Open post

Cách tạo mẫu báo cáo doanh thu bán hàng hàng tuần, tháng, năm & Tải ngay Mẫu Báo Cáo Bán Hàng bằng Excel

Mẫu Báo Cáo Doanh Thu Bán Hàng Bằng Excel | Jenfi Capital

Báo cáo doanh thu bán hàng là tài liệu quan trọng liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính của cửa hàng, doanh nghiệp. Để theo dõi tình trạng sức khỏe doanh nghiệp, báo cáo doanh thu bán hàng cần phải chính xác tuyệt đối để chủ doanh nghiệp theo dõi được hiệu quả kinh doanh, đánh giá tình trạng kinh doanh để đưa ra chiến lược xoay vốn phù hợp.

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu cách tạo báo cáo doanh thu bán hàng chính xác nhất trong bài viết này. Đừng quên tải ngay mẫu báo cáo doanh thu bán hàng bằng excel được chúng tôi chuẩn bị sẵn cho bạn ở ngay dưới đây nhé.

Báo cáo doanh thu bán hàng là gì?

Báo cáo doanh thu bán hàng, còn gọi là báo cáo phân tích bán hàng, là tài liệu tổng hợp hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Trong báo cáo này, các thông tin thường bao gồm khối lượng bán hàng, danh sách khách hàng tiềm năng, danh sách khách hàng mới, doanh thu và chi phí trong một giai đoạn cụ thể. 

Ngoài ra, một số báo cáo phân tích bán hàng còn chứa thông tin về phễu bán hàng và thang đo hiệu suất kinh doanh của đội ngũ bán hàng. 

Những thông tin này có thể giúp công ty bạn điều chỉnh chiến lược bán hàng và các hoạt động tăng trưởng. Với báo cáo doanh thu bán hàng, bạn có thể khai thác những thông tin chi tiết tại sao phương pháp bán hàng nào đó lại thành công (hay chưa thành công), dự đoán doanh thu bán hàng trong tương lai, phân tích hiệu suất bán hàng và so sánh với kỳ trước, và hiểu rõ hơn về động lực mua hàng của khách hàng,

Các loại báo cáo doanh thu bán hàng

Mẫu Báo Cáo Doanh Thu Bán Hàng Bằng Excel | Jenfi Capital

Có thể bạn chưa biết rằng có nhiều loại báo cáo doanh thu bán hàng, mỗi loại được đo lường bằng những KPI khác nhau và được thực hiện vào những thời điểm khác nhau. Các loại báo cáo doanh thu bán hàng phổ biến nhất bao gồm:

Báo cáo dự báo bán hàng 

Mẫu Báo Cáo Dự Đoán Doanh Số - Jenfi Capital - hình minh họa

Báo cáo này dự đoán số lượng hàng hóa được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn có thể sử dụng báo cáo dự báo bán hàng để dự đoán doanh số bán hàng theo mùa hoặc lập kế hoạch cho các sự kiện có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh (ví dụ: mùa tết, mùa trung thu…).

Tải mẫu Báo cáo dự báo bán hàng từ Jenfi Capital: Mẫu Báo Cáo Dự Đoán Doanh Số - Jenfi Capital

Báo cáo phễu bán hàng

mẫu báo cáo phễu bán hàng - Jenfi Capital - hình minh họa

Báo cáo phễu bán hàng cho biết tiềm năng của một nhóm khách hàng mục tiêu có thể mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Phễu bán hàng giúp bạn hiểu cách nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng tốt nhất và cuối cùng là chuyển đổi họ thành khách hàng. 

Bằng cách so sánh các báo cáo phễu bán hàng của các kỳ báo cáo, bạn có thể xác định các điểm yếu trong quy trình bán hàng của mình.

Tải mẫu Báo cáo phễu bán hàng từ Jenfi Capital: mẫu báo cáo phễu bán hàng - Jenfi Capital

Báo cáo chuyển đổi

Báo cáo chuyển đổi giống với báo cáo phễu bán hàng ở chỗ chúng đánh giá tiến trình của khách hàng tiềm năng dọc theo phễu bán hàng, tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng. 

Báo cáo chuyển đổi thường bao gồm thông tin về các địa chỉ liên hệ, khách hàng tiềm năng, cùng với tỷ lệ thay đổi theo từng giai đoạn.

Báo cáo bán thêm và bán kèm

Các báo cáo này cho biết chi tiết số lượng và giá trị của các mặt hàng được bán thêm hoặc bán kèm cho khách hàng. Bạn có thể xem xét các báo cáo này để xác định các cơ hội bán thêm và bán kèm trong tương lai. 

Báo cáo cuộc gọi bán hàng

Báo cáo cuộc gọi bán hàng liên quan đến các cuộc gọi điện đến khách hàng tiềm năng, khách hàng tiềm năng để khuyến khích mua hàng. Với báo cáo này, bạn có thể hiểu rõ hơn về hiệu suất của đội ngũ bán hàng và chất lượng của danh sách khách hàng tiềm năng.

Các loại báo cáo bán hàng kể trên được theo dõi bằng những KPI khác nhau, trong những khoảng thời gian khác nhau. Đây là một số khoản thời gian phổ biến để thực hiện báo cáo bán hàng. 

Báo cáo bán hàng hàng ngày 

Mẫu Báo Cáo Bán Hàng Hàng Ngày Bằng Excel - Jenfi Capital - hình minh họa

Báo cáo bán hàng hàng ngày có thể theo dõi KPI về số lượng cuộc gọi hàng ngày của đội ngũ bán hàng và số lượng khách hàng tiềm năng.

Tải Mẫu Báo cáo bán hàng hàng ngày từ Jenfi Capital: Mẫu Báo Cáo Bán Hàng Hàng Ngày Bằng Excel - Jenfi Capital

Báo cáo bán hàng hàng tuần

Báo cáo bán hàng hàng tuần có thể theo dõi KPI về toàn bộ giao dịch của nhóm bán hàng và doanh thu trong tuần.

Báo cáo doanh số hàng tháng

Báo cáo bán hàng hàng tháng có thể cung cấp thông tin tổng quan dài hạn hơn về các KPI được theo dõi trong báo cáo bán hàng hàng ngày hoặc hàng tuần.

Báo cáo bán hàng hàng năm

Mẫu Báo Cáo Bán Hàng Hàng Năm Bằng Excel - Jenfi Capital - hình minh họa

Báo cáo bán hàng hàng năm bao gồm chi tiết của báo cáo bán hàng hàng tháng. Báo cáo hàng năm có thể giúp bạn xác định hạn ngạch bán hàng của năm tiếp theo. 

Tải Mẫu Báo cáo bán hàng hàng năm từ Jenfi Capital: Mẫu Báo Cáo Bán Hàng Hàng Năm Bằng Excel - Jenfi Capital

Ngoài ra, báo cáo bán hàng hàng năm cũng có thể giúp bạn giải quyết các vấn đề về quản lý bán hàng, chỉ ra các biến động theo mùa, quan sát tác động của các chiến dịch tiếp thị và xác định các đại diện bán hàng đặc biệt thành công.

Các thông số cần có trong mẫu báo cáo bán hàng

Mẫu Báo Cáo Doanh Thu Bán Hàng Bằng Excel | Jenfi Capital

Nói chung, báo cáo bán hàng phải chứa các số liệu bao gồm:

  • Các KPI có liên quan
  • Khối lượng bán hàng
  • Doanh số bán hàng 
  • Tổng doanh thu (doanh thu thuần trừ chi phí bán hàng)
  • Phần trăm thay đổi KPI so với kỳ báo cáo trước

Bạn sẽ thấy rằng danh sách các số liệu này tương đối ít, mặc dù bạn có thể đưa nhiều KPI khác vào báo cáo của mình. Tuy nhiên, sự ngắn gọn trong mẫu báo cáo bán hàng là chìa khóa thành công, vì không ai muốn bị choáng ngợp bởi quá nhiều số liệu trong một mẫu báo cáo. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý rằng các số liệu là chưa đủ để tạo thành một báo cáo bán hàng. Bạn cần giải thích bằng văn bản về ý nghĩa của những con số này và những hành động nào có thể cần phải thực hiện. 

Xây dựng quan hệ đối tác cùng chúng tôi!

Jenfi Capital, dịch vụ huy động vốn dựa trên doanh thu tiên phong tại Việt Nam giúp người dùng nhận nguồn vốn kinh doanh cho các hoạt động tăng trưởng như mua sắm hàng hóa, chạy quảng cáo… chỉ với vài phút đăng ký. 

Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp online hoặc công ty phần mềm, hãy trở thành đối tác của chúng tôi!

Với chương trình đối tác cùng Jenfi Capital, khách hàng của bạn sẽ được tiếp cận nguồn tài chính VIP từ Jenfi, được nhận hoa hồng khi khách hàng của bạn vay vốn thành công, được hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp khác và cộng tác cùng nhau phát triển! Đăng ký ngay hôm nay!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Omnichannel là gì? Định nghĩa, ví dụ, và bí quyết triển khai Omnichannel Marketing

Omnichannel là gì? Định nghĩa, ví dụ, và bí quyết triển khai Omnichannel Marketing | https://jenfi.com

Omnichannel là gì? Omni có nghĩa là số nhiều, đa dạng, channel đề cập đến các kênh tiếp thị. Omnichannel là sự kết hợp đa kênh. Omnichannel marketing (tiếp thị đa kênh) đề cập đến sự kết hợp của nhiều kênh tiếp thị mà doanh nghiệp sử dụng để tương tác với khách hàng, với mục tiêu tạo nên trải nghiệm thương hiệu nhất quán. 

Một trong những mục tiêu cốt lõi của Omnichannel marketing là tạo trải nghiệm liền mạch cho người dùng, từ đó tạo ra những cơ hội để thực hiện những hoạt động như: mua hàng hóa online, mua online và nhận tại cửa hàng… Hiện nay, omnichannel được triển khai ở rất nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe, nhà thuốc, tài chính, bán lẻ, vay tiêu dùng…

Cùng Jenfi Capital hiểu rõ hơn về Omnichannel là gì, cách triển khai chiến lược omnichannel marketing và những ví dụ thực tế trong bài viết sau.

Omnichannel là gì? Omnichannel marketing là gì?

Omnichannel là gì? Omnichannel marketing là gì?

Omnichannel marketing, còn gọi là tiếp thị đa kênh, là sự tích hợp liền mạch của các hoạt động như xây dựng thương hiệu, truyền tải thông điệp khách hàng vào các điểm tiếp xúc (touch-point) cả trực tuyến và tại cửa hàng, để người dùng có trải nghiệm độc đáo, tích cực trong hành trình mua hàng của họ.

Omnichannel marketing lấy người tiêu dùng làm trung tâm khi triển khai chiến lược cụ thể. Người tiêu dùng hiện nay có thể tương tác với thương hiệu qua rất nhiều kênh, từ mạng xã hội đến đường dây nóng dịch vụ khách hàng. Phương pháp tiếp cận đa kênh đảm bảo rằng người tiêu dùng có trải nghiệm tích cực, nhất quán trên mỗi kênh. 

Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần đạt được một số yếu tố:

  • Thể hiện bản sắc thương hiệu nhất quán, dễ nhận diện
  • Thông điệp được cá nhân hóa cho từng nhóm người dùng dựa trên những đặc điểm cụ thể

Sự khác biệt giữa tiếp thị đa nền tảng (multi-channel marketing) và Omnichannel là gì?

Sự khác biệt giữa tiếp thị đa nền tảng (multi-channel marketing) và Omnichannel là gì?

Mặc dù tiếp thị đa nền tảng và Omnichannel đều là những khái niệm dựa trên ý tưởng thu hút người tiêu dùng trên nhiều nền tảng, nhưng chúng khác nhau về mục tiêu.

Tiếp thị đa nền tảng triển khai trên từng kênh cụ thể và cách khách hàng sẽ hoàn thành giao dịch ở đó như thế nào. Trong khi, omnichannel tập trung vào hành trình của khách hàng có thể xảy ra và đan xen trên nhiều kênh - và xem xét cách tạo ra trải nghiệm tốt nhất khi người tiêu dùng di chuyển giữa các kênh và thiết bị khác nhau. 

Mỗi tương tác trên Omnichannel là một điểm chạm trên một đường dẫn, dẫn đến một chuyển đổi thành khách hàng. 

Tiếp thị đa nền tảng

Tiếp thị đa nền tảng phân phối nội dung và quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau. Chiến lược chủ yếu nhằm giúp người tiêu dùng có thể tiếp xúc với doanh nghiệp trên nhiều phương tiện khác nhau như: trực tuyến, ấn phẩm, tại cửa hàng, v.v. 

Người tiêu dùng có thể chọn nơi họ muốn tương tác với thương hiệu, tuy nhiên, nội dung và sự tương tác trong các kênh khác nhau này thường độc lập với nhau. 

Tiếp thị đa nền tảng thiên về tổ chức các hoạt động trên nhiều kênh nhất có thể, trong khi omnichannel tập trung vào trải nghiệm tổng thể của khách hàng.

Omnichannel

Omnichannel cũng giúp các thương hiệu hiện diện trên kênh trực tuyến và tại cửa hàng, tuy nhiên, Omnichannel tiến thêm một bước trong đảm bảo trải nghiệm tích hợp, liền mạch trên từng kênh. 

Khi người tiêu dùng chuyển đổi giữa các thiết bị và các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến, quá trình chuyển đổi diễn ra liền mạch và thông điệp đưa ra sẽ phù hợp tại điểm tiếp xúc vừa xảy ra.

Phương pháp tiếp cận đa kênh cho phép doanh nghiệp lấy người tiêu dùng làm trung tâm, luôn quan tâm đến hành trình toàn diện của khách hàng.

Lợi ích của Omnichannel marketing

Lợi ích của Omnichannel marketing

Các thương hiệu khi được phỏng vấn đều cho rằng Omnichannel marketing là cách tốt nhất để tương tác với người tiêu dùng. Mặc dù phương pháp triển khai Omnichannel không đơn giản, nhưng khi được thực hiện sẽ đem lại nhiều lợi ích. 

Hàng ngày chúng ta đều bị dồn dập thông điệp từ hàng trăm, nghìn thương hiệu khác nhau. Do đó, chúng ta (và người tiêu dùng cũng vậy) sẽ lựa chọn, chọn lọc những kênh, thương hiệu mình muốn để theo dõi và tương tác. Khi lựa chọn Omnichannel marketing, thương hiệu sẽ đem lại những lợi ích khác biệt, cụ thể gồm: 

Trải nghiệm người dùng tốt hơn 

Omnichannel tập trung vào trải nghiệm cá nhân trên nhiều thiết bị, do đó trải nghiệm người dùng (customer experience) sẽ được cải thiện. Bằng cách tập trung vào giữ chân khách hàng (thay vì chỉ hiện diện trên nhiều nền tảng), doanh số sẽ được thúc đẩy. 

