Open post
10 Cách Tiết Kiệm Tiền | Jenfi Capital

10 Cách Tiết Kiệm Tiền Chủ Doanh Nghiệp Nên Biết

10 Cách Tiết Kiệm Tiền | Jenfi Capital

Trong thời kỳ suy thoái kinh tế, tiết kiệm và thực hành chính sách tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp nên là một trong những ưu tiên hàng đầu. Chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả giúp bạn vượt qua giai đoạn kinh doanh khó khăn, có nguồn vốn để đầu tư vào các sản phẩm mới, dự án mới để tăng lợi nhuận. Vậy, cách tiết kiệm tiền nào phù hợp với doanh nghiệp? Cùng Jenfi Capital tìm hiểu 10 cách tiết kiệm tiền trong thông tin dưới đây.

10 Cách Tiết Kiệm Tiền Trong Kinh Doanh

10 Cách Tiết Kiệm Tiền | Jenfi Capital

Đánh giá, xem xét lại các khoản chi tiêu

Đầu tiên, hãy xem xét các khoản chi tiêu hiện tại mỗi tháng trong doanh nghiệp của bạn để tìm kiếm những khoản chi nào có thể cắt giảm. Các khoản chi tiêu cố định hàng tháng không cần thiết có thể bao gồm: dụng cụ văn phòng, chi phí du lịch, chi phí hội họp, chi phí xây dựng đội nhóm… 

Bạn có thể đàm phán với bên cung cấp dịch vụ để đàm phán mức chi tiêu, tìm kiếm đơn vị cung cấp khác với chi phí rẻ hơn. Thậm chí, bạn nên cắt bỏ hoàn toàn các dịch vụ không thật sự cần thiết khỏi chi tiêu hàng tháng.

Đầu tư vào các công cụ tự động hóa

Các công cụ tự động hóa có thể giúp tiết kiệm chi phí lao động, từ đó giúp bạn tiết kiệm tiền thuê nhân sự. Các công việc như nhập liệu, trả lời câu hỏi khách hàng,... có thể được tự động hóa bằng các phần mềm trích xuất dữ liệu, chatbot, AI. 

Ví dụ, thay vì thuê nhân viên trực đường dây nóng doanh nghiệp, hiện nay nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Voice AI để tư vấn khách hàng mà khách hàng hoàn toàn không nhận ra đang trò chuyện với AI. 

Ứng dụng các giải pháp công nghệ

Doanh nghiệp của bạn có thể cân nhắc ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp trong chuyển đổi số để tiết kiệm tiền. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn cung cấp dịch vụ trực tuyến, hãy tận dụng các phần mềm phân công & quản lý công việc online, phần mềm hội thảo… để nhân viên có thể hoạt động từ xa, từ đó cắt giảm chi phí thuê văn phòng lớn. Hoặc, bạn có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây, dịch vụ chữ ký số trên đám mây lưu trữ… khi triển khai hợp đồng để giảm chi phí phần cứng và chi phí đi lại ký kết hợp đồng.

Đàm phán với nhà cung cấp

Một trong những cách tiết kiệm tiền mà các chủ doanh nghiệp thường ít để ý khi kinh tế ổn định là đàm phán để được chiết khấu, giảm giá… từ nhà cung cấp. Tuy nhiên trong thời gian cần thắt lưng buộc bụng, bạn có thể cần thảo luận với nhà cung cấp để nhận sự hỗ trợ. Giảm giá ở các dịch vụ có thể đàm phán như phí dịch vụ lưu trữ web, bản quyền phần mềm, chi phí in ấn, chi phí giao nhận hàng hóa… có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền khi cộng chúng lại với nhau!

Thuê freelancer hoặc nhân viên thời vụ

Bạn có thể cân nhắc thuê freelancer hoặc nhân viên thời vụ thay cho vị trí cố định để tiết kiệm tiền. Thuê freelancer thường tốn ít kém vì mức lương được trả theo thực tế công việc, đồng thời bạn cũng không phải lo lắng về chính sách lương, thưởng, bảo hiểm… cho nhóm nhân sự này.

Tìm hiểu về chính sách giảm thuế 

Một số địa phương áp dụng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cho một số loại hình doanh nghiệp. Thông thường, doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập là 20%. Trong trường hợp ưu đãi, thuế suất chỉ còn 17% hoặc 10%.

Bạn hãy tham khảo thêm các thông tư: 96.2015.TT.BTC; nghị định Nghị định số 218/2013/NĐ-CP để xác định xem mình có được hưởng chính sách này tại địa phương hay không.

Sử dụng phần mềm mã nguồn mở

Các phần mềm mã nguồn mở có thể tiết kiệm chi phí hàng năm rất lớn cho doanh nghiệp. Hãy kiểm tra các phần mềm thương mại hóa hiện tại bạn đang sử dụng và đánh giá xem liệu có thể sử dụng các phần mềm thay thế miễn phí hay không.

Tiết kiệm điện, nước 

Hãy đảm bảo thực hành các biện pháp tiết kiệm điện, nước tại văn phòng để giảm hóa đơn chi tiêu hàng tháng, từ đó tiết kiệm tiền trong dài hạn.

Giảm chi phí marketing 

Bạn có thể tìm kiếm các giải pháp marketing miễn phí hoặc chi phí thấp để quảng bá doanh nghiệp, thay vì sử dụng hoàn toàn chiến lược marketing trả phí. 

Tuân theo quy tắc 80/20

Quy tắc 80/20, còn được gọi là quy tắc Pareto, tuyên bố rằng trong hầu hết các sự việc, 80% kết quả đến từ 20% nguyên do. Nếu bạn áp dụng quy tắc này vào doanh nghiệp của mình, bạn sẽ có thể tạo ra những thay đổi mạnh mẽ. Hãy tập trung vào những hạng mục đang tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp nhưng tốn ít thời gian nhất. Từ đó, bạn có thể tối ưu thời gian, có thêm thu nhập và tiết kiệm tiền hiệu quả.

Tạm Kết

Doanh nghiệp nên thực hành tiết kiệm tiền để có thể tối ưu hóa dòng tiền, đầu tư vào các hoạt động tăng trưởng và mở rộng kinh doanh. Tiết kiệm tiền giúp doanh nghiệp duy trì sức khỏe tài chính, là lớp bảo vệ tốt nhất khi gặp sự cố hoặc trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Hy vọng với 10 cách tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp trong thông tin kể trên, bạn có thể xây dựng được một doanh nghiệp khỏe mạnh để tăng trưởng.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Cách Tiết Kiệm Tiền 

Những cách hiệu quả để tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp là gì? 

Một số cách giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm tiền bao gồm tìm kiếm nhà cung cấp rẻ hơn, tận dụng ưu đãi về thuế, giảm chi phí năng lượng, sử dụng điện toán đám mây thay vì máy chủ tại chỗ, tối ưu quy trình kinh doanh và giảm chi phí hoạt động.

Làm thế để có thể tiết kiệm tiền tiếp thị và quảng cáo? 

Bạn có thể tiết kiệm tiền cho các hoạt động tiếp thị và quảng cáo bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí, chạy các chiến dịch được nhắm mục tiêu và tối ưu hóa trang web cũng như nội dung của bạn để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Có cách nào để tiết kiệm tiền khi đi công tác không? 

Có một số cách để tiết kiệm tiền khi đi công tác. Ví dụ: doanh nghiệp có thể tìm kiếm các chuyến bay rẻ hơn, đặt khách sạn trước để tiết kiệm tiền, tận dụng các chương trình khách hàng thân thiết, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi chung xe khi có thể. 

 

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những chỉ số thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo tài chính. Đây là chỉ tiêu quan trọng để phân tích hiệu quả tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu còn chưa hiểu rõ khái niệm hệ số nợ là gì những thông tin liên quan đến hệ số này, mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây từ Jenfi nhé.

1. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và những thông tin liên quan

Thế nào là hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu?

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Tiếng Anh: Debt to equity ratio), thường được viết tắt là D/E. Đây là một chỉ số tài chính sử dụng để đo lường năng lực quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp. D/E chính là đòn bẩy tài chính, đồng thời cũng là chỉ số giúp doanh nghiệp xác định được tổng số nợ liên quan đến tài sản của mình. Qua đó tự nhìn nhận và đánh giá năng lực tài chính, phát hiện rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ứng phó kịp thời.

Công thức tính

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu được tính theo công thức như sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

D/E là kết quả của phép chia tổng nợ phải trả của công ty với vốn chủ sở hữu của cổ đông. Những con số này thường xuất hiện trên bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính.

