Open post
Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

Hiện nay các hình thức vay tín chấp đã rất phát triển. Các gói vay liên tục được mở rộng để phục vụ nhu cầu đa dạng của người vay. Theo đó, các gói vay phổ biến có thể kể đến như vay theo sao kê ngân hàng, vay theo hợp đồng tín chấp, vay theo thẻ tín dụng, vay theo bảng lương, hợp đồng lao động, vay theo cà vẹt xe, vay theo hóa đơn điện, nước,…Trong đó, hình thức vay theo sao kê ngân hàng vẫn là hình thức vay phổ biến nhất. Hãy cùng Jenfi tìm hiểu về hình thức vay này nhé.

Bảng sao kê ngân hàng là gì?

Sao kê ngân hàng, hiểu một cách đơn giản là bản in có ghi chép lại toàn bộ các giao dịch của chủ tài khoản thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Các bảng sao kê ngân hàng chỉ được cung cấp bởi ngân hàng khi có sự yêu cầu từ chính chủ tài khoản thanh toán hoặc đơn vị có thẩm quyền. Bảng sao kê tài khoản thanh toán là thông tin cá nhân giữa ngân hàng và chủ tài khoản thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán chỉ cung cấp bảng sao kê ngân hàng khi được yêu cầu trong một số trường hợp nhất định như đi vay vốn, đối chất thanh toán,…

Nội dung cần có của một bảng sao kê ngân hàng.

Tùy theo ngân hàng cung cấp dịch vụ mà sẽ có các định dạng bảng sao kê khác nhau. Tuy nhiên, một bảng sao kê ngân hàng luôn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

  • Ngân hàng sao kê: Bao gồm chi tiết tên ngân hàng của chủ tài khoản sao kê và chi nhánh hoặc mã chi nhánh.
  • Thông tin chủ tài khoản: Bao gồm các thông tin chi tiết liên quan đến chủ tài khoản như Họ và Tên, Số tài khoản.
  • Thời hạn sao kê: Nêu rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc của bảng sao kê, chủ tài khoản có thể chọn một quãng thời gian nhất định để sao kê, không nhất thiết phải chọn cố định 3, 6 hay 12 tháng. 
  • Thông tin giao dịch: Bao gồm toàn bộ các giao dịch phát sinh trong thời hạn sao kê kèm các thông tin đính kèm như:
    • Thời gian phát sinh giao dịch.
    • Số tiền ghi có: Số tiền phát sinh dương vào tài khoản của bạn, tức số tiền nhận vào tài khoản của bạn.
    • Số tiền ghi nợ: Số tiền phát sinh âm vào tài khoản của bạn, tức số tiền được chuyển đi từ tài khoản của bạn.
    • Số dư: số dư còn lại khi kết thúc phiên, thường là 24h mỗi ngày.
    • Nội dung giao dịch: nội dung chi tiết theo từng giao dịch.

Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

Chủ tài khoản thanh toán cần lưu ý, một bảng sao kê ngân hàng có hiệu lực bắt buộc phải có mộc đỏ giáp lai được đóng bởi ngân hàng. Trong mọi trường hợp, bảng sao kê thiếu dấu mộc này đều sẽ không có giá trị pháp luật.

Các hình thức sao kê ngân hàng phổ biến hiện nay.

Có 2 hình thức sao kê ngân hàng phổ biến nhất hiện nay bao gồm sao kê ngân hàng online và sao kê ngân hàng offline. Trong đó, hình thức sao kê offline vẫn được ưa chuộng hơn khi có nhu cầu vay vốn do tính đảm bảo về mặt pháp lý của ngân hàng. Cụ thể hai hình thức sao kê như sau:

1. Sao kê trực tuyến (sao kê online): 

Là hình thức sao kê ngân hàng mà bạn không cần đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng để thực hiện. Tùy theo đơn vị ngân hàng chủ quản mà sao kê của bạn sẽ được tải xuống/lưu lại theo định dạng file PDF, hình ảnh hoặc file Excel. Ngoài ra, với mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có quy trình xem và tải xuống bảng sao kê khác nhau. Một số ngân hàng còn cho phép tải bảng sao kê từ cả hai nền tảng khác nhau là trang web (website) và ứng dụng điện thoại (mobile app). 

Lưu ý: Chủ tài khoản cần đăng ký dịch vụ internet banking (sử dụng trên website) và/hoặc mobile banking (sử dụng trên điện thoại) để có thể xem và tải bảng sao kê điện tử theo hình thức sao kê trực tuyến. Ngoài ra, hình thức sao kê trực tuyến hiện vẫn chưa được áp dụng tại nhiều đơn vị cho vay. Khách hàng có nhu cầu vay tín chấp vui lòng xác nhận với đơn vị cho vay trước khi tiến hành sao kê.

2. Sao kê truyền thống (sao kê offline): 

Là hình thức sao kê phổ biến nhất hiện nay khi thực hiện các thủ tục vay tín chấp theo sao kê ngân hàng. Đây là hình thức sao kê truyền thống mà ở đó, chủ tài khoản thanh toán cần trực tiếp đến chi nhánh ngân hàng chủ quản để thực hiện sao kê. Các bước sao kê tại quầy giao dịch cũng tương đối đơn giản. Chủ tài khoản thanh toán chỉ cần cung cấp thẻ CMND/CCCD, thông tin số tài khoản kèm theo yêu cầu sao kê cụ thể trong một khoảng thời gian với giao dịch viên tại quầy giao dịch là đã có thể nhận lại bảng sao kê bản in có đóng mộc. Bảng sao kê này sẽ có hiệu lực pháp lý và áp dụng với toàn bộ các ngân hàng, công ty tài chính hoặc đơn vị cho vay hợp pháp tại Việt Nam. 

Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

Trong khi hình thức sao kê ngân hàng online bắt buộc chủ tài khoản ngân hàng phải có một tài khoản thanh toán online (website hoặc điện thoại) thì đối với sao kê ngân hàng offline, khách hàng chỉ cần có tài khoản thanh toán (Thẻ ATM) là đã có thể yêu cầu sao kê tại các chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ hiện nay, một số ngân hàng đang dần khuyến khích khách hàng chuyển sang sao kê online nhằm tối ưu hóa vận hành cũng như chi phí, giảm thiểu các thủ tục, quy trình rườm rà tại điểm giao dịch. Kỳ vọng trong tương lai, bảng sao kê online kèm chữ ký điện tử sẽ được áp dụng rộng rãi với hình thức vay tín chấp theo bảng sao kê ngân hàng.

Vay theo sao kê ngân hàng là gì?

Vay theo sao kê ngân hàng, còn được gọi là vay theo sao kê tài khoản ATM, là một hình thức vay tín chấp mà ở đó, đơn vị cho vay sẽ đánh giá mức độ rủi ro của hợp đồng vay thông qua việc kiểm tra các giao dịch gần nhất của người đi vay trong bảng sao kê ngân hàng.

Thường thì các đơn vị cho vay sẽ kiểm tra lịch sử giao dịch của đối tượng vay trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng gần nhất. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, đơn vị cho vay có thể yêu cầu đối tượng vay cung cấp thêm sao kê giao dịch từ 6 đến 12 tháng, đặc biệt là đối với các đối tượng vay có thu nhập hoặc chi tiêu thất thường.

