Open post

Lạm Phát Là Gì? Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Doanh Nghiệp Của Bạn Khỏi Lạm Phát

lạm phát là gì | Jenfi Capital

Cập nhật: 2023

Lạm phát là gì? Lạm phát là một vấn đề ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Nếu doanh nghiệp không có chiến lược chống lạm phát, sự giảm giá trị của đồng tiền có thể có tác động lớn đến lợi nhuận. Là chủ doanh nghiệp, bạn có thể bảo vệ doanh nghiệp của mình khỏi lạm phát gia tăng. Một số biện pháp đơn giản bao gồm đa dạng hóa nguồn doanh thu, tăng giá dần dần và đầu tư vào công nghệ để giảm chi phí và tăng hiệu quả. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về lạm phát là gì và thảo luận các bước chống lạm phát để bảo vệ doanh nghiệp của bạn.

Tổng quan về lạm phát

Tổng quan về lạm phát

Lạm phát là gì - Định nghĩa

Lạm phát (tiếng Anh: inflation) là một thuật ngữ kinh tế mô tả sự tăng giá hàng hóa và dịch vụ liên tục  trong một thời kỳ. Nói cách khác, lạm phát khiến cho đồng tiền giảm sức mua, mất đi giá trị dần dần theo thời gian. 

Ví dụ như cách đây 5 năm, bạn có thể mua một 1 kg gạo A với giá tiền 10,000 VND. Hiện nay, giá gạo loại A đã tăng lên 20,000 VND. Như vậy sau năm năm, giá gạo tăng 200%, đây là một trong những ví dụ về lạm phát cơ bản.

Đối với một số cá nhân thì lạm phát là dấu hiệu của một nền kinh tế đang gặp vấn đề, trong khi một số người khác lại xem lạm phát là sự tăng trưởng của một nền kinh tế, tùy thuộc vào vị trí của họ đang ở đâu trong nền kinh tế. 

Giả sử, một người theo lối sống tiết kiệm và tích lũy, lạm phát có thể khiến cho tiền bạc, sổ tiết kiệm của họ mất dần giá trị. Ngược lại, một công ty kinh doanh xuất khẩu có thể hưởng lợi nhờ lạm phát, do hàng hóa xuất khẩu sẽ rẻ hơn khi quy đổi sang ngoại tệ.

Đo lạm phát như thế nào?

Lạm phát thường được đo bằng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đo lường sự thay đổi trung bình về giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình thường mua. CPI thường được tính hàng tháng hoặc hàng quý và được sử dụng để đo lường lạm phát giá cả trong một khoảng thời gian. Các thang đo tỷ lệ lạm phát khác bao gồm Chỉ số giá sản xuất (PPI) và chỉ số giảm phát GDP.

Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát Là Gì

Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát Là Gì

4 Nguyên nhân của lạm phát bao gồm tăng cung tiền, tăng chi tiêu của chính phủ, tăng thuế và tăng chi phí sản xuất. 

  • Tăng cung tiền trong lưu thông, chẳng hạn như thông qua việc in tiền, có thể dẫn đến tăng giá vì cùng một lượng tiền đang theo đuổi nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn. 
  • Tăng chi tiêu của chính phủ cũng có thể dẫn đến lạm phát nếu chính phủ không tìm ra nguồn tài chính phù hợp cho các khoản chi tiêu của quốc gia. 
  • Tăng thuế cũng có thể dẫn đến lạm phát vì các doanh nghiệp có thể chuyển chi phí bổ sung cho khách hàng của họ bằng cách tăng giá. 
  • Cuối cùng, sự gia tăng chi phí sản xuất, chẳng hạn như lao động và nguyên liệu thô, có thể dẫn đến giá cao hơn cho người tiêu dùng.

Phân loại lạm phát

Nguyên Nhân Gây Ra Lạm Phát Là Gì

Có 3 cơ chế khiến lạm phát xảy ra gồm: lạm phát do nhu cầu kéo (Demand Pull), lạm phát do chi phí đẩy (Cost Push) và lạm phát do cơ cấu (built in).

Lạm phát do nhu cầu kéo 

Lạm phát do nhu cầu kéo xảy ra khi dòng tiền trong lưu thông tăng cao, kích thích nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ nhưng vượt quá năng lực cung cấp hàng hóa, dịch của nền kinh tế, từ đó khiến giá cả tăng theo.

