Open post
Chị Google Là Ai

Chị Google Là Ai? Tìm Hiểu A- Z Về Giọng Google Và Cách Tận Dụng Giọng Ai Google Trong Kinh Doanh

Chị Google Là Ai

Chị Google Là Ai? 

Chị Google là ai - Giọng đọc chị Google là thắc mắc của hàng chục nghìn người trên không gian mạng xã hội. Chị Google là tên thường gọi của những ứng dụng có âm thanh hỗ trợ như Google Translate, Google Assistant, Google Maps… tại thị trường Việt Nam.

Nhiều người cho rằng giọng nói chị Google đến từ một hệ thống AI ảo. Tuy nhiên, cũng có những tranh cãi cho rằng chị Google là người thật, và tên thật của chị Google là BTV Thi Giang tại SCTV. 

Giọng đọc của chị Google đến từ MC Thi Giang

Chị Google Là Ai

Theo nhiều tạp chí nổi tiếng tại Việt Nam trong làng công nghệ như GameK, Baoquocte, người lồng tiếng cho tính năng text-to-speech và trợ lý ảo Google là MC Thi Giang tại đài truyền hình SCTV.

Với sự hỗ trợ của công nghệ máy học (AI) từ Google, chúng ta có thể chuyển văn bản viết thành giọng đọc một cách rất tự nhiên như được đọc trực tiếp từ MC Thi Giang. 

Cách Để Sử Dụng Giọng Chị Google Trên Điện Thoại Miễn Phí

Chị Google Là Ai? Cách Để Sử Dụng Giọng Chị Google Trên Điện Thoại Miễn Phí

  • Bước 1: Đến soundoftext.com, chọn nội dung cần thuyết minh tại mục Text.
  • Bước 2: Ở mục Voice, chọn ngôn ngữ cần tìm và nhấn Submit.
  • Bước 3: Chọn Play để nghe lại file sau khi đã chuyển sang giọng của chị Google.
  • Bước 4: Chọn Download để tải file giọng chị Google đọc về điện thoại.

Cách Để Sử Dụng Giọng Chị Google Trên Máy Tính Miễn Phí

Cách Để Sử Dụng Giọng Chị Google Trên Máy Tính Miễn Phí

  • Bước 1: Vào trình duyệt Chrome và tìm công cụ Google Translate
  • Bước 2: Nhập đoạn văn vào ô dịch bên trái, chọn tiếng Việt
  • Bước 3: Nhấp vào biểu tượng chiếc loa để nghe thử
  • Bước 4:  Đoạn code với nội dung bắt đầu bằng từ “Translate…” sẽ xuất hiện sau đó chọn chuột phải sau đó chọn” Open in new tab”.
  • Bước 5: Xuất hiện file audio nhấn chọn chuột phải, chọn “Lưu âm thanh thành…” để tải.

Sử Dụng Giọng Chị Google Hỗ Trợ Kinh Doanh

Sử Dụng Giọng Chị Google Trong Kinh Doanh

Một trong những lý do Google tạo công cụ giọng đọc, ngoài hỗ trợ những ứng dụng của Google như đã kể trên thì người dùng còn có thể sử dụng giọng đọc chị Google để tạo các trợ lý ảo.

Bạn có thể dùng giọng AI từ Google để tương tác với khách hàng trên các ứng dụng, website mà không cần phải thuê một trợ lý là người thật. Bạn còn có thể điều chỉnh để cá nhân hóa chất giọng, tốc độ nói, thậm chí cá tính riêng biệt để đại diện cho thương hiệu của mình mà không bị trùng lặp với các thương hiệu khác sử dụng giọng chị Google.

Ví dụ, bạn có thể dùng giọng đọc chị Google để lồng tiếng cho các video trên mạng xã hội thay vì thuê MC chuyên nghiệp với chi phí khá đắt đỏ. Hoặc bạn có thể dùng giọng chị Google để trả lời những câu hỏi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ (tương tự tính năng chatbot, nhưng bằng giọng nói chân thực) khi khách hàng gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng.

Câu hỏi thường gặp về giọng đọc Google

Làm cách nào để tắt tính năng chuyển văn bản thành giọng nói của Google trên Android?

Để tắt tính năng chuyển văn bản thành giọng nói, hãy đi tới Cài đặt> Hỗ trợ tiếp cận> Chọn để Nói và nhấn vào công tắc chuyển đổi để Tắt tính năng này.

Làm cách nào để sử dụng tính năng chuyển văn bản thành giọng nói trong Google Tài liệu?

Tính năng chuyển văn bản thành giọng nói của Android hoạt động trong ứng dụng Google Tài liệu, nhưng trên máy tính, bạn phải tải xuống tiện ích mở rộng Trình đọc màn hình cho Chrome. Sau đó, đi tới Công cụ> Cài đặt trợ năng> Bật Hỗ trợ trình đọc màn hình> OK, đánh dấu văn bản và chọn Trợ năng> Nói> Đọc lựa chọn.

