Open post

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

FUD là một trong những hội chứng tâm lý phố biển trong lĩnh vực đầu tư tài chính, nhất là trên thị trường Crypto, Forex. FUD, FOMO chính là “thủ phạm” khiến cho nhiều trader điêu đứng dẫn đến mất tiền thậm chí là phá sản. Vậy FUD là gì? Sẽ thế nào nếu bạn đang mắc hội chứng FUD và làm thế nào để trader không bị hội chứng này hạ gục? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây để có cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!

1. FUD là gì?

1.1 Định nghĩa FUD

FUD trong tiếng Anh là cụm từ: Fear – Uncertainty – Doubt, chỉ những hiệu ứng tâm lý không ổn định, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là: Sợ hãi - Không chắc chắn và Nghi ngờ. FUD là hội chứng tâm lý không ổn định của những nhà đầu tư trước những thông tin bất lợi trên thị trường tiền điện tử nói chung hay một loại tiền điện tử nhất định nói riêng. Có thể kể đến 1 vài ví dụ như đồng USDT & rất nhiều đồng crypto khác. 

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

1.2 FUD được tạo ra như thế nào? 

FUD thường được lan truyền đến cộng đồng thông qua những kênh truyền thông lớn từ các KOLs (những nhân vật có ảnh hưởng). FUD tác động mạnh đến nhận thức của trader khiến họ luôn trong trạng thái lo lắng, nghi ngờ, không yên lòng và luôn sợ thiệt hại nếu không hành động giống những người xung quanh. FUD như một công cụ để “truyền bá những nỗi sợ hãi”. Mặc dù những thông tin theo chiều hướng xấu đó được phát tán từ những nguồn không xác định và chưa được kiểm chứng. Những fake news là không chính thống, được tung ra có mục đích và hướng đến lợi ích của những người muốn thao túng thị trường. Họ cố tình lan truyền những tin “ảo” ra cộng đồng, khiến nạn nhân ra quyết định thiếu lý trí và từ đó thu về lợi nhuận.

Khi trader để FUD chi phối, họ có xu hướng bán tháo đồng coin mình đang sở hữu, bất chấp giá hiện tại của nó là bao nhiêu. Hành động này gây nên hiệu ứng Panic Sell ( bán tháo ồ ạt) khiến cho giá trị của đồng coin đó bị giảm mạnh đột ngột trong một thời gian ngắn.

Ngoài lĩnh vực tài chính, FUD cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như chính trị, truyền thông, marketing...như một chiến thuật tung các thông tin giả, chưa được xác thực để gây định hướng nhận thức, nhắm đến những nhóm đối tượng nhất định nhằm tao túng thị trường. 

Bạn nghĩ mình đã từng mắc phải hội chứng FUD chưa? Mình nghĩ rằng ai cũng từng ít nhất một lần là FUDer rồi đó!

1.3 Lịch sử ra đời của FUD

Theo một số tài liệu chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư tài chính, khoảng từ giữa những năm 70 của thế kỷ 20, FUD bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên bởi một kỹ sư máy tính có tên Gene Amdahl. Sau khi nghỉ việc ở IBM và thành lập công ty mới, Gene Amdahl chính là người đã đưa ra khái niệm FUD để nhắc đến việc người chủ cũ đã nói xấu công việc kinh doanh mới của mình như thế nào.

Đến những năm 80, FUD được xem là một chiến lược cạnh tranh truyền thông “bẩn” mà các doanh nghiệp sử dụng để loại bỏ đối thủ cạnh tranh của mình.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường Crypto, FUD ngày càng trở nên phổ biến và có cơ hội xuất hiện nhiều hơn. 

1.4 FUD mang lại lợi ích cho ai?

Cần xác định rõ, FUD không phải được hình thành tự nhiên mà là hoạt động có chủ đích. Những KOLs hay những nhóm cá mập đang thao túng thị trường sẽ là những người hưởng lợi chính từ FUD. Chỉ cần các KOLs lớn đồng loạt đẩy một số thông tin tiêu cực lên các mạng xã hội như Telegram, Facebook, Twitter, …thị trường chắc chắn sẽ dậy sóng với nỗi lo sợ bao trùm. Họ dùng thủ thuật này để kéo giá xuống sau đó gom hàng, sau đó sử dụng chiến thuật FOMO để chốt lời.

KOLs - là những tổ chức, cá nhân hay những nhà đầu tư tài chính có tầm ảnh hưởng nhất định trên thị trường. Họ có khả năng kiểm soát hoặc có tác động lớn lên các kênh truyền thông lớn. Dùng sức ảnh hưởng của mình để tác động đến nhiều trader nhất có thể. Có thể thấy, FUD là chiến lược có tính toán để tạo nên hiệu ứng Panic Sell, từ đó thu về lợi nhuận từ kết quả định hướng sân chơi của mình.

Tham khảo thêm những chiến lược đầu tư tài chính ở đây: Hướng dẫn chiến lược đầu tư tài chính căn bản 2022

Với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ có thể chọn đầu tư dài hạn với chiến thuật Hold coin (không bán xả ngay cả khi thị trường biến động giảm giá ở mức thấp). Tuy nhiên, với những nhà đầu tư mới hay nhà đầu tư nhỏ lẻ, hầu hết đều sẽ bị ảnh hưởng bởi FUD và chuyển nguồn lợi nhuận sang những nhóm chủ đích thao túng thị trường như đã nhắc đến ở trên.

2. Mối quan hệ giữa FUD và FOMO

FOMO (Fear Of Missing Out) là hội chứng dành cho những người sợ mình bị bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu của đám đông. Nỗi sợ này thúc đẩy họ nhanh chóng đưa ra những quyết định mà chưa tìm hiểu kỹ. Tất nhiên, kết quả thu về sẽ không đạt kỳ vọng và dẫn đến hậu quả là mất tiền. 

Cũng giống như FUD, FOMO không tự nhiên được hình thành mà đây là chiến lược có chủ đích từ một nhóm đối tượng nhất định. Thường là những nhà đầu tư muốn lôi kéo thêm nhiều người vào để đẩy giá lên cao với mục đích tạo thanh khoản để chốt lời.

FOMO và FUD là công cụ rất lợi hại được các tổ chức, các nhân có tầm ảnh hưởng trong thị trường tiền điện tử áp dụng để tạo ảnh hưởng đến nhiều trader nhất có thể. Mang lại những lợi ích riêng theo chủ đích của họ. Nếu như FOMO khiến giá tăng thì FUD lại làm cho giá giảm.

3. Các biểu hiện khi mắc hội chứng FUD

Thông thường, đa số FUDer là những người mới ít kinh nghiệm và có những dấu hiệu như sau:

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

Ngoài ra, hầu hết những người mắc hội chứng FUD và FOMO thường sẽ suy nghĩ thiên về hướng tiêu cực và hùa theo số đông kiểu như: “Nhiều người tầm cỡ cũng tham gia, chắc là sẽ không bị lừa”, “Nhiều người đầu tư chốt lời rồi, mình không chớp thời cơ thì khi nào mới giàu lên được” hoặc “Thị trường đang bán tháo hết rồi, mình càng giữ càng lỗ sâu”.

4. Ví dụ về hội chứng FUD được sử dụng để “lùa gà” như thế nào?

Ví dụ cụ thể sau đây về hội chứng FUD trên các thị trường tài chính để bạn hiểu rõ hơn về FUD, biết đâu bạn sẽ nhận ra mình đã từng bị “lùa gà” như thế nào:

Bạn vào lệnh mua token B và đang chờ tăng giá để bán. Bỗng nhiên xuất hiện tin tức đồng B bị delist cùng hàng loạt những thông tin bán tháo liên tục từ những anh em cùng vào lệnh. Thông tin trên các nhóm truyền thông thường xuyên và KOLs được bàn luận rất nhiều. Hầu hết cộng đồng đều đang hoang mang nếu đồng B bị gỡ khỏi sàn giao dịch thật thì khả năng mất trắng sẽ rất cao. Lúc này, tâm lý của bạn sẽ chỉ còn tập trung đến việc bảo toàn tài sản của mình và nhanh chóng mong muốn bán tháo để chịu mức lỗ ít nhất có thể. Nhiều người cùng nghĩ như bạn dẫn đến nhu cầu bán RA cao, giá đồng B giảm thấp là điều dễ hiểu.

Sau khi bán ra, bạn nhận thấy đồng B vẫn tiếp tục tồn tại trên sàn, không bị delist và giá lại tăng lên dần dần, cao hơn nhiều so với lúc bạn bán ra.

Thêm một vài ví dụ về sự kết hợp cả FOMO và FUD trong thời gian vừa qua:

4.1 Thị trường Crypto

Theo số liệu thống kê thì có đến khoảng 67% số lượng đồng Dogecoin lưu hành trên thị trường đang nằm trong tay những cá mập. Đồng nghĩa rằng việc thổi giá lên hoặc đạp giá xuống đều nằm trong luật chơi của họ. Chỉ cần các cá mập bán tháo một phần số lượng coin đang sở hữu thì sẽ tạo hiệu ứng FUD, khiến nhiều trader lo lắng và bán tháo theo. Sau đó gom coin với số lượng lớn và tạo hiệu ứng FOMO để kéo giá lên.

4.2 Thị trường chứng khoán

Cổ phiếu của một số ngân hàng lớn như Techcombank, MBBank từng được đẩy giá lên rất cao. Những báo cáo lợi luận lời liên tục khiến nhiều số lượng trader đầu tư ngày càng lớn. Một thời gian sau, giá trị của các cổ phiếu này lại tụt giảm, khiến nhiều người lao vào theo hiệu ứng FOMO đang đu đỉnh. Họ không đủ sức gồng lỗ và phải cắt lỗ là điều đương nhiên.

4.3 Thị trường Forex

Forex là một trong những thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thông tin. Tin tức được đưa ra liên tục và lẫn lộn giữa tin thật, tin giả. Nếu nhà đầu tư không giữ vững lập trường thì chắc chắn rất có thể vì FUD mà dừng giao dịch phá vỡ các quy tắc đặt ra ban đầu.

5. FUD và FOMO có phải lúc nào cũng xấu?

Như đã phân tích ở trên, FUD và FOMO bản chất đều là những chiến thuật có tính toán để đạt được lợi ích nhất định. Chính vì vậy, FUD và FOMO không phải lúc nào cũng xấu hay chỉ mang đến những điều tiêu cực. Nếu như những nhà đầu tư có kiến thức, nhiều kinh nghiệm và biết dùng lý trí để quan sát và nhận định, bạn hoàn toàn có thể kiếm được lợi nhuận từ FOMO và FUD.

Hiểu về tính mùa vụ và những đợt biến động, thăng trầm của thị trường tiền điện tử, các nhà đầu tư có thể tự đưa ra được những phân tích, dự đoán và có cách ứng phó kịp thời để hạn chế rủi ro thua lỗ, bảo toàn tài sản và thu về lợi nhuận. Ví dụ, nếu bạn cùng với những kinh nghiệm và kiến thức của mình nhận định các tin tức trên thị trường đang có sẽ tác động khiến đồng coin này tăng giá. Hãy nhanh chóng lướt sóng và thoát khỏi thị trường trước khi giá đạt đỉnh. Hoặc bạn cũng có thể tận dụng lúc mọi người đang lo sợ với FUD thì nhanh chóng mua vào và bán ra trước khi cá mập hay các KOLs nhảy vào thao túng giá.

6. Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

Để tránh mắc phải những sai lầm, trở thành miếng mồi ngon cho các cá mập hay bị “lùa gà”, các nhà đầu tư, nhất là những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm cần nắm rõ được những nguyên tắc sau đây: 

FUD là gì? Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua "mùa đông thị trường"

6.1 Có hiểu biết và phân tích để hiểu rõ về thị trường đầu tư

Hiểu về thị trường sẽ giúp các nhà đầu tư giữ vững tâm lý hơn là một nguyên tắc nền tảng quan trọng trong đầu tư tài chính. Ngay cả những trader có nhiều kinh nghiệm cũng chưa chắc đã hiểu rõ toàn bộ thị trường. Và chính sự chủ quan đôi khi sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và trở thành FUDer.

Nếu là một người mới bước chân vào thị trường, bạn cần xác định rõ rằng bất kể thị trường nào cũng đều tồn tại song song cả cơ hội đầu tư và rủi ro. Khi chưa thực sự có nhiều hiểu biết về thị trường, nếu thấy xu hướng tăng giá đột biến, tốt nhất bạn nên nằm ngoài “cuộc chơi” này và hướng tới những cơ hội khác an toàn hơn.

6. 2 Đầu tư có kế hoạch và kiên định với mục tiêu đã đặt ra

Ngay từ khi xác định bước chân vào thị trường, bạn cần xác định kế hoạch đầu tư với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng để giữ vững được tâm lý. Bạn xác định đầu tư dài hạn, ngắn hạn hay trung hạn? Dù là cách nào thì cũng luôn cam kết với kế hoạch đó, tránh để FUD hay FOMO tác động làm mất kiểm soát và thay đổi kế hoạch ban đầu.

Kiên định với mục tiêu đã đặt ra là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành bại của hầu hết các nhà đầu tư. Kiên định sẽ giúp bạn tránh mắc phải các lỗi ra quyết định ngoài tầm kiểm soát của bản thân.

6.3 Tiếp nhận thông tin có chọn lọc

Việc tham gia vào các hội nhóm trên những nền tảng mạng xã hội hay theo dõi tin tức là điều cần thiết. Tiếp nhận nhiều nguồn thông tin các nhau giúp bạn nhạy bén hơn với thị trường. Tuy nhiên, cần xác định rõ hãy phải tiếp nhận thông tin có chọn lọc và đừng để bị hoang mang bơi fake news - đòn tâm lý chính của FUD.

Một tips nho nhỏ dành cho những nhà đầu tư coin là nên follow Twitter của những Founder dự án. Tất nhiên là những tài khoản chính chủ, vì họ sẽ đưa ra những thông tin chính xác nhất về đồng tiền đó.

6.4 Biết cách quản lý vốn hợp lý

Quản lý vốn hiệu quả sẽ phần nào giúp bạn giảm thiểu được rủi ro do tác động của FOMO và FUD gây ra. Khi có khoản lợi nhuận ổn định và không bị ảnh hưởng nhiều bởi nỗi lo tài chính. Bạn sẽ nắm được thế chủ động và FUD, FOMO lúc này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tâm lý giao dịch của bạn.

6. 5 Cắt lỗ, chốt lời đúng thời điểm

Biết cách cắt lỗ, chốt lời đúng thời điểm sẽ giúp bạn đứng ngoài cuộc chơi của các KOLs hay cá mập với cuộc với FUD, FOMO. Cắt lỗ, chốt lời đúng lúc sẽ giúp bạn giữ được một số vốn nhất định để tìm cơ hội đầu tư khác. Hãy nhớ thiết lập điểm dừng lỗ stop loss, điểm vào lệnh, điểm bán ra là bao nhiêu… trước khi giao dịch. 

6.6 Xác định phong cách đầu tư của riêng mình

Phong cách tạo nên sự khác biệt. Hãy xây dựng một phong cách đầu tư của riêng mình và cố gắng không để bị tác động nhiều từ bên ngoài. Đầu tư theo một phong cách nhất quán sẽ nhanh đến đích hơn là đầu tư dò đường không theo một phong cách nào hay kết hợp quá nhiều cách trade khác nhau. FUD là gì? Hiểu về FUD, bạn sẽ nhận ra đây cũng chỉ là một hội chứng tâm lý trong đầu tư tài chính. Chỉ cần nhà đầu tư sáng suốt và có chịu khó tìm tòi kiến thức, FUD sẽ không chỉ mang đến những tiêu cực. Mong rằng bạn sẽ là những nhà đầu tư sáng suốt để tìm được cho mình những cơ hội đầu tư và thu về nhiều kết quả tích cực.

Hi vọng bài viết trên từ Jenfi đã giúp bạn hiểu được Fud là gì. Qua đó, chúng ta sẽ có chiến lược phân bổ nguồn vốn đầu tư của mình phù hợp. Đồng thời, nhà đầu tư cũng có sự chuẩn bị cho những đợt mùa đông tiếp theo vững chải hơn.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, được sử dụng nhiều trong các báo cáo tài chính. Vậy thế nào là vòng quay vốn lưu động? Vòng quay vốn lưu động được tính như thế nào, có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp? Jenfi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số này cũng như đề xuất một số cách giúp bạn quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả mà các chủ doanh nghiệp cần biết.

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng anh là Working Capital. Đây là nguồn vốn có sẵn trong ngắn hạn của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời cho những hoạt động liên tục như: Thanh toán lương nhân viên; Mua nguyên vật liệu; Thanh toán các khoản thuế, nợ đến hạn của doanh nghiệp,...Vốn lưu động còn có tên gọi khác là vốn luân chuyển do có tính thanh khoản cao. Đây được coi là nguồn tài sản đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp vận hành bình thường.

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Một khái niệm khác mà chủ doanh nghiệp cần lưu ý là vốn lưu động ròng. Khái niệm này khác hoàn toàn so với vốn lưu động ở trên. Tìm hiểu về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này ở đây: Vốn lưu động ròng là gì? Vốn lưu động ròng và vốn lưu động khác ra sao?