Đặc điểm của hệ số nợ

Hệ số nợ phụ thuộc vào một số yếu tố chính. Bao gồm:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Loại hình kinh doanh
  • Lĩnh vực hoạt động

Ưu điểm khi áp dụng D/E vào phân tích tài chính 

  • Đánh giá được hiệu quả khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi đến hạn phải thanh toán.
  • Số liệu có độ tin cậy cao khi được lấy từ những nguồn chính xác như bảng cân đối tài chính
  • Áp dụng được cho nhiều đối tượng như chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng.

Hạn chế khi sử dụng tỷ số nợ:

  • Không đánh giá tổng thể mà chỉ đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp trên một khía cạnh. Nếu muốn thấy được bức tranh toàn cảnh, cần có sự kết hợp của nhiều chỉ số khác.
  • Còn thiếu sự rõ ràng khi áp dụng hệ số nợ: Nhiều nơi tính đến cả các trách nhiệm nợ phải trả, trong khi một số nơi khác thì không. 
  • Rất khó so sánh hệ số nợ giữa các nhóm ngành. 

2. Ý nghĩa của D/E

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. D/E mang đến những ý nghĩa như sau:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ở ngưỡng bao nhiêu được coi là an toàn?

Đối với doanh nghiệp:

  • Khi hệ số D/E nhỏ hơn 1: Tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu. Điều này chứng minh doanh nghiệp đang kiểm soát tốt rủi ro từ những khoản nợ. Nếu phải thanh toán nợ gấp vẫn có thể xử lý dễ dàng.
  • Khi hệ số D/E lớn hơn 1: Doanh nghiệp đang có khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Cần nhanh chóng đưa hệ số D/E về dưới 1.

Đối với nhà đầu tư:

  • D/E < 1: Doanh nghiệp có tiềm năng để đầu tư. Hệ số càng nhỏ chứng tỏ năng lực tài chính càng cao.
  • Khi D/E > 1: Nếu đầu tư sẽ gặp rủi ro cao, nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư. 

Thông thường hệ số D/E cao tương ứng với mức độ rủi ro càng nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nếu tỷ lệ này đặc biệt thấp là do doanh nghiệp đang không tận dụng được việc vay nợ để mở rộng hoạt động. Vì thế, khi lựa chọn doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn nên cân nhắc tới những doanh nghiệp có D/E >1. Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả để tạo ra nhiều lợi nhuận thì đây vẫn được coi là cơ hội đầu tư tốt. 

3. Chỉ số D/E bao nhiêu là tốt?

Hệ số D/E bao nhiêu được coi là tốt còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. D/E dưới 1 thường được các chuyên gia tài chính đánh giá tốt. Tuy nhiên, tùy vào ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp mà giá trị hệ số sẽ có thay đổi nhất định. 

D/E không cố định mà có sự khác biệt theo từng nhóm ngành. Nguyên nhân do mỗi nhóm ngành sẽ có nhu cầu về vốn và tiêu chí đánh giá tốc độ tăng trưởng khác nhau, dẫn đến sự thay đổi của D/E tương ứng. Những ngành hàng chủ lực như sản xuất, tiêu dùng thường sẽ có D/E cao hơn, nhưng trên thực tế họ vẫn hoạt động tốt. Hoặc những doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng thông thường sẽ cao hơn so với ngành dịch vụ. Nguyên nhân do ngành xây dựng cần đầu tư lớn về vốn ban đầu cho vật liệu, trang thiết bị, nhân công, … Trong khi nhóm ngành dịch vụ cần đầu tư nhiều về nguồn lực trí tuệ hơn là về vốn. 

Ví dụ: Với nhóm ngành sản xuất có D/E trên dưới mức 2 là bình thường, nhưng với các nhóm ngành về công nghệ lại chủ yếu xoay quanh mức 0.5 là ngưỡng an toàn. 

Bên cạnh đó, để chỉ số D/E được đánh giá ở ngưỡng an toàn còn phụ thuộc vào từng thời kỳ của nền kinh tế. Bởi doanh nghiệp sẽ chịu nhiều tác động bởi biến động chung từ thị trường. Để đánh giá hệ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp. Thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) được coi ở ngưỡng khá an toàn.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường là gì? Tại sao đây được coi là hoạt động tiền đề tạo nên sự thành công của mỗi doanh nghiệp? Nếu không thực hiện phân khúc thị trường thì có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp không? Hãy cùng chúng tôi tìm lời giải cho bài toán về phân khúc thị trường trong bài viết ngay sau đây.

1. Phân khúc thị trường là gì?

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường (Tiếng Anh: Market segmentation) là hoạt động chia thị trường thành nhiều phần nhỏ. Mỗi phần tương ứng với mỗi phân khúc khách nhau và là tập hợp nhóm đối tượng khách hàng có điểm tương đồng nhất định. Việc nhóm chung tệp khách hàng có cùng đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu,...về sản phẩm, dịch vụ giúp doanh nghiệp xác định đúng các hoạt động nghiên cứu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt nhất có thể. Cùng một thị trường mục tiêu nhưng với mỗi doanh nghiệp lại có thể có cách phân khúc thị trường khác nhau còn, tùy thuộc vào chiến lược của riêng họ.

Theo các chuyên gia tài chính, khái niệm về phân khúc thị trường được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1956 trong một nghiên cứu có tên của Wendell R.Smith. Thời điểm đó, các nhà quảng cáo đã tiến hành phân chia khách hàng của họ thành nhiều nhóm để thực hiện cho các chiến dịch tiếp thị của mình.

2. 4 cách phân khúc thị trường phổ biến

Thông thường, các chuyên gia Marketing sẽ chia phân khúc thị trường thành 4 nhóm chính. Cụ thể như sau:

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Phân khúc thị trường theo địa lý, khu vực

Đây là phương pháp xác định đối tượng khách hàng dựa trên những đặc điểm địa lý như: Thành phố, nông thôn, vùng núi, đồng bằng,...Nếu doanh nghiệp tiến tới thị trường quốc tế có thể phân khúc rộng hơn theo vùng hoặc châu lục. Đa phần cộng đồng dân cư trong cùng một khu vực sẽ có những đặc điểm tương đồng nên việc nghiên cứu thị trường theo vị trí địa lý diễn ra rất dễ dàng và thuận tiện. Không chỉ là các vị trí địa lý đơn thuần, phương pháp phân khúc còn bao hàm nhiều yếu tố khác như loại hình khí hậu hoặc văn hóa vùng miền.

Phân khúc thị trường dựa theo đặc điểm nhân khẩu học

Phân khúc theo đặc điểm nhân khẩu học là hành động tiếp cận khách hàng dựa trên những thông tin về nhân khẩu học chung. Bao gồm các tiêu chí như: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quy mô gia đình, trình độ học vấn, văn hoá hay tôn giáo,...Đây là cách phân khúc thị trường được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì các số liệu thu được rất đáng tin cậy.

Phân khúc thị trường dựa theo đặc điểm nhân khẩu học giúp doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng cần hướng đến. Ví dụ, một công ty kinh doanh sữa bột sẽ có những sản phẩm và chiến lược Marketing riêng phù hợp với nhóm khách hàng là người cao tuổi, trung niên hoặc trẻ em.

Phân khúc thị trường dựa vào hành vi mua hàng

Hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xác định nên định hướng phát triển sản phẩm dựa theo nền tảng nào. Mua sắm trực tiếp như truyền thống hay mua hàng online qua các website hoặc sàn thương mại điện tử? 

Dựa vào phân tích hành vi, doanh nghiệp có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng với thương hiệu của mình. Tuy nhiên, phương pháp này khó xác định và có tính chính xác thấp hơn các phương pháp phân khúc khác. 

Phân khúc thị trường theo phân tích tâm lý học

Theo tâm lý học, những quyết định mua sắm từ khách hàng phụ thuộc phần lớn vào tính cách và thói quen tiêu dùng hàng ngày. Nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược Marketing hiệu quả với từng nhóm đối tượng.

3. Tại sao doanh nghiệp cần phân khúc thị trường?

Việc đáp ứng được hết nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng gần như là điều không thể. Thị trường vô cùng rộng lớn và nhu cầu của khách hàng cũng rất đa dạng. Bên cạnh đó nguồn lực của doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp hàng đầu cũng không đủ khả năng đáp ứng hết thị trường. Do đó, phân khúc thị trường là việc cần thiết cho bất kì doanh nghiệp không phân biệt quy mô lớn hay nhỏ. 

Phân khúc thị trường mang đến những lợi ích sau đây cho doanh nghiệp:

Phân khúc thị trường là gì và tầm quan trọng của khái niệm này

Giúp truyền tải thông điệp Marketing mạnh mẽ hơn

Phân khúc thị trường chính là công cụ cơ bản để doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng mục tiêu. Từ đây, doanh nghiệp sẽ xây dựng những chiến lược quảng bá sát nhất với đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến. Đảm bảo hoạt động triển khai vừa hiệu quả mà vừa tiết kiệm.