Lạm phát do chi phí

Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi dòng tiền trong lưu thông tăng, đi vào hàng hóa, nguyên vật liệu quan trọng dùng sản xuất, từ đó làm cho giá cả của nguyên vật liệu sản xuất tăng lên, kéo theo giá sản phẩm cuối cùng tăng theo. 

Lấy ví dụ đơn giản, khi dòng tiền tăng, nhà đầu cơ đổ tiền vào đầu tư dầu thô, khiến giá nguyên vật liệu căn bản này tăng cao, từ đó ảnh hưởng trực tiếp lên hầu như tất cả các mặt hàng khác.

Lạm phát do cơ cấu

Lạm phát do cơ cấu là một khái niệm liên quan đến sự kì vọng về tỉ lệ lạm phát hiện tại sẽ tiếp tục tăng, từ đó người lao động muốn được tăng lương để duy trì mức sống của họ. Tiền lương tăng dẫn đến hệ quả là chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ cũng tăng cao hơn, và vòng lặp tăng tiền lương khiến lạm phát tăng, lạm phát tăng lại khiến tiền lương tăng tác động liên tục lẫn nhau.

Tác động của lạm phát là gì đối với cá nhân & doanh nghiệp

Tác động của lạm phát là gì đối với cá nhân & doanh nghiệp

Tác động của lạm phát có thể là cả tích cực và tiêu cực.

  • Về mặt tích cực, nó có thể dẫn đến tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, từ đó có thể mang lại lợi nhuận cao hơn. 
  • Về mặt tiêu cực, nó có thể dẫn đến chi phí cao hơn cho doanh nghiệp do giá tài nguyên tăng, khả năng cạnh tranh giảm và chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

Giá cao hơn do lạm phát cũng có thể dẫn đến lợi nhuận thấp hơn vì các doanh nghiệp có thể không tăng giá nhanh khi chi phí gia tăng. Điều này có thể dẫn đến giảm lợi nhuận và giảm khả năng cạnh tranh tổng thể của một doanh nghiệp. 

Ngoài ra, sự gián đoạn chuỗi cung ứng do lạm phát có thể dẫn đến giảm hiệu quả và chi phí cao hơn, có thể làm giảm khả năng sinh lời.

Lạm phát ảnh hưởng đến mọi cá nhân, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Khi lạm phát tăng nhanh hơn mức tăng tiền lương sẽ khiến mọi người phải dùng nhiều tiền hơn để mua sắm cho những nhu cầu thiết yếu từ thực phẩm và quần áo đến dịch vụ y tế, và việc này có thể khiến nhiều người tiêu dùng ở tầng lớp thấp rơi phải thắt lưng buộc bụng.

Hơn nữa, lạm phát khiến cho những người tiết kiệm gặp rủi ro lớn, vì lạm phát khiến tiền gửi tiết kiệm và tiền lãi kiếm được mất dần giá trị. 

Một số nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng có thể thua lỗ do lạm phát. Ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh lãi suất ngắn hạn để duy trì tỷ lệ lạm phát mong muốn. 

Ví dụ, trong bối cảnh lạm phát gia tăng, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất ngắn hạn dẫn đến việc giảm giá các loại chứng khoán có lãi suất cố định như trái phiếu lãi suất cố định. Điều này tác động đến danh mục đầu tư của nhà đầu tư an toàn, chỉ mua trái phiếu. 

Hay một ví dụ khác, một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu sẽ bị tác động tiêu cực bởi lạm phát, do phải dùng nhiều tiền hơn để nhập hàng hóa, thiết bị về nước 

Tuy nhiên, lạm phát không phải lúc nào cũng xấu.

Thông thường, những người đi vay nợ là những người được hưởng lợi trong thời kỳ lạm phát, Trong trường hợp này, họ phải trả các khoản nợ bằng số tiền có giá trị thấp hơn với trước đây.

Chiến lược chống lạm phát trong một quốc gia

Chiến lược chống lạm phát trong một quốc gia

Các chiến lược chống lạm phát bao gồm chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chiến lược khác.

