Open post
Mở Rộng Kinh Doanh

Mở Rộng Kinh Doanh - Những Bí Quyết Tạo Nên Thành Công

Mở Rộng Kinh Doanh

Mở rộng kinh doanh là mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, tại bất kỳ lĩnh vực nào, việc này đều không dễ dàng. Mở rộng kinh doanh đồng nghĩa là nguồn lực vận hành cần phải tăng lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh hơn. Vì vậy, để chiến dịch mở rộng được thành công, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị thật chu đáo.

Mở Rộng Kinh Doanh Là Mở Rộng Những Gì?

Mở Rộng Kinh Doanh

Tùy vào tình hình thị trường cũng như định hướng kinh doanh mà tại mỗi thời điểm doanh nghiệp sẽ chọn hình thức phù hợp. Có hai hình thức mở rộng chính:

1.Quy mô kinh doanh

Khi lượng khách hàng gia tăng đáng kể và với quy mô hiện tại doanh nghiệp không đủ nguồn cung cho lượng cầu. Đây là lúc doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất, gia tăng cửa hàng,... để đáp ứng nhu cầu và đón làn sóng tăng trưởng trong tương lai. 

2.Mở rộng lĩnh vực kinh doanh

Thị trường luôn biến đổi và xuất hiện thêm nhiều nhu cầu. Nếu doanh nghiệp đã vững chãi tại lĩnh vực hiện tại, hoàn toàn có thể thử sức ở vùng đất mới hơn. Khi sản phẩm cũ đã được thị trường đón nhận, đây sẽ là lợi thế rất lớn vì uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo nên bệ phóng mạnh hơn cho các sản phẩm tiếp theo. 

Doanh Nghiệp Nên Mở Rộng Kinh Doanh Khi Nào?

Mở Rộng Kinh Doanh

1.Doanh thu hiện tại có tăng trưởng và tăng trưởng ổn định

Sẽ rất vội vàng nếu như chỉ sau một đến hai tháng tăng trưởng mà doanh nghiệp tiến hành ngay chiến dịch mở rộng. Tỷ lệ tăng trưởng chỉ phản ánh một phần cho tiềm lực tài chính. 

Dòng tiền là máu nuôi doanh nghiệp, cũng là công cụ để thực hiện hầu hết các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần tỉnh táo xem xét: Hệ số tăng trưởng này cần giữ vững trong bao lâu thì thật sự ổn định và đủ lợi nhuận để đầu tư cho kế hoạch mới?

2.Chỉ mở rộng kinh doanh khi thị trường yêu cầu, đừng làm theo cảm tính

Thị trường là nơi đòi hỏi sản phẩm, thúc đẩy sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và cũng có thể đào thải sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định. 

Hãy trả lời những câu hỏi: 

  • Thị trường có đang thật sự dư cầu thiếu cung hay không? 
  • Có đang đòi hỏi giải pháp phù hợp hơn hay không? 

Đồng thời, dựa trên những số liệu có thể đo lường và dự đoán, hãy vạch ra chiến lược mở rộng kinh doanh an toàn nhất. 

Hướng đến mục tiêu, cung cấp giải pháp mà đối tượng tiềm năng đang thật sự đòi hỏi, mang đến cho thị trường những giá trị thực tiễn, khác biệt.

3.Có sự chuẩn bị cho những thử thách mới

Để mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp cần gia tăng nguồn lực, nghĩa là cũng tăng thêm chi phí. Chủ doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trù dòng vốn trước khi tiến hành. 

Đồng thời, cây cao thì gặp gió lớn, bên cạnh những cơ hội phát triển vượt bậc mà chiến dịch mở rộng kinh doanh mang lại, doanh nghiệp cần đối mặt với nhiều thách thức hơn.

5 bí quyết tạo nên thành công của chiến dịch mở rộng kinh doanh

Mở Rộng Kinh Doanh

1.Xác định rõ mục tiêu của việc mở rộng kinh doanh

Đừng để chiến lược kinh doanh bị lan man dẫn đến kém hiệu quả. Có rất nhiều mục tiêu khi mở rộng doanh nghiệp nhưng hãy chọn đích đến giá trị nhất để theo đuổi. Nếu mục tiêu là nhận diện thương hiệu và xây dựng uy tín thì chiến lược quảng bá sẽ hoàn toàn khác biệt với mục tiêu gia tăng doanh thu. Mục tiêu khác nhau sẽ thu lại hiệu quả khác nhau và trong giai đoạn đầu mở rộng, rất khó để đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc.

2.Đi theo công thức thành công trước đó

Doanh nghiệp chỉ nên mở rộng kinh doanh khi mô hình hiện tại có hiệu quả. Và cũng vì thế mà hầu hết doanh nghiệp đều sở hữu một công thức thành công nào đó. Trước hết, hãy thống kê để tìm ra mấu chốt đã dẫn đến thành công hiện tại và áp dụng cho vùng đất mới. 

Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian chuẩn bị, công sức gây dựng và nhanh chóng đi vào guồng máy kinh doanh hơn.

3.Biến đổi phù hợp với sân chơi mới

Đối với những doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh, chiến lược và quy trình cần thay đổi theo yêu cầu của miền đất mới. Mỗi đối tượng khách hàng đều mang một tư duy khác nhau, cách tiếp nhận sản phẩm cũng khác nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên có quy trình vận hành linh hoạt để có thể nhanh chóng tùy biến theo phản hồi của thị trường.

4.Quản lý dòng tiền hiệu quả

Dòng tiền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công cho chiến dịch. Doanh nghiệp cần giữ vững lợi nhuận của nguồn thu cũ và tối ưu mọi thu chi. Đừng để việc mở rộng kinh doanh kéo theo quá nhiều chi phí không cần thiết. Bên cạnh đó, tăng trưởng doanh thu cũng là cách để ổn định dòng tiền tài trợ cho chiến dịch mới.

Cùng xem thêm 10 bí quyết tăng trưởng doanh thu nhanh và bền vững

5.Mở rộng nhưng vẫn giữ vững văn hóa công ty

Việc mở rộng quy mô kinh doanh sẽ kèm theo gia tăng nhân sự và đôi khi có thể làm loãng văn hóa công ty. Nhà lãnh đạo nên đầu tư vào việc truyền thông văn hóa, giá trị, sứ mệnh của doanh nghiệp để xây dựng một đội ngũ đồng nhất. 

Doanh nghiệp nên tổ chức các cuộc họp định kỳ, thúc đẩy nhân sự cũ và mới trao đổi, khích lệ lẫn nhau. Hoặc tổ chức những chuyến du lịch, dã ngoại có hoạt động team building thật năng động để gắn kết đội nhóm. 

Bên cạnh đó, những buổi huấn luyện hằng tháng hoặc quý sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạt động và tiếp thêm động lực cho nhân sự. Chỉ có sự đồng nhất về tư duy mới giúp doanh nghiệp giữ vững văn hóa, thúc đẩy đổi ngũ cùng chiến đấu vì mục tiêu cao nhất.

Tạm kết

Mở rộng kinh doanh là đón lấy nhiều cơ hội nhưng cũng là đương đầu với nhiều thử thách. Đây là bước ngoặt mở ra chương mới cho hành trình chinh phục thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh việc áp dụng bí quyết thì nỗ lực của đội ngũ cũng là một trong những yếu tố quyết định. Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
vay tín chấp kinh doanh - jenfi

Giải pháp hỗ trợ vốn kinh doanh của Jenfi vận hành như thế nào?

vay tín chấp kinh doanh - jenfi vay tín chấp kinh doanh - jenfi vay tín chấp kinh doanh - jenfi

Cộng đồng khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã quen thuộc với các hình thức vay vốn kinh doanh truyền thống. Cũng dần làm chủ phương án đòn bẩy tài chính để khởi nghiệp và phát triển doanh thu thành công. 

Với sự biến đổi liên tục của thị trường, hình thức Qũy hỗ trợ vốn kinh doanh ra đời với mục tiêu tìm kiếm đối tác cùng tăng trưởng. Loại bỏ gánh nặng tài chính phát sinh từ những hạn chế của vay vốn truyền thống ở đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các công ty khởi nghiệp.

Khái Niệm Quỹ Hỗ Trợ Vốn Kinh Doanh Có Gì Khác Biệt?

vay tín chấp kinh doanh - jenfi

Tính chất nguồn vốn hoàn toàn mới mẻ

Tính chất vốn khác nhau sẽ tạo nên hiệu quả và hệ số lãi phí khác nhau. Thay vì doanh nghiệp phải thanh toán lãi kép, phí ẩn ở hình thức vay vốn truyền thống. Với giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư tăng trưởng từ Jenfi, doanh nghiệp được thỏa thuận mức lãi và phí phẳng đảm bảo an toàn tài chính ngay từ ban đầu.

Nguồn tiền từ Jenfi được xem là vốn đầu tư, không phải Nợ. Với chính sách hỗ trợ tối ưu theo điều kiện kinh doanh thực tế, Jenfi cung cấp nguồn vốn tại các hoạt động tăng trưởng mà không tạo nên gánh nặng “gồng nợ” cho doanh nghiệp.

Không đòi hỏi tài sản thế chấp và điểm tín dụng cao như các hình thức vay truyền thống

Cuộc đua hiện tại đã công bằng hơn khi đối với Jenfi, năng lực kinh doanh của đối tác giá trị hơn tài sản thế chấp và lịch sử tín dụng. Điều này có nghĩa là: Khả năng nhận nguồn vốn an toàn của doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như startup không có tiềm lực tài chính đã thuận lợi hơn rất nhiều. 