Những nỗ lực tiếp thị sẽ mang đến hiệu quả mạnh mẽ khi doanh nghiệp xác định được đối tượng cụ thể mình muốn hướng tới. Khi tiếp xúc chỉ với một nhóm các khách hàng có cùng đặc điểm, doanh nghiệp có thể hướng đến mục đích tiếp cận hiệu quả, thúc đẩy gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tạo nên sự gắn kết bền chặt cho mối liên kết giữa thương hiệu và khách hàng. 

Xác định chiến lược Marketing hiệu quả

Với quá nhiều chiến lược Marketing phổ biến hiện nay, thật khó để biết chiến thuật nào sẽ phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn. Việc kết hợp phân khúc thị trường khác nhau sẽ là thông tin định hình được chiến thuật Marketing nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp dễ dàng vạch ra các phương pháp chi tiết hơn để tiếp cận khách hàng mục tiêu, tạo lợi thế cạnh tranh. Khi nhu cầu của khách của khách hàng được đáp ứng chắn sẽ là điểm mạnh để doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh với những đơn vị khác.

Xây dựng quảng cáo đa mục tiêu

Digital Marketing hiện nay mang đến tầm cao mới cho các chiến dịch quảng cáo thời 4.0. Kết hợp với việc phân khúc thị trường, doanh nghiệp dễ dàng xác định được mục tiêu theo độ tuổi, vị trí, thói quen mua hàng, sở thích của khách hàng và lan tỏa thông điệp của mình đến nhiều người hơn thông qua các hoạt động Marketing trên nền tảng số.

Thu hút và chuyển đổi tệp khách hàng tiềm năng

Xác định phân khúc thị trường giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tệp khách hàng của mình. Tăng khả năng tiếp cận tới tệp khách hàng tiềm năng. Chỉ khi tập trung vào một tập khách hàng nhất định, doanh nghiệp mới có cái nhìn toàn diện và dành nhiều ưu đãi đặc quyền nhất cho họ. Khách hàng được tiếp cận với nhiều thông tin hữu ích hơn. Góp phần tỷ lệ chuyển đổi mua hàng.

Phân biệt thương hiệu với đối thủ

Thay vì mờ nhạt và không có điểm nhấn giữa hàng loạt những thương hiệu khác. Những người làm quảng cáo tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu của mình bằng những điểm khác biệt. Thay vì những thông điệp chung chung mơ hồ dàn trải “Vì số đông” nhưng trên thực tế lại “Không dành cho ai cả”. 

Cải tiến sản phẩm, dịch vụ

Xác định phân khúc thị trường và tập trung vào từng nhóm khách hàng cụ thể giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng tốt hơn. Từ đó có những cải tiến mới về sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo nên sự liên kết bền chặt hơn giữa thương hiệu và khách hàng, thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa 2 bên.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Phân khúc cạnh tranh có thể là một cách tuyệt vời để theo đuổi các thị trường mới. Không có phân khúc thị trường, doanh nghiệp dễ đi theo lối mòn của chu kỳ cũ. Nhưng nếu chỉ tập trung theo phân khúc, doanh nghiệp có thể tối ưu được nguồn lực và tập trung đầu tư vào phát triển sản phẩm. Gia tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Để xác định phân khúc thị trường hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động xác định đúng thị trường mục tiêu ngay từ những bước đầu triển khai chiến lược.

Vay vốn tăng trưởng cùng Jenfi

Để đăng ký nhận vốn, bạn chỉ cần:

  • Mở tài khoản Jenfi và Kết nối các tài khoản bán hàng của bạn. Các thuật toán từ Jenfi sẽ phân tích dữ liệu bán hàng của bạn và xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn.
  • Nhận các gói tài chính sau 48 giờ (hoặc ít hơn). Sau khi xem xét tài chính của doanh nghiệp bạn, chúng tôi sẽ đưa ra các gói tài chính phù hợp với tình hình kinh doanh của bạn.
  • Chấp nhận gói tài chính bạn muốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Bạn có thể sử dụng khoản vay vốn lưu động để quảng cáo hoặc mua hàng hóa dự trữ để bạn có thể tiếp cận thị trường và tăng trưởng!

Nhận vốn từ Jenfi Capital

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

RSM Là Gì? 5 Bước Giúp Bạn Trở Thành Một RSM Xuất Sắc

Open post
RSM Là Gì? Lộ Trình Năm Bước Trở Thành Một RSM 

RSM Là Gì? 5 Bước Giúp Bạn Trở Thành Một RSM Xuất Sắc

RSM Là Gì? Lộ Trình Năm Bước Trở Thành Một RSM 

RSM là gì? Doanh nghiệp muốn tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ và vững chắc cần sự đóng góp của nhiều vị trí, trong đó phải kể đến RSM - vị trí quản lý phụ trách doanh số, dòng tiền cho mọi hoạt động khác. 

RSM là viết tắt từ thuật ngữ Regional Sale Manager, hay còn gọi là giám đốc bán hàng khu vực. Trách nhiệm quan trọng nhất của một RSM là đảm bảo cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp được phân phối đúng nơi, đúng người. RSM là nhân sự chủ chốt đảm bảo mục tiêu doanh số cho doanh nghiệp, nhưng RSM lại không phải là người tương tác trực tiếp với khách hàng.

Trong bài viết này, cùng Jenfi Capital tìm hiểu RSM là gì, làm sao để trở thành một RSM xuất sắc, kỹ năng cần thiết của một RSM và những thông tin liên quan như mức lương trung bình của Regional Sale Manager tại Việt Nam.

Cần vốn tăng trưởng không thế chấp tài sản? Đăng ký cùng Jenfi Capital.

RSM Là Gì? Regional Sale Manager là gì?

RSM Là Gì? Lộ Trình Năm Bước Trở Thành Một RSM 

RSM là gì? RSM là viết tắt của vị trí công việc giám đốc bán hàng khu vực (regional sale manager). Đây là vị trí quản lý cấp trung - cao trong một doanh nghiệp, phụ trách huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng để đạt được mục tiêu doanh số. 

Nghe qua có vẻ khá đơn giản phải không? Nhưng bạn có biết rằng hầu như không có trường lớp, bằng cấp đại học chuyên đào tạo vị trí này. Đa số những người làm RSM có được vị trí giám đốc bán hàng khu vực thông qua thời gian và nỗ lực kinh nghiệm nghiệp năm trong nghề. 

Do đó, RSM không nhất thiết phải có bằng MBA, bằng đại học kinh tế,... nhưng họ phải có năng lực và kinh nghiệm làm việc thực tế trong lĩnh vực bán hàng và năng lực lãnh đạo đội nhóm mạnh mẽ.

Bạn có biết: Theo thống kê từ Zippia - trang tuyển dụng việc làm tại Hoa Kỳ, có 77.4% RSM có bằng đại học và chỉ có 8.4% có bằng thạc sĩ. Thậm chí, một người có bằng phổ thông hoặc đào tạo nghề vẫn có khả năng trở thành RSM.

>>> Xem thêm: 10 Kỹ Năng Bán Hàng Giúp Bạn Thành Sales Chuyên Nghiệp

Năm Bước Để Trở Thành Một RSM 

Năm Bước Để Trở Thành Một RSM | Jenfi Capital

Một RSM chịu trách nhiệm quản lý một đội ngũ và các hoạt động trong một khu vực nhất định. Trách nhiệm của RSM thường bao gồm phát triển và triển khai các chiến dịch bán hàng cấp khu vực, chiến lược quảng cáo và dự trù ngân sách, nghiên cứu và dự báo thị trường, cung cấp báo cáo cho cấp quản lý cao hơn (thường là giám đốc bán hàng quốc gia hoặc CEO). 

Thêm vào đó, RSM cũng chịu trách nghiệm tuyển dụng nhân sự cho đội nhóm, linh hoạt thay đổi kế hoạch và giải quyết vấn đề. 

Để trở thành một RSM, thông thường bạn sẽ cần một bằng đại học (thường liên quan đến kinh doanh). Bắt đầu chinh phục vị trí RSM thường là những công việc cấp thấp hơn để có kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành. Tiếp đến, bạn cần thu thập các kỹ năng và tìm kiếm các cơ hội thăng tiến với vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Một khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ, hãy tìm kiếm các vị trí RSM.

Với những thông tin như trên, có thể thấy để đạt được vị trí giám đốc bán hàng khu vực, bạn cần thiết kế “lộ trình” chinh phục vị trí này qua thời gian dài với nhiều bước đệm là những kỹ năng lõi và cơ hội thăng tiến (nội bộ hoặc nhảy việc). Sau đây là lộ trình 5 bước bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Khám phá các chương trình đào tạo phù hợp cho RSM

Theo thống kê từ Zippia, có 77.4% RSM có bằng đại học, và trong số đó những RSM có bằng về Quản Trị Kinh Doanh chiếm đến 38.9%, kế đến là Marketing 13.1%. 