  • Chính sách tài khóa liên quan đến việc điều chỉnh mức chi tiêu và thuế của chính phủ nhằm tác động đến mức độ hoạt động kinh tế trong nước. Điều này có thể được sử dụng để giảm lạm phát bằng cách giảm nhu cầu trong nền kinh tế và khuyến khích tiết kiệm.
  • Chính sách tiền tệ liên quan đến việc điều chỉnh cung tiền để tác động đến mức độ hoạt động kinh tế trong nước. Ngân hàng trung ương có thể tăng hoặc giảm cung tiền để kiểm soát tỷ lệ lạm phát.
  • Các chiến lược khác để chống lạm phát bao gồm tăng cường cạnh tranh, kiểm soát tiền lương và giảm nợ công. Cạnh tranh gia tăng trên thị trường có thể giúp giảm giá, trong khi kiểm soát tiền lương có thể giúp giữ cho giá không tăng quá nhanh. Giảm nợ công có thể giúp giảm áp lực lạm phát trong nền kinh tế.

Xu hướng lạm phát tại Việt Nam đến 2027

Theo Statista, lạm phát của Việt Nam đang theo hướng ổn định và dự kiến sẽ chững lại ở mức khoảng 3,5% trong vài năm tới.

Xu hướng lạm phát tại Việt Nam đến 2027

Nên làm gì trong thời kỳ lạm phát?

Nên làm gì trong thời kỳ lạm phát?

Theo Harvard Business Review, các công ty đạt được lợi nhuận trong thời kỳ lạm phát tập trung vào các chiến thuật về kiểm soát chi phí. Đây là top 6 chiến lược giúp công ty của bạn tăng thêm lợi nhuận trong thời gian lạm phát cao

  • Quản lý chi phí một cách trực quan, cụ thể: sẽ giúp công ty bạn hiểu được dòng tiền đang chi vào đâu, ai đang chi tiền, cho hoạt động gì.
  • Phân biệt giữa chi tiêu chiến lược và chi tiêu phi lý trí khi cắt giảm chi tiêu: đảm bảo công ty bạn vẫn chi tiêu cho các hạng mục chiến lược, đâu là hạng mục nên tiết kiệm, cắt giảm một cách có chọn lọc và phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.
  • Phân tích các yếu tố thúc đẩy chi tiêu: phân tích mức giá phải thanh toán cho hàng hóa, số lượng hàng hóa, từ đó tìm ra những cách để giảm chi phí, ví dụ như: ưu tiên mua số lượng lớn, thay đổi nhà cung cấp,...
  • Giảm chi tiêu: từ 3 bước trên, mỗi công ty sẽ có thể triển khai chiến lược phù hợp với hoàn cảnh.
  • Giảm bớt công việc: Với tình trạng thiếu hụt lao động và chi phí lao động tăng cao, việc loại bỏ bớt những công việc ở khu vực không hiệu quả sẽ có tác động lớn nhất.
  • Tự động hóa: Sau khi giảm bớt công việc, chiến thuật cuối cùng là tự động hóa công việc. Các công việc có thể tự động hóa quy trình bằng rô bốt, quy trình làm việc và xử lý tài liệu thông minh có thể giải phóng người lao động và giúp mỗi người tạo ra nhiều giá trị hiệu quả hơn.

Chủ đề liên quan: tỷ lệ lạm phát, công thức tỷ lệ lạm phát, lạm phát và GDP, lạm phát so với giảm phát.

 

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vốn cổ phần là một thuật ngữ có lẽ đã trở nên khá phổ biến. Vốn cổ phần của các cổ đông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ không rõ về chủ đề này. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vốn cổ phần là gì và những điều cần biết về vốn cổ phần của doanh nghiệp.

1. Vốn cổ phần là gì?

Theo trích dẫn trong Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân: “Vốn cổ phần (tiếng Anh: Share capital) là số tiền được sử dụng trong một công ty. Đây là nguồn vốn do cổ đông đóng góp dưới hình thức cổ phần thông thường (vốn sở hữu) và cổ phần ưu đãi

Vốn cổ phần là một trong những nguồn vốn kinh doanh lâu dài khi công ty còn hoạt động.

Xét về bản chất, vốn cổ phần không phải là vốn sở hữu. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp cùng các cổ đông hoặc các thành viên trong các công ty.

Vốn cổ phần là phần vốn được huy động bằng việc mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần. Các doanh nghiệp huy động vốn cổ phần để tăng thêm nguồn đầu tư, nâng cao lợi nhuận. 