Làm cách nào để chuyển đổi giọng nói thành văn bản trong Google Tài liệu?

Để sử dụng tính năng nhập bằng giọng nói trong Google Tài liệu, hãy đặt con trỏ vào tài liệu mà bạn muốn bắt đầu nhập, sau đó chọn Công cụ > Nhập liệu bằng giọng nói. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + S hoặc Command + Shift + S.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
MMO Là Gì -định nghĩa

MMO Là Gì? 10 Cách Kiếm Tiền Online Tại Việt Nam Khả Thi Nhất 2022

MMO Là Gì -định nghĩa

MMO là gì? MMO - Making money online luôn là chủ đề thu hút. 

Một con số thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy có ít nhất 16% người trưởng thành có một dự án riêng để kiếm tiền online (MMO) bên cạnh công việc chính của họ. Trong đó, những người bắt đầu hành trình MMO dành khoảng 20 giờ mỗi tuần để biến dự án riêng thành một “cỗ máy” tạo thêm thu nhập. (Số liệu từ Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, tháng 5/2022). 

Jenfi Capital tổng hợp 10 cách MMO thực tế và khả thi mà bạn có thể bắt đầu kiếm tiền online tại nhà, tại quán cà phê hay bất kỳ nơi nào. Với mỗi cách, chúng tôi cố gắng mô tả những điều kiện cơ bản để bắt đầu, và lộ trình để bạn có thể kiếm ra đồng tiền từ thế giới trực tuyến đầu tiên. 

Trước hết, hãy xem qua một số khái niệm cơ bản về MMO trước khi đi sâu vào từng cách MMO khả thi nhất tại Việt Nam nhé!

MMO Là Gì? Kiếm Tiền Online Như Thế Nào?

MMO Là Gì? Kiếm Tiền Online Như Thế Nào?

MMO là gì? MMO - Tiếng Anh là Making Money Online, hay thường gọi là kiếm tiền online, kiếm tiền tại nhà trong thế giới kinh doanh trực tuyến. 

MMO là một “sweet spot”, một kho báu trong xu thế kinh tế theo hợp đồng (Gig economy) hiện nay. Trong nền kinh tế hợp đồng, những cá nhân sẽ cung cấp dịch vụ cho bên có nhu cầu trong một thời gian xác định, thay vì làm việc toàn thời gian như những công việc truyền thống. Kể từ sau đại dịch, Gig economy tại Việt Nam càng phát triển mạnh mẽ hơn vì mọi người có xu hướng kiếm việc làm thêm online để tăng thu nhập.

Với sự phát triển của công nghệ, MMO là một khía cạnh được chú ý đến và phát triển cực thịnh trong vài năm trở lại đây. Có người định hướng trở thành reviewer để nhận hợp đồng quảng bá thương hiệu và kiếm tiền online qua kênh mạng xã hội, có người bắt đầu kinh doanh những sản phẩm ở thị trường ngách… 

Và dù mục tiêu có khác nhau, thì công nghệ, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và các dịch vụ hậu cần dần hoàn thiện tại Việt Nam đã tạo điều kiện để MMO trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Dưới đây là những công việc MMO khả thi mà chúng tôi đã lựa chọn cho bạn để bắt đầu.

Làm Freelancer Trên Các Nền Tảng Công Việc Trực Tuyến

Làm Freelancer Trên Các Nền Tảng Công Việc Trực Tuyến

Kiếm tiền online trên các nền tảng làm việc trực tuyến phổ biến toàn cầu như Upwork, Fiverr, hoặc những nền tảng freelancer tại Việt Nam là gợi ý MMO đầu tiên vì tính khả thi cao nhất. Những nền tảng này cung cấp hàng triệu công việc ngắn hạn (Gig) ở mọi ngành nghề: từ viết lách, thiết kế, ngôn ngữ lập trình, quảng cáo, trợ lý công việc.

Nếu bạn giỏi ngôn ngữ, bạn có thể dạy ngôn ngữ trên các nền tảng như Tutor, Gengo. 

Dù làm công việc nào, hãy cố gắng tạo một hồ sơ cá nhân cho thấy bạn có kinh nghiệm trong ngành nghề, có độ tin cậy cao để nhận được Gig đầu tiên. Đồng thời, hãy quan sát mức phí của những người freelancer khác trong cùng ngành để cung cấp mức giá phù hợp cho khách hàng.

  • Tổng thời gian đầu tư: Có thể mất một khoảng thời gian lâu để có Gig đầu tiên vì những nền tảng này có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên, càng về sau công việc sẽ càng nhiều hơn.
  • Thiết lập MMO: 24 giờ
  • Mức độ dễ thực hiện: Dễ dàng, nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình cung cấp
  • Thời gian nhận tiền: tùy mỗi nền tảng, thường từ vài ngày đến 2 tuần.