Cho dù doanh nghiệp hoạt động tạo ra doanh thu rất lớn nhưng không có nguồn vốn lưu động đảm bảo thì khả ảnh hưởng đến quá trình sản xuất là rất lớn. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tạm ngưng hoạt động trong một thời gian nhất định.

2. Vòng quay vốn lưu động là gì?

Vòng quay vốn lưu động (tiếng Anh: Working capital turnover) là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, từ giai đoạn sản xuất đến khi thành phẩm, bán ra thị trường và thu hồi vốn quay lại tài khoản của doanh nghiệp. 

Vòng quay vốn lưu động là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chúng phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể hoàn thành bao nhiêu chu kỳ kinh doanh và luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm. 

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Vòng quay vốn lưu động càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tốt và ngược lại. Vòng quay vốn lưu động thấp cho thấy khả năng chuyển hóa vốn và lưu thông hàng hoá chậm, phản ánh sự yếu kém trong kinh doanh của doanh nghiệp. 

Tìm hiểu về bí quyết xoay vốn hiệu quả tại đây:7 Bí Quyết Xoay Vốn Cực Hiệu Quả Dành Cho Startup Và Doanh Nghiệp Nhỏ

Thông thường, do tính thanh khoản hàng hóa nhanh nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại sẽ có vòng quay vốn lưu động cao hơn. Ngoài ra, họ cũng không bị chôn vốn vào hàng tồn kho hay  chi phí sản xuất nhiều như các doanh nghiệp sản xuất.

3. Ý nghĩa của vòng quay vốn lưu động với doanh nghiệp

Vòng quay vốn lưu động đóng vai trò quan trọng, đánh giá tình hình phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Nếu vòng quay vốn lưu động cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuận phát triển, dòng tiền ổn định. Ngoài ra, điều này cũng chứng tỏ doanh nghiệp đang làm tốt các hoạt động quản lý tốt hàng tồn kho, xử lý nợ công và bán hàng. Doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn nhanh, tăng cường quay vòng vốn để đẩy mạnh kinh doanh.
  • Nếu vòng quay vốn lưu động nhỏ hoặc về số âm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề. Tỷ lệ lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hàng tồn kho lớn và hoạt động bán hàng trì trệ. Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra doanh thu chậm từ đó kéo theo lợi nhuận thấp. Lúc này những người đứng đầu doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các quyết định mới để cải thiện tình hình kinh doanh theo chiều hướng tích cực hơn. 

Mỗi một ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có chỉ số vòng quay vốn lưu động khác nhau. Nhưng tựu chung, chúng là chỉ số phản ánh tình hình “sức khoẻ” của doanh nghiệp. Cho thấy doanh nghiệp luân chuyển bao nhiêu lần vốn lưu động trong một năm? Doanh nghiệp có đang phát triển không? Từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình kinh doanh.

4. Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

4.1 Công thức tính vốn lưu động

Vốn lưu động được tính theo công thức đơn giản như sau: 

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn: Là tài sản Tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau như: Tiền mặt, hàng hoá có thể bán ngay, các khoản đầu tư,...thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
  • Nợ ngắn hạn: Bao gồm các khoản nợ doanh nghiệp phải phải trả trong thời ngắn hạn như: Nợ ngân hàng, nợ đối tác,...

4.2 Công thức xác định vốn lưu động bình quân

Tổng vốn lưu động trong 12 tháng chia đều cho 12 tháng được gọi là Vốn lưu động bình quân. Công thức tính như sau:

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Tổng vốn lưu động trong 12 tháng: Tổng vốn lưu động từ tháng 1 đến tháng 12

4.3 Công thức xác định vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động được tính toán theo công thức như sau:

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

Trong đó, doanh thu thuần là doanh số bán hàng sau khi trừ đi các chi phí như: Giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu, hàng trả lại…của doanh nghiệp

5. Cách quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả

Tầm quan trọng của vòng quay vốn lưu động thúc đẩy những người đứng đầu doanh nghiệp không ngừng cải tiến nhằm cải thiện chỉ số này. Theo các chuyên gia kinh tế, để quản lý vòng quay vốn lưu động hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng đến những yếu tố sau đây:

Công thức tính vòng quay vốn lưu động mà các chủ doanh nghiệp cần biết

5.1 Quản lý tiền mặt

Nguồn tiền mặt để giải quyết những bài toán tức thời trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Quản lý tốt nguồn tiền mặt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội mới giúp tăng trưởng doanh thu.

Những người làm chủ cần nắm rõ dòng tiền mặt hiện có là bao nhiêu. Từ đó phân bổ các hoạt động sản xuất, bán hàng hợp lý và kịp thời bổ sung thêm để đáp ứng các khoản chi phí phát sinh khác trong quá trình kinh doanh. Tùy theo tình thực tế, doanh nghiệp cần xác định được lượng tiền tối thiểu luôn phải đảm bảo để xử lý các phát sinh trong hoạt động thường ngày.

5.2 Quản lý hàng hoá tồn kho

Hàng tồn kho quá lớn sẽ làm đình trệ và đóng băng dòng tiền chuyển đổi thu về. Ảnh hưởng rất lớn đến những kế hoạch của doanh nghiệp từ duy trì đến phát triển. Có thể nói, hàng tồn kho là yếu tố chính khiến cho vòng quay vốn lưu động chậm lại. Doanh nghiệp cần nắm được chính xác tình hình hàng hoá của mình, số lượng tồn kho trong tháng là bao nhiêu, nguyên nhân tồn kho,...Từ đó đưa ra những quyết sách giải quyết như hạn chế sản xuất mặt hàng đang tồn, đẩy mạnh truyền thông, tập trung nguồn lực cho bán hàng. 

Doanh nghiệp nên chú trọng đến số liệu bình quân các thời điểm trong năm và đưa ra ngưỡng tồn kho. Khi tồn kho vượt ngưỡng, cần nhanh chóng điều chỉnh hướng kinh doanh để quay vòng vốn.

5.3 Quản lý nợ tồn đọng

Nợ cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vòng quay vốn lưu động. Đây là vấn đề phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay.

Các khoản nợ cần nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt để bổ sung vào nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp. Nếu không, chúng sẽ là nguyên nhân khiến cho vòng quay vốn lưu động bị chậm lại. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các khoản công nợ để cân đo khối lượng tài chính nội bộ. Tiến hành các hoạt động thu hồi nợ kịp thời, đảm bảo hoàn thành công nợ theo dự kiến. Từ đó giúp doanh nghiệp ổn định nguồn vốn lưu động, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.

6. Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Kỳ luân chuyển vốn lưu động là số liệu phản ánh 1 vòng quay vốn lưu động cần mất bao nhiêu thời gian. Từ đây, doanh nghiệp có thể tính toán lượng vốn lưu động cần sử dụng cho từng thời kỳ. Đảm bảo tận dụng tối đa các nguồn lực còn lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động này càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

7. Vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý?

Vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào mô hình hoạt động và định hướng sản xuất của từng doanh nghiệp. Chính vì vậy không có con số chung để đánh giá vòng quay vốn lưu động bao nhiêu là hợp lý. Nếu một doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt vốn cho những hoạt động thông thường như trả lương nhân viên, mua nguyên vật liệu,...thì đó là dấu hiệu cho thấy vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp đang rất thấp.

Doanh nghiệp cần dựa trên những dữ liệu từ tình hình thực tế để tính vòng quay vốn lưu động và đưa ra các phân tính, định hướng phát triển phù hợp. 

Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh chủ đề vòng quay vốn lưu động, công thức tính cũng như ý nghĩa của chúng. Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn trong thực tế. Hiểu được ý nghĩa của vốn lưu động và công thức tính vòng quay vốn lưu động kết hợp với thực tế nội bộ cụ thể sẽ giúp hoạt động quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Đừng bỏ qua những bài viết từ Jenfi để bổ sung những kiến thức hữu ích liên quan đến quản lý doanh nghiệp & tài chính nhé! 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì? Phương pháp quản lý tài chính hiệu quả luôn là chủ đề khó với đa số mọi người. Quản lý tài chính hiệu quả chắc chắn sẽ giúp bạn có một tương lai và cả hiện tại thành công hơn. Cùng Jenfi thử tìm hiểu và áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, một trong những phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh và đem lại hiệu quả tối ưu đã được kiểm chứng. Quy tắc này nổi tiếng trên toàn thế giới và được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả mà chúng đem lại. 

1. Tại sao cần chú trọng đến quản lý tài chính?

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

Quản lý tài chính hay nói cách khác là quản lý tiền bạc là việc kiểm soát dòng tiền ra, vào theo những chu kỳ nhất định. Dù quản lý tài chính cá nhân hay quản lý tài chính doanh nghiệp, việc nắm rõ dòng tiền là điều quan trọng. Nhận thức rõ được tình hình tài chính thực tế của bản thân từ đó lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Quản lý tài chính hiệu quả mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống và mang đến những điều tốt đẹp hơn như sau:

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống. Đáp ứng các nhu cầu cá nhân một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất
  • Chủ động giải quyết được những khó khăn ở thời điểm hiện tại.
  • Tránh được việc rơi vào hoàn cảnh nợ nần do chi tiêu mất kiểm soát.
  • Có nguồn ngân sách dự phòng cho tương lai và trong những hoàn cảnh cần thiết. Hướng đến tự do tài chính.

2. Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ là một trong những phương pháp quản lý tài chính kinh điển nhất trên thế giới. Kỳ vọng mang đến cho những người áp dụng có thể quản lý tiền bạc một cách thông minh nhất và hướng tới sự tự do tài chính. Bên cạnh đó, bạn có thể vừa áp dụng quy tắc này với những ứng dụng giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng.

Tham khảo ngay ở bài viết này: Top 5+ Ứng Dụng Quản Lý Tài Chính Miễn Phí Cho Doanh Nghiệp 2022

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

Quy tắc 6 chiếc lọ cũng được biết đến với tên gọi: Phương pháp JARS, hướng dẫn người dùng chia đều quỹ tài chính thành 6 phần khác nhau. Mỗi phần tương ứng với một lọ và mang một ý nghĩa riêng biệt. 6 chiếc lọ đều là những nguyên tắc cơ bản và có thể áp dụng cho bất kỳ cá nhân nào, ở mức độ tài chính ra sao một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Quỹ chi tiêu cần thiết (55%)
  • Quỹ tự do tài chính./Đầu tư tự do (10%)
  • Quỹ đầu tư cho giáo dục (10%)
  • Quỹ tiết kiệm dài hạn (10%)
  • Quỹ dành cho giải trí, hưởng thụ (10%)
  • Quỹ từ thiện (5%)

Theo các chuyên gia kinh tế, quy tắc 6 chiếc lọ được đánh giá là phương án quản lý tài chính hiệu quả cao. Hiệu quả của quy tắc 6 chiếc lọ đã được rất nhiều người trên thế giới áp dụng và thành công, trong đó có cả những doanh nhân, tỷ phú nổi tiếng trên thế giới. 

3 Nguồn gốc của quy tắc 6 chiếc lọ

Tác giả của những cuốn sách tài chính nổi tiếng thế giới như: “ Bí mật tư duy triệu phú”, “Làm giàu nhanh” - doanh nhân Harv Eker chính là “cha đẻ” của quy tắc 6 chiếc lọ. Ông cũng là người sáng lập công ty Peak Potential Trainning chuyên về các khóa đào tạo, trang bị những kiến thức về giải pháp tài chính thông minh, tư duy triệu phú.

Harv Eker có bố mẹ là người gốc Châu Âu nhập cư vào Mỹ chỉ với vỏn bẹn 30USD. Từ khi 13 tuổi ông đã bắt đầu tự kiếm sống bằng rất nhiều nghề như giao báo, bán kem chống nắng trên bãi biển,...Sau khi tốt nghiệp trung học, Harv Eker chỉ học 1 năm ở Đại học New York sau đó bỏ học giữa chừng để khởi nghiệp. Tuy nhiên, cậu thanh niên nuôi chí lớn đã thất bại và buộc phải quay trở về nhà sống cùng bố mẹ. Định mệnh đến với ông trong một lần may mắn được gặp một người bạn giàu có của cha mình. Từ đây, cuộc sống của Harv Eker đã thay đổi hoàn toàn. Ông đã nhắc đến điều kỳ diệu này trong cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú.

Việc quản lý tài chính cá nhân theo ngài Harv Eker Là hết sức quan trọng. Đây là nhân tố quyết định việc bạn có thể thành công và giàu có hay không. Một điều thú vị nữa là ai cũng có thể áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, không phụ thuộc vào mức độ tài chính. Chính việc học cách quản lý từ những đồng tiền nhỏ nhất mới là tiền đề giúp bạn có rất rất nhiều tiền.

4 Phương pháp quản lý tài chính thông minh với quy tắc 6 chiếc lọ 

Quy tắc 6 chiếc lọ phân định rõ vai trò và nhiệm vụ của từng chiếc lọ tương ứng với từng chức năng riêng trên tổng thu nhập của cá nhân theo tháng. Cùng xem cụ thể 6 chiếc lọ quản lý tài chính chứa đựng những gì nhé.

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

4.1 Chiếc lọ số 1 (Chiếm 55% tổng thu nhập): Quỹ chi tiêu cần thiết -  Necessity Account (NEC)

Quỹ chi tiêu cần thiết là chiếc lọ chiếm số tiền nhiều nhất, lên đến 55% trên tổng thu nhập. NEC được tính toán dựa trên những tính toán về tiêu chuẩn sống cần thiết cho cuộc sống cơ bản như: Tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, tiền đi lại, di chuyển, thanh toán các loại hoá đơn định kỳ,...Mặc dù thói quen sinh hoạt của mọi người sẽ có sự khác nhau nhưng với định mức tỷ lệ này mỗi cá nhân cũng có thể điều chỉnh sao cho hợp lý nhất với tình hình thực tế.

Tất nhiên, nếu bạn đang sử dụng số tiền vượt quá phần trăm này thì chắc chắn bạn cần tính toán đến việc cắt giảm chi tiêu. 55% trên tổng thu nhập là số tiền tối thiểu bạn cần kiếm được, từ đó điều chỉnh giới hạn chi tiêu và thay đổi mức sống cho phù hợp, đảm bảo không vượt định mức chi tiêu cho những hoạt động sinh hoạt cơ bản.

4.2 Chiếc lọ số 2 (Chiếm 10% tổng thu nhập): Quỹ tự do tài chính - Financial freedom account (FFA)

Chiếc lọ chứa khoản tiền cho những kế hoạch đầu tư của bạn được gọi là Quỹ tự do tài chính FFA. Mục tiêu chính là có thêm khoản thu nhập bên ngoài, không chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập chính. Nói một cách dễ hiểu, chiếc lọ này là số tiền như “con gà đẻ trứng vàng”, giúp bạn “tiền đẻ ra tiền”. Điều này sẽ giúp bạn tự làm chủ được cuộc sống, không bị chi phối quá nhiều xoay quanh vấn đề tiền bạc.

Theo một nghiên cứu của đại học Trinity Texas, tính theo quy luật 4%, để có thể tự do tài chính bạn cần số tiền gấp 25 lần chi phí sinh hoạt hàng năm. Con số gấp 25 tài sản là điều không dễ dàng nếu bạn chỉ trông vào các khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu thực hiện theo đúng nguyên tắc của chiếc lọ số 2, bạn sẽ có những khoản vốn để đầu tư sinh lời. Với số tiền dành cho quỹ FFA, bạn có thể tham gia bất kỳ kế hoạch đầu tư nào, miễn là phù hợp với mục tiêu và khả năng tài chính của bạn. Một số kênh đầu tư có thể tham khảo để sử dụng cho quỹ FFA như đầu tư chứng khoán, đầu tư vàng,...

4.3 Chiếc lọ số 3 (chiếm 10% tổng thu nhập): Quỹ đầu tư cho giáo dục - Education account (EDU)

Đầu tư vào giáo dục, trau dồi kiến thức và tích lũy kinh nghiệm là điều cần thiết dù bạn đang ở độ tuổi nào. Đầu tư vào tích lũy cho bản thân là cuộc đầu tư sinh lời cao. Việc nâng cao năng lực, tập trung vào giá trị bản thân cũng mở ra những cơ hội mở giúp bạn kiếm được công việc có thu nhập cao hơn. Chính vì thế, chiếc lọ giáo dục không được phép để trống và cần nghiêm túc thực hiện. 

Chiếc lọ EDU được dùng vào các mục đích giáo dục cho cá nhân hoặc gia đình của bạn. Ví dụ như đăng những ký khóa học, mua sách, dụng cụ học tập. Nếu đang có ý định đầu tư về chứng khoán hay bất động sản, việc trang bị cho mình kiến thức trước khi bước chân vào thương trường là điều cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, những đứa trẻ của bạn cũng cần được trang bị những khoá học để nâng cao kỹ năng sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng số tiền trong quỹ giáo dục này để kết bạn, giao lưu với những con người có tri thức từ đó học hỏi họ kinh nghiệm kinh doanh cũng như mở rộng vòng quan hệ của bạn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Có kiến thức sẽ giúp bạn trở thành con người có mục tiêu rõ ràng và nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công.

