Open post

Chỉ số ROA là gì? Cách xác định chỉ số ROA

Khi quản lý một doanh nghiệp, ROA là chỉ số vô cùng quan trọng, được đặc biệt quan tâm trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản mang lại lợi nhuận cho công ty. Để hiểu rõ hơn về khái niệm ROA là gì, cũng như nắm được ý nghĩa và cách xác định chỉ số ROA, hãy cùng Jenfi.vn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết này.

Chỉ số ROA là gì? 

roa là gì

ROA - tên gọi đầy đủ là Return On Assets, được hiểu là tỷ suất sinh lời tính trên tổng tài sản. ROA là chỉ số thể hiện được hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản kinh doanh. Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định đầu tư. 

Cách xác định chỉ số ROA

roa là gì

Công thức để tính chỉ số ROA như sau:

ROA = Lợi nhuận sau thuế ( Earnings) / Tài sản ( Assets) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế chính là lợi nhuận ròng của cổ phiếu thường. ( Lợi nhuận sau thuế = tổng thu - tổng chi - thuế thu nhập doanh nghiệp )
  • Tài sản: tổng số lượng tài sản bình quân của công ty/ doanh nghiệp. ( Tổng tài sản = vốn chủ sở hữu + nợ)
  • Đơn vị tính của ROA là %. 

Ví dụ: Công ty A có thu nhập ròng khoảng 1 tỷ. Tổng tài sản hiện tại công ty đang sở hữu là 5 tỷ. Vậy chỉ số ROA - tỷ suất sinh lời của công ty A là ⅕ x 100% = 20%. Một công ty B khác có thu nhập cũng là 1 tỷ, nhưng tổng tài sản là 10 tỷ, thì chỉ số ROA của công ty B là 1/10 x 100% = 10%. So sánh giữa công ty A và công ty B thì công ty A hoạt động hiệu quả hơn, có thể tiềm năng đầu tư hơn công ty B. 

Ý nghĩa của chỉ số ROA

roa là gì

Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả thông qua hoạt động quản lý tài sản và đầu tư sinh lời của công ty. Thông qua chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể đánh giá được với 1 đồng tài sản đầu tư, thì công ty hoặc doanh nghiệp này có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. 

Nếu chỉ số ROA cao và ổn định trong thời gian dài tức là công ty đang hoạt động hiệu quả, có lãi, có tiềm năng phát triển. Từ đó nhà đầu tư có thể đánh giá và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của công ty/ doanh nghiệp. 

Ngoài ra, ROA cùng còn để so sánh hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp giữa nhiều mốc thời gian khác nhau. Tuy nhiên, khi đánh giá ROA qua các thời kỳ sẽ có nhiều sai số vì nó phải được đánh giá dựa trên cùng một cơ sở về chi phí, chính sách kế toán… 

Bên cạnh đó, ROA cũng được dùng để so sánh kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trong cũng một lĩnh vực. 

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào vốn đầu tư lớn thì ROA sẽ thấp hơn. Do đó, để so sánh giữa 2 công ty thì bạn không thể chỉ dựa vào chỉ số ROA giữa các ngành mà phải so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng 1 ngành.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt? 

roa là gì

Chỉ số ROA sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Lĩnh vực công ty đang tham gia hoạt động. Ví dụ, công ty hoạt động ngành công nghệ thông tin, không yêu cầu tài sản lớn thì ROA thường cao. Trong khi các công ty ngành công nghiệp nặng thường yêu cầu vốn lớn thì ROA tương đối thấp. 
  • So sánh ROA giữa các đối thủ kinh doanh cùng một ngành. Công ty hoặc doanh nghiệp nào có ROA lớn hơn chỉ số trung bình ngành thì tức là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả. 
  • So sánh kết quả ROA hiện tại và quá khứ. Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả khi chỉ số ROA của nó tăng trưởng qua các năm và cao hơn chỉ số trung bình ngành. 

Những lưu ý khi phân tích ROA

Khi đánh giá và phân tích chỉ số ROA, chúng ta cần chú ý đến dữ liệu và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 

Nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp tăng trưởng qua các năm tức là tín hiệu tốt, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Nhưng nếu chỉ số lúc tăng lúc giảm thì cần chú ý phân tích và xem xét kỹ hơn. 

Bên cạnh đó, khi tiến hành phân tích chỉ số ROA, bạn cũng cần phân tích kèm theo cả ROE, ROS, và tỷ lệ đòn bẩy tài chính để đánh giá chính xác hơn.

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

roa là gì

ROE - Return On Common Equity là tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, dùng để đánh giá khả năng sinh lời trên vốn của cổ đông. 

Chỉ số ROA và ROE có mối liên hệ tương quan với nhau qua mô hình phân tích Dupont, theo công thức tính Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu. 

Khi kết hợp cả chỉ số ROA và ROE, nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách chính xác hơn.

Kết luận

Chỉ số ROA là gì? ROA là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số ROA, chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, so sánh kết quả của các doanh nghiệp trong cùng một ngành.

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả cùng với tăng trưởng doanh số là phương thức giúp các startups, doanh nghiệp SME có thể phát triển và mở rộng nhanh hơn. Theo đó, Jenfi hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn cho các hoạt động tăng trưởng như Quảng cáo trực tuyến, mua hàng hóa… với lãi suất cạnh tranh mà không cần thế chấp tài sản. Điều này có nghĩa là bạn có nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh mà không phải mạo hiểm như các hình thức vay vốn truyền thống.

Đăng ký và thẩm định trong 3 phút với Jenfi tại đây

 

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
swift code là gì

Swift code là gì? Cập nhật mã Swift code các ngân hàng tại Việt Nam

swift code là gì

Khi thực hiện giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế tại ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng phải điền mã Swift Code. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ khái niệm Swift Code là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về Swift code và cập nhật danh sách mã Swift code các ngân hàng tại Việt Nam trong bài viết dưới dây.

Swift là gì? 

swift code là gì

Swift là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication. Đây là Hiệp hội Viễn thông Tài chính Ngân hàng toàn cầu được thành lập từ năm 1973. Chức năng và nhiệm vụ của hiệp hội này chính là kết nối tất cả các ngân hàng thành viên cho trong hiệp hội với nhau, hỗ trợ giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn. 

Tính đến nay, sau gần 50 năm hoạt động, Swift đã có tổng tất cả hơn 9000 ngân hàng, tổ chức tài chính trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ gia nhập vào hiệp hội. Để trờ thành thành viên của hiệp hội, các tổ chức tài chính cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện yêu cầu của Swift. Tại Việt Nam, đa số các ngân hàng thương mại đều đã đủ điều kiện tham gia vào Swift.

Swift Code là gì? 

swift code là gì

Swift Code là gì? Swift Code hay còn  gọi là BIC - Business Identifier Codes được hiểu là mã định danh của một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính thành viên của Swift. Khi thực hiện các giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế giữa các ngân hàng sẽ sử dụng Swift code để máy tính có thể nhận biết và xử lý tự động giao dịch một cách nhanh chóng. 

Mã Swift Code có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng tham gia trong hiệu hội Swift:

  • Tạo chuẩn mực chung của các ngân hàng và tổ chức tài chính, mang lại tính đồng nhất, đảm bảo lợi ích cho khách hàng.
  • Hỗ trợ thực hiện giao dịch quốc tế nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn các hình thức khác.
  • Hệ thống xử lý thông qua mã định danh có thể thực hiện số lượng giao dịch lớn trong cùng 1 thời điểm.
  • Giao dịch an toàn, bảo mật.

Quy ước chung của Swift Code là gì? 

Mã Swift Code định danh ngân hàng thường sẽ có 8 hoặc 11 ký tự. Quy ước chung khi đặt mã Swift Code như sau:

  • Mã Swift Code có dạng: AAAA BB CC DDD.
  • 4 ký tự đầu AAAA quy ước là tên giao dịch quốc tế viết tắt của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, chỉ sử dụng các chữ cái từ A-Z trong bảng chữ Alphabet quốc tế. 
  • 2 ký tự tiếp theo BB quy ước là tên tiếng Anh viết tắt của quốc gia, được sử dụng theo tiêu chuẩn ISO 3166-1 alpha-2. Chúng ta có thể hiểu là, đối với ngân hàng ở Việt Nam thì ký tự BB luôn luôn là VN.
  • 2 ký tự tiếp theo CC quy ước là mã nhận diện địa phương, có thể bao gồm cả chữ cái và số. Các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thường có mã CC là VX.
  • 3 ký tự cuối cùng DDD quy ước là mã nhận diện chi nhánh thực hiện giao dịch của ngân hàng, có thể gồm cả chữ và số. Ví dụ như chi nhánh BIDV Cầu Giấy có mã DDD là 215 ( Mã Swift Code của ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy đầy đủ là BIDVVNVX215.

Ở Việt Nam, các ngân hàng hầu như đầu sử dụng mã Swift Code có 8 ký tự. Lý do là vì với loại mã Swift Code 11 ký tự sẽ có thêm mã chi nhánh DDD, mà ở Việt Nam, một ngân hàng có rất nhiều phòng giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc. 

Swift Code dùng để làm gì? 

Mã Swift Code có chức năng là:

  • Giúp xác định được thông tin về địa chỉ, chi nhánh, ngân hàng và quốc gia thực hiện giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế.
  • Hỗ trợ xử lý giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn, bảo mật.
  • Nếu xảy ra lỗi trong quá trình chuyển nhận tiền thì nhờ có mã Swift Code ngân hàng có thể hỗ trợ khắc phục đơn giản và nhanh gọn.
  • Bảo mật thông tin khi thực hiện thanh toán online trên sàn thương mại điện tử. 

Chuyển tiền quốc tế thông qua mã Swift Code

Để thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế sử dụng mã Swift Code, khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục:

  • CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.
  • Giấy tờ chứng minh mục đích chuyển tiền ( chuyển học phí, chuyển tiền khám chữa bệnh, chuyển tiền cho người thân ở nước ngoài…).
  • Giấy đề nghị chuyển tiền in theo mẫu quy định của ngân hàng. 

Phí giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế qua Swift Code thường dao động từ 10 đến 50 USD tùy từng ngân hàng. Người nhận có thể nhận được tiền sau 15 đến 30 phút.