Nếu bạn đang là một startup với ý tưởng kinh doanh khác biệt và có tiềm năng, đừng ngần ngại kêu gọi đầu tư từ Quỹ hỗ trợ vốn tăng trưởng Jenfi. Bởi vì gánh nặng về tài sản đảm bảo và lịch sử tín dụng đã được loại bỏ. Với giải pháp vốn này, cuộc đua thương mại đã không còn dành riêng cho doanh nghiệp có sẵn tài sản và tiềm lực kinh tế nữa.

Thanh toán nợ gốc và lãi-phí theo % doanh thu hằng tháng

Thay vì thanh toán cố định nợ gốc và lãi-phí như vay vốn truyền thống, doanh nghiệp sẽ tính được khoản tiền cần thanh toán dựa trên chính doanh thu thực tế. Với cách thanh toán truyền thống, doanh nghiệp cần trả khoản tiền cố định mỗi tháng dù tình hình kinh doanh có thuận lợi hay không. Thấu hiểu điều đó, Qũy hỗ trợ vốn Jenfi mang đến giải pháp thanh toán ít rủi ro và giảm gánh nặng tài chính này. 

Tính khả thi của Qũy hỗ trợ vốn kinh doanh Jenfi

Theo số liệu phản hồi từ đối tác nhận vốn của Jenfi, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình mỗi tháng đã đạt đến ngưỡng 8.1%. Với những doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các hoạt động tăng trưởng, việc giữ được tỷ lệ tuyệt vời này là điều dễ hiểu. 

 

Một trong những điển hình thành công của đối tác nhận vốn từ Jenfi phải kể đến là Bolton Remote một trong những công ty phát triển với tốc độ nhanh nhất tại Châu Mỹ. Với hai khoản vốn đầu tư từ Jenfi trị giá 300 ngàn đô la Mỹ, Bolton Remote tăng trưởng liên tục đạt đến tỷ lệ 56% doanh thu. 

Đại diện của Bolton Remote cho biết:

“Jenfi hỗ trợ nguồn vốn giúp chúng tôi triển khai các hoạt động tăng trưởng doanh thu vượt trội.”

Bên cạnh đó, việc thanh toán dựa trên doanh thu thực tế là giải pháp hữu hiệu cho những giai đoạn kinh doanh không mấy thuận lợi của doanh nghiệp. Phương án thanh toán giảm thiểu áp lực cũng góp phần giúp startup an tâm vượt bão hơn!

Cách Thức Vận Hành Của Nguồn Vốn Kinh Doanh Được Hỗ Trợ Bởi Jenfi

vay tín chấp kinh doanh - jenfi

Doanh thu được tạo ra từ những hoạt động tăng trưởng sẽ được trích từ 5% - 30% để thanh toán nợ gốc và lãi-phí. 

Với tiềm lực mạnh mẽ từ thị trường Châu Á, Qũy hỗ trợ vốn kinh doanh của Jenfi có khả năng giải ngân đến 500 ngàn đô la Mỹ tại mỗi đợt kêu gọi. Đồng thời, bởi không cần thẩm định tài sản đảm bảo, Jenfi rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ xuống tối đa 5 ngày. 

Sau đó, hệ thống giải ngân sẽ làm việc để cung cấp nguồn vốn trong vòng 48H. Dưới đây là mô hình vận hành nguồn vốn của Jenfi.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay đã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn an toàn và bền vững hơn. Ngoài cung cấp giải pháp hỗ trợ vốn kinh doanh, Jenfi còn sở hữu đội ngũ cố vấn chiến lược dày dặn kinh nghiệm. Lợi điểm này giúp doanh nghiệp có thêm bạn đồng hành vững chắc để cùng phát triển bền vững. 

Jenfi hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Quản lý nhân tài trong doanh nghiệp

10 Chiến Lược Giữ Chân Người Tài Cho Doanh Nghiệp

Quản lý nhân tài trong doanh nghiệp

Nhân tài là nền móng của doanh nghiệp. Khi thị trường liên tục phát triển, vô số công ty khởi nghiệp mọc lên mỗi ngày.

Bên cạnh đó là sự thâm nhập của hàng ngàn doanh nghiệp nước ngoài khiến thị trường nhân sự dần trở nên khan hiếm. Nhân sự có nhiều sự lựa chọn và cơ hội việc làm dẫn đến tình trạng nhảy việc xảy ra nhiều hơn. 

Việc giữ chân nhân viên trở thành bài toán ít nhiều gây đau đầu cho nhà lãnh đạo.

Yếu tố nào giúp giữ chân nhân viên?

Quản lý nhân tài trong doanh nghiệp

Môi trường

Nhân sự sẽ cảm thấy thoải mái cống hiến trong một môi trường có cơ sở vật chất đầy đủ. Bên cạnh đó, nếu mỗi nhân viên có thể tự do bày trí bàn làm việc theo sở thích cá nhân, sẽ giúp gia tăng cảm giác gắn bó với công ty. Ngoài khu vực làm việc, văn phòng cũng nên sở hữu một không gian giải lao có sách, báo, trà, bánh để nhân viên “xả hơi” sau những giây phút làm việc hiệu suất.

Văn hóa

Văn hóa được xem như linh hồn của doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp đều mang một “linh hồn” khác biệt. Văn hóa được xây dựng từ tầm nhìn sứ mệnh cũng như giá trị cốt lõi mà công ty đang sở hữu. Bên cạnh đó, văn hóa cần dựa trên nền tảng giữa người với người. Nhân sự sẽ không muốn rời bỏ một công ty có văn hóa mở với sự tự do, thân thiện, thoải mái.

Lãnh đạo

Hơn 70% nhân sự rời bỏ công ty vì bất đồng với lãnh đạo. Tất nhiên không phải lúc nào nhân sự cũng có lý do hợp lý. Nhưng một lãnh đạo khôn ngoan là người biết “vừa đấm vừa xoa” đúng lúc đúng việc. Để giữ chân nhân sự, lãnh đạo cần thận trọng trong phát ngôn cũng như cách thức làm việc. Đồng thời, nhân sự cũng nên được thấu hiểu định hướng của lãnh đạo một cách cặn kẽ nhất để có thể gắn bó lâu dài.

Những bí quyết giữ chân nhân viên dành cho nhà lãnh đạo

Có chế độ khen thưởng rõ ràng

Một trong những kỹ năng quản trị cần có kỹ năng thiết lập chế độ khen thưởng. Đây là động lực trực tiếp thúc đẩy hiệu suất làm việc của công ty. Và cũng là điểm mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp để giữ chân nhân sự một cách lâu dài.

Giao việc đúng nhân tài

Mỗi nhân sự là một cá thể khác biệt độc nhất. Hãy tìm ra điểm mạnh nổi trội nhất của họ. Và giúp họ phát huy tối đa năng lực tại một vị trí phù hợp. Giao việc đúng người sẽ giúp nhân sự làm việc với đam mê một cách hăng say nhất. Ngoài sự ham muốn gắn bó, họ còn được phát triển tối đa và tạo thành kết quả công việc tối ưu. Giống như một hạt giống được gieo xuống mảnh đất phù hợp vậy!

Cùng hoạch định lộ trình phát triển với nhân sự

Nhân sự sẽ dễ dàng gắn bó với một doanh nghiệp mà anh ấy có thể nhìn thấy tương lai tích cực của bản thân. Ham muốn khẳng định bản thân là nhu cầu cao nhất của mỗi cá nhân. Hãy cùng nhân sự hoạch định kế hoạch phát triển tài năng của họ. Giúp họ sở hữu mục tiêu và động lực phấn đấu cùng công ty.

Trao quyền là cách giữ chân nhân viên tuyệt vời nhất

Bên trong mỗi con người đều tồn tại những khả năng khác biệt. Họ sẽ là “ngôi sao” khi được đặt đúng chỗ. Lãnh đạo khôn ngoan sẽ biết cách trao quyền kiểm soát phù hợp cho nhân sự. Để nhân sự cảm nhận được sự tin tưởng mà công ty đặt vào bản thân. Đây sẽ là động lực gắn bó rất lớn!

Tạo điều kiện để nhân viên nêu lên quan điểm 

Đa số những bất bình của nhân sự đều nảy sinh từ việc không được ghi nhận quan điểm cá nhân. Tất nhiên có những quan điểm chưa phù hợp để ứng dụng thì lãnh đạo cần rất khéo léo để từ chối. Nhưng cốt lõi vẫn là tạo nên một văn hóa tự do xây dựng ý tưởng. Để mỗi nhân viên đều cảm thấy bản thân được tôn trọng và có đóng góp cho thành công của công ty.

Hãy công bằng để giữ chân nhân viên

Năng lực của nhân sự có thể có chênh lệch. Nhưng cũng đừng vì thế mà lãnh đạo có định kiến với những nhân viên còn yếu kém. Mỗi người đều có những điểm mạnh cần khai thác và nhiều điểm yếu cần khắc phục! Hãy công tâm để đưa ra những chỉ thị công bằng, giúp tất cả nhân sự không ai cảm thấy tự ti. Thái độ lãnh đạo này sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên một cách lâu dài.

Thỏa mãn nhu cầu học hỏi của nhân viên

Công ty nên thường xuyên tổ chức những buổi huấn luyện để đáp ứng nhu cầu học hỏi của nhân sự và nâng cao chất lượng công việc. Nhân sự tốt là nhân sự luôn muốn học thêm nhiều thứ để gia tăng năng lực làm việc. Và những nhân sự có ý chí vươn lên như vậy rất cần được trân trọng.