4.4 Chiếc lọ số 4 (Chiếm 10% trong tổng thu nhập) - Quỹ tiết kiệm dài hạn - Long term saving for spending account (LTSS)

Chiếc lọ tiết kiệm dài hạn - LTSS là nguồn kinh phí được sử dụng cho những mục đích lâu dài như mua nhà, mua xe, mua đồ gia dụng hay bất kỳ kế hoạch dài hạn nào trong tương lai của bạn. Một khoản tiết kiệm để vừa giúp bạn hiện thực hóa những kế hoạch lâu dài vừa đề phòng những bất ngờ phát sinh như bệnh tật, rủi ro,...là điều rất cần thiết.

Cần xác định rõ, LTSS cần nhiều thời gian để tích luỹ do đó cần phải nghiêm túc và kiên trì trong dài hạn. Khi đã có được nguồn quỹ trong chiếc lọ số 4 ở mức ổn định, bạn hoàn toàn có cảm giác yên tâm tài chính và lựa chọn những điều mình mong muốn. Dần dần đạt được những mục tiêu dài hơi và không bị phụ thuộc vào đồng tiền.

4.5 Chiếc lọ số 5 (Chiếm 10% tổng thu nhập): Quỹ dành cho giải trí, hưởng thụ - Play account – PLAY 

Các hoạt động giải trí và hưởng thụ sau những cống hiến miệt mài là điều cần thiết để tái tạo năng lượng. Khi tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn có thêm động lực để tạo ra nhiều nguồn thu nhập hơn nữa. Chỉ với 10% trong tổng thu nhập mỗi tháng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn nhiều thay vì chỉ mải mê chạy theo tiền bạc và công việc. Đặc biệt với những người cần nhiều sáng sáng tạo, những chuyến đi du lịch có thể giúp họ có tạo ra nhiều ý tưởng mới đột phá hơn rất nhiều.

Quỹ hưởng thụ cần được sử dụng hết mỗi tháng dành cho những hoạt động giải trí, hưởng thụ đúng nghĩa. Tiết kiệm tiền bằng cách cắt đi khoản quỹ hưởng thụ không phải là cách tiêu tiền thông minh. Cần xác định rõ ràng khi tâm hồn được nuôi dưỡng nhiều hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ cảm thấy cân bằng, có nhiều động lực và sức sống hơn khi làm việc. 

4.6 Chiếc lọ số 6 (chiếm 5% tổng thu nhập): Quỹ từ thiện - Give account (GIVE)

Chiếc lọ số 6 mang nhiều giá trị nhân văn cao cả. 5% trên tổng thu nhập của bạn có thể chỉ là số tiền nhỏ, nhưng sẽ đóng góp được nhiều vào lợi ích cộng đồng. Chung sức lan tỏa những giá trị sống tốt đẹp đến những người xung quanh. Trích 5% dành cho quỹ từ thiện không làm đảo lộn hay ảnh hưởng lớn đến kế hoạch chi tiêu của bạn. Tuy nhiên, nếu cân đối tài chính cá nhân và nhận thấy có quá nhiều thứ phải chi trả, bạn có thể giảm bớt số % của GIVE xuống mức thấp hơn. Tuy nhiên, khuyến khích không nên cắt bỏ hoàn toàn khoản quỹ này bởi chính nó cũng mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội lớn trong cuộc sống. Bao gồm cả giá trị về vật chất và tinh thần.

Cho đi cũng là một phần tất yếu của cuộc sống. Khi làm thiện nguyện, bạn đang lan tỏa giá trị nhân văn đến với cộng đồng. Điều đó cũng khiến bạn trở nên tốt hơn cả trong tiềm thức lẫn vẻ ngoài. Khi thành tâm cho đi thì chính bạn cũng lại sẽ nhận lại được những giá trị tâm hồn vô giá. 

5. Những sai lầm cơ bản khiến quy tắc 6 chiếc lọ hoạt động không hiệu quả

Để việc quản lý tài chính với quy tắc 6 chiếc lọ đem lại hiệu quả tối ưu, cần tránh một số sai lầm cơ bản như sau:

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

5.1 Không cập nhật dữ liệu thu - chi định kỳ

Có rất nhiều khoản chi tiêu phát sinh mà nếu chỉ dựa vào trí nhớ sẽ rất dễ bị bỏ quên. Do đó cần chú trọng đến việt cập nhật dữ liệu thu - chi định kỳ. 

Có rất nhiều app quản lý chi tiêu hiệu quả sẽ giúp bạn ghi lại thông tin đầy đủ và chi tiết. Bạn có thể tham khảo bài viết 7 ứng dụng quản lý chi tiêu giúp bạn không lo "hụt tiền" để tìm ra được ứng dụng phù hợp với mình. 

5.2 Luôn hành động theo tâm lý: “Chi tiêu trước tiết kiệm sau”

Tâm lý “You only live once” - Bạn chỉ sống một lần trong đời khuyến khích giới trẻ hiện nay chủ yếu sống hết mình cho hiện tại. Hay như cách gen Z thường nói là “hết mình với thứ gọi là đam mê”. Tất nhiên, điều này cũng sẽ kéo theo những khoản chi tiêu để thoả mãn nhu cầu cá nhân đôi khi hơi quá đà mà quên đi các khoản cần thiết khác như đầu tư, tiết kiệm,...

Hãy tạo cho mình thói quen quản lý chi tiêu theo đúng nguyên tắc 6 chiếc lọ. Thứ gọi là đam mê ấy, bạn có thể sử dụng ở phần quỹ dành cho giải trí, hưởng thụ. Và nếu nhu cầu giải trí cao hơn số vốn trong lọ, hãy cố gắng để tăng thêm nguồn thu từ những khoản thụ động bên ngoài.

5.3 Săn hàng giảm giá

Các nhà bán hàng với những chiến lược giảm giá, hàng tặng kèm, mua số lượng lớn được chiết khấu giá thấp hơn mua lẻ,...đã đánh trúng tâm lý của phần lớn người mua hàng. Nhiều người đã rút hầu bao của mình cho những món đồ không cần thiết chỉ vì chúng đang giảm giá. Đây là một sai lầm cơ bản khiến cho quỹ tài chính của bạn luôn gặp vấn đề. Hãy kiên định với kế hoạch của mình, chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và đừng chạy theo những chương trình giảm giá bất tận.

5.4 Không có nhiều nguồn thu nhập thụ động

Việc chỉ trông chờ vào một nguồn quỹ sẽ khiến nguồn thu tài chính của bạn hạn hẹp và không có đột biến. Nếu tháng nào cũng chỉ thu về số lương cố định và chi tiêu theo những khoản đã chỉ định sẵn, bạn thậm chí không có nhiều vốn dành cho đầu tư để có cơ hội phát triển thêm. Hãy tìm kiếm thêm những cơ hội việc làm để gia tăng nguồn thu nhập của mình. Coi chúng như một giải pháp dự phòng cho tương lai và hơn thế là bạn sẽ có thêm nguồn thu tài chính hàng tháng.

6. Một số lưu ý để quản lý tài chính hiệu quả với quy tắc 6 chiếc lọ

Bất cứ phương pháp nào nếu muốn áp dụng mang lại hiệu quả tối ưu đều cần có nguyên tắc và yêu cầu người dùng nỗ lực thực hiện. Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ bạn nên biết để đạt được hiệu quả tối ưu nhất có thể.

Quy tắc 6 chiếc lọ: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân thông minh đem lại hiệu quả tối ưu

6.1 Tuân thủ các nguyên tắc kỷ luật khi áp dụng công thức 6 chiếc lọ

Khi đã xác định sử dụng quy tắc 6 chiếc lọ, bạn cần chắc chắn mình sẽ tuân thủ những nguyên tắc mà công thức đưa ra. Những hành động như dùng tiện của quỹ này chuyển sang nhóm quỹ khác, không trích tổng thu nhập vào các lọ cần được nghiêm túc loại bỏ. Để có được một phương pháp quản lý tài chính an toàn và có hiệu quả tốt nhất đối với bản thân, bạn cần thực hiện các quy tắc theo đúng kế hoạch đã đặt ra bởi chỉ vì một chút hành động nhỏ của bạn thôi, quy tắc cũng sẽ dễ dàng bị phá vỡ.

6.2 Tạo những thói quen quản lý tiền

Hãy tạo cho mình thói quen tự rà soát và cập nhật các khoản chi tiêu theo các lọ cụ thể. Chúng sẽ giúp bạn vừa có cách quản lý tiền hợp lý đồng thời cũng hạn chế sự thất thoát của dòng tiền thu về. Luyện tập những thói quen giúp quản lý tài chính sẽ giúp bạn tự do hơn trong cuộc sống và không bị đồng tiền chi phối. 

6.3 Sử dụng các dòng tiền hợp lý

Mỗi lọ tương ứng với mỗi quản quỹ đều có những chức năng riêng và bạn cần tuyệt đối tuân thủ. Không nên chi tiêu quá đà dẫn đến tình trạng thâm hụt tiền cố định các lọ. Nếu có thể, bạn hãy bổ sung nhiều hơn cho lọ tiết kiệm dài hạn vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong tương lai.

6.4 Cố gắng tạo ra thật nhiều các khoản thu nhập thụ động

Những khoản thu nhập thụ động hàng tháng sẽ giúp bạn gia tăng tổng thu nhập cá nhân. Góp phần ổn định tài chính ở mức nhất định. Hơn nữa, có thêm các khoản thu từ bên ngoài cũng giúp bạn giải quyết một số nguy cơ xấu như mất cân bằng tiền bạc và thâm hụt quỹ trong các lọ. 

Một số cách để giúp bạn có thêm thu nhập bị động phần lớn đến từ việc đầu tư. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc thêm việc làm affiliate marketing hoặc dropshipping. Có rất nhiều cách giúp bạn gia tăng thu nhập của mình, quan trọng bạn sắp xếp được thời gian của mình.

Quản lý chi tiêu vẫn luôn là chủ đề khó, nhất là khi thị trường thay đổi, xã hội phát triển, nhu cầu con người cao hơn. Muốn xác định rõ các chỉ số tài chính quan trọng hơn, trước tiên phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đã nắm được quy tắc 6 chiếc lọ là gì và cách phân bổ tiền ra sao cho hợp lý, Jenfi tin rằng bạn đang đặt những viên gạch đầu tiên trên hành trình làm chủ tài chính cá nhân, hướng tới tự do tài chính trong tương lai.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thẻ tín dụng là gì? Bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị phạt

Open post

Thẻ tín dụng là gì? Bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị phạt

Thẻ tín dụng ngày nay có lẽ đã trở thành một trong những loại thẻ không thể thiếu đối với những công dân toàn cầu nhờ những tiện ích mà chúng mang lại. Bài viết sau đây Jenfi muốn giới thiệu đến bạn về chiếc thẻ quyền năng này với chủ đề “Thẻ tín dụng là gì và những bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị ngân hàng phạt”.

1. Thẻ tín dụng là gì? 

Thẻ tín dụng (tiếng Anh: Credit Card) là một loại thẻ cho phép khách hàng sử dụng tiền trước, thanh toán lại cho ngân hàng sau sau và không mất lãi nếu hoàn tiền đúng hạn. Khách hàng có thể sử dụng số tiền trong hạn mức đã thỏa thuận trước với ngân hàng mà không cần phải có số dư thực tế trong thẻ.

Thẻ tín dụng là gì? Bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị phạt

Thẻ tín dụng được cấp bởi ngân hàng, các đơn vị tài chính hoặc tổ chức tín dụng. Khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán mà không cần mang theo tiền mặt.

Ngày nay, số lượng khách hàng lựa chọn sở hữu thẻ tín dụng ngày càng tăng cao do tính tiện ích và thiết thực mà chúng mang lại.

1.1 Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà chủ thẻ được cấp để thực hiện giao dịch. Hạn mức thẻ tín dụng cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực tài chính của chủ thẻ tại thời điểm mở thẻ. Phía ngân hàng dựa vào thông tin trên CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia) để phê duyệt hồ sơ và cấp hạn mức cho khách hàng. 

1.2 Sao kê thẻ tín dụng là gì?

Sao kê thẻ tín dụng là hóa đơn mà ngân hàng gửi đến cho khách hàng vào cuối mỗi chu kỳ sao kê. Nội dung sao kê bao gồm những thông tin như sau:

  • Các giao dịch phát sinh
  • Số dư nợ 
  • Ngày đến hạn thanh toán
  • Số tiền tối thiểu cần thanh toán

Thông thường, thông tin sao kê sẽ được gửi đến cho khách hàng ít trước hạn thanh toán ít nhất 15 ngày. 

1.3 Số tiền thanh toán tối thiểu là gì?

Số tiền thanh toán tối thiểu là số tiền ở mức thấp nhất khách hàng cần thanh toán để không bị tính phí phạt hoặc bị ghi nhận vào danh sách nợ xấu. Đa phần các ngân hàng  tính số tiền tối thiểu theo mức 5% tổng dư nợ trong kỳ. 

1.4 Thanh toán dư nợ thẻ bằng cách nào?

Khách hàng có thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng bằng một trong những cách sau đây:

  • Thanh toán bằng tiền mặt tại quầy.
  • Trích nợ tự động từ tài cố định.
  • Thanh toán chuyển khoản từ tài khoản ngoài vào tài khoản thẻ tín dụng.

1.5 Lãi suất thẻ tín dụng

Lãi suất thẻ tín dụng là số tiền khách hàng phải thanh toán nếu không thanh toán dư nợ đúng hạn. Trường hợp này còn áp dụng khi khách sử dụng các dịch vụ phải trả phí khác. Điều này phụ thuộc theo quy định của ngân hàng. Lãi suất này gồm một số loại phổ biến. Có thể kể đến như: Lãi thanh toán dư nợ chậm, lãi suất rút tiền mặt, ....

Thực tế, khi sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng được hưởng ưu đãi rất lớn khi có một khoảng thời gian nhất định được áp dụng lãi suất 0%. Tức là khoảng thời gian từ khi nhận bảng sao kế đến ngày phải thanh toán dư nợ. Khi khoảng thời gian ưu đãi này kết thúc, nếu không thanh toán được một mức tối thiểu theo quy định hoặc toàn bộ dư nợ hàng tháng, khách hàng sẽ phải chịu lãi. Dư nợ càng cao đồng nghĩa với số tiền lãi càng lớn. Do đó, khách hàng nên thanh toán dư nợ càng nhiều càng tốt.

1.6 Thời gian miễn lãi bao nhiêu ngày?

Thời gian miễn lãi là khoảng thời gian khách hàng được phép thu xếp thanh toán hoàn trả số tiền đã chi tiêu mà không bị tính lãi. Thông thường, các ngân hàng cho phép từ 45 - 55 ngày. 

Thời hạn miễn lãi sẽ được tính từ ngày ngân hàng gửi chốt bản sao kê kỳ trước chứ không tính theo thời điểm phát sinh giao dịch.

1.7 Các loại phí khi sử dụng thẻ tín dụng

Như bất kỳ một dịch vụ ngân hàng nào khác, khách hàng cần tìm hiểu rõ về các loại phí phát sinh trong quá trình sử dụng để chủ động với những kế hoạch tài chính của mình. Một số loại phí phổ biến sẽ phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng như sau:

  • Phí thường niên
  • Phí thanh toán dư nợ muộn
  • Phí hủy thẻ
  • Phí in sao kê,…
  • Phí chuyển đổi ngoại tệ

2. Những chức năng chính của thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là gì? Bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị phạt

  • Thanh toán trước, hoàn tiền ngân hàng sau: Chức năng thanh toán chậm của thẻ visa giúp khách hàng giảm bớt được nhiều áp lực về kinh tế. Nhất là trong những trường hợp “cháy túi” nhưng cần chi tiêu gấp như mua sắm, thanh toán hoá đơn, đặt dịch vụ,...Đây được coi như một khoản vay không tính lãi nếu khách hàng thanh toán dư nợ đúng thời hạn. Thông thường, các ngân hàng sẽ áp dụng mức khoảng từ 35 - 45 ngày miễn lãi. 
  • Rút tiền mặt: Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng với hạn mức rút tiền tối đa bằng hạn mức cấp cho thẻ. Thời gian thanh toán để được miễn lãi cũng tương đương với kỳ sao kê như khi quẹt thẻ mua sắm. Tất nhiên, với dịch vụ này khách hàng sẽ phải chịu một khoản phí rút tiền mặt. Mức phí tuỳ theo quy định của từng ngân hàng. 
  • Đăng ký mua trả góp: Mua hàng trả góp hiện nay là hình thức mua bán phổ biến. Bạn dễ dàng đạt được những dự định của mình mà không phải chịu sức ép tài chính. Đăng ký trả góp qua thẻ tín dụng khách hàng còn được áp dụng mức lãi suất ưu đãi 0% và hoàn tiền theo từng chương trình mở thẻ của ngân hàng. Có thể nói, mua hàng trả góp hiện nay là cách chi tiêu thông minh của người tiêu dùng. Thay vì chuyển một khoản tiền lớn, khách hàng có thể thanh toán thành từng giai đoạn và sử dụng tiền để đầu tư sinh lời.