Bảng danh sách mã Swift Code của ngân hàng tại Việt Nam

Danh sách mã Swift Code của các ngân hàng tại Việt Nam được cập nhật mới nhất như sau:

 

Tên viết tắt Tên ngân hàng Tên Tiếng Anh Mã Swift Code
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development VBAAVNVX
ACB Ngân hàng Á Châu Asia Commercial Bank ASCBVNVX
ANZ Ngân hàng TNHH 1 thành viên ANZ Australia and New Zealand Banking Group ANZBVNVX
ABBank Ngân hàng An Bình An Binh Commercial Joint Stock Bank ABBKVNVX
Bảo Việt Bank Ngân hàng Bảo Việt Baoviet Bank BVBVVNVX
Bắc Á Bank Ngân hàng Bắc Á North Asia Commercial Joint Stock Bank NASCVNVX
BIDV Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam BIDVVNVX
Citibank Ngân hàng Citibank Citibank Vietnam CITIVNVX
Đông Á Bank Ngân hàng Đông Á East Asia Commercial Joint Stock Bank EACBVNVX
Eximbank Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank EBVIVNVX
HDBank Ngân hàng phát triển Tp. HCM HCM City Development Joint Stock Bank HDBCVNVX
HoleongBank Ngân hàng HongLeong Hong Leong Bank Vietnam HLBBVNVX
KienlongBank Ngân hàng Kiên Long Kien Long Commercial Joint Stock Bank KLBKVNVX
LienVietPostBank Ngân hàng LienVietPostBank Lien Viet Post Joint Stock Commercial Bank LVBKVNVX
MBBank Ngân hàng quân đội Military Commercial Joint Stock Bank MSCBVNVX
Maritime Bank Ngân hàng Maritime Việt Nam Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank MCOBVNVX
NamABank Ngân hàng Nam Á Nam A Commercial Joint Stock Bank NAMAVNVX
NCB Ngân hàng Quốc dân National Citizen Commercial Bank NVBAVNVX
OCB Ngân hàng Phương Đông Orient Commercial Joint Stock Bank ORCOVNVX
OceanBank Ngân hàng Đại Dương Ocean Commercial One Member Limited Library Bank OJBAVNVX
PVcomBank Ngân hàng Đại Chúng Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank WBVNVNVX
PGBank Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Việt Nam Petrolimex Group Commercial Joint Stock Bank PGBLVNVX
SaigonBank Ngân hàng Sài Gòn Công thương Saigon Bank for Industry and Trade SBITVNVX
Sacombank Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank SGTTVNVX
SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Saigon Commercial Bank SACLVNVX
SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội Saigon- Ha Noi Commercial Joint Stock Bank SHBAVNVX
SeaBank Ngân hàng Đông Nam Á SouthEast Asia Commercial Joint Stock Bank SEAVVNVX
Techcombank Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam Vietnam Technology and Commercial Joint Stock Bank VTCBVNVX
TPBank Ngân hàng Tiên Phòng Tienphong Commercial Joint Stock Bank TPBVVNVX
VIB Ngân hàng Quốc tế Vietnam International Commercial Joint Stock Bank VNIBVNVX
Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam BFTVVNVX
Vietinbank Ngân hàng Công thương Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade ICBVVNVX
Vietcapital Bank Ngân hàng Bản Việt Vietcapital Commercial Joint Stock Bank VCBCVNVX
VPBank Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank VPBKVNVX
IndovinaBank Ngân hàng Indovina Indovina Bank LTD. IABBVNVX
HSBC Ngân hàng HSBC HSBC Private International Bank HSBCVNVX

Kết luận

Hy vọng thông qua bài viết trên, khách hàng đã có thể hiểu rõ hơn về khái niệm Swift Code là gì? Mã Swift Code là mã vô cùng quan trọng trong giao dịch chuyển nhận tiền quốc tế. Khi thực hiện giao dịch, khách hàng có thể tra mã Swift Code của một số ngân hàng trong bảng trên.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
irr la gi jenfi

Chỉ số IRR là gì? Công thức tính chỉ số IRR?

IRR là khái niệm thường gặp trong các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là một chỉ số giúp nhà đầu tư phân tích được khả năng lợi nhuận cũng như đánh giá hiệu quả của một số dự án. Vậy chỉ số IRR là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi.vn tìm hiểu về ý nghĩa của IRR và cách tính IRR chính xác nhất. 

IRR là gì? 

irr là gì 

IRR là viết tắt của cụm từ Internal Rate Of Return, được hiểu là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. 

Nói một cách dễ hiểu, IRR chính là lãi suất hiệu quả đầu tư, là lợi nhuận thu về của một dự án mà doanh nghiệp thực hiện. 

Ví dụ một dự án có IRR = 20% tức là dự án này có tỷ lệ hoàn vốn đạt 20% trong cả quá trình đầu tư thực hiện dự án.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể hiểu IRR là tỷ suất lợi nhuận kép hàng năm dự kiến của một dự án đầu tư. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào con số này để ước tính được khả năng sinh lời của dự án, có nên đầu tư vào dự án hay không. 

Trong phân tích dòng tiền chiết khấu, chỉ số IRR còn là tỷ lệ chiết khấu, làm cho giá trị hiện tại ròng NPV của tất cả các dòng tiền các dự án mà doanh nghiệp đang thực hiện bằng 0. 

Khi tính IRR, sẽ loại trừ đi các yếu tố tác động bên ngoài như lạm phát, chi phí vốn, vì vậy IRR là con số mang tính chất nội bộ. 

Ý nghĩa của chỉ số IRR

Chỉ số IRR có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư.

  • Nếu chỉ số IRR lớn hơn hoặc bằng vốn đầu tư dự án thì có nghĩa là dự án đó có khả năng sinh lợi nhuận. Ngược lại, chỉ số IRR nhỏ hơn vốn, tức là dự án không thực sự khả thi vì có thể sẽ bị lỗ.
  • Nếu doanh nghiệp có nhiều dự án, ban lãnh đạo sẽ dựa vào kết quả phân tích chỉ số IRR của các dự án trên cơ sở tương đối đồng đề để tiến hành thực hiện dự án theo thứ tự IRR từ cao đến thấp, tức là dự án nào có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn thì thực hiện trước. 
  • Ngoài ra, IRR cũng sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chỉ tập trung vào 1 dự án có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất hay chia nhỏ số vốn ra để thực hiện nhiều dự án khác nhau trong cùng một thời điểm. 

Đánh giá ưu nhược điểm của chỉ số IRR

irr là gì

Ưu điểm Nhược điểm
  • Cách tính theo tỷ lệ phần trăm, không phụ thuộc vào vốn đầu tư.
  • Nhà đầu tư có thể dựa vào chỉ số IRR để so sánh, đánh giá dự án nào có tiềm năng, có khả năng sinh lời hơn.
  • Giúp chủ dự án đưa ra kế hoạch, chiến lược phát triển dự án để tăng hiệu quả dự án. 
  • Nhà đầu tư có thể biết được tỷ lệ lãi suất cao nhất của một dự án có thể đạt được để đánh giá cơ hội đầu tư. 
  • Quá trình tính toán IRR có thể dự theo số liệu giả định, dẫn đến sai lệch và khiến nhà đầu tư có thể đánh giá sai hiệu quả của dự án, bỏ lỡ cơ hội đầu tư sinh lời hiệu quả. 
  • Đối với một số dự án nguồn vốn không ổn định, nhiều nguồn vốn khác nhau, tỷ lệ chiết khấu không đồng đều thì chỉ số IRR không hoàn toàn tối ưu. 
  • Do công thức tính IRR có phụ thuộc và NPV - giá trị hiện tại thuần nên nếu NPV không ổn định, số liệu chưa chính sách thì kết quả IRR cũng sẽ có sai số. 

Công thức tính IRR là gì?

irr là gì

Công thức để tính chỉ số IRR là:

IRR = r1 + NPV1NPV1 - NPV2  (r2 – r1)

Trong đó: 

  • r1  là tỷ suất chiết khấu có giá trị nhỏ hơn.
  • r2  là tỷ suất chiết khấu có giá trị lớn hơn
  • NPV1 - Net Present Value: Giá trị hiện tại thuần dương nhưng gần với mức 0 và được tính theo r1 
  • NPV2: Giá trị hiện tại thuần âm nhưng gần với mức 0 và tính theo r2  

Ngoài ra, chúng ta có thể tính IRR theo một công thức khác. Vì IRR còn là giá trị chiết khấu khiến cho NPV của dòng tiền bằng 0, cho nên ta có thể tính IRR theo giá trị của phương trình NPV = 0. Cụ thể như sau: 

Trong đó:

  • t là thời gian tính dòng tiền. 
  • n là thời gian thực hiện toàn bộ dự án. 
  • r là tỷ lệ chiết khấu.
  • Ct là dòng tiền thuần tại mốc thời gian t.
  • C0 là chi phí ban đầu khi thực hiện dự án. 

Mặt hạn chế của chỉ số IRR

irr là gì

Điểm hạn chế của chỉ số IRR chính là nó không thể đo lường được chính xác tuyệt đối lợi nhuận của dự án đầu tư. 

Hiểu chính xác là cách tính IRR có thể khiến nhà đầu tư đánh giá nhầm hiệu quả của một số dự án khi so sánh với nhau, có thể ưu tiên dự án nhỏ hơn những dự án lớn. Từ đó dẫn đến trường hợp bỏ lỡ một số dự án có lợi nhuận tốt hơn. 

Do đó, khi đánh giá IRR, nhà đầu tư cũng cần quan tâm để NPV.

Một điểm hạn chế nữa của IRR là nó bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian. Tức là:

  • Dự án có thời gian ngắn hạn có thể sẽ cho ra kết quả chỉ số IRR cao, khiến chúng ta đánh giá nhầm đây là dự án tiềm năng nhưng thực tế NPV của dự án này có thể sẽ thấp.
  • Dự án có thời gian dài hạn mà tính ra chỉ số IRR thấp nhưng lợi nhuận ổn định và có thể giúp doanh nghiệp có thể khoản tiền lời theo thời gian. 

Kết luận

Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về bản chất IRR là gì? Chỉ số IRR là  tỷ suất hoàn vốn nội bộ không phụ thuộc vào lạm phát, chi phí vốn hoặc các tác động bên ngoài. Nó chính là cơ sở để nhà đầu tư có thể đánh giá được hiệu quả và khả năng sinh lời của một dự án.

Cùng Jenfi khám phá thêm chuỗi bài viết về kinh doanh căn bản để vận hành doanh nghiệp của bạn hiệu quả hơn. Đăng ký bài viết từ Jenfi để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào nhé!

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?

Open post
chứng chỉ quỹ là gì

Chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không?

Chứng chỉ quỹ là gì? Ưu điểm của đầu tư chứng chỉ quỹ so với đầu tư cổ phiếu là gì? Danh sách các Quỹ đầu tư phổ biến dành cho nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam.

chứng chỉ quỹ là gì

Khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính, nhà đầu tư sẽ có thể giao dịch sản phẩm chứng chỉ quỹ. Đây được đánh giá là sản phẩm giao dịch hấp dẫn được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm chú ý. 

