Open post

Quảng Cáo Shopee - Những Lưu Ý Khi Chạy Quảng Cáo Giúp Bạn Tăng Doanh Thu

Quảng Cáo Shopee

Hiện nay, quảng cáo Shopee là sự lựa chọn hàng đầu của những nhà bán hàng trên nền tảng Shopee. Hình thức này sẽ giúp doanh thu của bạn tăng nhanh bất ngờ dù bạn có là người bán hàng thâm niên hay chỉ mới gia nhập, nó còn giúp người tiêu dùng lựa chọn được những sản phẩm nổi bật, thịnh hành trên website.

Vậy chạy quảng cáo Shopee như thế nào? Cần lưu ý những điều gì? Hãy cùng Jenfi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Quảng cáo Shopee là gì? 

Quảng Cáo Shopee

Quảng cáo Shopee là công cụ cho phép người dùng quảng bá sản phẩm ở các vị trí nổi bật bằng cách mua lượt hiển thị trên nền tảng ứng dụng và website Shopee từ đó gia nâng cao hiệu quả bán hàng, tính thịnh hành của thương hiệu sản phẩm cũng như gia tăng doanh thu nhanh chóng.

Trong bối cảnh cạnh tranh và nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng thì việc áp dụng hình thức Quảng cáo Shopee vào bán hàng cũng dần phổ biến và đã đạt được những con số ấn tượng sau:

  • 80.000 shop đã và đang sử dụng Quảng cáo Shopee
  • Tăng 30% số đơn hàng
  • Tăng 30% lượt truy cập
  • ⅔ người dùng sẽ click vào sản phẩm được quảng cáo
  • 97% từ khóa người dùng sẽ hiển thị quảng cáo

Một số dạng Quảng cáo Shopee

Có 3 phương thức quảng cáo sản phẩm trên nền tảng ứng dụng và website Shopee:

Đấu thầu từ khóa (keyword ads)

Đấu thầu từ khóa là dạng quảng cáo phổ biến xuất hiện ở trang tìm kiếm từ khóa. Đây là hình thức quảng cáo mà người bán sử dụng từ khóa mở rộng hay từ khóa chính xác liên quan đến sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người mua. Tại đây, người bán có thể thiết lập ngân sách cho từng từ khóa để tối ưu hiệu quả quảng cáo cũng như gia tăng cạnh tranh với đối thủ.

Nếu người bán sử dụng hình thức quảng cáo đấu thầu từ khóa thì sản phẩm được áp dụng sẽ hiển thị chữ tài trợ. Lúc đó, mỗi lần click vào người mua, người bán sẽ phải trả cho Shopee một khoản tiền (gọi là giá thầu từ khóa) đúng bằng ngân sách mà người bán đã thiết lập trước đó. Hình thức này sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng hiển thị sản phẩm ở trang đầu hoặc cuối bởi giá thầu càng cao thì khả năng xuất hiện ở vị trí đầu tại trang kết quả tìm kiếm càng cao.

Quảng cáo khám phá (quảng cáo liên quan)

Quảng cáo khám phá hay còn là quảng cáo liên quan xuất hiện ở trang chủ Shopee hoặc trang chi tiết sản phẩm ở mục “sản phẩm tương tự”, “có thể bạn cũng thích” hoặc “gợi ý hôm nay”. Đây là hình thức quảng cáo giới thiệu sản phẩm của Shop theo hành vi của người mua hay họ quan tâm đến sản phẩm tương tự hoặc liên quan đến sản phẩm của Shop.

Cũng giống như quảng cáo đấu thầu từ khóa thì với quảng cáo khám phá người bán cũng mất một khoản tiền khi người mua click vào sản phẩm bằng tiền thiết lập ngân sách trước đó. Quảng cáo khám phá Shopee giúp gia tăng tỉ lệ hiển thị và tìm kiếm trên trang chủ từ đó giúp người mua tiếp cận với Shop hiệu quả nhằm gia tăng chuyển đổi cho sản phẩm.

Quảng cáo tìm kiếm Shop (quảng cáo Shop Ads)

Quảng cáo tìm kiếm Shop xuất hiện ở vị trí trên cùng trang kết quả tìm kiếm khi người mau tìm kiếm từ khóa liên quan đến quảng cáo của Shop. Đây là hình thức quảng cáo giúp người mua tìm thấy Shop dựa trên hình ảnh, tên hoặc khẩu hiệu mà kết quả tìm kiếm hiện ra. Ngay sau đó, hình thức này sẽ đưa cả gian hàng hiện ngay trước mắt người mua. 

Khi người mua click vào Shop sẽ phải trả một khoản tiền bằng tiền ngân sách đã thiết lập trước đó. Tuy nhiên hình thức quảng cáo tìm kiếm Shop chỉ áp dụng với một số Shop nhất đinh và đang trong quá trình thử nghiệm nên bạn không nên đầu tư quá nhiều chi phí vào nó.

Lợi ích khi chạy Quảng cáo Shopee

Quảng Cáo Shopee

Để kinh doanh thành công thì tăng doanh số bán hàng là một trong các tiêu chí cần thiết và quan trọng. Trong đó, quảng cáo trực tuyến là chiến lược được doanh nghiệp ưu tiên rót vốn hiện nay. 

Bạn hãy thử tưởng tượng xem, bạn có sản phẩm tốt, nhưng không được người dùng biết đến thì làm sao có thể bán được hàng. Do đó, chạy quảng cáo trên sàn thương mại điện tử (và cụ thể là Shopee) sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội mở rộng phạm vi kinh doanh hơn. 

Cụ thể những hiệu quả nổi bật mà công cụ này có thể mang lại gồm:Với rất nhiều hình thức quảng cáo đa dạng, Shopee mang đến cho người bán cũng như người mua những lợi ích sau:

  • Tăng tỉ lệ nhận diện và lượt truy cập cho sản phẩm một cách hiệu quả, tiếp cận được với nhiều khách hàng, tăng doanh thu, tăng lượng theo dõi cho người bán từ đó tạo uy tín cho Shop, nhận được sự tin tưởng từ người mua
  • Khi lượt truy cập càng nhiều thì càng thu hút được nhiều khách hàng khi đó khả năng mua hàng cũng tăng mang lại hiệu quả doanh số, doanh thu cho người bán.
  • Chỉ thanh toán khi có lượt truy cập vào sản phẩm hoặc Shop với chi phí hợp lý chỉ cần bạn chi ra 1 đồng Quảng cáo bạn sẽ nhận lại 5 đồng doanh thu.
  • Kiểm soát được chi tiêu khi thiết lập ngân sách và khoản tiền khi người mua truy cập vào quảng cáo.
  • Nhanh chóng bắt kịp thị trường, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng
  • Gia tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ, tối ưu hiệu quả bán hàng 
  • Đưa các sản phẩm lên top tìm kiếm tăng độ thịnh hành cho sản phẩm 
  • Hệ thống theo dõi, quản lý quảng cáo được cải tiến.

Jenfi cung cấp nguồn vốn quảng cáo trên các nền tảng trực tuyến cho Người Bán, chủ Shop. Hãy tìm hiểu và đăng ký ngay để được hỗ trợ tài chính kịp thời từ Jenfi Capital.

Cách truy cập Quảng cáo Shopee

Để truy cập quảng cáo Shopee, người bán có thể truy cập trên kênh người bán hoặc trên ứng dụng Shopee 

Trên kênh người bán 

Bước 1: Chọn Quảng cáo Shopee

Bước 2: Lựa chọn Quảng cáo tìm kiếm (gồm đấu thầu từ khóa và shop ads) hoặc Quảng cáo khám phá

Trên ứng dụng Shopee

Bước 1: Chọn mục “Tôi” dưới góc phải màn hình

Bước 2: Sau đó chọn " Shop của tôi" ở trên góc trái màn hình 

Bước 3: Lướt đến khi nhìn thấy mục "Quảng cáo Shopee"

Cách thiết lập và quản lý tài khoản quảng cáo Shopee

Để bắt đầu sử dụng hình thức Quảng cáo Shopee trước tiên cần thiết lập tài khoản chỉ với  bước đơn giản:

Bước 1: Trước hết bạn cần truy cập bằng cách vào kênh marketing rồi chọn mục “Chọn Quảng cáo Shopee”.

Bước 2: Đọc kỹ và chọn “Đồng ý” các điều khoản và điều kiện trước khi sử dụng để hệ thống xác nhận rồi tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 3: Nạp tiền vào tài khoản quảng cáo bằng 3 cách 

  • Nạp tiền qua Quảng cáo Shopee trên trình duyệt website 
  • Nạp tiền qua Quảng cáo Shopee trên ứng dụng di động đã tải nền tảng đó
  • Nạp tiền bằng tính năng tự động nạp tiền

Bước 4: Chọn hình thức quảng cáo.

Cách chạy Quảng cáo Shopee nhanh chóng hiệu quả 

Quảng Cáo Shopee

Để chạy Quảng cáo Shopee dễ dàng hiệu quả bạn cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Đăng nhập nhập vào tài khoản bán hàng trên Shopee.

Bước 2: Chọn mục “Quảng cáo Shopee”.

Bước 3:

  • Đối với hình thức Đấu thầu từ khóa chọn “Thêm mới sản phẩm”.
  • Đối với hình thức Quảng cáo khám phá chọn “Tạo chiến dịch mới”
  • Đối với hình thức Quảng cáo Shop Ads chọn “Quảng cáo Shop Ads” ở bên trái rồi đặt tên quảng cáo để dễ dàng quản lý chiến dịch shop.

Bước 4: Chọn và xác nhận sản phẩm muốn quảng cáo.

Bước 5: Thiết lập ngân sách và thời gian áp dụng.

Bước 6: 

  • Đối với hình thức Đấu thầu từ khóa: Gõ từ khóa bạn cần tìm vào thanh tìm kiếm và ấn enter sau đó chọn “Thêm” rồi “Xác nhận” để hoàn thành quá trình thêm từ khóa.
  • Đối với hình thức Quảng cáo khám phá: Bạn chỉ cần chọn “Xác nhận” đặt mức Premium rồi hoàn tất .
  • Đối với hình thức Quảng cáo Shop Ads: Chọn hình ảnh quảng cáo cho chiến dịch và chọn khẩu hiệu.

Bước 7: Điều chỉnh giá thầu.

Bước 8: Chọn “Đăng ký” là hoàn tất 

Một số điều cần lưu ý khi chạy quảng cáo Shopee

Những điều cần lưu ý khi bạn chạy Quảng cáo Shopee là:

  • Chi phí chạy quảng cáo chỉ được tính khi người mua nhấp vào sản phẩm mà người bán sử dụng chạy quảng cáo. Cần nạp tiền trước khi chạy quảng cáo và nếu nạp sẽ không được rút lại.
  • Khi ngân sách cho quảng cáo hoặc tiền trong tài khoản của bạn hết thời gian chạy quảng cáo sẽ tự động ngừng hoạt động.

Một số câu hỏi thường gặp về Quảng Cáo Shopee 

  • Loại thẻ thanh toán nào được sử dụng để mua thẻ nạp quảng cáo?

Hiện nay, bạn có thể dùng thẻ tín dụng hoặc ví Airpay (nay là ví Shopee Pay).

  • Điều gì xảy ra nếu quảng cáo Shopee có nhiều lượt nhấp đến từ một tài khoản?

Hệ thống Shopee tự động từ chối các click không hợp lệ. Bạn sẽ không cần tính phí những click đó 

  • Có thể đấu thầu cho bao nhiêu từ khóa cho một lần quảng cáo

Chỉ có thể đấu thầu cho 200 từ khóa cho mỗi quảng cáo tham gia hình thức đấu thầu từ khóa.

Tổng kết

Chạy quảng cáo Shopee là một hình thức marketing được đông đảo nhà bán hàng sử dụng trên nền tảng này. Không chỉ gia tăng doanh thu cho người bán mà còn đáp ứng được nhu cầu người mua. Mong bài viết trên đã cho bạn thêm thông tin về lợi ích cũng như hướng dẫn bạn cách quảng cáo Shopee một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Thư viện quảng cáo Facebook: Cách Sử Dụng Facebook Ad Library để nâng 10X hiệu quả quảng cáo

Thư viện quảng cáo Facebook

Với những doanh nghiệp đang chạy quảng cáo trực tuyến, thư viện quảng cáo Facebook là mỏ vàng thông tin. Hãy cùng Jenfi học cách sử dụng thư viện Quảng cáo để lấy ý tưởng sáng tạo các mẫu quảng cáo độc đáo cho bạn trong bài viết sau.

Bất kỳ doanh nghiệp, marketer hay đơn vị chạy quảng cáo trực tuyến nào cũng biết thị trường quảng cáo online vô cùng cạnh tranh. Chỉ với một thay đổi nhỏ, quảng cáo của bạn có thể đem lại hiệu suất cao hơn gấp hàng chục lần, nhất là các quảng cáo trên nền tảng Facebook.

Vậy, làm sao để tối ưu hiệu suất quảng cáo Facebook, hay đơn giản hơn là lấy ý tưởng về những mẫu quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh của bạn? Chỉ cần truy cập: Thư viện quảng cáo Facebook (còn gọi là Thư viện quảng cáo Meta).

Đây thật sự là thiên đường của những ai đang chạy chiến lược tiếp thị online. Bạn có thể tìm tất cả các thông tin về Facebook Ad hiện đang chạy trên nền tảng này, người tạo ra nó là ai, các thành phần trong mẫu quảng cáo như thế nào, được chạy vào thời điểm nào..

