nghiệp vụ đặc biệt” để làm đẹp BCTC nhằm thu hút nhà đầu tư nhưng thực tế của họ lại trái ngược. Chính vì thế, trước khi kỳ vọng thu được về lợi nhuận, trader cần trang bị cho mình những kiến thức về cách đọc Báo cáo tài chính để có thể hiểu chính xác những nội dung trong báo cáo. Từ đó chủ động được với những kế hoạch kinh doanh của mình. 

2. Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư mới

Đọc báo cáo tài chính là một công việc rất phức tạp với những nhà đầu tư mới. Làm thế nào để nắm rõ các chỉ số trong báo cáo, từ những phân tích đó đánh giá chính xác được tình hình tài chính của doanh nghiệp? Sau đây là hướng dẫn cách đọc Báo cáo tài chính theo thứ tự chi tiết để những nhà đầu tư mới có được cách nhìn tổng quan nhất. 

2.1 Xác định tính chính xác dựa vào đánh giá của Kiểm toán viên

Bản báo cáo của các công ty kiểm toán độc lập có vai trò quan trọng xác định độ trung thực trong báo cáo của doanh nghiệp. Các công ty kiểm toán có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong nghiệp vụ thẩm định các báo cáo tài chính. Họ sẽ đưa ra những đánh giá về tính trung thực của BCTC do công ty cung cấp.

Đánh giá của Kiểm toán viên là văn bản có vai trò đặc biệt quan trọng. Là báo cáo đầu tiên cần nhà đầu tư cần phải đọc trước khi tìm hiểu sâu thêm về các nội dung khác trong BCTC. Nội dung đánh giá của kiểm toán viên thông thường sẽ được kết luận qua 04 mức độ: 

  • Chấp nhận toàn phần
  • Ngoại trừ
  • Không chấp nhận
  • Từ chối. 

Nếu ý kiến của kiểm toán viên là “Chấp nhận toàn phần” thì số liệu được sử dụng trong báo cáo được coi là phản ánh thực tế chính xác. Nếu thuộc mức độ “Không chấp nhận” hoặc “Từ chối” đồng nghĩa với viện Kiểm toán viên có những đánh giá doanh nghiệp đó đã không trung thực. Kèm theo đánh giá đó sẽ là những lý do vì sao Kiểm toán viên đưa ra kết luận này. Nhà đầu tư thông qua bản đánh giá của Kiểm toán viên để xác định được mức độ tin cậy của nội dung BCTC doanh nghiệp mà mình đang quan tâm. 

2.2 Lưu ý khi đọc báo cáo tài chính là gì?

Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính cho nhà đầu tư mới

Phân tích Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán biểu thị mối tương quan giữa tài sản mà công ty kiểm soát với nguồn vốn hình thành nên các tài sản đó. Phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị và nguồn vốn. Cũng như sự hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Những số liệu này giúp nhà đầu tư đánh giá được sự ổn định của hoạt động kinh doanh. Khi phân tích Bảng cân đối kế toán cần phải lưu ý đến các nội dung chính: Tài sản, vốn và những khoản nợ.

Bảng cân đối kế toán có sự cân bằng giữa tổng tài sản và nguồn vốn theo nguyên tắc sau đây. Nếu sự chênh lệch giữa những yếu tố này không vượt quá mức 10%, chứng tỏ doanh nghiệp có tiềm năng phát triển lớn. 

  • Tổng tài sản = Tổng tài sản ngắn hạn + Tổng tài sản dài hạn
  • Nguồn vốn = Tổng nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Phân tích tài liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD)

BCKQKD là bản báo cáo tổng hợp, phản phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Thông qua những hoạt động kinh doanh thông thường, hoạt động tài chính và một số những hoạt động khác.

BCKQKD định kỳ báo cáo theo quý hoặc theo năm. Những thông tin cơ bản hiển thị trong báo cáo bao gồm:

  • Doanh thu: Tổng thu nhập thu về từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là số liệu doanh thu thuần trong việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và những hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
  • Các thu nhập phát sinh khác: Những khoản tài chính thu được từ nhiều nguồn khác như: Thanh lý tài sản, bán hoặc cho thuê tài sản,...
  • Chi phí phát sinh trong kỳ: Các khoản chi tiêu của doanh nghiệp, bao gồm các khoản khấu trừ và nợ phát sinh, chi phí kinh doanh sản xuất và chi phí khác.
  • Lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc: Lợi nhuận được tính theo công thức: Doanh thu – Chi phí

Lợi nhuận càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng phát triển. Đây cũng là những con số mà hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán quan tâm. Doanh nghiệp càng phát triển lớn mạnh thì cổ phiếu của họ càng có khả năng sinh lợi nhuận cao.

Phân tích Báo cáo về lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp các nhà đầu tư đánh giá được nguồn vốn của doanh nghiệp. Thể hiện chi tiết biến động dòng tiền, sự thay đổi trong tài sản thuần và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Hiểu được khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán cũng như khả năng tạo ra dòng tiền trong các hoạt động của doanh nghiệp. Với những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bảng ghi nhận dòng tiền mặt đi ra và dòng tiền mặt đi vào của công ty trong một khoảng thời gian nhất định.

Về bản chất, quá trình lưu chuyển tiền tệ dựa trên quan hệ cân đối của dòng tiền trong kỳ. 3 dòng tiền chính được thể hiện trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:

  • Dòng tiền đến từ những hoạt động kinh doanh: Đây là dòng tiền đến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Dòng tiền đến từ những hoạt động đầu tư: Những dòng tiền liên quan đến các hoạt động đầu tư tài sản dài hạn và tài sản cố định, mua sắm, thanh lý,...
  • Dòng tiền đến từ những hoạt động tài chính: Dòng tiền biến động thông qua hình thức phát hành cổ phiếu, góp vốn mới, chi trả cổ tức, vay nợ hay chi trả nợ gốc,… Tuỳ vào từng khoản mà dòng tiền sẽ tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu khác nhau.

Phân tích tài liệu Thuyết minh báo cáo tài chính 

Thuyết minh báo cáo tài chính thông thường bao gồm một số nội dung như: Đơn vị tiền tệ, chế độ và chính sách kế toán, kỳ kế toán, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và một số thông tin trọng yếu khác,…Thuyết minh báo cáo tài chính sẽ là những nội dung giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn các nội dung trong tổng thể Báo cáo tài chính. Chúng được diễn giải bằng lời văn cụ thể để làm rõ hơn thông tin cho người đọc báo cáo.

3. Một số lưu ý khi đọc BCTC

Đọc BCTC là kỹ năng rất quan trọng, quyết định phần lớn sự thành công của chiến dịch đầu tư. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về Báo cáo tài chính:

  • Để đảm bảo tính khách quan khi nhận định về khả năng phát triển của doanh nghiệp. Nhà đầu tư không nên chỉ đọc duy nhất báo cáo tài chính gần nhất mà cần ít nhất 3 - 5 kỳ báo cáo để có cái nhìn tổng quan nhất khi nhận định.
  • Hãy tham khảo và có sự đánh giá BCTC giữa những doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một lĩnh vực khi dự định đầu tư cổ phiếu. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác nhất vì doanh nghiệp có khả năng sinh lợi sẽ đảm bảo sự an toàn hơn tại thị trường đầy rủi ro này. 

Báo cáo tài chính là một trong những nội dung rất quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần hiểu rõ. Hy vọng với nội dung hướng dẫn chi tiết cách đọc Báo cáo tài chính được chia sẻ trong bài viết này, phần nào đã hỗ trợ các nhà đầu tư mới trong quá trình tích lũy những kiến thức hữu ích về đầu tư. Tạo cơ sở cho các kỹ thuật phân tích về sau với những quyết định đầu tư cổ phiếu chính xác.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Báo Cáo Tiền Mặt Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Sổ Quỹ Tiền Mặt Theo Thông Tư 133 Và 200

Open post

Báo Cáo Tiền Mặt Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Sổ Quỹ Tiền Mặt Theo Thông Tư 133 Và 200

Báo Cáo Tiền Mặt Là Gì | Jenfi Capital

Báo cáo tiền mặt là tài liệu kế toán, tổng hợp lại tình hình thu chi tiền mặt của doanh nghiệp. Tùy loại hình và đặc điểm kinh doanh, bạn có thể sử dụng mẫu ghi tiền mặt theo thông tư 133 hoặc 200 từ Bộ Tài Chính. Cùng Jenfi Capital tìm hiểu chi tiết cách lập Báo cáo tiền mặt phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn (kèm mẫu sổ báo cáo tiền mặt theo thông tư) trong bài viết sau.