Để nhà đầu tư đặc biệt là những người mới tham gia thị trường hiểu rõ được khái niệm chứng chỉ quỹ là gì? Có nên đầu tư chứng chỉ quỹ không? Bạn hãy tham khảo thông tin tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Chứng chỉ quỹ là gì? 

Chứng chỉ quỹ được biết đến là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư khi góp vốn và một quỹ đại chúng của một tổ chức nào đó phát hành. 

Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư được nhiều nhà đầu tư góp chung vốn để cùng đầu tư vào chứng khoán hoặc tài sản khác để kiếm lợi nhuận. 

Bất kể khi nào bạn đầu tư vào quỹ đại chúng của một tổ chức thì bạn sẽ phải mua chứng chỉ quỹ để xác nhận đã góp vốn vào quỹ. 

Sự khác nhau của chứng chỉ quỹ và cổ phiếu

chứng chỉ quỹ là gì

Chứng chỉ quỹ cũng là một sản phẩm giao dịch nhưng không giống với cổ phiếu. Chứng chỉ quỹ khác cổ phiếu ở những điểm trong bảng sau:

  • Chứng chỉ quỹ là chứng nhận quyền sở hữu cổ phần góp vốn vào quỹ đại chúng đầu tư của một tổ chức. Còn cổ phiếu là cách mà công ty/ doanh nghiệp huy động vốn.
  • Người sở hữu chứng chỉ quỹ sẽ không có quyền quyết định hoặc quản lý quỹ mà chỉ có người đứng đầu quỹ đại chúng mới có thể quyết định hoạt động của quỹ. Nếu đầu tư vào cổ phiếu, nhà đầu tư có quyền tự do quản lý, quyết định mua bán cổ phiếu. 
  • Đầu tư chứng chỉ quỹ thì công ty quản lý quỹ sẽ quyết định toàn bộ hoạt động của quỹ để đầu tư sinh lời, nhà đầu tư chỉ cần góp vốn và nhận lãi suất. Còn khi đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư phải tự xem xét, nghiên cứu thị trường, quyết định đầu tư, giao dịch mua bán để sinh lời. 

Lợi ích của chứng chỉ quỹ 

Rất nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới đặc biệt ưu ái sản phẩm chứng chỉ quỹ là vì:

  • Nhà đầu tư không cần hiểu biết quá nhiều về kinh tế thị trường, tài chính chứng khoán, thì vẫn có thể đầu tư chứng chỉ quỹ và nhận lãi suất. Những người đứng đầu của quỹ đại chúng là người có kinh nghiệm, kiến thức, nắm rõ thị trường, sẽ thay bạn quyết định dự án đầu tư với tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
  • Nhà đầu tư có thể tránh được những biến động bất ổn của thị trường, hạn chế được rủi ro. 
  • Đầu tư chứng chỉ quỹ dài hạn cũng giúp giảm tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư thấp hơn khi đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán ngắn hạn. 
  • Chứng chỉ quỹ có tính thanh khoản cao. Tức là nhà đầu tư có thể rút một phần vốn hoặc toàn bộ vốn đã đầu tư bất cứ lúc nào.
  • Đảm bảo có nguồn thu nhập thụ động thường xuyên, ổn định. 

Cách chọn chứng chỉ quỹ hiệu quả 

Khi chọn chứng chỉ quỹ để đầu tư, bạn nên chú ý những tiêu chí đánh giá sau:

  • Thông tin quỹ công khai minh bạch: Nhà đầu tư nên chọn những quỹ đại chúng công khai các thông tin về danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư và chi phí… để có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của quỹ và lợi nhuận thực tế. 
  • Lợi nhuận đầu tư của quỹ: Điểm quan trọng nhất khi lựa chọn chứng chỉ quỹ chính là lợi nhuận của các dự án mà quỹ đã thực hiện trước đó. Nhà đầu tư nên lựa chọn các loại quỹ có lợi nhuận trong dài hạn, hiệu quả đầu tư tốt được thể hiện trong báo cáo hoạt động thường niên của quỹ. 
  • Chiến lược đầu tư của quỹ: Nhà đầu tư đánh giá chiến lược đầu tư của quỹ để lựa chọn quỹ hoạt động và danh mục đầu tư có tiềm năng.
  • Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Người đứng đầu của quỹ sẽ là người trực tiếp quyết định các hoạt động đầu tư của quỹ. Bạn nên chọn quỹ đại chúng có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, giàu kiến thức, am hiểu thị trường để có thể đưa ra quyết định đầu tư vào dự án có hiệu quả, thu về lợi nhuận tốt. 

Một số quỹ mở đầu tư uy tín tại Việt Nam 

chứng chỉ quỹ là gì

Nhà đầu tư có thể tham khảo 7 loại chứng chỉ quỹ phổ biến và lợi nhuận ổn định nhất trên thị trường tài chính hiện nay như:

  • Chứng chỉ quỹ Vndirect: thuộc nhóm cổ phiếu VN30, vốn hóa lớn, nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận từ sự phát triển của kinh tế.
  • Chứng chỉ quỹ Techcombank: thuộc nhóm chứng chỉ trái phiếu, lợi nhuận lâu dài nhận được từ trái phiếu, tiền gửi, tín phiếu…
  • Chứng chỉ quỹ SSI: quỹ của công ty TNHH Quản lý quỹ SSI, giá trị tối thiểu 2 triệu đồng, không giới hạn thời gian hoạt động, mang lại thu nhập dài hạn.
  • Chứng chỉ quỹ VNDAF: do đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm quản lý, đầu tư vào nhóm cổ phiếu VN30, mang lại lãi suất tốt cho nhà đầu tư.
  • Chứng chỉ quỹ ETF: nhà đầu tư sẽ nhận lợi nhuận từ trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa..
  • Chứng chỉ VCBF: quỹ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 
  • Chứng chỉ quỹ VFM: quỹ của Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Việt Nam, danh mục đầu tư đa dạng, lợi nhuận tốt, giảm tỷ lệ rủi ro. 

Cách giao dịch chứng chỉ quỹ như thế nào? 

Để đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tiến hành mở tài khoản tại sàn giao dịch của một công ty hỗ trợ giao dịch ký quỹ uy tín trên thị trường.
  • Bước 2: Điền chính xác các thông tin yêu cầu trên phiếu đăng ký mua chứng chỉ quỹ rồi gửi cho đại lý.
  • Bước 3: Thanh toán số tiền vốn mua chứng chỉ quỹ qua ngân hàng.
  • Bước 4: Nhà đầu tư nhận được kết quả giao dịch sau khoảng 3 ngày làm việc. 

Để bán chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư thực hiện theo hướng dẫn:

  • Bước 1: Điền thông tin vào phiếu đăng ký bán chứng chỉ quỹ và gửi cho đại lý.
  • Bước 2: Sàn thông báo kết quả giao dịch.
  • Bước 3: Tiền bán chứng chỉ quỹ sẽ được chuyển về tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư. 

Những điều cần lưu ý khi đầu tư chứng chỉ quỹ 

Đầu tư chứng chỉ quỹ có rất nhiều lợi ích và mang lại lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào người đứng đầu điều hành quỹ ( một dạng đầu tư ủy thác). Do đó, khi đầu tư chứng chỉ quỹ cần phải chú ý những điều như: 

  • Giá trị tài sản ròng trên một đơn vị chứng chỉ quỹ để đánh giá được hiệu quả hoạt động của quỹ. Từ đó mới quyết định có nên đầu tư vào quỹ đại chúng này hay không. 
  • Tìm hiểu thông tin về công ty hoặc tổ chức quản lý quỹ để lựa chọn công ty quản lý uy tín, dày dặn kinh nghiệm, hoạt động nhiều dự án lợi nhuận tốt. 
  • Dù chứng chỉ quỹ là hình thức đầu tư khá an toàn nhưng vẫn có thể có khả năng rủi ro. Bạn nên cân nhắc kỹ và đầu tư số vốn mà mình có thể chấp nhận được nếu xảy ra rủi ro nếu không may thị trường biến động.

Kết luận 

Như vậy qua bài viết này, nhà đầu tư đã có thể hiểu rõ hơn về khái niệm chứng chỉ quỹ là gì. Đây là một sản phẩm giao dịch chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư khi góp vốn vào quỹ đại chúng của một tổ chức nào đó với mục đích mang lại lợi nhuận lâu dài.

Nicky Minh

CTO and co-founder

1 bath bằng bao nhiêu tiền Việt? Đổi bath Thái ở đâu được giá cao?

Open post
1 Bath Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt

1 bath bằng bao nhiêu tiền Việt? Đổi bath Thái ở đâu được giá cao?

1 bath bằng bao nhiêu tiền việt - jenfi.vn

Nếu bạn đang có nhu cầu đi du lịch, du học hoặc làm việc, lao động tại Thái Lan hoặc ngược lại, gửi tiền từ Thái Lan về Việt Nam thì bạn cần phải đổi tiền Thái sang tiền Việt. Ở Thái Lan, đơn vị tiền tệ tính theo bath. Tỷ giá hiện tại 1 bath bằng bao nhiêu tiền Việt? Nên đổi bath Thái ở đâu được giá cao nhất? Theo dõi để cập nhật ngay qua thông tin dưới đây. 

Giới thiệu về bath Thái 

1 bath bằng bao nhiêu tiền việt

Bath là đơn vị tiền tệ chính thức đang lưu hành tại Thái Lan. Ký hiệu của bath là THB. Tại Thái Lan, hiện đang lưu hành tiền bath với 2 loại là tiền giấy và tiền xu. 

  • Tiền xu có mệnh giá thấp là 1 bath, 2 bath, 5 bath, và 10 bath, thường dùng để mua bán hàng hóa, dịch vụ, trả tiền tàu xe..
  • Tiền giấy có mệnh giá cao hơn là 20 bath ( đồng tiền màu xanh lá cây), 50 bath ( đồng tiền màu xanh da trời), 100 bath ( đồng tiền màu đỏ), 500 bath ( đồng tiền màu đỏ tía), 1000 bath ( đồng tiền màu trắng). 

1 bath bằng bao nhiêu tiền việt

1 bath bằng bao nhiêu tiền Việt?