Xây dựng văn hóa đoàn kết

Một lãnh đạo khôn ngoan sẽ biết xây dựng văn hóa đoàn kết cho tập thể. Những buổi họp bên ngoài văn phòng cũng là cách để gắn kết nhân sự với nhau. Bên cạnh đó, tổ chức team building là phương án tăng tinh thần đoàn kết và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm rất tuyệt vời.

Những phần thưởng bất ngờ

Ngoài chế độ lương thưởng mặc định, hãy khiến nhân viên có thêm động lực phấn đấu vượt bậc bằng những phần “thưởng nóng” bất ngờ. Những phần quà này có thể không phải là “hiện kim” nhưng nên có ý nghĩa và thực dụng. Phương án này còn giúp chính lãnh đạo thêm hòa nhập với nhân viên, tạo nên mối quan hệ gắn bó lâu dài.

Thường xuyên truyền cảm hứng để giữ chân nhân viên

Rất nhiều nhân sự sau khi hoạt động một thời gian sẽ gặp tình trạng “thiếu lửa”. Điều này có thể xuất phát từ chính nhân sự với những áp lực cuộc sống. Hoặc đến từ sự nhàm chán trong công việc. Hãy giúp nhân sự khơi lại đam mê như những ngày đầu bằng cách trò chuyện trực tiếp. Giúp đỡ nhân viên giải tỏa những khúc mắc bên trong cũng là đang tái tạo năng lượng tươi mới cho họ.

Tạm kết

Bí quyết giữ chân nhân viên tuy khó nhưng lại dễ! Và nó sẽ dễ khi lãnh đạo thật sự dành tâm huyết cho đội ngũ mà mình đang dẫn dắt. Giữa thị trường rất nhiều cạnh tranh với những chế độ hấp dẫn và môi trường mới mẻ. Nhân sự rất dễ lung lay! Hãy mang đến một môi trường làm việc năng động, văn minh và phương pháp lãnh đạo khác biệt để thành công trong việc giữ chân nhân tài. 

 

Jenfi Insights - Giúp Bạn tối ưu hoạt động kinh doanh trên một nền tảng duy nhất!

Jenfi Insights kết nối tất cả các tài khoản kinh doanh thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến của bạn vào một nền tảng, giúp bạn theo dõi tài chính, doanh số, chi phí...hàng ngày mà không cần tốn thời gian.

Một trong những điểm mạnh của tính năng Insight là có thể xác định chiến lược quảng cáo nào của bạn đang hoạt động hiệu quả nhất, đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của bạn. Từ đó, bạn có thể khắc phục những vấn đề trên các kênh tiếp thị và cải thiện hiệu suất.

Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký sử dụng tính năng Insights để sử dụng từng đồng vốn thật hợp lý!

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thu Hút Vốn Đầu Tư Nước Ngoài: Start Up Cần Chuẩn Bị Gì

Open post
thu hút vốn đầu tư

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Start up cần chuẩn bị gì trong 2022?

thu hút vốn đầu tư

Sau đại dịch Covid, nhờ kiểm soát thuận lợi mà Việt Nam trở thành mảnh đất tốt lành cho các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, hay còn gọi là vốn FDI. Sự dịch chuyển dòng vốn nhanh chóng được diễn ra khi thị trường sản xuất của Trung Quốc đang sở hữu quá nhiều rủi ro, đây là giai đoạn vàng để startup Việt lập kế hoạch kêu gọi đầu tư.

Những lưu ý khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài

thu hút vốn đầu tư

Với triển vọng sáng sủa của bối cảnh nhiều tập đoàn lớn đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam, bên cạnh việc hội nhập kinh tế thì startup Việt Nam cũng cần rất chú trọng lựa chọn nhà đầu tư thật sự hướng đến sự đồng hành và phát triển bền vững. 

Nguồn vốn FDI là dòng tiền bổ sung quan trọng, góp phần nâng cao năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đây là bệ phóng cho sự hội nhập vào mạng lưới kinh tế toàn cầu khi hàng triệu nhà đầu tư nước ngoài đang thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng, hạn chế sự lệ thuộc của nguồn cung. 

Với thị trường lao động của Việt Nam, ngoài chất lượng kỹ thuật thì giá thành nhân công cũng là lợi thế lớn, vì vậy, startup Việt cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội vươn mình ra thế giới này. 

Những bí quyết giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thiết lập cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp

Đây là quá trình không quá khó khăn nhưng chiếm nhiều thời gian, một tổ chức được cấu thành từ nhiều phòng ban với những chức năng công việc khác nhau, đối với doanh nghiệp startup thì số lượng bộ phận sẽ rất tinh gọn nhưng cũng cần sự rõ ràng và chỉn chu nhất định. 

Một doanh nghiệp biết chú trọng vào cơ cấu nghĩa là họ nắm rõ mô hình và đặc tính của bản thân, tổ chức được cơ cấu đúng cách sẽ đẩy nhanh tập thể đến với mục tiêu kinh doanh, bên cạnh đó là sự vận hành bền bỉ của những “bánh răng được đặt đúng vị trí”. 

Tuy đây chưa phải yếu tố quyết định nhưng sẽ là điểm cộng nên có của một startup khi thu hút vốn đầu tư.

Làm nổi bật điểm mạnh của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều mang trên vai một sứ mệnh nhất định đối với cộng đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp chỉ mô tả giá trị cốt lõi của họ xoay quanh sản phẩm hoặc dịch vụ, đừng để tổ chức bị giới hạn lại một góc như thế! 

Bất cứ sản phẩm nào được tạo ra cũng sở hữu song song lợi ích vật lý và lợi ích tinh thần, lợi ích ngắn hạn và lợi ích dài hạn, vì thế hãy biết cách truyền thông rộng rãi về giá trị cốt lõi cũng như điểm khác biệt của doanh nghiệp giữa thị trường cạnh tranh năng động này. 

Đây là trọng điểm giúp nhà đầu tư thêm tin tưởng vào khả năng sinh lợi của thương vụ.

Minh bạch số liệu tài chính

Nhà đầu tư hoàn toàn có thể yêu cầu tìm hiểu kỹ số liệu kinh doanh của công ty và tất nhiên họ đã quá dày dặn kinh nghiệm trong việc đọc hiểu số liệu, vì vậy số liệu chính xác, trung thực, minh bạch sẽ là chìa khóa gây dựng lòng tin ban đầu. Những số liệu ấy cần được thể hiện rõ ràng qua những tiêu chí sau:

Cấu trúc tài chính bài bản

Phải phân tách rõ dòng tiền vào - ra, dòng tiền thuộc từng cấu trúc cụ thể như sản xuất, quảng bá, vận hành,... nên nhớ đây là những nhà đầu tư “đầy sạn” dù số liệu có thể chưa lạc quan lắm nhưng hãy trung thực cho đến cuối cùng. 

Nhà đầu tư cần nhìn khả năng vận hành hiện tại để giúp startup phát triển tối ưu hơn, nếu tình trạng kinh doanh chưa có lời thì cũng không phải là dấu chấm hết cho doanh nghiệp!

Chứng minh hiệu quả kinh doanh

Số liệu là phản ánh rõ ràng cho hiệu quả doanh nghiệp, có thể chưa hoàn vốn nhưng nếu doanh thu có tỷ lệ tăng trưởng qua từng tháng thì cũng thể hiện được thực lực mạnh mẽ của công ty. 

Hoặc không có tỷ lệ tăng trưởng nhưng doanh thu lại ổn định trong suốt 6 tháng và chi phí giảm dần thì nhà đầu tư cũng sẽ rất cân nhắc. 

Nếu nhà đầu tư hướng đến sự bền vững thì sẽ không quá đòi hỏi lợi nhuận vượt bậc ở một startup, họ sẽ chú trọng vào khả năng tồn tại qua những số liệu mà doanh nghiệp ấy cung cấp.

Tối ưu quy trình vận hành

Hãy thể hiện cho nhà đầu tư thấy mọi “bánh răng” trong công ty đều tinh gọn hết mức, tối ưu hết mức, đảm bảo không có bánh răng nào thiếu hiệu quả hoặc dư thừa. 

Doanh nghiệp trở nên tinh gọn thể hiện rõ năng lực điều hành của ban quản trị và đây sẽ là một tối tác phù hợp để đồng hành lâu dài, nhà đầu tư sẽ không cần lo lắng về những thất thoát không đánh có.

Có kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hơi

Để thể hiện nỗ lực phát triển, startup luôn cần có một bản kế hoạch dài hạn hướng đến những mục tiêu vĩ mô trong ít nhất 5-10 năm và toàn tổ chức đều phải nắm rõ cũng như nằm lòng bản kế hoạch này. 

Đây sẽ là la bàn định hướng cho cả doanh nghiệp, và từ đó triển khai ra những kế hoạch ngắn hạn tập trung vào sản phẩm, doanh thu, khách hàng,...

 Rất nhiều startup thực hiện ngược lại quy trình này, dẫn đến tình trạng “ăn xổi ở thì” mà các nhà đầu tư cực kỳ không thích. Hãy cho họ nhìn thấy quyết tâm sống còn của cả doanh nghiệp trong việc đưa con tàu này ra biển lớn, cùng các nhà đầu tư phát triển nó thật bền vững qua một bản kế hoạch chỉn chu nhất có thể.

Nắm được quy trình thu hút - tiếp nhận - giải ngân vốn đầu tư

Đây là phần khá khó khăn, rất nhiều startup có nền tảng kinh doanh nổi bật nhưng lại không biết thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ đâu khi không có quan hệ và kinh nghiệm. 

Một quy trình trọn vẹn từ giai đoạn kêu gọi đến giải ngân dòng tiền trực tiếp có thể lên đến một năm thậm chí vài năm tùy nhà đầu tư, điều này ít nhiều đã gây khó khăn cho startup Việt. 

