Đăng Ký Nhận Bảng Tin Từ Chúng Tôi
Lãi Suất Thả Nổi Là Gì? Hiểu Rõ Lãi Suất Thả Nổi Trước Khi Vay
Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất vay, hạn mức vay, thời gian vay là những quan tâm hàng đầu khi vay vốn. Trong đó, lãi suất vay là thông tin được khách hàng vay để ý hơn cả.
Về cơ bản, lãi suất đề cập đến số tiền bạn phải trả khi vay, được biểu thị bằng hình thức tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền vay. Tìm hiểu về lãi suất là điều quan trọng khi vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào, cho dù là vay thế chấp hay vay tín chấp.
Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng ở Việt Nam sử dụng 3 cách tính lãi suất vay bao gồm: lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. Trong đó, lãi suất thả nổi là hình thức tính lãi rủi ro nhất trong các hình thức tính lãi vay.
Hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu lãi suất thả nổi (floating rate) sẽ tác động đến khoản vay của bạn như thế nào trong bài phân tích sau.
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi (floating rate) là loại lãi suất thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng tùy vào từng thời kỳ.
Thông thường, các ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần.
Tóm lại, Lãi suất thả nổi là gì? Lãi suất thả nổi là dạng lãi suất có thể tăng hoặc giảm theo thị trường, do đó nó còn được gọi là lãi suất thay đổi.
Cách tính lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ |
Công thức tính tiền lãi tháng khi vay lãi thả nổi như sau:
Tiền lãi hàng tháng = Tiền vay thế chấp x Lãi suất thả nổi (%/tháng) |
Giả sử: Anh A vay thế chấp 100.000.000 VNĐ, thời hạn 1 năm với lãi suất thả nổi, biên độ lãi suất là 0,2%/tháng.
- Từ tháng 1 đến tháng 3, lãi suất cơ sở là 0,6 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,6 + 0,2 = 0,8 %/tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 100.000.000 x 0,8% = 800.000 VNĐ
- Từ tháng 3 đến tháng 6 lãi suất cơ sở là 1 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 1 + 0,2 = 1,2 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 100.000.000 x 1,2% = 1.200.000 VNĐ
- Từ tháng 6 đến tháng 9, lãi suất cơ sở là 0,8 %/tháng nên lãi suất thả nổi là 0,8 + 0,2 = 1 %/ tháng. Số tiền lãi mỗi tháng trong thời gian này là 100.000.000 x 1% = 1.000.000 VNĐ
Theo đó, có thể thấy lãi suất thả nổi có rất nhiều biến động, nó có thể tăng hoặc giảm theo lãi suất thị trường và chính sách của ngân hàng tuỳ vào từng thời kỳ. Do đó, khi khoản vay áp dụng lãi suất thả nổi này thì khoản vay có thể gặp khá nhiều rủi ro
So sánh: lãi suất cố định và lãi suất thả nổi
Để tìm hiểu kỹ thêm về lãi suất cố định và lãi suất thả nổi cũng như tầm quan trọng của chúng đối với hoạt động tài chính kinh doanh, hay cũng xem bảng phân tích dưới đây:
Chỉ tiêu so sánh | Lãi suất cố định | Lãi suất thả nổi |
Bản chất | Lãi suất ấn định ở một mức cụ thể trong suốt thời gian vay | Lãi suất không cố định, thay đổi theo từng kỳ (thường là 3 tháng hoặc 6 tháng) |
Nội dung quy định trong hợp đồng | Ghi rõ trong hợp đồng vay về mức lãi suất | Mức điều chỉnh, kỳ hạn điều chỉnh theo thỏa thuận giữa hai bên và được ghi rõ trong hợp đồng |
Chịu tác động của lãi suất thị trường | Không chịu tác động | Chịu tác động |
Cơ sở tính lãi | Thông thường dựa trên lãi suất thị trường, tại thời điểm ký hợp đồng | Dựa trên lãi suất tham chiếu hoặc các chỉ số lạm phát, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi mới |
Thời gian vay | Thường ngắn hạn | Thường trung và dài hạn |
Tính toán số tiền lãi phải chi trả | Có thể tính toán được, do lãi suất được cố định suốt thời gian vay. | Không thể tính toán được, do lãi suất được thay đổi theo kỳ. |
Lãi suất thị trường giảm | Không nhận được lợi ích, do số tiền lãi được cố định trong suốt quá trình vay | Có lợi vì số tiền đóng lãi thấp hơn |
Lãi suất thị trường tăng | Không bị thiệt hại, do số tiền lãi được cố định trong suốt quá trình vay | Bị thiệt khi vì số tiền đóng lãi cao hơn |
Ưu điểm và nhược điểm của lãi suất thả nổi
Ưu điểm của lãi suất thả nổi
Ưu điểm lớn nhất của lãi suất thả nổi chịu sự tác động của lãi suất thị trường nên nó có thể giảm xuống, theo đó khách hàng vay sẽ phải đóng lãi ở một mức ‘ưu đãi’ hơn.
Điều này giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cho các khách hàng vay.
Ngoài ra, lãi suất thả nổi thường sẽ thấp hơn lãi suất cố định.