Với doanh nghiệp đang quảng cáo Facebook, thư viện quảng cáo Facebook giúp bạn tìm kiếm ý tưởng và cải thiện mẫu quảng cáo hiện tại. Bằng cách nghiên cứu những mẫu quảng cáo đang có hiệu suất tốt, bạn sẽ học được các để làm các mẫu quảng cáo của mình tăng hiệu suất (độ tương tác, độ reach, CPL,...)

Tại sao thư viện quảng cáo Facebook lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Một trong những chiến lược tốt nhất khi thiết kế các chiến dịch quảng cáo là nghiên cứu đối thủ. Với thư viện quảng cáo Facebook, bạn có thể xem đối thủ trong ngành hiện đang chạy các loại quảng cáo nào, chúng có hiệu quả ra sao, các thành phần thu hút trong quảng cáo của họ là gì, và từ đó tạo quảng cáo cho bản thân.

Với cách này, bạn có thể không chỉ tiết kiệm thời gian, mà còn rất nhiều chi phí khi thiết kế và khởi chạy.

Bên cạnh đó, Facebook Ad Library còn cung cấp nhiều tính năng như:

  • Xem quảng cáo của bất kỳ thương hiệu nào trên nền tảng này
  • Nghiên cứu đối thủ
  • Tạo nguồn cảm hứng 

Cách sử dụng thư viện quảng cáo Facebook để cải thiện hiệu suất quảng cáo của bạn

Với giao diện thân thiện và trực quan, bạn có thể truy cập https://www.facebook.com/ads/library để tìm ý tưởng và thiết lập các giá trị như: vị trí, danh mục, từ khóa…để nghiên cứu các mẫu quảng cáo.

Bạn có thể sử dụng tên thương hiệu để tìm mẫu quảng cáo từ các đối thủ cạnh tranh.

 

Thư viện quảng cáo Facebook

Thử sử dụng thương hiệu Payoneer làm ví dụ.

Nếu doanh nghiệp của bạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán điện tử, bạn có thể nhập từ khóa “Payoneer”, All Ads (mọi loại quảng cáo) và All (tất cả quốc gia) vào mục tìm kiếm.

Sau khi nhấp Enter, bạn có thể xem tất cả các mẫu quảng cáo của thương hiệu Payoneer trên toàn cầu, kể từ mẫu quảng cáo đầu tiên của họ, thời gian chạy quảng cáo, loại quảng cáo,... 

Thư viện quảng cáo Facebook

Với nguồn dữ liệu này, bạn có thể làm gì tiếp theo? Hãy cùng Jenfi tìm hiểu những mẹo để sử dụng các thông tin từ Facebook Ad Library để cải thiện quảng cáo của bạn.

Nghiên cứu quảng cáo của đối thủ

Một trong những cách tốt nhất là xem những gì đối thủ cạnh tranh của bạn đang chạy quảng cáo như thế nào (đây còn gọi là reverse engineering). Cách phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn đẩy nhanh quá trình học hỏi và tạo quảng cáo từ những người khác trong cùng ngành. 

Thư viện Quảng cáo Facebook giúp phân tích cạnh tranh dễ dàng hơn. Bạn có thể xem tất cả các quảng cáo mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang chạy trên Facebook, Instagram. Bạn cũng có thể biết họ chạy quảng cáo khi nào, ở đâu, thông điệp của từng mẫu quảng cáo là gì.

Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược quảng cáo Facebook của mình nhờ sử dụng các chiến thuật tốt nhất của đối thủ cạnh tranh (và tránh những chiến lược tệ nhất của họ). Bạn có thể tối ưu ở nhiều khía cạnh như: điều chỉnh ngân sách, thay đổi nhắm mục tiêu hoặc thử nghiệm với các định dạng quảng cáo mới như quảng cáo video hoặc quảng cáo carousel.

Dùng tính năng báo cáo

Bạn hãy truy cập https://www.facebook.com/ads/library/report/?source=nav-header để nghiên cứu, lọc và tải dữ liệu về những từ khóa hàng đầu, những thương hiệu đang chi trả quảng cáo, số lượng quảng cáo đang chạy của từng thương hiệu… theo vị trí địa lý bạn muốn.

Ví dụ về từ khóa nổi bật trên Facebook Ad Library

Thư viện quảng cáo Facebook top từ khóa

Và các thương hiệu đang chạy quảng cáo hàng đầu trên Facebook trong tháng qua

Thư viện quảng cáo Facebook top thương hiệu

Tìm kiếm các quảng cáo khác trong khu vực của bạn

Một trong những tính năng tốt nhất của Thư viện quảng cáo Facebook là khả năng lọc quảng cáo theo vị trí địa lý. Với cách này, bạn có thể khám phá những quảng cáo mục tiêu theo vị trí địa lý mà đối thủ cạnh tranh đang chạy.

Thư viện quảng cáo Facebook

Ví dụ các quảng cáo nội thất đang nhắm mục tiêu tại thành phố Hồ Chí Minh.

Sử dụng bộ lọc để thu hẹp kết quả tìm kiếm

Một trong những tính năng mới nhất của Thư viện Quảng cáo Facebook là khả năng lọc quảng cáo theo loại phương tiện. Bạn có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm dựa theo ngôn ngữ, hình thức quảng cáo chứa hình ảnh, meme, video, trạng thái (đang chạy hoặc tắt), thời gian chạy…

Với cách này, bạn có thể lấy cảm hứng cho các chiến dịch quảng cáo của mình và xem loại nội dung nào phù hợp với người tiêu dùng trong ngành của bạn.

Ví dụ: nếu bạn đang định sử dụng short-form video (video với thời lượng ngắn) để thử nghiệm quảng cáo, bạn có thể lọc short-form video từ đối thủ cạnh tranh của mình. Đây cũng là cách giúp bạn làm A/B testing mà không tốn chi phí. Bạn chỉ cần nghiên cứu, bắt chước và tối ưu. 

Thư viện quảng cáo Facebook tiktok

Tiktok làm A/B testing cùng loại nội dung (0% hoa hồng người bán) với nhiều loại media, từ hình ảnh, video chuẩn 1080:1080 và cả Reels.

Sử dụng tính năng lọc thời gian để nghiên cứu các quảng cáo theo mùa

Nếu bạn kinh doanh hàng hóa theo mùa (mùa giáng sinh, mùa tết) hoặc chuẩn bị nhập hàng hóa mùa sale, bạn có thể lọc theo thời gian để xem đối thủ của bạn đã quảng cáo mặt hàng nào vào năm trước, và sử dụng nguồn dữ liệu đó để cải thiện quảng cáo của bạn trong năm nay.

Thư viện quảng cáo Facebook

Ví dụ các mẫu quảng cáo thời trang vào giáng sinh năm vừa qua.

Chú ý đến thông điệp của chiến dịch quảng cáo

Một trong những khía cạnh quan trọng của chiến dịch quảng cáo hiệu quả là truyền đạt thông điệp đến càng nhiều người càng tốt mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của thông điệp cần truyền tải. 

Với thư viện Quảng cáo Facebook, bạn có thể lọc theo từng nhà quảng cáo, tìm hiểu xem họ đang sử dụng những hình thức, công cụ nào để kết nối với khách hàng.  

Thư viện quảng cáo Facebook ví dụ

Ví dụ từ Allbirds với dòng giày len merino mới: Bạn có thể thấy cách họ sử dụng tính năng các khối màu, thông điệp chữ, kết hợp hình ảnh tĩnh và video để truyền đạt các tính năng của sản phẩm mới: dễ mang, ấm chân, linh hoạt.

Xem đối thủ cạnh tranh đang thử nghiệm A/B như thế nào

Một trong những công cụ quan trọng nhất là thử nghiệm A / B (A/B testing). Thử nghiệm A / B cho phép bạn tìm ra thông điệp và hình ảnh nào phù hợp nhất với khán giả của mình.

Đầu tiên, bạn hãy lọc theo nhà quảng cáo để thu hẹp kết quả của bạn xuống một đối thủ cạnh tranh chính.

Sau đó, hãy chú ý bất kỳ quảng cáo nào sử dụng hình ảnh giống nhau nhưng phần chữ khác hoặc ngược lại.

Thư viện quảng cáo Facebook a/b testing

Bạn cũng có thể để ý các quảng cáo có ghi "Quảng cáo này có nhiều phiên bản". Điều này nghĩa là nhà quảng cáo đang thử nghiệm các phiên bản khác nhau của quảng cáo đó.

Thư viện quảng cáo Facebook

Từ đó, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về những gì bạn có thể thử nghiệm trong quảng cáo của chính mình để cải thiện hiệu suất.

Đọc thêm:

Quảng Cáo Shopee - Những Lưu Ý Khi Chạy Quảng Cáo Giúp Bạn Tăng Doanh Thu

Hướng Dẫn Toàn Tập Về Trình Quản Lý Quảng Cáo Trên Facebook

Poster quảng cáo: 13 Poster Với Ý Tưởng Siêu Độc Đáo

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Quảng Cáo Ngoài Trời: 18 Loại Hình Quảng Cáo + Ví Dụ Thực Tế

Quảng Cáo Ngoài Trời

Khác với quảng cáo trực tuyến, quảng cáo ngoài trời tạo trải nghiệm trong đời sống thực, có thể tiếp cận hàng triệu lượt xem mỗi ngày với chi phí cố định. Dù nền tảng công nghệ quảng cáo trực tuyến đóng vai trò quan trọng trong marketing, thì quảng cáo ngoài trời mang lại hiệu quả cao hơn một số ngành nghề như tổ chức sự kiện, dịch vụ sân bay, dịch vụ tài chính, roadshow, ngân hàng, bệnh viện, viễn thông.

Thậm chí, các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ cũng có thể tận dụng biển báo ngoài cửa hàng để truyền tải thông điệp hiệu quả.

Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi khám phá các hình thức quảng cáo ngoài trời và các ví dụ thực tế.

Cần nguồn vốn để chạy các chiến dịch quảng cáo? Đăng ký nhận cấp vốn từ Jenfi để nhận ngay nguồn vốn trong chỉ 5- 7 ngày làm việc!

Quảng cáo ngoài trời là gì?

Quảng cáo ngoài trời (Outdoor Advertising, Outad) là quảng cáo tiếp cận người tiêu dùng khi họ đang ở bên ngoài ngôi nhà của họ. Theo Hiệp hội Quảng cáo Ngoài trời Hoa Kỳ, người tiêu dùng dành 70% thời gian trong ngày ở ngoài nhà, tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng với mức chi phí gần như cố định.

Các loại quảng cáo ngoài trời

Loại hình quảng cáo ngoài trời thường được biết đến là bảng quảng cáo. Các hình thức quảng cáo ngoài trời phổ biến tại Việt Nam gồm:

  • Biển quảng cáo (biển trụ Billboard, pano ốp tường)
  • Cột đèn
  • Quảng cáo trên cầu vượt đi bộ
  • Quảng cáo biển chợ
  • Quảng cáo trên Taxi, xe buýt, tàu hỏa, máy bay…
  • Quảng cáo treo băng rôn, banner
  • Quảng cáo hộp đèn
  • Quảng cáo màn hình LED trong nhà
  • Quảng cáo màn hình LED tòa nhà
  • Quảng cáo màn hình LCD
  • Quảng cáo Roadshow
  • Quảng cáo Human billboard
  • Điểm bán hàng
  • Quá cảnh
  • Bán lẻ
  • Quảng cáo trong rạp phim
  • Quảng cáo tại siêu thị, trung tâm thương mại
  • Quảng cáo tại trạm xăng

Những hình thức này có thể phân thành 3 nhóm:

Quảng cáo Billboard, Pano

Hầu hết chúng ta đều đã từng nhìn qua các biển quảng cáo (Billboard, Pano). Biển quảng cáo được đặt tại các khu vực có mật độ giao thông cao trong nội thành, tạo ấn tượng với hàng triệu lượt người di chuyển qua lại. Đây là hình thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí để truyền đạt thông tin quan trọng về mặt địa lý - ví dụ như: vị trí nhà hàng, khách sạn, khu du lịch trên tuyến đường.  

quảng cáo billboard

Quảng cáo trên Vật dụng đường phố

Thuật ngữ “quảng cáo vật dụng đường phố” không chỉ giới hạn ở các vật dụng như xe buýt, cột điện, nhà chờ xe… mà còn bao gồm cầu vượt, kiot bán hàng… Những hình thức này tiếp cận trực tiếp khách hàng ở khoảng cách gần, nhất là những người đi bộ khiến họ không thể không nhìn và ghi nhớ.

quảng cáo nhà chờ xe

Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển

Quảng cáo bên hông xe buýt, taxi, đuôi máy bay… hoặc các bảng quảng cáo ngoài trời tại bến xe, trong xe buýt , dọc theo lối đi của sân bay và xung quanh các phương tiện giao thông - giúp lan tỏa hình ảnh, thông điệp đến mọi người ở khoảng cách xa hơn. 

Quảng Cáo Ngoài Trời ví dụ

Những ý tưởng quảng cáo ngoài trời sáng tạo trên thế giới

Sáng tạo và tính độc đáo giúp mẫu quảng cáo ngoài trời thu hút sự chú ý đến thương hiệu. Cùng Jenfi xem tiếp những ý tưởng độc đáo nhưng vẫn truyền tải thông điệp đầy hiệu quả của những thương hiệu toàn cầu để lấy ý tưởng cho mẫu quảng cáo ngoài trời bạn dự định triển khai nhé!