Hãy tìm đến những startup đã có kinh nghiệm huy động vốn để học hỏi là cách hiệu quả nhất, mặc dù cũng sẽ có nhiều hạn chế nếu khác biệt ngành hàng.

Nhờ sự hỗ trợ của quỹ huy động vốn chuyên nghiệp

Khái niệm Quỹ huy động vốn vẫn còn khá mới tại Việt Nam nhưng dự kiến sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng của thị trường startup, nhiệm vụ chính của nguồn quỹ là cung cấp vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư mà đối tượng được đầu tư không cần thực hiện quá nhiều quy trình rườm rà. 

Quỹ huy động vốn sẽ giúp nhà đầu tư thẩm định doanh nghiệp và trao nguồn vốn có sẵn cho doanh nghiệp đó nếu họ có tiềm năng. Điểm mạnh của các Quỹ huy động vốn này là luôn có dòng tiền dương nên thời gian giải ngân nhanh chóng hơn rất nhiều, chỉ cần vài tháng thậm chí vài tuần, startup đã nhận được nguồn vốn lên đến 200.000 USD. 

Tại Việt Nam có thể kể đến Quỹ huy động vốn hàng đầu Châu Á - Jenfi, bên cạnh đầu tư vốn, đội ngũ Jenfi còn đồng hành cố vấn chiến lược cho sự phát triển của startup. Một khác biệt nổi trội của Jenfi là nguồn vốn không cần có thời gian thanh toán cố định, mọi chi phí được quy vào phần trăm lợi nhuận và phụ thuộc hoàn toàn vào tình hình kinh doanh của công ty. 

Đây là giải pháp Win - Win mà hàng ngàn doanh nghiệp Châu Á và Việt Nam đã lựa chọn, và cũng là lý do cho sự tăng trưởng vượt bậc của các doanh nghiệp nổi trội như Car Search, Cleoo, Fitlion, iFoundries,... 

Đồng hành với những đối tác chiến lược như Google, Facebook, Paypal, ZOHO,... Jenfi là Quỹ huy động vốn tăng trưởng sở hữu tiềm lực vững chắc tại Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Nếu startup của bạn đang cần nguồn vốn chủ động và chưa có kinh nghiệm huy động trực tiếp, đội ngũ chuyên gia của Jenfi sẽ giúp bạn tìm ra điểm mạnh của bản thân và huy động vốn thành công, điều mà không đơn vị vay vốn nào thực hiện.

Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là điều không dễ dàng, nếu có sự hỗ trợ chuyên môn và kinh nghiệm từ một đơn vị uy tín sẽ giúp startup nhận được nguồn tiền nhanh chóng hơn.

Jenfi hi vọng bài viết này bổ ích với bạn!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Top 5 Điều Startup Việt Nên Làm Trong Thời Kỳ Bình Thường Mới Để Sống Sót & Tăng Trưởng

Open post
lời khuyên kinh doanh startup

Startup Việt Cần Làm Gì Trong Bình Thường Mới 2022? 

lời khuyên kinh doanh startup

Tình hình kinh tế sau thời kỳ Bình Thường Mới tại Việt Nam đã có phần khởi sắc nhờ những quy định về giãn cách xã hội đã được bãi bỏ. Thậm chí, hiện nay F0 vẫn có thể đi làm theo ý nguyện ở một số địa phương (như Bến Tre).

Thế nhưng, rõ ràng Startup tại Việt Nam vẫn đang chật vật với nhiều vấn đề, từ nguồn vốn tăng trưởng, nhân sự, chiến lược, sản phẩm… đều cần phải xem xét lại. 

Trong bài viết này, Jenfi điểm lại một số vấn đề Startup nên thực hiện để tồn tại trong thời kỳ mới và tăng trưởng vượt trội trong 2022 này.

Startup Việt cần đổi mới chiến lược kinh doanh

Khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam ít nhiều đều bị ảnh hưởng. Sẽ có những doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn vững chắc. 

Lợi điểm này giúp họ đủ khả năng gồng gánh qua vài cơn bão tài chính. Nhưng bên cạnh đó là rất nhiều “tân binh” ngã xuống khi không có phương án ứng phó kịp thời. 

Thị trường luôn tồn tại nhiều cơ hội tiềm ẩn trong vô số những nguy cơ. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhanh chóng nhìn lại để nâng cấp chiến lược kinh doanh thành một phiên bản có thể đáp ứng các thử thách mà thị trường đang đặt ra.

Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

Hiểu rõ bản thân là một trong những giải pháp giúp Startup Việt vượt bão! Khi doanh nghiệp nắm được tình hình dòng tiền sẽ hoạch định kế hoạch tiếp thị phù hợp hơn. 

Sau khi đánh giá, doanh nghiệp cần đưa ra các phương án tối ưu nguồn vốn. Trong đó, không thể thiếu giải pháp hạn chế các chi tiêu không phát sinh doanh thu. Dòng tiền là tấm gương phản ánh chính xác về hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro tài chính. 

Nhiệm vụ của doanh nghiệp trong giai đoạn biến động này là giữ cho nguồn vốn luôn dương. Bên cạnh đó, dòng tiền dương giúp doanh nghiệp có nhiều lợi điểm khi kêu gọi thêm vốn đầu tư.

Đánh giá năng lực nhân sự

Điều này không có nghĩa là doanh nghiệp bắt buộc phải chia tay thành viên nào! Đánh giá định kỳ giúp nhân sự thấy rõ điểm mạnh và yếu của bản thân. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng công việc giúp tối ưu hiệu quả kinh doanh. 

Một lãnh đạo khôn ngoan sẽ biết cách thúc đẩy tài năng, giúp nhân sự tỏa sáng nhất có thể.

Ngoài ra, đánh giá đúng năng lực của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp có những kế hoạch giữ chân phù hợp nhất. Dù tình hình đại dịch vẫn đang căng thẳng thì cũng không thể phủ nhận sự khan hiếm nhân tài của thị trường Việt Nam hiện tại. 

Bên cạnh đó, giai đoạn cuối năm luôn là thời điểm vàng của sự phát triển kinh tế. Vì vậy, giữ được nhân sự giỏi sẽ giúp kế hoạch kinh doanh nước rút của doanh nghiệp được triển khai ở mức năng lượng tối đa.

 

Kết nối mở rộng mối quan hệ hợp tác

Muốn đi nhanh thì đi một mình muốn đi xa thì đi cùng nhau!

Đây là giai đoạn Startup Việt nên mở rộng mối quan hệ hợp tác với những doanh nghiệp có cùng đối tượng khách hàng. Sự trao đổi khách hàng có thể được diễn ra nhằm mang lại nguồn doanh thu thụ động. 

Điều này không những giúp doanh nghiệp có thêm bạn đồng hành mà còn sở hữu thêm nhiều khách hàng tiềm năng.

Dự trù ngân sách cho các hoạt động quan trọng

Ngân sách là công cụ cần có cho hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Để tránh việc lạm dụng ngân sách, doanh nghiệp cần hoạch định trước kế hoạch chi tiêu cho những hoạt động quan trọng như:

Hoạt động tiếp thị

Giai đoạn cuối năm là thời điểm chạy doanh thu nước rút. Ngân sách cần được ưu tiên chuẩn bị cho các hoạt động tạo ra doanh thu. Vì vậy, hoạt động tiếp thị tại đây cũng sẽ sôi động hơn hẳn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần tỉnh táo để hoạch định một chiến lược quảng bá tối ưu nhất, tránh trường hợp “đốt tiền” vô ích.

Chăm sóc khách hàng

Khách hàng đã sử dụng dịch vụ là một “kênh” quảng bá tuyệt vời. Bạn sẽ dễ bị thuyết phục sử dụng sản phẩm bởi một người quen hơn là một quảng cáo! Do đó, doanh nghiệp nên đầu tư nghiêm túc cho phần hậu mãi. Hãy giúp khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất. Và doanh nghiệp sẽ nhận thêm nhiều cơ hội giá trị! 

Gắn kết đội nhóm

Nền tảng của doanh nghiệp là nhân sự, vì vậy hãy xây dựng một đội nhóm đoàn kết bằng những phương án tiết kiệm nhưng hiệu quả. Môi trường và văn hóa chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần làm việc. 

Doanh nghiệp nên có sự “đầu tư” vào cảm xúc của nhân viên, giúp họ sở hữu một môi trường làm việc thoải mái nhất. Và họ sẽ cống hiến hết mình cho mục tiêu chung của công ty!

Tất nhiên, đôi khi việc chuẩn bị một nguồn ngân sách cho các hoạt động trọng yếu của doanh nghiệp cũng là một thử thách đối với nhiều Startup Việt. Điều kiện vay vốn ngày càng bị thắt chặt và nhu cầu đầu tư từ các nhà đầu tư cũng khan hiếm dần. Hơn 80% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường vì không đủ nguồn lực tài chính. 

Thấu hiểu những khó khăn này, Jenfi - Quỹ hỗ trợ vốn từ thị trường Châu Á rộng lớn đã gia nhập vào Việt Nam để tìm kiếm cộng sự. Jenfi tập trung hỗ trợ doanh nghiệp startup trong những hoạt động tạo ra doanh thu. 

Đầu tư vốn và chia sẻ doanh thu không lãi kép hoặc phí ẩn. Nổi bật nhất là phương án thu hồi vốn linh động theo doanh thu thực tế của doanh nghiệp;. Giải pháp này hứa hẹn trở thành xu hướng kêu gọi vốn của startup Việt trong thời gian sắp tới!