3. Phân loại thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng được phân loại dựa trên nhiều loại tiêu chí nhất định. Một số loại thẻ tín dụng phổ biến hiện nay như sau:

Thẻ tín dụng là gì? Bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị phạt

  • Phân loại theo hạng thẻ: Thẻ tín dụng phân loại theo hạng như: Hạng chuẩn; Hạng vàng; Hạng bạch kim. Tương đương với điều kiện và hạn mức mỗi hạnh khác nhau. Trong đó hạng thẻ bạch kim là loại có nhiều ưu đãi và quyền lợi nhất.
  • Phân loại theo chủ thể sử dụng: Không chỉ đối tượng cá nhân mà các tổ chức cũng có nhu cầu sử dụng thẻ. Phân loại theo chủ thể sử dụng thẻ tín dụng sẽ bao gồm: Thẻ tín dụng doanh nghiệp (cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp) và thẻ tín dụng cá nhân (cấp cho từng cá nhân)
  • Phân loại theo phạm vi sử dụng: Bao gồm 2 loại: Thẻ tín dụng nội địa (chi tiêu phạm vi trong nước) và Thẻ tín dụng quốc tế (có thể chi tiêu tại nước ngoài)

4. Thẻ tín dụng mang lại những lợi ích gì?

Thẻ tín dụng được coi là chiếc thẻ đầy quyền năng, mang đến nhiều tiện ích ưu việt cho người sử dụng.  Sau đây là những lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng thẻ tín dụng:

Thẻ tín dụng là gì? Bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị phạt

4.1 Tiện lợi hơn tiền mặt

Những lo lắng khi phải cất giữ, nhầm lẫn khi chi trả tiền mặt sẽ được giải quyết bởi chiếc thẻ tín dụng nhỏ gọn. Đặc biệt trong những trường hợp di chuyển xa khách hàng cũng có thể thoải mái chi tiêu mà không phải lo lắng đổi ngoại tệ. Mọi việc trở nên đơn giản và chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

4.2 Linh hoạt trong chi tiêu

Khách hàng có thể sử dụng số tiền trong thẻ tín dụng với hạn mức được cấp để thực hiện những kế hoạch của mình sau đó hoàn trả lại. Chất lượng cuộc sống sẽ được nâng cao và không phụ thuộc nhiều vào việc bạn đang có sẵn tiền mặt hay không.

4.3 Có thống kê chi tiêu rõ ràng

Vào cuối kỳ sao kê, ngân hàng sẽ gửi chi tiết các giao dịch, số tiền giao dịch, thời gian, địa điểm, tổng dư nợ. Khách hàng dễ dàng theo dõi chi tiêu và tự quản lý được những kế hoạch tài chính cá nhân.

4.4 Tính bảo mật cao

Nếu mất tiền mặt, bạn có nguy cơ không thể lấy lại. Tuy nhiên, nếu mất thẻ thẻ dụng khách hàng chỉ cần thao tác khoá thẻ. Ngay lập tức số tiền trong thẻ vẫn được bảo toàn và thông tin cá nhân của bạn cũng được bảo mật tối đa. 

4.5 Áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi

Tiêu biểu như chương trình ưu đãi như hoàn tiền, tích lũy điểm thưởng, trả góp lãi suất 0%,...Những khuyến mãi này mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Khách hàng sẽ không được hưởng ưu đãi nếu thanh toán bằng tiền mặt.

4.6 Xây dựng điểm tín dụng cá nhân

Ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của bạn qua lịch sử tín dụng. Từ đó tạo tiền đề duyệt cho những khoản vay tiếp theo lớn hơn như mua nhà, mua xe. Thanh toán các khoản dư nợ đúng hạn, lịch sử tín dụng của bạn sẽ được đánh giá cao và hưởng nhiều lợi ích lâu dài.

5. Điều kiện để được đăng ký mở thẻ tín dụng

Đăng ký mở thẻ tín dụng theo chủ thể gồm doanh nghiệp và cá nhân cần một số điều kiện nhất định. Cụ thể như sau:

  • Đối với khách hàng cá nhân
    • Là công dân Việt Nam. Độ tuổi từ 18 - 60 tuổi. Người ngoại quốc đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng có thể đăng ký nếu đủ điều kiện.
    • Có CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực
    • Có thu nhập tài chính ổn định, đảm bảo được khả năng thanh toán.
    • Có điểm tín dụng tốt. Không thuộc các nhóm nợ xấu trên CIC.
  • Đối với khách hàng doanh nghiệp
    • Doanh nghiệp được thành lập một khoảng thời gian nhất định
    • Có doanh thu tốt, không có nợ xấu
    • Tình hình kinh doanh có lãi. 
    • Dòng tiền lưu động cao

Thông thường điều kiện mở thẻ tín dụng doanh nghiệp khác nhau với từng ngân hàng. Họ sẽ không công khai cụ thể để đảm bảo tính cạnh tranh. Tuy nhiên, hầu hết sẽ có các điều kiện cơ bản như trên. Nhằm mục đích chứng minh cho ngân hàng về tình hình kinh doanh ổn định, có khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

6. Không nên dùng thẻ tín dụng cho những trường hợp nào?

Mặc dù tiện lợi và mang đến nhiều lợi ích tích cực. Tuy nhiên không phải lúc nào sử dụng thẻ tín dụng cũng hợp lý. Theo các chuyên gia tài chính, 3 trường hợp sau đâu không nên sử dụng thẻ tín dụng.

6.1 Rút tiền mặt

Mặc dù thẻ rút tiền mặt tại cây ATM là chức năng cơ bản của thẻ. Tuy nhiên, việc rút tiền từ thẻ tín dụng cần hết sức lưu tâm. Hầu hết các chuyên gia tài chính đều đưa ra lời khuyên cẩn trọng với hành động này. Nguyên nhân được cho là lãi suất của chức năng này rất cao. Bao gồm cả phí rút và lãi suất khi hoàn tiền.

6.2 Thanh toán cho những giao dịch lớn

Với những giao dịch lớn như mua nhà, mua xe hoặc kinh doanh, bạn nên cân nhắc vay ngân hàng thay vì dùng thẻ tín dụng. Cần nhớ rằng dư nợ càng nhiều, mức lãi suất nếu không thanh toán đúng hạn càng cao. Những khoản giao dịch lớn cần thanh toán số tiền không nhỏ. Để tối ưu nhất, những khoản này bạn nên cân nhắc đăng ký vay cá nhân thay vì thẻ tín dụng. Vay cá nhân sẽ có nhiều thời gian thanh toán và mức lãi suất thấp hơn. Thẻ tín dụng tốt nhất nên dành cho những khoản chi tiêu nhỏ hoặc khẩn cấp.

6.3 Chưa có khả năng quản lý tài chính cá nhân tốt

Có rất nhiều người bị “cám dỗ” bởi hạn mức của thẻ tín dụng. Họ chi tiêu nhiều cho những khoản không thực sự cần thiết. Hãy đảm bảo bạn đã có kỹ năng quản lý tài chính cá nhân tốt rồi mới làm chủ chiếc thẻ quyền năng này nhé. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng bị mắc kẹt trong những khoản nợ tín dụng.

Theo các chuyên gia thì khách hàng nên chi tiêu và kiểm soát chi tiêu với 50% thu nhập của mình là tốt nhất

7. Bí kíp sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị ngân hàng phạt

Những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn làm chủ được chiếc thẻ nhiều quyền năng. Khách hàng sẽ an tâm sử dụng thẻ tín dụng mà không sợ bị ngân hàng phạt.

Cùng theo dõi xem là những bí quyết gì nhé!

7.1 Thanh toán thẻ đúng hạn

Nếu tinh ý một chút về thời gian chi tiêu theo kỳ sao kê. Bạn thậm chí có tối đa 45 ngày nợ thẻ mà không mất lãi hay các khoản phí phạt. Hãy cố gắng thanh toán thẻ đúng hạn hoặc sớm nhất có thể để tránh những phát sinh không đáng có nhé.

7.2 Bảo mật thẻ tín dụng 

Để tránh nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân hay thực hiện những giao dịch bất chính. Người dùng cần tuân thủ tuyệt đối quy tắc: Không cung cấp số thẻ tín dụng cho người khác. Nếu điều này không được bảo mật, khách hàng sẽ phải đối mặt với những rủi ro không mong muốn. 

8. FAQ về thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng của ngân hàng nào được đánh giá tốt nhất?

  • Tiêu chí để đánh giá ngân hàng tốt phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu hướng tới của từng khách hàng. Hiện nay, hầu hết những ngân hàng đang hoạt động đều triển khai phát hành thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi như: BIDV, VP Bank, Vietcombank, Shinhan Bank, Sacombank, HSBC,…

Thẻ tín dụng có chuyển khoản sang tài khoản khác được không?

  • Mục đích chính của thẻ tín dụng là sử dụng để thanh toánvkhông cần dùng đến tiền mặt. Việc rút tiền hay chuyển khoản từ thẻ tín dụng không được ngân hàng khuyến khích. Điều này được hạn chế bằng cách nâng biểu phí rút tiền lên khá cao và lãi suất được tính ngay từ thời điểm khách nhận được tiền. 

Đồng thời, để tránh trường hợp các chủ thẻ chuyển khoản qua một tài khoản thẻ khác rồi trục lợi rút tiền mặt trên tài khoản đó, nên thẻ tín dụng sẽ không có chức năng chuyển khoản.

Có nên đăng ký nhiều thẻ tín dụng cùng lúc?

Việc này không được khuyến khích cao. Nguyên nhân do khi sở hữu nhiều thẻ tín dụng sẽ khiến bạn mất kiểm soát, cám dỗ bạn tiêu xài quá mức và quên đi những thời hạn thanh toán quan trọng. Hãy chuyên tâm vào từ 1 đến 2 thẻ để việc sử dụng nó một cách hiệu quả tối ưu nhất.

Hiểu được thẻ tín dụng là gì cũng như nắm được nguyên tắc sử dụng thẻ, Jenfi tin rằng thẻ tín dụng sẽ mang đến nhiều lợi ích tích cực cho các bạn. 

 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? Có nên vay ngân hàng bất chấp lãi cao?

Open post

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? Có nên vay ngân hàng bất chấp lãi cao?

Đầu năm 2022, kinh tế dần hồi phục sau 2 năm chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Việc huy động vốn gửi tiết kiệm cũng dần trở thành “cuộc đua” gay gắt giữa các ngân hàng. Khảo sát cho thấy, nối dài xu hướng từ cuối năm ngoái đến nay, 10/34 ngân hàng đã tăng lãi suất huy động trong thời gian qua. Đây là đợt điều chỉnh đồng loạt thứ 2 trong năm mà không ghi nhận trường hợp nào giảm lãi suất. Vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất tính đến thời điểm hiện tại (tháng 7/2022)? Cùng Jenfi tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

1. Lãi suất gửi ngân hàng và những điều cần biết

1.1 Cách tính 

Lãi suất được tính theo công thức chung như sau:

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? Có nên vay ngân hàng bất chấp lãi cao?

Tiền lãi nhận hàng tháng được tính như sau:

Tiền lãi hàng tháng = Tổng số tiền gửi x Mức lãi suất (%năm) x Số tháng gửi/12

Ví dụ, anh Nguyễn Văn A gửi tiết kiệm vào ngân hàng BCD số tiền 200 triệu với kỳ hạn 12 tháng. Mức lãi suất áp dụng: 

  • 4,4% 3 tháng
  • 5,95% 12 tháng
  • 6,35% 24 tháng

Như vậy, Số tiền lãi anh sẽ nhận được lần lượt như sau 

  • Tiền lãi gửi kỳ hạn 3 tháng: 200.000.000 x 0.044 x 90/365 = 2.170.000 vnđ
  • Tiền lãi gửi kỳ hạn 12 tháng: 200.000.000 x 0.0595 x 365/365 = 11.900.000 đồng vnđ
  • Tiền lãi gửi kỳ hạn 24 tháng: 200.000.000 x 0.0635 x 730/365 = 25.400.000 vnđ

1.2 Cách để được nhận lãi suất ngân hàng tối ưu nhất

Cần xác định rõ lãi suất cao hay thấp chịu tác động từ nhiều yếu tố nội tại và bên ngoài. Những ngân hàng có lớn, có uy tín thông thường chỉ duy trì lãi suất ở mức trung bình. Trong khi đó, những ngân hàng mới ra hoặc đang có chính sách ưu đãi sẽ có mức lãi suất cao hơn để thu hút khách hàng. Để nhận được ưu đãi tối ưu nhất, đừng chỉ quan tâm đến lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay. Bạn cần có thêm nhiều thông tin và lựa chọn gói tiết kiệm phù hợp. 

  • Nên đăng ký nhiều sổ tiết kiệm ngân hàng khác nhau. Quy tắc tài chính “Không bỏ tất cả trứng vào một giỏ” được rất nhiều người khuyên áp dụng. Việc phân chia này sẽ giúp bạn kiểm soát được tài chính trong những trường hợp cần dùng tiền cấp tốc thì không ảnh hưởng hết đến toàn bộ số tiền tiết kiệm.
  • Chọn gói gửi tiết kiệm với kỳ hạn tối ưu nhất. Ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất cao cho thời gian gửi cao.  Tuy nhiên, bạn cũng phải tính đến chi phí cơ hội của số tiền gửi vì khoảng 2 - 3 năm sẽ là thời gian khá dài.

2. Ngân hàng nào đang có lãi suất cao nhất hiện nay?

2.1 Gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Đặc thù của hình thức gửi tiết kiệm không kỳ hạn là không có yêu cầu về thời gian gửi. Đồng nghĩa với đó là mức lãi suất khá thấp, chỉ rơi vào khoảng từ 0,1 - 0,2% áp dụng tại quầy và 0,2-0,25% nếu gửi trực tuyến.

Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tính đến thời điểm tháng 7/2022 ngân hàng VietinBank đang là nơi có mức lãi suất cao nhất. VietinBank áp dụng mức 0,25% cho gửi tiền trực tuyến, mức cao hơn so với lãi suất tại mặt bằng chung và cao nhất so với các ngân hàng.

2.2 Gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Để thu hút khách hàng gửi tiền với kỳ hạn lâu nhất có thể, các ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn cho kỳ hạn dài hơn. Đa số các ngân hàng có sự cạnh tranh lãi suất tiền gửi gay gắt ở gói tiền gửi tiết kiệm này.

  • Gửi tại quầy

Với mức thời hạn từ 1-3 tháng, mức lãi suất cao nhất hiện nay các ngân hàng đang áp dụng là 4% tại GPBank, PGBank, SCB, VIB. Theo sát cuộc đua là top các ngân hàng chạy lãi suất trong khoảng từ 3,3 - 3,9%. Thấp nhất là ngân hàng MBBank với 2,9% cho kỳ hạn 1 tháng.

Với kỳ hạn gửi 6 tháng, CBBank giữ mức lãi suất cao nhất khi áp dụng mức 6,5%. Các ngân hàng thuộc Big4 (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) lại ở top áp dụng lãi suất thấp nhất, với mức 4%/năm.

Với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng đang áp dụng lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,3%. Thấp nhất là MBBank với mức 5,39%/năm.

Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24 tháng, ngân hàng SCB có mức lãi suất tiết kiệm ngân hàng cao nhất là 7,3%/năm cho kỳ hạn 18, 24 và 36 tháng.

  • Gửi trực tuyến

Gửi trực tuyến hay nói cách khác là hình thức gửi tiết kiệm online hiện nay đang thu hút được số lượng lớn khách hàng nhờ vào tính tiện lợi. Mức lãi suất khi gửi tiết kiệm trực tuyến cũng có chênh lệch so với từng kỳ hạn.

Với kỳ hạn 1 tháng, 3 ngân hàng SCB, VIETcomBank và VIB đang ở vị trí áp dụng mức lãi suất cao nhất, lên đến 4%.

Đối với kỳ hạn 3 tháng, mức lãi suất phổ biến ở hầu hết các ngân hàng dao động trong khoảng trung bình từ 3,85 đến 4%. Thấp nhất là ngân hàng Hong Leong Bank với 3,3%/năm.

Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, SCB tiếp tục là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất với 7,3% cho kỳ hạn 12 tháng và 7,55% cho kỳ hạn 18-36 tháng. Đây là mức lãi suất ngân hàng cao nhất tính đến thời điểm tháng 7/2022.

Có thể thấy, gửi tiết kiệm ngân hàng trực tuyến đang được áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn hẳn. Khách hàng cũng không tốn thời gian ra làm thủ tục trực tiếp tại quầy. Chính vì thế, nếu đang có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, bạn hãy cân nhắc sử dụng hình thức này để hưởng ưu đãi tối ưu nhé.

3. Mức lãi suất tiền gửi tại Big 4 ngân hàng

Agribank: Cao nhất 5,6%

Agribank áp dụng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,1%. Mức lãi suất suất cho các hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn được áp dụng theo bảng dưới đây. 