Báo Cáo Tiền Mặt Là Gì? Sổ Quỹ Tiền Mặt Là Gì?

Báo Cáo Tiền Mặt Là Gì - định nghĩa - jenfi capital

Báo cáo tiền mặt là loại sổ ghi tình hình thu chi tiền mặt tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị theo nghiệp vụ kế toán. Loại báo cáo này được kế toán và thủ quỹ sử dụng song song. 

Mục đích của báo cáo tiền mặt giúp doanh nghiệp:

  • Nắm được tình hình kế toán, thu chi tiền mặt phát sinh.
  • Đối chiếu số liệu trên sổ và lượng tiền mặt theo định kỳ để tránh thất thoát tài sản.

Báo Cáo Tiền Mặt Theo Theo Thông Tư 200

Báo Cáo Tiền Mặt Theo Theo Thông Tư 200 | Jenfi Capital

Thông tư 200 từ Bộ Tài Chính (200/2014/TT-BTC) quy định chế độ kế toán cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế và mọi quy mô hoạt động. Dù doanh nghiệp bạn là SMEs hay startup, công ty quy mô lớn… đều có thể áp dụng thông tư 200 trong báo cáo kế toán nói chung và báo cáo tiền mặt nói riêng.

Tải mẫu sổ tiền mặt theo Thông tư 200 từ Bộ Tài Chính (200/2014/TT-BTC) tại đây.

Cách lập báo cáo tiền mặt theo thông tư 200

cách lập sổ quỹ tiền mặt - jenfi capital

Đầu tiên, bạn cần mở sổ tiền mặt cho thủ quỹ quản lý, với tên là “ Sổ Báo Cáo Tiền Mặt”. Sau đó, bạn mở sổ tiền mặt tương ứng với sổ thủ quỹ cho kế toán quản lý, với tên là “ Sổ Kế Toán Chi Tiết Quỹ Tiền Mặt”. Hai sổ này cùng ghi nội dung song song.

Dựa vào các phiếu thu, phiếu chi đã được lập, bạn ghi thông tin vào sổ theo hướng dẫn sau:

  • Cột A: Điền ngày tháng ghi thông tin
  • Cột B: Điền ngày tháng trên các phiếu thu - chi
  • Cột C và D: Ghi số hiệu các phiếu thu - chi
  • Cột E: Ghi nội dung của các phiếu thu - chi
  • Cột 1 và 2: Ghi số tiền nhập quỹ và xuất quỹ.
  • Cột 3: Ghi số dư quỹ cuối ngày (bạn cần đảm bảo số này phải khớp với số tiền mặt thực tế trong két.)

Theo định kỳ, kế toán sẽ kiểm tra đối chiếu giữa 2 sổ và ký xác nhận vào cột G.

Để theo dõi quỹ tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt cần mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” (dùng Mẫu số S07a-DN).

Ví dụ cách lập báo cáo tiền mặt theo TT 200

Dưới đây là ví dụ về Cách lập báo cáo tiền mặt theo thông tư 200

ví dụ bao cao tien mat thong tư 200

Báo Cáo Tiền Mặt Theo Theo Thông Tư 133

Thông tư 133 từ Bộ Tài Chính (133/2016/TT-BTC) quy định chế độ kế toán cho doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp đặc thù như chứng khoán, bảo hiểm, điện lực… cũng áp dụng thông tư 133 để thực hiện báo cáo kế toán và báo cáo tiền mặt.

Tải mẫu sổ tiền mặt theo Thông tư 133 từ Bộ Tài Chính (133/2016/TT-BTC) tại đây.

Cách lập báo cáo tiền mặt theo thông tư 133

Về các bước thực hiện theo thông tư 133 hoàn toàn tương tự với thông tư 200 như hướng dẫn trên. Điểm khác biệt duy nhất là kế toán quỹ tiền mặt phải mở " Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt" (dùng Mẫu số S04b-DNN). 

Ví dụ cách lập báo cáo tiền mặt theo TT 133

ví dụ bao cao tien mat thong tư 133

Hy vọng với hướng dẫn lập báo cáo tiền mặt này từ Jenfi, bạn có thể thực hành lập sổ báo cáo dễ dàng theo đúng quy định từ thông tư 200 và 133.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Lãi Ròng Là Gì: Cách Tính & Chiến Lược Tối Ưu Lợi Nhuận Ròng

Open post

Lãi Ròng Là Gì: Cách Tính & Chiến Lược Tối Ưu Lợi Nhuận Ròng

Lãi ròng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng trong doanh nghiệp

Cập nhật: 2023

Lãi ròng (lãi thuần hay lợi nhuận ròng) là khái niệm rất quen thuộc trong báo cáo tài chính. Vậy lãi ròng là gì? Cách tính lãi ròng như thế nào? Lãi ròng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Sau khi tính được lãi ròng, làm sao để tối ưu lợi nhuận của doanh nghiệp? Cùng Jenfi Capital tìm hiểu về khái niệm lãi ròng và những yếu tố xoay quanh trong bài viết sau đây. 

1. Lãi ròng là gì?

Định nghĩa lãi ròng

Lãi ròng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng trong doanh nghiệp

Lãi ròng (tiếng Anh: Net profit) còn được biết đến với những tên gọi khác như: Lãi thuần, thu nhập ròng hay lợi nhuận ròng. Đây là khoản tài chính còn lại sau khi doanh nghiệp hoàn thành các khoản thanh toán về thuế, lãi suất, cổ tức ưu đãi,...trong khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, lãi ròng chính là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và các khoản chi phí hiện tại của doanh nghiệp.

Net profit được coi là thước đo lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã hạch toán tất cả chi phí và thuế. Đây chính là phần lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Bao gồm những chi phí hoạt động đã được loại trừ khỏi lợi nhuận gộp.

Tỷ số lợi nhuận ròng không có quy chuẩn cố định mà có sự khác nhau tùy thuộc vào từng ngành nghề. Khi phân tích tài chính, các nhà đầu tư chỉ có thể so sánh chỉ số này với những doanh nghiệp trong cùng ngành nghề và cùng một thời điểm để đảm bảo tính khách quan.

Lãi ròng được tính theo công thức khá đơn giản:

Công thức lãi ròng = Tổng doanh thu - (VAT + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí hoạt động + Chi phí khác)

Lãi ròng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng trong doanh nghiệp

Trong đó:

  • Tổng doanh thu: Là khoản chi phí còn lại sau khi đã trừ những khoản tiền bị hoàn lại và Chi phí chiết khấu bán hàng
  • Chi phí hoạt động: Bao gồm những chi phí cơ bản để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ như: Chi phí mua nguyên vật liệu sản xuất, phí giao hàng, chi phí thuê địa điểm, nhà xưởng, tiền lương cho nhân viên,...

2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của lãi ròng đối với doanh nghiệp

Với các chuyên gia tài chính, lãi ròng là một trong những chỉ số thể hiện mức độ thành công của doanh nghiệp. Con số về lợi nhuận ròng phản ánh giá trị lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số doanh thu doanh nghiệp. Nếu giá trị sau thuế càng lớn thì doanh nghiệp lãi càng lớn và ngược lại. Từ đó xác định được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện đang có lãi hay thua lỗ.

Lãi ròng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi ròng trong doanh nghiệp

Không chỉ là những con số, lãi ròng mang trên mình những ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đến những quyết định trong nội bộ doanh nghiệp

Bất kỳ tổ chức nào hoạt động cũng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Lợi nhuận ròng là khoản tiền cuối cùng mà người sở hữu hoặc cổ đông hợp pháp được phép sử dụng. Nếu như doanh nghiệp hoạt động không tốt, lãi ròng ở mức dưới 0 hoặc rất thấp đồng nghĩa với việc lợi nhuận của cổ đông bị giảm sút. Đây là yếu tố tác động đến những quyết định trong nội bộ doanh nghiệp. Bao gồm cả quyết định nhân tố nào sẽ là người điều hành chính để thu về lợi nhuận tối đa.

Ảnh hưởng đến những quyết định nghiên cứu và đầu tư cho doanh nghiệp

Trước mỗi quyết định rót vốn, nhà đầu tư quan tâm rất nhiều đến thông tin về lãi ròng trên tổng doanh thu. Nếu tỷ lệ lợi nhuận ròng càng lớn chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển và có cơ hội thu lãi. Từ đó mức độ tin tưởng khi đầu tư vào công ty tăng lên. 