Quỹ Đầu Tư Jenfi

📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
🏠 | Không thế chấp tài sản
📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việc 

 

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Empowerment và Management: Bạn đang trao quyền hay cầm quyền?

Open post
Empowerment và Management

Empowerment và Management: Bạn đang trao quyền hay cầm quyền?

Empowerment và Management

Một trong những vấn đề “nan giải” của các nhà quản trị đó là không bao giờ đủ thời gian để giải quyết tất cả các vấn đề của doanh nghiệp, từ giám sát nhân sự đến điều phối chuyên môn, vừa quản lý quy trình vận hành và vừa định hướng kinh doanh,...

Có hàng trăm công việc chờ họ xử lý mỗi ngày và đây là lúc mà các nhà quản trị cần lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.

Một giải pháp giúp họ đẩy nhanh tiến độ công việc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra cho mọi vấn đề. Họ cần lựa chọn giữa tiếp tục cầm quyền hay bắt đầu trao quyền.

Lãnh đạo nên cầm quyền hay trao cho nhân viên?

Empowerment và Management Bạn đang trao quyền hay cầm quyền

Có nhiều cách để định nghĩa cầm quyền và trao quyền nhưng chỉ có một cách dễ hiểu nhất: cầm quyền là đẩy và trao quyền là kéo. Mục tiêu giống nhau vì đều dịch chuyển sự việc tiến về phía trước, nhưng tác động lực và kết quả thu được thì khác xa.

Chúng ta đã quá quen với tháp nhu cầu Maslow và cũng biết rất rõ sâu thẳm trong mỗi cá nhân đều tồn tại ước muốn được kính trọng cũng như nhu cầu thể hiện bản thân, hai nhu cầu này lớn đến nổi có thể tạo ra “nguồn nhiên liệu” vô hạn cho một cá nhân tiến đến mục tiêu của anh ấy. Trao quyền đúng cách sẽ giúp nhà quản trị thắp lên ngọn lửa để khởi động “nguồn nhiên liệu” bất tận này. 

Thực tế cho thấy người được trao quyền thực hiện công việc hiệu quả hơn, thoải mái hơn và sáng tạo hơn, cũng chính vì thế mà họ sẽ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn. Nếu được trao quyền để quản trị một số lượng nhân sự vừa phải và phù hợp, người được trao quyền sẽ nhờ niềm say mê công việc của bản thân mà có thể khích lệ các thành viên khác hoàn thành tốt công việc một cách hoàn toàn chủ động.

Tất nhiên, nhà quản trị khi đã trao quyền là bỏ qua việc kiểm soát và cho phép nhân sự được tự quyết định, tự đặt mục tiêu, tự thực hiện và tự nhận thành quả của công việc. 

Có thể nói, nhờ sự trao quyền của nhà quản trị mà nhân sự đó được tự do thể hiện năng lực của bản thân qua sự cống hiến nhiệt tình nhất.

Trao quyền là một nghệ thuật

Người trao quyền là một nghệ sĩ, nói như thế không hề quá chút nào! Theo một nghiên cứu nổi tiếng của 2 tác giả Spreitzer và Mishra, để các nhà quản trị có thể trao quyền một cách thành công, họ phải đảm bảo tạo dựng được 5 nhân tố sau:

Sự tự lực

Đây được tin là nhân tố quan trọng nhất quyết định thành công cho chiến lược trao quyền. Khả năng tự lực của một cá nhân là không giới hạn, nếu được “thắp” lên đúng cách thì nó sẽ giúp nhân sự nỗ lực và kiên trì cho đến cuối cùng.

Niềm tin vào bản thân là nguồn nhiên liệu vô tận, để sự tự lực được bền bỉ thì nhân sự cần có niềm tin mạnh mẽ rằng mình có khả năng đảm nhiệm công việc này, cũng như niềm tin vào khả năng phát triển và niềm tin rằng không trở ngại nào có thể ngăn cản họ hoàn thành nhiệm vụ.

Vai trò của nhà quản trị tại đây thực sự rất quan trọng, thay vì kiểm soát quá trình thực hiện công việc, bạn cần truyền thêm niềm tin cho nhân sự, là điều khó hơn hẳn!

Sự tự quyết

Nhà quản trị cần tỉnh táo để chọn trao quyền tự quyết cho một nhân sự tại một lĩnh vực mà anh ấy đủ khả năng đưa ra quyết định, quyền hạn này sẽ giúp nhà quản trị khai phát thực lực của một nhân sự ở mức tối đa.

Khả năng tự quyết cao giúp nhân sự tăng thỏa mãn trong công việc, tăng nhu cầu gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao khả năng sáng tạo cũng như tầm nhìn cải tiến từ đó đạt hiệu quả nhanh và tối ưu hơn.

Vị thế cá nhân

Khi một nhân sự được trao quyền, họ sẽ ý thức được rất rõ ràng tầm ảnh hưởng và trách nhiệm của bản thân đối với chất lượng công việc, điều đó quyết định hoàn toàn cho thái độ nhận việc và làm việc của họ sau này.

Nhà lãnh đạo cần rất khéo léo trao cho họ không chỉ là nội dung công việc mà là một vị thế nhất định, đây là mắc xích rất quan trọng trong nghệ thuật trao quyền, nếu nhân sự không cảm nhận được vị thế của họ, có thể họ vẫn cảm thấy bản thân chỉ đang làm thay việc cho lãnh đạo.

Nhân sự sẽ cống hiến hết mình khi cảm nhận được rõ ràng rằng bản thân họ có một sức ảnh hưởng nhất định trong tổ chức.

Ý nghĩa công việc

Sự gắn bó sẽ rất chông chênh nếu một nhân sự làm việc nhưng không biết “họ làm vì điều gì”, một nhà quản trị giỏi sẽ tinh tế truyền tải cho nhân sự ý nghĩa của mọi nỗ lực mà tổ chức đang thực hiện, nhất là với những nhân sự được trao quyền.

Họ nên được biết bản thân làm việc vì một mục tiêu ý nghĩa hơn tiền bạc, mục tiêu càng ý nghĩa thì giá trị của tổ chức và của chính nhân sự đó càng được nâng lên. 

Họ sẽ thật sự hứng thú và đam mê khi làm việc, đồng thời cảm thấy mọi nỗ lực của họ rất xứng đáng vì họ đã thực sự liên kết với công việc đầy ý nghĩa này.

Niềm tin

Đây là thử thách đối với nhà quản trị! Để nhân sự được trao quyền có niềm tin vững chắc vào lý tưởng của tổ chức cũng như mục tiêu công việc, trước hết, họ cần đặt đủ niềm tin vào người quản lý trực tiếp của mình.

Việc trao quyền có một mối liên hệ lớn tới niềm tin, theo các nghiên cứu tâm lý học, người có niềm tin cao luôn có định hướng tốt hơn, khi họ tin tưởng người khác thì cũng sẽ quyết đoán hơn, họ cũng tự tin và hiếu học hơn, vì thế nhà quản trị nên rất chú trọng xây dựng niềm tin cho nhân sự.

Niềm tin tạo cảm giác an toàn và trở thành lý do để gắn bó tất cả

Trao quyền là việc không dễ dàng, nhất là đối với những nhà quản trị đã quen kiểm soát mọi thứ. Thời gian đầu thực hiện chiến lược trao quyền, rất có thể bạn sẽ có cảm giác không an tâm, hãy tạo ra một hệ thống báo cáo tự động hóa hiệu quả để giải quyết vấn đề này và trao niềm tin cho “thế hệ kế thừa” thay vì tiếp tục kiểm soát và “dậm chân tại chỗ”.

Trao quyền cho nhân sự cũng là cách cho bản thân cơ hội phát triển vượt bậc hơn, trải nghiệm những nhiệm vụ cao cấp hơn.

Còn đối với kết quả công việc, nhà quản trị không cần ì ạch đẩy khối công việc nặng nề về phía trước nữa, chiến lược trao quyền giúp nhân sự chủ động chạy theo mục tiêu của tổ chức dưới sự chỉ đạo của cấp trên, đây là động lực kéo mà Jenfi nhắc đến ở đầu bài. Jenfi rất mong bài viết này hữu ích với bạn!

 

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Các gói hỗ trợ tài chính cho SMEs mới nhất

Open post
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì - jenfi.vn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì - jenfi.vn

 Tính đến 12/2021, số lượng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (gọi tắt: SME) chiếm đến 96,7% tổng số doanh nghiệp cả nước. Với số lượng áp đảo, các doanh nghiệp SME đóng góp rất lớn vào sản lượng và thị trường việc làm.

Theo đó, nhà nước có nhiều cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp SME trong hành lang luật pháp, đào tạo công nghệ, và đặc biệt quan trọng là tín dụng doanh nghiệp ưu đãi cho SME.

Tuy nhiên, làm sao để biết được doanh nghiệp của bạn có phải là SME hay không? Tiêu chí nào dùng để đánh giá và xác nhận doanh nghiệp vừa và nhỏ? Và, nếu như bạn là chủ của doanh nghiệp SME, bạn có thể hưởng những ưu đãi nào tại Việt Nam? Bài viết hôm nay từ Jenfi Capital sẽ giải đáp những băn khoăn kể trên.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì - jenfi.vn

Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, số lượng lao động và doanh thu được xếp vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay thường được gọi là SMEs (viết tắt từ Small-Medium Businesses).

Các doanh nghiệp SMEs được phân thành 3 nhóm nhỏ: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, và doanh nghiệp quy mô vừa.

Ở mỗi quốc gia sẽ áp dụng tiêu chí phân loại doanh nghiệp SMEs khác nhau. Riêng tại Việt Nam, chính phủ đã có nghị định riêng để phân loại các doanh nghiệp SMEs: Nghị định 39/2018/NĐ-CP.