Thương hiệu nổi bật, dễ nhận dạng hơn

Khi xây dựng hình ảnh thương hiệu đa kênh, khách hàng sẽ có trải nghiệm liền mạch với thương hiệu. Từ đó, thương hiệu có thể gia tăng sự trung thành của khách hàng và truyền tải được thông điệp nhắm mục tiêu tốt hơn cho từng kênh. 

Doanh thu tăng

Omnichannel thúc đẩy sự tương tác với thương hiệu tải nhiều điểm chạm, trên nhiều kênh. Những tương tác này đa dạng, sinh động, diễn ra trên hành trình mua hàng có thể giúp tăng doanh thu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khách hàng tương tác nhiều hơn với thương hiệu có thể đem lại giá trị cao hơn 30%. 

Có nguồn dữ liệu khách hàng tốt hơn

Việc triển khai Omnichannel không chỉ đóng góp vào trải nghiệm người dùng, mà còn hỗ trợ thương hiệu có thêm dữ liệu để phân tích. Bằng cách theo dõi sự tương tác trên các kênh, thương hiệu có thể hiểu rõ hơn về hành trình mua hàng diễn ra như thế nào, các điểm chạm nhiều nhất ở đâu, người dùng muốn tương tác như thế nào, chiến dịch nào đem lại hiệu quả nhất. Tất cả những dữ liệu này sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược marketing nhắm mục tiêu tốt hơn và tối ưu chi tiêu cho quảng cáo trả phí. 

Dành cho bạn: Đăng ký sử dụng tính năng Jenfi Insights miễn phí để tối ưu hóa nguồn dữ liệu bạn đang có và chuyển thành chiến lược marketing có hiệu suất cao!

Các bước tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn với Omnichannel 

Các bước tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn với Omnichannel 

Việc tạo trải nghiệm đa kênh cần tính đến cách người dùng tương tác với thương hiệu của bạn. Omnichannel không tập trung vào kênh mà là trải nghiệm nói chung. Do đó, có một số điều cần thiết khi tạo trải nghiệm đa kênh:

Thu thập dữ liệu

Điều cần thiết đầu tiên để triển khai Onichannel là nguồn dữ liệu chính xác, kịp thời. Dữ liệu giúp bạn hiểu về người dùng, loại thiết bị người dùng sử dụng, loại thông điệp và nội dung người dùng thích tương tác, loại sản phẩm họ đang tìm kiếm…

Những dữ liệu này bắt buộc cần có khi triển khai chiến lược đa kênh. 

Để thu thập dữ liệu, bạn cần công cụ thật hiệu quả, ví dụ như mô hình Đo lường tiếp thị hợp nhất (Unified Marketing Measurement - UMM). Với mô hình này, bạn có thể xác định các điểm chạm, xu hướng, các yếu tố tác động đến sự tương tác hay chuyển đổi. 

Tìm hiểu thêm về Unified Marketing Measurement với Think with Google tại đây.

Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, bước tiếp theo là phân tích các dữ liệu này thành thông tin và hành động có thể triển khai. Bạn cần chọn một nền tảng phân tích có thể chắt lọc dữ liệu này theo thời gian thực, để từ đó chỉnh sửa các chiến dịch khi triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng trong thực tế. 

Lập bản đồ hành trình khách hàng

Trước khi chạy chiến dịch Omnichannel, bạn cần tạo bản đồ hành trình khách hàng cho từng phân khúc, nhóm khách hàng. Bản đồ sẽ mô tả các điểm chạm trong suốt quá trình, kể từ khi khách hàng khám phá thương hiệu đến khi họ thực hiện mua hàng. 

Với bản đồ này, bạn có thể tạo nhiều chiến dịch nhắm mục tiêu, bằng cách xem xét những sở thích, trải nghiệm người dùng, giao diện trang mua hàng…

Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc thương hiệu

Xây dựng hướng dẫn nguyên tắc thương hiệu (brand guideline) với các nguyên tắc rõ ràng về thông điệp, mục tiêu quảng cáo, và cả thiết kế (màu sắc, font chữ…) là cần thiết. Khi triển khai đa kênh, bạn cần tuân thủ theo bộ nguyên tắc này để giúp thương hiệu tạo được sự nhất quán, dễ nhận biết. 

Liên tục Kiểm tra / Tối ưu hóa

Hãy liên tục kiểm tra hiệu quả của phương pháp tiếp thị đa kênh của bạn. Điều này giúp bạn tối ưu hóa các chiến dịch, thông điệp và hơn thế nữa. 

Ví dụ về Tiếp thị đa kênh

Ví dụ về Tiếp thị đa kênh

Hãy tham khảo những chiến lược tiếp thị đa kênh của các doanh nghiệp dưới đây để có thêm ý tưởng cho chiến lược Omnichannel của bạn.

Starbucks

Thông qua ứng dụng phần thưởng dành cho thiết bị di động, Starbucks có thể tích hợp tốt hơn trải nghiệm di động với trải nghiệm tại cửa hàng để đặt sự thuận tiện của người tiêu dùng lên hàng đầu. 

Người dùng có thể nạp lại tiền vào ứng dụng Starkbucks từ điện thoại hoặc máy tính để bàn. Bằng cách sử dụng ứng dụng để thanh toán, họ được thưởng bằng số điểm có thể áp dụng cho một ly cà phê miễn phí. Ngoài ra, họ không cần xếp hàng bằng cách đặt hàng trước.

Nike

Nike áp dụng Omnichannel vào nâng cao trải nghiệm người dùng & chăm sóc khách hàng. Với ứng dụng Nike Plus trên điện thoại, khách hàng có thể đồng bộ thông tin của họ với kênh thông tin từ Nike để nhận gợi ý sản phẩm phù hợp. 

Nike Run Club, một ứng dụng từ Nike hỗ trợ và huấn luyện để người dùng có thể đo lường sự tiến bộ khi luyện tập, kết hợp cùng các bài luyện tập được cung cấp miễn phí giúp người dùng tăng lòng trung thành với thương hiệu. 

Lovesac

Thương hiệu nội thất (ghế sofa ghép, ghế lười,...) Lovesac cung cấp ứng dụng giúp người dùng tự lựa chọn kích cỡ ghế theo module lắp ráp, màu sắc, chất liệu foam… được cá nhân hóa cho từng ngôi nhà. Với cách này, người dùng có trải nghiệm tốt hơn trước khi mua nội thất về nhà. 

Các ngành nghề có thể áp dụng chiến lược Omnichannel

Các ngành nghề có thể áp dụng chiến lược Omnichannel

Các phương pháp tiếp cận đa kênh đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, Omnichannel đặc biệt nổi bật trong các ngành sau:

Bán lẻ 

Bán lẻ nói riêng đã phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường đa kênh ngày nay. 

Với khả năng mua hàng tại cửa hàng hoặc trực tuyến và sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông xã hội và các trang web đánh giá, các nhà tiếp thị bán lẻ cần tập trung vào cách người tiêu dùng tương tác với thương hiệu của họ ở nhiều kênh khác nhau.

Ví dụ: Bách Hóa Xanh triển khai bán hàng online trên website, gửi tin nhắn SMS, trên các nền tảng khác như Facebook, Grab, Zalo.

Chăm sóc sức khỏe

Khách hàng chăm sóc sức khỏe nói chung tương tác với nhiều đầu mối liên hệ giữa các nhà cung cấp khác nhau, từ bệnh viện, chăm sóc chính đến dược phẩm. Bằng cách phân tích dữ liệu xung quanh hành trình và sự tương tác của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể phục vụ tốt hơn cho các cá nhân, cung cấp cho họ dữ liệu quan trọng nhất đối với họ, đồng thời giảm thiểu các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.

Dịch vụ tài chính

Ngành dịch vụ tài chính ngân hàng đang chuyển từ tư duy sản phẩm là trung tâm sang quan điểm lấy khách hàng làm trung tâm hơn. Khi làm như vậy, các tổ chức phải xem xét cách họ có thể cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa để có thể hiểu sâu hơn về dịch vụ và sản phẩm nào sẽ phù hợp nhất với từng người dùng dựa trên sở thích, mong muốn và nhu cầu cá nhân của họ.

Ô tô

Vì ô tô là một khoản đầu tư dài hạn, nên việc chú ý hàng đầu và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng là những ưu tiên lớn đối với các nhà sản xuất và đại lý ô tô. 

Quảng cáo ngày nay có thể không mang lại hiệu quả mong muốn ngay lập tức, nhưng nếu chúng thu hút khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng quan tâm, chúng sẽ tác động đến doanh số bán hàng. 

Xu hướng Omnichannel hiện nay

Xu hướng Omnichannel hiện nay

Khi đa kênh trở nên phổ biến hơn, một số xu hướng đã xuất hiện để cải thiện sự hài lòng của người tiêu dùng và tối đa hóa ROI tiếp thị.

Tích hợp mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến

Nhiều người tiêu dùng đang mua sắm trực tuyến, chỉ để nhận hàng của họ tại cửa hàng. Điều này có thể là để tránh tìm kiếm các mặt hàng trong cửa hàng hoặc để tránh phí giao hàng. 

Ví dụ: Chuỗi nhà thuốc Long Châu tích hợp kênh đặt hàng online và nhận hàng tại nhà (kèm phí ship) hoặc tại cửa hàng gần nhất (miễn phí ship). 

Tập trung vào Thương hiệu, Không phải Kênh 

Như Báo cáo của Forrester: “Các nhà bán lẻ đang bắt đầu đạt được những phần thưởng của Thương mại đa kênh” lưu ý, “Khách hàng tin rằng họ đang tương tác với một thương hiệu hoặc tổ chức thống nhất, bất kể các điểm tiếp xúc khác nhau mà họ sử dụng. 

Điều này có nghĩa là các nhà bán lẻ phải đảm bảo tính liên tục của thông tin và tài nguyên trên các điểm tiếp xúc kỹ thuật số và cửa hàng - nếu không sẽ có nguy cơ mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh ”. 

Các thương hiệu cần cung cấp danh tính nhất quán trên các kênh với thông điệp gây được tiếng vang với khách hàng, bất kể nền tảng.

Nhiều thiết bị cho một lần mua 

Khách hàng thường bắt đầu hành trình của họ trên một thiết bị và mua hàng trên một thiết bị khác. Tuy nhiên, nhiều nhà bán lẻ đang gặp khó khăn trong việc giải quyết yếu tố này trong hành trình của khách hàng, vì có thể khó tính đến tất cả các tương tác trên nhiều thiết bị. 

Không tính đến sự thay đổi xu hướng này có thể ảnh hưởng mạnh đến lợi nhuận cuối cùng và nỗ lực tối ưu hóa chi tiêu cho phương tiện truyền thông của bạn.

Nhiều kênh có nghĩa là khách hàng tốt hơn

Khi được theo dõi chính xác, khách hàng truy cập trang web của bạn trên nhiều thiết bị có xu hướng trở thành khách hàng tốt hơn và chi tiêu trung bình nhiều hơn gấp ba đến bốn lần so với khách hàng chỉ tương tác với một kênh duy nhất.

Kết luận

Chiến lược tiếp thị đa kênh giúp thương hiệu tiếp xúc với người tiêu dùng ở bất kỳ đâu, với thông điệp phù hợp vào đúng thời điểm. 

Thông qua tiếp thị đa kênh, các tổ chức có thể mang lại trải nghiệm khách hàng thống nhất thừa nhận các điểm tiếp xúc trước đó trong hành trình của khách hàng.

Điều này không chỉ nâng cao nhận thức về thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng mà còn dẫn đến cải thiện mức độ tương tác, tăng ROI và doanh số bán hàng, đồng thời nâng cao khả năng giữ chân và lòng trung thành của khách hàng.

Xây dựng quan hệ đối tác cùng chúng tôi!

Jenfi Capital, dịch vụ huy động vốn dựa trên doanh thu tiên phong tại Việt Nam giúp người dùng nhận nguồn vốn kinh doanh cho các hoạt động tăng trưởng như mua sắm hàng hóa, chạy quảng cáo… chỉ với vài phút đăng ký. 

Nếu bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp online hoặc công ty phần mềm, hãy trở thành đối tác của chúng tôi!

Với chương trình đối tác cùng Jenfi Capital, khách hàng của bạn sẽ được tiếp cận nguồn tài chính VIP từ Jenfi, được nhận hoa hồng khi khách hàng của bạn vay vốn thành công, được hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp khác và cộng tác cùng nhau phát triển! Đăng ký ngay hôm nay!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Marketing Trực Tiếp Là Gì? Đánh Giá Lợi Ích Và Công Cụ Triển Khai Marketing Trực Tiếp 

Marketing Trực Tiếp Là Gì | https://jenfi.com/

Marketing Trực Tiếp Là Gì?

Marketing trực tiếp (Direct Response Marketing) là phương pháp tiếp thị đề cập đến việc doanh nghiệp trình bày các thông tin về công ty, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trực tiếp đến khách hàng mục tiêu mà không qua đơn vị quảng cáo trung gian. Marketing trực tiếp là hình thức marketing nhắm mục tiêu đến những khách hàng tiềm năng đã quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể trở thành khách hàng thật sự.

Ví dụ, hội chợ thương mại nội thất hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh giúp các doanh nghiệp sản xuất nội thất Việt Nam tiếp cận với những khách hàng xuất khẩu nội thất toàn cầu. Hoặc, một người học tiếng Anh có thể nhận email khuyến mãi về các gói học IELTS giảm giá. 

Các Hình Thức Marketing Trực Tiếp

Marketing Trực Tiếp Là Gì | Các Hình Thức Marketing Trực Tiếp | https://jenfi.com/

Các hình thức triển khai marketing trực tiếp bao gồm:

  • Brochure
  • Catalogue sản phẩm
  • Thư điện tử
  • Mã giảm giá
  • Email
  • Quảng cáo nhắm mục tiêu trên các nền tảng trực tuyến
  • Gọi điện trực tiếp
  • Tin nhắn khuyến mãi

Mục Tiêu Của Marketing Trực Tiếp

Marketing Trực Tiếp Là Gì | Mục Tiêu Của Marketing Trực Tiếp | https://jenfi.com

Trong khi một số hình thức marketing tập trung vào tăng độ nhận thức thương hiệu, giáo dục thị trường về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì mục tiêu của marketing trực tiếp thiên về khuyến khích thực hiện hành động. Mục tiêu cuối cùng của marketing là doanh số bán hàng, tuy nhiên một số khách hàng có thể chưa sẵn sàng để mua ngay. Nhưng, họ có thể thực hiện các hành động như:

  • Ghé trang web bán hàng
  • Gọi điện để được tư vấn
  • Cung cấp tên và email
  • Mua hàng

Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Triển Khai Marketing Trực Tiếp

Tại Sao Doanh Nghiệp Cần Triển Khai Marketing Trực Tiếp Marketing Trực Tiếp Là Gì | https://jenfi.com

Không giống như quảng cáo hàng loạt, marketing trực tiếp chỉ triển khai đến nhóm khách hàng tiềm năng đã có sẵn hứng thú, nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Với nhóm đối tượng này, doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi thành khách hàng thật sự.