Tondeo - phóng đại vấn đề 

Quảng Cáo Ngoài Trờ

Máy cạo râu mini Tondeo với hình ảnh chàng trai đầy râu ria gây ức chế - Chỉ cần máy cạo râu mini Tondeo, bạn sẽ giải quyết vấn đề râu ria này trong phút chốc! 

Mc Donnald - Hiệu ứng động & tĩnh

Quảng Cáo Ngoài Trời

Quảng cáo bánh hamburger của Mc Donald thể hiện hình ảnh một chiếc bánh nóng hổi, bốc khói y như một chiếc bánh thật - truyền tải thông điệp Hotter, Juicer và Tastier!

Burberry - Sử dụng họa tiết thương hiệu tiếp cận toàn London

Quảng Cáo Ngoài Trời ví dụ

Với những chiếc taxi in họa tiết đặc trưng của mình, Burberry tạo sự chú ý của người dân tại toàn London trong dự án quảng cáo ngoài trời mà không cần bất kỳ câu slogan nào.

Lodha với thông điệp bất động sản thân thiện môi trường

Quảng Cáo Ngoài Trời

Và để thể hiện ý tưởng này, họ đã sử dụng cây xanh trên các pano quảng cáo ngoài trời để diễn đạt thông điệp vô cùng trực quan.

Churchill với quảng cáo trên cầu vượt 

Quảng Cáo Ngoài Trời ví dụ

Churchill gửi thông điệp mang tính “cảnh báo” rằng có 1345 phương tiện chưa mua bảo hiểm đang đi qua cầu vượt này - như một gợi ý nhắc nhở cánh tài xế nên lập tức mua bảo hiểm cho phương tiện của mình.

Samsung với TV QLED mang lại cảm giác ấm cúng

Không gian ấm cúng với TV Samsung và thú cưng chính là hạnh phúc.

Rejoice - mang lại mái tóc suôn mượt

Quảng Cáo Ngoài Trời ví dụ

Cho dù tóc bạn có rối như mạng điện, Rejoice có thể giải quyết tình trạng tóc rối, xơ chỉ sau một lần gội!

Đọc thêm:

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Làm TVC Quảng Cáo: Quy Trình & Ví Dụ Thực Tế

Open post

Làm TVC Quảng Cáo: Quy Trình + Ví Dụ Thực Tế

Làm TVC Quảng Cáo

Hầu hết chúng ta đã quá quen thuộc với các đoạn quảng cáo vui nhộn trên TV. Có thể nói những đoạn quảng cáo đó là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Những đoạn quảng cáo như vậy được gọi TVC quảng cáo. Vậy TVC quảng cáo là gì? Cách thức để có thể làm TVC quảng cáo? Những lưu ý nào mà chủ doanh nghiệp cần biết khi làm TVC quảng cáo? Mời các bạn cùng Jenfi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Làm TVC quảng cáo là gì?

Làm TVC Quảng Cáo

Làm TVC quảng cáo là g? Hay sản xuất TVC là gì? TVC (hay Television Commercials) là khái niệm để chỉ các hình thức quảng cáo bằng việc sử dụng những hình ảnh, những đoạn giới thiệu về sản phẩm thương mại, hay một sự kiện trên hệ thống truyền hình.

Hình thức làm TVC quảng cáo đã được sử dụng trong việc tiếp thị từ rất lâu. Hình thức quảng cáo được xem là một hình thức có sức lan tỏa rộng, đối tượng khán giả đa dạng và hầu như không bị ràng buộc bởi các yếu tố như không gian, thời gian và khoảng cách.

Và hơn hết, là sự uy tín mà hình thức này mang lại rất lớn bởi khách hàng quan niệm rằng, những doanh nghiệp có khả năng quảng cáo trên Tivi – các kênh chính thống hẳn sẽ rất uy tín và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, chính vì những ưu điểm mà hình thức làm TVC quảng cáo mang lại, đã kéo chi phí của hình thức này lên mức cao.

Các bước lập quảng cáo TVC là gì?

Làm TVC Quảng Cáo - quy trinh

Để tạo nên một TVC quảng cáo hiệu quả thì trước hết phải hiểu rõ về khái niệm TVC và cần nắm được vài bước cơ bản sau:

  1. Thu thập dữ liệu khách hàng (Client)
  2. Lên ý tưởng kịch bản (Concept)
  3. Viết kịch bản văn học (Crips idea)
  4. Viết kịch bản có hình minh hoạ
  5. Chọn diễn viên (Casting)
  6. Sản xuất tiền kỳ
  7. Sản xuất hậu kỳ
  8. Xuất thành phẩm giao cho khách hàng

Những lưu ý khi sản xuất TVC quảng cáo sản phẩm

Làm TVC Quảng Cáo - luu y

Việc chi ra một khoảng tiền không nhỏ để làm TVC quảng cáo sản phẩm là một việc khá khó quyết định của doanh nghiệp mặc dù những lợi ích của làm TVC quảng cáo là không ít, nhưng nếu làm TVC quảng cáo không đạt hiệu quả cao thì có thể gây phản tác dụng là làm cho người tiêu dùng áy ngại với sản phẩm của doanh nghiệp, hay thậm chí là danh tiếng của cả doanh nghiệp cũng có thể bị vạ lây.

Vậy doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi làm TVC quảng cáo?

Thông điệp quảng cáo phải thật hay và ấn tượng

Để có thể làm cho người tiêu dùng “yêu từ cái nhìn đầu tiên” thì những slogan hay thông điệp được truyền tải hoặc là đơn giản, dễ hiểu, hoặc là vui nhộn hoặc mang ý nghĩa sâu sắc. Điều đó sẽ giúp cho việc tiếp thị truyền thông một cách dễ dàng và hiệu quả.

Hiện nay, phần lớn các thương hiệu hiệu đều hướng đến những câu thoại mà ẩn sâu trong đó là những ý nghĩa sâu sắc hoặc là các thông điệp ấn tượng có thể khắc sâu vào trong tâm trí của khách hàng.

Đối tượng khách hàng và đối tượng truyền thông doanh nghiệp hướng đến

Đối tượng truyền thông của các đoạn TVC quảng cáo là các khách hàng mục tiêu, đối tác,... Chính vì vậy nội dung và thông điệp của TVC phải thật phù hợp, thu hút được sự chú ý mà thương hiệu muốn hướng đến.

Gần gũi và tạo cảm giác thân quen với người xem

Cách thức “Mưa dầm thấm lâu” hay được các thương hiệu sử dụng trong TVC quảng cáo của mình, với mục đích là tạo sự gần gũi và cảm giác thân quen với người xem. Điều này giúp cho doanh nghiệp “ghi điểm” với khách hàng bằng cách cho khách hàng cảm thấy như họ đang ở trong đoạn quảng cáo, và họ sẽ dễ dàng đồng cảm hơn, khả năng sử dụng sản phẩm cao hơn, độ nhận diện thương hiệu cũng cao hơn.

Thông tin truyền tải phải chính xác và trung thực

Trung thực là điều mà khách hàng luôn mong muốn thấy được ở thương hiệu. Bạn càng trung thực khách hàng sẽ càng có niềm tin với doanh nghiệp của bạn hơn, bởi vì niềm tin không thể mua được bằng tiền, mà nó được xây dựng.

Thông tin của sản phẩm được đưa TVC một cách chính xác, trung thực sẽ giúp doanh nghiệp gieo những hạt mầm “lòng tin” trong tâm trí khách hàng. Bạn nên nhớ, đôi lúc bạn có thể phóng đại đôi chút nhưng tuyệt đối không được đưa thông tin sai lệch về sản phẩm và doanh nghiệp.

TVC quảng cáo phải có tính đa dạng

Việc đa dạng hóa các kênh truyền thông là một điều nên làm để có thể tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm.

Làm TVC quảng cáo không chỉ trên TV mà còn có thể quảng cáo trên các kênh kỹ thuật số, hay có thể là trên nền tảng mạng xã hội (Có thể kể đến Youtube, nền tảng các mạng xã hội của Meta, Tik Tok,...) - đang được xem là một mảnh đất màu mỡ.

Các ý tưởng làm TVC quảng cáo đặc sắc tại Việt Nam

Làm TVC Quảng Cáo

Tại Việt Nam, các “ông lớn” đã sớm nhận thấy được tầm quan trọng, sự lan tỏa của việc làm TVC quảng cáo để truyền bá thông điệp kinh doanh, cũng như có thể góp phần mở rộng độ nhận diện thương hiệu và kích thích sức mua hàng của người tiêu dùng.

Các “ông lớn” này đã có những “nước đi” khá sớm trong việc làm TVC quảng cáo, và để lại những dấu ấn trong lòng người tiêu dùng, có thể kể đến các TVC quảng cáo tiêu biểu dưới đây:

  1. Điện Máy Xanh

“Bạn muốn mua TV, đến Điện Máy Manh. Bạn muốn tủ lạnh, đến Điện Máy Xanh” có thể xem đây là một giai điệu “thương hiệu”, giai điệu này không mấy xa lạ đối với chúng ta.

Vào khoảng cuối năm 2016, Điện Máy Xanh đã có một chương trình TVC quảng cáo khá đặc biệt, đó là sự xuất hiện hình ảnh người xanh nhảy nhót trên giai điệu vui nhộn với thông điệp được lặp đi lặp lại trong 30 giây quảng cáo.

Ngay sau đó, TVC này đã nhận được khá nhiều ý kiến tích cực có, tiêu cực cũng có. Có người thì cho rằng ý tưởng làm TVC quảng cáo đó là độc đáo, ngộ nghĩnh, vui nhộn. Tuy nhiên có người lại lại cho rằng nó lố lăng, nó nhảm nhí.

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều như vậy, nhưng chúng ta không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của đoạn TVC này, có thể nói chính những giai điệu đó, đã phần nào khắc vào trong trí nhớ của người tiêu dùng.

  1. Vinamilk

Vào khoảng thời điểm năm 2006, Vinamilk đã cho ra mắt một đoạn TVC với hình ảnh những cô bò cười tươi và nhảy múa trên nền nhạc vui nhộn, kèm theo thông điệp: “Sữa tươi Vinamilk nguyên chất 100%”.

Chính vì sự lan tỏa của những “cô bò vui nhộn” này đã khiến cho hình ảnh những chú bò được Vinamilk sử dụng trong các đoạn TVC quảng của mình, có thể xem những chú bò ngộ nghĩnh này là một gương mặt đại diện cho Vinamilk.

Không chỉ những sản phẩm chất lượng mà Vinamilk mang đến cho người tiêu dùng, mà còn nhờ sự đóng góp của những TVC quảng cáo này đã biến Vinamilk trở thành một “gã khổng lồ”, có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp sữa nổi tiếng khác của nước ngoài.

  1. Bia Sài Gòn Special

https://youtu.be/kItiHkYwB4Q

Những năm đầu thập niên 2000, Sabeco đã có một đoạn TVC quảng cáo Bia Sài Gòn Special. Thông điệp của việc làm TVC quảng cáo này là: “Có thể bạn không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn”. Đoạn TVC này nói về chất men đặc trưng của hãng, có thể nói rằng không hề thua kém bất kỳ một thương hiệu bia nào, bên cạnh đó nó còn truyền tải thông điệp về lòng tự tôn của người Việt với khắp bạn bè năm châu - “Nhỏ mà có võ!”.

Lời kết

Jenfi hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tường tận hơn về những đoạn quảng cáo ‘vui tai vui mắt’ mà chúng ta hay xem được, cũng như cách thức để làm TVC quảng cáo, và những lưu ý để có thể tối ưu hóa lợi ích khi làm quảng cáo, tránh việc “tiền mất, tật mang”.

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Chạy Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả: Hướng Dẫn A- Z

Open post

Chạy Quảng Cáo Facebook Hiệu Quả: Hướng Dẫn A-Z

Chạy Quảng Cáo Facebook

Facebook được biết đến là nền tảng xã hội có đông đảo người dùng, một kênh quảng bá thương hiệu và bán hàng online hiệu quả hàng đầu hiện nay. Chạy quảng cáo Facebook sẽ giúp thương hiệu và mặt hàng của bạn tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Để tìm hiểu về phương thức chạy quảng cáo hiệu quả và những thủ thuật trong ads facebook hãy cùng Jenfi tham khảo trong bài viết sau.

Quảng cáo Facebook là gì?

Chạy Quảng Cáo Facebook là gì

Quảng cáo Facebook hay Facebook Ads là một dịch vụ quảng cáo do nền tảng mạng xã hội Facebook cung cấp. Đây là dịch vụ có tính phí để hiển thị các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, sản phẩm theo dạng bài viết hoặc video thu hút khách hàng. Tại đây doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng có nhu cầu trên Facebook hoặc trên những trang mạng liên kết với Facebook như Messenger, Instagram, Twitter,...

Đọc thêm: Thư viện quảng cáo Facebook 

Cách nhận dạng quảng cáo Facebook 

Facebook luôn thu nhập và cập nhật tất cả thông tin từ người dùng như độ tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu, hành vi, nghề nghiệp,...để hiểu rõ về khách hàng tiềm năng của mình. Bởi vậy Facebook luôn đưa ra những quảng cáo sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng mua sắm của từng đối tượng.

Những quảng cáo Facebook đều có những tính năng bộc lộ rõ bản chất như chữ “Được tài trợ” nằm dưới tên Fanpage.

Ví dụ: Khi bạn có nhu cầu mua sản phẩm nào đó và tìm kiếm trên các nền tảng liên kết với Facebook. Ngay lập tức  Facebook sẽ tổng hợp thông tin và xác định rằng bạn là khách hàng tiềm năng và có thể mua sản phẩm trên Facebook. Sau đó Facebook sẽ hiển thị cho bạn hàng loạt những quảng cáo liên quan đến sản phẩm tìm kiếm phù hợp với yêu cầu của bạn.