Làm Website và App Tester

Làm Website và App Tester , MMO là gì

Một cách khác để làm MMO tại nhà là trở thành Website và App tester trên các nền tảng như Usertesting.com. 

Nói đơn giản, các trang web và phần mềm sẽ chi trả cho người dùng để nhận lại đánh giá (tích cực và tiêu cực) về sản phẩm (website, app) của họ. Bạn sẽ làm một bài test ngắn để được chấp nhận trở thành một tester, sau đó có thể bắt đầu MMO với cách đơn giản này.

  • Tổng thời gian đầu tư: biến động tùy nền tảng
  • Thiết lập MMO: 1 giờ
  • Mức độ dễ thực hiện: Dễ dàng, nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra phần mềm và website
  • Thời gian nhận tiền: khoảng 7 ngày

MMO Bằng Blog Cá Nhân Của Bạn Thông Qua Tiếp Thị Liên Kết

MMO Bằng Blog Cá Nhân Của Bạn Thông Qua Tiếp Thị Liên Kết, MMO là gì

Nếu bạn là một blogger và sở hữu một (hoặc nhiều trang web) với lượng truy cập đáng kể, bạn có thể kiếm tiền bằng cách tham gia các hệ thống tiếp thị liên kết. 

Các trang tiếp thị liên kết tại Việt Nam như Accesstrade, Lazada Affiliate, Tiki, hoặc trên thế giới như CJ Affiliate, ShareASale, FlexOffers, Rakuten Advertising, Amazon Associates… sẽ thanh toán chi phí hoa hồng khi khách hàng mua sản phẩm thông qua liên kết được đặt trên website của bạn. 

  • Tổng thời gian đầu tư: cần nhiều thời gian để tạo một website có lượng đọc giả đáng kể
  • Thiết lập MMO: tạo website hiện nay rất đơn giản với WordPress và template có sẵn.
  • Mức độ dễ thực hiện: Dễ dàng để bắt đầu nhưng khó để duy trì và theo đuổi lâu dài
  • Thời gian nhận tiền:  14 ngày đến 2 tháng, tùy nền tảng.

Bán Sản Phẩm Văn Hóa Hoặc Kỹ Thuật Số Trên Etsy

Bán Sản Phẩm Văn Hóa Hoặc Kỹ Thuật Số Trên Etsy

Các sản phẩm vintage, sản phẩm văn hóa, trang sức thủ công từ sừng, sản phẩm in ấn dạng kỹ thuật số… từ Việt Nam hiện diện rất nhiều trên Etsy, đây là thị trường ngách MMO được nhiều chủ shop tại Việt Nam khai thác rất hiệu quả. 

Etsy là trang thương mại điện tử dành riêng cho các nhà sáng tạo, nghệ thuật với gần 100 triệu người mua thường xuyên và tổng doanh số bán trên sàn Etsy lên đến hơn 13 tỷ USD trong 2021 (dữ liệu từ Statista). 

  • Tổng thời gian đầu tư: cần một khoảng thời gian để có khách hàng đầu tiên trên Etsy
  • Thiết lập MMO: tạo một gian hàng Etsy khá đơn giản.
  • Mức độ dễ thực hiện: Tương đối khó, bạn cần có sản phẩm độc đáo của một thị trường ngách để cạnh tranh.
  • Thời gian nhận tiền:  trong một tuần.

Cần kinh phí để chạy các chiến dịch quảng cáo trực tuyến cho gian hàng kinh doanh của bạn? Đăng ký ngay cùng Jenfi để được cấp vốn tăng trưởng!

Tạo Kênh Youtube Và Nhận Quảng Cáo Từ Google Adsense

Tạo Kênh Youtube Và Nhận Quảng Cáo Từ Google Adsense, MMO là gì

Nếu kênh Youtube của bạn có một lượng lớn khán giả, bạn có thể bắt đầu kiếm thu nhập từ quảng cáo Youtube. 

Hiện tại, Youtube quy định kênh phải có từ 1,000 người theo dõi trở lên để đăng ký chương trình đối tác Youtube và kiếm tiền online qua quảng cáo. Có thể nói, làm MMO qua kênh Youtube tại Việt Nam quá quen thuộc với mọi người và cũng có nhiều trường hợp rất thành công như Quỳnh Trần JP (ẩm thực), Thi Thơ Nguyễn (truyện ma), Cris Devil Phan (giải trí)... 

  • Tổng thời gian đầu tư: có thể mất vài tuần - vài tháng để có thể bắt đầu kiếm tiền
  • Thiết lập MMO: tạo một kênh Youtube rất đơn giản
  • Mức độ dễ thực hiện: Tùy thuộc vào độ hấp dẫn của nội dung bạn tạo ra.
  • Thời gian nhận tiền:  hàng tháng.