Trong khi những chương trình đại học khác vẫn có thể đào tạo ra những RSM nhưng theo số liệu này cho thấy lợi ích rõ ràng khi đào tạo về kinh doanh và marketing trong con đường chinh phục vị trí RSM.

Bước 2: Phát triển kỹ năng cần thiết của RSM

Điều quan trọng là bạn nên phát triển các kỹ năng cần thiết cho vị trí giám đốc bán hàng khu vực trước khi tìm kiếm công việc này. Theo thống kê từ Zippia thì những kỹ năng dưới đây thường xuyên được yêu cầu trong các bản tin tuyển dụng RSM trên trang tuyển dụng:

  • Đạt mục tiêu doanh số: 16.77%
  • Kỹ năng bán hàng khu vực: 9.75%
  • Dịch vụ khách hàng: 9.57%
  • Quy trình bán hàng: 8.92%
  • CRM: 4.47%

Còn theo Ziprecruiter, đây là top 10 kỹ năng cần thiết của một RSM sau khi họ phân tích hồ sơ của hơn 9 triệu bản tin tuyển dụng và gợi ý bạn nên làm chủ những kỹ năng này:

  • Kinh nghiệm bán hàng khu vực
  • Bán hàng bên ngoài
  • Tuyển dụng
  • Kỹ năng quảng cáo
  • Quản lý tài khoản
  • Dịch vụ khách hàng
  • Bán hàng và marketing
  • Lập lịch trình
  • Tinh thần kinh doanh
  • Bán trực tiếp

Bước 3: Hoàn thiện năng lực cạnh tranh 

Theo thống kê trung bình một RSM cần ít nhất khoảng 3 - 6 tháng để học kỹ năng và kỹ thuật cần thiết để làm việc cho một vị trí RSM tại một doanh nghiệp cụ thể. 

Bước 4: Nghiên cứu trách nhiệm công việc của một RSM

Khi bạn quyết định trở thành một RSM, bạn cần tìm hiểu những trách nhiệm công việc mà một RSM thường xuyên thực hiện. Dưới đây là một số công việc cần RSM phụ trách: 

  • Tăng doanh số bán hàng trên thị trường SEO và thúc đẩy lưu lượng truy cập đến doanh nghiệp cũng như quản lý đội ngũ bán hàng.
  • Lên lịch các chiến dịch email, tạo chiến lược SEO, quản lý tài khoản PPC, thiết lập blog và phương tiện truyền thông xã hội.
  • Thuê nhân sự để tăng trưởng doanh số trong khu vực và quốc gia 
  • Thiết kế và triển khai các giải pháp.
  • Thăm và đánh giá thị trường hàng tuần với các nhà phân phối địa phương trong khi tối đa hóa vị trí POS để đạt được các mục tiêu kinh doanh chính (KPI).
  • Quản lý các nhà phân phối khu vực và kênh đại lý cấp hai.

Bước 5: Tạo hồ sơ CV

Sau cùng, khi bạn đã thu thập các kỹ năng và tìm hiểu công việc của RSM, bạn có thể bắt đầu tạo CV và đã đến lúc bạn tìm kiếm công việc mới trên các trang tuyển dụng, những người trong network nghề nghiệp của bạn, hoặc liên hệ trực tiếp đến công ty bạn muốn ứng tuyển cho công việc RSM.

Câu hỏi thường gặp về RSM là gì

Những ngành nghề nào có nhu cầu về RSM?

Bất kỳ ngành nào bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên toàn quốc đều có các công việc bán hàng trong khu vực. Các nhà bán lẻ lớn có nhiều giám đốc bán hàng. Các lĩnh vực khác có công việc bán hàng trong khu vực bao gồm xây dựng, năng lượng, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, tài chính, vận tải và dược phẩm.

Mức lương trung bình của một RSM tại Việt Nam là bao nhiêu?

Theo dữ liệu thống kê từ Careerbuilder, mức lương bình quân theo tháng của một giám đốc bán hàng tại Hà Nội khoảng 23.4 triệu VND, và tại Hồ Chí Minh khoảng 34.3 triệu VND.Mức lương trung bình của một RSM tại Việt Nam là bao nhiêu? 

Con số này có thể thay đổi theo kinh nghiệm làm việc, với nhóm có dưới 5 năm kinh nghiệm thì mức lương bình quân khoảng 19.7 triệu VND, trong khi với nhóm từ 5 - 9 năm kinh nghiệm sẽ có lương bình quân đến 35.3 triệu VND.

Mức lương trung bình của một RSM tại Việt Nam là bao nhiêu?

Tăng Trưởng Bằng Nguồn Vốn Linh Hoạt - Không Lo Phải Tất Toán Trước Hạn Vì Thiếu Dòng Tiền Hoàn Vốn

Jenfi Capital, dịch vụ huy động vốn dựa trên doanh thu tiên phong tại Việt Nam giúp người dùng nhận nguồn vốn kinh doanh cho các hoạt động tăng trưởng như mua sắm hàng hóa, chạy quảng cáo… chỉ với vài phút đăng ký. 

Người dùng dịch vụ Jenfi Capital không gặp nỗi lo về tất toán khoản vay trước hạn hay phí phạt đắt đỏ vì chúng tôi thực hiện chính sách hoàn vốn linh hoạt theo doanh thu thực của bạn. 

  • Trong kỳ thanh toán nếu doanh thu bạn giảm, số tiền hoàn vốn sẽ giảm tương ứng để giảm áp lực. 
  • Ngược lại, nếu doanh thu tăng, số tiền hoàn vốn sẽ tăng để bạn trả nợ nhanh hơn.  

Đăng Ký Vay Ngay Chỉ Trong 1 Phút

hỗ trợ tài chính

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Top Sách Kinh Doanh Châm Ngòi Ước Mơ Làm Giàu Kinh Điển Vượt Thời Gian

Open post
sách kinh doanh pdf

Top Sách Kinh Doanh Châm Ngòi Ước Mơ Làm Giàu Kinh Điển Vượt Thời Gian Nên Đọc

sách kinh doanh pdf

Không phải ngẫu nhiên mà sách kinh doanh pdf lại trở thành “tâm điểm” chú ý trong mọi thời đại. Tất cả đều bắt đầu từ những lợi ích tuyệt vời mà thể loại sách này đem lại. Phù hợp với mọi đối tượng, đa dạng về các phương pháp hướng dẫn, chỉ dạy. Cùng Jenfi điểm qua top sách kinh doanh pdf tạo nguồn cảm hứng xây dựng doanh nghiệp mà bạn nên đọc qua trong đời. 

Dạy con làm giàu do Robert T. Kiyosaki chắp bút

sách kinh doanh pdf

Đây là cuốn sách đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Bao gồm 13 tập với những nội dung xoay quanh tài chính và kinh tế, Dạy con làm giàu là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai thực sự đam mê, nỗ lực, khát khao trở nên thành công.

Chương 1 cuốn sách là Cha giàu Cha nghèo, chắc hẳn đây là một tựa đề sách cực kỳ quen thuộc đối với nhiều người. Khác với những cuốn sách khác cùng thể loại, Dạy con làm giàu mở đầu với với sáu quan điểm chính được Robert T. Kiyosaki nêu rõ là:

  • Không phải người giàu nào cũng làm việc với mục đích kiếm tiền.
  • Kiến thức tài chính có tầm quan trọng như thế nào?
  • Thay vì lơ là, bạn cần tập trung vào công việc hiện tại của mình.
  • Những vấn đề/câu chuyện xoay quanh thuế và các tập đoàn.
  • Tiền sẽ đem đến cho con người sự giàu có.
  • Thay vì xem công việc là công cụ kiếm tiền thì con người nên xem đó là một “bàn đạp” để tạo điều kiện cho bản thân được học hỏi.

Cuốn sách này đem đến cho người đọc một góc nhìn đúng đắn hơn về cuộc sống. Thông qua con mắt tác giả, bạn sẽ thấy rõ được tầm quan trọng của nhận thức. Khi có một nhân sinh quan đúng đắn, con người mới thực sự biết được bản thân là ai, mình cần làm gì.

Theo nhiều đề xuất của độc giả, Dạy con làm giàu hoàn toàn là một cuốn sách đáng đọc, đặc biệt là những nhà doanh nhân mới bắt đầu. Bạn sẽ biết cách chi tiêu, hoạch định ngân sách,... Tất cả đều là nguồn tri thức quý giá mà Robert T. Kiyosaki muốn gửi gắm

Người giàu có nhất thành Babylon - George Samuel Clason 

sách kinh doanh pdf

Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1926, Người giàu có nhất thành Babylon trở thành một trong những cuốn sách kinh doanh đáng đọc nhất mọi thời đại. Tác phẩm ngụ ngôn với những lời khuyên về tài chính cực kỳ thông minh. 