Những phương thức chạy quảng cáo Facebook phổ biến

Chạy Quảng Cáo Facebook - 3 hình thức

Để tiếp cận dễ dàng với những khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa tỷ suất đầu tư ROI thì hiện nay Facebook đã cung cấp cho doanh nghiệp các hình thức quảng cáo Facebook phổ biến như sau:

Quảng cáo Facebook cơ bản - Facebook Ads

Đây là hình thức quảng có vị trí hiển thị bên phải của newsfeed Facebook có cấu trúc tối đa 25 ký tự tiêu đề, 90 ký tự trong phần mô tả ngắn và một hình ảnh có kích thước 100 x 720 pixel. 

Tại đây Facebook Ads sẽ dẫn khách hàng đến website, hoặc bất kỳ địa chỉ, Fanpage nào mong muốn. Vậy nên khi sử dụng hình thức quảng cáo này bạn cần thường xuyên cập nhật và thay đổi để đảm bảo bài quảng cáo luôn thu hút lượt quan tâm của khách hàng bằng những tiêu đề thu hút và hình ảnh hấp dẫn. 

Quảng cáo được tài trợ - Sponsored Stories

Đây là hình thức quảng cáo thường xuất hiện ở chính giữa hoặc bên phải newsfeed Facebook có cấu trúc gồm hình ảnh minh họa và đoạn mô tả tự động từ một bài đăng trên Fanpage.

Với hình thức này khách hàng có thể trực tiếp like, comment và share trên trang quảng cáo. Đích đến của hình thức này đó là Fanpage hoặc các bài đăng trên Fanpage khi khách hàng click vào mẫu quảng cáo.

Quảng cáo đề xuất bài đăng 

Đây là hình thức quảng cáo dưới dạng bài viết trên Facebook và chỉ được hiển thị trên newsfeed. Hình thức có cấu trúc gồm hình ảnh minh hỏa và  một đoạn mô tả được lấy từ g các bài đăng Fanpage.

Tiện ích chạy quảng cáo Facebook

Lợi ích khi chạy quảng cáo Facebook đối với các doanh nghiệp là:

  • Dễ dàng tiếp cận và thu hút những khách hàng tiềm năng có nhu cầu.
  • Khả năng tương tác tốt với khách hàng giúp mối quan hệ kết nối ngày càng tăng
  • Khả năng lan truyền thông điệp nhanh chóng 
  • Chi phí chạy quảng cáo thấp linh hoạt theo 2 hình thức CPC hoặc CPM.
  • Có thể thay đổi dễ dàng linh hoạt các thông tin cho từng giai đoạn quảng cáo của doanh nghiệp.
  • Cho phép khách hàng tới các website của doanh nghiệp giúp tăng tỷ lệ đơn hàng và doanh thu qua các URL.
  • Luôn đảm bảo các sản phẩm được phân phối hợp lý cho tất cả đối tượng.
  • Luôn liên tục cập nhật thông tin của khách hàng giúp doanh nghiệp nắm rõ được tình hình quảng cáo của mình.
  • Có các hình thức quảng cáo đa dạng phù hợp với mọi sản phẩm.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tăng nâng cao thương hiệu và độ nổi tiếng của Fanpage từ đó gia tăng doanh thu  

Chạy quảng cáo Facebook cần những gì?

Chạy Quảng Cáo Facebook - hướng dẫn

Khi chạy quảng cáo Facebook bạn sẽ cần chuẩn bị những hạng mục sau:

Tài khoản Fanpage

Lập tài khoản Fanpage là một trong những việc quan trọng hàng đầu khi bạn muốn quảng cáo Facebook. Bạn sẽ chẳng thể thực hiện chiến dịch quảng cáo nếu nếu như không có Fanpage.

Chất lượng về Fanpage ảnh hưởng đến lượng tương tác và hiệu quả quảng cáo. Vì vậy Fanpage cần xác nhận đầy đủ thông tin chứng minh uy tín của mình cùng với đó là đăng bài đều đặn từ 7-10 bài/tuần. 

Tài khoản quảng cáo 

Tài khoản quảng cáo tạo ra nhằm quản lý các chiến dịch quảng cáo. Hiện nay, tài khoản quảng cáo được chia thành 2 loại là tài khoản quảng cáo cá nhân và tài khoản quảng cáo doanh nghiệp.

  • Tài khoản quảng cáo cá nhân chính là tài khoản mặc định khi khách hàng bắt đầu tạo Facebook. Là tài khoản đại diện cho cá nhân cụ thể nên có chức năng như đăng bài, like, share,..
  • Tài khoản quảng cáo doanh nghiệp là tài khoản không có hồ sơ cá nhân chỉ để phát triển thương hiệu và tạo sự kiện và không có chức năng như like, share. Thông thường tài khoản quảng cáo doanh nghiệp sẽ được sử dụng nhiều hơn vì khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng hiệu quả, được hỗ trợ mở khóa tài khoản và được Facebook ưu tiên.

Thẻ Visa quảng cáo

Facebook chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ quốc tế nên khách hàng bắt buộc phải sở hữu thẻ Visa để chạy quảng cáo Facebook. Thẻ Visa có 2 loại:

  • Thẻ ghi nợ (Visa Debit): Là loại thẻ bạn phải nạp tiền trước rồi mới được chạy quảng cáo Facebook. 
  • Thẻ tín dụng (Visa Credit): Là loại thẻ bạn sẽ được sử dụng một khoản tiền được ứng trước rồi thanh toán sau mỗi kỳ hạn hàng tháng.

Mỗi thẻ đều có một tiện ích riêng tuy nhiên nếu bạn là người mới thì nên sử dụng thẻ Debit để dễ kiểm soát chi tiêu đồng thời tránh tăng nhanh hạn mức so với dự kiến.

Cách tạo tài khoản quảng cáo Facebook

Điều kiện tạo tài khoản quảng cáo Facebook

  • Tài khoản Facebook cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và chưa chạy quảng cáo trước đây.
  • Có đăng ký thẻ tín dụng Visa để thanh toán các chi phí quảng cáo.
  • Để tránh bị trùng IP chỉ nên tạo 1 tài khoản quảng cáo Facebook.

Tạo tài khoản quảng cáo cho cá nhân 

  • Bước 1: Chọn mục “Quảng cáo” trên giao diện Facebook cá nhân.
  • Bước 2: Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp mà  Facebook mặc định trên trang cá nhân của bạn.
  • Bước 3: Thiết lập mục tiêu sau đó chọn mục “Quảng cáo ngay” để tiến hành tạo tài khoản.
  • Bước 4: Chọn hình thức 1 trong 2 thanh toán thích hợp. Facebook chỉ chấp nhận 2 hình thức gồm: Thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ và Momo Wallet.
  • Bước 5: Điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn của hình thức thanh toán bạn chọn. Sau đó chọn “Lưu” để hoàn tất thủ tục tạo tài khoản quảng cáo cá nhân.
  • Bước 6: Đợi Facebook gửi email xác minh và hoàn thành.

Tạo tài khoản quảng cáo cho doanh nghiệp

  • Bước 1: Truy cập vào website quảng cáo Facebook dành cho doanh nghiệp.
  • Bước 2: Chọn mục “Tạo tài khoản” được hiển thị trên màn hình.
  • Bước 3: Hoàn thành đầy đủ thông tin cần thiết theo hướng dẫn rồi chọn “Gửi”.
  • Bước 4: Sau đó tại giao diện quảng cáo cho doanh nghiệp chọn “Cài đặt cho doanh nghiệp” tại menu.
  • Bước 5: Chọn mục “Tài khoản quảng cáo” ở thanh bên trái màn hình để tiến hành tạo tài khoản mới.
  • Bước 6: Điền đầy đủ thông tin về tài khoản  doanh nghiệp. Sau đó chọn hình thức doanh nghiệp.
  • Bước 7: Tiếp đến lựa chọn phương thức thanh toán các chi phí quảng cáo và điền các thông tin của thể và hoàn tất.

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Facebook

Chạy Quảng Cáo Facebook

Bạn có thể chạy quảng cáo Facebook một cách nhanh chóng hiệu quả bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tạo chiến dịch và lựa chọn mục tiêu quảng cáo.
  • Bước 2: Đặt tên cho chiến dịch quảng cáo của bạn để dễ dàng kiểm soát và đánh giá được hiệu quả mà nó mang lại.
  • Bước 3: Hoàn thành các thông tin và lựa chọn đối tượng quảng cáo phù hợp với chiến dịch của mình.
  • Bước 4: Xác định vị trí quảng cáo tùy vào mục đích để thu hút khách hàng.
  • Bước 5: Tiến hành đặt giá thầu quảng cáo và lên ngân sách. Sau đó lựa chọn 1 trong 2 hình thức thanh toán phù hợp.
  • Bước 6: Chờ Facebook kiểm duyệt và xác nhận trong một thời gian. Nếu yêu cầu của bạn được duyệt quảng cáo sẽ được tự động phân phối.

11 thủ thuật chạy quảng cáo Facebook hiệu quả

thủ thuật Chạy Quảng Cáo Facebook hiệu quả

Dưới đây là 11 thủ thuật chạy quảng cáo Facebook hiệu quả giúp bạn thu hút được khách hàng từ đó tăng thêm thu nhập.

  1. Tối ưu hóa hình ảnh quảng cáo bằng cách thiết kế hình ảnh trên ứng dụng Canva.
  2. Sử dụng hình thức quảng cáo Carousel để giới thiệu sản phẩm một các thu hút, mới mẻ.
  3. Thường xuyên cập nhật thông tin để tăng tương tác của khách hàng với Fanpage và chiến dịch quảng cáo của mình.
  4. Hình thức quảng cáo dưới dạng video sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn.
  5. Có thể sử dụng quảng cáo hình ảnh dưới dạng GIF. Hình thức này sẽ dễ dàng tiếp cận được với khách hàng hơn vì tính tối ưu và thu hút của nó.
  6. Quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng giups bạn thu thập được nhiều thông tin để tạo đối tượng tùy chỉnh. 
  7. Sử dụng Facebook Analytics. Đây là công cụ đánh giá mức độ tương tác của khách hàng với fanpage và website 
  8. Sử dụng công cụ Facebook Remarketing giúp những chiến dịch quảng cáo của bạn không lặp lại quá nhiều lần khi khách hàng chưa có nhu cầu.
  9. Tìm hiểu và làm quen với những thông số kỹ thuật như kích thước hình ảnh, độ tài của tiêu đề, đoạn mô tả và link liên kết.
  10. Tạo những quảng cáo Facebook chất lượng đáp ứng được sự tương tác với người dùng hiệu quả.
  11. Lưu ý với General Data Protection Regulation (GDPR).

Giải đáp những thắc mắc khi chạy quảng cáo Facebook

Chi phí quảng cáo Facebook mất khoảng bao nhiêu?

  •  Facebook quy định mỗi lần click của khách hàng vào quảng cáo có giá khoảng 3.000đ. Còn nếu mục tiêu quảng cáo của bạn là lượt thích thì mất 3.000đ/lần hoặc tải ứng dụng thì 15.000đ/lần tải.

Điều gì quyết định chi phí quảng cáo Facebook?

  • Chi phí quảng cáo Facebook sẽ thay đổi dựa trên các yếu tố cơ bản như: đối tượng, giá thầu quảng cáo, ngân cách quảng cáo, mục tiêu quảng cáo, vị trí đặt quảng cáo, chất lượng quảng cáo.

Hủy quảng cáo trên Facebook có bị mất phí?

  • Nếu bạn hủy quảng cáo Facebook trong thời gian chạy bạn sẽ không phải chịu bất cứ phí gì và quảng cáo sẽ dừng ngay lập tức.

Tổng kết 

Chạy quảng cáo Facebook là một trong những hình thức marketing hiệu quả nhất hiện nay, giúp cho việc kinh doanh của bạn có thể phát triển nhanh chóng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm được cách chạy quảng cáo Facebook và thực hành đạt kết quả tốt nhất. 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Giải Thích Mô Hình AIDA : Các Ví Dụ Và Mẹo Sử Dụng Mô Hình AIDA Để Lập Kế Hoạch Marketing

Open post

Giải Thích Mô Hình AIDA : Các Ví Dụ Và Mẹo Sử Dụng Mô Hình AIDA Để Lập Kế Hoạch Marketing

Mô Hình AIDA

Mô hình AIDA, mô hình marketing theo hành trình của khách hàng thông qua 4 giai đoạn gồm Nhận thức, Sở thích, Mong muốn và Hành động, có lẽ là mô hình tiếp thị nổi tiếng nhất trong tất cả các mô hình tiếp thị cổ điển. Mô hình AIDA tuy lâu đời nhưng vô cùng hữu ích, đã được sử dụng nổi tiếng bởi các công ty như Nike, Coca-Cola và Apple. 

Với doanh nghiệp vừa và nhỏ, AIDA cũng mang lại nhiều giá trị trong xây dựng phễu khách hàng và giao tiếp với họ. Cùng Jenfi tìm hiểu về mô hình AIDA, cách sử dụng và những ví dụ thực tế để thực hiện các chiến dịch tiếp thị của bạn với hiệu suất tốt hơn.

Jenfi hỗ trợ tài chính giúp doanh nghiệp SMEs, startup chạy các chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên Facebook, Google với chi phí lên đến 10 tỷ VND. Nhấp và đăng ký để bắt đầu chinh phục hàng triệu khách hàng ngay hôm nay!