Trở Thành Một Influencer Trên Mạng Xã Hội Như Tiktok, Instagram

Trở Thành Một Influencer Trên Mạng Xã Hội Như Tiktok, Instagram

Những công ty, thương hiệu ngày nay ưa chuộng tiếp thị qua influencer - những người có độ phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội - để tạo nội dung quảng cáo tương tác cao cho sản phẩm, dịch vụ của họ. Bạn có thể bắt đầu cơ hội này trên nền tảng Tiktok Việt Nam, một trong những mạng xã hội sáng tạo và dễ trở thành influencer nhất hiện nay.

  • Tổng thời gian đầu tư: bạn cần tập trung thời gian và nguồn lực như một công việc thật sự
  • Thiết lập MMO: tạo kênh Tik Tok, Instagram khá đơn giản
  • Mức độ dễ thực hiện: tùy thuộc vào khả năng sáng tạo của bạn.
  • Thời gian nhận tiền:  tùy thuộc nền tảng.

Bán Ảnh Chụp Hoặc Ảnh Vẽ Của Bạn Trên Các Sản Phẩm POD

Bán Ảnh Chụp Hoặc Ảnh Vẽ Của Bạn Trên Các Sản Phẩm POD

Biến đam mê chụp ảnh hoặc vẽ ảnh của bạn thành công việc kiếm tiền online với các nền tảng bán ảnh kỹ thuật số và POD (Print On Demand - Dịch vụ in khi có đơn hàng). Với những sàn như Fine Art America, Redbubble,.. Bạn có thể bán ảnh của mình trên áo thun, tranh in, ốp điện thoại, thảm… cho người dùng toàn cầu.

  • Tổng thời gian đầu tư: người mua phải tìm ra gian hàng của bạn và thích sản phẩm của bạn
  • Thiết lập MMO: trong vài giờ
  • Mức độ dễ thực hiện: nếu bạn đã có sẵn thư viện ảnh của riêng mình, vậy thì bạn có thể bắt đầu ngay.
  • Thời gian nhận tiền:  tùy thuộc nền tảng.

Kinh Doanh Dropshipping

Kinh Doanh Dropshipping

Dropshipping là hình thức bán hàng loại bỏ khâu chuyển hàng trung gian. Nói đơn giản, bạn kinh doanh sản phẩm, nhưng sản phẩm được lưu tại kho của nhà phân phối. Khi có đơn hàng, nhà phân phối sẽ đóng gói, chuyển hàng đến khách hàng với thông tin thương hiệu của bạn. Tìm hiểu thêm về dropshipping tại đây.

  • Tổng thời gian đầu tư: kinh doanh dropship có thể tốn khá nhiều thời gian vào khâu quảng cáo
  • Thiết lập MMO: trong vài giờ
  • Mức độ dễ thực hiện: tương đối khó vì độ cạnh tranh khá cao
  • Thời gian nhận tiền:  từ vài ngày.

Cần kinh phí để chạy các chiến dịch quảng cáo trực tuyến cho gian hàng kinh doanh của bạn? Đăng ký ngay cùng Jenfi để được cấp vốn tăng trưởng!

Bán Khóa Học Online

Bán Khóa Học Online

Bán khóa học online là một trong những xu hướng MMO nổi bật nhất trong thời gian gần đây. Nếu bạn giỏi một kỹ năng nào đó, bạn có thể kiếm tiền bằng cách tạo một khóa học và bán trên các nền tảng trực tuyến như Udemy, Edumall, Unica.

  • Tổng thời gian đầu tư: tốn nhiều thời gian lúc đầu nhưng về sau chỉ cần vài giờ mỗi tuần
  • Thiết lập MMO: tạo khóa học trên các nền tảng số khá đơn giản
  • Mức độ dễ thực hiện: tùy thuộc vào kiến thức của bạn về chủ đề cụ thể.
  • Thời gian nhận tiền:  tùy thuộc nền tảng.

Câu Hỏi Thường Gặp Về MMO

Cách khả thi để bắt đầu làm MMO là gì?

  • Xây dựng cửa hàng dropship online.
  • Bán đồ đã qua sử dụng trên eBay, Amazon hoặc Facebook Marketplace.
  • Mua và bán tên miền.
  • Cho thuê phòng trống trên Airbnb.
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn TikTok cho các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp.
  • Bán sản phẩm thông tin và file kỹ thuật số
  • Gia sư người trực tuyến trong các môn học có nhu cầu cao.
  • Làm tester cho các ứng dụng và trang web.

Làm cách nào để kiếm 100 đô la mỗi ngày trên mạng?

  • Làm khảo sát online
  • Bán sản phẩm trên Amazon.
  • Dạy tiếng anh trực tuyến.
  • Xem video để kiếm tiền.
  • Nhận lại tiền mặt khi mua sắm (cashback)

Làm cách nào để kiếm tiền online năm 2022?