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Theo quy định, trước khi một công ty có thể tăng vốn cổ phần. Công tý đó phải được phép thực hiện việc bán cổ phiếu. Bằng cách xác định tổng số vốn chủ sở hữu mà họ muốn tăng và giá trị cơ bản của mỗi cổ phần, được gọi là mệnh giá. 

Vốn cổ phần được phép phát hành là tổng mệnh giá của tất cả các cổ phần mà một công ty được phép bán.

Ví dụ dễ hiểu như sau: Nếu một công ty được phát hành để gọi vốn 8 triệu đô la và cổ phiếu của công ty có mệnh giá là 1 đô la thì công ty có thể phát hành và bán tối đa 8 triệu cổ phiếu.

2. Thông tin về vốn cổ phần doanh nghiệp

2.1 Phân loại vốn cổ phần

Hiện tại, vốn cổ phần được quy định phân ra làm hai loại. Cụ thể như sau:

Cổ phần phổ thông

Theo quy định, cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong mỗi doanh nghiệp. Những người có trong tay cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. 

Trở thành cổ đông phổ thông, đồng nghĩa với việc có khá nhiều quyền lợi như: Trao đổi, mua bán cổ phần, tham gia vào các quyết định quan trọng trong công ty. Ngoài ra còn có thêm những quyền lợi như sau:

  • Có một phiếu bầu trong các sự kiện hay hoạt động cần bầu cử ra đại diện cơ cấu công ty. Phiếu bầu này không phụ thuộc vào phần trăm đóng góp cổ phần nhiều hay ít.
  • Hưởng lợi nhuận theo quy định đã thoả thuận trước
  • Nếu doanh nghiệp đầu tư thua lỗ hay phá sản. Các cổ phần phổ thông sẽ được chia đều phần ngân sách tài chính còn lại theo phần trăm cổ phần đóng góp. Sau khi doanh nghiệp tất toán hết các số nợ liên quan.

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi được chia làm nhiều loại như: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi cổ tức và một số cổ phần ưu đãi khác. 

Những người sở hữu loại cổ phần này được gọi là cổ đông ưu đãi. 

Cổ đông ưu đãi được hưởng một số ưu đãi nhất định như cổ đông phổ thông. Những ưu đãi về chia lợi nhuận, tài sản…

Tuy nhiên, cổ đông ưu đãi bị hạn chế một số quyền lợi so với cổ đông phổ thông. Nổi bật trong số đó là: Không có quyển biểu quyết hay mua bán, sang nhượng cổ đông. Trong trường hợp có nhu cầu sang nhượng cần phải có quyết định hoặc phán quyết từ toà án

2.2 Phương pháp vốn cổ phần

Phương pháp vốn cổ phần thường được “dân trong ngành” sử dụng nhiều với thuật ngữ tiếng Anh: Anh là Equity Method.
Về bản chất kỹ thuật, phương pháp vốn cổ phần là kỹ thuật về kế toán được một công ty sử dụng để ghi lại lợi nhuận mình kiếm được thông qua hành động đầu tư vào công ty khác.
Lợi nhuận thu được sẽ tương ứng với tỉ lệ đầu tư vốn ban đầu. Dựa trên báo cáo thu nhập của công ty nhận đầu tư để phân chia khoản lợi nhuận tương ứng.

Nếu số vốn nắm giữ nằm trong khoảng từ 20 đến 50%, cổ đông sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến những quyết định của công ty. Nổi bật như những quyết định về chính sách tài chính, chính sách hoạt động, chính sách nhân sự,… Giá trị cổ phần dưới 20% cũng có những tác động nhất định, nhưng hạn chế hơn. Trong trường hợp này, phương pháp vốn cổ phần là phương án thích hợp để. 