Mô hình AIDA là gì?

Giải Thích Mô Hình AIDA

Mô hình AIDA xác định các giai đoạn nhận thức mà khách hàng sẽ trải qua trong quá trình mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Đó là một kênh mua hàng trong đó tâm trí của người mua sẽ trải qua các giai đoạn, dẫn đến hành động cuối cùng là mua hàng.

Mô hình AIDA bắt nguồn từ thế giới quảng cáo. Nhiều chuyên gia cho rằng Elias St. Elmo Lewis, một nhà tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo ở thế kỷ 19 đã tạo nên mô hình này. Trong các ấn phẩm của mình về quảng cáo, Lewis đã vạch ra ba nguyên tắc cốt lõi để quảng cáo hiệu quả:

“Nhiệm vụ của một quảng cáo là thu hút người đọc, để họ nhìn vào quảng cáo và bắt đầu đọc nó; sau đó để anh ta quan tâm, để anh ta sẽ tiếp tục đọc nó; sau đó để thuyết phục anh ta, để khi anh ta đã đọc nó, anh ta sẽ tin vào điều đó. Nếu một quảng cáo có ba phẩm chất thành công này thì đó là một quảng cáo thành công ”.

Trong các tác phẩm sau này, ông ấy đã thêm cụm từ “bắt đầu hành động”.

AIDA là viết tắt của những chữ gì?

Giải Thích Mô Hình AIDA

  • Attention - Nhận thức: tạo nhận thức về thương hiệu hoặc liên kết với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
  • Interest - Sự quan tâm: tạo ra sự quan tâm đến lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và sự quan tâm đủ để khuyến khích người mua bắt đầu nghiên cứu thêm.
  • Desire - Mong muốn: dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thông qua 'kết nối cảm xúc', thể hiện tính cách thương hiệu của bạn. Chuyển người tiêu dùng từ "thích" nó sang "muốn có được".
  • Action - Hành động: CTA - Di chuyển những người đã tương tác với công ty bạn để thực hiện bước tiếp theo. 

Các hành động ở bước này gồm: tải xuống tài liệu quảng cáo, thực hiện cuộc gọi điện thoại, tham gia bản tin của bạn hoặc tham gia vào trò chuyện trực tiếp, v.v.

  • Retention - Giữ chân: Tất cả chúng ta đều biết rằng đây là chìa khóa để tăng thêm doanh thu (upselling), bán kèm, giới thiệu, ... vì các công ty ngày nay đều tập trung vào giá trị trọn đời của khách hàng (LTV- Life time value).

Chữ "R" bổ sung đôi khi được thêm vào bởi một số Nhà tiếp thị để cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ liên tục để đưa ra mô hình AIDAR.

Cách sử dụng mô hình AIDA như thế nào?

Giải Thích Mô Hình AIDA

Vậy làm sao để áp dụng AIDA khi lên kế hoạch tiếp thị một sản phẩm mới/ thương hiệu mới?

Mô hình AIDA được dùng ở khía cạnh truyền thông, xác định cách công ty, cách thức và thời điểm giao tiếp với khách hàng trong mỗi giai đoạn vì người tiêu dùng sẽ sử dụng nhiều nền tảng khác nhau, ở các điểm tiếp xúc (touch point) khác nhau và yêu cầu các kiểu thông tin khác nhau xuyên suốt các giai đoạn.

Vì vậy, sử dụng AIDA là bước khởi đầu hợp lý, giúp bạn lập kế hoạch cho chiến dịch truyền thông đã nhắm mục tiêu.

Nhận thức/ Sự Chú ý

Đây là cơ hội đầu tiên và duy nhất của bạn. Cần xác định những gì sẽ thu hút nhiều sự chú ý nhất từ người dùng để họ có thể tương tác tối đa.

Nếu bạn không thể thu hút sự chú ý ngay từ đầu, bạn chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu cuối cùng là biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật sự. 

Để làm điều này một cách hiệu quả, hãy kiểm tra lại những chiến lược marketing nào nào sẽ đóng góp tốt nhất vào nhận thức về thương hiệu và thực hiện ngay từ đó. 

Ví dụ các yếu tố thu hút sự chú ý gồm:

  • Các yếu tố mang tính cá nhân hóa, chẳng hạn như tên, công ty hoặc vị trí địa lý của khách hàng tiềm năng
  • Những từ mang ý nghĩa cấp bách như: ngay bây giờ, quan trọng hoặc mới mới nhất
  • Lời đề nghị về một sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí
  • Những câu hỏi nhanh gợi sự tò mò
  • Sử dụng màu sắc và thiết kế thật bắt mắt

Quan tâm

Khi bạn đã thu hút được sự chú ý của khách hàng tiềm năng, bạn cần phải duy trì sự quan tâm của họ. Thông điệp bạn đưa ra là về họ, không phải về bạn hay sản phẩm của bạn. 

Hãy thu hút khách hàng tiềm năng của bạn theo hướng cá nhân hóa (personalized marketing), tập trung vào nhu cầu, mong muốn và điểm đau (pain point) của họ. 

Hãy sử dụng phương tiện, chẳng hạn như hình ảnh và video, có thể giúp thu hút và duy trì sự quan tâm.

Thu hút sự quan tâm là chìa khóa cho thành công của bước tiếp theo. Ở giai đoạn này, hãy sáng tạo và đừng ngại thử những ý tưởng táo bạo. Tuy nhiên, hãy sử dụng từ ngữ và hình ảnh một cách cẩn thận; nói những gì bạn cần nói để tạo ấn tượng, chẳng hạn như:

“Công cụ của chúng tôi tăng chuyển đổi lên gấp 4 lần” so với “Bạn có muốn tăng chuyển đổi lên gấp 4 lần mà không cần nỗ lực thêm gấp 4 lần không?” Bạn thấy cách nói nào thú vị, hấp dẫn hơn?

Hoặc “Sản phẩm của chúng tôi có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian” so với “Tiết kiệm thời gian và làm được nhiều việc hơn với sản phẩm của chúng tôi!”

Mong muốn

Bạn phải làm cho khách hàng tiềm năng muốn hoặc thậm chí cần sản phẩm/ dịch vụ bạn. Tạo ra một kết nối cảm xúc với sản phẩm của bạn là điều quan trọng để thực hiện bước này. Cá nhân hóa marketing sẽ giúp phát triển mong muốn này.

Vài cách để tạo ra sự mong muốn  như:

  • Ưu đãi "Chỉ một lần" hoặc "cơ hội cuối cùng"
  • Giảm giá sốc 
  • Trình bày sản phẩm của bạn như một giải pháp cho một vấn đề cụ thể
  • Tạo ra sự khan hiếm với thời gian mua hàng đếm ngược

Hành động

Cuối cùng, mô hình AIDA kêu gọi hành động. Mục tiêu cuối cùng là để khách hàng tiềm năng trở thành người tiêu dùng bằng cách như: tải xuống ngay lập tức tài liệu, tham gia danh sách nhận email, mua sản phẩm của bạn hoặc bất kỳ sự tương tác tích cực nào khác với thương hiệu của bạn.

Nếu bạn đã sử dụng các bước trước đó để chứng minh sản phẩm của bạn có thể đáp ứng mong muốn của khách hàng tiềm năng, thì điều này sẽ dẫn dắt họ tương tác với thương hiệu một cách hiệu quả. 

Một số cách dễ dàng để khuyến khích hành động:

  • Nút kêu gọi hành động
  • Mẫu đăng ký nhận bản tin
  • Cung cấp bản tải xuống có giá trị
  • Liên kết đến trang web của bạn

Ví dụ về mô hình AIDA trong thực tế

Một chuỗi cửa hàng mắt kính muốn tăng doanh số bán hàng của mình bằng cách sử dụng mô hình AIDA. 

Họ sử dụng các chiến lược sau cho từng bước của quy trình:

Nhận thức: Để tạo nhận thức về thương hiệu, doanh nghiệp quyết định sử dụng nhiều công cụ và tài nguyên kỹ thuật số hơn để tiếp cận cơ sở khách hàng của họ. 

Họ tạo ra các kênh truyền thông tích cực và chia sẻ nội dung liên quan đến sở thích có thương hiệu để tăng số lượng người biết đến cửa hàng của họ.

Sự quan tâm: Tiếp theo, doanh nghiệp phải biến sự nhận biết thương hiệu của mình thành sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của mình. 

Để làm như vậy, họ tổ chức ngày khai trương check-in với các hoạt động hấp dẫn để thu hút sự quan tâm đến sản phẩm của họ. Tại sự kiện này, họ cũng xây dựng danh sách tệp khách hàng tiềm năng bằng cách thu thập thông tin liên hệ từ những người tham dự và những người đã checkin trên mạng xã hội.

Mong muốn: Sau khi xây dựng mối quan tâm đến thương hiệu của họ, cửa hàng thực hiện các chương trình kích cầu để đảm bảo khách hàng mong muốn mua mua hàng tại cửa hàng của họ. 

Một trong những chiến lược kích cầu có thể như: mã giảm giá, mua hàng tặng quà… cho những khách hàng trong danh sách tiềm năng. 

Ví dụ về mô hình AIDA trong thực tế

Hành động: Cửa hàng sở thích bắt đầu nhận thấy doanh số bán hàng tăng lên lên do chiến lược tiếp thị của họ. 

Những khách hàng mới của họ đang “thực hiện hành động” dựa trên nhận thức, sự quan tâm và mong muốn của họ đối với các sản phẩm của cửa hàng.

Giữ chân: Cuối cùng, cửa hàng thực hiện các biện pháp để đảm bảo khách hàng hiện tại của họ trở thành khách hàng trung thành. Một chiến lược đơn giản là gửi bản tin hàng tháng với thông tin hướng dẫn, kèm theo phiếu giảm giá cho khách hàng. Điều này giúp thu hút khách hàng hiện tại quay trở lại cửa hàng.

Tại sao AIDA lại hiệu quả trong thời đại ngày nay?

Mô hình AIDA đã được chứng minh là có hiệu quả cao kể từ khi ra đời vào cuối thế kỷ 19, vì AIDA bám sát hành trình mua hàng và cảm xúc của khách hàng tiềm năng.

Mặc dù các quyết định kinh doanh thường dựa trên logic, nhưng hiệu quả kinh doanh trong thực tế không dễ dự đoán. Việc mua sắm được tiến hành bởi các cá nhân, và mọi người dễ bị lung lay bởi những yếu tố cảm tính. Hiểu các giai đoạn nhận thức trong mô hình AIDA có thể tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo của bạn.

Ai sử dụng mô hình AIDA

Mô hình AIDA đã được sử dụng nổi tiếng bởi các công ty như Nike, Coca-Cola và Apple. 

Họ hoàn thiện nghệ thuật xác định tệp người tiêu dùng của mình và nhắm thẳng vào đối tượng mục tiêu của họ. 

Các công ty này có những quảng cáo thương mại mạnh mẽ, thu hút sự chú ý trên tất cả các hình thức truyền thông (báo in, truyền hình, mạng xã hội, v.v.) để tạo ra mong muốn về sản phẩm của họ. 

Chiến lược AIDA của họ đã được chứng minh là có hiệu quả trên quy mô toàn cầu.

Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có thể học được những bài học quý giá từ việc nghiên cứu những tập đoàn đa quốc gia đã và sử dụng mô hình AIDA này. 

Bạn thử nghĩ xem, có ai thực sự cần uống Coke không? Không, nhưng Coca-Cola đã kiếm được hàng tỷ đô la bằng cách khiến chúng ta tin rằng chúng ta cần và muốn có Coke. Trên thực tế, mọi người say mê thương hiệu đến mức họ tranh cãi về chuyện Coke và Pepsi.

Kết luận

Trình bày sản phẩm của bạn như một thứ mà khách hàng tiềm năng của bạn cần, ngay cả khi họ chưa biết họ cần, là cú hích cuối cùng để họ thực hiện hành động, dẫn đến thành công của bạn. 

Hãy tận dụng mô hình này cùng nguồn vốn hỗ trợ quảng cáo từ Jenfi nếu bạn muốn có kết quả vượt trội khi tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Chiến Lược Marketing Mix: Hướng Dẫn Cách Dùng Marketing Mix 4p, 7p Trong Triển Khai Tiếp Thị

Open post

Chiến Lược Marketing Mix: Hướng Dẫn Cách Dùng Marketing Mix 4p, 7p Trong Triển Khai Tiếp Thị

Marketing Mix

Thuật ngữ "marketing mix" là một mô hình marketing cổ điển, tập trung vào 4 yếu tố lấy công ty làm trung tâm gồm: sản phẩm, giá cả, địa điểm và khuyến mại (còn được gọi là "4 P marketing mix"). Marketing mix được định nghĩa là "tập hợp các công cụ mà công ty sử dụng để theo đuổi các mục tiêu tiếp thị của mình trên thị trường mục tiêu". (Kotler, P., Marketing Management)

Lý thuyết tiếp thị xuất hiện vào đầu thế kỷ XXI, trong đó marketing mix đóng vai trò như một khuôn khổ (framework) chi phối cho các quyết định quản lý tiếp thị. Trong tiếp thị dịch vụ, marketing mix 4P mở rộng thành 7 P (sản phẩm, giá cả, khuyến mại, địa điểm, bao bì, định vị và con người). 

Hãy cùng Jenfi tìm hiểu về 2 marketing mix 4P và 7P trong bài viết sau để xây dựng chiến lược marketing tổng thể cho doanh nghiệp của bạn và tăng trưởng một cách bền vững.