  • Khai trương cửa hàng in theo yêu cầu (Print on demand)
  • Bán quần áo trực tuyến.
  • Tạo đồ handmade.
  • Cung cấp dịch vụ qua các nền tảng freelancer.
  • Xây dựng các khóa học trực tuyến.
  • Tạo podcast.
  • Tạo sản phẩm kỹ thuật số.
  • Trở thành influencer
  • Tạo blog.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu: Hướng Dẫn Toàn Tập Từ Jenfi Capital

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu - Hướng dẫn từ Jenfi Capital

Bạn đang muốn vay vốn mở rộng kinh doanh, bình thường bạn sẽ chọn những phương thức vay nào?

Vay vốn tín chấp và thế chấp ngân hàng là hình thức vay vốn truyền thống, căn bản của doanh nghiệp và các startup, tuy nhiên cách vay kinh doanh này sẽ không thể phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp không có tài sản có giá trị để thế chấp hoặc những chủ doanh nghiệp không muốn chia sẻ cổ phần và quyền quản trị.

Đó là lý do tại sao trong vài năm trở lại đây, phương thức vay vốn dựa vào doanh thu (tiếng Anh: Revenue Based Finance - RBF) trở thành một trong những xu hướng huy động vốn của các startup và doanh nghiệp mới.

Vậy, vay vốn dựa trên doanh thu là gì, hình thức vay này có gì khác biệt so với vay ngân hàng và huy động vốn từ các Shark, và liệu RBF có phù hợp với doanh nghiệp của bạn? Cùng Jenfi Capital tìm hiểu trong bài viết sau.

Dành cho bạn: Ebook Hướng Dẫn Phát Triển Doanh Nghiệp Bằng Vay Vốn Trên Doanh Thu

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Là Gì?

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Là Gì?

Vay vốn dựa vào doanh thu (RBF) là hình thức nhận nguồn vốn vay dựa vào doanh số của doanh nghiệp. Tổ chức cho vay sẽ cấp cho doanh nghiệp một khoản tiền và nhận lại một phần nhỏ doanh thu phát sinh trong tương lai của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể nhận các khoản tạm ứng theo từng đợt và thỏa thuận hoàn vốn một phần doanh thu hàng tháng đến khi toàn bộ khoản vay được hoàn trả. Ví dụ, nếu bạn huy động một khoản vay 10 tỷ VND, bạn có thể cần thanh toán 6% doanh thu mỗi tháng.

Những tháng có doanh thu cao, doanh nghiệp sẽ thanh toán nhiều hơn và thời gian vay sẽ ngắn lại. Và khi những tháng có doanh thu thấp, doanh nghiệp sẽ thanh toán ít hơn và thời gian thanh toán sẽ dài hơn. Do đó, vay vốn dựa vào doanh thu linh hoạt thời gian thanh toán hơn so với các hình thức vay truyền thống.

Vậy, Quỹ Huy Động Vốn Đánh Giá Tín Dụng Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Quỹ Huy Động Vốn Đánh Giá Tín Dụng Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Các quỹ cho vay theo RBF sẽ đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp bạn để xác định khoản tiền vay tối đa bạn có thể tiếp cận. 

Tuy nhiên, không giống như vay ngân hàng truyền thống, nơi bạn phải chuẩn bị hàng loạt hồ sơ, thủ tục rườm rà; hoặc như vay VC (Quỹ Đầu Tư Mạo Hiểm - Virtual Capital), nơi bạn phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thuyết trình… Vay vốn dựa vào doanh thu có quy trình thẩm định đơn giản và hoàn toàn trực tuyến.

Thông thường, Quỹ vay vốn RBF liên kết với những ứng dụng từ bên thứ ba hoặc những ứng dụng back-end bạn dùng trong kinh doanh để thẩm định và cấp vốn kinh doanh, dựa vào dòng doanh thu dự đoán trong tương lai. Do đó, quy trình thẩm định cấp vốn của Quỹ vay vốn RBF thường diễn ra trong vài ngày.

Quy Trình Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Diễn Ra Như Thế Nào?

Quy Trình Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Diễn Ra Như Thế Nào?

Toàn bộ quá trình vay vốn RBF với 3 bước đơn giản như sau:

Đăng ký hồ sơ vay trực tuyến

Trước tiên, bạn sẽ đăng ký hồ sơ vay vốn dựa trên doanh thu hoàn toàn online (nếu bạn dự định vay vốn RBF từ Jenfi Capital, hãy đăng ký tại đây) và kết nối tài khoản vay với các tài khoản kinh doanh trực tuyến (ví dụ: Lazada, Shopee, Shopify, Lazada…). Việc kết nối này giúp Quỹ huy động vốn đánh giá và thẩm định hồ sơ của bạn nhanh chóng và dễ dàng.

jjenfi account - screenshot

Nếu Quỹ huy động vốn dự đoán doanh thu của bạn đang tăng trưởng đủ tiêu chuẩn vay, bạn sẽ được phê duyệt cấp vốn. Thông thường, bạn sẽ nhận được vài chương trình cấp vốn (gói vay) với số tiền, thời gian hoàn vốn, lãi suất… khác nhau để lựa chọn.