Cập nhật mới nhất tỷ giá bath Thái hiện tại là:

1 bath Thái = 687,59 VND

Như vậy, theo các mệnh giá tiền xu và tiền giấy đang lưu hành ta có:

  • 2 bath Thái Lan = 1.375,18 VND
  • 5 Bath Thái Lan = 3.437,96 VND
  • 10 Bath Thái Lan = 6.875,92 VND
  • 20 Bath Thái Lan = 13.751,83 VND
  • 50 Bath Thái Lan = 34.379,58 VND
  • 100 Bath Thái Lan = 68.759,15 VND
  • 500 Bath Thái Lan = 343.795,75 VND
  • 1000 Bath Thái Lan = 687.591,50 VND

Đổi Bath ở đâu giá cao nhất?

1 bath bằng bao nhiêu tiền việt

Bạn có thể đổi tiền Bath Thái Lan tại Việt Nam và kể cả tại Thái Lan khi cần nếu đang đi du lịch và muốn đổi tiền. 

Đổi tiền Bath Thái ở Việt Nam 

Để đổi tiền ngoại tệ nói chung và tiền Bath Thái Lan nói riêng thì ngân hàng chính là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy nhất. Dưới đây là bảng cập nhật tỷ giá quy đổi Bath Thái Lan tại một số ngân hàng thương mại.

Ngân hàng Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán tiền mặt Bán chuyển khoản
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB 677,00 699,00
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank 658,00 661,00 706,00
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bảo Việt BaoVietBank 675,20 699,41
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 646,89 653,43 713,41
Ngân hàng TMCP Đông Á DongA Bank 620,00 670,00 690,00 690,00
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Eximbank 660,00 677,00 700,00
Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu GPBank 629,00 735,00
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh HDBank 674,63 676,64 699,11
HSBC 663,00 663,00 711,00 711,00
Indovina 682,30 712,00
Ngân hàng TMCP Kiên Long Kienlongbank 662,00 700,00
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam MSB 659,00 710,00
Ngân hàng Quân đội MB 655,54 662,16 701,72 701,72
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân NCB 608,00 678,00 706,00 709,00
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông OCB 713,00
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex PGBank 671,00 701,00
Public Bank 602,00 670,00 701,00 701,00
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank 661,00 752,00 747,00
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank 634,00 654,00 721,00 716,00
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội SHB 649,00 671,00 716,00
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Techcombank 604,00 667,00 719,00
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong TPBank 700,87
Ngân hàng United Overseas Bank UOB 651,00 668,00 703,00
VietCapitalBank 600,00 668,00 703,00
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank 605,28 672,54 698,42
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VietinBank 633,52 677,86 701,52
Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga VRB 655,34 720,91

 

Đổi tiền Bath Thái ở Thái Lan

Bạn có thể đổi tiền ngay tại sân bay, tuy nhiên phí đổi tại sân bay khá cao. Một số địa chỉ đổi tiền Bath Thái uy tín, giấy tờ hoạt động hợp pháp và giá tốt nhất ở địa chỉ sau:

  • SuperRich 1965 Co, Ltd ở địa chỉ 97/11 GJA001 Suite Ground Floor Big-C Supercenter, Ratchadamri Rd., Lumpini, Pathumwan, Bangkok. Thời gian hoạt động: Từ 10:00 đến 21:00, từ thứ 2 đến chủ nhật.
  • Sukhumvit ở địa chỉ Soi Sukhumvit 22, Khlong Toei Bangkok. Thời gian hoạt động: Từ 10:00 đến 21:00, từ thứ 2 đến chủ nhật.
  • Silom ở địa chỉ Suriyawong, Bang Rak, Bangkok. Thời gian hoạt động: Từ 10:00 đến 22:00, từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Central World Plaza ở đỊa chỉ: 47/11-13 Ratchadamri Rd, Pathumwan Bangkok. Thời gian hoạt động: Từ 09:00 đến 18:00, từ thứ 2 đến thứ 7

Một số lưu ý khi đổi tiền Bath Thái

1 bath bằng bao nhiêu tiền việt

Khi đi du lịch, làm việc hoặc du học tại Thái Lan, luật pháp tại Thái Lan quy định chỉ được phép mang tối thiểu 20.000 Bath ( tương ứng 700 USD) và tối đa là 5.000 USD tiền mặt khi nhập cảnh. Ngoài ra, khi chi tiêu nếu không đủ, bạn có thể thanh toán quẹt thẻ tín dụng quốc tế vẫn được chấp nhận tại rất nhiều điểm mua sắm tại Thái Lan. 

Kết luận 

Như vậy, thông qua bài viết này, chúng ta đã biết được tỷ giá 1 bath bằng bao nhiêu tiền Việt. Theo cập nhật tỷ giá mới nhất, 1 Bath = 687,59 VND. Bạn nên tham khảo tỷ giá trước khi có khi ý định du lịch hoặc sang Thái Lan làm việc, du học để chuẩn bị một số tiền mặt cầm theo. 

Đọc Thêm:

Nicky Minh

CTO and co-founder

Hướng Dẫn Các Cách Chuyển Tiền Qua Tài Khoản Nhanh Nhất

Open post
Cách chuyển tiền qua tài khoản - jenfi.vn

Cách chuyển tiền qua tài khoản: Hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản người khác qua ATM, Internet Banking, Mobile Banking, ví điện tử, Momo, Zalopay,VNpay

 

cách chuyển tiền qua tài khoản - jenfi.vn

Chuyển nhận tiền là một trong những giao dịch thiết yếu, được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ 4.0 ứng dụng vào dịch vụ ngân hàng, chúng ta có thể thực hiện chuyển tiền qua tài khoản bằng nhiều cách khác nhau. Hãy cùng Jenfi Capital tham khảo hướng dẫn cách chuyển tiền qua tài khoản nhanh nhất trong bài viết dưới đây. 

Cách chuyển tiền qua tài khoản bằng dịch vụ ngân hàng 

Ngân hàng cung cấp nhiều phương thức khác nhau để hỗ trợ khách hàng có thể chuyển tiền qua tài khoản người khác một cách nhanh chóng.

Có 4 cách chuyển tiền qua tài khoản đó là chuyển tiền tại quầy giao dịch, chuyển tiền tại cây ATM, chuyển tiền qua dịch vụ Internet Banking hoặc chuyển qua Mobile Banking. 

Cách chuyển tiền vào tài khoản người khác tại quầy giao dịch 

Chuyển tiền tại quầy là cách truyền thống mà chúng ta thường sử dụng khi có nhu cầu chuyển tiền vào tài khoản. Bạn có thể chuyển vào tài khoản cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tới chi nhánh/ phòng giao dịch ngân hàng gần nhất, xếp hàng chờ tới lượt phục vụ.
  • Bước 2: Điền mẫu phiếu nộp tiền do giao dịch viên cấp các thông tin liên quan đến họ tên người nhận, số tài khoản nhận, ngân hàng nhận tiền, họ tên người gửi tiền, số điện thoại, số CMND/CCCD, địa chỉ và số tiền muốn chuyển, nội dung chuyển tiền. 
  • Bước 3: Nộp tiền kèm phí chuyển tiền và nhận biên lai giao dịch. Tiền sẽ được chuyển tới tài khoản người nhận trong giờ làm việc hành chính. Lưu ý nên giữ lại biên lai đề phòng trường hợp xảy ra lỗi trong quá trình chuyển tiền thì có thể xuất trình biên lai cho giao dịch viên kiểm tra và hỗ trợ khắc phục lỗi.

Cách chuyển tiền vào tài khoản người khác qua cây ATM 

Khi bạn có thẻ ngân hàng, bạn có thể thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của người khác tại cây ATM theo các bước:

  • Bước 1: Đến cây ATM gần nhất, đút thẻ vào khay theo đúng chiều.
  • Bước 2: Chọn ngôn ngữ ( tiếng Anh hoặc tiếng Việt), nhập mã PIN của thẻ. 
  • Bước 3: Chọn dịch vụ “Chuyển tiền”, chuyển cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng.
  • Bước 4: Nhập số tài khoản người nhận, ngân hàng nhận và số tiền cần chuyển và nhấn “Enter”
  • Bước 5: Chờ giao dịch được thực hiện và có kết quả thành công trên màn hình. Có thể in biên lai hoặc không, kết thúc giao dịch và nhận lại thẻ ATM. 

Cách chuyển tiền vào tài khoản người khác qua Internet Banking 

cách chuyển tiền qua tài khoản

Đây là hình thức chuyển tiền nhanh dành cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking của ngân hàng. Khi đăng ký dịch vụ, ngân hàng sẽ cấp tài khoản và mật khẩu đăng nhập cho khách hàng. Các bước chuyển đơn giản như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào trang web ngân hàng điện tử. Nhập tài khoản và mật khẩu để đăng nhập.
  • Bước 2: Chọn phần “Chuyển tiền”. Bạn có thể chọn chuyển khoản cùng ngân hàng, chuyển khoản liên ngân hàng ( nhận tiền trong giờ hành chính)  hoặc chuyển khoản nhanh 24/7 ( nhận tiền sau 1 phút). 
  • Bước 3: Nhập số tài khoản, ngân hàng nhận, tên người nhận, số tiền muốn chuyển, nội dung nếu có. 
  • Bước 4: Xác thực bằng mã OTP gửi về tin nhắn điện thoại hoặc mã smart OTP. 
  • Bước 5: Giao dịch thực hiện thành công. 

Cách chuyển tiền vào tài khoản người khác qua Mobile Banking

cách chuyển tiền qua tài khoản

Khách hàng đăng ký dịch vụ Mobile Banking sẽ phải tải ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng về điện thoại di động để thực hiện giao dịch. Phí chuyển khoản qua Mobile Banking là miễn phí với giao dịch cùng ngân hàng, có phí với giao dịch liên ngân hàng ( một số ngân hàng miễn hoàn toàn tất cả các giao dịch chuyển tiền). Các bước chuyển tiền qua Mobile Banking như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu do ngân hàng cấp. 
  • Bước 2: Vào mục “chuyển tiền”. Chọn chuyển cùng ngân hàng, khác ngân hàng hoặc chuyển khoản nhanh.
  • Bước 3: Nhập số tài khoản người nhận, chọn ngân hàng nhận tiền, số tiền cần chuyển, nội dung chuyển nếu cần. 
  • Bước 4: Nhập mã OTP hoặc smart OTP để xác thực giao dịch.
  • Bước 5: Giao dịch thành công có thông báo trên màn hình kèm mã giao dịch và các thông tin chi tiết về giao dịch. 