Marketing Mix Là Gì - Định Nghĩa

Marketing Mix Là Gì - Định Nghĩa

Một marketing mix bao gồm nhiều khía cạnh trong kế hoạch marketing tổng thể. Thuật ngữ này thường đề cập đến bốn chữ P gồm: sản phẩm, giá cả, vị trí và khuyến mại. Việc xây dựng marketing mix giúp tổ chức thấu hiểu về sản phẩm, dịch vụ của công ty so với thị trường và đưa ra quyết định chiến lược khi tung ra sản phẩm mới hoặc sửa đổi sản phẩm hiện có.

4p Trong Marketing Mix Gồm Những Gì?

4p Trong Marketing Mix Gồm Những Gì?

Product - Sản phẩm

Sản phẩm cần được thiết kế sao cho thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Để tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả, bạn phải xác định điều gì khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh. 

Ví dụ: trong dòng điện thoại cao cấp, Samsung cạnh tranh bằng những thiết kế mới, tính năng mới, phần cứng mạnh mẽ trong khi Apple cạnh tranh dựa trên sự sáng tạo và dịch vụ đẳng cấp.

Bên cạnh sản phẩm chính, bạn cũng cần xác định các sản phẩm hoặc dịch vụ khác có thể được tiếp thị cùng, từ đó tạo thêm giá trị cho khách hàng và tăng doanh số cho công ty.

Price - Giá cả

Giá cả của sản phẩm phản ánh những gì người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để có được. Bạn có thể cân nhắc chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tiếp thị và phân phối - còn gọi là định giá dựa trên chi phí để xây dựng chiến lược giá. 

Hoặc, bạn cũng có thể dựa trên chất lượng hoặc giá trị cảm nhận của người tiêu dùng để quyết định giá bán - còn là định giá dựa trên giá trị.

Ví dụ: người dùng sẵn sàng trả vài triệu đồng để mua tai nghe Air Pod trong khi một sản phẩm OEM tương tự chỉ có giá vài trăm nghìn đồng. Đây là định giá dựa trên chất lượng.

Place - Vị trí

Điều quan trọng cần xem xét tiếp theo là nơi bán sản phẩm, dịch vụ của bạn. Các sản phẩm tiêu dùng cơ bản, chẳng hạn như hàng tiêu dùng, thường sẽ được phân phối đến các cửa hàng tiện lợi tạp hóa. Tuy nhiên, các sản phẩm tiêu dùng cao cấp thường chỉ được bán ở một vài cửa hàng sang trọng. Một cân nhắc khác là nên đặt sản phẩm trong cửa hàng thực, trực tuyến hay cả hai.

Promotion - Khuyến mại

Các chiến dịch tiếp thị bao gồm cả những hoạt động khuyến mại như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân và quan hệ công chúng. 

Bạn cần nguồn kinh phí để thực hiện các chiến dịch khuyến mại trực tuyến? Đăng ký nhận vốn dựa trên doanh thu từ Jenfi để tăng trưởng 131% một năm như các đối tác khác của chúng tôi! 

Marketing Mix Trong Kinh Doanh Dịch Vụ

Marketing Mix Trong Kinh Doanh Dịch Vụ

Không phải tất cả hoạt động marketing đều tập trung vào sản phẩm. Các doanh nghiệp dịch vụ về cơ bản rất khác so với những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm vật lý, vì vậy họ thường sẽ áp dụng cách tiếp cận lấy người tiêu dùng làm trung tâm, kết hợp các yếu tố bổ sung để mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Thông thường, 4P marketing mix sẽ được mở rộng thành 7P marketing mix trong kinh doanh dịch vụ.

7P trong marketing mix gồm những gì?

Ngoài 4P kể trên, ba chữ P bổ sung gắn liền với kiểu marketing mix có thể bao gồm: People -  con người, Process - quy trình và Physical Evidence- Bằng chứng vật lý. 

  • Con người đề cập đến những nhân viên đại diện cho công ty khi họ tương tác với khách hàng.
  • Quy trình đại diện cho quy trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng và thường kết hợp việc giám sát việc thực hiện dịch vụ để làm hài lòng khách hàng. 
  • Bằng chứng vật lý liên quan đến một khu vực hoặc không gian nơi đại diện công ty và khách hàng tương tác. Các yếu tố như nội thất, bảng hướng dẫn, cách bố trí không gian luôn được chú trọng.

Hướng Dẫn Triển Khai Chiến Lược Marketing Mix Hiệu Quả 

Hướng Dẫn Triển Khai Chiến Lược Marketing Mix Hiệu Quả

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu rõ lý thuyết về marketing mix trong tiếp thị sản phẩm, dịch vụ. Sự kết hợp các yếu tố Ps sao cho thật phù hợp với sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nhà quản lý. 

Để có thể triển khai marketing mix thật hiệu quả, bạn cần thấu hiểu về sản phẩm, thị trường, nhu cầu, mong muốn của khách hàng, và có thể kham khảo các điều kiện sau: 

Sản phẩm phải phù hợp với định vị mong muốn

Để sản phẩm có vị trí trong tâm trí người dùng và bán được hàng (hay còn gọi là định vị bán hàng), bạn cần đảm bảo các yếu tố trong marketing mix hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau. 

Sản phảm phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu

Marketing mix phải được xây dựng dựa trên tệp khách hàng mục tiêu mới đạt hiệu quả cao. Nếu bạn hướng đến người tiêu dùng là nam giới, độ tuổi từ 25-40, thu nhập cao, vậy thì bạn phải thiết kế sản phẩm sao cho có chất lượng, giá trị, và phù hợp với nhóm đối tượng này. 

Nguồn lực phù hợp với năng lực công ty

Vì kinh phí mỗi công ty đều khác nhau, bạn cần khảo sát và tìm kiếm các nguồn lực có sẵn, kinh phí phù hợp với điều kiện hiện có của công ty. 

Đảm bảo sự hòa hợp của các yếu tố P

Các yếu tố P trong marketing mix phải đồng điệu, hòa hợp với nhau. Ví dụ, nếu bạn muốn chạy quảng cáo liên tục để scale-up (đồng nghĩa với mong muốn tăng số lượng hàng bán ra, tăng doanh số), thì bạn phải chuẩn bị sẵn hàng hóa lưu kho theo dự kiến doanh số. 

Tạm kết

Markting mix là khái niệm cơ bản, trong khi sự phát triển của công nghệ ngày nay làm cho marketing phát triển đến cấp độ vi tế hơn đến từng người tiêu dùng riêng lẻ (marketing cá nhân hóa). Tuy nhiên, phần cốt lõi vẫn không hề thay đổi, vẫn là mang sản phẩm đến người dùng mục tiêu. Hiểu rõ vấn đề này kết hợp với 4P, 7P và công nghệ là chìa khóa để chinh phục khách hàng.

Câu Hỏi Về Marketing Mix

4 chữ P trong marketing mix là gì?

Bốn chữ Ps là bốn yếu tố gồm: Product -  sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ), Price - giá cả (những gì người tiêu dùng trả), Place - địa điểm (vị trí nơi sản phẩm được tiếp thị) và Promotion khuyến mại (quảng cáo).

7P marketing mix là gì?

7P trong marketing mix bao gồm sản phẩm, giá cả, khuyến mại, địa điểm, con người, quy trình và bằng chứng vật lý.

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Nguyên Tắc SMART: Hướng Dẫn Cách Thiết Lập Mục Tiêu Theo SMART& Ví Dụ Thực Tế

Open post

Nguyên Tắc SMART: Hướng Dẫn Cách Thiết Lập Mục Tiêu Theo SMART& Ví Dụ Thực Tế

Nguyên tắc SMART là gì?

Có bao giờ bạn cảm thấy bản thân đã rất cố gắng trong kinh doanh nhưng kết quả lại không đến đâu? Có thể là khi nhìn lại quãng đường 5 năm qua, công việc của bạn không tiến triển rõ rệt. Hoặc có thể, bạn đang gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bản thân, hay mục tiêu kinh doanh trong vài năm tới.

Rất nhiều người nằm trong vòng lặp: có ý tưởng kinh doanh - bắt đầu kinh doanh - không hiệu quả - tìm kiếm ý tưởng mới - nhưng kết quả đạt được lại không tương xứng công sức. Với SMART, bạn có thể trực quan hóa ý tưởng, tập trung nỗ lực, sử dụng thời gian và nguồn lực một cách hợp lý, từ đó tăng cơ hội thành công và đạt được những mục tiêu bạn muốn, dù là trong kinh doanh hay trong đời sống cá nhân.

Cùng Jenfi khám phát Nguyên tắc SMART trong thiết lập mục tiêu, và học hỏi ngay cách sử dụng SMART để đạt được mục tiêu của bạn. 

Nguyên tắc SMART là gì?

Nguyên tắc SMART là gì?

SMART là từ viết tắt từ một thuật ngữ tiếng Anh, được đề cập lần đầu tiên vào 1981 trên tạp chí Đánh Giá Quản Lý bởi George T. Doran. Để mục tiêu của bạn rõ ràng và có thể đạt được, các mục tiêu cần phải: 

  • Specific - Cụ thể (đơn giản, hợp lý, đáng để nỗ lực).
  • Measurable - Có thể đo lường được (có ý nghĩa, tạo động lực để phấn đấu).
  • Achievable - Có thể đạt được 
  • Relevant - Có liên quan (hợp lý, thực tế và có nguồn lực, dựa trên kết quả).
  • Time bound - Giới hạn thời gian (dựa trên thời gian, giới hạn thời gian, giới hạn thời gian / chi phí)

Cách Thiết Lập Mục Tiêu SMART 

Cách Thiết Lập Mục Tiêu SMART

Specific - Cụ thể

Mục tiêu của bạn phải rõ ràng và cụ thể, nếu không, bạn sẽ không thể tập trung nỗ lực hoặc cảm thấy thực sự có động lực để đạt được nó. Khi soạn thảo mục tiêu của bạn, hãy cố gắng trả lời các câu hỏi "W" (What- Why- When- Where- Who):

  • Tôi muốn đạt được điều gì?
  • Tại sao mục tiêu này lại quan trọng?
  • Những ai liên quan đến mục tiêu này?
  • Mục tiêu nằm ở đâu?
  • Những nguồn lực nào cần thiết?

Ví dụ

Giả sử bạn muốn trở thành quản lý bộ phận marketing tại công ty. Vậy một mục tiêu cụ thể là:

Tôi muốn nắm rõ những kỹ năng và kinh nghiệm trong marketing để có thể triển khai các chiến lược tiếp thị hiệu quả, dẫn dắt và quản lý đội nhóm tại bộ phận marketing và thành công trong sự nghiệp của mình.  

Measurable - Có thể đo lường được

Bạn phải có những thang đo để theo dõi tiến trình của mình và duy trì động lực. Đánh giá tiến độ của bản thân sẽ giúp bạn tập trung, hoàn thành mục tiêu trong thời hạn và cảm thấy hứng thú khi càng ngày càng tiến gần đến mục tiêu của mình.

Bạn có thể đặt những câu hỏi như:

  • Bao nhiêu?
  • Bao lâu?

Ví dụ

Bạn có thể đo lường mục tiêu trở thành quản lý bộ phận marketing bằng các chứng chỉ, khóa học và thời gian hoàn thành để đạt được kinh nghiệm trong thời gian 3 năm. 

Achievable - Có thể đạt được

Mục tiêu của bạn cần phải thực tế và có thể đạt được để thành công. Nói cách khác, mục tiêu cần khiến bạn phải nỗ lực nhưng vẫn có thể đạt được. Khi bạn đặt ra một mục tiêu có thể đạt được, bạn có thể xác định được những cơ hội hoặc nguồn lực mà trước đây bạn không lưu ý đến để giúp bạn tiến gần đến mục tiêu hơn. 

Một mục tiêu có thể đạt được thường cần giải quyết các vấn đề sau:

  • Làm sao để hoàn thành mục tiêu này?
  • Mức độ thực tế của mục tiêu đến đâu, có tính toán đến các yếu tố ảnh hưởng chưa (ví dụ: cần tiền để học các khóa học)? 

Ví dụ

Bạn có thể tự hỏi: liệu việc học các khóa học kỹ năng cần thiết để trở thành quản lý bộ phận marketing có thực tế không, dựa trên kinh nghiệm và trình độ hiện tại của bạn. Bạn có thời gian để hoàn thành khóa đào tạo không? Bạn có đủ khả năng để làm điều đó không?

Relevant - Có liên quan

Bước này nhằm đảm bảo rằng mục tiêu của bạn thật sự quan trọng đối với bạn. Một mục tiêu có liên quan và phù hợp cần giải quyết những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu này có đáng hay không?
  • Thời điểm này có phải là thời điểm thích hợp?
  • Mục tiêu này có phù hợp với những nỗ lực / nhu cầu khác của bạn không?

Ví dụ

Bạn có thể muốn trở thành quản lý marketing, nhưng thời điểm hiện tại có thích hợp để bạn tham gia các khóa đào tạo hoặc làm việc để nâng cao trình độ chuyên môn không? Bạn có chắc chắn rằng bạn là người phù hợp cho chức vụ này?

Time-bound - Giới hạn thời gian

Mọi mục tiêu đều cần thời gian hoàn thành để bạn tập trung và nỗ lực. Với thời gian giới hạn, bạn có thể sắp xếp ưu tiên để hoàn thành mục tiêu.

Hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Khi nào sẽ hoàn thành?
  • Tôi có thể làm gì sau 6 tháng?
  • Tôi có thể làm gì sau 1 tháng?
  • Tôi có thể làm gì hôm nay?