Chọn một gói vay phù hợp

Thông thường, gói vay sẽ gồm một khoản phí cố định và thỏa thuận chia sẻ doanh thu hàng tháng. Dưới đây là ví dụ về các gói vay RBF:

  • Doanh thu trung bình hàng tháng: 1 tỷ VND
  • Khoản tiền vay: 1 tỷ VND
  • Phí cố định: 7.5% - 10.5%
  • Chia sẻ doanh thu hàng tháng: 18.4% - 26.9%
  • Thời gian hoàn vốn dự kiến: 4 - 6 tháng

Gợi ý: Truy cập Công Cụ Tính Lãi Suất của Jenfi Capital tại đây để tìm gói vay phù hợp.

Hoàn vốn theo doanh thu thực tế

Quá trình hoàn vốn dựa vào phần trăm doanh thu hàng tháng và có thể thay đổi linh hoạt theo doanh thu thực tế của doanh nghiệp. Nếu doanh thu trong tháng tăng, doanh nghiệp sẽ hoàn vốn nhiều hơn và rút ngắn thời gian hoàn vốn.

Ngược lại, nếu doanh thu sụt giảm, doanh nghiệp sẽ thanh toán ít lại do đó sẽ giảm áp lực dòng tiền phải chi trả trong kỳ thanh toán.

Có Thể Vay Tối Đa Bao Nhiêu Tiền Dựa Vào Doanh Thu?

Có Thể Vay Tối Đa Bao Nhiêu Tiền Dựa Vào Doanh Thu?

Quỹ huy động vốn sẽ dựa vào doanh thu định kỳ của doanh nghiệp bạn để xác định số tiền tối đa dành cho bạn.

Thông thường, các quỹ huy động vốn RBF sẽ cấp vốn với số tiền từ bốn đến bảy lần doanh thu định kỳ mỗi tháng của doanh nghiệp. Tại Jenfi, bạn có thể huy động từ 100 triệu VND đến 10 tỷ VND.

Phí cố định thường sẽ dao động từ 7% -11% doanh thu, phụ thuộc vào mục đích vay vốn và thời gian vay vốn. 

Thanh Toán Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Như Thế Nào

Thanh Toán Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Như Thế Nào

Giả sử bạn được Jenfi Capital phê duyệt hồ sơ vay 1 tỷ VND với phí cố định là 10% doanh số hàng tháng đến khi bạn hoàn vốn thành công. 

Như vậy, quá trình hoàn vốn của bạn có thể diễn ra như sau:

  • Tháng 1: doanh số 500 triệu VND, bạn sẽ thanh toán 50 triệu VND.
  • Tháng 2: doanh số 2 tỷ VND, bạn sẽ thanh toán 200 triệu VND.
  • Tháng 3: doanh số 300 triệu VND, bạn sẽ thanh toán 30 triệu VND.

Quá trình hoàn vốn sẽ tiếp tục như vậy đến khi bạn hoàn trả khoản vay thành công. Trong trường hợp doanh số trong kỳ thanh toán sụt giảm (ví dụ ở Tháng 3), số tiền thanh toán trong kỳ cũng sẽ giảm theo, do đó bạn sẽ giảm áp lực nhờ không phải thanh toán vượt quá khả năng chi trả của mình.

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu So Với Những Phương Thức Khác

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu So Với Những Phương Thức Khác

Hiểu rõ các mô hình vay vốn khác nhau như vay ngân hàng, vay quỹ đầu tư mạo hiểm,... là chìa khóa để chọn được hình thức vay vốn phù hợp.

Vay ngân hàng và vay công ty tài chính

Khi vay ngân hàng và vay công ty tài chính, các doanh nghiệp phải thanh toán một khoản tiền cố định với lãi suất quy định trong kỳ vay. Không giống vay vốn dựa vào doanh thu, bạn cần thanh toán khoản tiền vay trong kỳ vay đầy đủ theo hợp đồng vay.

Đối với startup, chủ startup (nhà sáng lập, founder) thường phải thế chấp tài sản cá nhân hoặc bảo lãnh cá nhân trong trường hợp startup không thể thanh toán đúng theo thỏa thuận. 

Hình thức vay dựa vào nợ từ ngân hàng và công ty tài chính là một trong những cách phổ biến để bơm tiền vào tài chính doanh nghiệp, tuy nhiên rủi ro sẽ lớn nếu doanh thu của bạn biến động lớn hoặc nếu bạn kinh doanh ở thị trường có nhiều biến động (ví dụ: kinh doanh hàng hóa mùa Tết).

Vay vốn dựa vào cổ phần

Khi vay vốn dựa vào cổ phần (equity based finance - EBF), doanh nghiệp hoặc startup phải giao một phần quyền sở hữu cho bên cho vay để đổi lấy nguồn vốn tăng trưởng. Mô hình vay vốn này có rủi ro thấp hơn (vì không phải thế chấp tài sản), nhưng founder có thể mất quyền sở hữu doanh nghiệp với cách vay này.