George Samuel Clason đã đem đến cho người đọc một không gian truyện với những hình ảnh về các người dân cổ xưa tại thành Babylon buôn bán và tiết kiệm. Từ đó, giúp độc giả rút ra được vô số bài học kinh doanh, quản lý tài chính cũng như phương thức làm giàu cực kỳ đắt giá. 

“Đồng tiền sẽ luôn trung thành và ở lại với người chủ thật sự thận trọng đầu tư và lắng nghe những lời khuyên đến từ người chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sắp đầu tư.”

Đây là một tác phẩm cực kỳ hay về cách người xưa đã làm giàu và tiết kiệm. Sự thành công chỉ bắt đầu đến khi con người học cách hiểu và nhìn nhận về các quy tắc vận hành của cuộc sống. 

Tay không xây dựng cơ đồ - Vikrom Kromadit

sách kinh doanh pdf

“Chúng ta cần sống có suy nghĩ, không say sưa mù quáng với những vinh hoa phú quý nhất thời.” - Tay không xây dựng cơ đồ 

Đây chắc chắn là “mồi lửa châm ngòi” đam mê kinh doanh bên trong mỗi con  người. Tay không xây dựng cơ đồ do Vikrom Kromadit chắp bút được xuất bản vào năm 2011. Một cuốn sách kinh doanh mang đậm giá trị nhân đạo. 

Một cậu bé có xuất thân từ nông thôn nằm ở Kanchanaburi với hành trình trở thành doanh nhân thành đạt. Ngay từ lúc nhỏ, ước mơ trở thành ông chủ đã luôn thường trực bên trong dù trong túi chỉ còn 25 xu. Nhưng nghị lực sống luôn là điều quyết định tất cả. Nhân vật chính vẫn đạt được khao khát của mình. 

Tay không xây dựng cơ đồ không chỉ là kinh nghiệm, bài học về cách làm giàu. Trước hết, đã là một tác phẩm với mức giấy đích thực thì chắc chắn không thể thiếu đi ý nghĩa nhân văn, đạo làm người. 

Khác biệt hay là chết - Jack Trout & Steve Rivkin

sách kinh doanh pdf

Khác biệt hay là chết? Một câu hỏi cũng như một lời lý giải cho cuộc đời của con người. Đây là tác phẩm có sự kết hợp xuất sắc nhất giữa Jack Trout & Steve Rivkin. Những giá trị và góc nhìn thực tế vào hiện tại đã làm nên giá trị cực kỳ đắt giá. 

Cuốn sách kinh doanh này không đơn giản chỉ là những bài học tạo nên sự khác biệt hóa mà còn chỉ ra được quan điểm sai lầm mà bất cứ doanh nghiệp nào nếu muốn thành công cũng phải cân nhắc và loại bỏ. 

Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã thực sự trở thành định nghĩa cho cụm từ khác biệt hóa. Không chỉ dành cho những nhà tiếp thị mà bất cứ ai đang có ý định đầu tư hay kinh doanh cũng nên thử đọc qua ít nhất một lần. 

Trong cuốn sách, Jack Trout & Steve Rivkin đã chỉ ra rằng: “Thế giới kinh doanh ngày nay là một thế giới tàn nhẫn. Và càng lúc càng tàn nhẫn hơn. Đừng cho là mọi việc sẽ an hòa trở lại.” Và điều gì sẽ đến? Con người phải dần chấp nhận rằng:

“Chúng ta phải cảm nhận rằng nó sẽ càng lúc càng tàn nhẫn hơn và chỉ đơn giản vì càng ngày càng có nhiều sự chọn lựa hơn nữa.” - Khác biệt hay là chết

Chấp nhận không chỉ phải là lúc chúng ta dừng lại mà là thời điểm để chúng ta dám tạo ra sự khác biệt. Không thể phủ nhận rằng, tác phẩm là một trong những sự lựa chọn cực kỳ hoàn hảo cho những ai muốn trở thành “đế chế độc quyền”. 

Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới - Og Mandino

sách kinh doanh pdf

Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới của tác giả Og Mandino được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1968. Tính đến thời điểm hiện tại, tác phẩm sách kinh doanh đã sở hữu đầy đủ 2 tập và trở thành một trong những “tiêu điểm” mà bất cứ ai cũng không thể bỏ qua. 

Một tác phẩm tràn đầy nghị lực sống. Câu chuyện về Hafid - Cậu bé chăn lạc đà mặc dù chỉ là một người tầm thường nhưng vẫn mong muốn trở thành người bán hàng cực kỳ thành công và giàu đó. 

Đối mặt với nhiều khó khăn, cậu đã nhiều lần nghĩ đến chuyện buông xuôi nhưng với một trái tim có niềm tin và nhiệt huyết mãnh liệt, Hafid vẫn vượt qua tất cả. Và cuối cùng, trời không phụ lòng người, con người ấy đã trở thành nhà bán hàng xuất sắc nhất thế giới. 

Để gặt hái được những thành công đích thực, Hafid đã đọc không ngừng nghĩ về các nguyên tắc có trong cuộn da dê. Tuy rằng đó là triết lý mà ai cũng có thể nắm được nhưng không phải ai cũng làm được. Vì thế, ước mơ chỉ thành hiện thực khi con người biết nỗ lực không ngừng. Đúng như Og Mandino đã viết trong tác phẩm:

“Thất bại không bao giờ đánh gục được những người mang trong mình khát khao đủ mãnh liệt để vươn đến thành công.” 

Lời kết

Bên cạnh tiểu thuyết, tâm lý thì sách kinh doanh cũng là một trong những thể loại được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Không thể phủ nhận rằng, những tác phẩm tự lực về kinh doanh luôn là chiếc chìa khóa hứa hẹn sẽ mở cửa và góp phần đưa con người đến một tương lai cực kỳ tiềm năng. 

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Top 7 Cộng Đồng Facebook Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam

Open post
Top 7 Cộng Đồng Facebook Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam

Top 7 Cộng Đồng Facebook Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam

Top 7 Cộng Đồng Facebook Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam

Facebook là nền tảng trực tuyến có lưu lượng truy cập cực khủng với nhiều tính năng ưu việt, trong đó có các Group cộng đồng. Không chỉ là vùng đất sở hữu nhiều khách hàng tiềm năng, nhiều Group còn là địa điểm kết nối, giao lưu kinh nghiệm thực chiến phong phú của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. 

Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam Thường Giao Lưu Những Thông Tin Gì?

Top 7 Cộng Đồng Facebook Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam

Học hỏi kinh nghiệm là điều mà mọi công ty khởi nghiệp nên nghiêm túc thực hiện để có một quá trình kinh doanh hiệu quả nhất. “Học thầy không tày học bạn” rất phù hợp để dùng cho tình huống này! Cách học nhanh nhất là học ở những “đồng chí” đã đi trước. Không ai hiểu tình hình của thị trường khởi nghiệp hơn chính những người từng khởi nghiệp. Nhiều group khởi nghiệp được tạo ra để cộng đồng “tân binh” có địa điểm giao lưu kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

Thành viên trong Group ngoài các công ty khởi nghiệp thì còn có Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chủ đề giao lưu đa số xoay quanh:

Thông tin nguồn cung

Rất dễ hiểu! Vì dù đã có nguồn hàng ổn định hay chưa thì doanh nghiệp cũng cần xem xét thêm một vài đơn vị cung ứng dự phòng. Khi nền kinh tế giữa đại dịch đang xuất hiện nhiều rủi ro, việc trù liệu trước vài đối tác nguồn hàng là nên làm. 

Đồng thời, hành vi thay đổi nguồn cung để tối ưu lợi nhuận và cải tiến chất lượng dịch vụ cũng rất thường gặp. Khi sở hữu chuỗi cung ứng phong phú, doanh nghiệp sẽ luôn ở thế chủ động để ứng phó với mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa.

Ý tưởng kinh doanh

Đối với cộng đồng khởi nghiệp, ý tưởng phong phú là chìa khóa giúp doanh nghiệp nổi bật giữa thị trường. Quan điểm kinh doanh mà chúng ta thường thấy là giấu ý tưởng hoặc hạn chế tiết lộ ý tưởng. Nhưng ở những cộng đồng này, topic mổ xẻ ý tưởng giữa các “tân binh” được diễn ra thường xuyên, qua đó học hỏi thêm nhiều góc nhìn thú vị.

Chiến thuật tiếp thị

Đây là một trong những chủ đề nóng nhất cộng đồng. Đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa xác định được điểm khác biệt của bản thân giữa thị trường đa dạng này. Điều đó có nghĩa là chiến thuật tiếp thị của họ sẽ bị hạn chế hoặc đi theo lối mòn. 