Ví dụ

Đạt được các kỹ năng để trở thành quản lý phòng marketing có thể cần bạn tham gia các khóa đào tạo hoặc kinh nghiệm làm việc bổ sung. Bạn sẽ mất bao lâu để có được những kỹ năng này?

Ưu Và Nhược Điểm Của Nguyên Tắc Smart

Ưu Và Nhược Điểm Của Nguyên Tắc Smart

SMART là một công cụ hiệu quả trong lập mục tiêu, giúp mọi thứ rõ ràng, từ đó bạn có thể tập trung và có động lực  để đạt được mục tiêu của mình. Các mục tiêu SMART dễ dàng áp dụng cho mọi người, mọi lĩnh vực, ở bất kỳ đâu.

Ở khía cạnh nhược điểm, khi hiểu sai về nguyên tắc SMART có thể khiến việc đặt mục tiêu không hiệu quả. Một số người cho rằng SMART không phù hợp đối với mục tiêu dài hạn vì thiếu tính linh hoạt, trong khi những người khác cho rằng phương pháp này sẽ kìm hãm sự sáng tạo. 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thị Trường Mục Tiêu: Phương Pháp Xác Định Đúng Nhóm Khách Hàng Và Ví Dụ Thực Tế

Open post

Thị Trường Mục Tiêu: Phương Pháp Xác Định Đúng Nhóm Khách Hàng Và Ví Dụ Thực Tế

Thị Trường Mục Tiêu

Trước khi đưa một sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường, bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai. Bạn phải tự hỏi mình, "Ai sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của tôi? Sở thích, tâm lý của họ là gì? Những người này ở thuộc giới tính nào, nhóm tuổi nào, sinh sống ở khu vực nào”.

Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn ưu tiên nguồn lực để tiếp cận họ, tăng doanh số bán hàng. Nhưng làm sao để bạn có thể xác định những nhóm khách hàng này - hay còn gọi là thị trường mục tiêu mà bạn cần hướng đến? 

Hãy cùng Jenfi xem xét kỹ hơn về thị trường mục tiêu là gì, cách tiến hành phân tích thị trường mục tiêu, một số ví dụ về thị trường mục tiêu của các thương hiệu tại Việt Nam để có thêm ý tưởng và có thể mở rộng công việc kinh doanh của mình.

Thị Trường Mục Tiêu Là Gì?

Thị Trường Mục Tiêu là gì - định nghĩa

Thị trường mục tiêu là một nhóm người tiêu dùng hoặc tổ chức, công ty có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên thị trường. Vì những nhóm khách hàng đó có khả năng muốn hoặc cần các sản phẩm và dịch vụ của bạn, nên việc công ty tập trung nguồn lực để tiếp cận họ sẽ mang lại hiệu suất kinh doanh cao nhất.

Ví dụ về thị trường mục tiêu

Giả sử bạn là một agency chạy quảng cáo trực tuyến giúp các doanh nghiệp SMEs tiếp cận khách hàng thông qua các nền tảng như Facebook, Google Ads. Trong trường hợp này, rõ ràng là bạn cần tiếp cận nhóm khách hàng là các công ty bán lẻ (B2C), chủ shop thương mại điện tử… thay vì các công ty B2B.

Tuy nhiên, xác định thị trường mục tiêu không chỉ dừng lại ở đây. Bạn biết là mỗi nhóm khách hàng của mình sẽ có những nhu cầu khác nhau. Ví dụ như công ty B2C kinh doanh mặt hàng xa xỉ, cao cấp sẽ khác với công ty B2C kinh doanh hàng tiêu dùng nhanh. 

Trong trường hợp này, bạn cần xác định nhóm khách hàng nào sẽ thật sự phù hợp đối với công ty của mình. Việc cung cấp dịch vụ cho công ty B2C quy mô nhỏ sẽ khác với công ty lớn - đây sẽ là điểm khởi đầu để bạn bắt đầu phân tích thị trường mục tiêu phù hợp cho công ty mình. 

Tại sao phải phân tích thị trường mục tiêu?

Xác định đúng thị trường mục tiêu giúp bạn xây dựng các chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả hơn. Thị trường mục tiêu là một tập hợp các cá nhân có cùng nhu cầu hoặc đặc điểm, do đó bạn có thể tập trung nhiều nguồn lực vào họ để có kết quả cao nhất. 

Sáu Bước Để Xác Định Thị Trường Mục Tiêu 

phương pháp xác định Thị Trường Mục Tiêu

Thấu hiểu các vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải

Đầu tiên và quan trọng là bạn cần hiểu rõ những vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải. Khi bạn đã biết rõ những vấn đề này là gì, bạn có thể bắt đầu tìm ra ai là người có khả năng gặp phải những vấn đề này nhất.

Ví dụ, nếu bạn kinh doanh sản phẩm chuyên chăm sóc làn da lão hóa, thì nhóm khách hàng ưu tiên sẽ là nữ giới từ sau 25 tuổi, những người đang gặp vấn đề về làn da như nhăn, có vết nám, thiếu sức sống.

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu của bạn

Sau khi liệt kê tất cả các vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải, bạn có thể bắt đầu xây dựng chân dung khách hàng và nhóm những người có nhiều đặc điểm giống nhau thành một nhóm. 

Ví dụ, trong nhóm khách hàng muốn cải thiện độ lão hóa của làn da, bạn có thể nhóm theo nhiều nhóm nhỏ dựa theo thu nhập, độ tuổi, xu hướng sống… để nhận ra nhóm nào mang lại giá trị ròng cao nhất. 

Bạn có thể đặt những câu hỏi như: Họ sống ở thành phố hay nông thôn, họ kết hôn chưa, họ có đi gym hay không?... 

Xác định những khách hàng cụ thể sẽ chi trả cho sản phẩm của bạn

Bạn hãy tự hỏi bản thân minh:

  • Ai sẽ gặp những vấn đề này nhiều nhất
  • Ai mong muốn giải quyết những vấn đề này nhất
  • Ai sẽ mất nhiều hơn nếu không giải quyết những vấn đề này

Nếu bạn xác định được nhóm khách hàng này, và chứng minh với họ là chi phí để giải quyết vấn đề thấp hơn so với lợi ích họ đạt được thì sản phẩm của bạn sẽ thu hút được sự quan tâm của họ. 

Bạn có thể khai thác các yếu tố về tinh thần, tâm lý, rủi ro… và chi phí khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Những yếu tố này tạo nên giá trị cảm nhận (customer perceived value) trong sản phẩm của bạn. 

Khám phá thị trường ngách

Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới của thị trường ngách (niche market). Ví dụ, một thị trường chăm sóc da có nhiều thị trường ngách như: trị mụn, chống lão hóa, chăm sóc da căn bản, giá cao, giá rẻ… 

Những yếu tố này sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng danh tiếng trên thị trường, thay vì phải cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu lâu năm, giàu tài chính.

Với những thông tin đã phân tích, bắt đầu phân khúc thị trường của bạn. Bạn muốn dành nguồn lực để tiếp cận với: 

  • Những kiểu khách hàng cụ thể - có danh tiếng, có giá trị theo thời gian, nam giới, nữ giới, thích mua sắm online?
  • Ở những khu vực nhất định - thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, hay các tỉnh thành lớn trong nước?

Cân nhắc về sản phẩm và dịch vụ của bạn

Để chinh phục được nhóm khách hàng mục tiêu, bạn cần suy xét liệu sản phẩm và dịch vụ của mình có ưu thế gì để giải quyết vấn đề của khách hàng? Sản phẩm của bạn có thể tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu mong muốn hay không?  

Quay lại ví dụ sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa ở trên. Để bắt đầu, việc tiếp cận những ngôi sao hoặc mega influencer mời họ dùng thử và đánh giá sản phẩm là ngoài sức của bạn. Họ sẽ không sẵn sàng để thử nghiệm sản phẩm mới để gặp rủi ro trên làn da của mình.

Do đó, chiến lược thông minh hơn là tiếp cận các micro influencer, đặc biệt những người đang gặp vấn đề về làn da để họ trải nghiệm sản phẩm.  

Bằng cách tập trung vào đúng thị trường mục tiêu là các micro influencer, bạn sẽ biết phải tham gia những hoạt động nào, dùng những chiến lược nào để chinh phục và trở nên nổi tiếng trong thị trường của mình. 

Đối thủ cạnh tranh của bạn là ai?

Nhận diện đối thủ cạnh tranh của bạn là rất quan trọng, vì vậy bạn phải biết thị trường đang có những gì, còn thiếu những gì để đáp ứng nhu cầu.

Bạn phải trả lời được câu hỏi: Tại sao tôi là lựa chọn duy nhất hoặc tốt nhất để giải quyết vấn đề này?

Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi này, bạn có thể chọn sai thị trường mục tiêu hoặc sản phẩm của bạn không phù hợp với thị trường đã chọn.ng việc hơn trước khi bắt đầu nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng của mình.

Tạm Kết

Phân khúc thị trường đ là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong chiến lược tiếp thị. Nếu bạn không biết rõ mình đang nói chuyện với ai, thói quen và hành vi của họ cũng như môi trường bạn đang nói chuyện với họ, thì chiến lược tiếp thị của bạn sẽ lãng phí và không thể hiệu quả.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Thị Trường Mục Tiêu

Các cấp độ của thị trường mục tiêu là gì?

Địa lý, nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi là bốn cấp độ phân khúc có thể giúp xác định đối tượng mục tiêu chính của doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ về thị trường mục tiêu tại Việt Nam?

Thử xem xét thương hiệu xe Vinfast tập trung vào các thị trường nào. Khách hàng mục tiêu của Vinfast được phân khúc dựa trên sản phẩm chủ lực của công ty bao gồm:

  • Đối với dòng xe cao cấp: những người có thu nhập cao, doanh nhân, tầng lớp thượng lưu, có tinh thần dân tộc, ủng hộ thương hiệu Việt.
  • Đối với các dòng xe tầm trung: những người có nhu cầu sử dụng (đi lại bằng xe cá nhân), có cân nhắc yếu tố chi phí, thu nhập trung bình, sinh sống tại các thành phố lớn.
  • Xe máy điện Vinfast: học sinh, sinh viên, những người có ý thức về bảo vệ môi trường và tài nguyên.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Insight Là Gì? Khai thác sức mạnh của Insight khách hàng để cải thiện hiệu suất kinh doanh

Open post

Insight Là Gì? Khai thác sức mạnh của Insight khách hàng để cải thiện hiệu suất kinh doanh

Insight Là Gì?

Cập nhật: 2023

Insight là gì? Insight khách hàng không chỉ dừng ở phát hiện những xu hướng trong hành vi khách hàng. Hoạt động tìm kiếm insight khách hàng phần lớn là thấu hiểu lý do tại sao khách hàng lại hành động như vậy. Với sự thấu hiểu này, bạn có thể chuyển chiến lược marketing từ trạng thái phản ứng sang chủ động, và dự đoán được hành động của khách hàng để lên chiến lược phù hợp. 

Nếu bạn đang muốn thấu hiểu khách hàng hiện tại của mình, hoặc tìm kiếm tệp khách hàng mới, hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu Insight là gì, cách để xác định được insight khách hàng. Cùng với những ví dụ thực tế và công cụ phân tích, bạn sẽ có thể nâng cấp chiến dịch marketing sắp tới của mình lên tầm cao mới.

Insight Là Gì? Thấu Hiểu Khách Hàng Là Gì?

Insight Là Gì?

Insight, Customer insight, hay “sự thấu hiểu khách hàng”, là sự hiểu biết và diễn giải các dữ liệu, hành vi và phản hồi của khách hàng thành những kết luận có thể dùng để cải thiện sản phẩm, hỗ trợ khách hàng tốt hơn, và chạy chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn.

Lấy ví dụ, một công ty mỹ phẩm thực hiện nghiên cứu thị trường, và nhận ra xu hướng nữ giới trên 30 tuổi có xu hướng tăng trong tìm kiếm sản phẩm chăm sóc da. Đây là dữ liệu mà công ty có thể sử dụng để xây dựng chiến lược tiếp thị.

Thế nhưng khi nghiên cứu sâu hơn, từ dữ liệu thị trường và từ tâm lý mỗi khách hàng, bạn có thể hiểu được những lý do bên trong tại sao nhóm này lại tăng tìm kiếm sản phẩm chăm sóc da. 

Có lẽ họ muốn cải thiện bề ngoài để tự tin hơn? Có thể họ cảm thấy cần thiết phải chăm sóc da để dễ có việc làm hơn sau đại dịch? 

Với nghiên cứu customer insight, bạn sẽ tìm được lý do thật sự có thể tạo sự khác biệt!

Ví dụ như, bạn có thể tạo chiến dịch tiếp thị tập trung vào sự tự tin khi chăm sóc da đúng cách, hoặc nữ nhân viên được thăng chức, ký được hợp đồng lớn… khi bề ngoài được chăm sóc kỹ lưỡng. 

Tại Sao Phân Tích Insight Lại Quan Trọng?

Insight là gì? Tại Sao Phân Tích Insight Lại Quan Trọng?

Có thể nói thế này: bạn càng có nhiều dữ liệu, bạn càng có thể ra quyết định chính xác hơn.

Khi thấu hiểu khách hàng của mình, bạn có thêm cơ hội cá nhân hóa và điều chỉnh sản phẩm tốt hơn, phù hợp với nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi của khách hàng. 