Kỳ hạn Lãi suất (%)
Từ 1 đến 2 tháng 3,1
Từ 3 đến 5 tháng 3,4
Từ 6 đến 11 tháng 4
Từ 12 đến 24 tháng 5,6

VietinBank: Cao nhất 5,6%

VietinBank áp dụng mức lãi suất tương đương Agribank, 0,1% cho hình thức không kỳ hạn và cao nhất 5,6% cho hình thức có kỳ hạn. Tuy nhiên, kỳ hạn gửi có chênh lệch về khoảng thời gian. Cụ thể như bảng sau đây:

Kỳ hạn Lãi suất (%)
Từ 1 đến dưới 3 tháng 3,1
Từ 3 đến dưới 6 tháng 3,4
Từ 6 đến dưới 12 tháng 4
Từ 12 đến trên 36 tháng 5,6

BIDV: Cao nhất 5,6%

BIDV cũng áp dụng mức lãi suất tương đương Agribank và VietinBank. Số tháng chia thành các kỳ hạn gửi tương đương cách tính của AgriBank. Cụ thể như sau:

Kỳ hạn Lãi suất (%)
Từ 1 đến 2 tháng 3,1
Từ 2 đến 5 tháng 3,4
Từ 6 đến 9 tháng 4
Từ 12 đến 36 tháng 5,6


Vietcombank: Cao nhất 5,5%

Vietcombank áp dụng mức lãi suất cho hình thức gửi không kỳ hạn là 0,1%. Tuy nhiên, mức lãi suất cho tiền gửi có kỳ hạn cao nhất là 5,5% (thấp hơn 0,1% so với 3 ngân hàng còn lại). Ngoài ra, kỳ hạn gửi cũng được chia theo từng khoảng khác biệt như bảng dưới đây:

Kỳ hạn Lãi suất (%)
Từ 1 đến 2 tháng 3
3 tháng 3,3
Từ 6 đến 9 tháng 4
12 tháng 5,5
24 - 60 tháng 5,3

4. Có nên vay ngân hàng bất chấp lãi cao?

Cũng giống như khách hàng có tiền nhàn rỗi có nhu cầu gửi tiết kiệm. Với những khách hàng đang cần huy động vốn đầu tư hay cần xử lý những kế hoạch tài chính cá nhân, mức lãi suất cho vay của ngân hàng là điều cần quan tâm hàng đầu. Có nên vay ngân hàng bất chấp lãi cao? Chính bạn sẽ là người tìm ra đáp án chính xác nhận khi cân nhắc các dữ kiện nội tại. 

Sau đây sẽ là một số cân nhắc, giúp bạn trả lời cho câu hỏi: “Có nên vay ngân hàng bất chấp lãi suất cao” không?

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất? Có nên vay ngân hàng bất chấp lãi cao?

Xác định rõ mục đích sử dụng vốn sau vay

Tuỳ vào mục đích sử dụng nguồn vốn sau vay, bạn sẽ chủ động đánh giá được việc vay tiền ngân hàng lúc này có thật sự cần thiết hay không? Nếu đang cần gấp khoản vốn để đầu tư hay duy trì hoạt động của doanh nghiệp, hoàn thiện công trình,...là điều chính đáng và nên thúc đẩy sớm. Tuy nhiên, nếu chỉ vì những chương trình quảng bá rầm rộ về các sản phẩm cho vay tiêu dùng với nhiều ưu đãi mà vay vốn để mua thì bạn cần cân nhắc. Thực chất, đây chỉ là chiến lược marketing kích thích khách hàng. Chỉ khi thật cần thiết hãy tính đến phương án huy động vốn vay từ ngân hàng. Tránh những khoản nợ và khoản tiền lãi không nhỏ hàng tháng.

Tham khảo mức lãi suất

Số lượng ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam hiện nay rất lớn. Để thu hút khách hàng, họ thường xuyên đưa ra những chương trình ưu đãi lãi suất gửi, lãi suất vay để thu hút khách hàng. Nếu đang có ý định vay tiền, việc tìm hiểu kỹ về lãi suất là vô cùng cần thiết. 

Phần lớn khách vay chỉ quan tâm đến số tiền được vay và số tiền phải trả góp hàng kỳ tính theo lãi suất. Quên mất rằng ngân hàng sẽ có những chính sách thay đổi lãi suất theo định kỳ. Chính vì vậy, bạn cần hỏi rõ cách thức tính hoặc cách cập nhật lãi suất sau mỗi kỳ điều chỉnh của ngân hàng; Tính toán kỹ khoản lãi suất thực phải trả nếu áp theo dư nợ giảm dần và  tính theo dư nợ ban đầu; Mức ưu đãi lãi suất là bao lâu,... từ đó xác định có phù hợp để tiến hành vay vốn hay không.

Cân nhắc khả năng trả nợ

Bạn cần cân nhắc kỹ về tài chính cá nhân, tổng thu - chi mỗi tháng và dự trù trước khoảng thời gian thanh toán để tránh biến động về tài chính. Số tiền dành cho trả nợ chỉ nên chiếm nhiều nhất khoảng 30-40% tổng thu nhập trong tháng của bạn. Nếu không, bạn rất có thể rơi vào cảnh đi vay nợ mới để trả nợ cũ và chịu mức lãi suất bất lợi.  

Tài chính luôn là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất. Để đảm bảo quyền lợi tối ưu. Khách hàng cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan trước khi đưa ra quyết định gửi tiết kiệm hay vay lãi ngân hàng. Hy vọng bài viết này, Jenfi giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi “Lãi suất ngân hàng nào cao nhất” cũng như cung cấp các thông tin tích cực xoay quanh chủ đề thú vị này.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Cic là gì? Những điều cần lưu ý về tổ chức này

Open post

Cic là gì? Những điều cần lưu ý về tổ chức này

Nếu bạn đang có ý định vay tiền ngân hàng thì có lẽ CIC là gì sẽ là thuật ngữ bạn cần hiểu. CIC là gì mà có tác động lớn đến những quyết định của ngân hàng về khoản vay của bạn? CIC hoạt động như thế nào? Check CIC tại sao lại quan trọng đến vậy? Cùng Jenfi nhau làm rõ hơn về chủ đề này qua bài viết sau đây. Đồng thời giúp bạn nắm được cách kiểm tra thông tin CIC nhanh nhất.

1. CIC là gì? Những điều cần lưu ý về tổ chức này

1.1 CIC là gì?

Cic là gì? Những điều cần lưu ý về tổ chức này

CIC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Credit Information Center, có nghĩa tiếng Việt là “Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia. Đây là tổ chức sự nghiệp Nhà nước, trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý và dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý của ngân hàng nhà nước.

Hiện nay, hệ thống CIC đang lưu giữ thông tin của hơn 30 triệu khách hàng vay vốn tại Việt Nam.

1.2 Chức năng của CIC

CIC đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tín dụng đất nước. Đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng Quốc gia với những chức năng chính như sau:

  • Lưu trữ thông tin tín dụng quốc gia theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhằm hỗ trợ người dùng kiểm tra CIC nhanh chóng.
  • Thu thập thông tin nợ xấu của các cá nhân, tổ chức. Tiến hành xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin tín dụng trên hệ thống.
  • Ngăn ngừa và đưa ra những cảnh báo hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến mức thấp nhất.
  • Thu hồi hồ sơ từ các ngân hàng, tổ chức cho vay. Lập tiêu chí chấm điểm, xếp hạng tín dụng với cá nhân, tổ chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.Cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
  • Cung cấp các dịch vụ, thông tin xếp hạng tín dụng dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.3 Hệ thống CIC lưu giữ những thông tin gì của khách hàng?

CIC lưu giữ những thông tin dưới đây của cá nhân, tổ chức. Từ đó đưa ra được báo cáo xếp hạng tín dụng chính xác và đầy đủ nhất. 

  • Số tiền khách hàng đã từng vay và đang vay nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng
  • Mục đích của khoản vay là gì?
  • Tài sản người vay đã thế chấp là gì (nếu có)
  • Thông tin về ngân hàng, tổ chức tín dụng khách hàng đang vay vốn
  • Thời gian khách hàng đăng ký vay vốn là bao lâu?
  • Lịch sử thanh toán, trả nợ của khách hàng: Có trả chậm không? Số ngày thanh toán chậm là bao nhiêu?
  • Khách hàng đang nằm trong nhóm nợ nào trong 5 nhóm nợ theo quy định.

2. CIC hoạt động theo cách thức nào?

2.1 Cách thức hoạt động

Mọi giao dịch vay, mượn và lịch sử thanh toán của bạn tại những ngân hàng hay tổ chức tài chính hợp pháp đều được ghi nhận lại dưới hình thức điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Từ cơ sở đó để xét duyệt, đánh giá uy tín của khách hàng với những giao dịch trong tương lai.

CIC được coi như một kho thông tin để ngân hàng truy xuất trước khi ra quyết định có duyệt vay vốn hay không. CIC như một bộ máy khổng lồ ghi chép lại toàn bộ thông tin khoản vay của cá nhân, tổ chức với phía ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. 

CIC sẽ liên tục cập nhật những cơ sở dữ liệu mới nhất. Phân loại thành 5 nhóm nợ cụ thể theo từng tiêu chí. Cung cấp lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng và chi tiết nhất.
Việc phân loại nhằm xác định đâu là nhóm nợ xấu? Cá nhân, tổ chức này có lịch sử vay đạt tiêu chuẩn hay không? Từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng đưa ra giải pháp xử lý.

2.2 Phân loại nhóm đối tượng nợ xấu

Cá nhân và doanh nghiệp được xác định là nợ xấu khi nằm trong 5 nhóm sau đây:

Cic là gì? Những điều cần lưu ý về tổ chức này

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (Bao gồm các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, khách hàng vẫn sẽ bị phạt lãi quá hạn với mức lãi suất 150%)
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (Những khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (Những các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (Những các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
  • Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (Những các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)

Nếu nằm trong nhóm nợ xấu, điểm tín dụng xếp loại của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ảnh hưởng không nhỏ đến những kế hoạch tài chính trong tương lai. 

3. Cách kiểm tra CIC nhanh và chính xác nhất

3.1 Kiểm tra trực tiếp

Hiện nay, khách hàng có thể kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân của mình bằng cách đến trực tiếp 2 địa điểm sau:

  •  Ngân hàng, công ty tài chính nơi cấp cho bạn vay vốn
  • Trung tâm CIC
    • Trụ sở chính tại Hà Nội: Số 10 Đ. Quang Trung, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội
    • Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh: Lầu 14 Vietcombank Tower, Số 5 - Công trường Mê Linh, P.Bến Nghé, Q.1, TP HCM

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu khách hàng phải trả phí khi sử dụng dịch vụ của tổ chức này.

3.2 Kiểm tra CIC online

Để tự kiểm tra CIC online cá nhanh nhất, khách hàng có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Check thông tin qua trang web CIC

  • Bước 1: Truy cập website chính thức của CIC (cic.gov.vn) để đăng ký thông tin. (Lưu ý: Website dành riêng cho các tổ chức tín dụng tra cứu thông tin là cic.org.vn)
  • Nếu khách hàng đã có tài khoản tại CIC, nhập mật khẩu và xác nhận mật khẩu để Đăng nhập
  • Nếu khách hàng chưa đăng ký tài khoản tại CIC, hãy chọn "Đăng ký".
  • Bước 2: Đăng ký thông tin cá nhân nếu chưa có tài khoản. 

Chọn “Đăng ký”. Cung cấp các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn. Nhấn chọn “Tiếp tục”.

Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và số điện thoại để không bỏ lỡ những thông báo quan trọng từ trung tâm CIC.

  • Bước 3: Nhập mã OTP đã được gửi về số điện thoại khách hàng vừa đăng ký. Chấp nhận các điều khoản cam kết bằng cách bấm “Đồng ý” để. Nhấn chọn “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Sau khi được CIC phê duyệt cấp tài khoản thì bạn sẽ vào “Đăng nhập” để tra cứu thông tin.
    Lưu ý: Sau 1 ngày làm việc, đại diện CIC sẽ có người liên hệ với bạn theo số điện thoại đã đăng ký để xác nhận thông tin. Nếu đúng chính chủ thì CIC sẽ trả kết quả qua email cho khách hàng.

Check thông tin CIC qua App trên điện thoại

Tải ứng dụng qua đường link sau:

Đăng ký tài khoản (Khai báo các thông tin theo yêu cầu: Họ tên theo CMND/CCCD, số điện thoại, tạo mật khẩu đăng nhập).

Nhập mã xác thực OTP.

Cho phép truy cập location trên máy.

Kiểm tra CIC

Cic là gì? Những điều cần lưu ý về tổ chức này

Lưu ý: Khách hàng sẽ phải thanh toán mức phí 30.000 vnđ cho mỗi lần tra cứu thông tin trên hệ thống phí ngân hàng. Tuy nhiên, sẽ không mất phí nếu khách hàng tra cứu trực tiếp trên hệ thống CIC.

4.  Dính nợ xấu trên CIC có bị ảnh hưởng gì không?

4.1 Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi. Người vay nằm trong nhóm không có khả năng trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng. Nợ xấu là những khoản nợ nằm từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo phân loại của CIC. Nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi, gốc hoặc cả lãi và gốc trên 90 ngày. Hội đủ 2 yếu tố:

  • Thời gian: Quá hạn trên 90 ngày
  • Khả năng trả nợ: Nghi ngờ có khả năng không thu hồi được

4.2 Những hành động khiến bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu trên CIC

  • Chậm hoặc không thanh toán thường vài tháng liên tục trở lên
  • Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong trường hợp sử dụng thẻ Credit Card.
  • Mất khả năng thanh toán dẫn đến tài sản thế chấp bị xử lý, gán nợ
  • Bị kiện ra toà liên quan đến tài chính do không thanh toán nợ với cá nhân hoặc các tổ chức khác

4.3 Bị nợ xấu trên CIC có ảnh hưởng gì không?

Đối với ngành Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hoạt động song song. Không thu được nợ đồng nghĩa với việc sẽ không được vay tiếp sau đó tại bất cứ tổ chức tín dụng hợp pháp nào. Thu được nợ càng ít thì cho hạn mức vay càng ít và lãi suất càng cao.

Đối với trường hợp nằm trong nhóm nợ xấu. Khả năng được phê duyệt hồ sơ vay vốn ngân hàng của bạn ở mức rất thấp. Điểm tín dụng hệ thống CIC được lưu giữ 5 năm. Tức là bạn sẽ không được hỗ trợ vay vốn tại bất kỳ tổ chức hợp pháp nào trong 5 năm đó nếu có nợ xấu.

Mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy vào từng nhóm nợ xấu.

  • Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2: Bạn vẫn có khả năng vay vốn tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khả năng vay vốn sẽ hạn chế hơn nợ nhóm 1. Đặc biệt với những khoản vay tín chấp. Mức độ của mỗi ngân hàng đánh giá khác nhau. Tùy từng trường hợp nếu khách hàng giải trình được lý do vì sao trả chậm và chứng minh được khả năng thanh toán thì vẫn có cơ hội được vay.
  • Đối với nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: Với nhóm nợ xấu này, khách hàng gần như sẽ không thể vay vốn được ở bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào, dưới bất cứ hình thức nào. Bạn buộc phải chờ đến khi điểm tín dụng được cập nhật lại trên CIC. 

Đặc biệt, một số ngân hàng có tiêu chí kiểm soát rủi ro ở mức cao. Nếu khách hàng đã chạm mức 3 thì vĩnh viễn sẽ không cấp tín dụng cho bạn, không tính đến yếu tố thời gian bao lâu.

5. Làm thế nào để xóa nợ xấu?

Để xóa nợ xấu, cần xác định rõ 2 trường hợp và tiến hành thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Nguyên nhân do khách hàng chậm trả nợ

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu trên hệ thống CIC. Xác định số tiền đang nợ tính đến thời điểm hiện tại và nắm rõ bạn thuộc nhóm nợ nào.
  • Bước 2: Tổng hợp toàn bộ khoản gốc lãi phải trả với ngân hàng cho vay. Sau đó thực hiện thanh toán trong thời gian sớm nhất có thể. Lưu ý cần giữ lại thông tin các chứng từ và ghi rõ ngày giờ thanh toán.
  • Bước 3: Kiểm tra thông tin tín dụng CIC lại một lần nữa để kiểm tra bạn đã xóa nợ xấu chưa. Cần xác định rõ rằng lịch sử nợ xấu trên CIC được lưu giữ theo quy định. Không đơn giản chỉ là bạn thanh toán là lịch sử nợ xấu sẽ mất ngay lập tức. Do đó, cách xóa nợ xấu nhanh nhất là bạn phải nhanh chóng thanh toán nợ.
  • Nợ xấu nhóm 2: Lịch sử lưu giữ trong vòng 12 tháng
  • Nợ xấu nhóm 3, 4 và 5: Lịch sử lưu giữ trong vòng 5 năm liên tiếp. 

Trường hợp 2: Nguyên nhân do lỗi của Ngân hàng hoặc CIC. 

  • Bước 1: Kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu của bạn trên CIC. Xác định số tiền đang nợ tính đến thời điểm hiện tại và nắm rõ bạn thuộc nhóm nợ nào.
  • Bước 2: Làm công văn gửi Ngân hàng cấp vốn cho vay hoặc Trung tâm CIC để khiếu nại.
  • Bước 3: Đến trực tiếp các đơn vị trên để giải quyết.
  • Bước 4: Nhận kết quả khiếu nại. Theo dõi và kiểm tra lại tình trạng nợ xấu trên website của CIC.