Qua những group cộng đồng, doanh nghiệp có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ các thành viên khác đồng thời sáng tạo cho phù hợp với bản thân.

Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng

Cách xử lý khủng hoảng tốt nhất là hạn chế khủng hoảng! Sẽ rất khó chủ động phòng tránh nếu doanh nghiệp còn quá trẻ và chưa có kinh nghiệm. Tại Group Facebook, những “tấm chiếu mới” thường có cơ hội học được cách xử lý khủng hoảng và nhận sự chia sẻ từ các doanh nghiệp đi trước, qua đó rút ra kế hoạch phòng tránh hợp lý.

Top 7 Cộng Đồng Facebook Dành Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam

Nguồn hàng khởi nghiệp

https://www.facebook.com/groups/nguonhang.knvn.vn/

Với hơn 54 ngàn thành viên, đây là địa điểm giao lưu, kết bạn của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời cũng là nơi chia sẻ, giới thiệu nguồn hàng khởi nghiệp phong phú với mức giá hợp lý.

Cộng đồng ý tưởng kinh doanh

https://www.facebook.com/groups/congdongytuongkinhdoanh

Tuy là nhóm kín nhưng cộng đồng này sở hữu hơn 132 ngàn thành viên. Là nơi các SME owners có thể vào tham khảo ý tưởng và xây dựng những chiến lược kinh doanh đa dạng. 

Câu lạc bộ khởi nghiệp trẻ

https://www.facebook.com/groups/clbkhoinghieptreycs/

Cũng tương tự như cộng đồng ý tưởng, nơi đây tạo cơ hội giao lưu cho những tân binh khởi nghiệp. Nội dung chia sẻ xoay quanh kinh nghiệm tăng trưởng doanh thu, quản lý vận hành, xử lý khủng hoảng,...

Giúp nhau khởi nghiệp

https://www.facebook.com/groups/414184702279179/ 

Cộng đồng này thiên về chia sẻ kinh nghiệm và khích lệ tinh thần khởi nghiệp giữa các thành viên. Tại đây doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với những tân binh có ý tưởng nhưng chưa đủ tài chính và ngược lại.

Tư duy thành công

https://www.facebook.com/groups/kinhdoanhtrongtamtay/

Nơi chia sẻ những cơ hội kinh doanh và thúc đẩy động lực cho những doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu khởi nghiệp.

Ecommerce Group

https://www.facebook.com/groups/ecommegroup

Đây là nơi giao lưu, chia sẻ, hỗ trợ dành riêng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang kinh doanh trên sàn thương mại điện tử - một nền tảng khai thác thị trường hiệu quả trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0.

Tăng trưởng thực chiến cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

https://www.facebook.com/groups/2428979457183276

Cộng đồng growth hacking đầu tiên tại Việt Nam, chia sẻ những bí quyết tăng trưởng đột phá dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời đại số. 

Growth hacking là khái niệm tăng hưởng đột phá bằng những thủ thuật internet marketing mũi nhọn nhất và mang lại hiệu quả chính xác nhất. Đây là trường phái tiếp thị được nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ theo đuổi bởi hiệu quả thực chiến của nó. Tuy nhiên, hiệu quả cao thì độ khó cũng cao!

Khái niệm này vừa là công cụ và cũng là thử thách cho doanh nghiệp! Đội ngũ cần tập trung hầu hết năng lượng cho việc tăng trưởng doanh thu trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn phải tối ưu chi phí ở mức thấp nhất. 

Với tình hình bất ổn của thị trường giữa đại dịch, việc sử dụng growth hacking như chiến lược chính sẽ giúp doanh nghiệp đạt được doanh thu tối ưu nhất.

Tạm kết

Trên đây là những cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Mỗi cộng đồng mang một sắc thái riêng và giá trị cốt lõi khác biệt, giúp doanh nghiệp bồi trợ thêm cho vốn kinh nghiệm sẵn có. Jenfi rất mong bài viết này hữu ích với bạn!

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Co Founder là gì? Những tố chất cần có của một Co Founder phù hợp là gì?

Open post
Co Founder là gì

Co Founder là gì? Những tố chất cần có của một Co Founder phù hợp là gì?

Co Founder là gì

Co Founder là gì

Co founder có nghĩa là đồng sáng lập, khái niệm này khá quen thuộc với giới startup. Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam ghi nhận sự ra đời của rất nhiều doanh nghiệp sở hữu từ hai đến nhiều nhà sáng lập. Thị trường đang ngày càng có thêm nhiều thử thách và xu hướng cùng nhau khởi nghiệp đã lan tỏa một cách mạnh mẽ. 

Nhưng làm sao để lựa chọn Co founder phù hợp? 

Cùng Jenfi tìm hiểu tinh thần Co Founder và 7 yếu tố cần suy nghĩ khi bạn muốn tìm một Co founder về công ty của mình trong bài viết sau.

Vì sao cần chọn Co founder?

Giai đoạn đầu khởi nghiệp được xem là chìa khóa quyết định thành công. Và khối lượng công việc cũng như gánh nặng nguồn vốn ở thời điểm này là rất lớn. Do đó, việc tìm kiếm vài người bạn đồng hành là giải pháp giúp startup hình thành và phát triển nhanh chóng. Nói cách khác, có nhiều cộng sự góp sức thì mọi khâu hoạt động từ tiếp thị, chăm sóc, quản lý, vận hành sẽ được thực hiện kỹ càng hơn.

Những tố chất cần có của một Co Founder phù hợp

Co Founder là gì

Là “mảnh ghép” còn thiếu của bạn

Một nhà kinh doanh dù tài giỏi đến đâu cũng không thể thông thạo mọi thứ. Khi đứng trước một kế hoạch khởi nghiệp, bạn phải nắm rõ điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Sau đó, hãy tìm một Co founder ưu tú ở những khía cạnh mà bạn đang thiếu sót. 

Chúng ta cần tìm cộng sự, không phải một bản sao hoàn hảo. Rất nhiều nhà sáng lập đã mắc sai lầm khi đồng hành cùng một người quá giống mình, cặp đôi ấy khó lòng bổ trợ nhau phát triển!

Một người giỏi tiếp thị thì nên cộng tác cùng một cộng sự giỏi vận hành. Tương tự như thế, khi bạn rất giỏi chuyên môn, hãy hợp tác với một Co founder có đầu óc phát triển. Điều khiển doanh nghiệp cũng giống như cầm lái một con tàu.

Nếu bạn là thuyền trưởng và đang tập trung lèo lái, thì hãy chắc chắn tất cả hoạt động bên dưới tàu cũng đang được quản lý chặt chẽ để hành trình này diễn ra trơn tru nhất.

Đồng nhất về tầm nhìn

Tầm nhìn là yếu tố cốt lõi để quyết định đồng hành cùng nhau. Nhà sáng lập cần rất sáng suốt giữa hàng ngàn ứng cử viên giỏi. Hãy ưu tiên sự phù hợp trong tầm nhìn hơn là sự ưu tú trong kinh nghiệm. Tuy nhiên, để tìm được một cộng sự đồng nhất về tầm nhìn và theo đuổi cùng một hệ giá trị là điều không đơn giản.

Nhiều trường hợp phải cần trải qua một quá trình làm việc trực tiếp thì đối phương mới bộc lộ mục tiêu sâu thẳm của họ, đôi khi nó sẽ trái ngược với bạn. Hãy cho bản thân thời gian tìm hiểu thật kỹ! 

Sẽ rất đáng tiếc nếu doanh nghiệp phải đi đến những tình huống không mong muốn chỉ vì khác biệt định hướng giữa các nhà sáng lập.

Hãy chọn Co founder luôn khao khát học hỏi

Có thể Co founder mà bạn lựa chọn đã sở hữu những kỹ năng rất vượt trội, nhưng hãy quan tâm đến sự khát khao phát triển của người đó. Nỗ lực học hỏi thể hiện ý chí cầu tiến của một nhân sự. 

Khi bản thân anh ấy cầu tiến, anh ấy cũng sẽ truyền năng lượng đó đến bạn và doanh nghiệp. Sự học hỏi không ngừng nghỉ sẽ là một động lực hữu ích giúp tất cả cùng tiến lên. Và điều này sẽ không xảy ra khi bạn cộng tác với một Co founder có lòng tự phụ.

Dù bạn có ưu tú đến đâu thì thị trường ngoài kia vẫn luôn luôn biến đổi, sự tự phụ sẽ giết chết khả năng tiếp thu tri thức của bản thân. Thị trường thay đổi, đối thủ cũng thay đổi, nếu doanh nghiệp không kịp học hỏi để phát triển thì sẽ nhanh chóng thụt lùi.