Theo Microsoft, các tổ chức tận dụng customer insight sẽ tăng trưởng doanh số bán hàng vượt trội hơn các doanh nghiệp trong ngành ở mức 85%.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng insight khách hàng để mở rộng sản phẩm / dịch vụ của mình, phát triển các chiến lược tiếp thị mới, tạo bản đồ hành trình mua hàng, xây dựng customer, và nâng cao các dịch vụ hiện tại. 

Vì việc sử dụng insight khách hàng có thể cải thiện trải nghiệm khách hàng, từ đó sẽ tăng doanh thu. 

Theo Microsoft: “Sự cải thiện trải nghiệm khách hàng ở mức vừa phải sẽ tạo ra mức tăng doanh thu trung bình là 775 triệu đô la trong ba năm cho một công ty có doanh thu hàng năm 1 tỷ đô la.”

Lợi Ích Insight Khách Hàng Mang Đến Cho Doanh Nghiệp

Tận dụng thông tin insight khách hàng có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, từ đó bạn có thể cải thiện chiến lược tiếp thị, thiết kế và phát triển sản phẩm tốt hơn, cải thiện dịch vụ khách hàng và tăng lòng trung thành của khách hàng. 

Khi bạn hiểu được nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng, bạn sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn và họ sẽ là những “đại sứ marketing” miễn phí cho bạn. Thêm nữa, thông tin chi tiết về khách hàng có thể giúp bạn nhận ra cơ hội phát triển, chẳng hạn như cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc phân khúc thị trường mới để nhắm mục tiêu. 

3 Công Cụ Thu Thập Insight Khách Hàng 

Với 3 công cụ dưới đây, bạn có thể dễ dàng thu thập và phân tích insight khách hàng:

  • Phân tích dữ liệu hiện có của bạn
  • Tiến hành khảo sát và phỏng vấn 
  • Tận dụng trí tuệ nhân tạo và máy học

Phân tích dữ liệu hiện có của bạn 

Phân tích dữ liệu khách hàng hiện tại có thể cung cấp thông tin chi tiết có giá trị về hành vi, sở thích và nhu cầu của khách hàng. 

Dữ liệu này có thể được sử dụng để xác định xu hướng, phát triển hồ sơ khách hàng và hiểu rõ hơn về mô hình mua hàng của khách hàng. Ngoài ra, phân tích dữ liệu khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội phát triển mới, ví dụ như cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc phân khúc thị trường mới. 

Đăng ký Jenfi Insights miễn phí để thu thập và phân tích insight khách hàng!

Khảo sát và Phỏng vấn 

Tiến hành khảo sát và phỏng vấn khách hàng có thể cung cấp thông tin insight về nhu cầu, mong muốn và sở thích của khách hàng. 

Các doanh nghiệp lớn thường thực hiện khảo sát và phỏng vấn định kỳ để hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và xác định các điểm yếu hoặc các lĩnh vực cần cải thiện. Nếu doanh nghiệp của bạn ở quy mô nhỏ, hãy thử tham khảo các báo cáo thị trường, báo cáo ngành từ các đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường như Cimigo, Statista… 

Ngoài ra, khảo sát và phỏng vấn còn có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhận được phản hồi có giá trị về sản phẩm và dịch vụ của mình.

Tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy

Trí tuệ nhân tạo và học máy có thể được sử dụng để phân tích lượng lớn dữ liệu khách hàng và xác định các mẫu cũng như xu hướng trong hành vi của khách hàng. 

Với AI, bạn có thể hiểu chính xác nhu cầu và sở thích của khách hàng, cũng như các cơ hội phát triển. Ngoài ra, AI và máy học có thể được sử dụng để đưa ra dự đoán về hành vi của khách hàng và phát triển các chiến dịch tiếp thị được nhắm mục tiêu.

Một số AI và ứng dụng giúp bạn phân tích dữ liệu insight có thể tham khảo gồm:

  • Aida: Nền tảng khách hàng được hỗ trợ bởi AI
  • CustomerGauge AI: Nền tảng khách hàng được hỗ trợ bởi AI
  • IBM Watson: Nền tảng phân tích khách hàng được hỗ trợ bởi AI
  • Salesforce Customer 360: Nền tảng trải nghiệm khách hàng được hỗ trợ bởi AI
  • Marketo AI: Nền tảng phân tích và phân khúc khách hàng được hỗ trợ bởi AI

Quá trình nghiên Cứu Insight Khách Hàng Như Thế Nào?

Nghiên Cứu Insight Khách Hàng Như Thế Nào?

Phương pháp nghiên cứu insight khách hàng hiện nay rất dễ thực hiện. Bạn không cần phải đến từng nhà để thực hiện khảo sát thị trường, hay tìm kiếm thông tin ở những Trang Vàng Doanh Nghiệp.

Các công cụ chúng ta sử dụng để quảng cáo như Facebook, Google,... chứa rất nhiều thông tin, gợi ý về hành động và thói quen của người tiêu dùng. Chúng ta còn có rất nhiều kênh, nền tảng để quan sát đời sống, mong muốn của khách hàng. 

Để nghiên cứu insight, bạn chỉ cần đặt câu hỏi, lắng nghe, và quan sát.

Nghiên cứu thị trường

Mặc dù nghiên cứu thị trường và nghiên cứu insight khách hàng là hai hoạt động khác nhau, bạn vẫn có thể dùng những thông tin khi nghiên cứu thị trường để tìm kiếm insight khách hàng.

Các phương pháp nghiên cứu như phỏng vấn nhóm tập trung giúp bạn trò chuyện trực tiếp với người tiêu dùng và hiểu lý do phía sau hành vi, cũng như tại sao họ lại quyết định mua hàng hoặc không mua hàng. 

Mặc dù trong thực tế, người được phỏng vấn có thể không nói thật 100%, nhưng kết hợp với quan sát hành vi, cử chỉ, bạn vẫn có thể thấu hiểu hơn về khách hàng.

Quan sát đánh giá của khách hàng

Đánh giá từ khách hàng cung cấp thông tin rất quan trọng về cách mà người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, những gì họ thích, không thích về sản phẩm và dịch vụ. 

Đôi khi, người dùng mô tả rất trọn vẹn toàn bộ trải nghiệm của họ về sản phẩm, bao gồm cả tình huống cụ thể khiến họ có trải nghiệm tích cực hoặc tồi tệ với sản phẩm.

Bằng cách phân tích những dữ liệu này, bạn sẽ có thông tin rất có giá trị về cách mà người tiêu dùng trải nghiệm ở các giai đoạn khách nhau trong hành trình mua hàng - sử dụng hàng hóa, những vấn đề họ gặp phải, và cách bạn có thể giải quyết chúng. 

Nghiên cứu lịch sử mua hàng

Lịch sử mua hàng có thể cung cấp thông tin về thói quen và giúp bạn giải thích được insight khách hàng.

Ví dụ, nếu một khách hàng đã đặt hàng trên trang web bán hàng của bạn, bạn có thể upsell (bán thêm) bằng cách đưa ra gợi ý mua hàng cho các sản phẩm cùng thể loại.

Hoặc, nếu một khách hàng ngưng sử dụng dịch vụ của bạn, bạn có thể xem các đánh giá tiêu cực của thương hiệu mình trên các nền tảng mạng xã hội để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. 

Dịch vụ khách hàng

Đây là một mỏ thông tin về insight khách hàng. Dịch vụ khách hàng là nơi mà công ty bạn tương tác trực tiếp với khách hàng về những vấn đề phát sinh. Với thông tin từ bộ phận này, bạn có thể biết chính xác những vấn đề xảy ra khi khách hàng tương tác, sử dụng sản phẩm của công ty bạn. 

Mạng xã hội

Các mạng xã hội là nơi có thể cung cấp thông tin chi tiết của khách hàng về những gì họ cảm nhận về sản phẩm, thương hiệu của bạn. Trên mạng xã hội, bạn có thể nghiên cứu insisght theo cả 2 chiều:

  • Chiều thụ động: sử dụng công cụ lắng nghe (Social Listening) để theo dõi những gì người dùng nói về thương hiệu của bạn.
  • Chiều chủ động: mở các seminar online để duy trì kết nối và tìm hiểu nhu cầu khách hàng. 

Công cụ phân tích insight 

Các công cụ phân tích có thể cho bạn biết người dùng dành bao lâu trên trang web, ứng dụng của bạn, họ làm gì khi trên web, họ nhấp vào những biểu tượng gì, họ lướt chuột trên những phần nào…

Khi kết hợp với dữ liệu từ các nguồn khác, những thông tin này có thể giúp bạn phát hiện ra những điểm yếu trong hành trình khách hàng trên trang web hoặc ứng dụng của bạn.  

Công cụ chuyên nghiên cứu insight 

Các công cụ chuyên biệt về nghiên cứu insights sẽ giúp bạn tổ chức, sắp xếp và phân tích dữ liệu nhanh hơn nhiều. Các công cụ này phù hợp với doanh nghiệp không có nhân viên chuyên nghiên cứu insight.

Các phần mềm nghiên cứu insight sẽ tích hợp với các công cụ mà bạn đang dùng và có thể cung cấp các báo cáo tóm tắt với thông tin từ các nguồn khác nhau.

3 Cách Áp Dụng Insight Khách Hàng Để Cải Thiện & Phát Triển

Sau khi thu được insight, bạn có thể áp dụng vào nhiều khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp. Với 3 gợi ý áp dụng insight dưới đây sẽ giúp bạn nhận lại được kết quả rõ rệt và nhanh nhất.

  • Cải thiện thiết kế và phát triển sản phẩm 
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng 
  • Tối ưu hóa chiến lược quảng cáo

Cải thiện thiết kế và phát triển sản phẩm

Với insight khách hàng, bạn có thể xác định chính xác nhu cầu và sở thích của khách hàng, cũng như các pain-point và sử dụng thông tin này để ra các quyết định thiết kế và phát triển sản phẩm. 

Ví dụ: doanh nghiệp có thể sử dụng phản hồi của khách hàng để bổ sung thêm tính năng cho sản phẩm, hay xóa một tính năng khỏi sản phẩm. Nhờ vào đó, sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, dẫn đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng cao hơn.

Cải thiện Dịch vụ Khách hàng

Thông tin chi tiết về khách hàng cũng có thể được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng. 

Bạn có thể xác định những vấn đề khách hàng thường xuyên gặp phải khi sử dụng dịch vụ khách hàng và phát triển các chiến lược để giải quyết chúng. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng insight để xác định sở thích của khách hàng và phát triển trải nghiệm dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa. 

Ví dụ: một số khách hàng thích tự tra cứu thông tin về sản phẩm, dịch vụ… trước khi liên hệ doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể tạo bot dịch vụ khách hàng tự động hoặc những kho tài nguyên như bài viết, video.. để trả lời các câu hỏi từ khách hàng.

Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị 

Insight khách hàng có thể được sử dụng để tinh chỉnh chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. 

Bằng cách phân tích phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp có thể thu được những hiểu biết có giá trị về sở thích, mối quan tâm và hành vi của khách hàng. 

Thông tin này có thể được sử dụng để tạo các thông điệp tiếp thị được nhắm mục tiêu, phát triển các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn và tối ưu hóa các kênh quảng cáo. 

Ngoài ra, thông tin chi tiết về khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội tiềm năng để phát triển, cũng như các lĩnh vực cải tiến tiềm năng.

Tạm kết

Tóm lại, thông tin chi tiết về khách hàng có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của họ, cũng như khai thác sức mạnh của thông tin chi tiết về khách hàng để cải thiện thiết kế và phát triển sản phẩm, dịch vụ khách hàng và chiến lược tiếp thị. 

Bằng cách thu thập và phân tích phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp có thể thu được thông tin chi tiết có giá trị về nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng, cho phép họ tạo ra những trải nghiệm phù hợp và cá nhân hóa hơn, có thể mang lại sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng cao hơn. 

Ngoài ra, thông tin chi tiết về khách hàng có thể giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội tiềm năng để phát triển và cải thiện, cũng như phát triển các chiến lược để tối ưu hóa các nỗ lực tiếp thị của họ. Với những hiểu biết đúng đắn về khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa trải nghiệm khách hàng của họ lên một tầm cao mới.

Câu Hỏi Thường Gặp

Loại dữ liệu khách hàng nào có thể được sử dụng để tạo thông tin chi tiết về khách hàng?

Dữ liệu khách hàng có thể được sử dụng để tạo thông tin chi tiết về khách hàng bao gồm nhân khẩu học của khách hàng, hành vi mua hàng, phản hồi của khách hàng và phân tích trang web. Dữ liệu này có thể cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết có giá trị về khách hàng của họ là ai, họ muốn gì và cách họ tương tác với doanh nghiệp.

Có những cách nào để thu thập và phân tích insight khách hàng?

Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp như: khảo sát, thăm dò ý kiến, phỏng vấn, nhóm tập trung, phân tích trang web và phản hồi của khách hàng. Để phân tích dữ liệu, doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích văn bản và phân tích tình cảm để tìm insight, cũng như các công cụ báo cáo và trực quan hóa để xác định xu hướng trong dữ liệu khách hàng.

Đăng ký sử dụng tính năng Jenfi Insights MIỄN PHÍ để thấu hiểu khách hàng của bạn ngay hôm nay!

jenfi insights

Chủ đề liên quan: Phản hồi của khách hàng, Nhu cầu khách hàng, điểm đau của khách hàng, Sáng kiến dịch vụ khách hàng, Bot dịch vụ khách hàng tự động, hành trình của khách hàng, Trải nghiệm khách hàng, Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), Nhận thức về thương hiệu, Trải nghiệm người dùng (UX), Nghiên cứu thị trường, Cá nhân hóa

 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 4 31 32 33
Scroll to top