Ví dụ, những khách hàng đã từng mua hàng hóa tại Bách Hóa Xanh có thể nhận tin nhắn mã khuyến mãi, thông báo họ sẽ được chiết khấu 20% giá trị đơn hàng từ 500 nghìn đồng khi đặt mua online. Với cách này, Bách Hóa Xanh có thể tăng doanh số bán hàng kênh online mà không cần tốn kém chi phí quảng cáo trực tuyến. 

Những lý do khác khiến marketing trực tiếp có tỉ lệ thành công cao như:

  • Bạn có thể cá nhân hóa nội dung, khiến người nhận thông tin cảm giác như thông tin ấy được viết riêng cho họ.
  • Tiết kiệm chi phí tiếp thị vì bạn đang tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng nhất trên phễu mua hàng.
  • Tỉ lệ ROI cao, vì khả năng chuyển đổi của nhóm đối tượng này cao nhất.
  • Có thể đo lường được. Marketing trực tiếp sử dụng các công cụ để kiểm soát hiệu suất thành công của mỗi chiến dịch, giúp bạn cải thiện hiệu quả cho các chiến dịch về sau.

6 Công Cụ Triển Khai Marketing Trực Tiếp Bạn Nên Sử Dụng

6 Công Cụ Triển Khai Marketing Trực Tiếp Bạn Nên Sử Dụng | https://jenfi.com/

Email khuyến mãi

Các chiến dịch tiếp thị trực tiếp qua email giúp doanh nghiệp tiếp cận hàng trăm nghìn khách hàng tiềm năng từ các nguồn dữ liệu khác nhau (doanh nghiệp thu được hoặc mua kho dữ liệu trên thị trường). 

Với email marketing, bạn cần đảm bảo email của mình không bị cho vào thư mục Spam của khách hàng tiềm năng. Hãy sử dụng phần mêm email marketing chuyên dụng (ví dụ: MailChimp) để quản lý thông tin, gửi email và đo lường kết quả.

Một email marketing thu hút nên bắt đầu với việc đề cập đến vấn đề của khách hàng và cách mà bạn có thể giúp họ giải quyết vấn đề ấy. Bạn cũng có thể triển khai chiến dịch email thông báo khách hàng về các sự kiện, khuyến mãi của thương hiệu để tăng doanh số trong ngắn hạn. Email marketing là cách tiếp thị tuy cũ nhưng ít tốn kém và có tỷ lệ ROI chấp nhận được.

Tin nhắn SMS

“Đến cuối 2021, cả nước Việt Nam có hơn 91 triệu thuê bao điện thoại.” - Cục Viễn thông (Bộ TT-TT). Nghĩa là bạn có thể tiếp cận đến phần lớn dân số tại Việt Nam với tin nhắn SMS. Do vậy, dùng SMS trong marketing tại Việt Nam là công cụ mà bạn không nên đánh giá thấp.

Hơn nữa, dùng tin nhắn SMS để marketing trực tiếp cũng rất tiết kiệm chi phí. Chỉ với 199 đồng, bạn có thể gửi tin nhắn đến khách hàng mục tiêu để tiếp thị sản phẩm của mình. Hãy lưu ý đến thời gian gửi tin nhắn và nội dung nên đem lại giá trị cho người nhận, vì hình thức này có thể gây phiền nhiễu và họ có thể chăn số của bạn nếu cảm thấy nội dung không phù hợp.

Website

Website là một trong những công cụ marketing trực tiếp tốt nhất để tiếp cận người tiêu dùng. Độ phủ của một website sẽ phụ thuộc vào thứ hạng các từ khóa trên công cụ tìm kiếm, do đó hãy tuân thủ các quy tắc hướng dẫn về chất lượng nội dung, từ khóa, hình ảnh… để phù hợp với cả bộ máy tìm kiếm và người dùng. 

Telemarketing

Gọi điện thoại bán hàng là công cụ marketing trực tiếp được nhiều doanh nghiệp sử dung, vì cách này giúp doanh nghiệp trò chuyện trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Sự tương tác mang tính cá nhân ở cả người bán và người mua hàng giúp cho telemarketing trở nên hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng ở góc độ cá nhân hóa khi triển khai telemarrketing, với nhiều chủ đề như:

  • Giải thích về sản phẩm, lợi ích sản phẩm
  • Trả lời thắc mắc
  • Giúp khách hàng vượt qua các trở ngại trong quá trình mua hàng
  • Tiếp cận được số lượng khách hàng mục tiêu lớn hơn

Đồng thời, bạn cũng có thể theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing trực tiếp bằng cách gọi điện thoại. 

Tiếp thị nhắm mục tiêu trên các phương tiện online

Quảng cáo trực tuyến là cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu chính xác cao. Quảng cáo trực tuyến giúp bạn xác định các ngách kinh doanh chính xác, từ đó có được lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, bạn có thể đo lường, kiểm soát, tối ưu chiến dịch quảng cáo, tăng hoặc giảm chi phí quảng cáo theo cách bạn muốn tại bất kỳ thời điểm nào.

Sự kiện & hội chợ thương mại

Các sự kiện và hội chợ thương mại được tổ chức ở nhiều thành phố, nơi bạn có thể đến để quảng bá sản phẩm và dịch vụ cho một ngành hàng cụ thể. Đây là nơi tập hợp rất lớn những người muốn tìm hiểu thông tin và cũng để mua sản phẩm. 

Kết Luận

Tiếp thị kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành xu hướng chủ đạo ở Việt Nam, với ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của họ.

Tiếp thị qua điện thoại, email, văn bản, quảng cáo trực tuyến là những công cụ đã được thời gian thử nghiệm và đã hoạt động rất hiệu quả đối với một số lượng rất lớn các công ty Việt Nam. Hãy thử áp dụng một hoặc nhiều công cụ này vào kế hoạch tiếp thị trực tiếp của bạn và chứng kiến doanh số bán hàng tăng trưởng.

Triển khai marketing trực tiếp đơn giản với dữ liệu từ Jenfi Insights

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Case Study Marketing: Top 10 Ví Dụ Thực Tế

Open post

Case Study Marketing: Những Ví Dụ Thực Tế 

Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Có hàng triệu bài viết, video trên Google, Facebook… chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về marketing. Chỉ riêng trên Google, có đến hơn 671 triệu kết quả liên quan đến cụm từ “case study marketing”. 

Với một lượng lớn nội dung như vậy, nhưng lại có quá nhiều nội dung lỗi thời, nội dung sao chép góp nhặt để tối ưu từ khóa cho website, thật khó để có thể tìm được những case study có thể áp dụng hiệu quả vào công việc.

Trong bài viết này, cùng Jenfi Capital nghiên cứu những case study marketing kèm ví dụ thực tế, học hỏi những kiến thức để áp dụng vào các kênh tiếp thị trức tuyến như: quảng cáo PPC, tiếp thị qua email…, và cách để áp dụng những case study marketing vào từng chiến dịch cụ thể của bạn.

Case study marketing là gì?

Case Study Marketing | Case study marketing là gì? | https://jenfi.com/

Trong marketing, case study là nghiên cứu thực tế và chuyên sâu về hiệu quả của một công cụ, một chiến lược cụ thể nào đó. Với case study marketing, nội dung tập trung vào chiến lược và hiệu quả có thể đo lường được, ví dụ như: phần trăm tăng doanh số, tỉ lệ giữ chân khách hàng, hay giảm chi phí PPC.

Trong case study marketing thường bao gồm các thành phần chính:

  • Giới thiệu về thương hiệu, khách hàng
  • Vấn đề mà thương hiệu, khách hàng gặp phải và cần giải quyết
  • Giải pháp (và giải thích tại sao giải pháp ấy lại phù hợp)
  • Dữ liệu (trước và sau khi triển khai giải pháp)

Case study mô tả hành trình làm việc với khách hàng của doanh nghiệp của bạn, và là bằng chứng hiệu quả để những khách hàng tiềm năng có lý do tin tưởng và chọn bạn.

Các hình thức case study marketing là gì?

Case Study Marketing | Các hình thức case study marketing là gì? | https://jenfi.com/

Ba hình thức case study marketing thường dùng bao gồm:

Case study khách hàng

Tập trung vào các trải nghiệm của một khách hàng cụ thể khi làm việc với doanh nghiệp bạn, hoặc sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Case study giải thích

Những case study này khám phá tác động của một chiến lược cụ thể, ví dụ như chiến lược marketing của một công ty đã tác động đến sự tăng trưởng như thế nào. Case study giải thích thiên về quan sát, diễn giải và kết luận.

Case study triển khai

Hình thức này đi sâu vào quá trình triển khai giải pháp cụ thể cho khách hàng.

Bên cạnh đó, case study marketing còn có thể phân loại dựa theo hình thức trình bày: văn bản (bài đăng), video, seminar, infographic… 

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp ưa chuộng dùng video để diễn giải case study và dùng tài liệu này cho quảng cáo nhắm lại mục tiêu (retargeting ads), nhằm giúp khách hàng tiềm năng loại bỏ các rào cản mua hàng.

Tại sao doanh nghiệp bạn nên triển khai case study

Tại sao doanh nghiệp bạn nên triển khai case study | Case Study Marketing | jenfi.com

Case study có hiệu quả chứng minh với khách hàng tiềm năng rằng: sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thật sự đem lại giá trị, đồng thời thể hiện được kỹ năng chuyên môn của doanh nghiệp. Đây là cách để xây dựng lòng tin với khách hàng khá thuyết phục.

Nghiên cứu từ Kantar’s Dimension trên 8,000 người cho thấy, lòng tin của người tiêu dùng vào các quảng cáo trực tuyến giảm dần qua các năm. Hiện nay, chỉ có khoảng 10% người tiêu dùng cho biết họ còn tin tưởng doanh nghiệp quảng cáo thật về sản phẩm dịch vụ. 

Ở nghiên cứu khác từ Local Consumer Review Survey cho thấy, 98% người được phỏng vấn thường đọc những đánh giá online về doanh nghiệp trước khi mua hàng. Để có được lòng tin từ người dùng, doanh nghiệp cần có “bằng chứng xã hội” (social proof), và các case study là công cụ quyền lực có thể làm được điều này.

Theo VWO khi thực hiện case study về kiểm tra A/B với nền tảng WikiJob, sau khi thêm bằng chứng xã hội vào website đã giúp doanh số tăng trưởng lên 34%. Một hình ảnh chứng thực chi tiết từ khách hàng, một case study thu hút có thể đem lại tác động không ngờ.

10 Ví Dụ Về Case Study Marketing 

10 Ví Dụ Về Case Study Marketing  | Case Study Marketing | jenfi.com

Dưới đây là 10 ví dụ cụ thể về case study marketing được triển khai theo nhiều hình thức marketing khác nhau, từ email, video, influencer marketing đến SEO, PPC, và nhiều hình thức khác.

Video marketing case study: L’Oréal và YouTube

Trong case study này, các thành viên marketing của L’Oréal trên toàn cầu chia sẽ từng bước họ triển khai sản phẩm mới bằng video marketing trên Youtube.

 

Sau chiến dịch này, L’Oréal đã thiết lập được sản phẩm mới trên thị trường và có thêm 34% doanh số thông qua các kênh bán lẻ trực tuyến. Trong case study này đã chia nhỏ quy trình từng bước, từ giai đoạn nhận thức sản phẩm đến chuyển thành khách hàng trung thành như thế nào. Đây là một ví dụ về Case study triển khai. 

Instagram Marketing case study - Ví dụ từ Converse

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Thương hiệu Converse có tỷ lệ tương tác cao hơn so với các thương hiệu quần áo, giày dép khác trên Instagram, lên đến gần 2%. Con số này cao gấp 15 lần nếu so với Nike, H&M trên Instagram.

Lý do tại sao? Hãy quan sát những nội dung trên Instagram của Converse. Bạn dễ dàng nhận ra thương hiệu Converse thường xuyên kết hợp với những influencer và nghệ sỹ (đọc thêm về influencer marketing).

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Sự kết hợp của Converse và Tyler trong bài đăng giới thiệu sản phẩm mới trong ảnh trên đạt hơn 183,000 lượt thích. 

Nếu bạn muốn tiếp cận một lượng lớn người xem, influencer marketing là chiến lược hiệu quả cao.

PPC case study marketing: Google Ads và Saraf Furniture

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Khi đề cập PPC (Pay-per-click), Google là một trong những đơn vị triển khai sớm nhất. Đến nay, Google vẫn đứng đầu trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, với doanh thu lên đến 209 tỷ USD trong 2021 (nguồn: Statista.com)

Có thể bạn nghĩ, với gã khổng lồ như Google sẽ không cần phải tăng thêm độ uy tín, nhưng Google vẫn sử dụng rất nhiều case study nhất là ở các thị trường mới nổi như Đông Nam Á.

Tham khảo thêm về Google Case study tại: thinkwithgoogle.com

Quay trở lại với Saraf Furniture, Google Ads đã giúp thương hiệu này tạo ra gấp 10 lần khách hàng tiềm năng (lead) mỗi tháng và thuê thêm 1500 thợ mộc vì tăng trưởng vượt trội.

Content marketing case study - Ví dụ từ Fractl 

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Fractl là đơn vị chuyên về content marketing đã hợp tác cùng Porch.com trong một năm và thu mua 931 tên miền, nhận được hơn 23,000 lượt truy cập website và được báo chí nhắc đến hơn 3,500 lần trong chỉ một năm.

Case study này tập trung vào kết quả đạt được cho một khách hàng cụ thể mà không đi chi tiết vào quá trình. Những case study như vậy có hiệu quả giúp bạn thuyết phục khách hàng còn đang phân vân lựa chọn. Bằng cách cho họ thấy bạn đã tạo ra kết quả như thế nào cho khách hàng tương tự họ, bạn có thể dễ dàng chứng minh năng lực chuyên môn của doanh nghiệp mình.