Hiện nay đã có rất nhiều ngân hàng chấp nhận cho vay tín chấp theo hình thức sao kê ngân hàng, tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng cũng như điều kiện vay của mỗi khách hàng vay mà có gói vay phù hợp. Một số ngân hàng lớn có cung cấp gói vay theo sao kê ngân hàng có thể kể đến như: Agribank, Vietcombank, Sacombank, TPBank, VP Bank, BIDV, FE Credit, SHB, Shinhan Bank, VIB, Vietinbank.

Vì sao cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn? 

Đối với các hình thức vay tín chấp như hiện nay, các đơn vị cho vay luôn cần xác định rõ tiềm năng trả nợ của khách hàng vay trước khi đặt bút ký hợp đồng thỏa thuận vay. Theo đó, dù rằng khách hàng vay chọn loại hình vay tín chấp nào đi chăng nữa, việc có cho mình một bảng sao kê ngân hàng sẽ là lợi thế rất lớn khi đi vay. Ngoài ra, nếu lịch sử giao dịch thể hiện trong bảng sao kê ngân hàng của khách hàng vay tốt, tức là các phát sinh giao dịch trong thời hạn sao kê lớn, ổn định thì không những khả năng đạt được hợp đồng cao mà còn nhận được những ưu đãi khác như tăng hạn mức vay, giảm lãi suất,…

Vì sao luôn cần sao kê ngân hàng khi đi vay vốn

Hình thức vay vốn theo sao kê ngân hàng vẫn luôn là hình thức cho vay phổ biến hàng đầu tại các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp các doanh nghiệp/cá nhân không đáp ứng được điều kiện vay theo sao kê ngân hàng, có thể xem xét lựa chọn các hình thức vay khác phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp/cá nhân sao cho đáp ứng được nhu cầu vay. Tuy nhiên, với các ưu điểm đã nêu ở trên như đơn giản, nhanh chóng và tỉ lệ duyệt hợp đồng vay cao, doanh nghiệp/cá nhân khi có nhu cầu đi vay nên ưu tiên chọn hình thức vay theo sao kê ngân hàng để tối ưu hóa khả năng vay với lợi ích tốt nhất.

Vốn cổ phần là một thuật ngữ có lẽ đã trở nên khá phổ biến. Vốn cổ phần của các cổ đông đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Nhưng hiện nay có rất nhiều người vẫn còn mơ hồ không rõ về chủ đề này. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vốn cổ phần là gì và những điều cần biết về vốn cổ phần của doanh nghiệp.

1. Vốn cổ phần là gì?

Theo trích dẫn trong Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân: “Vốn cổ phần (tiếng Anh: Share capital) là số tiền được sử dụng trong một công ty. Đây là nguồn vốn do cổ đông đóng góp dưới hình thức cổ phần thông thường (vốn sở hữu) và cổ phần ưu đãi

Vốn cổ phần là một trong những nguồn vốn kinh doanh lâu dài khi công ty còn hoạt động.

Xét về bản chất, vốn cổ phần không phải là vốn sở hữu. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của chủ doanh nghiệp cùng các cổ đông hoặc các thành viên trong các công ty.

Vốn cổ phần là phần vốn được huy động bằng việc mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần. Các doanh nghiệp huy động vốn cổ phần để tăng thêm nguồn đầu tư, nâng cao lợi nhuận. 

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Theo quy định, trước khi một công ty có thể tăng vốn cổ phần. Công tý đó phải được phép thực hiện việc bán cổ phiếu. Bằng cách xác định tổng số vốn chủ sở hữu mà họ muốn tăng và giá trị cơ bản của mỗi cổ phần, được gọi là mệnh giá. 

Vốn cổ phần được phép phát hành là tổng mệnh giá của tất cả các cổ phần mà một công ty được phép bán.

Ví dụ dễ hiểu như sau: Nếu một công ty được phát hành để gọi vốn 8 triệu đô la và cổ phiếu của công ty có mệnh giá là 1 đô la thì công ty có thể phát hành và bán tối đa 8 triệu cổ phiếu.

2. Thông tin về vốn cổ phần doanh nghiệp

2.1 Phân loại vốn cổ phần

Hiện tại, vốn cổ phần được quy định phân ra làm hai loại. Cụ thể như sau:

Cổ phần phổ thông

Theo quy định, cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong mỗi doanh nghiệp. Những người có trong tay cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. 

Trở thành cổ đông phổ thông, đồng nghĩa với việc có khá nhiều quyền lợi như: Trao đổi, mua bán cổ phần, tham gia vào các quyết định quan trọng trong công ty. Ngoài ra còn có thêm những quyền lợi như sau:

  • Có một phiếu bầu trong các sự kiện hay hoạt động cần bầu cử ra đại diện cơ cấu công ty. Phiếu bầu này không phụ thuộc vào phần trăm đóng góp cổ phần nhiều hay ít.
  • Hưởng lợi nhuận theo quy định đã thoả thuận trước
  • Nếu doanh nghiệp đầu tư thua lỗ hay phá sản. Các cổ phần phổ thông sẽ được chia đều phần ngân sách tài chính còn lại theo phần trăm cổ phần đóng góp. Sau khi doanh nghiệp tất toán hết các số nợ liên quan.

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Cổ phần ưu đãi

Cổ phần ưu đãi được chia làm nhiều loại như: Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi cổ tức và một số cổ phần ưu đãi khác. 

Những người sở hữu loại cổ phần này được gọi là cổ đông ưu đãi. 

Cổ đông ưu đãi được hưởng một số ưu đãi nhất định như cổ đông phổ thông. Những ưu đãi về chia lợi nhuận, tài sản…

Tuy nhiên, cổ đông ưu đãi bị hạn chế một số quyền lợi so với cổ đông phổ thông. Nổi bật trong số đó là: Không có quyển biểu quyết hay mua bán, sang nhượng cổ đông. Trong trường hợp có nhu cầu sang nhượng cần phải có quyết định hoặc phán quyết từ toà án

2.2 Phương pháp vốn cổ phần

Phương pháp vốn cổ phần thường được “dân trong ngành” sử dụng nhiều với thuật ngữ tiếng Anh: Anh là Equity Method.
Về bản chất kỹ thuật, phương pháp vốn cổ phần là kỹ thuật về kế toán được một công ty sử dụng để ghi lại lợi nhuận mình kiếm được thông qua hành động đầu tư vào công ty khác.
Lợi nhuận thu được sẽ tương ứng với tỉ lệ đầu tư vốn ban đầu. Dựa trên báo cáo thu nhập của công ty nhận đầu tư để phân chia khoản lợi nhuận tương ứng.

Nếu số vốn nắm giữ nằm trong khoảng từ 20 đến 50%, cổ đông sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến những quyết định của công ty. Nổi bật như những quyết định về chính sách tài chính, chính sách hoạt động, chính sách nhân sự,... Giá trị cổ phần dưới 20% cũng có những tác động nhất định, nhưng hạn chế hơn. Trong trường hợp này, phương pháp vốn cổ phần là phương án thích hợp để. 