Tăng độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

Lãi ròng là phần đảm bảo vững chắc nhất cho khả năng chi trả của doanh nghiệp khi vay vốn. Sự tín nhiệm của doanh nghiệp càng cao khi có lãi ròng càng lớn. Các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng coi lãi ròng là sự yếu tố quan trọng quyết định có tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không

3. Lợi nhuận ròng chịu ảnh hưởng từ những yếu tố nào?

Từ công thức tính lợi nhuận của doanh nghiệp, dễ dàng nhận thấy những yếu tố chính ảnh hưởng đến lãi ròng của doanh nghiệp cấu thành nên công thức. Chúng ta sẽ cùng phân tích rõ về chúng ngay sau đây:

Doanh thu của doanh nghiệp

Doanh thu của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn thu khác nhau. Có thể kể đến như doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng, cung cấp dịch vụ và những nguồn thu nhập khác.

Doanh thu là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Tuy doanh không phải là yếu tố quyết định chính nhưng nhưng doanh thu càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong điều kiện chi phí vận hành được tối ưu.

Doanh nghiệp có có hội tăng vượt bậc nếu áp dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật để tăng gia sản xuất. Kèm theo đó là tìm kiếm thị trường và nguồn khách hàng tiềm năng, mở rộng quy mô sản xuất. Kết hợp với những phương án dự phòng rủi ro là điều cần thiết để doanh nghiệp phát triển bền vững. Lãi ròng sẽ tăng lên khi tổng thu nhập của doanh nghiệp cũng tăng.

Chi phí hoạt động của doanh nghiệp

Chi phí hoạt động là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và tỷ lệ nghịch với lãi ròng. Khi các chi phí hoạt động được tối ưu xuống mức thấp nhất là lúc lợi nhuận ròng có cơ hội đạt giá trị tối đa. Ngược lại, chi phí hoạt động chiếm quá nhiều sẽ khiến thu nhập ròng bị giảm sút.

Doanh nghiệp thường rất chú trọng đến những phương pháp nhằm giảm tối đa chi phí hoạt động. Giá gốc sản phẩm là yếu tố chính quyết định đến chi phí hoạt động. Giá gốc sản phẩm càng thấp đồng nghĩa với lãi ròng càng cao. Do đó, việc tìm nguồn cung cấp ưu đãi về giá và đảm bảo về chất lượng để giảm giá gốc là điều cực kỳ cần thiết.

Ngoài ra, để giảm chi phí hoạt động và nâng mức lợi nhuận ròng lên cao nhất còn cần đến tổng hoà những biện pháp như: Đầu tư vào trang thiết bị; Nâng cao chất lượng nhân sự nhằm cải thiện năng suất; Áp dụng chi tiêu tiết kiệm vào chi phí sản xuất,...Từ đó nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tạo nên những sản phẩm kết tinh nhiều giá trị thặng dư, đem lại lợi nhuận cao nhất có thể. 

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Yếu tố cuối cùng có tác động tới việc làm thay đổi lãi ròng là thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật và đây gần như là yếu tố không thể thay đổi được. Doanh nghiệp không thể tăng giảm mức thuế. Điều duy nhất họ có thể làm là cẩn trọng để hạn chế để xảy ra những chi phí phát sinh do sai sót trong quá trình đóng thuế. Ví dụ với trường hợp doanh nghiệp không có đầy đủ hồ sơ chứng từ chứng minh hợp pháp thì có thể bị loại khi xác định thu nhập chịu thuế, dẫn đến tăng khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng.

Hiểu rõ về khái niệm lãi ròng là gì cũng như những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lãi ròng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn trong tương lai. Đây cũng là những thông số hỗ trợ các nhà đầu tư đưa ra được thông tin chính xác trước những quyết định đầu tư của mình.

Các chi phí khác

Ngoài 3 yếu tố trên, lãi ròng còn chịu tác động bởi giá hàng hóa và dịch vụ, chi phí nguyên vật liệu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hướng Dẫn Tính Lãi Ròng Theo Nguyên Tắc Kế ToánHướng Dẫn Tính Lãi Ròng Theo Nguyên Tắc Kế Toán | Jenfi Capital

 

Nguyên tắc tính

Để tính lợi nhuận ròng, bước đầu tiên là tính lợi nhuận gộp, là tổng doanh thu kiếm được trừ đi giá vốn hàng bán. Từ đó, các chi phí hoạt động được khấu trừ để đạt được thu nhập hoạt động. 

Sau đó, các chi phí không hoạt động như thuế,  tiền lãi và khấu hao được khấu trừ khỏi thu nhập hoạt động để đạt được lợi nhuận ròng.

Tính lợi nhuận gộp (Gross Profit)

Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu thu được từ việc bán hàng trừ đi giá vốn. Lợi nhuận gộp không tính đến bất kỳ chi phí nào khác liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp, ví dụ như thuế, chi phí hoạt động và các chi phí khác. 

Để tính lợi nhuận gộp, ta lấy tổng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán. 

Ví dụ: nếu một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 100 tỷ và giá vốn hàng bán là 50 tỷ, thì lợi nhuận gộp sẽ là 50 tỷ.

Trừ chi phí hoạt động (Operating Expenses)

Chi phí hoạt động là tất cả các chi phí hàng ngày liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp như tiền thuê nhà, điện nước, tiền lương. Để tính lợi nhuận ròng, các chi phí này phải được khấu trừ khỏi tổng doanh thu.

Các cân nhắc khác

Ngoài các nguyên tắc kế toán cơ bản, chúng ta cần cân nhắc các yếu tố khác khi tính lợi nhuận ròng. Ví dụ, tác động về thuế khi tính toán lợi nhuận ròng, vì một số chi phí có thể được khấu trừ thuế trong khi những chi phí khác thì không. Ngoài ra, các chi phí phi hoạt động khác như lãi vay và khấu hao có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận chung của doanh nghiệp.

Phân tích lãi ròng

Khi bạn đã tính được lợi nhuận ròng, bạn có thể dùng chỉ số này để so sánh hiệu suất của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp tương tự khác trong ngành. Ngoài ra, lãi ròng còn có thể được sử dụng để xác định các lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động kém để xác định cách cải thiện.

Các chiến lược để tối đa hóa lãi ròng

Các chiến lược để tối đa hóa lãi ròng | Jenfi Capital

Các chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận ròng cần bạn phải xác định được các khía cạnh đang hoạt động kém hiệu quả, tăng doanh thu và giảm chi phí hợp lý. 

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: bằng cách hợp lý hóa các quy trình, tự động hóa công việc và sử dụng công nghệ để giảm lao động thủ công. 
  • Tăng doanh thu: giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới, mở rộng sang thị trường mới và tối ưu hóa giá cả. 
  • Giảm chi phí: đàm phán với các nhà cung cấp để có chi phí thấp hơn, giảm thiểu chi phí chung và cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết. 

Ví dụ: triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để hợp lý hóa dịch vụ khách hàng, chạy quảng cáo trực tuyến để tiếp cận khách hàng mới và chuyển sang nhà cung cấp rẻ hơn để giảm chi phí.

Câu hỏi thường gặp

Lợi nhuận ròng là gì? 

Lợi nhuận ròng là tổng doanh thu kiếm được của một doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp.

Lợi nhuận ròng được tính như thế nào? 

Lợi nhuận ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu kiếm được trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến việc điều hành doanh nghiệp. Điều này bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế, tiền lãi và các chi phí không hoạt động khác.

Sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp là gì? 

Lợi nhuận gộp là tổng doanh thu thu được từ việc bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán. Lợi nhuận ròng tính đến tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm thuế, chi phí hoạt động và các chi phí khác.

Chủ đề liên quan:  lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, thu nhập, chi phí, bảng cân đối kế toán, doanh thu.

 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Lãi Suất Chiết Khấu là gì: Hiểu Rõ Lãi Suất Chiết Khấu & Tiết Kiệm Tiền!

Open post

Lãi suất chiết khấu là gì? Hiểu rõ các khái niệm căn bản về lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là gì? Những yếu tố ảnh hưởng

Cập nhật: 2023

Lãi suất chiết khấu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với cả người cho vay và người đi vay. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu về chủ đề “Lãi suất chiết khấu là gì?” cùng những yếu tố nào gây ảnh hưởng tới mức lãi suất chiết khấu nhé.