Sở hữu nguồn năng lượng dồi dào

Đây là yếu tố quyết định cho sự cộng tác bền vững. Hãy chọn Co founder có nguồn năng lượng mạnh mẽ để cùng bạn vượt qua những thử thách khởi nghiệp đầy khó khăn. Khởi nghiệp là con đường không trải hoa hồng và chứa nhiều chông gai. Nếu người đồng sáng lập không đủ năng lượng sẽ rất nhanh bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, năng lượng đến niềm tin cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Với nguồn năng lượng mạnh liệt, Co founder sẽ cùng bạn khích lệ tinh thần đội nhóm, giữ vững mục tiêu tiến lên cho cả con thuyền.

Trí tuệ cảm xúc

Đây là năng lực nhận thức, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân cũng như người khác. Môi trường khởi nghiệp được xem là khá hỗn loạn giữa những biến số luôn thay đổi chóng mặt mỗi ngày. Khi phải vận hành và trực tiếp xử lý nhiều công việc với nhịp độ liên tục, tâm trạng dễ trở nên thiếu kiểm soát. 

Hãy chọn Co founder có ý chí vượt trội và cảm xúc vững vàng để cùng lãnh đạo startup vươn ra biển lớn. Một vài dấu hiệu nhận biết người có trí tuệ cảm xúc tốt:

  • Tập trung vào mặt tích cực
  • Có hành vi điềm tĩnh nhưng cũng rất quyết đoán
  • Luôn tập trung vào giải pháp thay vì nguyên nhân
  • Hãy chọn Co founder có tính hài hước

Khả năng linh hoạt tốt

Sự linh hoạt sẽ thể hiện rõ ràng qua tính cách và hành vi của cộng sự. Ưu điểm này giúp đồng sáng lập của bạn nhanh chóng giúp doanh nghiệp có những bước tiến phù hợp hơn với thị trường. 

Sẽ rất khó khăn để phát triển doanh nghiệp nếu như đồng sáng lập là một người bảo thủ và định kiến. 

Bất tiện này sẽ khiến doanh nghiệp chậm thích ứng trước những biến đổi và dẫn đến thiệt hại nặng nề. Một Co founder giỏi sẽ biết cách điều chỉnh công ty theo điều kiện thực tế nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. 

Hãy chọn Co founder có hành vi minh bạch

Bạn sẽ không muốn suốt ngày phải đi tra xét lại hoạt động của đối tác đâu! Nền tảng của mọi mối quan hệ hợp tác là niềm tin, nhưng hãy đặt niềm tin đúng chỗ. Sự  tự minh bạch trong mọi hoạt động điều khiển doanh nghiệp là bằng chứng cho lòng trung thành của một cộng sự. 

Co founder có trách nhiệm làm rõ một cách chi tiết mọi quyết định cũng như hành xử kinh doanh trước những cộng sự đang cùng hợp tác. Lợi điểm lớn nhất của hành vi này là giúp các nhà sáng lập khác thấu hiểu và phối hợp nhịp nhàng, đồng thời thể hiện sự trung thành với doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, sự thẳng thắn cũng giúp doanh nghiệp phát triển tích cực hơn. Một cộng sự tốt sẽ luôn góp ý chân thành cho những quyết định của bạn. Hãy trân quý sự thẳng thắn ấy và cùng nhau tìm hướng đi phù hợp nhất.

Tạm kết

Chọn Co founder phù hợp với doanh nghiệp là điều không đơn giản. Nhưng cộng tác khởi nghiệp là quá trình lâu dài, vì vậy hãy chậm rãi xem xét theo những tố chất trên để có được người bạn đồng hành tốt nhất. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Hỗ Trợ Tài Chính Cho Doanh Nghiệp SME Tại Việt Nam

Open post
hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Bí quyết nhận các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Cập nhật: 2023

Hỗ trợ tài chính cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam được cung cấp bởi nhiều nguồn khác nhau , bao gồm: 

  • Các chương trình của chính phủ
  • Vay vốn ngân hàng dành riêng cho SME 
  • Hỗ trợ từ các tổ chức tài chính khác.

Chính phủ Việt Nam đang đầu tư vào các sáng kiến cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tiếp cận nguồn tài chính, chẳng hạn như các khoản vay ưu đãi, ưu đãi thuế và trợ cấp. 

Các ngân hàng và các tổ chức tài chính cũng cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khả năng tiếp cận vốn, chẳng hạn như các khoản vay kinh doanh, đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần. 

Ngoài ra, có nhiều tổ chức và sáng kiến cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) và Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ của Việt Nam.

Để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ hơn về các lựa chọn hỗ trợ khác nhau, cùng Jenfi Capital tìm hiểu các gói hỗ trợ tài chính mà bạn có thể tiếp cận & bí quyết để nhận hỗ trợ trong bài sau.

Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam

Hỗ trợ tài chính từ chính phủ Việt Nam| hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Chính phủ Việt Nam đã triển khai một số sáng kiến hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) trong nước. Những sáng kiến này bao gồm các khoản vay ưu đãi, ưu đãi thuế, trợ cấp và các hình thức hỗ trợ khác. 

Hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ | hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Có nhiều hình thức hỗ trợ tài chính dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam bao gồm: các khoản vay ưu đãi, đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thần, trợ cấp, ưu đãi thuế và các hình thức hỗ trợ tài chính khác.

  • Khoản vay ưu đãi là khoản vay được cung cấp với lãi suất thấp hơn hoặc với các điều khoản thuận lợi hơn so với khoản vay thông thường. 
  • Đầu tư mạo hiểm và đầu tư thiên thần là các hình thức tài trợ vốn cổ phần, trong đó các nhà đầu tư cung cấp vốn để đổi lấy cổ phần sở hữu trong công ty.
  • Khoản tài trợ là quỹ do các tổ chức, chẳng hạn như chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện các dự án hoặc sáng kiến cụ thể. 
  • Ưu đãi thuế là các ưu đãi do chính phủ cung cấp, chẳng hạn như khấu trừ hoặc miễn thuế, để khuyến khích đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 
  • Các hình thức hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chẳng hạn như vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ thương mại.

Các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam 

Các gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tốt nhất tại Việt Nam | hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Chương trình vay vốn 0% lãi suất cho doanh nghiệp

  • Nguồn vốn: Ngân Hàng Nhà Nước
  • Đối tượng: Doanh nghiệp

Tháng 10/2021, Nghị Quyết 128 Chính phủ đã ban hành nội dung về chính sách hỗ trợ công ty, doanh nghiệp trả lương cho người lao động với gói vay trị giá 7,500 tỷ VND và 0% lãi suất. 

Theo đó, Ngân hàng Nhà Nước sẽ cấp vốn cho phía Ngân hàng Chính Sách Xã Hội để cho doanh nghiệp vay với lãi suất 0% để trả lương cho người lao động. 

Ưu điểm

  • Giúp công ty tiếp cận nguồn tiền để thanh toán tiền lương
  • Hỗ trợ không thanh toán tiền lãi giúp công ty giảm gánh nặng tài chính

Khuyết điểm

  • Rất khó tiếp cận vì doanh nghiệp phải đáp ứng 2 điều kiện bao gồm “không được có nợ xấu” và yêu cầu về “quyết toán thuế theo chu kỳ”. 
  • Số tiền được vay thấp, được tính bằng lương tối thiểu vùng, tối đa ba tháng.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm cho người lao động bắt buộc trước khi vay.

Thực tế, chương trình này chỉ mới giải ngân được 6% nguồn ngân sách, vì điều kiện quá khó khiến hầu hết doanh nghiệp không thể tiếp cận.

Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho SMEs 

  • Nguồn vốn: Các ngân hàng thương mại trong nước
  • Đối tượng: Doanh nghiệp SME

Tính đến tháng 12/2021, hàng loạt ngân hàng thương mại đang triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp như: ưu đãi giảm lãi suất, giảm phí, đến các gói tài trợ, bao thanh toán, cho vay thấu chi. 