Email Marketing case study - Ví dụ từ Your Therapy Source

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Nếu bạn nghĩ email marketing đã lỗi thời và không hiệu quả, hãy nghĩ lại. Với chiến dịch email marketing tự động, thương hiệu Your Therapy Source đem lại ROI đến 2000%.

Cụ thể, các đơn hàng chưa thanh toán thường chiếm một phần lớn và nếu bỏ qua những đơn hàng này, doanh nghiệp sẽ mất một khoảng thu đáng kể. Chỉ với một email tự động, nhắc nhở khách hàng rằng họ còn đơn hàng chưa hoàn thành, Your Therapy Source đã tăng doanh thu lên 30%.

Bên cạnh đó, Your Therapy Source gửi email khuyến mãi hàng tuần cho khách hàng và có thêm 50% đơn hàng từ chiến lược này. Các chiến lược email marketing của Your Therapy Source được triển khai tự động với nền tảng ActiveCampaign. Bạn có thể đọc chi tiết về case study này tại đây: https://www.activecampaign.com/customers/yourtherapysource

SEO case study marketing: Ví dụ từ Ryan Berg 

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Ryan Berg (ryanberg.co) là một SEOer có kinh nghiệm trong ngành SEO. Trong case study khi anh làm việc với Zapier, anh giải thích cụ thể quá trình, chiến lược sử dụng để mang lại 25,000 lượt truy cập vào trang web của Zapier nhờ tối ưu từ khóa cho bộ máy tìm kiếm

Chiến lược anh ấy sử dụng trong SEO case study marketing này xoay quanh tối ưu các từ khóa dài. Bằng cách phân tích chiến lược anh ấy triển khai cho Zapier, một thương hiệu SaaS nổi tiếng trong ngành dịch vụ tự động hóa, Ryan Berg có thể nhận được sự tin cậy nhờ vào thương hiệu lớn này.

Những case study phân tích chi tiết như vậy có thể cho khách hàng biết được bạn là một chuyên gia trong ngành, có đủ năng lực cần thiết để giúp họ đạt được mục tiêu.

Remarketing case study: AdRoll và Yoga Democracy

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

AdRoll là một nền tảng tiếp thị nhắm mục tiêu lại, theo dõi khách truy cập vào trang web của bạn và giúp bạn hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu cho họ khi họ online lướt web, lên mạng xã hội…

Adroll đã triển khai remarketing cho Yoga Democracy, một thương hiệu trang phục thể thao và đem lại hiệu quả bằng những con số biết nói:

  • Tăng 200% chuyển đổi
  • Giảm 50% CPA
  • 19% tổng doanh thu có được nhờ AdRoll

Influencer marketing case study: Trend và WarbyParker

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Chiến dịch Influencer marketing với sự kết hợp của Trend và WarbyParker cho thấy bạn không cần quá nhiều chi phí khi triển khai Influencer marketing.

Chiến dịch "Wearing Warby" xoay quanh quảng bá hình ảnh những người có ảnh hưởng đeo kính Warby Parker trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Case study trải nghiệm khách hàng: Coca-Cola và App Annie

Trong video dưới đây, đại diện từ Coca-Cola chia sẻ những giá trị mà App Annie mang lại.

 

Thay vì các con số và chỉ số cụ thể, nó tập trung vào những lợi ích toàn cảnh mà Ứng dụng Annie có được đối với trải nghiệm khách hàng của Coca-Cola.

Hình thức phỏng vấn video cũng giúp tạo niềm tin với khách hàng tiềm năng.

Case study trong SaaS: Asana và Carta

Ví dụ về Case Study Marketing | https://jenfi.com/

Asana là một nền tảng quản lý dự án giúp các công ty thực hiện quy trình làm việc của họ hiệu quả hơn.

Carta đã sử dụng Asana để cải thiện tính minh bạch và sự hợp tác giữa các bộ phận trong toàn công ty. Asana cũng giúp Carta sắp xếp hợp lý các quy trình liên quan đến tăng trưởng và mở rộng quy mô, như tuyển dụng và giới thiệu nhân viên mới.

Cách sử dụng các case study marketing các chiến dịch tiếp thị của riêng bạn

Thêm một phần về case study/ câu chuyện của khách hàng trên trang web của bạn

Hầu hết các thương hiệu có website đều sử dụng chiến lược này. Hãy mô phỏng lại các đối thủ cạnh tranh đầu ngành của bạn bằng cách thêm case study vào trang web của mình và làm tốt hơn họ. 

Thêm CTA vào các trang case study

Thông thường, những người xem các bài viết về case study sẽ ở phần đáy của phễu mua hàng, do đó đừng quên thêm CTA vào bài viết case study của bạn. 

Chia sẻ case study qua email marketing

Tiếp thị qua email là kênh tốt nhất để nuôi dưỡng, duy trì quan hệ với khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, bạn nên sử dụng các case study của mình và câu chuyện thành công của khách hàng trong các chiến dịch email. 

Sử dụng video case study để giúp khách hàng vượt qua rào cản mua hàng

Hầu như khi khách hàng dự định mua một sản phẩm nào đó, trong đầu họ sẽ có những tiếng nói như “sản phẩm này hơi đắt”, “sản phẩm này có thể chưa phù hợp”, “tôi chưa có thời gian trải nghiệm sản phẩm này”. 

Một video case study có thể giúp khách hàng tiềm năng giải quyết những câu hỏi như vậy cho họ.

Kết luận

Hy vọng rằng các ví dụ trong bài viết này đã cho bạn biết cách sử dụng các case study marketing trong chiến lược tiếp thị nội dung, email và truyền thông xã hội để tiếp tục đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình.

Tăng trưởng với dữ liệu từ Jenfi Insights

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Influencer Là Gì? Hướng Dẫn A- Z Tìm Kiếm & Cộng Tác Cùng Influencer Phù Hợp

Open post

Influencer Là Gì? Hướng Dẫn A- Z Tìm Kiếm & Cộng Tác Cùng  Influencer Phù Hợp 

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Influencer là gì? Influencer là một cá nhân trong thị trường hoặc ngành nghề bạn kinh doanh với khả năng ảnh hưởng, tác động đến nhóm khách hàng mục tiêu của bạn.

Influencer (người có tầm ảnh hưởng) có kiến thức chuyên môn, có khả năng tác động, hoặc có thông tin cấp độ sâu (insight) về một chủ đề cụ thể nào đó. Sự hiện diện của influencer trong một thị trường giúp cho các nhãn hàng có thể ra mắt sản phẩm mới với khả năng lan tỏa nhanh hơn và đáng tin cậy hơn. 

Theo khảo sát từ linqia.com, có hơn 85% giới marketer sử dụng influencer marketing kể từ 2017, và có đến 92% khẳng định hiệu quả của chiến dịch marketing với influencer. Và theo một nghiên cứu từ Google, influencer có sức ảnh hưởng lớn hơn so với những người nổi tiếng (trên nền tảng Youtube)

Influencer giúp doanh nghiệp trong các chiến dịch influencer marketing, một hình thức tiếp thị dựa trên danh tiếng của một người có sức ảnh hưởng để tăng sự nhận thức về thương hiệu, chuyển đổi khách hàng. 

Tuy nhiên, làm việc với influencer cũng có nhiều vấn đề. Bạn không những phải tìm được người phù hợp với thương hiệu, có lượng người theo dõi đủ lớn, mà còn phải biết cách thuyết phục họ và đo lường hiệu suất của hoạt động marketing.

Do đó trong bài viết này, Jenfi Capital sẽ khái quát những vấn đề trọng tâm khi thực hiện influencer marketing, bao gồm:

  • Influencer là gì? Influencer marketing là gì? Influencer có bao nhiêu nhóm?
  • Cách tìm ra những influencer phù hợp với thương hiệu
  • Cộng tác với influencer 
  • Đo lường hiệu quả của chiến dịch influencer marketing

Cần nguồn vốn triển khai các hoạt động influencer marketing trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Linkedin? Đăng ký cùng Jenfi Capital.

Influencer Là Gì? Phân Loại Influencer Hiện Nay

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Influencer là gì?

Theo từ điển Collins, influencer được định nghĩa là “bất kỳ ai đó có khả năng thuyết phục nhiều người khác thực hiện hành động, ví dụ như theo dõi tài khoản trên mạng xã hội, làm, mua, sử dụng những sản phẩm mà họ giới thiệu. Influencer thường được trả phí hoặc nhận sản phẩm miễn phí để đổi lại cho phần công việc của họ.”

Influencer xuất hiện từ lâu trong lịch sử ngành marketing. Lúc đầu, các thương hiệu hợp tác cùng những nhân vật công chúng, người nổi tiếng như diễn viên, vận động viên để giúp họ tiếp thị sản phẩm trên các kênh TV, đài phát thanh. 

Influencer Marketing Là Gì?

Về cơ bản, influencer marketing là về giới thiệu sản phẩm hoặc chứng nhận uy tín sản phẩm trên các phương tiện mạng xã hội thông qua người có tầm ảnh hưởng.

Influencer marketing giúp thương hiệu tiếp cận thị trường mục tiêu, thị trường ngách với độ lan tỏa rất nhanh. Bạn có thể triển khai influencer cho nhiều hoạt động marketing hiệu suất như: tăng nhận thức thương hiệu, tăng doanh số… và hưởng lợi từ sự sáng tạo và uy tín của influencer. 

Tại sao influencer lại quan trọng? Dữ liệu về influencer đến 2025

Theo Statista, vào 2025 sẽ có hơn 4 tỷ tài khoản mạng xã hội. Đây là con số khổng lồ về số lượng khán giả có nhu cầu thưởng thức những nội dung trên mạng. 

Thống kê đến hiện tại, số lượng tài khoản hoạt động trên tất cả các nền tảng đã vượt mức 10 tỷ, cụ thể như sau:

Mạng xã hội Số lượng tài khoản hoạt động (đến 06/2022)
Facebook 2.9 tỷ
Youtube 2.5 tỷ
WhatsApp 2 tỷ
Instagram 1.4 tỷ
WeChat 1.2 tỷ
TikTok 1 tỷ
Facebook Messenger 988 triệu
QQ 574 triệu
Sina Weibo 573 triệu
Snapchat 557 triệu

Cùng xem thêm một số dữ liệu về influencer marketing để bạn có thể nhận thấy tầm quan trọng cũng như có thêm ý tưởng về triển khai influencer marketing cho doanh nghiệp:

  • Theo Influencer Marketing Benchmark Report, ngành influencer marketing được dự đoán đạt giá trị đến 16.4 tỷ USD.
  • Theo Linqi, 71% marketer sẽ cân nhắc triển khai influencer marketing
  • Theo Influencer Marketing Benchmark Report, doanh nghiệp có ROI trung bình $5.78 trên mỗi đô la chi phí cho influencer marketing.
  • Trong 2021, 91% bài đăng tài trợ có mức tương tác cao thuộc về nhóm micro-influencer - theo Digital Information World

Phân loại influencer 

Sự phát triển của mạng xã hội đã sản sinh ra nhiều nhóm influencer mới. Hiện nay, những influencer có thể chia làm các nhóm dựa theo nghề nghiệp bao gồm:

    • Nhóm người nổi tiếng: nghệ sĩ, ngôi sao giải trí, vận động viên.
    • Nhóm chuyên gia: chuyên gia đầu ngành và giới lãnh đạo
    • Nhóm micro-influencer: những cá nhân với sức ảnh hưởng trên mạng xã hội
  • Nhóm blogger, vlogger và nhà sáng tạo nội dung (content creator)

Nhiều hoạt động influencer marketing hiện nay diễn ra trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Linkedin, Instagram. Micro-influencer và nhóm blogger là những cách tiết kiệm chi phí để phát triển thương hiệu, xây dựng sự uy tín cho thương hiệu nhanh chóng.

Nếu phân chia influencer theo sức ảnh hưởng (số lượng tài khoản theo dõi), hiện tại có thể chia influencer thành bốn nhóm influencer như bảng dưới đây:

 

Loại Giải thích Lượt Follower Ưu điểm Nhược điểm
Mega Người có lượt theo dõi lớn như nghệ sĩ, ngôi sao Hơn 1 triệu Tác động lớn đến độ tiếp cận Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và influencer khó thân thiết và bị kiểm soát.

Chi phí rất cao

Macro Người nổi tiếng trong một thị trường ngách 100 nghìn - 1 triệu Mối quan hệ thân thiết với người theo dõi của họ Độ tiếp cận và độ tương tác có thể không tỷ lệ thuận
Micro Người nổi tiếng trong một chủ đề, một thị trường mục tiêu cao 1 nghìn - 100 nghìn Hiệu quả cao, có thể làm đại sứ thương hiệu Họ có thể thiếu kỹ năng về mạng xã hội
Nano Người ảnh hưởng một cộng đồng nhỏ Đến 1000 Lượt theo dõi thấp nhưng tác động lớn Lượt tiếp cận thấp

 

Tìm Kiếm Influencer Phù Hợp Với Thương Hiệu 

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Tìm kiếm influencer phù hợp với thương hiệu là rất quan trọng. Một số yếu tố bạn cần cân nhắc khi tìm kiếm influencer gồm:

  • Loại và chất lượng đối tượng: Những người theo dõi họ có phải là đối tượng mục tiêu lý tưởng mà bạn đang cố gắng tiếp cận hoặc thu hút không?
  • Mạng xã hội ưa thích: Những kênh xã hội nào họ sử dụng hiệu quả? Khán giả của bạn sử dụng những kênh này như thế nào?
  • Chất lượng nội dung: Họ có tạo ra nội dung phù hợp với giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Tính xác thực: Họ có xuất hiện chính hãng và đáng tin cậy khi họ quảng cáo sản phẩm không?
  • Tính cách thương hiệu: Phong cách giao tiếp và tính cách của họ có phù hợp với các giá trị thương hiệu của bạn không?
  • Tỷ lệ và tần suất tương tác: Họ thường nhận được bao nhiêu mức độ tương tác từ những điều sau đây? Họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn bao lâu một lần? Họ xuất bản nội dung mới bao lâu một lần?
  • Phí: Họ muốn được thanh toán như thế nào (hoa hồng CPA, lưu lượng truy cập CPC hoặc phí cố định)? Điều này có phù hợp với ngân sách hoặc mục tiêu của bạn không?