1. Lãi suất chiết khấu là gì?

Lãi suất chiết khấu là gì

Lãi suất chiết khấu là gì? Những yếu tố ảnh hưởng

Lãi suất chiết khấu (Tiếng Anh: Discount rate) là mức lãi suất mà Ngân hàng Trung ương (NHTW) áp dụng khi cho các ngân hàng thương mại vay ngắn hạn. Cho vay chiết khấu là công cụ chính của chính sách tiền tệ, và lãi suất chiết khấu có ảnh hưởng quan trọng đến tốc độ cho vay của các ngân hàng

Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng không đủ hoặc không đảm bảo ở mức an toàn, họ sẽ tiến hàng vay tiền của NHTW để đáp ứng nhu cầu dòng tiền trong ngắn hạn hoặc những tình huống bất thường phát sinh. Nhất là trong trường hợp khách hàng đồng loạt có nhu cầu rút tiền mặt. 

Thương vụ các ngân hàng thương mại vay tiền của ngân hàng trung ương được gọi là “Vay chiết khấu”.

Lãi suất chiết khấu cũng được ký hiệu bằng tỷ lệ % như lãi suất thông thường. Việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu được coi như một trong những công cụ để điều chỉnh chính sách tiền tệ. Nhằm hỗ trợ ngân hàng nhà nước điều chỉnh lượng cung tiền trên thị trường và số tiền mặt dự trữ đối với hệ thống ngân hàng thương mại. 

Các chuyên gia tài chính tính lãi suất chiết khấu thông qua 2 phương pháp chính: Chi phí huy động vốn (Funding cost) hoặc Trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital, WACC)

Lãi Suất Chiết Khấu Hoạt Động Như Thế Nào

Lãi suất chiết khấu trong ngân hàng hoạt động bằng cách cho phép các tổ chức tài chính đủ điều kiện vay tiền trực tiếp từ ngân hàng nhà nước với lãi suất xác định từ trước. Tỷ lệ lãi suất này thường thấp hơn tỷ lệ cung cấp cho những đối tượng vay khác. Tỷ lệ chiết khấu thường được xác định bởi Ngân hàng trung ương. 

Các ngân hàng có thể sử dụng lãi suất chiết khấu để bổ sung tiền mặt cho các nhu cầu ngắn hạn hoặc cung cấp thêm thanh khoản trong thời gian căng thẳng tài chính. 

Bên cạnh đó, lãi chiết khấu cũng được các ngân hàng sử dụng để thiết lập lãi suất cơ bản, là tỷ lệ mà các ngân hàng cung cấp các khoản vay cho những khách hàng đáng tin cậy nhất của họ.

Lãi Suất Chiết Khấu Đến Các Khoản Vay Kinh Doanh Ra Sao

Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng đến các khoản vay kinh doanh của bạn theo hai cách: tác động đến lãi suất ngân hàng cho vay và ảnh hưởng lượng thanh khoản sẵn có cho các doanh nghiệp (thường được biết đến với “room tín dụng”).

Lãi suất ngân hàng cho vay kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất chiết khấu do ngân hàng nhà nước quy định. Khi lãi suất chiết khấu thấp, các ngân hàng có thể cung cấp lãi suất thấp hơn cho doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể vay với chi phí hợp lý hơn.

Lượng thanh khoản cho doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi lãi suất chiết khấu. Khi lãi suất chiết khấu thấp, các ngân hàng có thể vay tiền với lãi suất thấp hơn, do đó họ sẽ cho cho các doanh nghiệp vay nhiều tiền hơn và ngược lại.

Một Số Định Nghĩa Khác Liên Quan Đến Chiết Khấu

Lãi suất chiết khấu là gì? Những yếu tố ảnh hưởng

Chiết khấu ngân hàng

Chiết khấu ngân hàng là hình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá trị nhưng chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng. Sau đó nhận lại một khoản tiền tương đương giá trị tính đến điểm trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí.

Chiết khấu L/C

Đây là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng có nhu cầu bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Hiểu đơn giản hơn, phía ngân hàng sẽ mua lại và có thể truy đòi Bộ chứng từ theo L/C xuất khẩu trước khi đến hạn thanh toán.

Chiết khấu thương mại

Đây là khoản chi phí người bán chủ động giảm giá cho người mua khi họ mua với khối lượng lớn.

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái chiết khấu là khi NHTW hoặc tổ chức tín dụng mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá. Lãi suất lúc này được tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc những loại giấy tờ có giá trước thời hạn thanh toán. Mức lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào khả năng thanh toán của bên có nghĩa vụ trả số tiền trên các loại giấy tờ tương ứng.

2. Tác động chung của lãi suất chiết khấu

Đối với khối Ngân hàng thương mại

Lãi suất chiết khấu là yếu tố quyết định trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại. Lãi suất chiết sấu ở mức cao hay thấp là cơ sở để các ngân hàng thương mại quyết định dự trữ tiền mặt cao hơn hay chỉ bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. 

Nếu mức lãi suất chiết khấu ở mức cao, hầu hết các ngân hàng không thể dự trữ tiền mặt ở mức tối thiểu để tránh việc phải vay tiền mặt từ NHTW. Ngược lại, nếu lãi suất chiết khấu thấp hơn thị trường thì ngân hàng tự chủ hơn trong các hoạt động cho vay mà không lo lắng nhiều đến khoản dự trữ tiền mặt tối thiểu theo quy định. Nếu thiếu thanh khoản, lúc này các ngân hàng hoàn toàn có thể vay NHTW với mức lãi suất thấp và không làm tác động nhiều đến lợi nhuận của họ.

Đối với Ngân Hàng Trung Ương

Lãi suất chiết khấu là công cụ hữu hiệu được NHTW sử dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng. Nắm bắt tâm lý chung của các ngân hàng thương mại khi luôn mong muốn không phải vay tiền mặt với lãi suất cao. Nếu NHTW muốn tăng cung tiền thì sẽ thực hiện biện pháp điều chỉnh để giảm lãi suất. Ngược lại, khi muốn giảm lượng cung tiền thì lãi suất chiết khấu lúc này sẽ tăng lên.

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu do NHTW quyết định, tuy nhiên mức lãi suất tăng hay giảm lại chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. 

Lãi suất chiết khấu là gì? Những yếu tố ảnh hưởng

Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là tình trạng gia tăng chung về giá cả của hàng hoá dịch vụ. Đồng tiền mất giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế chung. Kích thích nhu cầu vay tiền chung để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng. Lúc này NHTW sẽ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng nhằm nỗ lực vượt qua suy thoái. Để kiểm soát tình hình lạm phát, NHTW thường nâng lãi suất nhằm hạn chế lượng cung tín dụng đưa vào nền kinh tế. 

Như vậy có thể thấy mối quan hệ gắn liền giữa tình trạng lạm phát và lãi suất chiết khấu. Khi lạm phát tăng thì lãi suất chiết khấu cũng tăng và ngược lại, khi lạm phát có xu hướng giảm thì tỷ lệ chiết khấu cũng giảm.

Lượng Cung - Cầu tiền tệ trên thị trường

Cung tiền là tổng số tiền đang lưu thông trên thị trường và do Nhà nước điều tiết. Cầu tiền là nhu cầu sử dụng tiền để mua bán, giao dịch, trao đổi… của các cá nhân, đơn vị, tổ chức. Đây là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lãi suất trên thị trường. Bao gồm cả suất tái chiết khấu. Khi xảy ra trạng thái mất cân bằng Cung - Cầu, NHTW sẽ có những biện pháp điều chỉnh lệ chiết khấu để ổn định lại. 

Chính sách của chính phủ

Nhằm bình ổn nền kinh tế, đưa lãi suất về mức ổn định, phía NHTW sẽ thực hiện các chính sách như: Chính sách tiền tệ; Chính sách tài chính; Chính sách tỷ giá; Chính sách thu nhập,...để thực hiện vai trò chỉ huy của mình đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của quốc gia.

Sử dụng lãi suất là công cụ, NHTW điều tiết hoạt động của nền kinh tế vĩ mô bằng các phương pháp nhất định theo mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng nền kinh tế chung theo từng thời kỳ.

Khi lãi suất tăng lên, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm thì Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại. Khi lãi suất thị trường có xu hướng giảm, NHTW sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu nhằm giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại.

Tác động này buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tín dụng của họ nhằm cân bằng giá trị của đồng tiền

Câu Hỏi Thường Gặp Về Lãi Suất Chiết Khấu

Lãi suất chiết khấu trong ngân hàng là gì?

Tỷ lệ chiết khấu trong ngân hàng là lãi suất mà tại đó một tổ chức tài chính đủ điều kiện có thể vay vốn trực tiếp từ ngân hàng trung ương.