Một số lưu ý khi ghi áp dụng phương pháp vốn cổ phần vào ghi doanh thu và biến đổi tài sản:

  • Mối quan hệ kinh tế tồn tại giữa hai chủ thể được phương pháp vốn cổ phần thừa nhận. Kết quả phần thu nhập của công ty nhận đầu tư được công ty đầu tư kiểm soát dưới dạng doanh thu từ đầu tư trên báo cáo thu nhập.
    Ví dụ: Nếu một công ty sở hữu 30% công ty khác có thu nhập ròng 1 triệu đô la. Công ty báo cáo thu nhập từ đầu tư 3000.000$ theo cách tính phương pháp vốn cổ phần.
  • Khi công ty đầu tư nắm giữ % cổ phần cao, có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động và tài chính của công ty nhận đầu tư. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giá trị đầu tư của công ty nhận đầu tư có thể bị tác động. Công ty đầu tư coi những khoản đầu tư ban đầu như một tài sản với giá gốc.
    Theo phương pháp vốn cổ phần, nhằm biểu thị rõ nhất các thay đổi về giá trị, giá trị của khoản đầu tư sẽ được điều chỉnh định kì chứ không cố định. Việc điều chỉnh này cũng được thực hiện khi công ty nhận đầu tư chi trả cổ tức cho các cổ đông.
  • Với quyền lợi đáng kể khi có quyền tác động đến các quyết sách tài chính của công ty nhận đầu tư, công ty đầu tư đặt kỳ vọng đưa các giá trị đầu tư của mình có biến đổi về giá trị tài sản ròng.
    Nếu sử dụng phương pháp vốn cổ phần, khi công ty nhận đầu tư báo cáo lỗ ròng. Công ty đầu tư sẽ có quyền ghi lại phần lỗ của họ trên báo cáo thu nhập. Việc ghi lại phần lỗ như thế này cũng đã làm giảm giá trị đầu tư trên bảng cân đối kế toán.
  • Nếu công ty nhận đầu tư chọn hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt. Về bản chất, tài sản ròng của công ty đó sẽ giảm. Công ty đầu tư nhận cổ tức ghi nhận sự gia tăng số dư tiền mặt của mình nếu sử dụng phương pháp vốn cổ phần. Nhưng đồng nghĩa với việc, sẽ phải báo cáo giảm giá trị sổ sách của khoản đầu tư.
    Giá trị tài sản ròng của công ty nhận đầu tư sẽ có ảnh hưởng đến giá trị cổ phần đầu tư của công ty đầu tư.

2.3 Nghĩa vụ khi góp vốn cổ phần

Khi quyết định góp vốn cổ phần. Công ty đầu tư sẽ có những nghĩa vụ nhất định sau đây:

  • Giải ngân đúng thời hạn: Nguồn vốn của bạn có tác động rất lớn đối với công ty nhận đầu tư. Khi đã quyết định ký kết góp vốn cổ phần, bên đầu tư cần phải thanh toán các khoản đủ và đúng thời gian quy định để không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Từ đó cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi ích chung của chính mình.
  •  Không rút vốn: Công ty đầu tư không được phép rút lại số vốn theo thỏa thuận ban đầu. Hành động này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài chính và những quyết sách của công ty nhận đầu tư. Trong trường hợp bất khả kháng, hãy chọn cách gián tiếp là bán cổ phần.
  • Cam kết bảo mật thông tin: Cam kết bảo mật là một trong những điều khoản quan trọng trong hầu hết các thương vụ kinh doanh. Những quyết định về chính sách, tài chính, nhận lực,...trong các cuộc họp cổ đông chỉ được công bố nội bộ. Những thông tin này nếu lọt ra ngoài có thể tác động tiêu cực đến hoạt động của công ty. Do đó, cam kết bảo mật với các cổ đông là vô cùng quan trọng. Đặc biệt cần giữ kín thông tin trước các đối thủ và các bên truyền thông.
  • Tuân thủ theo các quy định đã thỏa thuận giữa hai bên: Khi quyết định đầu tư vốn, cả hai bên đầu tư và nhận đầu tư sẽ có những thỏa thuận nhất định về quyền lợi cũng như ràng buộc riêng từng doanh nghiệp. Các cổ đông cũng cần tuân theo các quy định đã được đặt ra.

Vốn cổ phần của doanh nghiệp và những điều cần biết

Hãy là những nhà đầu tư thông minh, tìm hiểu đầy đủ thông tin cần thiết trước khi quyết định rót vốn. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn đầu tư. Hãy lựa chọn những công ty có tiềm năng phát triển, rõ ràng về pháp lý để tránh những rủi ro không đáng có.

Nếu có một nguồn tài chính dư giả và có sẵn “máu kinh doanh”, bạn có thẻ tính đến phương án góp vốn cổ phần để nguồn tiền của mình không nằm im bất động. 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn thành công với những thương vụ bạc tỉ của mình nhé!

 

Open post
Nhà đầu tư thiên thần là ai

Nhà đầu tư thiên thần là ai?

Cập nhật: 2023

Nhà đầu tư thiên thần là cụm từ đang dần trở nên phổ biến với cộng đồng startup. Dưới góc độ kinh tế, đây thật sự là những “thiên thần". Họ chính là lời giải tối ưu nhất cho cộng đồng khởi nghiệp, nhất là trong vấn đề tài chính. Vậy nhà đầu tư thiên thần là ai? Họ có tầm quan trọng thế nào đối với startup? Content Aron House mời bạn tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau đây.

Nhà đầu tư thiên thần là ai?

1.1 Khái niệm nhà đầu tư thiên thần

Thuật ngữ “Nhà đầu tư thiên thần” được sử dụng đầu tiên bởi William Wetzel của Đại học New Hampshire. Theo đó, thuật ngữ này chỉ các nhà đầu tư tư nhân giàu có, có giá trị tài sản lớn.

Họ sử dụng nguồn vốn có sẵn. Đầu tư tiền bạc và thời gian của mình vào những công ty mới khởi nghiệp với kỳ vọng tài sản của mình sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong tương lai.

Với mục đích hỗ trợ startup thành công, đưa những doanh nghiệp mới qua giai đoạn khó khăn. Các nhà đầu tư thiên thần hỗ trợ tài chính tối đa. Sau đó thu lại lợi nhuận bằng cách lấy lại số vốn ban đầu chuyển đổi thành quyền sở hữu hoặc nợ chuyển đổi.

Nhà đầu tư thiên thần là ai và tầm quan trọng của họ với startup

Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) tìm kiếm những thương vụ đầu tư trong giai đoạn mới khởi nghiệp. Angel Investor chấp nhận mức độ rủi ro lớn. Mặc dù có tiềm lực kinh tế vững nhưng những thương vụ startup thường không chiếm quá 10% danh mục đầu tư của họ để tránh mạo hiểm. 

Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu đại học New Hampshire, Mỹ. Mô hình nhà đầu tư thiên thần bắt đầu hình thành từ năm 1980. Khi đó các nhà đầu tư liên kết với nhau thành các quỹ đầu tư để cùng phát triển. Năm 2006 đã có khoảng 234.000 nhà đầu tư thiên thần tham gia đầu tư. 