Do đó, nếu khách hàng vay hiểu được xu thế lãi suất và nắm rõ các kỳ điều chỉnh lãi suất để tiến hành đáo hạn kịp thời trước khi lãi suất được điều chỉnh tăng thì điều này hoàn toàn có lợi
Nhược điểm của lãi suất thả nổi
Sự biến động của lãi suất thả nổi vừa là ưu điểm đồng thời cũng là khuyết điểm. Chính sự biến động làm cho lãi suất thả nổi khó dự đoán hơn so với lãi suất cố định.
Điều này khiến cho người vay khó có thể hoạch định ngân sách một các chính xác và đôi khi họ khó có thể hoàn trả khoản vay đúng hạn (hoặc tình huống xấu nhất có thể là không thể hoàn trả).
Khi đó có thể dẫn đến các khoản vay khá dài và các khoản phí phải trả lớn hơn, dẫn đến những rủi ro tài chính khó lường.
Có thể thay đổi từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định không?
Lựa chọn lãi suất thả nổi giống như một “con dao hai lưỡi” vì những lợi ích nó mang lại song song với rủi ro kèm theo. Trong thời gian vay, một số khách hàng vay nhận thấy lãi suất đang tăng và muốn thực hiện thay đổi lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định, hoặc ngược lại.
Hình thức thay đổi này có thể thực hiện được, tuy nhiên nó cần được sự đồng ý của bên cho vay và bên vay.
Lãi suất thả nổi có an toàn khi vay vốn doanh nghiệp?
Lãi suất thả nổi được biết đến là lãi suất có nhiều biến động, nhưng điều gì tác động vào sự biến động đó?
Lãi suất sẽ được tính dựa trên một giá trị tham chiếu đó là lãi suất cơ sở. Lãi suất này thường được xem là mức lãi thấp nhất mà các ngân hàng thương mại tính cho một khoản vay.
Do đó, khi có sự thay đổi của tỷ giá thị trường sẽ có thể có thể ảnh hưởng đến lãi suất thả nổi hiện tại. Điều này vô tình biến lãi suất thả nổi trở thành “con dao hai lưỡi” vì nó vừa có thể mang lại cho khách hàng vay có một lãi suất ‘ưu đãi’, vừa có thể mang đến cho khách hàng vay một lãi suất ‘trên trời’.
Vì chính lý do này, lãi suất thả nổi có mức độ rủi ro khá cao cho các khoản vay.
Vay vốn doanh nghiệp với lãi suất vay thả nổi có tốt không?
Khó có thể lựa chọn hình thức tính lãi nào giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi cho khoản vay của doanh nghiệp. Và cũng không có câu trả lời chắc chắn cách tính lãi nào là tốt nhất.
Vì lãi suất thả nổi có quá nhiều biến động, nên rủi ro mà nó mang lại khá cao. Vì vậy, việc lựa chọn lãi suất thả nổi hay lãi suất cố định chủ yếu sẽ tùy thuộc vào thời gian vay của người vay.
Khi nói đến các khoản vay ngắn hạn, tốt nhất là nên chọn lãi suất thả nổi vì bạn sẽ được cung cấp một mức lãi suất khởi điểm khá ‘ưu đãi’ và lãi suất không có khả năng thay đổi đáng kể trong thời gian ngắn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn sẽ trả khoản vay trong một thời gian dài hơn, thì tốt hơn là nên lựa chọn lãi suất cố định vì lãi suất có thể tăng đáng kể trong thời hạn khoản vay của bạn nếu bạn lựa chọn lãi suất thả nổi.
Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần phải biết chính xác các khoản nợ của mình cần trả là bao nhiêu để có thể hoạch định ngân sách một cách chính xác, hạn chế tối đa những rủi ro cho các khoản nợ. Vì khi bạn chọn sử dụng một khoản vay có lãi suất thay đổi, về cơ bản bạn đang đánh cược rằng ‘lãi suất sẽ thấp hơn trong tương lai’.
Tuy nhiên, mỗi thời kỳ lãi suất thị trường sẽ thay đổi, có thể mang lại một mức lãi suất mới và có khả năng lãi suất đó cao hơn, điều này có thể làm tăng đáng kể số tiền lãi bạn sẽ phải trả cho khoản vay của mình.
Huy động vốn tại Jenfi - Lãi suất cố định thấp ngang với lãi suất thả nổi
Jenfi.vn là công ty Fintech đầu tiên tại Việt Nam tiên phong hình thức vay vốn doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản với lãi suất cạnh tranh chỉ từ 7,5%.
Một trong những lợi thế hàng đầu tại Jenfi là khách hàng sẽ không cần thế chấp, Jenfi sẽ thẩm định sự tăng trưởng của doanh nghiệp dựa theo thuật toán độc đáo từ Jenfi, từ đó xác định tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và đưa ra khoản vay phù hợp với tốc độ phát triển
Các ưu điểm vay vốn hiện tại chỉ có tại Jenfi bao gồm:
- Gói vay trị giá lớn, lên đến 10 tỷ VND mà doanh nghiệp không cần thế chấp tài sản như vay ngân hàng truyền thống.
- Lãi suất vay cố định và rất cạnh tranh, chỉ từ 7% một năm, lãi suất này tương đương với lãi suất thả nổi năm đầu tiên (là lãi suất thấp nhất) ở nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- Thanh toán nợ vay linh hoạt dựa theo doanh thu của bạn.
- Thẩm định nhanh, chỉ trong 24 giờ.