Lãi suất chiết khấu được xác định như thế nào?

Tỷ lệ chiết khấu được xác định bởi ngân hàng quốc gia.

Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng như thế nào? 

Các ngân hàng có thể sử dụng lãi suất chiết khấu để tài trợ vốn ngắn hạn hoặc cung cấp thêm thanh khoản cho ngân hàng của mình. Ngoài ra, ngân hàng còn dùng lãi suất này để  thiết lập lãi suất cơ bản.

Chủ đề liên quan: vay ngắn hạn, tính thanh khoản, ngân hàng trung ương, lãi suất ngân hàng, trái phiếu Chính phủ, tiền gửi có kỳ hạn.

 

 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Loyalty Là Gì? Định Nghĩa & Hướng Dẫn Xây Dựng Lòng Trung Thành Của Khách Hàng

Open post

Loyalty Là Gì? Định Nghĩa & Hướng Dẫn Xây Dựng Lòng Trung Thành Của Khách Hàng

Loyalty Là Gì | Jenfi Capital

Loyalty là gì? Khi một khách hàng trung thành với thương hiệu, họ sẽ hiếm khi bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá cả đến hành vi mua hàng. Trên thực tế, khách hàng trung thành sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho một sản phẩm, dịch vụ từ thương hiệu họ yêu thích. Ngoài ra, họ còn sẵn sàng trở thành “đại sứ thương hiệu” và quảng bá sản phẩm, dịch vụ họ đang sử dụng đến mọi người xung quanh miễn phí cho thương hiệu. Do đó, việc hiển nhiên là bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng được nhóm khách hàng trung thành của mình để tăng trưởng doanh thu và uy tín thương hiệu.

Trong bài viết này, Jenfi Capital giúp bạn tìm hiểu Loyalty là gì, cách xây dựng chiến lược để tăng tỷ lệ tương tác của khách hàng, tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng đã có, từ đó cải thiện lòng trung thành đối với thương hiệu.

Loyalty Là Gì?

Loyalty Là Gì, định nghĩa customer loyalty | Jenfi Capital

Loyalty, customer loyalty, hay lòng trung thành khách hàng đề cập đến việc một khách hàng có quay lại mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn hay không sau khi đã mua lần đầu. Lòng trung thành này đến từ sự thỏa mãn khi họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm khách hàng diễn ra theo hướng tích cực, và kèm thêm các giá trị khác mà họ nhận được từ thương hiệu đó.

Tại Sao Bạn Cần Xây Dựng Lòng Trung Thành Khách Hàng?

Tại Sao Bạn Cần Xây Dựng Lòng Trung Thành Khách Hàng | Loyalty Là Gì | Jenfi Capital

Lòng trung thành khách hàng là yếu tố cốt lõi để tăng trưởng, vì khách hàng trung thành giúp bạn tạo ra doanh thu thêm mà không tốn kém quá nhiều chi phí. Khách hàng trung thành sẽ:

  • Chi tiêu nhiều hơn so với khách hàng mới
  • Có tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn
  • Giúp tăng lợi nhuận
  • cần ít chi phí duy trì hơn chi phí thu hút một khách hàng mới
  • Mua sản phẩm, dịch vụ đều đặn
  • Chi tiêu nhiều trong các mùa khuyến mãi

Hơn nữa, khách hàng trung thành còn tạo ra nhiều giá trị khác cho thương hiệu như:

  • Giới thiệu thương hiệu cho những người khác
  • Giúp thương hiệu nâng cao uy tín trên mạng xã hội
  • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ insight khách hàng

Xây Dựng Lòng Trung Thành Khách Hàng Như Thế Nào

Xây Dựng Lòng Trung Thành Khách Hàng Như Thế Nào | Loyalty Là Gì | Jenfi Capital

Doanh nghiệp của bạn cần làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc, bởi vì khi họ hạnh phúc sẽ sẵn sàng chi nhiều tiền cho sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng trung thành không chỉ đem lại doanh thu, mà còn nhiều giá trị cộng thêm. Dưới đây là một số cách để bạn có thể xây dựng lòng trung thành khách hàng:

  • Quà, coupon, ưu đãi cho khách hàng thân thiết
  • Cải thiện chất lượng bộ phận chăm sóc khách hàng 
  • Tăng trải nghiệm của khách hàng khi áp dụng các cấp độ khách hàng VIP
  • Phân khúc khách hàng của bạn
  • Tối ưu chương trình giới thiệu của doanh nghiệp
  • Khuyến khích khách hàng phản hồi

Quà, coupon, ưu đãi cho khách hàng thân thiết

Quà tặng, coupon… cho khách hàng thân thiết là cách đơn giản, phổ biến và hiệu quả để khiến họ quay lại sử dụng dịch vụ, sản phẩm. Theo Annexcloud.com, loyalty program có thể tăng tỷ lệ quay lại của khách lên đến 54%.

Bạn có thể triển khai hình thức này dựa trên số lần giao dịch hoặc giá trị chi tiêu mỗi giao dịch, và phần thưởng có thể là coupon giảm giá, quà tặng hoặc những trải nghiệm dịch vụ khiến họ cảm thấy được trân trọng và quay lại sử dụng dịch vụ.

Ví dụ chương trình khách hàng thân thiết Starbuck Rewards: Cứ chi tiêu 40 nghìn VND sẽ được tích điểm 1 sao. Tích đủ số lượng sao sẽ được những phần thức uống miễn phí. Với thông tin tích điểm được lưu trên App điện thoại, đây là nguồn dữ liệu giúp Starbucks nghiên cứu các phân khúc khách hàng của mình hiệu quả hơn.

Ví dụ chương trình khách hàng thân thiết Starbuck Rewards

Cải thiện chất lượng bộ phận chăm sóc khách hàng 

Chăm sóc khách hàng không chỉ giúp bạn gây dựng lòng tin với khách hàng, mà còn có thể thu hút và tăng lượng khách hàng quay lại bằng cách cho họ những giá trị vượt sự mong đợi. 

Tăng Trải Nghiệm Của Khách Hàng Khi Áp Dụng Các Cấp Độ Khách Hàng Vip

Địa vị xã hội là một động lực có thể tác động đến hàng vi của khách hàng và các doanh nghiệp có thể áp dụng tâm lý này vào chương trình khách hàng thân thiết. Bằng cách phân cấp độ VIP cho nhóm khách hàng thân thiết, doanh nghiệp có thể tăng sự trung thành trong nhóm này, tăng mức độ cam kết với thương hiệu, và giảm tương tác với các thương hiệu khác. 

Ví dụ chương trình chăm sóc các nhóm khách VIP của OCB: Một số khách hàng VIP sẽ nhận được email thông báo về chương trình hoàn tiền thẻ tín dụng trị giá 6 triệu VND. 

Ví dụ chương trình chăm sóc các nhóm khách VIP

Phân khúc các nhóm khách hàng của bạn

Quản lý khách hàng theo nhóm giúp bạn cá nhân hóa các chiến lược marketing phù hợp cho từng đối tượng khách hàng. Bạn có thể phân khúc khách hàng dựa trên nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, vị trí địa lý, nghề nghiệp, sở thích… từ đó tạo các chiến dịch marketing phù hợp cho mỗi nhóm khách hàng. Với thông điệp phù hợp, khách hàng sẽ cảm giác được quan tâm, lắng nghe và quay lại với thương hiệu.

Tối ưu chương trình giới thiệu của doanh nghiệp

84% khách hàng sẽ thực hiện hành động mua hàng qua lời giới thiệu từ người thân, bạn bè. Do đó, bạn cần triển khai chương trình giới thiệu doanh nghiệp (business referral) để giúp đôi bên cùng có lợi: khách hàng có thể nhận được những phần quà ưu đãi khi giới thiệu và bạn cũng có thể tăng trưởng doanh thu. 

Ví dụ về chương trình giới thiệu khách hàng của Jenfi Capital: bạn có thể nhận đến 200 triệu VND nếu giới thiệu một doanh nghiệp thành công đến Jenfi.

Ví dụ về chương trình giới thiệu khách hàng của Jenfi Capital

Khuyến khích khách hàng phản hồi

Hãy tạo điều kiện dễ dàng để khách hàng có thể liên hệ và phản hồi với thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, hãy khuyến khích họ phản hồi lý do tại sao họ mua sản phẩm từ bạn thay vì từ thương hiệu khác, cũng như những gì họ chưa hài lòng để bạn có thể lắng nghe và cải thiện. 