1.3 Lợi ích và hạn chế khi kêu gọi các nhà đầu tư thiên thần

 Lợi ích:

  •  Việc huy động vốn từ angel investor ít rủi ro hơn nhiều so với việc tìm các nguồn vay thế chấp. Tuỳ theo thỏa thuận, các startup chỉ phải hoàn một phần vốn đầu tư trong trường hợp rủi ro khi kêu gọi được các nhà đầu tư thiên thần. Điều này là không thể đối với các khoản vay thế chấp. Bạn buộc phải hoàn trả đủ trong bất kỳ trường hợp nào.
  • Các nhà đầu tư thiên thần thường là các chuyên gia, các nhà đầu tư sành sỏi trong nhiều lĩnh vực. Họ có chuyên môn và tầm nhìn nên những doanh nghiệp kêu gọi được nhà đầu tư thiên thần thường có tỷ lệ thành công khá cao. Nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường tiềm năng.
  • Các doanh nghiệp mới được “thừa hưởng" uy tín sẵn có từ các nhà đầu tư thiên thần.   Ví dụ như uy tín trong các mối quan hệ với các đối tác, chủ đầu tư, ngân hàng, chuyên gia,... 

Hạn chế

  • Có nguy cơ mất hoàn toàn quyền kiểm soát là hạn chế đầu tiên các doanh nghiệp startup cần tính đến khi quyết định hợp tác với các nhà đầu tư thiên thần. Để đổi lấy quyền lợi về kinh tế, nhiều chủ doanh nghiệp chấp nhận đánh đổi đến 50% cổ phần của mình. Điều này đồng nghĩa các nhà đầu tư thiên thần sẽ có tiếng nói chính trong việc kiểm soát doanh nghiệp sau này.

Áp lực về tốc độ phát triển và lợi nhuận thu về cao. Các chủ doanh nghiệp phải bằng mọi cách đưa lợi nhuận thu về tăng trưởng đạt với kỳ vọng theo như thỏa thuận ban đầu với những nhà đầu tư thiên thần.

Những đặc điểm của một nhà đầu tư thiên thần

 Những nhà đầu tư thiên thần thông thường sẽ có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Thuộc tầm chuyên gia. Đa số là những doanh nhân thành đạt hoặc đã từng nắm giữ các vị trí điều hành tại các công ty lớn.
  • Số tiền đầu tư nhỏ để tránh rủi ro. Khoản tài chính có thể chỉ là một phần nhỏ so với tổng tài sản của các nhà đầu tư thiên thần. 
  • Chấp nhận thời gian đầu tư lớn. Xác định đầu tư vào các doanh nghiệp startup là cần thời gian lớn để có thể tăng trưởng. 
  • Đưa ra quyết định đầu tư nhanh: Quyết định đầu tư của các nhà đầu tư thiên thần thường được đưa ra trong thời gian ngắn. Dựa trên kinh nghiệm đầu tư thậm chí là bản năng của một người kinh doanh. Họ đầu tư bằng tài chính các nhân nên không chịu sự ràng buộc từ các liên kết trung gian khác.

Tầm quan trọng của những nhà đầu tư thiên thần với startup

3.1. Giải quyết vấn đề về tài chính

Dưới góc độ của các công ty startup. Những nhà đầu tư thiên thần được coi là một trong những nguồn tài chính quan trọng quyết định thành bại của các dự án khởi nghiệp. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng gọi vốn hơn đồng thời hưởng lợi ích gộp từ uy tín sẵn có của các nhà đầu tư. Áp lực hoàn vốn cũng nhẹ nhàng hơn so với những khoản vay, thế chấp.

3.2.  Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, hoa tiêu dẫn đường cho các startup

 Ngoài việc cung cấp vốn, các nhà đầu tư thiên thần với kiến thức và kinh nghiệm của mình sẽ đưa ra rất nhiều lời khuyên, hướng dẫn giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất có thể.  Nhiều nhà đầu tư thiên thần không quá coi trọng về vấn đề kinh tế. Họ đầu tư với đam mê của những nhà đầu tư nên sẵn sàng truyền đạt lại kinh nghiệm cho lớp doanh nhân kế cận.

3.3 . Góp phần phát triển hệ sinh thái cộng đồng khởi nghiệp

Bỏ qua lợi ích về tài chính. Các nhà đầu tư thiên thần cũng là cầu nối giữa startup với những doanh nghiệp đã và đang trên đà phát triển. 

Họ sẽ là những cố vấn, đối tác kinh doanh mang bề dày kinh nghiệm của mình giúp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Nhà đầu tư thiên thần là ai và tầm quan trọng của họ với startup

So sánh nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm 

Nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm đều là những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Cả hai đa số đều chấp nhận rủi ro trong sự tính toán với kỳ vọng thu được lợi nhuận phát sinh.  Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai nhóm nhà đầu tư này. Cụ thể như sau: 

Nhà đầu tư thiên thần là ai và tầm quan trọng của họ với startup

Bí quyết để thành công khi huy động vốn từ angel investor

Nhà đầu tư thiên thần mang đến rất nhiều lợi ích tích cực cho những doanh nghiệp startup. Nhưng phải làm gì để có thể huy động vốn thành công từ họ? Để đạt được điều này, ít nhất, bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau

5.1 Chứng minh năng lực, thể hiện được nhiệt huyết và đam mê. 

 Năng lực của người sáng lập là yếu tố then chốt quyết định tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Bạn cần thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như nhiệt huyết đam mê của mình để chiếm được thiện cảm từ các nhà đầu tư ngay từ cái nhìn đầu tiên.

5.2 Trở nên khác biệt

Giữa hàng loạt những doanh nghiệp startup. Để được lựa chọn, bạn cần trở nên khác biệt. Tất nhiên khác biệt theo nghĩa tích cực. Hãy chứng minh cho các nhà đầu tư thiên thần thấy được tiềm năng của dự án. Đầu tư vào doanh nghiệp bạn họ sẽ có được những gì?

5.3 Hoạch định lộ trình phát triển chi tiết

Một lộ trình phát triển rõ ràng theo từng giai đoạn giúp các nhà đầu tư bớt mơ hồ về các dự án startup của mình.  Hãy gửi đến các nhà đầu tư thiên thần một bản kế hoạch triển khai kèm với kế hoạch chi tiết chi tiêu số tiền đầu tư của họ. Khi thấy số tiền của mình được sử dụng một cách chỉn chu và có kế hoạch, chắc hẳn bạn sẽ chiếm được nhiều ưu thế hơn trong mắt những nhà đầu tư thiên thần.

Nhà đầu tư thiên thần là ai và tầm quan trọng của họ với startup

 Những nhà đầu tư thiên thần là những người đồng hành cùng các startup trong một chặng đường dài từ khi mới bắt đầu đến khi tăng trưởng. Hy vọng bài viết này giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn cho quyết định đầu tư cũng như khởi nghiệp của mình. 

Câu hỏi thường gặp vềnhà đầu tư thiên thần

Các nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư những loại doanh nghiệp nào?

Các nhà đầu tư thiên thần thường đầu tư vào các công ty giai đoạn đầu để đổi lấy vốn chủ sở hữu hoặc nợ chuyển đổi. Họ đầu tư bằng tiền cá nhân và cũng có thể cung cấp các nguồn lực khác như: cố vấn, tư vấn chiến lược và mạng lưới kinh doanh. Một trong những ví dụ về nhà đầu tư thiên thần dễ hiểu nhất tại Việt Nam là chương trình Shark Tank. 