Cách chuyển tiền qua ví điện tử

cách chuyển tiền qua tài khoản

Sự phát triển của công nghệ xuất hiện rất nhiều loại ví điện tử trên thị trường hiện nay. Ví điện tử là một dạng tài khoản online dùng để thanh toán giao dịch trực tuyến có liên kết với tài khoản ngân hàng. Một số loại ví điện tử phổ biến hiện nay như ví Momo, ví Zalopay, ví VnPay.. đều cho phép người dùng có thể thực hiện chuyển tiền vào tài khoản người khác đơn giản và nhanh chóng. 

Chuyển tiền qua ví điện tử Momo

cách chuyển tiền qua tài khoản

Ví điện tử Momo được thành lập từ năm 2007, hiện đang hỗ trợ hơn 10 triệu người dùng thực hiện các giao dịch như thanh toán hóa đơn, chuyển nhận tiền, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay/tàu xe… Bạn có thể chuyển tiền tới ví Momo của người khác miễn phí hoặc thực hiện chuyển đến tài khoản ngân hàng khác. Các bước chuyển tiền vào tài khoản người khác qua ví điện tử Momo như sau:

  • Bước 1: Vào mục “chuyển tiền ngân hàng” tại Momo.
  • Bước 2: Chọn ngân hàng nhận tiền. 
  • Bước 3: Nhập số thẻ hoặc số tài khoản người nhận, số điện thoại người nhận, số tiền cần chuyển và lời nhắn nếu cần. Sau đó nhấn “ tiếp tục”.
  • Bước 4: Kiểm tra lại thông tin chuyển tiền và ấn “Xác nhận” để thực hiện giao dịch. Người nhận sẽ nhận được tiền sau 1 phút. Khách hàng sẽ được miễn phí 30 lượt chuyển tiền đến ngân hàng trong vòng 1 tháng với tổng số tiền chuyển tối đa 10 triệu đồng. 

Chuyển tiền qua ví điện tử Zalopay

cách chuyển tiền qua tài khoản

Ví điện tử ZaloPay ra mắt từ tháng 12 năm 2016, là một trong những loại ví có nhiều người dùng nhất và được cấp chứng chỉ bảo mật quốc tế ISO 27001. Bạn có thể chuyển tiền đến zalo bạn bè, đến tài khoản hoặc thẻ ngân hàng của 42 ngân hàng nội địa tại Việt Nam. Cách chuyển tiền qua tài khoản như sau:

  • Bước 1: Vào mục “Chuyển tiền” chọn chuyển tiền đến tài khoản.
  • Bước 2: Chọn ngân hàng nhận tiền, nhập số tài khoản nhận, tên người nhận, số tiền và lời nhắn không dấu không ký tự đặc biệt. Nhấn “tiếp tục”
  • Bước 3: Nhập mã xác thực OTP gửi về tin nhắn điện thoại và giao dịch thành công. Người nhận sẽ nhận được tiền ngay lập tức. Khách hàng sẽ được miễn phí 3 giao dịch chuyển tiền đến ngân hàng mỗi tháng. 

Chuyển tiền qua ví điện tử VNPay

Ví điện tử VNPay chính thức có mặt trên thị trường từ tháng 3 năm 2007, được coi là ví điện tử dành cho gia đình Việt với rất nhiều tiện ích chuyển nhận tiền, thanh toán hóa đơn, gọi taxi, đi chợ, giao hàng, đặt vé tàu xe, đặt phòng khách sạn… Tại ứng dụng VNPay, khách hàng sẽ chuyển nhận tiền bằng số điện thoại đã đăng ký sử dụng dịch vụ của ví VNPay. Trình tự thực hiện giao dịch chuyển tiền như sau:

  • Bước 1: Vào mục “Chuyển tiền” trong ví.
  • Bước 2: Nhập số điện thoại người nhận, số tiền cần chuyển và nội dung chuyển tiền. Nhấn “Tiếp tục”
  • Bước 3: Kiểm tra và xác nhận giao dịch. Chuyển tiền qua số điện thoại hoàn toàn được miễn phí.

Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng mã QR code trên ví VNPay để thực hiện chuyển nhận tiền bằng cách:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Mobile Banking và đăng nhập vào ứng dụng nếu đã đăng ký sử dụng.
  • Bước 2: Chọn tính năng QR Pay trên ứng dụng.
  • Bước 3: Quét mã VNPay để thực hiện giao dịch.
  • Bước 4: Nhập số tiền và xác nhận giao dịch. Cách này thường dùng khi thanh toán hóa đơn. VNPay sẽ có một số ưu đãi miễn giảm tiền khi thực hiện thanh toán qua mã QR. 

Kết luận 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chuyển tiền qua tài khoản người khác. Bạn có thể lựa chọn cách chuyển tiền phù hợp, giao dịch nhanh chóng, miễn phí giao dịch sử dụng Internet Banking, Mobile Banking hoặc một số loại ví điện tử.  

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Là Gì? Cách Mở Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Nhanh Chóng

Open post
Thẻ ghi nợ quốc tế là gì?

Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Là Gì? Cách Mở Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế Nhanh Chóng

thẻ ghi nợ quốc tế là gì - jenfi.vn

Hiện nay ngân hàng cung cấp rất nhiều loại thẻ cho khách hàng và một trong các thẻ giúp khách hàng thực hiện thanh toán trên toàn cầu đó là thẻ ghi nợ quốc tế.

Vậy thẻ ghi nợ quốc tế là gì? Liệu khi sử dụng thẻ này có đem lại lợi ích cho khách hàng hay không. Cùng Jenfi Capital tìm hiểu những thông tin cơ bản về thẻ ghi nợ quốc tế ngay trong bài viết dưới đây để xem khách hàng có nên mở thẻ ghi nợ hoặc cách mở thẻ ghi nợ như thế nào để an toàn và nhanh chóng nhất nhé.

Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ quốc tế là gì?

Thẻ ghi nợ là gì? Thẻ ghi nợ quốc tế là gì? - jenfi.vn

Thẻ ghi nợ là thẻ được khách hàng sử dụng trong các thanh toán thay thế cho các khoản tiền mặt. Khách hàng có thể sử dụng loại thẻ này như một thẻ tín dụng nhưng số tiền sẽ được thanh toán trực tiếp với tài khoản ngân hàng của khách hàng.

Và khách hàng phải thực hiện nạp tiền vào tài khoản thanh toán của mình thì mới có thể sử dụng thẻ.

Có hai loại thẻ đó là thẻ quốc tế và thẻ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế là khách hàng có thể sử dụng thẻ này trong thanh toán trên toàn cầu và khách hàng chỉ có thể sử dụng thẻ ghi nợ này nếu trong tài khoản thanh toán có sẵn tiền để đảm bảo việc thanh toán được thực hiện thành công.

Khi có thẻ này thì việc đi công tác hoặc đi du lịch ở nước ngoài, khách hàng có thể sử dụng để rút tiền một cách dễ dàng.

Tuy nhiên để mở được thẻ ghi nợ và sử dụng được trên khắp các nước, khách hàng phải đáp ứng được những điều kiện ví dụ như công dân Việt Nam phải đủ 18 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực, đối với người nước ngoài thì được phép sinh sống và làm việc theo những quy định chung của pháp luật Việt Nam thì được phép mở thẻ ghi nợ.

Ngoài ra, ngân hàng sẽ yêu cầu bạn có một số giấy tờ cần thiết khác khi đăng ký mở tài khoản, ví dụ: hộ chiếu bản chính,...

Hiện nay, tại các ngân hàng sẽ có những loại thẻ quốc tế được nhiều người sử dụng như thẻ MasterCard Debit, Visa Card Debit, thẻ JCB Debit,...  Và khi thực hiện mở thẻ này thì khách hàng có thể thực hiện giao dịch rút tiền với nhiều điểm ATM trên toàn thế giới.

Lợi ích và bất lợi khi sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế

thẻ ghi nợ quốc tế là gì

Hiện nay ngân hàng cung cấp rất nhiều loại thẻ ghi nợ, những ưu điểm của các thẻ ghi nợ trên quốc tế đem lại cho khách hàng như:

  • Khách hàng có thể thực hiện việc rút tiền ở bất kỳ đâu trên khắp thế giới.
  • Thực hiện các khoản thanh toán hóa đơn, thanh toán các khoản giao dịch trên internet
  • Khách hàng có thể đến ngân hàng và thực hiện rút tiền ngoại tệ với thẻ ghi nợ trên khắp thế giới.
  • Đến bất kỳ đâu trên thế giới và thực hiện thanh toán bằng thẻ ghi nợ này.
  • Hạn chế việc khách hàng mang theo tiền mặt khi khi đi ra quốc tế thế
  • Khách hàng có thể sử dụng để thanh toán các khoản tiền trong nước và quốc tế.

Với những lợi ích nêu trên thì với mỗi người khi có thẻ ghi nợ sẽ đem lại sự tiện lợi trong các thanh toán và hạn chế những rủi ro mất mát khi cầm tiền mặt. Và khách hàng có thể sử dụng thẻ trong nội địa và cả những nước khác trên toàn thế giới. Nên việc sử dụng để thanh toán của bạn sẽ dễ dàng hơn do đó có thể tìm hiểu nhu cầu sử dụng để có thể mở thẻ thẻ ghi nợ này. 

Khi khách hàng muốn thực hiện thanh toán, rút tiền hay thực hiện giao dịch chuyển khoản quốc tế thì nên mở thẻ quốc tế thì sẽ có lợi nhất và nếu khách hàng muốn rút tiền mặt thường xuyên thì thẻ ghi nợ sẽ là một lợi thế hơn so với thẻ tín dụng.

Bất lợi: khách hàng phải thực hiện nạp tiền trước thì mới có thể sử dụng được và khách hàng không thể sử dụng vượt quá số tiền có trong thẻ của mình.

Cách mở thẻ ghi nợ quốc tế nhanh nhất

thẻ ghi nợ quốc tế là gì

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều ngân hàng và các ngân hàng này họ sẽ cung cấp các dịch vụ sản phẩm, thẻ ghi nợ quốc tế là một sản phẩm và dịch vụ giúp khách hàng có thể thực hiện nhanh chóng các giao dịch thanh toán của mình.

Khách hàng muốn thực hiện mở thẻ có thể đến trực tiếp quầy giao dịch tại ngân hàng. Tại đây khách hàng điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình theo biểu mẫu được ngân hàng cung cấp. Và sau đó đính kèm các bản sao của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đưa cho nhân viên kiểm tra  đối chiếu với các giấy tờ chính.

Sau khi thực hiện đối chiếu thông tin xong thì nhân viên xử lý yêu cầu mở thẻ của bạn và nếu thủ tục thực hiện của bạn đúng thì nhân viên sẽ yêu cầu bạn ký tên, đăng ký chữ ký của thẻ và tiến hành mở thẻ thanh toán quốc tế cho bạn. Thẻ thanh toán quốc tế sẽ được trả cho khách hàng trong ngày hẹn mà nhân viên cung cấp.