6. Làm thế nào để tránh rơi vào nhóm nợ xấu trên CIC?

Có thể thấy, nợ xấu trên CIC ảnh hưởng rất nhiều đến điểm tín dụng và cơ hội vay vốn của bạn trong tương lai. Chính vì thế, khách hàng cần xây dựng thói quen tiêu dùng tín dụng đúng cách. Ngoài ra, nên tham khảo một số lưu ý sau đây để tránh rơi vào nhóm nợ xấu trên CIC.

Cic là gì? Những điều cần lưu ý về tổ chức này

  • Kiểm soát tài chính trước khi vay. Lời khuyên là chi phí để thanh toán các khoản vay không quá 50% thu nhập. Như vậy mới đủ đảm bảo cuộc sống cũng như hạn chế nguy cơ không thanh toán được. Nếu nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.
  • Chú ý các khoản khi sử dụng thẻ tín dụng Credit Card. Đảm bảo việc thanh toán trong thời gian quy định (không quá 45 ngày) và không chi tiêu quá khả năng thanh toán.
  • Không nên cố gắng vay tiền nếu đang nắm trong nhóm nợ xấu hoặc tự đánh giá mình không có khả năng trả nợ. Tránh mất thêm chi phí bôi trơn và ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của bạn.

Có thể thấy, bất kỳ hoạt động tài chính nào có liên quan đến ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hợp pháp đều sẽ được CIC ghi nhận và lưu trữ. Chính vì vậy, hãy cố gắng xây dựng cho mình điểm tín dụng tốt và không để nằm trong nhóm nợ xấu trên CIC. Ngoài ra, hãy tra cứu CIC cá nhân thường xuyên để đảm bảo quản lý được thông tin tín dụng của mình trên Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia nhé!

 

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Visa là gì? Cách giúp bạn có visa để đi công tác nước ngoài dễ dàng

Open post

Visa là gì? Cách giúp bạn có visa để đi công tác nước ngoài dễ dàng

Visa là gì? Cách giúp bạn có visa để đi công tác nước ngoài dễ dàng

Visa là gì? Tại sao visa lại là điều kiện bắt buộc phải có nếu bạn muốn ra nước ngoài để công tác, học tập hay du lịch? Thủ tục cấp visa cũng như những lưu ý để phỏng vấn visa thành công ngay lần đầu tiên như thế nào? Tất cả những câu hỏi xung quanh vấn đề visa sẽ Jenfi được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

1. Visa là gì?

Visa là thuật ngữ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt được hiểu là: Thị thực nhập cảnh. Theo Luật xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thị thực là là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép. Theo đó, cho phép người nước ngoài nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam.

Visa là một trong những thông tin được sử dụng hợp pháp trên toàn thế giới. Đây được coi là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư để xác minh người được cấp visa được phép nhập cảnh vào quốc gia đó. Thời gian lưu lại sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường hợp nhập cảnh một lần hay nhiều lần.

Visa là gì? Cách giúp bạn có visa để đi công tác nước ngoài dễ dàng

Không phải tất cả các quốc gia đề yêu cầu có visa khi nhập cảnh. Một số quốc gia có những chính sách miễn thị. Thường là do thỏa hiệp giữa hai quốc gia kèm theo một số điều kiện nhất định.

Visa có thời hạn bao lâu? Theo quy định, visa Việt Nam hiện tại được chia thành visa ngắn hạn và visa dài hạn. Mỗi loại sẽ có ký hiệu riêng để chỉ về đối tượng được cấp cũng như có thời hạn cụ thể. Ví dụ, Visa LS (cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam) sẽ có thời hạn tối đa 1 năm (12 tháng). Còn Visa DL (cấp cho khách du lịch) lại có thời hạn tối đa là 3 tháng (90 ngày), nhưng mỗi lần chỉ được tạm trú tối đa là 1 tháng (30 ngày).

2. Có những loại visa nào?

Hiện tại, visa được chia thành 2 loại. Mỗi loại áp dụng với những điều kiện cụ thể khác nhau như sau:

  • Visa di dân: Sử dụng trong trường hợp nhập cảnh và định cư tại một quốc gia theo diện: cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng,…
  • Visa không di dân: Sử dụng trong trường hợp nhập cảnh vào một quốc gia trong một khoảng thời gian được cấp phép nhất định. Bao gồm các diện: 
  •  Du lịch
  • Công tác, làm việc.
  • Học tập
  • Kinh doanh.
  • Các chương trình trao đổi.
  • Điều trị, chữa bệnh.
  • Lao động thời vụ.
  • Ngoại giao, chính trị.

3. Phân biệt Visa và Passport

3.1 Passport là gì?

Passport hay còn được biết đến với tên tiếng Việt là: Hộ chiếu. Đây là một dạng giấy phép bắt buộc do Chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân nước mình. Chứng minh công dân đó được quyền xuất cảnh khỏi đất nước và được quyền nhập cảnh khi trở lại từ nước ngoài.

Visa là gì? Cách giúp bạn có visa để đi công tác nước ngoài dễ dàng

Các thông tin trên Passport bao gồm: Họ tên người sở hữu; Thông tin ngày sinh; Hình ảnh cá nhân; Quốc tịch; Ngày cấp và ngày hết hạn của hộ chiếu.

Hiện nay, Passport đang được chia thành 3 loại chính như sau: 

  • Hộ chiếu phổ thông - Popular Passport: Được cấp cho công dân có nhu cầu du lịch hoặc là du học sinh, công dân đang định cư ở nước ngoài…Passport loại này có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. 
  • Hộ chiếu công vụ - Official Passport : Được cấp cho những cán bộ làm việc ở các cơ quan nhà nước đi công vụ nước ngoài.
  • Hộ chiếu ngoại giao - Diplomatic Passport : Được cấp cho quan chức ngoại giao của Chính phủ công tác nước ngoài.

3.2 Visa và Passport có gì khác nhau?

Passport là giấy tờ mà chính phủ một quốc gia cấp cho công dân nước mình. Trong khi đó, visa là loại giấy tờ của quốc gia người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân của nước đó. Passport sử dụng cả trong và ngoài nước như một loại giấy tờ tùy thân. Trong khi đó, visa lại chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại quốc gia cấp visa.

Hiểu một cách đơn giản nhất, passport có trước và visa có sau. Nếu không có passport bạn sẽ không thể xin cấp được visa. Visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của cuốn hộ chiếu. Ngoại trừ một số quốc gia và vùng lãnh thổ có áp dụng việc cấp visa rời. Tuy nhiên, dù cấp rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh.

Ví dụ như: Khi bạn muốn nhập cảnh sang Pháp trong 2 tuần. Bạn cần chuẩn bị đủ 2 loại giấy tờ sau đây: 

  • Passport được cấp bởi chính phủ Việt Nam xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.
  • Visa do chính phủ Pháp cấp xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước Mỹ du lịch.

4. Thủ tục xin cấp visa

Thông thường, mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện cấp visa khác nhau về hiệu lực, thời gian có thể lưu lại,... 

Visa có thể được cấp trực tiếp thông qua Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia đó. Hoặc qua dịch vụ hỗ trợ làm visa được sự cho phép của quốc gia phát hành. Những trường hợp không có đại sứ quán hoặc lãnh sự quán ở nước mình, người xin cấp visa phải đến một quốc gia thứ ba có các cơ quan này.

Đối với người Việt Nam muốn xin visa ra nước ngoài: Thủ tục cấp visa sẽ tùy theo quy định của quốc gia mà bạn muốn nhập cảnh. Với trường hợp người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Họ phải có visa do đại sứ quán Việt Nam ở quốc gia đó cấp phép (Ví dụ người Đức muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa do lãnh sự quán Việt Nam tại Đức cấp phép).

5. Hồ sơ xin cấp Visa cần những gì?

Một hồ sơ xin cấp Visa thông thường sẽ gồm những giấy tờ như sau:

  • Hộ khẩu gốc còn giá trị hoặc sao y bản chính có thời hạn trong vòng 6 tháng.
  • Hình cá nhân mới chụp. Lưu ý theo đúng quy định về cách chụp ảnh xin cấp Visa.
  • Thông tin vé máy bay, khách sạn thể hiện ngày xuất cảnh và ngày nhập cảnh trở lại.
  • Chứng minh tài sản: Chứng minh đúng theo quy định về số tiền tuỳ thuộc quy định của quốc gia cấp Visa. Tài sản bao gồm nhiều hình thức như tiền gửi tiết kiệm online, nhà cửa, đất đai…
  • Giấy chứng nhận độc thân hoặc thông tin đăng ký kết hôn
  • Bảo hiểm du lịch.
  • Hợp đồng lao động có thị thực.
  • Biểu mẫu đề nghị cấp Visa theo quy định của lãnh sự quán quốc gia bạn xin cấp.

Lưu ý: Bạn cần cung cấp thông tin đúng sự thật và chính xác tuyệt đối. Nếu không khả năng bạn bị huỷ bỏ hồ sơ là rất cao. Đại Sứ Quán có toàn quyền hủy hồ sơ của bạn và cơ hội xin lại visa sau đó cực kỳ khó. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến việc cấm vĩnh viễn không cấp thị thực đến quốc gia đó. 

6. Những trường hợp miễn cấp visa

6.1 Việt Nam miễn visa cho những đối tượng nào?

Có nhiều lý do để một quốc gia quyết định miễn visa cho người nước ngoài. Nổi bật trong số đó là những lý do như: Do vấn đề ngoại giao, thúc đẩy du lịch, giao thương kinh tế,...

Theo Điều 12 của Luật nhập cảnh của Việt Nam được sửa đổi vào năm 2019. Những trường hợp được miễn thị thực vào Việt Nam như sau:

  • Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên chính thức
  • Có quan hệ ngoại giao chính thức với quốc gia Việt Nam
  • Vào khu kinh tế cửa khẩu hoặc đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Phù hợp với chính sách phát triển về kinh tế - xã hội và công tác đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ.
  • Không làm phương hại đến an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội của Việt Nam.

Theo số liệu từ Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Nước ta hiện này đã ký Hiệp định, thỏa thuận miễn thị thực với 91 quốc gia. Quyết định đơn phương miễn thị thực trong thời gian không quá 05 năm. 

6.2 Nước nào miễn visa cho công dân Việt Nam?

Bảng xếp hạng do Henley Passport Index công bố vào Quý II/2022 công bố đánh giá dựa trên 199 hộ chiếu và 227 điểm đến trên toàn thế giới. Hộ chiếu Việt Nam đang xếp thứ 90 với số điểm là 54, tăng 4 hạng so với năm 2021. Hộ chiếu Singapore và Nhật Bản là hai hộ chiếu quyền lực nhất thế giới với cùng số điểm 192 điểm

Theo cập nhật của Bộ Ngoại giao, công dân Việt Nam sẽ được miễn visa nếu đáp ứng đủ những điều kiện cụ thể của nước sở tại. Một số quốc gia trong đó bao gồm: Đài Loan, Ru-ma-ni, Pa-na-ma,...

7. Kinh nghiệm giúp bạn phỏng vấn visa thành công dễ dàng

Dù xin cấp visa với bất kỳ mục đích gì như đi du lịch, công tác, học tập,...bạn đều cần phải chuẩn bị đẩy đủ hồ sơ và tham gia phỏng vấn. Kỹ năng phỏng vấn yếu tố quan trọng quyết định bạn có được cấp Visa hay không.

Visa là gì? Cách giúp bạn có visa để đi công tác nước ngoài dễ dàng

Hãy yên tâm vì chỉ cần có tâm lý vững vàng và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì việc sở hữu một tấm Visa là điều không hề khó.

  • Chuẩn hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn
  • Lưu ý thời gian và địa điểm phỏng vấn: Hãy nắm kỹ thời gian và địa điểm phỏng vấn để đảm bảo bạn không đến muộn vì bất kỳ lý do gì. Đến sớm hơn lịch hẹn một chút sẽ giúp bạn chủ động và tự tin hơn.
  • Lựa chọn trang phục đi phỏng vấn phù hợp: Trang phục khi đi phỏng vấn, cần phải gọn gàng và lịch sự.
  • Chuẩn bị tâm lý thoải mái và trả lời đúng sự thật: Giữ tâm lý thoải mái để bình tĩnh và có những câu trả lời phỏng vấn thật rõ ràng là điều tiên quyết. Bạn cũng cần thành thật trả lời những câu hỏi. Bởi vì nếu phát hiện sự không thành thật thì tỉ lệ và cũng ảnh hưởng đến trượt visa là rất lớn. Hơn nữa, hành động này còn ảnh hưởng đến những lần xin visa sau.
    Tham khảo trước một số câu hỏi để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt hơn. Ví dụ như vào đầu buổi phỏng vấn thường sẽ có những câu hỏi quen thuộc về thông tin cá nhân, gia đình, khả năng tài chính,...

Hy vọng những nội dung trong bài viết này, Jenfi giúp bạn hiểu rõ hơn visa là gì cũng như các thủ tục và giấy tờ cần thiết để xin cấp visa.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

Open post

Thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

Thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

Khi nhu cầu giao dịch không tiền mặt ngày càng tăng cao, việc sử dụng thẻ visa để thanh toán dần trở thành xu hướng phổ biến. Thẻ visa với những ưu điểm thuận tiện đã trở thành chiếc thẻ must-try, phù hợp với nhu cầu của hầu hết mọi người. Vậy thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác như thế nào? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về thẻ Visa, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Jenfi.

1. Thẻ Visa là gì?

Thẻ Visa hay visa card là một loại thẻ thanh toán quốc tế. Trực thuộc công ty đa quốc gia chuyên cung cấp các dịch vụ và thanh toán toàn cầu - Visa International Service Association. Visa International Service Association không trực tiếp phát hành thẻ mà liên kết với các ngân hàng nội địa để phát hành.

Thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

Thẻ visa được phát hành lần đầu tiên vào năm 1976 tại Mỹ, với chức năng chính là thanh toán online trên toàn thế giới. Trường hợp thanh toán quốc tế khách hàng chỉ phải chịu thêm chi phí giao dịch ngoại tệ. Bên cạnh đó, thẻ cũng có thêm nhiều tính năng hữu ích như rút tiền mặt, chuyển khoản ngay tại các máy POS mà không cần tiền mặt.

Theo thống kê, visa cards hiện là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Đặc biệt, so với các thẻ thanh toán nội địa thông thường, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn khi sử dụng các loại thẻ VISA.

Ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn đều triển khai mở thẻ visa như: BIDV, Agribank, Vietinbank, Vietcombank, VPBank,...

2 . Phân loại thẻ visa

Giống như thẻ Mastercard, thẻ visa cũng được chia thành 3 loại thẻ chính sau đây.

Thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

2.1. Thẻ Visa Debit (Thẻ ghi nợ quốc tế)

Visa debit là hình thức thẻ liên kết với một tài khoản tại ngân hàng. Theo đó, khách hàng sẽ nạp tiền trước và chỉ suwr dụng được hạn mức bằng với số tiền đã nạp. Khách hàng không thể thanh toán vượt mức tiền hiện có trong tài khoản.

Với visa debit, khách hàng cũng được sử dụng đồng thời nhiều tính năng chính của thẻ visa như thanh toán, rút tiền mặt, chuyển khoản,...Điều kiện đăng ký mở thẻ ghi nợ quốc tế tương đối đơn giản và nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm thẻ ghi nợ nội địa.

2.2. Thẻ Visa Credit (Thẻ tín dụng)

Visa credit có đầy đủ các tính năng tương tự như thẻ visa debit. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất chính là khách hàng có thể thanh toán vượt mức tài khoản hiện có. Nói cách khác, khách hàng không nhất phải có tiền trong tài khoản mà có thể chi tiêu dựa vào hạn mức thẻ được cấp. Sau đó thanh toán hoàn lại trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường từ 30 - 45 ngày). Nếu quá thời hạn khách hàng sẽ bị tính lãi theo quy định. 

Thủ tục mở thẻ visa credit khắt khe hơn visa debit. Ngân hàng yêu cầu người mở thẻ phải phải chứng minh được khả năng tài chính cũng như có điểm tín dụng tốt.

2.3. Thẻ Visa Prepaid (Thẻ visa trả trước)

Visa prepaid có cách thức sử dụng tương tự như thẻ visa debit. Nghĩa là khách hàng chỉ có thể chi tiêu trong mức tài khoản hiện có. Chính vì thế, thủ tục mở thẻ rất đơn giản, không yêu cầu kê khai thu nhập khi mở thẻ.

 Tuy nhiên, khác với các loại thẻ visa debit, thẻ visa prepaid không liên kết với tài khoản ngân hàng bất kỳ ngân hàng nào. Khách hàng không cần sử dụng thẻ ngân hàng cứng mà vẫn có thể giao dịch bình thường nhờ thẻ ngân hàng ảo trên điện thoại.

3. Những chức năng chính của thẻ visa

Những chức năng chính sau đây là điểm cộng khiến thẻ visa trở thành chiếc thẻ “quyền lực” mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu.

Thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

3.1. Thanh toán qua máy POS

Máy POS (Point of Sale) là một loại máy chấp nhận thanh toán thẻ visa. Khách hàng chỉ cần nhập mã bảo mật (PIN) để sử dụng thẻ. Hiện nay, máy POS được rất nhiều địa điểm kinh doanh trang bị để giúp khách hàng thuận tiện khi thanh toán.

Thanh toán qua máy POS, khách hàng sẽ giảm thiểu được nguy cơ mất cắp do mang tiền mặt theo người. Số tiền thanh toán chính xác, không có nhầm lẫn như thanh toán tiền mặt.