Các nhà đầu tư thiên thần thường tìm kiếm những mô hình có tiềm năng tăng trưởng cao và sáng tạo. Họ sẽ tập trung đầu tư vào những ngành nghề mà họ có chuyên môn để có thể cung cấp kiến thức & kinh nghiệm bản thân. Các ngành nghề thu hút họ bao gồm công nghệ, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng.

Những lợi thế gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần là gì?

Khi làm việc với nhà đầu tư thiên thần, bạn có thể tiếp cận vốn, kinh nghiệm và mạng lưới kinh doanh. Bên cạnh đó, nhà đầu tư thiên thần có thể giúp tăng uy tín của công ty, từ đó thu hút các nhà đầu tư khác cho các vòng gọi vốn tiếp theo.

Nhà đầu tư thiên thần lựa chọn doanh nghiệp như thế nào?

Các nhà đầu tư thiên thần thường tìm kiếm doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, mô hình kinh doanh sáng tạo, mạnh mẽ. Họ ưu tiên doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm và thành tích từ trước. Ngoài ra, các yếu tố về tình hình tài chính và kế hoạch kinh doanh rõ ràng cũng ghi điểm trong mắt các nhà đầu tư thiên thần. 

Tham khảo:

  • https://www.angelcapitalassociation.org/data/Documents/Resources/McKaskill-_Intro_to_Angel_Investing.pdf
  • https://fastercapital.com/content/Why-some-startups-choose-angel-investors-over-traditional-funding-sources.html

 

Vay vốn tăng trưởng cho Startup cùng Jenfi!

Các công ty startup tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tăng trưởng cùng Jenfi Capital, một dịch vụ vay vốn trên doanh thu tiên phong, cung cấp nguồn vốn nhanh chóng và linh hoạt. Với Jenfi Capital, startup có thể đăng ký khoản vay lên tới 10 tỷ VND mà không cần tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký khoản vay rất đơn giản và dễ hiểu, cho phép các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thật sự cần thiết.

jenfi - cách thức hoạt động

Nếu bạn đang tìm kiếm đối tác tài chính đáng tin cậy, hãy để Jenfi Capital giúp bạn huy động vốn thật dễ dàng và nhanh chóng bằng cách đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

 

Top 10 quỹ đầu tư uy tín mà chủ doanh nghiệp cần biết

Qũy đầu tư là nơi mà nhà đầu tư chỉ cần cấp vốn. Sau đó các quỹ sẽ mang tiền của bạn đi đầu tư kiếm lời. Với các nhà đầu tư mới, chưa có quá nhiều kinh nghiệm, việc lựa chọn quỹ đầu tư uy tín là vô cùng quan trọng. Nếu bạn còn đang mơ hồ chủ đề này. Mời bạn tham khảo bài viết: Top 10 quỹ đầu tư uy tín mà chủ doanh nghiệp cần biết 

1. Quỹ đầu tư là gì?

Quỹ đầu tư là gì? Đây là hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Vốn được huy động vào một nơi và được mang đi đầu tư. Sau đó cùng chia lợi nhuận hay lãi suất.

Qũy đầu từ phù hợp với những ai có vốn nhưng không có kinh nghiệm. Hoặc không muốn tốn nhiều thời gian nghiên cứu thị trường kinh doanh. Hiểu một cách đơn giản, bạn sẽ đưa tiền của mình cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sau đó họ đầu tư có lời sẽ chia lợi nhuận cho mình.

Top 10 quỹ đầu tư uy tín mà chủ doanh nghiệp cần biết

Qũy đầu tư là một trong những nơi trung gian kết nối giữa những nhà đầu tư với các công ty phát hành chứng chỉ quỹ. Họ có các chuyên gia và đầu tư vào nhiều danh mục khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản,…

Việc của bạn chỉ đơn giản là rót vốn vào quỹ đầu tư uy tín và nhận lại khoản lợi nhuận từ quỹ. Tất nhiên, việc này sẽ phải chịu các chi phí nhất định. 

2. Có bao nhiêu hình thức quỹ đầu tư đang hoạt động tại thị trường Việt Nam?

Dựa vào cấu trúc vận động, nguồn vốn hay cơ cấu tổ chức. Các quỹ đầu tư tại Việt Nam được chia thành những hình thức như sau:

Phân loại theo cấu trúc huy động vốn:

  • Quỹ mở: Quỹ do một công ty quản lý bằng hình thức đầu tư đại chúng.
    Số tiền của mọi người đầu vào quỹ được các chuyên gia sử dụng để đầu tư và thu về lợi nhuận.
  • Quỹ đóng: Quỹ chỉ phát hành chứng chỉ duy nhất một lần. Công ty phát hành sẽ không mua lại chứng chỉ quỹ đã bán mà sau đó chứng chỉ sẽ được đưa lên sàn chứng khoán giao dịch.

Top 10 quỹ đầu tư uy tín mà chủ doanh nghiệp cần biết

Phân loại theo nguồn vốn huy động:

  • Quỹ đầu tư tập thể: Đây là một hình thức cung cấp phương tiện cho các nhà đầu tư nhỏ. Quỹ huy động vốn đại chúng. 
  • Quỹ đầu tư tư nhân: Đây là hình thức huy động gọi vốn riêng lẻ. Qũy đầu tư tư nhân có số vốn đầu tư lớn hơn rất nhiều so với quỹ đầu tư tập thể.

Phân loại theo cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động:

  • Quỹ đầu tư mô hình công ty: Qũy hoạt động dưới dạng công ty, với vai trò như một nhà tư vấn đầu tư. Công ty chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư.
  • Quỹ đầu tư dạng hợp đồng: Đây là quỹ do các cá nhân hay pháp nhân có nhu cầu đầu tư sẽ ủy thác để tiến hành huy động vốn. Ràng buộc pháp lý qua các hợp đồng. 

3. 3 hình thức quỹ đầu tư phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Hiện nay tại Việt Nam đang có 3 loại quỹ đầu tư phổ biến như sau:

LOẠI QUỸ ĐỊNH NGHĨA
Quỹ đầu tư chứng khoán Là loại quỹ được hình thành bởi sự đóng góp vốn của các nhà đầu tư. Với mục tiêu chính là lấy lợi nhuận từ những hoạt động đầu tư chứng khoán.
Quỹ đầu tư và phát triển Là loại quỹ đầu tư với mục đích là xây dựng, phát triển một tổ chức, địa phương hoặc doanh nghiệp nào đó. Các cơ quan, địa phương sẽ lập ra một quỹ để phục vụ riêng cho các dự án và hoạt động đầu tư, huy động vốn vào dự án này.
Quỹ đầu tư mạo hiểm  Là quỹ có hình thức đầu tư mạo hiểm với mức độ rủi ro cao. Nhưng đồng nghĩa với khả năng sinh lời lớn.

Các chuyên gia của quỹ sẽ lựa chọn đầu tư vào những công ty startup nhưng có nhiều tiềm năng, tốc độ phát triển nhanh và đặc biệt là thường ứng dụng công nghệ mới.