Ngoài việc mở thẻ tại quầy giao dịch của ngân hàng thì khách hàng có thể mở trực tiếp trên website. Khách hàng thực hiện truy cập vào website của ngân hàng mình cần mở thẻ, điền thông tin biểu mẫu yêu cầu mở thẻ và gửi lại biểu mẫu này lại cho ngân hàng với đầy đủ thông tin, giấy tờ cá nhân kèm theo 

Sau khi hoàn tất bước trên thì khách hàng có thể đợi phản hồi của ngân hàng đối với thủ tục mở thẻ thanh toán quốc tế của mình. 

Để lựa chọn ngân hàng mở thẻ thanh toán quốc tế mang lại nhiều lợi nhuận nhất thì khách hàng nên lựa chọn những ngân hàng có có những yếu tố như tỷ lệ hoàn tiền, ưu đãi hoàn tiền lớn; ngân hàng có thể tích điểm, đổi quà đối với mỗi giao dịch mà khách hàng thực hiện. Khi ngân hàng có những đặc điểm này thì bạn nên ưu tiên chọn mở thẻ quốc tế của những ngân hàng đó để có nhiều lợi nhuận nhất.

Chi phí mở thẻ ghi nợ

Đối với các thẻ quốc tế, chi phí phải trả khi sử dụng thẻ quốc tế của những ngân hàng khác nhau sẽ có mức chi phí thực hiện khác nhau, có những ngân hàng miễn phí ý cho khách hàng. Tuy nhiên để có thể duy trì các giao dịch và thực hiện dễ dàng thì khách hàng cần thanh toán khoản phí hàng năm là 100 nghìn đến 200 nghìn mỗi năm. 

Có một số ngân hàng không tính chi phí mở thẻ cho khách hàng như ngân hàng VPbank, Sacombank, BIDV,... Do đó, trước khi thực hiện mở thẻ thì khách hàng có thể xem xét nhu cầu của mình và chọn ngân hàng mở thẻ cho phù hợp nhất.

Khi bạn muốn sang nước ngoài làm việc hoặc du lịch thì bạn nên mở thẻ quốc tế, nó rất cần thiết với bạn. Bạn có thể rút ngoại tệ trực tiếp mà không cần phải đến những ngân hàng để thực hiện, giá chuyển đổi ngoại tệ khi có thẻ quốc tế cũng rất hợp lý.

Khi khách hàng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế thì nên chú ý, không nên tiết lộ thông tin của mình với người là, và khi thực hiện thanh toán nên chú ý xung quanh khi đăng nhập. Đồng thời khách hàng nên thay đổi mã pin của mình để tránh những kẻ gian và đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.

Kết luận

Với những thông tin về thẻ ghi nợ quốc tế được bài viết cung cấp giúp bạn hiểu được thẻ ghi nợ quốc tế là gì, những lợi ích và bất lợi khi sử dụng thẻ ghi nợ. Thẻ ghi nợ rất hữu ích vì nó có thể giúp bạn quản lý được dòng tiền của người sử dụng một cách hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ lựa chọn được thẻ ghi nợ phù hợp với mình nhất.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Mua vàng online có an toàn không?

Open post
Mua Vàng Online - jenfi.vn

Mua vàng online có an toàn không? Các hình thức mua vàng trực tuyến? Nên mua ỏ đâu?

mua vàng online - jenfi.vn

Vàng luôn là một hình thức đầu tư tích trữ yêu thích của rất nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt trong tình hình biến động giá vàng đột biệt thời gian gần đây thì hình thức mua vàng trực tuyến đang rất rầm rộ. 

Vậy mua vàng online có an toàn không? Có những cách nào để đầu tư vàng online? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan thị trường vàng trong nước 

Việt Nam đang là thị trường vàng lớn nhất khu vực Đông Nam á và đứng trong top 10 thị trường tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới. Trong năm 2021, giá vàng tại thị trường trong nước đã có 2 đợt tăng cực mạnh, chênh lệch đáng kể so với giá thế giới. Tháng 11/2021, giá vàng đạt mức cao kỷ lục nhất trong lịch sử, 62 triệu đồng/ lượng. 

Trong những ngày đầu tiên của năm 2022, giá vàng vẫn đang ở khá cao. Tính đến ngày 19/1/2021, giá vàng SJC đang được bán ra với giá 61,75 triệu đồng/ lượng và bán ra với giá 61,15 triệu đồng/ lượng. Theo nhận định của các chuyên gia tài chính, giá vàng có nhiều khả năng sẽ có sự bứt phá nữa trong năm 2022. 

Mua vàng online là gì? 

Mua bán vàng online là hình thức đầu tư vàng ở dạng giá trị chứ không phải dạng hiện vật hàng hóa. Đây là hình thức đầu tư mới và đang được phần lớn các nhà đầu tư áp dụng trong thời gian gần đây. Theo đó, nhà đầu tư sẽ tạo một tài khoản cá nhân và dựa vào giá trị của vàng đang niêm yết trên thị trường để thực hiện giao dịch mua bán trực tuyến một cách đơn giản, nhanh chóng. 

Lợi ích khi mua vàng online

mua vàng online - Lợi ích khi mua vàng online - jenfi.vn

Thực hiện giao dịch vàng online trên các sàn giao dịch có rất nhiều ưu điểm và lợi thế như: 

  • Dễ dàng giao dịch mua bán mọi lúc, mọi nơi, trên máy tính hoặc ngay trên điện thoại di động chỉ cần có kết nối mạng internet, có tài khoản và có tiền trong tài khoản. 
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, tiết kiệm chi phí.
  • Hạn chế rủi ro mua phải vàng giả, vàng kém chất lượng, không sợ bị mất cắp hoặc làm rơi như khi mua vàng bên ngoài.
  • Có thể bán online để chốt lời bất cứ lúc nào nếu thấy giá đang tốt. 
  • Không cần chen lấn, xếp hàng mua tại địa chỉ cửa hàng kinh doanh vàng trong những ngày cao điểm, đặc biệt bảo vệ an toàn sức khỏe trong thời gian dịch bệnh Covid.

Mua vàng online có thật sự an toàn không?

Ngoài những mặt lợi ích khi đầu tư vàng online đã đề cập phía trên, chúng ta cũng cần chú ý một số nhược điểm khi giao dịch mua vàng trực tuyến là:

  • Nếu thực hiện giao dịch mua bán tại sàn giao dịch không uy tín thì nhà đầu tư có thể sẽ bị mất tiền oan. 
  • Giao dịch trên nền tảng online có thể gặp phải tình trạng bị hack tài khoản. Nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo mật thông tin tài khoản cá nhân. 

Các hình thức mua vàng online

mua vàng online - Các hình thức mua vàng online - jenfi.vn

Hiện nay có 2 hình thức mua vàng online phổ biến nhất là mua vàng vật chất giao dịch vàng ngắn hạn CFD

Chúng ta thấy rằng, trước những biến động của thị trường vàng, việc nên tham gia đầu tư tích trữ dài hạn hay giao dịch ngắn hạn sẽ phục thuộc nhiều vào quan sát thị trường, chiến lược đầu tư. Mỗi phương thức sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng mà mình cần phân tích và áp dụng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh:

  • Khi mua vàng tích trữ dài hạn thì nhà đầu tư sẽ có thể tích được số lượng vàng lớn trong thời gian dài, tuy nhiên sẽ cần số vốn đầu tư tương đối nhiều, có thể mất một số chi phí khi giao dịch, vàng có thể sẽ bị hao mòn và mất giá, nhà đầu tư chỉ có thể có lợi nhuận khi giá vàng tăng lên. 
  • Giao dịch ngắn hạn CFD là việc thực hiện giao dịch mua bán vàng online ngắn hạn theo cơ chế hợp đồng chênh lệch CFD. Với hình thức này, nhà đầu tư không cần số vốn quá lớn, tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch, có thể dễ dàng đầu tư sinh lời dựa theo cả 2 chiều tăng hoặc giảm giá vàng, sử dụng đòn bẩy tài chính khi giao dịch và kiếm được lợi nhuận ngay trong ngày. 

Top 5+ app mua vàng online uy tín tại Việt Nam 

Mua vàng trực tuyến trên ứng dụng eBank TpBank 

Ngân hàng TMCP Tiên Phong TpBank cho phép nhà đầu tư có thể mua bán vàng Doji trên ứng dụng eGold do Doji và TPBank kết hợp triển khai. Khách hàng sử dụng eGold để quản lý các giao dịch về vàng như đặt lệnh mua bán, tra cứu lịch sử giao dịch, đặt lịch rút vàng…

Ưu điểm của việc đầu tư vàng online trên eGold là thao tác nhanh chóng, đơn giản, mọi lúc mọi nơi, hạn chế rủi ro khi giữ  tiền mặt, rút ngắn thời gian so với cách mua truyền thống. 

Hủ vàng Finhay 

Finhay được biết đến là ứng dụng đầu tư tích lũy vừa và nhỏ trên áp dụng nền tảng công nghệ 4.0 giúp những nhà đầu tư có số vốn nhỏ vẫn có thể tích lũy tài sản để tạo nguồn thu nhập thụ động. Vào tháng 7/2021, Finhay ra mắt sản phẩm mới “Hũ vàng Finhay” được kết hợp sản xuất bở Finhay và Công ty Vàng bạc Đá Quý Phú Nhuận PNJ. 

Tính năng của Hũ vàng Finhay cho phép người dùng có thể mua bán vàng online, gửi vàng miễn phí và rút nhận vàng khi cần. Loại vàng giao dịch trên Finhay là nhẫn vàng trơn 24k khoảng 0,5 chỉ/nhẫn. 

Đọc thêm: Đánh giá Finhay

Mua vàng trực tuyến trên sàn Mitrade 

Mitrade là sàn môi giới giao dịch ký quỹ quốc tế đã được cấp giấy phép và hoạt động dưới sự giám sát của Ủy ban chứng khoán và đầu tư Úc ASIC - một trong những tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới. Theo đó, sàn Mitrade đảm bảo hoạt động uy tín, công khai minh bạch, có quỹ bảo hiểm bồi thường cho nhà đầu tư nếu xảy ra rủi ro. 