Một số lưu ý khi ghi áp dụng phương pháp vốn cổ phần vào ghi doanh thu và biến đổi tài sản:

  • Mối quan hệ kinh tế tồn tại giữa hai chủ thể được phương pháp vốn cổ phần thừa nhận. Kết quả phần thu nhập của công ty nhận đầu tư được công ty đầu tư kiểm soát dưới dạng doanh thu từ đầu tư trên báo cáo thu nhập.
    Ví dụ: Nếu một công ty sở hữu 30% công ty khác có thu nhập ròng 1 triệu đô la. Công ty báo cáo thu nhập từ đầu tư 3000.000$ theo cách tính phương pháp vốn cổ phần.
  • Khi công ty đầu tư nắm giữ % cổ phần cao, có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động và tài chính của công ty nhận đầu tư. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị đầu tư của công ty nhận đầu tư có thể bị tác động. Công ty đầu tư coi những khoản đầu tư ban đầu như một tài sản với giá gốc.
    Theo phương pháp vốn cổ phần, nhằm biểu thị rõ nhất các thay đổi về giá trị, giá trị của khoản đầu tư sẽ được điều chỉnh định kì chứ không cố định. Việc điều chỉnh này cũng được thực hiện khi công ty nhận đầu tư chi trả cổ tức cho các cổ đông.
  • Với quyền lợi đáng kể khi có quyền tác động đến các quyết sách tài chính của công ty nhận đầu tư, công ty đầu tư đặt kỳ vọng đưa các giá trị đầu tư của mình có biến đổi về giá trị tài sản ròng.
    Nếu sử dụng phương pháp vốn cổ phần, khi công ty nhận đầu tư báo cáo lỗ ròng. Công ty đầu tư sẽ có quyền ghi lại phần lỗ của họ trên báo cáo thu nhập. Việc ghi lại phần lỗ như thế này cũng đã làm giảm giá trị đầu tư trên bảng cân đối kế toán.
  • Nếu công ty nhận đầu tư chọn hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt. Về bản chất, tài sản ròng của công ty đó sẽ giảm. Công ty đầu tư nhận cổ tức ghi nhận sự gia tăng số dư tiền mặt của mình nếu sử dụng phương pháp vốn cổ phần. Nhưng đồng nghĩa với việc, sẽ phải báo cáo giảm giá trị sổ sách của khoản đầu tư.
    Giá trị tài sản ròng của công ty nhận đầu tư sẽ có ảnh hưởng đến giá trị cổ phần đầu tư của công ty đầu tư.

2.3 Nghĩa vụ khi góp vốn cổ phần

Khi quyết định góp vốn cổ phần. Công ty đầu tư sẽ có những nghĩa vụ nhất định sau đây:

  • Giải ngân đúng thời hạn: Nguồn vốn của bạn có tác động rất lớn đối với công ty nhận đầu tư. Khi đã quyết định ký kết góp vốn cổ phần, bên đầu tư cần phải thanh toán các khoản đủ và đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Từ đó cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi ích chung của chính mình.
  •  Không rút vốn: Công ty đầu tư không được phép rút lại số vốn theo thỏa thuận ban đầu. Hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài chính và những quyết sách của công ty nhận đầu tư. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy chọn cách gián tiếp là bán cổ phần.
  • Cam kết bảo mật thông tin: Cam kết bảo mật là một trong những điều khoản quan trọng trong hầu hết các thương vụ kinh doanh. Những quyết định về chính sách, tài chính, nhận lực,…trong các cuộc họp cổ đông chỉ được công bố nội bộ. Những thông tin này nếu lọt ra ngoài có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty. Do đó, cam kết bảo mật với các cổ đông là vô cùng quan trọng. Đặc biệt cần giữ kín thông tin trước các đối thủ và các bên truyền thông.
  • Tuân thủ theo các quy định đã thỏa thuận giữa hai bên: Khi quyết định đầu tư vốn, cả hai bên đầu tư và nhận đầu tư sẽ có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi cũng như ràng buộc riêng từng doanh nghiệp. Các cổ đông cũng cần tuân theo các quy định đã được đặt ra.

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Hãy là những nhà đầu tư thông minh, tìm hiểu đầy đủ thông tin cần thiết trước khi quyết định rót vốn. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn đầu tư. Hãy lựa chọn những công ty có tiềm năng phát triển, rõ ràng về pháp lý để tránh những rủi ro không đáng có.

Nếu có một nguồn tài chính dư giả và có sẵn “máu kinh doanh”, bạn có thẻ tính đến phương án góp vốn cổ phần để nguồn tiền của mình không nằm im bất động. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công với những thương vụ bạc tỉ của mình nhé!

 

Posts navigation

1 2 3 18 19 20 21
Scroll to top