3.2. Thanh toán trực tuyến

Thanh toán online hiện nay trở thành xu hướng mua sắm phổ biến trên toàn thế giới. Các sàn thương mại điện tử phổ biến hàng đầu như Lazada, Tiki, Shopee, Ebay, Amazone,...Cũng như các dịch vụ truyền thông toàn cầu như Facebook, Google, Youtube... đều yêu cầu hình thức thanh toán trực tuyến. Theo đó, khách hàng chỉ cần nhập đầy đủ các thông tin về thẻ visa như: Họ tên, Mã số thẻ, Mã bảo mật,...để thanh toán.

Thanh toán trực tuyến bằng thẻ VISA cũng nhanh chóng và bảo mật. Bạn chỉ cần nhập đầy đủ thông tin cá nhân, sau đó nhập thêm mã xác thực được gửi về điện thoại  là giao dịch thực hiện thành công.

3.3. Rút tiền mặt 

Khách hàng có thể rút tiền mặt bằng các loại thẻ visa tại những cây ATM thông thường (trừ thẻ trả trước - Visa prepaid). Còn với hình thức rút tiền tại phòng giao dịch của ngân hàng, bạn chỉ cần mang thẻ Visa và căn cước công dân, nhân viên ngân hàng sẽ xác nhận thông tin cá nhân và hỗ trợ bạn rút tiền nhanh chóng.

4. Lợi ích khi sử dụng thẻ visa

Nếu bạn là tín đồ của mua sắm hay thường xuyên đi công tác nước ngoài, thẻ visa sẽ là chiếc thẻ đáp ứng tốt các nhu cầu của bạn. Sau đây sẽ là những lợi ích vượt trội khi sử dụng thẻ visa. 

Thẻ visa là gì? Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

4.1 Linh hoạt chi tiêu cá nhân với thẻ tín dụng Visa Credit

Visa credit thực sự là chiếc thẻ “quyền năng” mang đến nhiều lợi ích vượt trội cho khách hàng. Khách hàng sẽ chủ động kế hoạch tài chính của mình mà không cần phụ thuộc vào lượng tiền mặt đang có hay số dư trong tài khoản ngân hàng. Đồng thời không lo việc các kế hoạch bị chậm trễ chỉ vì thiếu tiền mặt. Các khoản tiền phát sinh bất ngờ trong tháng cũng dễ dàng được đáp ứng mà không cần phải vay mượn bên ngoài.

Khách hàng được thoải mái mua sắm và thanh toán bất kỳ món đồ hoặc dịch vụ nào với hạn mức đã được cấp. Đặc biệt, sẽ không bị tính lãi nếu thanh toán đúng trong khoảng thời gian quy định. 

4.2 Kiểm soát tài chính, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu với thẻ ghi nợ Visa Debit

Visa debit liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của chủ thẻ, thực hiện thanh toán trong và ngoài nước. Chúng giống như một dạng thanh toán trả trước. Khách hàng nạp tiền bao nhiêu thì sử dụng tối đa bấy nhiêu. Việc này sẽ hỗ trợ tốt cho các kế hoạch tiết kiệm tiền cũng như hoạch định lượng tiền sẽ tiêu dùng. Chính vì thế, visa debit được xem là giải pháp kiểm soát tài chính hiệu quả. Hỗ trợ tối đa để khách hàng không sợ bị chi tiêu quá tay hay phát sinh các khoản dư nợ không đáng có.

4.3 Thanh toán đơn giản với thẻ trả trước Visa Prepaid

Visa prepaid cũng có những tính năng tương tự như visa debit. Tuy nhiên, khác biệt ở điểm không cần liên kết trực tiếp đến tài khoản ngân hàng. 

Thẻ visa trả trước giống như sim điện thoại, khách chỉ cần nạp tiền vào thẻ và sử dụng mà không cần mở tài khoản ngân hàng.

Hoạt động với cách sử dụng đến đâu nạp tiền đến đó, visa prepaid sẽ giúp người dùng thực hiện chi tiêu đúng mục đích. Thao tác cũng đơn giản, nhanh chóng và không tốn nhiều thời gian như thanh toán tiền mặt. 

5. Ưu và nhược điểm của thẻ visa so với các loại thẻ khác

5.1 Ưu điểm

  • Thanh toán linh hoạt trên toàn cầu: Theo quy định khi xuất ngoại, bạn chỉ được phép mang tối đa 7000$ tiền mặt. Thẻ visa sẽ là phương án tuyệt vời nếu bạn cần mang số tiền lớn hơn để chuẩn bị cho những kế hoạch cá nhân của mình. Ngoài ra, thẻ visa cũng sử dụng được để thanh toán online trên toàn thế giới.
    Thanh toán bằng thẻ visa hiện nay đã trở nên phổ biến, có đến hàng triệu điểm giao dịch trải khắp toàn cầu.
  • Tính bảo mật cao: Thanh toán qua thẻ an toàn hơn mang theo số tiền mặt lớn. Trường hợp bị mất thẻ, khách hàng chỉ cần thông báo cho ngân hàng để khóa tài khoản ngay lập tức sẽ tránh được những phát sinh giao dịch ngoài ý muốn. 
  • Nhiều ưu đãi khi sử dụng: Thanh toán qua thẻ visa, khách hàng sẽ được hưởng nhiều chương trình ưu đãi vượt trội hơn so với thanh toàn tiền mặt. Cùng với đó là nhiều hình thức hoàn tiền sau chi tiêu, trúng thưởng, trả góp lãi suất 0%,...

5.2 Nhược điểm

  • Thủ tục mở thẻ yêu cầu cao, cần phải chứng minh tài chính: Với thẻ tín dụng visa credit,  khách hàng cần phải chứng minh thu nhập và tài chính theo yêu cầu của ngân hàng. Thủ tục này sẽ khó khăn hơn nếu khách hàng là đối tượng kinh doanh tự do.
  • Dễ mất kiểm soát tài chính: Nếu không có kế hoạch chi tiêu cá nhân tốt. Bạn sẽ rất dễ đối mặt với việc chi tiêu quá đà và gánh những khoản dư nợ hàng tháng.
  • Cần chú ý bảo mật cao: Để lộ số thẻ VISA sẽ mang lại một số nguy hiểm nhất định cho người dùng. Nếu khách hàng không nhanh chóng khoá thẻ, kẻ xấu sẽ sử dụng những thông tin liên quan để tiến hành mua sắm trực tuyến. Do đó, người dùng phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng. Tuyệt đối không tiết lộ số thẻ VISA cũng như bảo vệ các thông tin cá nhân một cách cẩn trọng. Tốt nhất, hãy lựa chọn thanh toán tại những địa chỉ uy tín và có độ tin tưởng cao.

6. Nên hay không sử dụng visa ở cuộc sống hiện đại?

Tùy vào nhu cầu và khả năng kiểm soát chi tiêu cá nhân mà khách hàng sẽ tự có đáp án cho câu hỏi “Nên hay không nên sử dụng thẻ visa?”. Thẻ visa với nhiều lợi ích vượt trội của mình đang dần trở thành chiếc thẻ quyền năng, đồng hành cùng bạn mọi lúc mọi nơi. Góp phần nâng tầm đẳng cấp chi tiêu cá nhân. 

Hy vọng rằng bài viết trên từ Jenfi đã giúp bạn hiểu thêm được thẻ Visa là gì cũng như những lợi ích khi sử dụng thẻ visa trong cuộc sống hiện đại. Hãy là những người tiêu dùng thông minh, sử dụng thẻ visa mang lại lợi ích vượt trội và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quản lý chi tiêu cá nhân.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

Open post

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

Vay thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết người dùng khi có nhu cầu huy động vốn để kinh doanh hay phục vụ nhu cầu tài chính đều lựa chọn hình thức vay thế chấp. Bạn đã hiểu rõ vay thế chấp là gì, thủ tục vay cũng như những ưu điểm của vay thế chấp so với những hình thức vay vốn khác chưa? Cùng Jenfi tìm hiểu về vay thế chấp ngân hàng qua bài viết này nhé!

1. Vay thế chấp là gì? Đặc điểm của vay thế chấp

1.1. Vay thế chấp là gì? 

Vay thế chấp (tiếng Anh: Equity loan) là hình thức vay tiền có tài sản để thế chấp. Đảm bảo cho khoản vay của bạn có cơ sở để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp với người đi vay. Tài sản thế chấp sẽ là cơ sở để phía ngân hàng thẩm định, kiểm định giá. Từ đó quyết định khách hàng có đủ điều kiện vay hay không. 

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

Trong suốt quá trình thế chấp tài sản đảm bảo, khách hàng vẫn tiếp tục được sử dụng tài sản này như bình thường. Tuy nhiên giấy tờ sở hữu tài sản sẽ do phía ngân hàng giữ lại. Người vay chỉ được nhận lại khi đã thanh toán xong khoản vay, bao gồm cả gốc và lãi theo quy định.

Thế chấp là một hình thức vay khác với vay tín chấp. Để tìm hiểu kỹ hơn, mời bạn xem bài viết sau đây.

1.2. Đặc điểm của vay thế chấp ngân hàng

Vay thế chấp ngân hàng là hình thức cho vay truyền thống và đến thời điểm hiện tại vẫn đang rất phổ biến. Nổi bật với những đặc điểm chính như sau: 

  • Tài sản vẫn thuộc sở hữu của người đi vay: Ngân hàng chỉ giữ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản. Người vay vẫn có thể tiếp tục sử dụng tài sản trong khoảng thời gian quy định. 
  • Tài sản đảm bảo có tính đa dạng, phong phú: Hầu hết những tài sản có giá trị đều có thể thế chấp như: Sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị,...
  • Thời gian vay linh hoạt: Thời gian vay thế chấp có thể kéo dài lên tối đa đến 25 năm hoặc ngắn hơn, tùy nhu cầu vay của khách hàng. Điều này góp phần rất lớn để giảm áp lực trả nợ cho người đi vay. Giúp họ có thêm nhiều thời gian để cân đối tài chính và trả nợ mà không ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.
  • Lãi suất vay thấp hơn vay tín chấp: Nếu vay tín chấp bạn phải chấp nhận mức lãi suất vay trên 10%/năm thì lãi suất vay thế chấp trung bình chỉ khoảng từ 6 -8%/năm. Mức lãi suất nhiều ưu đãi hơn so với hình thức vay tín chấp.
  • Hạn mức vay lớn: Hạn mức vay thế chấp ngân hàng khá cao, lên đến 70-100% giá trị tài sản đảm bảo. Nếu tài sản thế chấp có gia trị cao, ngân hàng sẽ phê duyệt cho bạn số tiền vay càng lớn.
  • Hình thức trả nợ linh hoạt: Tùy thuộc vào kế hoạch tài chính của mình. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức trả lãi theo tháng, quý hoặc theo năm. Tiền gốc cũng sẽ có lựa chọn trả dần hoặc trả một lần. 

1.3 Một số lưu ý khi quyết định vay thế chấp

Để vay thế chấp đạt được hiệu quả tối ưu cũng như tránh những phát sinh không đáng có sau này. Người vay cần lưu ý cân nhắc một số thông tin sau đây:

  • Xác định rõ nhu cầu và điều kiện của mình đối với khoản vay: Với bất kỳ hình thức vay vốn nào, người vay cũng cần xác định rõ mục đích sử dụng số tiền vay của mình là gì. Đảm bảo số vốn được sử dụng chính đáng. 
  • Tìm hiểu và chựa chọn ngân hàng cũng như gói vay phù hợp: Hiện nay, các ngân hàng có rất nhiều ưu đãi về lãi suất cũng như những chương trình khuyến mãi kèm theo. Hãy tìm hiểu rõ về ngân hàng cũng như các chính sách của họ để giúp cho người đi vay có được những lợi ích tối đa khi vay tiền.
  • Có một kế hoạch trả nợ rõ ràng và dự phòng rủi ro trong thời gian trả nợ: Hãy lên sẵn cho mình một kế hoạch trả nợ rõ ràng từ nguồn thu ổn định. Tránh được những rủi ro mất tài sản thế chấp khi không có đủ năng lực thanh toán khoản vay đúng thời hạn. 

2. Điều kiện, quy trình và thủ tục đăng ký vay thế chấp

2.1 Đối tượng vay thế chấp

  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài, độ tuổi trong khoảng từ 18 đến 65 tuổi. Với người bảo lãnh, độ tuổi không quá 70 tuổi. 
  • Hiện đang sinh sống, việc tại địa điểm có chi nhánh của ngân hàng hoặc những địa điểm giáp ranh với nơi có chi nhánh cho vay.

2.2 Điều kiện vay thế chấp

  • Có tài sản thế chấp, đảm bảo cho khoản vay phù hợp theo quy định của ngân hàng. Tài sản có thể là nhà cửa, xe cộ, đất đai, cơ sở kinh doanh,...Ngoài ra, tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của cha, mẹ, anh chị em ruột trong gia đình cũng được chấp nhận. 
  • Có khả năng trả nợ với mức thu nhập ổn định. Chứng minh thu nhập bằng những giấy tờ liên quan đến thu nhập.
  • Có lịch sử tín dụng tốt. Không nằm trong các nhóm nợ xấu cảnh báo trên CIC

2.3 Hồ sơ vay thế chấp:

Một bộ hồ sơ vay thế chấp ngân hàng thông thường sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Hộ khẩu, KT3, giấy đăng ký thường trú, tạm trú,
  • Căn cước, chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của tài sản bạn đang cần thế chấp.
  • Chứng minh thu nhập hàng tháng.
  • Các loại đơn, giấy đề nghị vay theo quy định của ngân hàng

2.4 Quy trình đăng ký vay thế chấp:

Hiện nay, vay thế chấp qua 2 hình thức chính là Đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch và đăng ký online.

  • Nếu đăng ký tại quầy giao dịch:
  • Khách hàng cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến khoản vay cho nhân viên tại quầy giao dịch như: Mục đích vay, nhu cầu vay, tài sản thế chấp, thu nhập,...
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ theo quy định của từng ngân hàng
  • Ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ vay của khách hàng 
  • Ngân hàng phê duyệt khoản vay
  • Tiến hành giải ngân cho khách hàng.
  • Nếu khách hàng đăng ký online: Khách hàng cập nhật đầy đủ thông tin theo hướng dẫn trên app hoặc website của ngân hàng. 

3. Một số hình thức vay thế chấp ngân hàng phổ biến hiện nay

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều triển khai cho vay thế chấp dưới nhiều hình thức phổ biến chung như sau: 

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

3.1 Vay thế chấp ngân hàng để mua đất đai, nhà ở:

Với hình thức vay vốn này, khách hàng có thể được vay vốn lên đến tối đa 100% giá trị tài sản cần mua. Thời gian vay vốn kéo dài trung bình từ 15 năm đến 25 năm dựa trên các tiêu chí chứng minh tài chính. Ví dụ như: Tài sản đảm bảo, thu nhập hằng tháng và nhu cầu sử dụng vốn vay. 

3.2 Vay thế chấp ngân hàng để kinh doanh:

Hình thức vay vốn này nhằm giải quyết nhanh chóng các vấn đề tài chính khi cần mở rộng việc sản xuất, kinh doanh. Với hình thức vay thế chấp ngân hàng này, mức lãi suất phổ biến hiện nay dao động trong khoảng từ 7 đến 9%/ năm.

3.3 Vay thế chấp ngân hàng để mua xe:

Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng hình thức vay thế chấp ngân hàng để mua xe kèm theo rất nhiều ưu đãi cho hình thức này. Lãi suất áp dụng dao động trong khoảng từ 7 đến 13% tuỳ thuộc vào từng ngân hàng.

3.4 Vay thế chấp ngân hàng để du học:

Hầu hết sinh viên khi đi du học tại môi trường nước ngoài đều cần chứng minh tài chính. Đối với hình thức này, thời hạn vay vốn tối đa có thể lên đến 25 năm. Khoản vay được duyệt có giá trị khoảng từ 70% - 90% giá trị tài sản đảm bảo. Kèm theo đó là mức lãi suất tương đối ưu đãi, chỉ dao động khoảng từ 6 đến 9%/ năm.

3.5 Vay thế chấp ngân hàng sử dụng để tiêu dùng:

Đây là hình thức vay thế chấp ngân hàng nhằm đáp ứng nhanh chóng nguồn tài chính của bản thân. Xử lý kịp thời cho các nhu cầu tiêu dùng của bản thân. Lãi suất của hình thức vay này khá cao, chênh lệch nhiều tuỳ quy định của từng ngân hàng. 

4. Lãi suất vay thế chấp

Tùy theo mục đích vay thế chấp ngân hàng của bạn là gì, sẽ tương ứng với mức lãi suất khác nhau. Ngoài ra, lãi suất vay thế chấp hiện nay tại các ngân hàng là khác nhau. Nhưng dao động phổ biến trong khoảng từ 10% - 16%/ năm. Thời gian đầu mức lãi suất ưu đãi hơn, trong khoảng 6 - 11%năm. . Kèm theo đó là nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi để thu hút khách hàng. 

Dưới đây là bảng lãi suất vay thế chấp đang áp dụng tại một số ngân hàng hiện nay.
Lưu ý: Mức lãi suất này chỉ mang tính tham khảo và sẽ biến động theo từng thời điểm nhất định.