Bạn có thể thiết lập những kênh liên hệ riêng để họ có thể phản hồi, và đừng quên gửi lời cảm ơn khách hàng sau khi họ đã dành thời gian của họ để cung cấp thông tin cho bạn.

Đánh Giá Lòng Trung Thành Của Khách Hàng

Đánh Giá Lòng Trung Thành Của Khách Hàng | Loyalty Là Gì | Jenfi Capital

Có 4 chỉ số thường dùng để đánh giá lòng trung thành của khách hàng bao gồm:

  • Giá trị trọn đời của khách hàng
  • Tỉ lệ hủy đơn hàng
  • Tỉ lệ giới thiệu đơn hàng
  • Chỉ số hài lòng NPS

Giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value; CLV)

Chỉ số CLV đề cập đến tổng số tiền khách hàng đã chi tiêu cho thương hiệu của bạn từ lần mua đầu tiên đến hiện tại. Chỉ số CLV được hơn 76% doanh nghiệp xem trọng trong đánh giá mức độ tăng trưởng và lợi nhuận của thương hiệu.

Tỉ lệ hủy đơn hàng (churn rate)

Tỉ lệ này được tính theo phần trăm của số khách hàng hủy đơn hàng trên tổng số khách hàng trong một thời điểm. Tỉ lệ này thường được so sánh theo kỳ để đánh giá mức độ tăng hoặc giảm lòng trung thành của khách hàng theo thời gian. 

Bên cạnh churn rate, còn một tỉ lệ quan trọng là lượng doanh thu sụt giảm từ nhóm khách hàng hiện tại (revenue churn). Ví dụ bạn có 100 khách hàng tạo ra tổng doanh thu là 1 tỷ đồng, và sau 3 tháng thì cũng 100 khách hàng này tạo ra tổng doanh thu là 900 triệu đồng. 

Tỉ lệ sụt giảm này cho thấy chính xác về tình hình kinh doanh và lòng trung thành của khách hàng đang giảm đi.

Tỉ lệ giới thiệu đơn hàng

Tỉ lệ này đề cập đến số lượng khách hàng mới phát sinh do khách hàng cũ giới thiệu. Bằng cách theo dõi tỷ lệ này, bạn có thể biết được về sự hài lòng của khách hàng hiện có của thương hiệu.

Chỉ số hài lòng NPS

Chỉ số Net Promoter Score cho biết khả năng liệu khách hàng sẽ giới thiệu bạn đến những người khác. Bạn có thể dễ dàng thực hiện khảo sát chỉ số NPS với khách hàng hiện có với hướng dẫn chi tiết sau.

Bắt Đầu Chương Trình Khách Hàng Trung Thành Của Bạn

Lòng trung thành của khách hàng gắn liền trực tiếp với doanh thu. Vì vậy, hãy bắt đầu chương trình customer loyalty của bạn ngay hôm nay bằng cách xem xét những chiến lược về lòng trung thành của khách hàng mà Jenfi Capital đã giới thiệu bạn trong bài viết này để lựa chọn cách phù hợp.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

SBU Là Gì? Doanh Nghiệp Có Nên Áp Dụng Mô Hình SBU?

Open post

SBU Là Gì? Doanh Nghiệp Có Nên Áp Dụng Mô Hình SBU?

SBU Là Gì | Jenfi Capital

Khi doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng quy mô kinh doanh đến một quy mô nhất định, việc áp dụng hình thức quản trị truyền thống (mô hình kim tự tháp) sẽ không còn phù hợp. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chọn một hình thức mở rộng gọi gà SBU - strategic business unit, hay còn gọi là đơn vị kinh doanh chiến lược. SBU đem lại sự linh hoạt, lợi thế cạnh tranh, khả năng triển khai dự án kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả để giành lấy thời cơ mới. 

Nếu doanh nghiệp bạn đang dự định mở rộng quy mô kinh doanh về thị phần hay về danh mục sản phẩm mới, SBU có thể là mô hình bạn cần phải sử dụng. 

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu SBU là gì, các đặc điểm về SBU, cũng như những ví dụ điển hình về mở rộng kinh doanh theo SBU của các doanh nghiệp nổi tiếng tại Việt Nam.

SBU Là Gì? Định Nghĩa

SBU Là Gì | Jenfi Capital

SBU (strategic business unit), đơn vị kinh doanh, công ty con… là những tên gọi của loại hình doanh nghiệp có hoạt động riêng biệt, nhưng vẫn là một bộ phận của một doanh nghiệp lớn (tập đoàn, công ty mẹ). 

Đơn vị kinh doanh này có thể là một bộ phận độc lập trong một doanh nghiệp lớn, có những giá trị riêng về sứ mệnh, phân khúc khách hàng, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh. 

Tuy SBU hoạt động độc lập, linh hoạt nhưng vẫn được xem là một bộ phận thuộc doanh nghiệp lớn, và cần phải báo cáo hoạt động kinh doanh về trụ sở chính.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy được các tập đoàn lớn có mặt tại Việt Nam đều hoạt động theo mô hình SBU. 

Ví dụ như Lotte Group sở hữu các doanh nghiệp thành viên như  Lotte Mart, Lotteria, Lotte Cinema, Lotte Card, Lotte Construction, Lotte Retail... 

Hay Vingroup sở hữu các SBU như Vinhomes, VinCity, Vinpearl, Vintata… và hơn 90 SBU khác hoạt động ngành nghề đa dạng, với nhân sự và năng lực đủ lớn để duy trì các bộ phận riêng như HR, Marketing, Bán Hàng, Kế Toán...

Những ví dụ SBU khác tại Việt Nam có thể kể đến bao gồm các tập đoàn đa quốc gia như Nestle, P&G, Samsung, Mcdonalds, Coca-cola, LG,... và các tập đoàn trong nước như FPT, Vinamilk, Masan. 

Vậy, điều gì khiến cho những SBU này khác nhau nhưng đều thuộc cùng một doanh nghiệp? 

Vì Sao Doanh Nghiệp Phải Sử Dụng Mô Hình SBU?

Vì Sao Doanh Nghiệp Phải Sử Dụng Mô Hình SBU | SBU Là Gì | Jenfi Capital

Khi các tập đoàn như Vingroup, Vinamilk, hay bất kỳ doanh nghiệp nào khởi động xây dựng một SBU sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp về mặt quản trị và triển khai. 

Thứ nhất, cấu trúc doanh nghiệp mẹ theo mô hình kim tự tháp sẽ khó để phác thảo và bám sát mọi khía cạnh cho lĩnh vực mới mà SBU sẽ tham gia vào. Điều này dẫn đến việc dễ tạo ra sai sót, hoặc bỏ lỡ các chi tiết cụ thể mà SBU cần để tồn tại và cạnh tranh. 

Khi xây dựng SBU, đơn vị kinh doanh sẽ có quyền hạn và nguồn lực riêng để phân tích thị trường, phân tích đối thủ, định vị sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng được khách hàng mục tiêu.

Thứ hai, xây dựng SBU cũng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mẹ. Lý do là vì nếu tất cả các sản phẩm, dịch vụ đều hoạt động theo mô hình kim tự tháp tập trung, việc đánh giá những hoạt động nào đang đóng góp giá trị cao hơn cho doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. 

Khi thiết lập SBU, nội bộ SBU có thể tự ra quyết định dựa trên nguồn lực và tối ưu hiệu quả kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp mẹ có thể dễ dàng đánh giá, so sánh giữa các SBU với nhau trong nội bộ công ty mẹ. 

Vậy, doanh nghiệp mẹ đánh giá các SBU như thế nào?

Phân Loại Các SBU Theo Mô Hình BCG Matrix

Phân Loại Các SBU Theo Mô Hình BCG Matrix | SBU Là Gì | Jenfi Capital

Khi doanh nghiệp có nhiều SBU hoạt động độc lập, các SBU này được xem như một danh mục đầu tư (investment portfolio), và được đánh giá, phân loại theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, mô hình ma trận BCG có thể giúp bạn dễ dàng phân loại các SBU để ra quyết định đầu tư. 

Theo BCG Matrix, các SBU có thể chia làm 4 loại: dấu hỏi, ngôi sao, chó và bò sữa. Sau khi phân nhóm, doanh nghiệp có thể ra quyết định chiến lược phù hợp tùy thuộc vào SBU đang ở góc phần tư nào trong tứ đồ.