Ưu điểm khi mua bán vàng online trên Mitrade là không mất phí hoa hồng, phí chênh lệch spread thấp, tỷ lệ đòn bẩy khi giao dịch vàng là 1: 100. Nền tảng giao dịch của Mitrade được phát triển độc quyền trên cả máy tính và điện thoại di động, giao diện đơn giản thân thiện, hỗ trợ đầy đủ công cụ phân tích như biểu đồ, lịch kinh tế, chỉ số kỹ thuật…

Giao dịch mua vàng trực tuyến trên sàn chứng khoán ACB 

Sàn ACB là một trong những sàn giao dịch có uy tín và tên tuổi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. ACB chính là sàn giao dịch vàng trực tuyến đầu tiên tại Hà Nội. Nhà đầu tư sẽ giao dịch mua bán vàng online các loại vàng miếng 24k của thương hiệu SJC với số lượng tối thiểu 1 lượng / lệnh. Thời gian tham gia giao dịch trên sàn ACB là giờ hành chính từ 8h00 đến 16h00 mỗi ngày. 

Mua vàng online trên sàn Sacombank 

Nhà đầu tư có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán vàng online thông qua trang web hoặc ứng dụng SGold được phát triển bởi Sacombank. Bạn có thể mua nhiều loại vàng miếng SJC, nhẫn vàng SBJ 24k, vàng thần tài may mắn, vàng tài lộc, vàng ép vỉ Tín Vàng Trường Thịnh… với khối lượng từ 0,1 chỉ, 0,5 chỉ, 1 chỉ. 1 lượng tùy vào số vốn và nhu cầu của nhà đầu tư. Sau khi thực hiện các thao tác mua vàng, nhà đầu tư có thể gửi giữ vàng miễn phí tại SBJ trên web Sgold hoặc nhận vàng thật tại trụ sở chính của Sacombank hay chọn phương thức nhận vàng giao tận nơi. 

Lưu ý khi tham gia giao dịch vàng online

Để giao dịch vàng trực tuyến, đầu tư sinh lời hiệu quả, nhà đầu tư cần phải chú ý một số điều quan trọng như:

  • Chọn sàn giao dịch uy tín, có tên tuổi, đã có nhiều người tham gia giao dịch.
  • Tìm hiểu và nghiên cứu về các chỉ số kinh tế, chỉ số tài chính trên biểu đồ giá.
  • Cập nhật thường xuyên tin tức kinh tế chính trị trong nước và thế giới để phân tích sự biến động của thị trường. 
  • Tích cực tham gia các diễn đàn, hội nhóm để học hỏi kinh nghiệm của những nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Kết luận

Trên đây là thông tin jenfi.vn đã tổng hợp về các hình thức mua vàng online và lợi ích khi giao dịch vàng trực tuyến. Hy vọng qua bài viết này, nhà đầu tư đã tìm được địa chỉ mua bán vàng online uy tín và đầu tư mang lại lợi nhuận lâu dài.

Nicky Minh

CTO and co-founder

Làm thẻ ATM: Hướng dẫn chi tiết cách làm thẻ ATM đơn giản và nhanh nhất 2022

Open post
Làm Thẻ Atm

Làm Thẻ Atm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm Thẻ Atm Đơn Giản Và Nhanh Nhất 2022

Thẻ ATM ngân hàng là vật dụng hữu ích và rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay, giúp người dùng có thể dễ dàng thực hiện giao dịch và thanh toán. Để hiểu rõ hơn về khái niệm thẻ ATM là gì, các dòng thẻ ATM và cách làm thẻ ATM mới nhất , cùng Jenfi Capital tìm hiểu thông tin tổng hợp trong bài viết sau. 

làm thẻ atm - hướng dẫn - jenfi.vn

Thẻ ATM là gì? 

Thẻ ATM là thẻ do ngân hàng phát hành đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn ISO 7810. Người dùng đăng ký làm thẻ ATM có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch chuyển tiền, rút tiền, kiểm tra vấn tin tài khoản tại cây ATM, thanh toán qua máy POS hoặc thanh toán online…Hiện nay trên thị trường đang lưu hành chủ yếu 3 dòng thẻ ATM nội địa và quốc tế như: 

  • Thẻ ghi nợ: sử dụng số tiền có trong tài khoản ngân hàng liên kết để thanh toán chi tiêu. Bạn phải nạp tiền vào tài khoản thì mới có thể sử dụng
  • Thẻ trả trước: thẻ này sẽ không cần phải mở tài khoản ngân hàng nhưng bạn cũng cần nạp tiền vào thẻ để chi tiêu và chỉ được phép chi tiêu trong số tiền đã nạp.
  • Thẻ tín dụng: đây là dòng thẻ chi tiêu trước, hoàn tiền sau trong hạn mức cấp trước của ngân hàng, miễn lãi từ 45 đến 55 ngày. Sau thời hạn miễn lãi nếu không hoàn trả đầy đủ số tiền đã chi tiêu cho ngân hàng thì sẽ phải chịu lãi suất khá cao.

Chức năng của thẻ ATM

làm thẻ atm - Thẻ ATM là gì? jenfi.vn

Thẻ ATM mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng khi thực hiện các giao dịch:

  • Rút tiền mặt để chi tiêu nhanh chóng qua máy ATM.
  • Chuyển khoản cùng hệ thống hoặc khác ngân hàng qua máy ATM.
  • Kiểm tra thông tin tài khoản tại cây ATM. 
  • Thanh toán quẹt thẻ khi mua sắm, ăn uống, chi tiêu… qua máy POS không cần sử dụng tiền mặt, hạn chế những rủi ro không may xảy ra như mất tiền, rơi tiền, thiếu tiền thanh toán.
  • Tiết kiệm thời gian và công sức, ví dụ nếu với hóa đơn số tiền lớn, việc thanh toán qua thẻ sẽ giúp trừ tiền chính xác, dễ dàng cho cả bên thu ngân, tránh trường hợp thanh toán tiền mặt vừa chờ lâu vừa có thể xảy ra sai sót. 
  • Thanh toán hoá đơn mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Điều kiện để làm thẻ ATM là gì? 

làm thẻ atm

Với mỗi loại thẻ ATM khác nhau thì điều kiện ngân hàng yêu cầu để làm thẻ cũng khác nhau:

  • Để làm thẻ ghi nợ yêu cầu khách hàng là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực và đã mở tài khoản ngân hàng.
  • Để làm thẻ trả trước yêu cầu khách hàng công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, có CMND/CCCD/hộ chiếu còn thời hạn.
  • Để làm thẻ tín dụng yêu cầu khách hàng là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực, không có lịch sử nợ xấu, nợ chú ý, có tài sản đảm bảo hoặc có công việc thu nhập ổn định, chứng minh được nguồn thu nhập.

Làm thẻ ATM cần những thủ tục gì? 

Thủ tục làm thẻ ghi nợ và thẻ thanh toán vô cùng đơn giản. Khách hàng chỉ cần mang CMND/CCCD/hộ chiếu đến quầy giao dịch gần nhất và yêu cầu các giao dịch viên hỗ trợ đăng ký mở thẻ. Thẻ sẽ được mở sau 15 phút. Nhân viên sẽ hẹn khách hàng từ 5 đến 7 ngày sau quay lại quầy để nhận thẻ cứng và kích hoạt sử dụng

Riêng đối với dòng thẻ tín dụng thì thủ tục sẽ phức tạp hơn. Hồ sơ cần có:

  • CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực. 
  • Sổ hộ khẩu/ Sổ tạm trú/ Xác nhận tạm trú.
  • Hợp đồng lao động, sao kê lương, bảng lương, xác nhận lương, xác nhận công tác…
  • Hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản đảm bảo có giá trị.
  • Một số giấy tờ chứng minh thu nhập khác nếu có, theo yêu cầu của ngân hàng để tăng khả năng phê duyệt hạn mức mở thẻ. 

Hướng dẫn cách làm thẻ ATM

Hướng dẫn cách làm thẻ ATM - jenfi.vn

4 bước đơn giản để đăng ký làm thẻ ATM là:

  • Bước 1: Chọn 1 trong 3 loại thẻ mà bạn có nhu cầu đăng ký mở thẻ tại ngân hàng. 
  • Bước 2: Tìm hiểu và lựa chọn ngân hàng hỗ trợ mở thẻ với nhiều ưu đãi, chương trình khuyến mại, mức phí tốt nhất để thực hiện đăng ký.
  • Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ thủ tục cần có, đến quầy giao dịch và ký giấy đăng ký mở thẻ theo mẫu của ngân hàng để hoàn thiện thủ tục mở thẻ. Ngoài ra, nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ đăng ký mở thẻ trực tuyến. Khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng hoặc ứng dụng ngân hàng điện tử để thực hiện đăng ký mở thẻ qua hình thức định danh trực tuyến eKYC. 
  • Bước 4: Sau khi thẻ được phát hành, khách hàng có thể nhận thẻ trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc một số ngân hàng hỗ trợ dịch vụ nhận thẻ tại nhà. 

Thẻ ATM có hạn sử dụng không?

Trên mặt trước của mỗi chiếc thẻ ATM, ngân hàng sẽ đều in rõ thời hạn sử dụng của thẻ. Thời hạn sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng, ví dụ như:

  • Thẻ ATM nội địa của Agribank, Vietinbank, Techcombank, VPBank có thời hạn sử dụng 5 năm.
  • Thẻ ATM nội địa VIB hạn sử dụng lên đến 8 năm.
  • Thẻ ATM nội địa Vietcombank quy định thời hạn là 7 năm. 
  • Thẻ ghi nợ nội địa BIDV không quy định hạn sử dụng, chỉ có dòng thẻ ghi nợ quốc tế hoặc thẻ tín dụng quốc tế thì sẽ được sử dụng trong thời hạn 4 đến 5 năm.

Nếu thẻ hết hạn sử dụng mà khách hàng không thực hiện gia hạn, hoặc trong trường hợp thẻ không có số dư, không phát sinh giao dịch trong 6 tháng đến 12 tháng thì ngân hàng sẽ tạm thời khóa thẻ. 

Phí làm thẻ ATM là bao nhiêu? 

Phí làm thẻ ATM là bao nhiêu?  - jenfi.vn

Mỗi ngân hàng khác nhau thì mức phí đăng ký mở thẻ cũng khác nhau. Thông thường, các ngân hàng trên thị trường sẽ thu phí đăng ký làm thẻ mới khoảng 50.000 đến 100.000 VND đối với dòng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước. Loại thẻ tín dụng thường sẽ được miễn phí phát hành. Hiện nay có một số ngân hàng ưu đãi miễn phí mở thẻ ATM như ngân hàng Seabank, TPBank, PVcombank, DongABank…

Kết luận

Khách hàng có thể đăng ký làm thẻ ATM ghi nợ, tín dụng, trả trước nội địa và quốc tế trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc thao tác trực tuyến. Thẻ ATM có rất nhiều tiện ích, giúp người dùng có thể dễ dàng rút tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán mọi lúc mọi nơi.