4. Những lợi thế và hạn chế khi đầu tư vào quỹ đầu tư

Lợi thế:

  • Dễ tham gia và khá an toàn về nguồn tiền chi. Các cá nhân không có kinh nghiệm hay kiến thức đầu tư đều có thể thử sức nếu chọn đúng quỹ đầu tư uy tín.
  • Lĩnh vực đầu tư đa dạng.
  • Các dự án đầu tư được quản lý với công ty quản lý quỹ nên khả năng rủi ro thấp.
  • Các công ty ký quỹ được giám sát nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng nên độ uy tín cao. 
  • Tính thanh khoản cao. Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ ký quỹ vào bất kỳ khi nào muốn.

Hạn chế:

  • Mất chi phí cho công ty quản lý ký quỹ. Lợi nhuận thu về không đạt 100% như khi bạn tự đầu tư.
  • Không làm chủ được nguồn vốn. Không tác động được số vốn đã bỏ ra đầu tư vào mảng nào? Đầu tư cái gì? Lợi nhuận như thế nào?

5. Top 10 quỹ đầu tư uy tín mà chủ doanh nghiệp cần biết

5.1 Quỹ đầu tư & tài trợ vốn tăng trưởng Jenfi

Jenfi là một startup fintech được thành lập vào năm 2019 bởi Jeffrey Liu và Justin Louie. Cả hai cũng đồng thời là những người sáng lập công ty công nghệ GuavaPass, từng tạo được nhiều tiếng vang lớn tại Singapore. Jenfi có thể cung cấp nguồn vốn tăng trưởng lên đến 500.000 USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thực hiện quá trình chuyển đổi số và các công ty khởi nghiệp công nghệ. 

Tính từ đầu năm 2021, Jenfi đã giải ngân 2,1 tỷ USD để đầu tư nguồn vốn tăng trưởng vào các doanh nghiệp. Tổng số tiền dự kiến giải ngân cho đến tháng 7 năm 2022 sẽ là 15 triệu USD. 

Một trong những điểm nổi bật của quỹ hỗ trợ vốn tăng trưởng Jenfi nằm ở việc giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những áp lực về những thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp và điểm tín dụng khi xem xét khoản vay. Khi đầu tư vào các doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ vốn tăng trưởng Jenfi sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp để xét duyệt khoản vay tương ứng. Đối với đội ngũ Jenfi, năng lực kinh doanh mới là yếu tố then chốt để xác định tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp.

Top 10 quỹ đầu tư uy tín mà chủ doanh nghiệp cần biết

Ngoài ra, Jenfi còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian khi đăng ký nhận vốn đầu tư tăng trưởng. Mọi thủ tục và công đoạn đăng ký đều được thực hiện trực tuyến. Sau khi hoàn tất, đội ngũ thẩm định sẽ đánh giá và phê duyệt hồ sơ trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 ngày. Ngay khi hồ sơ được duyệt, nguồn vốn sẽ được giải ngân trong vòng 48 giờ và không tồn tại thêm bất kì chi phí ẩn nào. 

Bên cạnh lợi thế về giải pháp vốn tăng trưởng độc quyền lần đầu tiên xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á, Jenfi còn cung cấp cho các doanh nghiệp một nền tảng được tích hợp với nhiều tính năng để kết nối báo cáo doanh thu và chi phí từ các phần mềm kế toán, cổng thanh toán, các dịch vụ quảng cáo kỹ thuật số và marketing trực tuyến.

Chính thức có mặt tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2021, cho đến thời điểm hiện tại Jenfi đã đồng hành và đầu tư vốn tăng trưởng vào hơn 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực. Trung bình, các doanh nghiệp nhận được vốn tài trợ từ Jenfi đều có mức tăng trưởng bình quân từ 8,1% mỗi tháng.

5.2 Quỹ đầu tư sáng tạo khởi nghiệp BestB Capital

BestB Capital được quản lý bởi Best B Group và rất nổi tiếng trong lĩnh vực đầu tư. Qũy từng đạt danh hiệu top 3 quỹ đầu tư uy tín nhất Việt Nam. 

Quỹ đầu tư BestB chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Qũy được thành lập với mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ giá trị Việt Nam. 

BestB Capital là quỹ tiên phong đầu tiên tại Việt Nam đầu tư vào các doanh nghiệp SME giúp đỡ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp truyền thống. Quỹ đầu tư sáng tạo khởi nghiệp BestB Capital chuyên đầu tư vào các cổ phiếu thuộc nhóm VN30+. Là top đi đầu trong số những doanh nghiệp đảm bảo tính thanh khoản và an toàn đầu tư bền vững của Việt Nam.

5. 3 Quỹ VCVOF – VinaCapital Vietnam Opportunity Fund

VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VCVOF) là một quỹ đóng trên thị trường chính của Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. VCVOF nổi tiếng là quỹ đầu tư uy tín ở cả trong và ngoài nước.

Qũy được thành lập vào năm 2003, VOF cung cấp cho các nhà đầu tư cơ hội trên nhiều lĩnh vực ngành và loại tài sản. 

VOF hoạt động với mục tiêu then chốt là đạt được lợi nhuận trung và dài hạn. Thông qua đầu tư vào tài sản tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp có phần lớn tài sản, doanh thu hoặc thu nhập đang hoạt động tại Việt Nam.

5. 4 Quỹ Dragon Capital

Dragon Capital thành lập năm 1994 và được mệnh danh là quỷ lâu đời tại thị trường Việt Nam. Dragon Capital luôn nằm trong top những quỹ đầu tư uy tín nhất và hoạt động khá mạnh tại các nước châu Âu.

Dragon Capital là quỹ tiên phong tham gia vào việc cổ phần hóa các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Ngoài ra còn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực tư nhân của Việt Nam.

Hiện quỹ đã xây dựng danh mục đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết blue chip tại Việt Nam.

5.5 Quỹ VinaCapital

Vina Capital được thành lập bởi Tập đoàn VinaCapital từ năm 2012 bởi sự cấp phép của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

VinaCapital là công ty đầu ngành trong lĩnh vực đầu tư tài chính trong và ngoài nước tại Việt Nam. Quỹ cũng luôn nằm top những quỹ đầu tư uy tín. 

Các đối tác quan trọng của VinaCapital Việt Nam là các tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư chứng khoán như BIDV, Standard Chartered, MSB, ACB, OCB,..

5.6 Quỹ đầu tư Vietcombank – VCBF

Được thành lập từ năm 2005. VCBF là sự hợp tác giữa ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và tập đoàn đa quốc gia Franklin Templeton Investments (FTI). Xét về thương hiệu, chắc chắn không thể không nhắc đến VCBF trong top quỹ đầu tư uy tín trong và ngoài nước.

Quỹ đầu tư Vietcombank – VCBF hiện đang quản lý ba Quỹ mở là: Quỹ đầu tư cân bằng chiến lược VCBF; Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF và Quỹ đầu tư trái phiếu. 

VOBF đã xuất sắc đạt chứng nhận Công ty quản lý tài sản xuất sắc nhất thập kỷ tại Việt Nam 

5.7 Quỹ đầu tư iFund - Techcombank

Quỹ đầu tư mở iFund - Techcombank được sáng lập và quản lý bởi đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trực thuộc ngân hàng Techcombank.