Bảng lãi suất vay thế chấp
Ngân hàng Mức lãi suất

(%/năm)

BIDV 7,3 - 7,5
Agribank 7,5
VietcomBank 7,5 - 8,1
VietinBank 7 - 7,7
TP Bank 6,4 - 9,4
VIB 8,2 - 8,7

5. Ưu, nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

Mặc dù là hình thức vay vốn được lựa chọn phổ biến hiện nay. Nhưng hình thức vay thế chấp ngân hàng vẫn tồn tại song song cả ưu điểm và nhược điểm so với những hình thức vay vốn khác. Sau đây sẽ là những lợi thế cũng như hạn chế của hình thức vay vốn này. Bạn hãy cân nhắc kỹ dựa trên nhu cầu thực tế để lựa chọn hình thức vay phù hợp nhất.

 Vay thế chấp ngân hàng là gì? Ưu và nhược điểm của vay thế chấp ngân hàng so với các hình thức khác

5.1 Ưu điểm: 

  • Mức vốn giải ngân cao. Hạn mức vay dựa trên cơ sở giá trị của tài sản thế chấp
  • Người vay vẫn tiếp tục được sử dụng tài sản của mình
  • Thời gian vay kéo dài. Góp phần giảm bớt gánh nặng trả nợ cũng như linh hoạt trong những chi tiêu tài chính sau vay.
  • Mức lãi suất tốt. Đa phần sẽ thấp hơn hình thức vay tín chấp.
  • Nhiều ưu đãi kèm theo

5.3 Nhược điểm: 

  • Bạn bắt buộc phải có tài sản thế chấp mới đủ điều kiện làm hồ sơ vay
  • Xác định nguy cơ mất tài sản đã thế chấp nếu không thanh toán được khoản vay. Nếu không còn khả năng trả nợ, người vay phải chấp nhận việc sẽ mất tài sản đã thế chấp với ngân hàng.
  • Thủ tục vay thế chấp phức tạp. Tốn nhiều thời gian cho khâu thẩm định, định giá tài sản. Thời gian xét duyệt và giải ngân cũng dài hơn với những hình thức vay khác.

6 . Một số câu hỏi liên quan đến vay thế chấp ngân hàng

Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất và câu trả lời đến từ các chuyên gia tài chính liên quan đến chủ đề vay thế chấp ngân hàng.

  • Hỏi: Hồ sơ vay thế chấp ngân hàng sau bao lâu thì được duyệt?
  • Trả lời: Tuỳ quy định của từng ngân hàng và gói vay, thời gian duyệt hồ sơ sẽ khác nhau. Thường thì từ vài ngày cho đến vài tuần hoặc có thể tính theo tháng.
  • Hỏi: Vay thế chấp có những loại phí nào?
  • Trả lời: Các khoản phí từ khi hoàn thiện hồ sơ đến khi giải ngân vốn tuỳ từng ngân hàng khác nhau sẽ có những quy định khác nhau. Sau đây là một số loại phí phổ biến nhất khi vay thế chấp ngân hàng. Bao gồm: Phí như phí công chứng thế chấp; Phí thẩm định tài sản thế chấp; Phí đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản thế chấp; Phí bảo hiểm vật chất; Phí bảo hiểm nhân thọ, Phí phạt trả nợ trễ hạn; Phí trả nợ trước hạn,...
  • Hỏi: Nếu không kịp thanh toán khoản vay đúng hạn thì có bị phạt không?  
  • Trả lời: Có. Người vay sẽ phải thanh toán khoản phí trả nợ trễ hạn theo quy định của từng ngân hàng.
  • Hỏi: Thanh toán khoản vay trước hạn có bị mất phí không?
  • Trả lời: Tùy thuộc vào thời điểm trả nợ trước hạn cũng như quy định của ngân hàng cho vay. Khách hàng sẽ phải thanh toán khoản phí trả nợ trước hạn. Mức phí cụ thể theo quy định riêng của từng ngân hàng.

7. Tạm kết

Hy vọng những thông tin trong bài viết của Jenfi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức vay thế chấp ngân hàng cũng như các thủ tục liên quan. Nhưng cần lưu ý rằng, dù vay vốn với bất kỳ hình thức nào, cũng nên cân nhắc kỹ đến khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán đúng hạn với ngân hàng nhé.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi dành cho doanh nghiệp

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng bằng CMND/ CCCD

Open post

Cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng bằng CMND/ CCCD

Cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng bằng CMND/ CCCD

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nợ xấu là một thuật ngữ phổ biến và hầu hết người vay đều không muốn mình mắc phải. Lịch sử nợ xấu sẽ được lưu lại trên CIC và ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tín dụng của khách hàng. Tác động tiêu cực đến những kế hoạch vay vốn sau này. Để biết mình có rơi vào tình trạng nợ xấu hay không, Jenfi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng và chính xác nhất trong bài viết sau đây.

1. Nợ xấu là gì? Nguyên nhân gây ra nợ xấu?

1.1 Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là những khoản nợ mà người vay không thanh toán đầy đủ và đúng kỳ hạn đã cam kết. Thời gian quá hạn trên 90 ngày. Với những khoản nợ này, ngân hàng hay các tổ chức tín dụng xác định có khả năng rủi ro trong việc thu hồi vốn. 

Cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng bằng CMND/ CCCD

Các loại nợ này sẽ được chia thành các nhóm nợ khác nhau trên CIC, tuỳ theo mức độ tăng dần về tính nghiêm trọng. Nợ xấu sẽ chia thành 5 nhóm như sau:

  • Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ phía ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá vẫn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi theo đúng thời gian.
  • Nhóm 2 - Nợ cần chú ý: Những khoản nợ quá hạn trong khoảng từ 10 ngày đến 30 ngày.
  • Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn: Những khoản nợ quá hạn trong khoảng từ 30 ngày đến 90 ngày.
  • Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ: Những khoản vay nợ quá hạn trong khoảng từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng không thể thu hồi lại vốn

Việc phân loại nhóm nợ xấu giúp cung cấp thông tin cho các tổ chức cho vay dễ dàng đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng. Từ đó đưa ra quyết định có duyệt tiếp những khoản vay tiếp sau hay không.

1.2 Nguyên nhân gây ra nợ xấu

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nợ xấu, bao gồm cả chủ quan và khách quan trong việc quản lý tài chính cá nhân. Một số nguyên nhân chính trong số đó như sau:

Cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng bằng CMND/ CCCD Cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng bằng CMND/ CCCD

1.2.1 Nguyên nhân chủ quan

  • Không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đúng thời hạn quy định. Cố tình không thanh toán dẫn đến quá hạn thời gian dài. 
  • Không quản lý tốt tài chính cá nhân: Không quản lý được các nguồn thu - chi sẽ rất dễ rất đến tình trạng thâm hụt tài chính. Số tiền vay ngày càng nhiều dẫn đến không thể thanh toán. Ngoài ra, thói quen sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng cũng rất dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát dòng tiền.
  • Không đủ khả năng thanh toán khi sử dụng vượt hạn mức tài khoản thấu chi cho tài khoản được cung cấp.
  • Không thanh toán các loại phí (phí phạt thanh toán chậm, phí thường niên, phí trả góp...) từ các khoản vay, khoản chi tiêu từ thẻ tín dụng.
  • Vướng vào vấn đề kiện tụng do không còn khả năng thanh toán nợ với cá nhân, tổ chức.

1.2.2 Nguyên nhân khách quan

  • Thiếu thông tin, không tìm hiểu kỹ về các khoản vay và hợp đồng dẫn đến có nhiều phi phí, lãi suất phát sinh người vay không nắm được để thanh toán
  • Lạm phát, biến đổi kinh tế thị trường: Lạm phát tăng cao kéo theo chi phí để đáp ứng nhu cầu cá nhân tăng nhiều hơn. Thu nhập cá nhân không tăng, dẫn đến khả năng trả nợ bị hạn chế. Từ đó góp phần gây nên nợ xấu. Ngoài ra, làn sóng dịch bệnh Covid-19 thời gian vừa qua cũng khiến tình hình kinh tế trên cả nước có nhiều biến đổi theo chiều hướng xấu.
  • Do sai sót của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng: Cán bộ ngân hàng cập nhật nhầm ngày trả nợ, chuyển nhầm nhóm nợ của khách hàng,...cũng là nguyên nhân khiến khách hàng “bỗng nhiên” nằm trong nhóm nợ xấu.

2. Những ảnh hưởng của nợ xấu

Nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của cá nhân hay tổ chức đi vay. Cần xác định thông tin nợ xấu của bạn sẽ được lưu giữ trên CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính sẽ dựa vào điểm CIC để xét duyệt hồ sơ vay vốn. Đây chính là nhân tố quyết định có cấp vốn cho vay hay không. Hoặc hạn mức cho vay bao nhiêu là hợp lý. 

Nợ xấu khiến khả năng được duyệt hồ sơ vay vốn về sau của khách rất thấp. Đặc biệt, bạn có nguy cơ không được cấp bất kỳ một khoản vay nào nếu để rơi vào những khoản nợ xấu thuộc nhóm 3, 4, 5 theo phân loại của CIC.

3. Cách kiểm tra nợ xấu online dễ dàng bằng CMND/ CCCD dễ dàng nhất

Để kiểm tra thông tin nợ xấu, bạn cần hiểu về CIC (Credit Information Center) - Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hoạt động với nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích và dự báo những thông tin tín dụng phục vụ cho việc quản lý của hệ thống ngân hàng nhà nước.

CIC lưu trữ toàn bộ những thông tin liên quan đến điểm tín dụng của khách hàng. Bao gồm những thông tin như: Các khoản vay trong quá khứ; Khoản vay nợ hiện tại; thời gian nợ quá hạn; Tổ chức vay; Tài sản thế chấp (nếu có); Đang thuộc nhóm nợ xấu nào,...

Khi ngân hàng hay các tổ chức tín dụng xét duyệt hồ sơ vay vốn. Cán bộ chuyên môn sẽ truy cập vào hệ thống CIC để kiểm tra những thông tin này. 

Cá nhân cũng có thể chủ động kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình theo 2 cách online sau đây. 

3.1 Kiểm tra thông tin nợ xấu trên website chính thức của CIC

  • Bước 1: Truy cập vào đường link website chính thức của CIC (cic.gov.vn).
  • Bước 2: Cung cấp các thông tin cá nhân để thực hiện đăng ký tài khoản theo hướng dẫn
  • Bước 3: Nhập mã OTP  gửi về theo thông tin số điện thoại khách hàng vừa đăng ký. Bấm “Đồng ý” sau khi đã đọc xong các điều khoản cam kết. Nhấn chọn “Tiếp tục”.
  • Bước 4: Cán bộ CIC liên hệ theo thông tin SĐT đã cung cấp để xác nhận thông tin trực tiếp.
  • Bước 5: Sau khi CIC phê duyệt cấp tài khoản, vào mục “Đăng nhập” để tra cứu thông tin nợ xấu.

3.2 Kiểm tra thông tin nợ xấu bằng ứng dụng CIC

Cài đặt ứng dụng CIC trên điện thoại trước khi thao tác thực hiện tra cứu.

3.2.1 Tải ứng dụng qua đường link sau:

Đăng ký tài khoản theo hướng dẫn các bước trên app.

Nhập mã xác thực OTP.

Cho phép truy cập location trên máy.

3.2.2 Kiểm tra CIC

  • Bước 1: Nhấn chọn: “Khai thác báo cáo” để tiến hành tra thông tin CIC.
  • Bước 2: Xác thực thông tin bằng một trong những hình thức: Mật khẩu/Vân tay/Face ID.
  • Bước 3: Mua báo cáo tín dụng.
  • Bước 4: Nhập mã xác thực OTP.
  • Bước 5: Xem báo cáo tín dụng.

Lưu ý: Thông tin báo cáo CIC gửi cho khách hàng sẽ bao gồm những nội dung về Điểm tín dụng cá nhân,  các khoản vay nợ đang có, thông tin nợ xấu, lịch sử sử dụng tín dụng,...

Ngoài ra, nếu người vay cần liên hệ trực tiếp có thể mang CMND/CCCD còn hạn và các giấy tờ liên quan đến trực tiếp Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia theo địa chỉ sau:

Trụ sở chính tại Hà Nội: Số 10 đường Quang Trung, P. Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh: Tầng 14 tòa Vietcombank Tower, Số 5 - Công trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 11, TP. HCM.

4. Các nhóm nợ xấu bạn cần lưu ý

Thời gian để thông tin nợ xấu được xóa trên hệ thống phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ nợ xấu. Cụ thể như sau:

  • Nợ xấu nhóm 1: Lịch sử nợ xấu được xóa ngay sau thời điểm thanh toán.
  • Nợ xấu nhóm 2: Xóa lịch sử nợ xấu sau 1 năm. (Khách hàng tiếp tục được phê duyệt khoản vay sau 1 năm).
  • Nợ xấu nhóm 3, 4, 5: Xoá lịch sử nợ xấu sau 5 năm. (Khách hàng tiếp tục được phê duyệt khoản vay sau 5 năm).

5. Làm thế nào để xóa nợ xấu?

Nếu không may nằm trong nhóm nợ xấu. Chắc chắn ai cũng mong muốn nhanh chóng xóa vết trên hệ thống CIC. Sau đây sẽ là một số cách xóa nợ xấu bạn có thể tham khảo:

5.1 Những khoản nợ xấu dưới 10 triệu vnđ:

Người vay cần nhanh chóng tất toán các khoản nợ này. Theo quy định của ngân hàng nhà nước, những khoản vay nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng nếu đã tất toán sẽ không bị lưu vết trong lịch sử tín dụng. Lập tức thanh toán những khoản nợ nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn có phần “tươi sáng” hơn.

5.2 Những khoản nợ xấu trên 10 triệu vnd:

Với khoản nợ này, người vay cũng cần nhanh chóng thanh toán cả gốc lẫn lãi. Sau đó, yêu cầu ngân hàng, nơi cho vay xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC. Theo quy định, thời gian xóa nợ xấu nhóm 2 khỏi lịch sử tín dụng là 12 tháng tính từ thời điểm thanh toán. Chính vì vậy người vay cần thanh tất toán sớm nhất có thể.

5.3 Đối với những khoản nợ lớn:

Trong vòng 5 năm tính từ thời điểm tất toán, người vay sẽ không được phê duyệt bất kỳ khoản vay nào. Sau đó CIC tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng theo quy định. Ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xem xét hồ sơ sau. 

5.4 Đăng ký nhận báo cáo tín dụng:

Kịp thời nắm thông tin và xử lý trước khi rơi vào những nhóm nợ nguy hiểm từ nhóm 3 đến nhóm 5, bạn sẽ chủ động hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân của mình.

Có thể thấy, để xóa nợ xấu thì cách tối ưu nhất vẫn là thanh toán hết cả gốc lẫn lãi vay cho ngân hàng. 

6. Mất bao lâu để xóa hoàn toàn nợ xấu trên CIC

Lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC đều có thể xóa được nhưng cần nhiều thời gian. Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến những kế hoạch tài chính của bạn. 

Đối với các khách hàng nợ xấu thuộc nhóm 2, CIC sẽ xóa bỏ hoàn toàn lịch sử tín dụng nợ xấu của người vay sau 12 tháng kể từ ngày tất toán hết khoản nợ xấu. 

Nhưng nếu rơi vào các nợ xấu nhóm 3, 4, 5, khách hàng sẽ phải chấp nhận thông tin nợ xấu lưu trên CIC thời gian khá dài - sau 5 năm kể từ thời điểm tất toán hết các khoản nợ. Lúc này, CIC mới xóa hoàn toàn thông tin nợ xấu cho người vay. Trong khoảng thời gian 5 năm, khách hàng sẽ không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng dưới bất cứ hình thức nào, kể cả vay thế chấp có tài sản giá trị đảm bảo. 

7. Cần lưu ý điều gì trước khi xoá nợ xấu?

Hiện nay, lợi dụng tâm lý muốn nhanh chóng xóa nợ xấu để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Nhiều dịch vụ xóa nợ xấu ra đời và lôi kéo người dùng với những mức phí không nhỏ. Cần xác định rằng tất cả thông tin lịch sử tín dụng của bạn đều được ghi lại và quản lý trên hệ thống CIC của quốc gia. CIC chỉ có thể cập nhật lại trạng thái tín dụng của khách hàng trong trường hợp nhân hàng gửi công văn đề nghị chỉnh sửa. CIC chỉ cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng, hoặc chính khách hàng đó, không cung cấp cho một đơn vị thứ 3 nào khác.

Chính vì vậy, những dịch vụ xóa nợ ngân hàng trên mạng sẽ không thể xóa nợ xấu được mà chỉ là chiêu trò lừa đảo để trục lợi.

Chủ động kiểm tra nợ xấu là việc làm cần thiết để quản lý tài chính cá nhân của cá nhân cũng như tổ chức. Đặc biệt với những người đang có nhu cầu vay tiền, mở thẻ tín dụng. Hy vọng những thông tin trên đây, Jenfi giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ xấu cũng như cách kiểm tra nợ xấu nhanh và chính xác nhất.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 4 5 15 16 17
Scroll to top