Có nhiều công cụ, ứng dụng hỗ trợ tìm kiếm influencer online, dựa trên một số yếu tố như: lượt theo dõi, số bài đăng, SEO, chủ đề…Để tìm kiếm influencer phù hợp với, đáng tin cậy, bạn có thể thử 5 cách sau:

  • Sử dụng công cụ BuzzSumo để tìm kiếm những nội dung đang tạo xu hướng và tác giả.
  • Tìm kiếm những chuyên gia trong ngành trên Linkedin 
  • Sử dụng hashtag để tìm kiếm micro-influencer trên Twitter và Instagram
  • Sử dụng những dịch vụ chuyên cung cấp influencer và KOL tại Việt Nam như: Halago, BookingKOLs.com, 7SA và Revu Việt Nam.

Khi lựa chọn influencer, điều quan trọng nhất không phải là số lượt theo dõi mà là sự tương đồng trong hình ảnh thương hiệu và hình ảnh của influencer đó

Nếu influencer không chia sẻ chung những giá trị với thương hiệu của bạn, thì sự hợp tác giữa thương hiệu và influencer sẽ tạo cảm giác không chân thật và người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra.

Lấy ví dụ thực tế tại Việt Nam vừa qua trong case study về một dịch vụ phong thủy đã áp dụng influencer marketing và hợp tác với những người của công chúng khá nổi tiếng để PR dịch vụ. 

Tuy nhiên, người dùng dễ dàng nhận ra và vô cùng phản cảm khi hàng loạt nghệ sĩ cùng PR với một đoạn văn giống như văn mẫu.

Xem thêm chi tiết từ Zing.

Để có thể lựa chọn influencer phù hợp với thương hiệu, bạn cần phải cân nhắc thêm một vài câu hỏi sau đây.

Chất lượng những tác phẩm, nội dung mà influencer tạo ra như thế nào.

Làm việc với influencer nghĩa là bạn cho họ tự do sáng tạo dựa trên brief marketing. Do đó, bạn cần đảm bảo nội dung họ tạo ra phải có chất lượng cao. Hãy quan sát những nội dung họ đã sáng tạo và đánh giá liệu: 

  • Nội dung có tạo cảm giác chân thực?
  • Nội dung có đem lại giá trị thật sự cho khán giả của họ?
  • Phần văn bản, hình ảnh đã chỉn chu, súc tích?

Khán giả của influencer có độ tương tác cao hay không.

Hãy quan sát những lượt thích, bình luận, chia sẻ… và đánh giá tỷ lệ tương tác của influencer để biết được khán giả của họ có dành nhiều thời gian cho influencer hay không. Trên thực tế, một influencer với lượt theo dõi thấp nhưng tỷ lệ tương tác cao, chủ động sẽ tốt hơn so với lượt theo dõi cao nhưng cộng đồng khán giả lại thụ động.

Lượt tiếp cận (reach) của influencer có đủ lớn hay không.

Một influencer có thể có lượt theo dõi cao những lượt tiếp cận thấp. Với thương hiệu mới, thước đo về độ tiếp cận (reach) là một chỉ số quan trọng, có liên quan trực tiếp đến độ nhận thức thương hiệu và ROI của chiến dịch quảng cáo. 

Influencer đã cộng tác với những thương hiệu nào.

Quan sát những thương hiệu đã từng hợp tác với influencer trước đây có thể giúp bạn xác định liệu khán giả của họ có phù hợp với thương hiệu của bạn hay không. 

Cộng Tác Với Influencer - Quy Trình Ba Bước

Influencer Là Gì | Jenfi Capital

Đến đây, có lẽ bạn đã xác định được những influencer phù hợp và bước tiếp theo bạn cần làm là thuyết phục họ làm việc với bạn. Ba bước sau đây giúp bạn kết nối và xây dựng mối quan hệ với họ.

Tiếp cận influencer 

Ấn tượng đầu tiên bạn để lại khi liên hệ với influencer là yếu tố quan trọng trong việc bạn và influencer đó có thể hợp tác với nhau hay không. Hãy khiến họ cảm thấy được tôn trọng, có giá trị và có sự tương tác từ trước khi triển khai chiến dịch chính.

Một số thương hiệu hay bắt đầu bằng cách theo dõi họ trên mạng xã hội, để lại lời bình có ý nghĩa trên các bài đăng của họ, gửi sản phẩm PR, sản phẩm mẫu… với hy vọng họ sẽ sử dụng và cộng tác.

Tạo lời mời hấp dẫn

Tiếp theo, bạn cần tạo một lời mời thật hấp dẫn, nêu rõ lý do tại sao bạn lại muốn cộng tác cùng họ, những thông tin tổng quát về chiến dịch bạn đang muốn triển khai, những hiệu quả & sản phẩm đầu ra (bài đăng, video,...), kinh phí,... 

Dành cho bạn: Sử dụng bộ briefing từ Jenfi Capital để mô tả chiến dịch marketing

Theo dõi và trao đổi công việc

Khi bạn bắt đầu cộng tác với influencer, hãy duy trì liên lạc với họ thường xuyên. Lý do là vì những influencer nổi tiếng có thể sẽ nhận hàng trăm tin nhắn, email hàng ngày và do đó tin nhắn của bạn có thể bị lẫn lộn trong hộp thư của họ. Hãy thiết lập chế độ tự động nhắc nhở để gửi tin nhắn, email cho họ theo định kỳ.

Và khi bạn đã triển khai chiến dịch influencer marketing, bạn cần chú ý nhiều hơn trong các hoạt động triển khai. Khi cộng tác cùng influencer, mỗi chiến dịch sẽ có rất nhiều chi tiết. 

Nếu bạn cộng tác với nhiều influencer cùng một lúc thì việc này có thể sẽ gặp vấn đề trong quản lý. Do đó, bạn có thế sử dụng nền tảng để quản lý influencer và duy trì mối tương tác với họ hiệu quả hơn.

Đo Lường Hiệu Quả Của Chiến Dịch Influencer Marketing

Để đo lượng hiệu suất khi triển khai influencer marketing, có hai cách phổ biến nhất đó là sử dụng mã UTM (Urchin Tracking Module) hoặc Trí tuệ marketing (Media intelligence). 

Đo lường hiệu quả influencer bằng mã UTM

UTM là một trong những cách đơn giản nhất để theo dõi, đánh giá hiệu quả của influencer marketing. UTM là một đoạn mã, dãy số dành riêng cho mỗi influencer, được bổ sung vào đoạn URL mà influencer dùng để làm đường dẫn, trỏ về trang doanh nghiệp hoặc trang bán hàng của bạn.

Do mỗi influencer có đoạn UTM khác nhau, do đó bạn có thể dễ dàng sử dụng Google Analytics để đo lường, đánh giá hiệu quả của từng influencer về các thông số như: thời gian ở lại trên trang (user retention), tỉ lệ mua hàng, tỉ lệ chuyển đổi. 

Ví dụ về các mã UTM khác nhau cho các chiến dịch tiếp thị. Nguồn: Buffer.com

Đo lường hiệu quả influencer bằng các phần mềm trí tuệ marketing

Trí tuệ marketing (marketing intelligence) là quy trình thu thập dữ liệu, tổ chức, phân tích giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu. 

Trong khía cạnh influencer marketing, bạn có thể sử dụng những công cụ, phần mềm ứng dụng trí tuệ marketing để đánh giá hiệu suất của influencer cho chiến dịch tiếp thị của mình.

Lấy ví dụ về công cụ social listening từ Mention, một công cụ giúp doanh nghiệp theo dõi những gì cộng đồng đang nói về thương hiệu của bạn. 

Bạn có thể sử dụng công cụ này để theo dõi từ khóa, hashtag… trên hầu hết các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, YouTube… Kết hợp từ khóa thương hiệu và từ khóa của influencer sẽ giúp bạn đo lường mức độ tác động của influencer đến thương hiệu, nhận thức về thương hiệu… 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Inventory Financing Là Gì? Hiểu Rõ Vay Vốn Dựa Vào Hàng Hóa Tồn Kho

Open post

Inventory Financing Là Gì? Hiểu Rõ Vay Vốn Dựa Vào Hàng Hóa Tồn Kho

Inventory Financing Là Gì | Jenfi Capital

Khi bạn cần nguồn vốn vay kinh doanh ngắn hạn, sử dụng hàng hóa có sẵn trong kho để vay vốn xoay vòng có thể là cách khả thi với nhiều doanh nghiệp SME. Hình thức vay vốn dựa vào hàng tồn kho giúp bạn có thêm kinh phí nhập hàng và sử dụng hàng hóa như tài sản thế chấp. Trong tài chính, hoạt động này gọi là Inventory Financing, hay còn gọi là tài trợ hàng tồn kho. 

Cùng Jenfi Capital tìm hiểu về hình thức vay vốn Tài Trợ Hàng Tồn Kho, phân tích ưu nhược điểm để lựa chọn cách vay vốn ngắn hạn phù hợp với bạn.

Inventory Financing Là Gì? Tài Trợ Hàng Tồn Kho Là Gì?

IInventory Financing Là Gì? Tài Trợ Hàng Tồn Kho Là Gì | Jenfi Capital

Inventory Financing (Tài Trợ Hàng Tồn Kho) là cách vay vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp nhỏ với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp có thể mua hàng hóa kinh doanh kịp thời.

Doanh nghiệp sử dụng hình thức tài trợ hàng tồn kho để:

  • Bổ sung dòng tiền thiếu hụt trong ngắn hạn
  • Chuẩn bị hàng hóa, nhập hàng cho mùa kinh doanh cao điểm
  • Mở rộng danh mục sản phẩm
  • Tận dụng nguồn tiền có thể huy động được
  • Đảm bảo có sẵn tiền mặt cho các hoạt động kinh doanh

Với các khoản vay kinh doanh khác, doanh nghiệp bạn có thể cần dùng tài sản để làm thế chấp. Với Inventory Financing, bạn không cần dùng tài sản như nhà cửa, xí nghiệp, máy móc… làm tài sản thế chấp. Thay vào đó, hàng hóa bạn dự định mua sẽ được để thế chấp. 

Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, bên cung cấp  Inventory Financing sẽ giữ hàng hóa để thu hồi khoản vay.

Điều Khoản Và Lãi Suất Vay Tài Trợ Hàng Tồn Kho

Điều Khoản Và Lãi Suất Vay Tài Trợ Hàng Tồn Kho | Jenfi Capital

Lãi suất vay, phí vay, các điều khoản thanh toán khi vay vốn xoay vòng theo hình thức tài trợ hàng tồn kho sẽ phụ thuộc từng đơn vị cấp vốn. Theo thống kê trung bình trên thị trường, số tiền vay và điều khoản vay của Tài trợ hàng tồn kho dao động như sau:

  • Số tiền vay: lên đến 100% giá trị thanh khoản của hàng hóa dự định mua. Tuy nhiên đa số công ty tài chính sẽ cấp vốn trong khoản 50% - 80%.
  • Thời gian vay: phổ biến từ 3 đến 12 tháng.
  • Lãi suất hàng năm: Dao động từ 4% đến 100%, tùy vào đơn vị cho vay, điều khoản vay, cũng như điểm tín dụng của doanh nghiệp đi vay.
  • Phí: Bên cấp vốn có thể thu phí trong các hoạt động như: định giá hàng hóa, chi phí ban đầu, phí phạt khi thanh toán chậm…

Hiện nay, cách vay vốn dựa vào hàng hóa cũng khá phổ biến trên thị trường. Nhiều ngân hàng, công ty tài chính như Jenfi Capital đều cung cấp Tài trợ hàng tồn kho cho doanh nghiệp. Càng nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, bạn càng có nhiều cơ hội để so sánh, đánh giá điều khoản vay vốn và chọn nơi phù hợp nhất cho tình hình kinh doanh của mình.

Tài Trợ Hàng Tồn Kho Diễn Ra Như Thế Nào?

Tài Trợ Hàng Tồn Kho Diễn Ra Như Thế Nào | Jenfi Capital

Có hai hình thức Tài trợ hàng tồn kho gồm khoản vay dựa vào hàng tồn kho và hạn mức tín dụng dựa vào hàng tồn kho. 

Cả hai loại hình thức này đều tận dụng hàng tồn kho của bạn làm tài sản thế chấp, tuy nhiên chúng khác nhau về nhu cầu vốn trong tương lai của doanh nghiệp bạn.

Khoản vay dựa vào hàng tồn kho

Khoản vay tài trợ hàng tồn kho làkhoản vay dựa trên giá trị hàng tồn kho của bạn. Cũng giống như khoản vay kinh doanh khác, bạn có thể thanh toán hàng tháng hoặc thanh toán cuối kỳ khi tất toán hợp đồng vay.

Bạn sẽ cần thanh toán toàn bộ khoản vay và sau khi tất toán thì bạn cần làm lại hồ sơ vay từ đầu nếu muốn có thêm vốn.

Hạn mức tín dụng dựa vào hàng tồn kho

Khác với khoản vay hàng tồn kho, khi bên cho vay cấp hạn mức tín dụng hàng tồn kho cho doanh nghiệp thì bạn có thể vay thêm vốn theo thời gian mà không cần làm hồ sơ vay mới. Nhiều doanh nghiệp muốn có hạn mức tín dụng vì cách này linh hoạt hơn, giúp họ ứng phó những chi phí phát sinh chưa dự trù được.

Bạn có thể ký thỏa thuận Hạn mức tín dụng dựa vào hàng tồn kho với bên cho vay, từ đó thiết lập mối quan hệ dài hạn giữa hai bên.

Ưu Và Nhược Điểm Của Tài Trợ Hàng Tồn Kho 

Ưu Và Nhược Điểm Của Tài Trợ Hàng Tồn Kho | Jenfi Capital

Ưu điểm

  • Dùng hàng tồn kho làm tài sản thế chấp có nghĩa là bạn không cần dùng tài sản kinh doanh hoặc tài sản cá nhân để đảm bảo khoản vay.
  • Việc cấp vốn diễn ra nhanh chóng sau khi bạn được chấp thuận.
  • Điểm tín dụng cá nhân không ảnh hưởng đến việc cho vay.
  • Các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn (tại Jenfi Capital, chỉ cần doanh nghiệp hoạt động hơn 6 tháng là đủ điều kiện nhận vốn).
  • Bạn có thể mua hàng hóa nhanh chóng khi nhà sản xuất giảm giá.
  • Bạn có thể tích trữ hàng hóa cho mùa kinh doanh cao điểm để tăng doanh thu.
  • Bạn có thể tối đa dòng tiền đang bị chôn vốn trong hàng hóa tồn kho.

Nhược điểm

  • Bạn có thể sẽ không vay đủ số tiền cần thiết để mua hàng tồn kho.
  • Tài trợ cho hàng tồn kho thường đòi hỏi sự thẩm định kỹ lưỡng từ bên cho vay, điều này có thể phát sinh thêm chi phí (Jenfi Capital sử dụng công nghệ dữ liệu A.I để xác định khả năng vay vốn của bạn mà không mất phí. Đăng ký tài khoản Jenfi và kết nối với các tài khoản kinh doanh online như Lazada, Shopee, Stripe,... để được thẩm định nhanh chóng.)
  • Lãi suất thường cao hơn so với các hình thức vay thế chấp.