Ngôi sao

Ngôi sao là những SBU có mức tăng trưởng và thị phần đáng kể, đang sinh lợi nhuận cho công ty mẹ. Doanh nghiệp mẹ nên đầu tư vào các SBU này để tận dụng đà tăng trưởng và kiếm tiền.

Bò tiền mặt

Bò tiền mặt là một đơn vị kinh doanh chiến lược có thị phần lớn nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Đây là nguồn lực kinh tế để phân bổ cho SBU Ngôi sao.

Dấu hỏi

Các SBU này đang hoạt động ở các thị trường tăng trưởng nhanh nhưng chiếm được thị phần nhỏ. Chúng đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn để mở rộng thị phần, và thường khiến các nhà quản trị đau đầu khi không xác định được nên quyết định nên đầu tư thêm hay loại bỏ khỏi doanh nghiệp mẹ.

Chó

Chó đại diện cho những SBU có thị trường tăng trưởng chậm và thị phần thấp. Doanh thu của các SBU ở góc phần tư này thường chỉ vừa đủ để tồn tại. Do đó, doanh nghiệp mẹ thường sẽ thoái vốn, thanh lý để thoát khỏi như SBU như vậy.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Boston Consulting Group Matrix 2.0 trong bài viết này. 

Ưu Nhược Điểm Của SBU Là Gì

Ưu Nhược Điểm Của SBU Là Gì | SBU Là Gì | Jenfi Capital

Ưu điểm của SBU

Khả năng sinh lời: khi các đơn vị kinh doanh chiến lược có thể tạo ra giá trị riêng cho khách hàng mục tiêu riêng thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn. 

Ra quyết định: khi đối mặt với những thách thức hoặc trở ngại, quản lý trong mỗi SBU có thể tập trung vào các mối quan tâm trước mắt của họ và đưa ra quyết định nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.

Bền vững: với việc thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh, chỉ những doanh nghiệp có khả năng thích ứng cao nhất mới có thể tồn tại lâu dài. Cấu trúc SBU cho phép mỗi đơn vị phát triển với sự biến đổi của thị trường. Những thay đổi này có thể được thực hiện mà không ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp mẹ.

Quyền lực phi tập trung: Phân cấp quyền lực có thể khiến các nhân viên cấp dưới cảm thấy được tôn trọng, được trao quyền nhiều hơn và có động lực hơn.

Xây dựng và triển khai nhanh chóng: các SBU sẽ thuộc quyền của một quản lý và người này sẽ báo cáo lại cho Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành. 

Nhược điểm của SBU

Phức tạp: xây dựng một SBU vừa độc lập hoạt động, vừa phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp mẹ không hề đơn giản. Các yếu tố cần được xem xét bao gồm văn hóa, điều kiện thị trường, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, thông điệp thương hiệu, tài nguyên…

Cạnh tranh nội bộ: trong một số trường hợp, một SBU có thể cạnh tranh với một đơn vị khác trong cùng doanh nghiệp, gây ra hiện tượng “ăn mòn sản phẩm”, gây thất thoát doanh thu.

Tăng chi phí hoạt động: các đơn vị kinh doanh chiến lược cũng rất tốn kém. Với mỗi đơn vị mới yêu cầu quản lý, xây dựng thương hiệu, tuyển dụng, kế toán và nhân sự khác, tổ chức phải tuyển dụng nhiều vị trí nhiều lần. 

Khoảng cách giữa các SBU và Trụ sở: khoảng cách này làm giảm các liên kết trực tiếp với các bộ phận. Điều này có thể làm chậm quá trình giao tiếp vốn là điều bắt buộc đối với luồng thông tin hai chiều để ra quyết định và đánh giá hiệu suất.

Đấu đá nội bộ: theo cấu trúc này, các SBU đang thuộc nhóm Ngôi sao có thể tranh giành tài nguyên và chơi xấu với các SBU thuộc nhóm khác. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong doanh nghiệp mẹ.

Tạm Kết

Đơn vị kinh doanh chiến lược SBU là một mô hình quản trị giúp doanh nghiệp hướng tới nhóm khách hàng của mình hiệu quả hơn. Một số người nhận định, các tổ chức lớn không nên chia nhỏ thành các SBU vì có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, việc thiết lập đơn vị kinh doanh chiến lược tạo  ra nhiều cơ hội để tăng trưởng với những sản phẩm mới, thị trường mới, công nghệ mới… mà không bị sự giới hạn bởi cấu trúc quản trị truyền thống.

Hy vọng Jenfi Capital đã có thể cung cấp cho bạn điều bổ ích nhất cho bạn về SBU trong bài này. Hãy thử triển khai đơn vị kinh doanh chiến lược nếu muốn phát triển doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới. 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Open post

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường là gì? Tại sao đây được coi là hoạt động tiền đề tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp? Nếu không thực hiện phân khúc thị trường thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải cho bài toán về phân khúc thị trường trong bài viết ngay sau đây.

1. Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường (Tiếng Anh: Market segmentation) là hoạt động chia thị trường thành nhiều phần nhỏ. Mỗi phần tương ứng với mỗi phân khúc khách nhau và là tập hợp nhóm đối tượng khách hàng có điểm tương đồng nhất định. Việc nhóm chung tệp khách hàng có cùng đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu,...về sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp xác định đúng các hoạt động nghiên cứu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất có thể. Cùng một thị trường mục tiêu nhưng với mỗi doanh nghiệp lại có thể có cách phân khúc thị trường khác nhau còn, tùy thuộc vào chiến lược của riêng họ.

Theo các chuyên gia tài chính, khái niệm về phân khúc thị trường được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1956 trong một nghiên cứu có tên của Wendell R.Smith. Thời điểm đó, các nhà quảng cáo đã tiến hành phân chia khách hàng của họ thành nhiều nhóm để thực hiện cho các chiến dịch tiếp thị của mình.

2. 4 cách phân khúc thị trường phổ biến

Thông thường, các chuyên gia Marketing sẽ chia phân khúc thị trường thành 4 nhóm chính. Cụ thể như sau:

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường theo địa lý, khu vực

Đây là phương pháp xác định đối tượng khách hàng dựa trên những đặc điểm địa lý như: Thành phố, nông thôn, vùng núi, đồng bằng,...Nếu doanh nghiệp tiến tới thị trường quốc tế có thể phân khúc rộng hơn theo vùng hoặc châu lục. Đa phần cộng đồng dân cư trong cùng một khu vực sẽ có những đặc điểm tương đồng nên việc nghiên cứu thị trường theo vị trí địa lý diễn ra rất dễ dàng và thuận tiện. Không chỉ là các vị trí địa lý đơn thuần, phương pháp phân khúc còn bao hàm nhiều yếu tố khác như loại hình khí hậu hoặc văn hóa vùng miền.

Phân khúc thị trường dựa theo đặc điểm nhân khẩu học

Phân khúc theo đặc điểm nhân khẩu học là hành động tiếp cận khách hàng dựa trên những thông tin về nhân khẩu học chung. Bao gồm các tiêu chí như: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quy mô gia đình, trình độ học vấn, văn hoá hay tôn giáo,...Đây là cách phân khúc thị trường được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì các số liệu thu được rất đáng tin cậy.

Phân khúc thị trường dựa theo đặc điểm nhân khẩu học giúp doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng cần hướng đến. Ví dụ, một công ty kinh doanh sữa bột sẽ có những sản phẩm và chiến lược Marketing riêng phù hợp với nhóm khách hàng là người cao tuổi, trung niên hoặc trẻ em.

Phân khúc thị trường dựa vào hành vi mua hàng

Hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xác định nên định hướng phát triển sản phẩm dựa theo nền tảng nào. Mua sắm trực tiếp như truyền thống hay mua hàng online qua các website hoặc sàn thương mại điện tử? 

Dựa vào phân tích hành vi, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, phương pháp này khó xác định và có tính chính xác thấp hơn các phương pháp phân khúc khác. 

Phân khúc thị trường theo phân tích tâm lý học

Theo tâm lý học, những quyết định mua sắm từ khách hàng phụ thuộc phần lớn vào tính cách và thói quen tiêu dùng hàng ngày. Nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược Marketing hiệu quả với từng nhóm đối tượng.

3. Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc thị trường?

Việc đáp ứng được hết nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng gần như là điều không thể. Thị trường vô cùng rộng lớn và nhu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng. Bên cạnh đó nguồn lực của doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp hàng đầu cũng không đủ khả năng đáp ứng hết thị trường. Do đó, phân khúc thị trường là việc cần thiết cho bất kì doanh nghiệp không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ. 