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ - SME

Trên thế giới

Theo Ngân hàng thế giới, các doanh nghiệp SME được phân loại như sau:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lượng lao động dưới 10 người
  • Doanh nghiệp nhỏ: số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người; nguồn vốn nhỏ hơn 20 tỷ.
  • Doanh nghiệp vừa: số lượng lao động từ 200 đến 300 người; nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

Tại Việt Nam

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Chính phủ quy định về doanh nghiệp SME như sau: 

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người; tổng doanh thu năm không quá 10 tỷ đồng; hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ: tùy theo ngành nghề mà tiêu chí sẽ khác nhau

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người; tổng doanh thu năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
  • Thương mại, dịch vụ: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người, tổng doanh thu năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.

Doanh nghiệp vừa

  • Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người, tổng doanh thu năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
  • Thương mại, dịch vụ: số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người, tổng doanh thu năm không quá 300 tỷ đồng, hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.

Như vậy, tại Việt Nam thì tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa còn phụ thuộc ngành nghề. Những ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông thì số lượng lao động có thể nhiều gấp đôi so với lĩnh vực thương mại và dịch vụ.

Các nguồn hỗ trợ cho doanh nghiệp SME tại Việt Nam

Nếu doanh nghiệp của bạn đủ tiêu chí để được phân loại là doanh nghiệp SME, thì đây sẽ là tin tốt dành cho bạn: Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận nhiều loại ưu đãi, hỗ trợ từ chính sách quốc gia. Theo luật, có 8 loại hỗ trợ mà doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhận được từ phía Nhà nước.

  1. Hỗ trợ tín dụng
  2. Hỗ trợ thuế, kế toán
  3. Hỗ trợ mặt bằng sản xuất
  4. Hỗ trợ công nghệ
  5. Hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung
  6. Hỗ trợ mở rộng thị trường
  7. Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý
  8. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Thêm vào danh sách này, nếu doanh nghiệp của bạn vừa chuyển từ hộ kinh doanh sang SME, bạn còn có thể tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị để hưởng thêm nhiều ưu đãi khác. 

Đặc biệt, nếu doanh nghiệp hoạt động dưới dạng start-up, bạn còn thể thể vay lãi suất thấp từ quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Nếu bạn đang tìm các gói hỗ trợ từ nhà nước cho doanh nghiệp SME, bạn có thể xem chi tiết một số chương trình nổi bật tại đây:

Jenfi - Hỗ trợ tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình phát triển, Jenfi đã nỗ lực để đổi mới cách tiếp cận vốn vay, giúp bạn có thể vay vốn đơn giản và linh hoạt hơn hình thức vay vốn doanh nghiệp truyền thống.

Cụ thể, thay vì yêu cầu bạn phải cung cấp hàng loạt giấy tờ như:

  • Tài sản thế chấp
  • Hồ sơ kế toán
  • Kế hoạch kinh doanh
  • Kế hoạch sử dụng vốn

Jenfi chỉ cần đánh giá chỉ số tăng trưởng doanh thu để duyệt hồ sơ vay vốn của bạn. Nhờ vậy, bạn có thể nhận vốn vay lên đến 10 tỷ VND trong thời gian cực ngắn, cùng với kế hoạch hoàn vốn linh hoạt, không phí ẩn (phí thẩm định, phí pháp lý, vâng vâng).

Nếu bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh, nhập hàng hóa, hay triển khai các chương trình tiếp thị, hãy đăng ký ngay với Jenfi để chuẩn bị dòng tiền tốt nhất cho kinh doanh trong 2022 nhé!

Nhận Vốn Hôm Nay – Tính Ngay Lãi Suất từ Jenfi

$
$

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Số tiền thanh toán trước
-
-
-
Phí 7.5% 9% 10.5%
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng 4 tháng 5 tháng 6 tháng
Chia sẻ doanh thu (%)
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán trước
Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
Phí
Phí
Phí

Các gói huy động vốn dành cho bạn*

Mục tiêu hoàn vốn
Mục tiêu hoàn vốn
  • Số tiền thanh toán trước
    -
  • Phí
    7.5%
  • Tổng số tiền hoàn vốn
    Tổng số tiền hoàn vốn
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
Số tiền hoàn vốn mỗi tháng
  • Chia sẻ doanh thu (%)
    Số tiền thanh toán trước
  • Số tiền thanh toán dự kiến mỗi tháng
    Phí
*Chi phí thực tế có thể tăng nhẹ hoặc giảm, phụ thuộc vào kết quả đánh giá tín dụng từ đội ngũ Jenfi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để tìm hiểu thêm về những ưu đãi phù hợp với bạn

Cần nguồn vốn kinh doanh?

Bạn đang tìm nguồn vốn để mở rộng kinh doanh? Khám phá các gói huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi dành cho Startup doanh nghiệp SME, công ty TNHH, công ty liên Doanh tại Việt Nam để nhận ngay dòng tiền mặt lên đến 10 tỷ VND trong chỉ 5 ngày làm việc.

tư duy thiết kế

Nicky Minh

CTO and co-founder

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Open post
Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Quản lý dòng tiền luôn là vấn đề nan giải, là một trong những yếu tố quyết định sự tăng trưởng hay thất bại của doanh nghiệp. Thiếu hụt tiền mặt gây cản trở rất nhiều đến các hoạt động kinh doanh. Lúc này vay nợ là một trong những phương án để giải quyết. 

Bài viết sau đây sẽ giúp doanh nghiệp phân biệt nợ xấu và nợ tốt cũng như cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền.

1. Phân biệt nợ xấu và nợ tốt

Nợ xấu và nợ tốt là gì? Tại sao các ngân hàng, công ty tài chính hay những quỹ tín dụng luôn siết chặt vấn đề thủ tục chính để ngăn chặn nợ xấu ở mức thấp nhất có thể?

Nhìn chung, nợ tốt và nợ xấu đều có điểm chung là những khoản vay của khách hàng với tổ chức cho vay (ngân hàng, quỹ tín dụng,…) và có giá trị pháp lý.

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Nợ tốt là gì?

Nợ tốt là những khoản nợ được khách hàng thanh toán đúng hạn và đầy đủ theo cam kết đã có trong hợp đồng. 

Trường hợp khách hàng thanh toán chậm trễ nhưng không quá 10 ngày tính từ ngày phải thanh toán cũng được coi là nợ tốt.

Nếu khách hàng có lịch sử giao dịch nằm trong nhóm nợ tốt. Điểm tín dụng trên của bạn cao, không có lịch sử giao dịch xấu trên CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia). Đồng nghĩa với việc các thủ tục xét duyệt vay vốn sau này tại bất kỳ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cũng dễ dàng hơn.

Về cơ bản, nợ xấu và nợ tốt đều là những khoản vay cần phải nhanh chóng thanh toán. Tránh để những tác động tiêu cực về sau.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là những khoản nợ khách hàng để quá hạn nhưng không thanh toán. Nợ xấu được xếp vào trường hợp khó đòi. Khách hàng thường xuyên trả chậm trễ. Các tổ chức tín dụng có khả năng mất luôn cả nguồn vốn cho vay.

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Nhìn chung, bất kỳ khoản nợ nào cũng có những rủi ro nhất định. Nhất là khi đã nằm trong danh sách nợ xấu
Theo CIC, nợ tốt và nợ xấu được phân loại theo nhiều cấp độ. Chia nhóm từ 1 đến 5 như sau:

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM NỢ XẤU
Tên phân loại Mô tả
Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ mà khách hàng trả nợ trong hạn
  • Các khách hàng trả nợ quá hạn dưới 10 ngày. Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi theo thời hạn cam kết.
  • Trường hợp này người vay sẽ phải trả thêm tiền lãi phạt quá hạn là 150%
Nhóm 2 – Nợ cần lưu ý
  • Các khoản nợ mà khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 10 đến đủ 29 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá quá hạn trong khoảng từ từ 30 đến đủ 59 ngày.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng miễn/giảm lãi suất do khách hàng không đủ khả năng chi ra như hợp đồng đã ký kết.
Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ sẽ bị mất vốn.
  • Các khoản nợ được khách hàng thanh toán quá hạn trong khoảng từ 90 đến dưới 180.
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại.
  • Các khoản nợ đã được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
Nhóm 5 – Nợ có nguy cơ bị mất vốn.
  • Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên theo hợp đồng tín dụng
  • Các khoản nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục để quá hạn trên 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã điều chỉnh lại
  • Các khoản nợ tiếp tục để quá hạn sau khi được điều chỉnh lại lần thứ hai.
  • Các khoản nợ tiếp tục được ngân hàng điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.


Về phía các tổ chức cho vay. Nợ xấu ở nhóm 1 và 2 có thể coi là nợ ít xấu, vẫn có khả năng thu hồi. Các nhóm 3, 4 5 là nợ xấu nhiều, có nguy cơ mất vốn rất cao.
Về phía khách hàng, thông tin lịch sử nợ xấu được lưu giữ trên CIC với thời hạn từ 3 đến 5 năm với các khoản vay trên 10 triệu đồng trở lên. Nhóm nợ xấu 1 và 2, khi có có nhu cầu muốn tiếp tục đăng ký vay bạn cần hoàn tất rất nhiều thủ tục.
Đặc biệt, những trường hợp nợ xấu trong nhóm 3, 4 và 5 thì hầu như là không thể nếu vẫn chưa thanh toán đủ và được xóa thông tin lưu trữ trên CIC.
Một số tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng mặc định không chấp nhận giao dịch với những khách hàng có nợ xấu trong bất kỳ trường hợp nào.