Điều này hoàn toàn khác khi vay vốn dựa vào doanh thu sẽ không cần founder chia sẻ cổ phần. Vì vậy, vay vốn dựa vào cổ phần sẽ không phù hợp nếu bạn có dòng doanh thu tăng trưởng đều đặn.

Ưu Và Nhược Điểm Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Ưu Và Nhược Điểm Khi Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Đến đây, có lẽ bạn đã hiểu được về nhiều đặc điểm của vay vốn dựa vào doanh thu khi so sánh với những phương thức vay khác. Dưới đây hãy cùng xem chi tiết những Ưu và nhược điểm của RBF.

Ưu điểm của vay vốn dựa vào doanh thu

Giữ nguyên quyền kiểm soát

RBF giúp bạn có nguồn vốn để tăng trưởng nhưng không cần bán cổ phần hoặc mất quyền lãnh đạo tại công ty; mô hình này đảm bảo bạn có toàn quyền sở hữu và quyết định tại doanh nghiệp mình.

Nguồn tiền nhanh chóng

RBF giúp bạn nhận được nguồn tiền mặt trong thời gian rất linh hoạt và ngắn hơn so với vay truyền thống, đôi khi chỉ mất 1-2 ngày - Đây là điều vô cùng hữu ích khi bạn đang cần nguồn tiền nhanh trong ngắn hạn. Quá trình thẩm định dựa vào dữ liệu, thường liên quan đến tình trạng kinh tế và dự báo về doanh thu, và không cần điểm tín dụng cá nhân.

Quá trình vay vốn dựa vào số liệu

Nhiều Quỹ Huy Động Vốn RBF ứng dụng các công nghệ linh hoạt và tinh xảo để phân tích, đưa ra quyết định cấp khoản vay phù hợp cho từng công ty - do đó giảm hẳn sự thiên kiến và yếu tố con người trong quá trình thẩm định.

Hoàn vốn dựa vào doanh thu thực tế

Như đã trình bày, khoản vay vốn sẽ linh hoạt phụ thuộc vào doanh thu từng tháng.

Không cần thế chấp tài sản

RBF không yêu cầu bảo lãnh cá nhân hoặc tài sản thế chấp cho khoản tiền vay, do đó bạn không gặp bất kỳ rủi ro nào về tài sản.

Nhược điểm của vay vốn dựa vào doanh thu

Mặc dù hình thức RBF có nhiều lợi ích nhưng mô hình này cũng không phù hợp với mọi doanh nghiệp. Có một số vấn đề bạn cần xem xét trước khi hợp tác với Quỹ huy động vốn RBF.

Bắt buộc có doanh thu

Quỹ huy động vốn RBF sẽ xem xét khả năng tạo doanh thu của doanh nghiệp bạn. Nếu doanh nghiệp bạn không có lịch sử doanh thu rõ ràng, có khả năng doanh nghiệp bạn không nhận được khoản vay theo ý muốn.

Số tiền vay nhỏ 

Giới hạn khoản vay thường được dựa vào doanh thu định kỳ hàng tháng của doanh nghiệp, nghĩa là bạn có thể nhận được khoản vay nhỏ hơn so với số tiền bạn có thể nhận được khi vay từ các VC. 

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp của bạn tăng trưởng, doanh thu định kỳ hàng tháng tăng theo, bạn sẽ dễ dàng nhận được nguồn vốn vay cho những kỳ vay tiếp theo với số tiền lớn hơn.

Không thích hợp vay dài hạn

Nếu bạn dự định vay dài hạn hơn 1 năm trở lên, RBF có thể không phù hợp mà vay ngân hàng sẽ là lựa chọn tốt hơn.

RBF được thiết kế cho những khoản vay ngắn hạn để tăng trưởng doanh thu. Khi bạn có dự định vay cho các hoạt động như đầu tư máy móc, nhà xưởng, công nghệ… vay ngân hàng sẽ phù hợp hơn.

Ai Nên Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Ai Nên Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu

Nhiều doanh nghiệp có thể huy động vốn tăng trưởng, nhưng có một số doanh nghiệp và ngành nghề đặc biệt thích hợp với RBF

Doanh nghiệp thương mại điện tử

Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến, shop online,... rất thích hợp với RBF, bởi vì hình thức này giúp chủ doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn nhanh chóng, kịp thời vào marketing hoặc hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, Quỹ huy động vốn RBF cũng dễ dự đoán doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh online dựa vào dữ liệu từ các tài khoản kinh doanh như Lazada, Shopee, Google Ads, Facebook Ads.

Doanh nghiệp kinh doanh theo thời vụ

Các doanh nghiệp kinh doanh theo mùa (ví dụ: mùa Tết, mùa Black Friday,...) được hưởng lợi ích nhiều nhất từ RBF.