Tài Trợ Hàng Tồn Kho Có Phù Hợp Với Bạn?

Tài Trợ Hàng Tồn Kho Có Phù Hợp Với Bạn | Jenfi Capital

Tài trợ hàng tồn kho là giải pháp vay vốn hiệu quả khi bạn cần mua hàng hóa lưu khó và các sản phẩm hữu hình. Bạn có thể vay vốn với hình thức Tài trợ hàng tồn kho nếu bạn cần:

  • Có dòng tiền mặt ngắn hạn để giải quyết chi tiêu
  • Chuẩn bị hàng hóa mùa cao điểm
  • Tận dụng cơ hội khi nhà phân phối bán xả hàng giảm giá
  • Mở rộng danh mục sản phẩm kinh doanh

Ở khía cạnh khác, Tài trợ hàng tồn kho không phù hợp nếu bạn kinh doanh dịch vụ. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, chủ cửa hàng, đơn vị phân phối, đại lý hàng hóa,... là những doanh nghiệp thích hợp với cách vay vốn dựa vào hàng hóa.

Hãy cân nhắc về điều khoản thanh toán, lãi suất, chi phí… khi bạn đủ điều kiện nhận cấp vốn từ hình thức này. Hơn nữa, hãy đánh giá lợi nhuận thu về và so sánh với tổng chi phí vay để quyết định trước khi vay.

Đăng ký nhận tài trợ hàng tồn kho

Đăng ký nhận tài trợ hàng tồn kho | Jenfi Capital

Bạn có thể đăng ký tài trợ hàng tồn kho từ các ngân hàng truyền thống, các tổ chức tín dụng, hoặc từ Quỹ Cấp Vốn Tăng Trưởng Jenfi Capital

Các khoản cho vay hàng tồn kho cho các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào giá trị thanh lý của hàng tồn kho và khả năng bạn bán ra trong tương lai gần. Trong quá trình đăng ký, bên cho vay sẽ cần xem tài liệu chứng minh rằng bạn có vòng quay hàng hóa hiệu quả và có thể bán được hàng hóa nhập về. Những loại tài liệu bạn cần cung cấp có thể bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán, bao gồm lịch sử bán hàng
  • Bảng báo cáo lãi và lỗ
  • Dự báo bán hàng
  • Báo cáo lưu chuyển tiền mặt
  • Kế hoạch kinh doanh

Bên cho vay cũng cần đánh giá hệ thống quản lý hàng hóa tồn kho của bạn để họ có thể tin tưởng và xác nhận là bạn sẽ mua lượng hàng hóa phù hợp với năng lực bán ra của mình.

Tại Jenfi Capital, bạn chỉ cần kết nối tài khoản Jenfi và một (hoặc nhiều) tài khoản kinh doanh khác trên các sàn thương mại điện tử mà không cần 5 loại tài liệu kể trên. Tính năng đánh giá tự động từ hệ thống sẽ cung cấp các gói cấp vốn phù hợp với bạn nhanh chóng.

Vay Vốn Mua Hàng Tồn Kho: Những Cách Vay Khác

Vay Vốn Mua Hàng Tồn Kho: Những Cách Vay Khác | Jenfi Capital

Nếu bạn cần vốn mua hàng hóa thì ngoài tài trợ hàng tồn kho, bạn có thể lựa chọn vài hình thức vay vốn khác.

Vay có kỳ hạn

Vay kinh doanh có kỳ hạn giúp bạn nhận nguồn vốn cho nhiều hoạt động kinh doanh (mua hàng hóa, thiết bị, mở rộng hệ thống kinh doanh…) với thời hạn thanh toán và lãi suất phụ thuộc bên cho vay. 

Vay kinh doanh có kỳ hạn có thể cần thế chấp hoặc vay tín chấp. Dù theo cách nào, doanh nghiệp bạn cũng cần có điểm tín dụng tốt và nền tảng tài chính nhất định để đủ điều kiện vay. 

Bảo lãnh mua hàng

Bảo lãnh mua hàng là hình thức vay vốn không thế chấp. Hình thức này diễn ra với ba bên: bên bán - bên mua - bên bảo lãnh. Trong đó, bên bảo lãnh (ngân hàng, công ty tài chính) sẽ thanh toán bên bán. Khi bên bán chuyển hàng hóa cho bên mua, bên mua sẽ thanh toán cho bên bảo lãnh kèm phí dịch vụ.

Mua gối đầu

Mua gối đầu là lựa chọn tốt nếu bạn có mối quan hệ và tín dụng tốt với bên bán. Các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể cấp cho bạn một hạn mức tín dụng hàng hóa, dựa vào số lượng hàng hóa bán ra hàng tháng của đại lý. Nhờ vào đó, bạn có thể nhận hàng hóa bán trước và thanh toán cho bên bán vào kỳ thanh toán mà không cần tài sản thế chấp.

Vay bổ sung vốn lưu động

Các khoản vay ngắn hạn này có thể giúp doanh nghiệp bổ sung nhu cầu vốn kinh doanh trong ngắn hạn. Hình thức này có thể cần hoặc không cần tài sản bảo đảm (lãi suất sẽ khác nhau). Các khoản vay vốn lưu động có thể được sử dụng cho bất kỳ nhu cầu kinh doanh nào, từ mua hàng hóa đến thuê nhân viên. 

Cân Nhắc Các Hình Thức Vay Vốn Mua Hàng Tồn Kho

Khi bạn lựa chọn bất kể hình thức nào để mua hàng tồn kho, hãy xem xét cẩn thận các con số về số tiền vay tối đa, lãi suất, phí vay… để xem có phù hợp với nhu cầu mua hàng tồn kho của bạn hay không.

Ngoài ra, hãy so sánh lãi suât vay hàng năm của các đơn vị cung cấp gói vay để biết tổng chi phí hàng năm khoản vay là bao nhiêu. Cuối cùng, hãy in hợp đồng cho vay và đọc kỹ từng điều khoản trước khi ký để hiểu rõ bạn sẽ đồng ý với những điều khoản gì từ bên cho vay.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Vốn Lưu Động Là Gì – Tại Sao Vốn Lưu Động Quan Trọng?

Open post

Vốn Lưu Động Là Gì - Tại Sao Vốn Lưu Động Quan Trọng?

Vốn Lưu Động Là Gì - Tại Sao Vốn Lưu Động Quan Trọng | Jenfi Capital

Vốn lưu động là gì? Working Capital là gì?

Chúng ta ít khi để ý đến vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, nhưng vốn lưu động (working capital) có thể là yếu tố quan trọng để kinh doanh thành công. Vốn lưu động ảnh hưởng rất nhiều đến kinh doanh, từ chi phí nhân viên, thanh toán nhà phân phối, đến các chiến dịch quảng cáo ngắn hạn.

Nói ngắn gọn, vốn lưu động là lượng tiền mặt có sẳn để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu trong thời gian gần.

Để đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn vốn lưu động, bạn cần tính giá trị tài sản hiện tại, dự đoán nhu cầu trong tương lai và cân nhắc các biện pháp huy động vốn để luôn có đủ lượng tiền mặt khi cần.

Tính Toán Vốn Lưu Động Như Thế Nào

Tính Toán Vốn Lưu Động Như Thế Nào | Jenfi Capital

Bạn có thể biết được tình hình tài chính doanh nghiệp mình hiện tại như thế nào bằng cách tính tỷ số vốn lưu động với công thức sau:

Công thức tính tỷ số vốn lưu động:

Tỷ số vốn lưu động = tài sản hiện tại / nợ hiện tại

Nếu bạn có tài sản hiện tại trị giá 10 tỷ VND, và khoản nợ hiện tại là 5 tỷ VN, tỷ số vốn lưu động của bạn là 2:1. Tỷ số này cho thấy tình hình tài chính của bạn đang ổn định. 

Vốn lưu động ròng cho biết bạn có sẵn bao nhiêu tiền để đáp ứng các chi phí hiện tại.

Công thức tính vốn lưu động ròng:

Vốn lưu động ròng = tài sản hiện tại - nợ hiện tại

Với hai công thức tính vốn lưu động này, bạn chỉ nên tính toán dựa trên các tài sản ngắn hạn, ví dụ như tiền mặt đang có và khoản tiền có thể thu được (tiền khách hàng nợ), và hàng tồn kho có thể chuyển thành tiền mặt trong thời gian 12 tháng.

Bạn muốn có thêm vốn bằng cách tài trợ hàng tồn kho? Tìm hiểu thêm tại đây.

Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản chi tiêu, thanh toán cho nhà phân phối của bạn, các khoản nợ ngân hàng ngắn hạn, kèm chi phí phải trả cho tiền lương, thuế và các khoản chi khác.

Hiểu Rõ Nhu Cầu Vốn Lưu Động Của Bạn

Hiểu Rõ Nhu Cầu Vốn Lưu Động Của Bạn | Jenfi Capital

Để xác định đúng nhu cầu vốn lưu động, bạn cần lập kế hoạch dòng tiền vào và ra hàng tháng.

Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng có thể có doanh số tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 12, sau đó giảm dần đến Tết, và về 0 trong những ngày Tết. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần thanh toán chi phí trong khoảng thời gian nghỉ Tết. 

Những dự đoán về doanh số và tính toán về dòng tiền này có thể phần nào dựa vào dữ liệu thu chi trong quá khứ, tuy nhiên bạn cũng cần tính đến những hợp đồng có thể chốt được và những khách hàng quan trọng có thể ngưng hợp tác trong thời điểm hiện tại. Đối với doanh nghiệp đang tăng trưởng, tính toán dòng tiền có thể phức tạp và khó chính xác hơn.

Nhờ dự báo dòng tiền, bạn có thể xác định được những tháng nào doanh nghiệp có ít nhu cầu về vốn lưu động, và những tháng nào doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động (khi chênh lệch thu chi lớn).

Những Lý Do Tại Sao Bạn Có Thể Cần Bổ Sung Vốn Lưu Động

Những Lý Do Tại Sao Bạn Có Thể Cần Bổ Sung Vốn Lưu Động | Jenfi Capital

Dưới đây là 5 lý do phổ biến khiến doanh nghiệp cần thêm vốn lưu động:

  • Những mùa kinh doanh cao điểm có thể cần tăng vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu hoạt động, mua hàng tồn kho.
  • Dòng tiền không ổn định (ví dụ doanh nghiệp xây dựng kể trên) có thể cần vốn lưu động để thanh toán chi phí hoạt động khi doanh thu không đủ.
  • Thanh toán chi phí cho nhà phân phối, nhân viên, báo cáo thuế và đóng thuế thu nhập… trong khi chờ đợi nhận thanh toán từ khách hàng.
  • Tăng vốn lưu động để cải thiện hiệu quả kinh doanh: ví dụ như khi nhà phân phối của bạn giảm giá khi mua số lượng lớn.
  • Thanh toán chi phí ngắn hạn như: thuê nhân viên hợp đồng, triển khai các kế hoạch quảng cáo…

Tìm Kiếm Nguồn Vốn Lưu Động 

Tìm Kiếm Nguồn Vốn Lưu Động | Jenfi Capital

Một trong những cách hiệu quả để doanh nghiệp tăng nguồn vốn lưu động ngắn hạn là sử dụng Hạn mức tín dụng không thế chấp từ bên cấp vốn vay như ngân hàng, tổ chức tài chính.

Hạn mức tín dụng được thiết kế để bổ sung nguồn vốn lưu động cần thiết trong ngắn hạn, với các điều khoản linh hoạt và doanh nghiệp có thể rút tiền mặt khi phù hợp và cần thiết. 

Mặc dù hạn mức tín dụng có ưu điểm như tiện lợi, phổ biến nhưng nhìn chung đây không phải là cách tốt nhất để tăng vốn. Một số bất lợi của hình thức vay theo hạn mức tín dụng gồm: lãi suất cao, phí dịch vụ cao, dễ phát sinh nợ.

Đăng Ký Hạn Mức Tín Dụng Như Thế Nào?

Đăng Ký Hạn Mức Tín Dụng Như Thế Nào | Jenfi Capital

Khi bạn nộp hồ hơ đăng ký hạn mức tín dụng, bên cấp tín dụng sẽ đánh giá tình hình, sức khỏe tài chính của doanh nghiệp bạn qua các thước đo như: tỷ lệ vốn lưu động, vốn lưu động ròng hiện tại, doanh số hàng năm và các chỉ số khác.

Đối với doanh nghiệp SME, đôi khi ngân hàng cần bảo lãnh cá nhân do doanh nghiệp nhỏ và chủ doanh nghiệp thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi đó, ngân hàng sẽ đánh giá sức khỏe tài chính cá nhân, điểm tín dụng của người bảo lãnh. 

Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến hạn mức vốn tối đa bạn có thể nhận được. Thông thường, hạn mức này sẽ dưới 10% doanh thu hàng năm của bạn.

Jenfi Capital cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp lên đến 10 tỷ VND. Sử dụng công nghệ tự động, Jenfi có thể đưa ra các gói tín dụng phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn sau khi bạn mở tài khoản và kết nối với các tài khoản kinh doanh online hiện có (Lazada, Shopee,...). Quy trình hoàn toàn online, nhanh chóng và không tốn phí.

Đăng ký mở tài khoản Jenfi tại đây

Những Cách Tăng Vốn Lưu Động Khác

Những Cách Tăng Vốn Lưu Động Khác | Jenfi Capital

Chiến lược tăng vốn lưu động ngoài vay vốn cần phải kể đến tối ưu hoạt động kinh doanh và tối ưu dòng tiền. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến:

  • Bán tài sản kém thanh khoản để lấy tiền mặt, nhờ đó có thể tăng vốn lưu động.
  • Phân tích và giảm các khoản chi tiêu, giảm các khoản nợ ngắn hạn.
  • Phân tích và tối ưu hóa quản lý hàng tồn kho để giảm lượng hàng tồn quá nhiều.
  • Tự động hóa các tài khoản cần thu và chi. Nhờ đó có thể tăng dòng tiền, giảm nhu cầu sử dụng vốn lưu động cho các hoạt động hàng ngày.

Ngộ Nhận Về Vốn Lưu Động Cần Tránh

Ngộ Nhận Về Vốn Lưu Động Cần Tránh | Jenfi Capital

Đừng nhầm lẫn giữa nhu cầu vốn lưu động và nhu cầu dài hạn. Vốn lưu động phục vụ cho nhu cầu chi tiêu ngắn hạn, do đó bạn không nên dùng tiền vay vốn lưu động để bổ sung cho các nhu cầu dài hạn.