Bên dưới là bảng các gói hỗ trợ tài chính nổi bật của các ngân hàng trong nước được jenfi.vn cập nhật mới nhất

 

Ngân hàng  Gói hỗ trợ tài chính SME Lãi suất Hình thức
Sacombank Cho vay trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ n/a Vay thế chấp
Agribank Tín dụng SME 30,000 tỷ 4,8% - 7,5%/ năm  n/a
Techcombank Tín dụng ưu đãi 18,000 tỷ 6,5%/ năm Vay thế chấp
MSB Vay ưu đãi doanh nghiệp có doanh thu trên 3 tỷ VND 6,99%/ năm Vay thế chấp
Nam Á Bank Vay ưu đãi nuôi tôm 7,5%/ năm Vay thế chấp
SCB Hỗ trợ SME 6,99%/ năm Vay thế chấp
Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) Hỗ trợ tài chính SME 4%/năm Vay thế chấp
Vietcombank Chương trình lãi suất ưu đãi  6,79% - 7,29%/năm Vay thế chấp
OCB Hỗ trợ tái sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp MSME  5,99%/ năm Vay thế chấp
Vietinbank Gói tín dụng 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp miền Nam 4,0%/năm Vay thế chấp

Ưu điểm các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thương mại

  • Đa dạng, nhiều hình thức hỗ trợ
  • Có riêng từng chương trình cho từng loại khách hàng
  • Giá trị vay cao, thời gian vay từ ngắn hạn đến dài hạn

Khuyết điểm các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng thương mại

  • Hầu hết là vay thế chấp tài sản
  • Quy trình xét duyệt gói vay gồm nhiều thủ tục 
  • Giải ngân chậm

Mặc dù các ngân hàng thương mại đã và đang nỗ lực tung ra các gói tín dụng doanh nghiệp, các gói hỗ trợ tài chính đa dạng được thiết kế cho từng loại đối tượng doanh nghiệp khác nhau, nhưng phần đông vẫn khó giải ngân vì vướng mắc ở nhiều thủ tục.

Trong bối cảnh hiện tại, toàn bộ nền kinh tế nói chung và khối doanh nghiệp đã chịu sự tác động nặng nề từ đại dịch, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi không hề dễ dàng. Vậy, làm sao để doanh nghiệp của bạn có thể nhận được nguồn tài chính vừa đủ lớn, vừa nhanh chóng, để có thể kịp thời quay lại thị trường? 

Hỗ trợ tài chính từ Jenfi Capital

hỗ trợ tài chính

Với Jenfi, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính theo cách hoàn toàn khác biệt. Jenfi tập trung cung cấp vốn cho các hoạt động mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp, không yêu cầu thế chấp tài sản và lãi suất cực kỳ cạnh tranh. Đây có thể nói là mức lãi suất tốt nhất trong các gói vay doanh nghiệp theo hình thức tín chấp ở thời điểm hiện tại.

Để tiếp cận nguồn vốn từ Jenfi, bạn chỉ cần đăng ký thẩm định ngay và được trả kết quả nhanh chóng, dễ dàng trong chỉ 24h. 

Đăng ký hỗ trợ tài chính tại Việt Nam

Để đăng ký hỗ trợ tài chính tại Việt Nam, trước tiên bạn cần xác định loại hỗ trợ tài chính mà bạn đang tìm. Khi bạn đã xác định được loại hỗ trợ tài chính mình cần, bạn sẽ cần liên hệ với cơ quan chính phủ hoặc tổ chức tài chính thích hợp. 

Tùy thuộc vào loại hỗ trợ tài chính, bạn có thể được yêu cầu nộp đơn đăng ký hoặc đề xuất nêu rõ nhu cầu của bạn và cách hỗ trợ tài chính sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn. 

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng thông tin bạn cung cấp là chính xác và đầy đủ, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đơn đăng ký của bạn được chấp nhận. 

Sau khi đơn đăng ký được chấp thuận, tổ chức hoặc cơ quan tài chính sẽ cung cấp cho bạn các khoản tiền hoặc nguồn lực cần thiết.

Khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính

Khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính| hỗ trợ tài chính | Jenfi capital

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) thường gặp khó khăn trong việc nhận hỗ trợ tài chính từ ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Điều này là do một số yếu tố, chẳng hạn như thiếu tài sản thế chấp, kinh nghiệm hạn chế, thiếu hồ sơ và dữ liệu tài chính và khả năng tiếp cận vốn hạn chế. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải đối mặt với lãi suất cao hơn và các điều khoản trả nợ chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn.

Một thách thức khác là sự thiếu hiểu biết về nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các tổ chức tài chính, dẫn đến khó khăn trong việc có được loại tài chính phù hợp. 

Để vượt qua những thách thức này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nỗ lực xây dựng mối quan hệ với ngân hàng và những người cho vay khác, chứng minh khả năng trả nợ của họ và sẵn sàng cung cấp thông tin tài chính chi tiết. Chính phủ cũng có thể cung cấp hỗ trợ thông qua tín dụng thuế, trợ cấp và hỗ trợ tài chính khác.

Bí quyết nhận gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp

Bí quyết nhận gói hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp | Jenfi capital

Hiểu rõ doanh nghiệp của bạn thuộc nhóm đối tượng nào, có thể đăng ký gói tín dụng nào và quy trình thực hiện gồm những bước nào sẽ tạo ra nhiều cơ hội để bạn có thể nhận được các gói hỗ trợ tài chính từ ngân hàng. 

Bên cạnh những yêu cầu chung như minh bạch hóa tài chính, có phương án kinh doanh rõ ràng, khả thi, có lịch sử tín dụng tốt, bạn cần chuẩn bị các công cụ sau đây để tăng tỉ lệ vay vốn thành công và đạt mức vay cao hơn.

Có mục đích vay và kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng

Bạn cần tìm hiểu rõ về mục đích gói hỗ trợ tài chính, cân nhắc nếu doanh nghiệp của bạn và mục đích vay vốn của bạn phù hợp với chương trình. Cụ thể hơn, bạn nên liệt chi tiết kế hoạch sử dụng vốn ví dụ như:

  • Trả lương công nhân viên
  • Mua sắm thiết bị
  • Mở rộng thị trường
  • Mua hàng hóa
  • Cung ứng cho công ty đặc thù nào đó

Để ngân hàng thấy rõ mục đích sử dụng vốn của bạn, bạn cần các loại giấy tờ chi tiết đi kèm. Đó có thể là kế hoạch kinh doanh cụ thể, hoặc hóa đơn chứng từ,...để chứng minh cho mục đích sử dụng vốn của bạn là chính xác.

Lịch sử tín dụng tốt

Thực tế, nhiều ngân hàng ưu tiên cho các doanh nghiệp thân thiết vay vốn với lãi suất tốt hơn khách hàng mới. Hơn nữa, các ngân hàng cũng sẽ tham khảo thêm báo cáo tín dụng từ Trung tâm tín dụng quốc gia (CIC) để xem điểm tín dụng, mức độ uy tín của doanh nghiệp trước chi cho vay. 

Do đó, việc xây dựng điểm tín dụng tốt, không có nợ xấu là ưu thế hàng đầu để ngân hàng giải ngân sớm cho bạn.

Có khả năng trả nợ đúng hạn

Doanh nghiệp của bạn cần chứng minh năng lực thanh toán nợ, điều này thể hiện qua cách doanh nghiệp bạn quản lý dòng tiền trong kinh doanh. Dòng tiền vào càng lớn, doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán đúng hạn, điều này sẽ giúp ngân hàng có lòng tin trước khi chấp thuận cho bạn vay.

Bạn cần chuẩn bị báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh trong hồ sơ đi vay, dù ngân hàng chưa yêu cầu.

Tài sản thế chấp

Như bạn thấy trong bảng các gói hỗ trợ tài chính của các ngân hàng ở phần trên, đa số các gói hỗ trợ tài chính đều yêu cầu tài sản thế chấp có giá trị. Các tài sản thế chấp là một phần trong chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng trong trường hợp người đi vay không thể thanh toán khoản vay.

Hiện tại, tài sản thế chấp ngân hàng rất đa dạng như: bất động sản, thiết bị máy móc, hàng hóa lưu kho, hóa đơn thương mại... đều có thể dùng để thế chấp vay. Trong trường hợp bạn không có tài sản phù hợp để thế chấp, ngân hàng vẫn có những gói vay tín chấp doanh nghiệp, tuy nhiên lãi suất vay cao (có thể lên đến 25% một năm) sẽ không còn ý nghĩa hỗ trợ tài chính doanh nghiệp thật sự.

Hãy lên danh sách các loại tài sản bạn có thể thế chấp và trình bày với ngân hàng khi được nhắc đến.

Câu hỏi thường gặp

Hiện có những hỗ trợ tài chính nào dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam? 

Có một số nguồn lực sẵn có để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tiếp cận hỗ trợ tài chính. Chúng bao gồm các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các khoản hỗ trợ từ chính phủ, các khoản vay cho SME từ ngân hàng, và nhiều nguồn lực khác.

Tôi có thể tiếp cận các tài nguyên này bằng cách nào? 

Để tiếp cận các tài nguyên này, bạn cần liên hệ trực tiếp với tổ chức có liên quan để thảo luận chi tiết về doanh nghiệp của bạn và họ có thể cung cấp hỗ trợ gì.

Chủ đề liên quan: tài trợ, đầu tư, trợ cấp, cho vay, vốn, trợ cấp, tín dụng, hỗ trợ, nguồn lực

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top