Quỹ đầu tư mở iFund - Techcombank có mục tiêu đầu tư tương đối mở. Đối tác có thể lựa chọn tham gia các quỹ này với số tiền đầu tư chỉ từ 1 triệu đồng. iFund - Techcombank cũng rất linh hoạt khi các nhà đầu tư có thể rút vốn hàng ngày

5.8 Qũy đầu tư Manulife Asset Management Việt Nam

Manulife Asset Management Việt Nam là một trong những công ty thành viên trực thuộc tập đoàn Quản lý quỹ Manulife nổi tiếng toàn cầu. 

Manulife Asset Management Việt Nam được cấp phép bởi Ủy ban chứng khoán nhà nước và nổi tiếng với đội ngũ chuyên gia có trình độ cũng như thâm niên cao. 

5.9 Qũy đầu tư Viet Capital Asset Management

Năm 2006, công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt VCAM thành lập Quỹ đầu tư Viet Capital Asset Management. Qũy hoạt động với có đa dạng các sản phẩm đầu tư: Quỹ đầu tư giáo dục; VCAMBF (Quỹ đầu tư cân bằng Bản Việt); VCHF (Quỹ y tế Bản Việt); VCF (Quỹ Bản Việt); Viet Capital Ventures

VCAM có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, gia trình độ đạt chuẩn quốc tế. Qũy cam kết lợi nhuận và an toàn cho nhà đầu tư. Hiện nay, VCAM vẫn luôn nằm trong top những quỹ đầu tư uy tín tại Việt Nam.

5.10 Qũy đầu tư Bảo Việt Fund

Bảo Việt Fund là một trong những đơn vị thành trực thuộc, sở hữu 100% vốn của Tập đoàn Bảo Việt. Được hậu thuẫn bởi tập đoàn Bảo hiểm lớn mạnh, Baoviet Fund luôn khẳng định được vị thế là một trong những quỹ đầu tư uy tin, tài chính chuyên nghiệp.

1 man bằng bao nhiêu tiền Việt? Hướng dẫn Quy đổi

Open post
1 man bằng bao nhiêu tiền việt

1 man bằng bao nhiêu tiền Việt?

Nicky Minh

CTO and co-founder

USDT là gì? Tìm hiểu Tether coin và ứng dụng của USDT trong crypto và thanh toán quốc tế

Open post
USDT là gì? Tìm hiểu Tether coin - jenfi.vn

USDT là gì? Tìm hiểu Tether coin và ứng dụng của USDT trong crypto và thanh toán quốc tế

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh.

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Token là gì? Cách thức hoạt động của Token như thế nào?

Open post
token là gì

Các thức hoạt động và những ưu nhược điểm khi dùng Token?

Nicky Minh

CTO and co-founder

Mã OTP là gì? Hướng dẫn sử dụng mã OTP bảo mật giao dịch

Open post
Mã OTP là gì?

Mã OTP là gì? One Time Password là gì? Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi dùng mã OTP trong giao dịch và thanh toán điện tử bạn cần biết

 

Cùng Jenfi.vn tìm hiểu về mã xác thực OTP là gì và học cách sử dụng mã OTP để bảo vệ các giao dịch trực tuyến của bạn trong bài viết hôm nay.

Mã OTP là gì? Thường gặp khi nào?

Mã OTP là gì? Thường gặp OTP khi nào?

Mã OTP là gì?

Mã xác thực OTP viết tắt từ thuật ngữ One Time Password – dịch ra tiếng Việt là mật khẩu dùng một lần. Đây chính là mã PIN tạm thời có tính an toàn, bảo mật cao được gửi cho đối tượng người dùng qua SMS hoặc Email.

Đúng với cái tên của nó, mã OTP chỉ có giá trị trong một phiên sử dụng nên người dùng không thể dùng nó trong lần tiếp theo. Các dịch vụ cung cấp và xác thực danh tính điện tử (Smart ID) thường sử dụng mã OTP trong quá trình khách hàng xác nhận thông tin liên hệ của mình.

Thường gặp mã OTP khi nào?

Chức năng chung của mã OTP là trở thành lớp xác thực thứ hai cho các nền tảng truyền thông trực tuyến nhằm bảo vệ người dùng trước những đối tượng có hành vi gian lận, lừa đảo bất hợp pháp.

Vậy hiểu một cách đơn giản, mã OTP là gì? Mã OTP chính là loại hình mật khẩu được sử dụng một lần được dùng trong những hoạt động trực tuyến như cập nhật tài khoản, đổi mật khẩu, cập nhật danh tính, thay số điện thoại, nạp rút tiền,…

Hiện nay, với sự phát triển của Internet, không chỉ là các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram mà những dịch vụ tài chính trực tuyến của ngân hàng hay ví điện tử cũng sử dụng phổ biến mã OTP.

Tại sao phải cần mã OTP?

Tại sao phải cần mã OTP?

Bên cạnh việc nắm chắc khái niệm mã OTP là gì thì người dùng Internet nên hiểu rõ tại sao lại cần mã OTP. Những thông tin có liên quan đến mã OTP đều vô cùng cần thiết nên bất cứ ai cũng phải biết để sử dụng sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất.

Khi sử dụng mật khẩu truyền thống, người dùng sẽ dễ bị đối tượng có ý định xấu đánh cắp rất dễ dàng. Nhưng khi dùng mã OTP, người sử dụng sẽ thấy rõ ràng rằng, mã xác thực OTP có những lợi thế nổi bật hơn nhiều so với các mật khẩu tĩnh.

Với mã OTP, vì chỉ được đúng duy nhất một lần nên khi ai đó có cố ý đăng nhập bằng OTP thêm một lần nữa thì chắc chắn là nó không hợp lệ.

Chính vì tính an toàn và bảo mật cao nên rất nhiều tổ chức, kinh doanh chọn dùng hình thức này.

Mã OTP là một chuỗi ký tự hoặc số mang tính ngẫu nhiên vì thế những kẻ tấn công tài khoản của bạn sẽ rất khó để đoán được chính xác những thành phần có trong mã OTP.

Vì sao phải cần mã OTP?

Vì mã xác thực OTP có thể giảm thiểu được rủi ro khi tài khoản bị xâm phạm. Nó chỉ có hiệu lực một lần nên dù cho các đối tượng có hành vi xấu xa dù cho có được toàn bộ thông tin của bạn cũng không thể truy cập được dễ dàng.

Bên cạnh đó, việc sử dụng mã xác thực OTP cũng giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nếu người dùng điền sai mã OTP thì bản thân vẫn có thể yêu cầu gửi mã mới để truy cập tài khoản chứ không cần phải cố gắng nhớ lại như mật khẩu tĩnh.

Cách lấy mã OTP nhanh chóng

Sự phát triển của công nghệ 4.0 như Big Data hay Cloud Computing đã cho phép người dùng có thể thao tác một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Tương tự với đó, để lấy được OTP thì cũng chỉ cần một vài bước là đã hoàn tất.

Thông thường, khi đăng ký dịch vụ iBanking, SMS Banking hay bất cứ một hoạt động offline hay online thì đều cần sử dụng đến số điện thoại. Đối với mọi hình thức diễn ra như nạp, rút cũng đều phát sinh giao dịch.