Đừng sử dụng vốn lưu động để mua sắm các tài sản như thiết bị, xe hơi, đất đai hay thuê nhân viên dài hạn, vì những hoạt động mua sắm này cần nguồn vốn khác. Nếu bạn sử dụng hạn mức tài chính để chi tiêu cho các khoản kể trên, có thể bạn sẽ không tiếp cận được nguồn tiền mặt khi thật sự cần thiết.

Tạm Kết

Jenfi Capital có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vốn lưu động là gì, nhu cầu vốn lưu động và cần chuẩn bị gì để tiếp cận nguồn vốn linh hoạt để tăng trưởng. Hãy liên hệ với chúng tôi tại đây để được hỗ trợ và tăng trưởng từ hôm nay.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Tính Nhu Cầu Vốn Lưu Động Cần Thiết Để Tăng Trưởng Bền Vững

Open post

Tính Nhu Cầu Vốn Lưu Động Cần Thiết Để Tăng Trưởng Bền Vững

Tính nhu cầu vốn lưu động | Jenfi Capital

Bạn có bao giờ tự hỏi liệu doanh nghiệp của mình cần thêm bao nhiêu tiền mặt để vận hành trơn tru trong năm? Vốn lưu động cần thiết (Working Capital Requirement) là một số liệu kế toán mà ít chủ doanh nghiệp cần nắm rõ để linh hoạt, nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và tăng trưởng bền vững.

Trong bài viết này, cùng Jenfi Capital xem xét cách tính toán nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp của bạn và tác động của dòng tiền mặt này đến hiệu quả kinh doanh.

Tại sao vốn lưu động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Tại sao vốn lưu động là yếu tố sống còn của doanh nghiệp | Jenfi Capital

Vốn lưu động là nguồn sống giúp doanh nghiệp vận hành. Trong kế toán, vốn lưu động bao gồm các loại tài khoản thanh khoản được trong ngắn hạn, ví dụ như tiền mặt, hàng tồn kho, tiền khách hàng nợ, trừ cho nợ ngắn hạn, ví dụ nợ thanh toán hóa đơn. 

Nếu vốn lưu động quá ít, doanh nghiệp của bạn có thể gặp vấn đề. Nếu vốn lưu động quá cao, doanh nghiệp của bạn đang sử dụng dòng tiền chưa hiệu quả.

Câu hỏi đặt ra là: liệu chúng ta nên giữ tiền mặt dồi dào để vốn lưu động luôn trong tình trạng dư thừa, hay nên giảm vốn lưu động để có thêm cơ hội kinh doanh? Việc tìm được sự cân bằng giữa tài sản và nợ ở đây rất quan trọng, nhất là vào thời điểm này khi lạm phát đang tăng và kinh tế đang suy thoái toàn cầu.

Đánh giá và xác định nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp của bạn có thể giúp bạn tìm được sự cân bằng này để hoạt động hiệu quả.

Trong thực tế, thuật ngữ nhu cầu vốn lưu động mang ý nghĩa khác nhau tùy theo cách suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên nếu bạn chỉ tính vốn lưu động cho mỗi kỳ và cố gắng phân tích nhu cầu vốn lưu động cần thiết thì có thể bạn sẽ không có con số chính xác.

Một trong những công cụ hiệu quả để xác định nhu cầu vốn lưu động là dựa vào chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ kinh doanh phân tích các khoản thu và các khoản chi theo chu kỳ ngày. Các khoản thu được tính toán dựa vào số ngày trung bình bạn cần để thu được các khoản cần phải thu. Hàng tồn kho được tính toán dựa trên số ngày trung bình để bán sản phẩm. Và các khoản chi được tính toán dựa trên số ngày trung bình bạn cần để thanh toán hóa đơn cho nhà phân phối.

Đa số doanh nghiệp không có đủ nguồn tiền cho chu kỳ kinh doanh (khoản thu + hàng tồn kho theo đơn vị số ngày trung bình). Do đó, vốn lưu động là yếu tố cần thiết. Việc thiếu vốn lưu động có thể được bù đắp từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp hoặc từ các khoản vay bên ngoài hoặc bằng sự kết hợp của cả hai.

Tính toán nhu cầu vốn lưu động như thế nào?

Tính toán nhu cầu vốn lưu động như thế nào | Jenfi Capital

Nhu cầu vốn lưu động (Working Capital Requirement - WCR) là một thông số tài chính thể hiện số tiền cần thiết để chi tiêu trong một kỳ kinh doanh. Nói đơn giản, WCR cho biết bạn cần bao nhiêu tiền để lấp khoảng trống giữa chi phí thanh toán cho nhà phân phối và nguồn thu về từ khách hàng.

Tính nhu cầu vốn lưu động bằng công thức:

WCR = Các khoản thu ngắn hạn + Hàng tồn kho - Các khoản chi ngắn hạn

Trong đó, các yếu tố liên quan đến khoản thu ngắn hạn + hàng tồn kho có thể gồm:

  • Tiền trong tài khoản ngân hàng và séc chưa nhận được từ khách hàng
  • Phí bảo hiểm và các chi phí trả trước khác
  • Hàng tồn kho bao gồm thành phẩm, nguyên vật liệu và bán thành phẩm
  • Khoản thanh toán trước khi mua hàng đã chi cho nhà phân phối
  • Các khoản đầu tư ngắn hạn mà doanh nghiệp muốn bán trong vòng một năm
  • Các khoản có thể thu về, bao gồm cả các khoản cho vay ngắn hạn đối với nhà cung cấp hoặc khách hàng sẽ đáo hạn trong vòng một năm

Các khoản chi ngắn hạn có thể bao gồm:

  • Nợ dài hạn phải trả trong vòng một năm
  • Các khoản phải trả (ví dụ: chi phí thuê văn phòng)
  • Các loại thuế phải nộp
  • Lương nhân viên
  • Lãi tiền vay
  • Nợ gốc phải trả trong một năm
  • Chi phí phải trả
  • Thanh toán trước cho hàng hóa và dịch vụ chưa được giao

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp bạn

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp bạn | Jenfi Capital

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp của bạn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

Chu kỳ hoạt động: Doanh nghiệp thường có khả năng đáp ứng các khoản cần chi trong ngắn hạn của mình bằng doanh thu từ bán hàng. Tuy nhiên, một công ty có chu kỳ hoạt động dài hơn sẽ đòi hỏi nhiều vốn lưu động hơn để đáp ứng các chi phí phát sinh trong thời gian đó.

Loại hình kinh doanh: Một số doanh nghiệp yêu cầu một lượng vốn lưu động tương đối cao hơn để tồn tại trên thị trường. Ví dụ, các nhà bán lẻ, nhà bán buôn và nhà sản xuất phải duy trì một lượng lớn hàng tồn kho vật chất, điều này đòi hỏi nhiều vốn lưu động hơn.

Mục tiêu kinh doanh: Một doanh nghiệp nhỏ đang tìm cách mở rộng hoạt động của mình sẽ yêu cầu nhiều vốn lưu động hơn một SME muốn hoạt động ở cùng cấp độ. Mục tiêu quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định yêu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp bạn.

Diễn giải nhu cầu vốn lưu động

Diễn giải nhu cầu vốn lưu động | Jenfi Capital

Nếu bạn băn khoăn làm sao đánh giá nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp mình sau khi tính toán, hãy xem xét các thành phần trong công thức. 

WCR tăng có thể do các khoản thu ngắn hạn tăng, hàng tồn kho nhiều hoặc do các khoản chi ngắn hạn giảm. Và ngược lại, nếu chỉ số WCR của doanh nghiệp giảm, đó có thể là do các khoản chi ngắn hạn tăng hoặc các khoản thu ngắn hạn giảm và lượng hàng tồn kho ít đi.

Khi WCR tăng ám chỉ rằng doanh nghiệp đang dùng nguồn tài chính chỉ để vận hành doanh nghiệp, và do đó có ít tiền để theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng khác, ví dụ như ra mắt sản phẩm mới, mở rộng địa bàn hoạt động. 

Nhu cầu vốn lưu động bao nhiêu thì phù hợp?

Để xác định xem doanh nghiệp của bạn thật sự đang cần bao nhiêu tiền, thì tỷ lệ vốn lưu động là thước đo có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này. Tỷ lệ vốn lưu động là phần trăm của tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn.

Tỷ lệ vốn lưu động tốt được coi là từ 1,5 đến 2, và cho thấy một công ty có nền tảng tài chính vững chắc về khả năng thanh khoản. Ít hơn một được coi là tỷ lệ vốn lưu động âm, báo hiệu các vấn đề thanh khoản tiềm ẩn trong tương lai. Một ngoại lệ là khi vốn lưu động âm phát sinh trong các doanh nghiệp tạo ra tiền mặt rất nhanh và có thể bán sản phẩm cho khách hàng của họ trước khi trả tiền cho nhà cung cấp của họ.

Câu Hỏi Thường Gặp

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động là lượng vốn khả dụng cho các hoạt động hàng ngày trong công ty. Vốn lưu động đại diện cho tính thanh khoản của công ty, được tính bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi các khoản nợ hiện tại.

Công thức tính vốn lưu động

Công thức tính vốn lưu động bằng tài sản lưu động ngắn hạn trừ cho các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho, các khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, nợ ngắn hạn và bất kỳ khoản nợ nào khác đến hạn trong 12 tháng tới. 

Lợi ích của vốn lưu động đối với doanh nghiệp là gì?

Lợi ích của vốn lưu động bao gồm: cải thiện tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận. 

Sự khác biệt giữa vay vốn lưu động và vay dài hạn là gì?

Sự khác biệt giữa vốn lưu động và vay dài hạn là thời hạn của khoản vay. Các khoản vay vốn lưu động thường là các khoản vay ngắn hạn , cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tiếp cận vốn nhanh chóng để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, trong khi khoản vay dài hạn được sử dụng cho các dự án lớn trong một khoảng thời gian dài hơn. 

Các khoản vay vốn lưu động thường được kỳ vọng sẽ được hoàn trả trong vòng một năm, trong khi các khoản vay dài hạn có thể có thời hạn hoàn trả trong vài năm.

Chủ đề liên quan: thanh khoản, tài sản lưu động, nợ ngắn hạn, khoản phải thu, khoản phải trả, nợ ngắn hạn, đầu tư vốn, ổn định tài chính, hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận, quản lý hàng tồn khotín dụng thương mại.

 

Tăng trưởng cùng Jenfi Capital

Đảm bảo doanh nghiệp có đủ năng lực về nguồn vốn lưu động cần thiết là yếu tố quan trọng trong sự thành công lâu dài của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp của bạn bị âm vốn lưu động, đã đến lúc bạn cần có hành động để đảm bảo khả năng thanh khoản càng sớm càng tốt.

Vay vốn lưu động có thể là lựa chọn tốt nhất của bạn trong tình huống như vậy. Chúng tôi tại Jenfi Capital có thể giúp giải ngân nhanh chóng các khoản vay vốn lưu động không cần thế chấp để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn vẫn trụ vững ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Quy trình đăng ký khoản vay trực tuyến linh hoạt và hoàn toàn trực tuyến.

Để đăng ký vay vốn lưu động tại Jenfi Capital, bạn cần những giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Bảng sao kê ngân hàng trong 6 tháng gần nhất

Dưới đây là một số lợi ích khi vay vốn lưu động cùng Jenfi Capital:

  • Khoản vay vốn lưu động tại Jenfi Capital không cần thế chấp tài sản
  • Ứng dụng nộp hồ sơ hoàn toàn trực tuyến, có sẵn với 5 ngôn ngữ. Bạn có thể tự hoàn thành hồ sơ hoặc đăng ký tư vấn từ chúng tôi.
  • Ngay khi hoàn tất hồ sơ vay, khoản vay được giải ngân trong vòng 24h

Khoản tiền có được có thể được sử dụng để đáp ứng rất nhiều chi phí kinh doanh như chạy quảng cáo, mua dự trữ hàng tồn kho, phát triển sản phẩm mới.

Nicky Minh

CTO and co-founder

10 Bí Quyết Quản Lý Hàng Tồn Kho Cho SMEs

Open post

10 Bí Quyết Quản Lý Hàng Tồn Kho Cho SMEs

Quản Lý Hàng Tồn Kho | Jenfi Capital

Khái niệm quản lý hàng hóa tồn kho thường được hiểu rất đơn giản: liệu chúng ta còn bao nhiêu đơn vị hàng hóa cho mỗi loại sản phẩm. Tuy nhiên quản lý hàng hóa phức tạp hơn thế. Quy trình quản lý hàng tồn bao gồm nắm rõ số lượng sản phẩm trong kho, lượng nguyên vật liệu thô để tạo các sản phẩm này và những phụ liệu khác để doanh nghiệp hoạt động.

Quy trình quản lý hàng hóa tồn kho không chỉ dừng lại ở việc biết được số lượng, mà còn liên quan đến dự đoán nhu cầu để doanh nghiệp có đủ sản phẩm, nguyên liệu cần thiết. Có quá ít hàng tồn kho, bạn có thể mất tiền do sụt giảm doanh số. Có quá nhiều hàng tồn kho, bạn đang lãng phí vốn trong chu kỳ kinh doanh.

Hệ thống quản lý hàng tồn hiệu quả có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tối đa doanh thu. Cùng Jenfi Capital tìm hiểu 10 bí quyết quản lý hàng tồn cho doanh nghiệp SME trong bài viết sau.

Quản Lý Hàng Tồn Kho Là Gì? 

Quản Lý Hàng Tồn Kho Là Gì | Quản Lý Hàng Tồn Kho | Jenfi Capital

Quản lý hàng tồn kho (Inventory management) xem xét nên đặt thêm bao nhiêu hàng hóa, và vào thời điểm nào. Quy trình quản lý hàng tồn kho theo dõi số lượng hàng hóa vào thời điểm nhập hàng và số lượng hàng hóa bán ra.

Có nhiều cách để lập kế hoạch và quản lý hàng tồn, mỗi cách sẽ phù hợp cho từng loại sản phẩm và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó có 3 cách phổ biến gồm:

  • Chiến lược kéo (Pull): dựa trên nhu cầu của khách hàng, lúc này bạn đặt hàng số lượng nhỏ hàng hóa nếu cần. 
  • Chiến lược đẩy (Push): dựa trên dự báo về nhu cầu của thị trường. 
  • Chiến lược tức thời (Just In Time): sẽ mua hàng hóa tồn kho khi có đơn hàng.