Có thể thấy, nợ xấu và nợ tốt đều gây tác động tiêu cực đến việc xét duyệt những cơ hội vay trong tương lai. Nhất là với nợ xấu nhóm 3, 4, 5.
Chính vì vậy khách hàng cần hết sức cẩn trọng, tránh để rơi vào các nhóm nợ xấu và có lưu vết trên CIC.

2. Cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

2.1 Dòng tiền là gì và tại sao cần tối ưu dòng tiền?

Dòng tiền được hiểu là sự chuyển động, lưu chuyển ra vào hay thu chi của các khoản tiền trong doanh nghiệp. Dòng tiền hiện được phân thành hai loại chính là: Dòng tiền ròng và Dòng tiền thuần.

Dòng tiền là nhân tố chính quyết định đến sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Quản lý dòng tiền là cách thức quản lý tiền sự chuyển động dòng tiền ra vào của doanh nghiệp xuyên suốt mọi hoạt động trong một bộ máy kinh doanh. Từ đó phân tích và đưa ra những quyết sách hợp lý để điều chỉnh, nhằm tối ưu dòng tiền.

Việc tối ưu dòng tiền trong kinh doanh là vô vùng quan trọng. Thông qua việc tối ưu dòng tiền, doanh nghiệp sẽ tăng hiệu quả kinh doanh, mang về lợi nhuận doanh thu tài chính cao cho doanh nghiệp. 

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

2. 2 Cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Lập kế hoạch tài chính

Việc đầu tiên để tối ưu dòng tiền chính là phải có một bộ phận quản lý tài chính. 

Đây sẽ là bộ phận chủ trì chính về lập kế hoạch tài chính gần và mục tiêu tài chính lâu dài. Ngoài ra còn quản lý thu chi. Đồng thời phân tích số liệu đưa ra kế hoạch chi tiết về nguồn vốn lưu động, tỷ suất lợi nhanh, kế hoạch cổ tức và giả định tài chính… 

Đội ngũ tài chính chuyên môn cao, am hiểu lĩnh vực tài chính sẽ là những nhân tố nhạy bén. Giúp doanh nghiệp kịp thời ứng phó trước các tình huống phát sinh bất thường của doanh nghiệp.
Việc lập kế hoạch dòng tiền từ những phân tích của bộ phận tài chính có chuyên môn rất quan trọng. Đây sẽ là những nhân tố chủ chốt giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền hiệu quả.

Quản lý các khoản phải thu chi

Cần xác định rõ ràng dòng tiền sẽ không nằm yên một chỗ mà thường xuyên phải luân chuyển cho các hoạt động thu chi, đầu tư, sản xuất,…

Muốn tối ưu dòng tiền trước hết cần quản lý tốt dòng tiền trong doanh nghiệp. Bộ phận tài chính cần phải kiểm soát được các khoản thu, chi của doanh nghiệp mình một cách rõ ràng, minh bạch. Cân đối không để chi vượt quá thu.
Nợ xấu và nợ tốt cũng là những thông tin bộ phận tài chính cần nắm vững để chuẩn bị cho những chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Tối ưu hóa nguồn vốn lưu động

Một trong những phương án tối ưu dòng tiền bền vững đó chính là đầu tư vào nhân lực, cơ sở vật chất và những hạng mục trọng điểm. Đây là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng dòng tiền thuần. Tạo thêm nhiều lợi nhuận tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Một trong những ví dụ tối ưu hóa dòng tiền về nhân lực, chính là đầu tư vào bộ phận tài chính. Đây sẽ là bộ phận phân tích, lên kế hoạch và quản lý rủi ro dòng tiền chuyên nghiệp. Quyết định chính tới hiệu quả tối ưu dòng tiền.

Xác định hạng mục kinh doanh chính

Cần xác định rõ đâu là hạng mục chính của doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch tối ưu dòng tiền, tập trung đầu tư vào hạng mục nào để sinh lời bền vững. Lợi nhuận thu về là nguồn tiền thu vào, cũng là yếu tố luân chuyển dòng tiền trong một doanh nghiệp.

Ngoài ra, từ việc phân tích dòng tiền. Doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh cụ thể để đảm bảo sử dụng dòng tiền hữu ích. Mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng lợi nhuận.

Lựa chọn đối tác có tiềm năng

Chọn được đối tác kinh doanh tiềm năng, việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro và kế hoạch tối ưu nhiều hơn.
Kết hợp cùng những đối tác tiềm năng, khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ ổn định hơn rất nhiều. 

Phân biệt nợ xấu, nợ tốt và cách giúp doanh nghiệp tối ưu dòng tiền

Dự báo dòng tiền thường xuyên

Dự báo dòng tiền vào, ra thường xuyên để kịp thời đưa ra những phương án ứng phó với những rủi ro phát sinh là vực kỳ quan trọng nếu doanh nghiệp bạn muốn tối ưu dòng tiền.
Bộ phận tài chính với nhân lực chuyên nghiệp cần thường xuyên đưa ra những báo cáo vĩ mô để nhận định trước biến đổi dòng tiền. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp theo kế hoạch kinh doanh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang lại những kiến thức hữu ích dành cho bạn. 

5 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ hơn cho chiến dịch marketing

Open post
5 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ hơn cho chiến dịch marketing

Ngày nay, digital marketing là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp. Các công cụ digital marketing không những gia tăng hiệu quả kinh doanh (performance) mà còn là một trong những công cụ phát triển thương hiệu (brand) một cách hiệu quả. Cùng với sự phát triển của các nền tảng tương tác xã hội, các công cụ quảng cáo trả phí cũng liên tục phát triển để đáp ứng nhu cầu tiếp cận khách hàng mục tiêu trên các nền tảng xã hội đó. Vậy đâu là phương thức để doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo rẻ nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh?

Mục tiêu chính của việc chạy quảng cáo và thế nào là chạy quảng cáo rẻ?

Mục tiêu chính của việc chạy quảng cáo.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ vì sao một doanh nghiệp cần chạy quảng cáo. Mục tiêu của việc chạy quảng cáo thường sẽ rơi vào hai nhóm chính như đã nêu ở trên là hiệu quả kinh doanh và/hoặc làm thương hiệu.

Thế nào là chạy quảng cáo giá rẻ?

Chạy quảng cáo giá rẻ, được hiểu là cách thức chạy quảng cáo sao cho chi phí bỏ ra trên mỗi kết quả đến từ quảng cáo là ít nhất. Tùy vào mục tiêu của chiến dịch quảng cáo mà có cách đo lường khác nhau. Với quảng cáo tập trung vào hiệu quả kinh doanh, các chỉ số cần lưu ý thường sẽ là CPL (cost per lead), CPI (cost per installation), CPC (cost per customer), CiR (cost to income ratio),…Trong khi đó, các quảng cáo tập trung vào phát triển thương hiệu sẽ là CPR (cost per reach), CPE (cost per engagement),… hay các chỉ số tương tác khác.

5 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ hơn cho chiến dịch marketing

 

Những bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ.

Nghiên cứu và lựa chọn kênh chạy quảng cáo rẻ nhất.

Hiện nay, các đơn vị cung cấp quảng cáo đều cho phép chạy trên đa nền tảng và đa kênh. Mỗi doanh nghiệp nên dành thời gian nghiên cứu trước về lợi thế của các đơn vị cung cấp cấp quảng cáo, kèm theo đó là những ưu và nhược điểm của các công cụ mà họ cung cấp. Từ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch lựa chọn kênh quảng cáo cho phù hợp. Việc nghiên cứu trước sẽ giảm thiểu rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp trong quá trình chạy quảng cáo.

Tối ưu nội dung (content) quảng cáo.

Mỗi hình thức quảng cáo sẽ cho phép xây dựng nội dung khác nhau. Sau đây là một số nội dung có thể xuất hiện trên quảng cáo của bạn:

Việc tối ưu hóa nội dung quảng cáo tức là doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ rằng khách hàng mục tiêu của mình là ai và thông điệp muốn truyền tải đến họ là gì, từ đó xây dựng nội dung cho phù hợp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần kết hợp các yếu tố nêu trên một cách hài hòa tạo thành một bài quảng cáo hoàn chỉnh.

Phân loại và tối ưu tệp khách hàng mục tiêu (target customer).

Với mỗi đặc điểm khác nhau về nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng sẽ khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần tối ưu hóa quảng cáo của mình đến từng nhóm đối tượng riêng biệt. Phân loại và liên tục tối ưu tệp khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra được sự khác biệt trong hành vi mua của họ, từ đó có phương án xây dựng nội dung cho phù hợp. Sau đây là một số yếu tố nhân khẩu học phổ biến mà các công cụ quảng cáo thường cho phép doanh nghiệp tối ưu:

5 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ hơn cho chiến dịch marketing 02

Hạn chế các sai sót về mặt kỹ thuật.

Có thể bạn chưa biết, các công cụ quảng cáo luôn cần một thời gian nhất định để tối ưu hóa quảng cáo mặc dù bạn là người ra đề và trực tiếp chạy. Thường thì các nội dung quảng cáo của bạn sẽ được đưa đến đúng khách hàng mục tiêu nhất trong vòng nửa ngày tính từ thời điểm bạn bắt đầu chạy. Do đó với mỗi một sai sót kỹ thuật mà bạn mắc phải, bạn sẽ phải tốn thời gian và một khoản chi phí nhất định cho việc chỉnh sửa và chạy lại một quảng cáo khác.

Liên tục phân tích và cải tiến các chiến dịch quảng cáo.