 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Hướng Dẫn Cách Làm Thẻ Ghi Nợ Nội Địa

Open post
Thẻ ghi nợ nội địa là gì

Thẻ Ghi Nợ Nội Địa Là Gì? Phân Biệt Thẻ Ghi Nợ Nội Địa Và Thẻ Ghi Nợ Quốc Tế & Hướng Dẫn Cách Làm Thẻ Ghi Nợ Nội Địa

Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Thẻ nội địa (Debit Card) được rất nhiều người quan tâm khi mới lần đầu đặt chân đến ngân hàng làm thẻ. Trong một xu thế mà thanh toán tiền mặt gần như ít đi thì những tấm thẻ ngân hàng đang ngày càng lên ngôi để phục vụ nhu cầu thanh toán của người dùng từ xa. 

thẻ ghi nợ nội địa là gì - jenfi.vn

Trong bài viết này Jenfi Capital sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề về thẻ ghi nợ nội địa, đồng thời so sánh ưu nhược điểm, tính năng của thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế, cũng như gợi ý những ngân hàng tốt nhất để mở thẻ ghi nợ khi có nhu cầu.

Thẻ ghi nợ nội địa là gì?

Trước khi tìm hiểu thẻ ghi nợ nội địa là gì, chúng ta cần phải hiểu thẻ ghi nợ là gì? Đây là loại thẻ căn bản của các ngân hàng để thay thế tiền mặt phổ biến, thẻ được liên kết với tài khoản ngân hàng và người dùng chỉ được phép tiêu số tiền hiện có trong tài khoản.

Thẻ ghi nợ nội địa là một loại thẻ ngân hàng do một đơn vị ngân hàng cung cấp sau khi khách hàng đã thực hiện mở tài khoản thành toán tại đây. Với tấm thẻ này bạn hoàn toàn có thể tiến hành các giao dịch như chuyển khoản, rút tiền,... trong phạm vi số tiền mà bạn đã sở hữu trong tài khoản. 

Vậy lợi ích mà thẻ ghi nợ nội địa là gì đối với người sử dụng là gì?

  • Khi mở thẻ ghi nợ nội địa các ngân hàng luôn dành đến cho khách hàng của mình những ưu đãi đặc biệt hấp dẫn.
  • Bảo đảm bảo mật thông tin, an toàn hơn khi đi ra ngoài vì không phải mang theo quá nhiều tiền mặt trong người.
  • Tiến hành các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền ở các máy ATM của ngân hàng làm thẻ hoặc các máy ATM khác ngân hàng trên cả nước. Thao tác này nhanh hơn nhiều khi bạn phải thực hiện giao dịch tại chi nhánh ngân hàng. 
  • Hình thức thanh toán của thẻ ghi nợ nội địa là gì? Nó cho phép khách hàng có thể đăng ký dùng dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking để giao dịch trực tuyến bất cứ khi nào và ở đâu. Thậm chí bạn có thể giao dịch qua máy POS mà không cần mang theo tiền mặt hoặc không cần rút tiền tại cây ATM.

Các loại thẻ ghi nợ 

Dưới đây là 2 loại thẻ ghi nợ mà các ngân hàng phát hành

Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ nội địa là gì chắc hẳn đến đây bạn đã nắm rõ?  Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng loại thẻ này chỉ có phạm vi sử dụng tại quốc gia bạn đang sinh sống.

Người dùng có thể sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để giao dịch khi đi ăn uống, mua sắm,... với điều kiện là các dịch vụ này phải ở trong nước. Đồng thời, tùy thuộc ngân hàng mà người dùng phải trả một mức phí dùng thẻ hàng tháng.

Nói tóm lại bạn có thể hiểu thẻ ghi nợ nội địa chính là tấm thẻ ATM của các ngân hàng như: BIDV, Agribank, Vietcombank, Sacombank,... mà mọi người thường sử dụng.

Thẻ ghi nợ quốc tế

Thẻ ghi nợ quốc tế là gì? Đây là loại thẻ có thể giúp người dùng thanh toán trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, có các loại thẻ ghi nợ quốc tế như: Visa Debit, MasterCard Debit, JCB Debit,…Mặt khác, người dùng phải trả một khoản phí cố định mới có thể sử dụng.  

Thẻ ghi nợ quốc tế hỗ trợ giao dịch ngoài nước

So sánh 2 loại thẻ ghi nợ - 9 điểm khác biệt

thẻ ghi nợ nội địa là gì

Vậy các tiêu chi để giúp người sử dụng có thể phân biệt được thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa là gì? Chi tiết sẽ có ngay sau đây:

  • Đơn vị cung cấp

- Thẻ ghi nợ nội địa: Do các ngân hàng trong nước cấp như Seabank, BIDV,...

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Các ngân hàng trong nước liên kết với một tổ chức tài chính quốc tế như: American Express, JCB, VISA,...

  • Phạm vi sử dụng

- Thẻ ghi nợ nội địa: Chỉ tiến hành thanh toàn ở trong nước đang sinh sống.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Có thể tiến hành giao dịch trong và ngoài nước.

  • Đặc điểm thẻ

- Thẻ ghi nợ nội địa: Phần lớn là thẻ từ, trên thẻ có các thông tin cơ bản như logo, tên ngân hàng phát hành, tên chủ thẻ, số thẻ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng của ngân hàng,...

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Phần lớn là thẻ chip, trên thẻ có các thông tin cơ bản như logo, tên ngân hàng phát hành, số thẻ, tên chủ thẻ, số điện thoại hỗ trợ khách hàng, tên đơn vị cung cấp thẻ quốc tế,... Đầy đủ các thông tin sẽ có trên thẻ ghi nợ của khách hàng

  • Bảo mật

- Thẻ ghi nợ nội địa: Tính bảo mật không cao bởi thẻ từ dễ bị sao chép.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Mức độ bảo mật cao hơn vì thẻ chip không có tính chất sao chép.

  • Phí hàng năm và duy trì thẻ

- Thẻ ghi nợ nội địa: Mức phí thường niên dao động từ 50 nghìn VNĐ đến 100 nghìn VNĐ. Bên cạnh đó, phí duy trì thẻ từ 20 nghìn VNĐ đến 50 nghìn VNĐ.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Các mức phí cao hơn so với thẻ ghi nợ nội địa

  • Ưu đãi

- Thẻ ghi nợ nội địa: Khá ít các chương trình ưu đãi cho khách hàng.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Có nhiều chương trình ưu đãi hơn cho khách hàng.

  • Số tiền có thể rút nhiều nhất tại cây ATM/ngày

- Thẻ ghi nợ nội địa: Tối đa 50 triệu VNĐ/ngày.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Dao động từ 50 triệu VNĐ đến 100 triệu VNĐ tùy thuộc vào các ngân hàng phát hành thẻ.

  • Số tiền tối đa khi chuyển khoản

- Thẻ ghi nợ nội địa: 100 triệu VNĐ/ngày.

- Thẻ ghi nợ quốc tế: Từ 100 triệu VNĐ/ngày đến không giới hạn.

Với các tiêu trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ những khác nhau của thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa là gì? Từ đây có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn.

Nên mở thẻ ghi nợ nội địa hay quốc tế?

Khi nào nên làm thẻ ghi nợ nội địa?

Lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa là gì chắc hẳn bạn cũng đã nắm được. Tấm thẻ này đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch trong nước. Do vậy, nếu bạn có mức thu nhập ổn định để chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của mình như: mua sắm, ăn uống, giải trí,... mà không muốn phải mang quá nhiều tiền mặt thì nên làm thẻ loại này.

Thanh toán nhanh chóng các khoản tiền với thẻ ghi nợ nội địa

Khi nào nên làm thẻ ghi nợ quốc tế?

Thẻ ghi nợ quốc tế phục vụ người dùng thanh toán cả trong và ngoài nước. Vì thế nếu bạn thường xuyên có những mối làm ăn, kinh doanh ngoài nước hoặc đơn giản thích mua sắm online tại các sàn điện tử nước ngoài như Amazon, Taobao,.... thì nên làm thẻ ghi nợ loại này.

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn biết nhiều hơn về thẻ ghi nợ quốc tế là gì? thì có thể đến trực tiếp ngân hàng mà bạn mong muốn mở thẻ để được tư vấn đầy đủ nhất.

TOP Ngân hàng làm thẻ ghi nợ nội địa 2022

Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank là một trong những ngân hàng top đầu trong mọi dịch vụ tại nước ta. Vậy lợi ích khi mở thẻ ghi nợ nội địa là gì?

  • Thời gian làm thẻ ghi nợ nội địa nhanh chóng.
  • Mỗi lần rút tiền có thể lên đến 5 triệu VNĐ tiền mặt và rút nhiều nhất trong 1 ngày là 25 triệu VNĐ.
  • Có ứng dụng Internet banking để người dùng thành toán online.  
  • Khách hàng được giải đáp cụ thể thẻ ghi nợ nội địa là gì? bên cạnh đó là cách sử dụng, mức phí thường niên,... 

Ngân hàng BIDV

Làm thẻ ghi nợ nội địa tại ngân hàng BIDV có rất nhiều lợi ích khác nhau cho người dùng như:

Khách hàng được giải đáp cụ thể thẻ ghi nợ nội địa là gì lúc ban đầu làm thẻ.

  • Tài khoản của khách hàng sẽ được quản lý không mất phí trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở thẻ.
  • Nhận ngay 50 nghìn VNĐ nếu khách hàng đăng ký đầy đủ các sản phẩm trong gói mở thẻ nội địa của ngân hàng.

Thẻ ghi nợ nội địa gắn chip do ngân hàng BIDV phát hành

Ngân hàng ACB

ACB là một trong số các ngân hàng có nhiều ưu đãi bậc nhất cho người dùng khi mở thẻ. Những ưu điểm khi làm thẻ nợ nội địa tại ACB

  • Giảm ngay 50% phí giao dịch trong nước.
  • Giải đáp mọi thắc mắc về thẻ ghi nợ nội địa là gì cho khách hàng.
  • Được miễn phí phí quản lý, phí cấp thẻ trong vòng 24 tháng đầu kể từ ngày mở thẻ.
  • Thẻ ghi nợ nội địa cho sinh viên không yêu cầu số sự tối thiểu hay số dư ban đầu.

Vậy là Jenfi đã giải đáp tường tận vấn đề thẻ ghi nợ nội địa là gì? Mong rằng bài viết ngày hôm nay đã đem đến cho bạn nhiều điều thú vị. 

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 28 29 30 31 32 33

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top