Những cách này sẽ được sử dụng tùy theo ngành, loại hình kinh doanh và chiến lược của công ty.

Tại Sao Quản Lý Hàng Tồn Kho Cực Kỳ Quan Trọng Đối Với SME?

Tại Sao Quản Lý Hàng Tồn Kho Cực Kỳ Quan Trọng Đối Với SME | Quản Lý Hàng Tồn Kho | Jenfi Capital

Các doanh nghiệp SME cần theo dõi hàng tồn kho để quản lý chi phí và đảm bảo họ có đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản lý hàng tồn hiệu quả cho phép doanh nghiệp tiết kiệm tiền và cải thiện dòng tiền.

Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh nội thất nếu mua quá nhiều nguyên liệu thô (gỗ công nghiệp, laminate,...) mà có ít đơn hàng nghĩa là doanh nghiệp không tận dụng được giá trị của đồng vốn. Mặt khác nếu doanh nghiệp không chuẩn bị các nguyên vật liệu thô vào mùa cao điểm (mùa xây cất, hoàn thiện nhà cửa), có thể doanh nghiệp sẽ mất doanh thu.

10 Bí Quyết Để SME Quản Lý Hàng Tồn Kho Hiệu Quả Nhất

Tại Sao Quản Lý Hàng Tồn Kho Cực Kỳ Quan Trọng Đối Với SME | Quản Lý Hàng Tồn Kho | Jenfi Capital

Sử dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Sử dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho phù hợp với doanh nghiệp của bạn | https://jenfi.com/

Hãy tìm một phương pháp quản lý hàng hóa phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Ví dụ, đối với doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dễ hư hỏng, ví dụ như hoa tươi hoặc thực phẩm, thì chiến lược FIFO (First in - First out) sẽ tối ưu. Chiến lược này có nghĩa là bạn nhập nguyên vật liệu vào trước sẽ cần phân phối chúng trước.

FIFO là phương pháp quản lý tiêu chuẩn. Sử dụng FIFO là một trong những bí quyết quản lý hàng tồn phổ biến nhất vì có thể có tác động lớn đến lợi nhuận của bạn. 

Dự báo chính xác nhu cầu của thị trường

| https://jenfi.com/

Một trong những yếu tố quan trọng của việc quản lý hàng tồn hiệu quả là dự báo chính xác nhu cầu trong thời gian gần. Bạn có thể sử dụng các dữ liệu kinh doanh bao gồm doanh số bán hàng cùng kỳ, xu hướng thị trường, tính thời vụ và công nghệ như phân tích dự đoán để đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu. Tuy nhiên, bạn cũng phải xem xét các yếu tố khác như thời tiết, sức khỏe của nền kinh tế, sự thay đổi của nhu cầu….

Khả năng dự báo chính xác nhu cầu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý chi phí hàng tồn kho và tối đa hóa cơ hội bán hàng. Bạn có thể sử dụng Jenfi Insights để dự báo nhu cầu của thị trường trong chỉ vài phút thiết lập.

Xác định loại hàng hóa có tốc độ bán ra chậm

Xác định lượng hàng tồn kho có tốc độ bán ra chậm có thể giúp bạn giúp bạn tối ưu chủng loại hàng hóa tồn kho. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn có một mặt hàng nào đó có doanh số kém, tốc độ bán ra chậm nghĩa là nhu cầu với sản phẩm đã giảm. Lúc này, bạn có thể cần quảng cáo để tăng nhu cầu hoặc sử dụng các chương trình khuyến mãi, hoặc chuyển sản phẩm đến một địa điểm khác (nơi có tốc độ bán ra nhanh hơn).

Theo dõi số lượng hàng hóa của sản phẩm cụ thể bằng phần mềm

Theo dõi số lượng hàng hóa của sản phẩm cụ thể bằng phần mềm | https://jenfi.com/

Cách này có thể giúp bạn điều chỉnh và tối ưu quy trình đặt hàng. Bạn có thể thiết lập quy trình kiểm đếm hàng tồn theo chu kỳ để nắm rõ số lượng hàng hóa có sẵn. Một cách khác là bạn tạo hệ thống nhắc tự động để cảnh báo khi số lượng hàng hóa đang gần hết và cần đặt hàng thêm.

Kiểm tra số lượng hàng hóa của sản phẩm cụ thể bằng con người

Kiểm tra số lượng hàng hóa của sản phẩm cụ thể bằng con người | https://jenfi.com/

Đôi khi những gì hiển thị trong phần mềm quản lý hàng hóa tồn kho sẽ không khớp với thực tế. Điều này có thể do hư hỏng, hao hụt trong sản xuất hoặc thất thoát do trộm cắp. Do đó, kiểm tra mức tồn kho theo chu kỳ bằng con người sẽ giúp bạn tìm ra lỗi trong việc nhập dữ liệu, hao hụt tiềm ẩn và các vấn đề khác có thể xảy ra.

Sử dụng chiến lược tức thời (Just In Time) khi có thể

Để giảm thiểu chôn vốn vào nguyên vật liệu và kiểm soát chi phí vận hành tốt hơn, một số doanh nghiệp sử dụng quản lý hàng tồn theo chiến lược tức thời (JIT). Điều bạn cần làm là kết chặt chẽ với các nhà cung cấp để nguyên liệu thô để kịp thời gian sản xuất, nhưng không sớm hơn mức cần thiết. Cuối cùng, mục tiêu là có ít hàng tồn kho nhất có thể - nhưng đủ để sản xuất những thứ cần thiết khi cần thiết.

Tập trung vào kiểm soát chất lượng

Các doanh nghiệp nên thực hiện kiểm tra chất lượng trong suốt vòng đời sản phẩm để tránh lãng phí và đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn. Lồng ghép kiểm soát chất lượng vào mọi khía cạnh của quản lý hàng tồn kho, ví dụ như đặt hàng chính xác và đối chiếu hóa đơn, là rất quan trọng.

Cân nhắc dropshipping

Cân nhắc dropshipping | https://jenfi.com/

Với hình thức dropshipping, nhà cung cấp vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ kho của họ đến khách hàng, loại bỏ việc quản lý hàng tồn. 

Bạn loại bỏ chi phí lưu kho và vận chuyển, lợi nhuận của bạn đến từ chênh lệch giữa giá bán buôn và giá bán lẻ của sản phẩm - trừ đi các chi phí liên quan đến việc tiếp thị và bán sản phẩm. Điều cần thiết là bạn phải có mối quan hệ tốt với nhà phân phối và một đối tác vận chuyển đáng tin cậy.

Sử dụng POS bán hàng

Sử dụng POS bán hàng

Công nghệ điểm bán hàng (Point of Sale, POS) có thể giúp doanh nghiệp nhỏ theo dõi hàng tồn kho trong thời gian thực. Khi các mặt hàng được bán ra, phần mềm của bạn sẽ tự động cập nhật số lượng tồn kho và giá vốn của hàng hóa đó.

Sử dụng hệ thống mã vạch

Sử dụng hệ thống mã vạch

Mã vạch có thể giúp các doanh nghiệp quản lý hàng tồn rất dễ dàng, nhanh chóng và chính xác. Mã vạch có thể được đọc bằng máy quét cầm tay rất tiện lợi để quản lý hàng hóa, chọn hàng hóa nào nên xuất trước (theo FIFO), kiểm đếm số lượng…

Đưa ra quyết định dựa vào dữ liệu

Một trong những lợi ích chính của hệ thống quản lý hàng tồn kho là dữ liệu mà hệ thống này có thể cung cấp để bạn ra quyết định dựa trên dữ liệu. Hệ thống quản lý hàng tồn kho của bạn phải cung cấp thông tin cập nhật từng phút về chi tiết số lượng sản phẩm, chi phí bảo quản sản phẩm, tỷ lệ luân chuyển sản phẩm và thời gian tối ưu để tái nhập hàng hóa.

Dữ liệu cũng có thể giúp dự đoán doanh số bán hàng trong tương lai dựa trên lịch sử bán hàng và theo dõi hiệu suất của nhà cung cấp. Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu có nghĩa là bạn đang kết hợp giữa quản lý và AI để tối đa hóa lợi nhuận.


jenfi insights registration

Câu Hỏi Thường Gặp Về Quản Lý Hàng Tồn Kho Dành Cho Doanh Nghiệp Nhỏ

Các doanh nghiệp nhỏ quản lý hàng tồn kho như thế nào?

Các doanh nghiệp nhỏ quản lý hàng tồn dựa trên mục đích sử dụng - hàng tồn kho được sử dụng trong quá trình sản xuất, hàng tồn kho do người tiêu dùng mua và hàng tồn kho được sử dụng trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp (vật tư).

Làm thế nào để bạn quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả?

Quản lý hàng tồn  hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp giữa công nghệ phù hợp, chính sách, thủ tục và quy trình phù hợp; và đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản tuân theo một quy trình nhất quán . Quá trình quản lý hàng tồn kho bắt đầu khi nhận các mặt hàng vào kho và đảm bảo một quy trình nhất quán để sử dụng hoặc bán các sản phẩm, quản lý hao hụt và liên tục theo dõi mức tồn kho.

4 loại hàng tồn kho phổ biến gồm những gì?

Có bốn loại hàng tồn kho gồm- nguyên vật liệu và linh kiện, thành phẩm, bán thành phẩm và hàng hóa MRO (vật tư bảo trì, sửa chữa và vận hành). Nguyên liệu và linh kiện là những yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm mà công ty bán ra; hàng hóa thành phẩm có sẵn để bán cho khách hàng, hàng hóa dở dang được sản xuất, hàng hóa MRO vận hành hoạt động kinh doanh - ví dụ: vật tư.

3 kỹ thuật quản lý hàng tồn kho chính là gì?

Ba kỹ thuật quản lý hàng tồn chính là chiến lược kéo, chiến lược đẩy và chiến lược tức thời (JIT). 

Nicky Minh

CTO and co-founder

3 Cách Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Với Khoản Vay Vốn Lưu Động

Open post

3 Cách Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Với Khoản Vay Vốn Lưu Động

Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Với Khoản Vay Vốn Lưu Động | Jenfi Capital

Bước vào cuối 2022, nhiều doanh nghiệp đang vật lộn duy trì trong thị trường suy thoái thì cũng có các doanh nghiệp đã tìm ra hướng phát triển cho năm 2023. Thực tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) với ít nhân viên có nhiều thuận lợi để tái cơ cấu và phát triển, ngay cả khi kinh tế đi xuống.

Một mặt, doanh nghiệp SME có thể thích nghi và thay đổi nhanh chóng nhờ quy mô nhỏ. Mặt khác, doanh nghiệp SME còn có thể dễ cắt giảm chi tiêu ở những bộ phận không tạo ra doanh thu.

Theo thống kê nội bộ từ Jenfi Capital, chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều doanh nghiệp SME tìm nguồn vốn bổ sung dưới hình thức vay vốn lưu động kinh doanh (working capital). Với hình thức này, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn từ 6 đến 12 tháng, giải ngân nhanh chóng và không thế chấp. Vay vốn lưu động giúp doanh nghiệp nhỏ vận hành và thậm chí tăng trưởng mạnh.

Nếu bạn đang chuẩn bị tiếp cận khoản vay vốn lưu động, bạn có thể áp dụng top 3 chiến lược tăng trưởng sau từ nguồn tiền bổ sung này.

3 Cách Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Với Khoản Vay Vốn Lưu Động

Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Với Khoản Vay Vốn Lưu Động | Jenfi Capital

Marketing online

Một trong những cách tốt nhất để tăng trưởng là tăng doanh số bán hàng, và marketing online có thể giúp bạn xuất hiện trước mặt hàng triệu người dùng theo nhiều cách khác nhau: từ xây dựng thương hiệu, nâng nhận thức thương hiệu, chạy chiến dịch quảng cáo với người có sức ảnh hưởng…

Theo khảo sát từ các nguồn như Statista, hầu hết các doanh nghiệp đều lên kế hoạch tăng ngân sách cho marketing online hơn 20% so với năm 2022. Dù con số này có vẻ khá cao hiện nay, tuy nhiên thậm chí nếu tăng lên 10% cũng sẽ khó khăn nếu bạn không có nguồn tài chính. 

Với khoản vay vốn lưu động, bạn có thể dùng tiền từ Jenfi Capital để chạy quảng cáo trực tuyến trước và thanh toán lại sau. Marketing trực tuyến có thể giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu, tăng cơ hội có thêm doanh số.

Bạn có thể tham khảo một số tài liệu về marketing online được Jenfi biên soạn:

Chuyển đổi số

Chuyển đổi số là cụm từ xuất hiện khá dày đặc trên phương tiện truyền thông trong 2022. Liệu bạn có cân nhắc về chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn? Thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp bạn tương tác với khách hàng tốt hơn, nhất là khi bạn muốn mở rộng môi trường kinh doanh đến thị trường e-commerce. Thế nhưng cần phải thừa nhận rằng, chuyển đổi số cần một nguồn kinh phí kha khá để có thể đem lại kết quả mong đợi. 

Với khoản vay vốn lưu động, bạn có thể sử dụng để chi trả cho kế hoạch chuyển đổi số của mình: từ phần mềm e-commerce chuyên nghiệp, nền tảng tiếp nhận và giao hàng, ứng dụng thanh toán trực tuyến,... 

Mua hàng hóa chuẩn bị mùa kinh doanh cao điểm

Nếu bạn đã triển khai quản lý hàng tồn kho hiệu quả trong một thời gian, bạn có thể phát hiện rằng sẽ có một số thời điểm hàng hóa bán ra với số lượng lớn bất ngờ. Thói quen người tiêu dùng thay đổi liên tục, điều này buộc bạn phải có đủ hàng hóa trong kho. Mặc dù bạn sẽ khó dự đoán được điều gì có thể xảy ra vào năm 2023, nhưng bạn có thể sử dụng dữ liệu hàng tồn kho để biết nên mua thêm hay giải quyết thanh lý hàng tồn.

Khoản vay vốn kinh doanh lưu động được thiết kế giúp bạn có thể mua hàng hóa dự trữ để tăng doanh số vào những dịp như vậy. 

Làm Thế Nào Để Nhận Vốn Kinh Doanh Lưu Động Từ Jenfi Capital

Mở Rộng Quy Mô Kinh Doanh Với Khoản Vay Vốn Lưu Động | Jenfi Capital

 Jenfi Capital cung cấp nguồn vốn nhanh chóng, linh hoạt cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, SaaS và các công ty ứng dụng / trò chơi dành cho thiết bị di động.

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital cho doanh nghiệp của bạn.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 4 5 6 7 8 9 31 32 33
Scroll to top