Như bạn đã thấy ở trên, có rất nhiều yếu tố tham gia vào quá trình chạy quảng cáo. Do đó, doanh nghiệp cần liên tục theo dõi và phân tích hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo đang chạy sao cho quảng cáo được tối ưu về mặt chi phí trên mỗi đồng bỏ ra.

Các nền tảng cho phép chạy quảng cáo rẻ hiện nay?

Hiện nay có rất nhiều nền tảng xã hội cho phép chạy quảng cáo thu phí. Nổi tiếng nhất có thể kể đến như Facebook Ads, Google Ads, Zalo Ads, Cốc Cốc Ads, hay ngôi sao mới nổi Tiktok Ads. Theo đó, mỗi nền tảng đều cung cấp phương thức quảng cáo khác nhau.

5 bí quyết giúp chủ doanh nghiệp chạy quảng cáo rẻ h

Ngày nay, việc chạy quảng cáo gần như là một phần không thể thiếu của các doanh nghiệp. Với những lợi ích to lớn mà quảng cáo trực tuyến mang lại, mỗi doanh nghiệp nên có kế hoạch sử dụng quảng cáo sao cho tối ưu nhất. Tuy nhiên, đây vẫn là một cách thức bỏ ra chi phí để mang về hiệu quả, do đó doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng nguồn lực tài chính cho phù hợp, cùng với đó là việc liên tục cải tiến để đạt hiệu quả quảng cáo. Nên nhớ, chạy quảng cáo rẻ tức là chi phí bỏ ra trên mỗi kết quả đến từ quảng cáo là thấp nhất, không phải chạy ít tiền nhất.

Chuỗi giá trị là gì? Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình phân tích Porter

Open post
Chuỗi giá trị là gì Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình phân tích Porter 0100

Chuỗi giá trị là một thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là công cụ giá trị nhất để tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp lâu năm hay một nhà khởi nghiệp, liệu bạn đã thực sự hiểu đúng về thuật ngữ chuỗi giá trị là gì và áp dụng thành công cho doanh nghiệp của bạn? Cùng tìm hiểu để biết thêm về thuật ngữ rất nổi tiếng của Porter này nhé.

Chuỗi giá trị là gì?

Thuật ngữ “Chuỗi giá trị” được xuất hiện lần đầu tiên trong ấn phẩm sách Competitive Advantage của Michael Porter, xuất bản năm 1985. Theo ông, chuỗi giá trị được hiểu là toàn bộ các hoạt động làm tăng giá trị cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng. Cụ thể là các hoạt động làm tăng giá trị tại các điểm trong quy trình vận hành doanh nghiệp như thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối…Hiểu một cách đơn giản, chuỗi giá trị là những hoạt động được sinh ra nhằm tối ưu hóa toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa và tính ứng dụng của mô hình chuỗi giá trị là gì?

Khái niệm về chuỗi giá trị không tự nhiên được sinh ra mà theo Porter, phân tích và xác định được mô hình chuỗi giá trị sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều ưu thế nổi trội như sau:

Chuỗi giá trị là gì Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình phân tích Porter 01

Chuỗi giá trị được áp dụng trong hầu hết quy trình vận hành của các doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa các hoạt động, trong đó quy trình sản xuất và marketing-bán hàng là những quy trình ứng dụng chuỗi giá trị tốt nhất hiện nay.

Ứng dụng chuỗi giá trị trong sản xuất.

Trong các hoạt động kinh doanh sản xuất, chuỗi giá trị là một tổ hợp các hoạt động nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất. Bắt đầu từ nhập liệu đầu vào cho đến sản xuất hàng hóa và cuối cùng là vận chuyển thành phẩm đầu ra hay nhập kho thành phẩm. Nói ngắn gọn, chuỗi giá trị áp dụng trong sản xuất là tối ưu các yếu tố sản xuất đầu vào sao cho tối đa hóa giá trị của sản phẩm đầu ra. Mục tiêu của việc ứng dụng chuỗi giá trị trong sản xuất là tạo ra lợi thế về mặt chi phí (costing) cũng như giá trị (value) của sản phẩm so với hầu hết các đối thủ có mặt trên thị trường.

Ứng dụng chuỗi giá trị trong marketing – bán hàng.

Đối với việc ứng dụng chuỗi giá trị trong marketing – bán hàng, doanh nghiệp cần đầu tư vào việc tối ưu hóa nhiều hơn ở trải nghiệm của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng. Trong đó, bao gồm toàn bộ các hoạt động từ tiếp thị (marketing), bán hàng (sale), và chăm sóc sau bán hàng (after sale). Với mỗi hoạt động tối ưu hóa trong bất kỳ quy trình nào nêu trên đều góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm trong mắt khách hàng mục tiêu, từ đó gia tăng sản lượng và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể tham khảo case study về “Giao hàng trong 2h” đến từ thương hiệu Tiki để hiểu hơn về việc Tiki đã áp dụng chuỗi giá trị trong bán hàng như thế nào.

Chuỗi giá trị là gì Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình phân tích Porter

Case study tham khảo về chuỗi giá trị.

Một doanh nghiệp kinh doanh cà phê nọ, quy trình sản xuất cơ bản hằng năm bao gồm: tìm kiếm và thu mua nguyên liệu hạt cà phê nhân (green bean), vận chuyển đến nhà máy rang tập trung, rang, xay cà phê và đóng gói thành phẩm, vận chuyển đến các kho thành phẩm tập trung. Sau khi tìm hiểu và phân tích chuỗi giá trị, doanh nghiệp nhận thấy việc tìm kiếm nguyên liệu đầu vào từ nhiều vùng khác nhau sẽ cho ra chất lượng khác nhau của cà phê, giá thu mua khác nhau và chi phí vận chuyển từ nhiều khu vực cũng cao. Do đó, doanh nghiệp quyết định chọn một khu vực có chất lượng cà phê ổn định nhất để thu mua để đồng bộ chất lượng sản phẩm cũng như giảm thiểu chi phí vận chuyển. Khi đó, để giải quyết vấn đề về sản lượng (volume) do thiếu hụt tại các vùng khác, doanh nghiệp quyết định thành lập hợp tác xã cà phê. Khi đó, doanh nghiệp sẽ kêu gọi người dân hợp tác, hướng dẫn cách trồng trọt và đảm bảo đầu ra cho bà con nông dân tại hợp tác xã để bà con yên tâm trồng cà phê.

Như vậy, doanh nghiệp đã ứng dụng thành công tạo ra chuỗi giá trị trong quy trình sản xuất bao gồm 2 hoạt động chính:

Sự khác biệt giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị là gì?

Có một khái niệm khác mà hầu hết doanh nghiệp thường xuyên nhầm lẫn với khái niệm về chuỗi giá trị (value chain), đó là chuỗi cung ứng (supply chain). Cùng làm rõ sự khác biệt ở hai khái niệm này như sau:

Về định nghĩa: Chuỗi cung ứng là một dãy các hoạt động liên tiếp sao cho từ nguyên liệu đầu vào có thể trở thành thành phẩm đến tay khách hàng. Trong khi đó, chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động làm tăng giá trị của sản phẩm khi đến tay khách hàng.

Về nguồn gốc: Chuỗi cung ứng bắt nguồn từ nguyên lý quản trị vận hành (operation management). Trong khi đó, chuỗi giá trị bắt nguồn từ nguyên lý quản trị kinh doanh (business management).

Sự nối tiếp trong hoạt động: Các hoạt động của chuỗi cung ứng xuất phát từ sự yêu cầu của sản phẩm và kết thúc khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Còn chuỗi giá trị sẽ đến từ sự yêu cầu của khách hàng và kết thúc bởi giá trị của sản phẩm mà khách hàng sẵn sàng chi trả.

Mục tiêu: Chuỗi cung ứng tạo ra nhằm mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Trong khi đó, chuỗi giá trị sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Chuỗi giá trị là gì Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình phân tích Porter 0100

Các yếu tố tạo nên chuỗi giá trị của Porter (Porter’s value chain).

Để các doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích chuỗi giá trị của mình, Porter đã chia các hoạt động của doanh nghiệp thành hai mảng chính bao gồm hoạt động chủ yếu (Primary activities) và hoạt động hỗ trợ (Support activities).

Hoạt động chính trong chuỗi giá trị của Porter là gì? 

Theo Porter, các hoạt động chính trong chuỗi giá trị là các hoạt động gắn liền với khả năng tạo ra giá trị vượt quá chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm hay dịch vụ. Theo đó, có 5 hoạt động chính như sau sau:

Hoạt động hỗ trợ trong chuỗi giá trị của Porter là gì?

Trong khi các hoạt động chính trong chuỗi giá trị gắn liền với khả năng tạo ra giá trị cao hơn cho sản phẩm thì các hoạt động hỗ trợ sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động chính trở nên dễ dàng hơn. Trong đó có các hoạt động bao gồm:

Chuỗi giá trị là gì Những điều chủ doanh nghiệp cần biết về mô hình phân tích Porter 0100

Có thể thấy tầm quan trọng của chuỗi giá trị trong các doanh nghiệp là vô cùng lớn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần nghiêm túc nhìn nhận và đánh giá lại về giá trị doanh nghiệp thông qua việc phân tích chuỗi giá trị như đã nêu ở trên. Bằng cách đó, doanh nghiệp sẽ nhận ra đâu là lợi thế cạnh tranh của mình và từ đó, không ngừng phát triển. Lưu ý rằng mô hình chuỗi giá trị của Porter được giới thiệu từ những năm 1985 và có thể cho đến ngày nay, một số ý đã không còn phù hợp. Tuy nhiên, các nguyên lý cốt lõi thì vẫn không hề thay đổi cho đến tận ngày nay.

Posts navigation

1 2 3 4 5

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top