Phân khúc thị trường mang đến những lợi ích sau đây cho doanh nghiệp:

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Giúp truyền tải thông điệp Marketing mạnh mẽ hơn

Phân khúc thị trường chính là công cụ cơ bản để doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng mục tiêu. Từ đây, doanh nghiệp sẽ xây dựng những chiến lược quảng bá sát nhất với đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến. Đảm bảo hoạt động triển khai vừa hiệu quả mà vừa tiết kiệm.

Những nỗ lực tiếp thị sẽ mang đến hiệu quả mạnh mẽ khi doanh nghiệp xác định được đối tượng cụ thể mình muốn hướng tới. Khi tiếp xúc chỉ với một nhóm các khách hàng có cùng đặc điểm, doanh nghiệp có thể hướng đến mục đích tiếp cận hiệu quả, thúc đẩy gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tạo nên sự gắn kết bền chặt cho mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng. 

Xác định chiến lược Marketing hiệu quả

Với quá nhiều chiến lược Marketing phổ biến hiện nay, thật khó để biết chiến thuật nào sẽ phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. Việc kết hợp phân khúc thị trường khác nhau sẽ là thông tin định hình được chiến thuật Marketing nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dễ dàng vạch ra các phương pháp chi tiết hơn để tiếp cận khách hàng mục tiêu, tạo lợi thế cạnh tranh. Khi nhu cầu của khách của khách hàng được đáp ứng chắn sẽ là điểm mạnh để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh với những đơn vị khác.

Xây dựng quảng cáo đa mục tiêu

Digital Marketing hiện nay mang đến tầm cao mới cho các chiến dịch quảng cáo thời 4.0. Kết hợp với việc phân khúc thị trường, doanh nghiệp dễ dàng xác định được mục tiêu theo độ tuổi, vị trí, thói quen mua hàng, sở thích của khách hàng và lan tỏa thông điệp của mình đến nhiều người hơn thông qua các hoạt động Marketing trên nền tảng số.

Thu hút và chuyển đổi tệp khách hàng tiềm năng

Xác định phân khúc thị trường giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tệp khách hàng của mình. Tăng khả năng tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng. Chỉ khi tập trung vào một tập khách hàng nhất định, doanh nghiệp mới có cái nhìn toàn diện và dành nhiều ưu đãi đặc quyền nhất cho họ. Khách hàng được tiếp cận với nhiều thông tin hữu ích hơn. Góp phần tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Phân biệt thương hiệu với đối thủ

Thay vì mờ nhạt và không có điểm nhấn giữa hàng loạt những thương hiệu khác. Những người làm quảng cáo tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của mình bằng những điểm khác biệt. Thay vì những thông điệp chung chung mơ hồ dàn trải “Vì số đông” nhưng trên thực tế lại “Không dành cho ai cả”. 

Cải tiến sản phẩm, dịch vụ

Xác định phân khúc thị trường và tập trung vào từng nhóm khách hàng cụ thể giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng tốt hơn. Từ đó có những cải tiến mới về sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nên sự liên kết bền chặt hơn giữa thương hiệu và khách hàng, thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa 2 bên.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Phân khúc cạnh tranh có thể là một cách tuyệt vời để theo đuổi các thị trường mới. Không có phân khúc thị trường, doanh nghiệp dễ đi theo lối mòn của chu kỳ cũ. Nhưng nếu chỉ tập trung theo phân khúc, doanh nghiệp có thể tối ưu được nguồn lực và tập trung đầu tư vào phát triển sản phẩm. Gia tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Để xác định phân khúc thị trường hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động xác định đúng thị trường mục tiêu ngay từ những bước đầu triển khai chiến lược.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Open post

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ số thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo tài chính. Đây là chỉ tiêu quan trọng để phân tích hiệu quả tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu còn chưa hiểu rõ khái niệm hệ số nợ là gì những thông tin liên quan đến hệ số này, mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây từ Jenfi nhé.

1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và những thông tin liên quan

Thế nào là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Tiếng Anh: Debt to equity ratio), thường được viết tắt là D/E. Đây là một chỉ số tài chính sử dụng để đo lường năng lực quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp. D/E chính là đòn bẩy tài chính, đồng thời cũng là chỉ số giúp doanh nghiệp xác định được tổng số nợ liên quan đến tài sản của mình. Qua đó tự nhìn nhận và đánh giá năng lực tài chính, phát hiện rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Công thức tính

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được tính theo công thức như sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

D/E là kết quả của phép chia tổng nợ phải trả của công ty với vốn chủ sở hữu của cổ đông. Những con số này thường xuất hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.

Đặc điểm của hệ số nợ

Hệ số nợ phụ thuộc vào một số yếu tố chính. Bao gồm:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Loại hình kinh doanh
  • Lĩnh vực hoạt động

Ưu điểm khi áp dụng D/E vào phân tích tài chính 

  • Đánh giá được hiệu quả khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi đến hạn phải thanh toán.
  • Số liệu có độ tin cậy cao khi được lấy từ những nguồn chính xác như bảng cân đối tài chính
  • Áp dụng được cho nhiều đối tượng như chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng.

Hạn chế khi sử dụng tỷ số nợ:

  • Không đánh giá tổng thể mà chỉ đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp trên một khía cạnh. Nếu muốn thấy được bức tranh toàn cảnh, cần có sự kết hợp của nhiều chỉ số khác.
  • Còn thiếu sự rõ ràng khi áp dụng hệ số nợ: Nhiều nơi tính đến cả các trách nhiệm nợ phải trả, trong khi một số nơi khác thì không. 
  • Rất khó so sánh hệ số nợ giữa các nhóm ngành. 

2. Ý nghĩa của D/E

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. D/E mang đến những ý nghĩa như sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Đối với doanh nghiệp:

  • Khi hệ số D/E nhỏ hơn 1: Tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu. Điều này chứng minh doanh nghiệp đang kiểm soát tốt rủi ro từ những khoản nợ. Nếu phải thanh toán nợ gấp vẫn có thể xử lý dễ dàng.
  • Khi hệ số D/E lớn hơn 1: Doanh nghiệp đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Cần nhanh chóng đưa hệ số D/E về dưới 1.

Đối với nhà đầu tư:

  • D/E < 1: Doanh nghiệp có tiềm năng để đầu tư. Hệ số càng nhỏ chứng tỏ năng lực tài chính càng cao.
  • Khi D/E > 1: Nếu đầu tư sẽ gặp rủi ro cao, nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư. 

Thông thường hệ số D/E cao tương ứng với mức độ rủi ro càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nếu tỷ lệ này đặc biệt thấp là do doanh nghiệp đang không tận dụng được việc vay nợ để mở rộng hoạt động. Vì thế, khi lựa chọn doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn nên cân nhắc tới những doanh nghiệp có D/E >1. Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả để tạo ra nhiều lợi nhuận thì đây vẫn được coi là cơ hội đầu tư tốt. 

3. Chỉ số D/E bao nhiêu là tốt?

Hệ số D/E bao nhiêu được coi là tốt còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. D/E dưới 1 thường được các chuyên gia tài chính đánh giá tốt. Tuy nhiên, tùy vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp mà giá trị hệ số sẽ có thay đổi nhất định. 

D/E không cố định mà có sự khác biệt theo từng nhóm ngành. Nguyên nhân do mỗi nhóm ngành sẽ có nhu cầu về vốn và tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng khác nhau, dẫn đến sự thay đổi của D/E tương ứng. Những ngành hàng chủ lực như sản xuất, tiêu dùng thường sẽ có D/E cao hơn, nhưng trên thực tế họ vẫn hoạt động tốt. Hoặc những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng thông thường sẽ cao hơn so với ngành dịch vụ. Nguyên nhân do ngành xây dựng cần đầu tư lớn về vốn ban đầu cho vật liệu, trang thiết bị, nhân công, … Trong khi nhóm ngành dịch vụ cần đầu tư nhiều về nguồn lực trí tuệ hơn là về vốn. 

Ví dụ: Với nhóm ngành sản xuất có D/E trên dưới mức 2 là bình thường, nhưng với các nhóm ngành về công nghệ lại chủ yếu xoay quanh mức 0.5 là ngưỡng an toàn. 

Bên cạnh đó, để chỉ số D/E được đánh giá ở ngưỡng an toàn còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của nền kinh tế. Bởi doanh nghiệp sẽ chịu nhiều tác động bởi biến động chung từ thị trường. Để đánh giá hệ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp. Thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) được coi ở ngưỡng khá an toàn.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 19 20 21
Scroll to top