Theo đó, để lấy mã OTP nhanh chóng nhất thì bạn chỉ cần chuyển tiền từ ngân hàng của mình đến một số tài khoản ngân hàng bất kỳ khác thông qua ứng dụng Internet Banking.

Bạn có thể làm theo những bước như hướng dẫn ngay dưới đây:

  • Bước 1: Mở app Internet Banking -> Tiến hành Đăng nhập, bao gồm Tên đăng nhập và Mật khẩu.
  • Bước 2: Tại giao diện chính của ứng dụng, nhấn chọn mục Chuyển tiền. Tùy vào nhu cầu cá nhân bạn có thể chọn bất kỳ một trong hai hình thức là Chuyển tiền trong ngân hàng hoặc Chuyển tiền liên ngân hàng.
  • Bước 3: Sau khi đã hoàn thành xong các thao tác điền đầy đủ các thông tin mà biểu mẫu yêu cầu như Tên người nhậnSố tài khoản người nhận,… sau đó nhấn chọn Tiếp tục
  • Bước 4: Lúc này, ứng dụng sẽ yêu cầu bạn kiểm tra thông tin thêm một lần nữa và bạn nhấn chọn Lấy mã OTP.

Tiếp đó, mã OTP sẽ được gửi đến điện thoại của bạn và nằm ở phần Tin nhắn. Đồng thời, giao diện chính của app sẽ hiện ra các ô trống để bạn có thể điền mã OTP vào đó đi kèm với thời gian là 60 để gửi lại mã lần hai.

mã otp là gì

Minh họa: Cách lấy mã OTP của Techcombank trong 4 bước

Lưu ý, tuỳ vào từng ngân hàng sẽ có những thuật toán hoặc ký tự khác nhau để nhập mã OTP. Bằng cách bảo mật thông qua hình thức này, dù người dùng bị mất thẻ hay bất cứ vấn đề gì cũng không lo ngại về các trường hợp rủi ro.

Các loại mã OTP hiện nay

Các loại mã OTP hiện nay jenfi.vn

Như đã chia sẻ ở trên, hiện nay các ngân hàng đang không ngừng đổi mới và cải tiến hệ thống nhằm đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất. Theo đó, cách chính sách bảo mật cũng hoàn toàn được nâng cao.

Mã OTP có ba loại phổ biến là SMS OTP, Token và Smart OTP. Tùy vào nhu cầu của mỗi khách hàng sẽ có những hình thức nhận mã OTP phù hợp. Chi tiết là như thế nào? Hãy cùng mình lý giải ngay dưới đây.

SMS OTP

Đây là loại mã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và hầu như tất cả mọi ngân hàng đều sử dụng SMS OTP. Và như đã chia sẻ ở trên, khi thực hiện một giao dịch bất kỳ thì người dùng sẽ được ngân hàng cung cấp thông qua số điện thoại.

Chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn từ 30 giây đến 1 phút, vì vậy mà khi lấy được mã SMS OTP thì khách hàng hoặc đối tượng người dùng nên thao tác chính xác và nhanh gọn.

OTP Token (Token Key – Token Card)

Là công cụ thiết bị có thể mang theo bên người được sử dụng với mục đích tự tạo mã OTP, không cần có kết nối mạng vẫn có thể hoạt động bình thường.

Nếu đăng ký tài khoản cá nhân, bạn cần phải trả phí cho dịch vụ riêng đặc biệt này.

Smart OTP

Khác với OTP Token thì Smart OTP được cài đặt trên thiết bị thông minh, tuy nhiên hình thức nhận mã này chưa được áp dụng rộng rãi.

Hiện nay, Smart OTP thường được sử dụng song song với SMS OTP, cho phép khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.

Lưu ý khi sử dụng mã OTP

Để có thể sử dụng mã OTP cho hiệu quả, bất cứ người dùng nào cũng phải nắm chắc những lưu ý sau đây để giảm thiểu được các rủi ro, trường hợp không đáng có như mất tài khoản hay mất một khoản chi phí nào đó.

  • Người dùng nên kiểm tra kỹ số tiền hoặc thông tin trước khi nhập mã OTP để xác thực giao dịch.
  • Thiết lập số điện thoại đúng với tài khoản của bạn để mã OTP khi gửi đến sẽ không bị người khác đánh cắp.
  • Nên thay đổi mật khẩu thường xuyên để giảm thiểu trường hợp bị lấy cắp tài khoản. Tuy nhiên, nếu mã OTP được gửi đến nhiều số điện thoại khác nhau thì khả năng mất tài khoản cũng rất cao.
  • Khi mất điện thoại hoặc chưa đổi được số liên hệ cho tài khoản, hãy liên hệ ngay với địa chỉ cung cấp mã OTP tạm khóa tính năng này.

Một số câu hỏi về Mã OTP

Khi nào nên sử dụng mã OTP

Bạn nên sử dụng mã OTP cho bất kỳ giao dịch trực tuyến nào: mua sắm online, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, đóng tiền học phí…

Đặc biệt, bạn nhất thiết phải sử dụng mã OTP khi dùng thẻ tín dụng để bảo vệ tài khoản trong trường hợp lộ mã số CVV trên mạng.

Có bao nhiêu loại mã OTP?

Có 4 loại mã OTP bao gồm SMS OTP (phổ biến nhất), Thiết bị Token, Token App (ví dụ: Google Authenticator) và Smart OTP.

Làm gì khi điện thoại đăng ký mã OTP bị đánh cắp?

Bạn cần liên hệ các ngân hàng để khóa chức năng thanh toán online tạm thời để đảm bảo không bị lợi dụng thanh toán.

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Bạn đang cần tìm nguồn tài chính ngắn hạn để kinh doanh, triển khai các chiến lược tiếp thị, mua hàng hóa? Jenfi cung cấp nguồn tài chính lên đến 10 tỷ VND với quy trình thẩm định đơn giản, giúp bạn tiếp cận nguồn vốn trong 5 ngày làm việc. Không thế chấp, lãi suất cực kỳ cạnh tranh. Đăng ký ngay!

Những Quyền Lợi từ Quỹ Đầu Tư Jenfi gồm

  • 📈 | Cung cấp vốn ngắn hạn lên đến 12 tháng
  • 💰 | Huy động lên đến 10 tỷ VND
  • 🏠 | Không thế chấp tài sản
  • 📚 | Quy trình đơn giản, giải ngân trong 5 ngày làm việcjenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Cách chuyển tiền điện thoại từ thuê bao này sang thuê bao khác

Open post

Chuyển tiền điện thoại: Cách chuyển tiền điện thoại từ 3 nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone

Nicky Minh

CTO and co-founder

Kiếm Tiền Online: Top 5 Cách Kiếm Tiền Online Tại Nhà, Hiệu Quả 2022

Open post
Kiếm Tiền Online Top 5 Cách Kiếm Tiền Online Tại Nhà, Hiệu Quả - jenfi.vn

Kiếm Tiền Online: Top 5 Cách Kiếm Tiền Online Tại Nhà, Hiệu Quả trong 2022

Jenfi - Cung cấp tài chính linh hoạt, không thế chấp!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 9 10 11 12 13 14

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top