Doanh nghiệp có thể dự trữ hàng hóa hoặc đầu tư cho hoạt động marketing vào mùa cao điểm, sau đó thanh toán hoàn vốn nhanh chóng với doanh thu trong mùa kinh doanh đó.

Doanh nghiệp SaaS và các mô hình đăng ký hàng tháng

Vay vốn dựa vào doanh thu phụ thuộc vào doanh số theo kỳ của doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp có doanh số theo kỳ ổn định, có thể dự đoán sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay.

Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phần mềm (Software as a service - SaaS), doanh nghiệp kinh doanh mô hình đăng ký hàng tháng (gym, bảo hiểm, dịch vụ vệ sinh…) có thể dự đoán được doanh số hàng tháng của họ dễ dàng. Với lợi điểm này, họ có thể dễ dàng hoàn vốn theo kỳ mà không gặp nhiều trở ngại.

Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu Có Phù Hợp Với Bạn Không?

Vay vốn dựa vào doanh thu là lựa chọn vay kinh doanh tăng trưởng hoàn hảo nếu bạn không muốn pha loãng vốn chủ sở hữu hoặc tốn kém thời gian vay như các phương thức truyền thống mà bỏ lỡ cơ hội kinh doanh trước mắt.

Vì thanh toán hàng tháng linh hoạt, bạn sẽ không phải lo lắng và áp lực thanh toán nếu doanh số sụt giảm.

Do đó, nếu doanh nghiệp của bạn muốn duy trì quyền sở hữu và tăng trưởng nhanh chóng, thì vay vốn dựa vào doanh thu sẽ là một trong những chiến lược huy động vốn thích hợp cho bạn.

Tại Jenfi, chúng tôi cung cấp các gói vay từ 100 triệu VND đến 10 tỷ VND. Đăng ký ngay để xem bạn có đủ điều kiện nhận gói vay nào từ chúng tôi!

Tải ebook Hướng Dẫn Vay Vốn Dựa Vào Doanh Thu PDF tại đây!

Nicky Minh

CTO and co-founder

Gen Z Là Gì? Bí Quyết Marketing Cho Khách Hàng Gen Z Đã Kiểm Chứng

Open post
Gen Z Là Gì?

Gen Z Là Gì? Bí Quyết Marketing Cho Khách Hàng Gen Z Đã Kiểm Chứng

Gen Z Là Gì?

Đối với một số thương hiệu, nhóm phân khúc khách hàng quan trọng nhất là Gen Z. Việc marketing sản phẩm và dịch vụ cho phân khúc đặc biệt giỏi về công nghệ, có trình độ giáo dục cao và có tính cá nhân hóa cao sẽ không quá khó nếu bạn nắm được những bí quyết để thu hút Gen Z.

Gen Z là gì?

gen z là gì

Gen Z là gì? Gen Z, hay còn được gọi bằng những cái tên khác như Zoomer, Digital Native,... là thuật ngữ chỉ những người sinh vào khoảng 1995 đến 2012. 

Những Gen Z có tư tưởng tiến bộ, đa dạng về văn hóa, chủng tộc, được tận hưởng nền giáo dục tốt hơn so với những thế hệ trước họ. 

Trước khi thực hiện hành vi mua hàng, Gen Z có xu hướng cân nhắc cẩn thận nhiều lựa chọn khác nhau trước khi chi tiêu. Họ biết cách tận dụng công nghệ tìm kiếm, mạng xã hội để khám phá thông tin có ích cho mình và cũng là nhóm khách hàng chi tiêu nhiều nhất theo Forbes.

Theo nghiên cứu từ Millennial Marketing, sức mua của Gen Z lên đến 143 tỷ đô la, là nhóm chi tiêu đứng đầu trong các thế hệ. Do đó, các doanh nghiệp cần hiểu rõ về Gen Z và sức mạnh của thế hệ này trên thị trường để tạo dựng một nhóm khách hàng trung thành trong dài hạn.

Top Chiến Thuật Thu Hút Gen Z

Gen Z Là Gì? Top Chiến Thuật Thu Hút Gen Z

Nghiên cứu văn hóa Gen Z

Gen Z, còn được mệnh danh là Digital Native (những người sành về công nghệ) luôn dành một lượng lớn thời gian trên điện thoại và mạng xã hội. Nhóm Gen Z cũng là nhóm đa dạng nhất trong các thế hệ - và điều này ảnh hưởng đến cách họ suy nghĩ, đánh giá sản phẩm, và chi tiêu.

Nếu bạn muốn tập trung bán hàng cho thế hệ này, bạn cần hiểu rõ về họ và cách họ tương tác với các nhãn hàng như thế nào trong ngành nghề bạn đang kinh doanh.

Một số nguồn thông tin (tiếng Anh) hữu ích về Gen Z đáng tin cậy như:

  • Pew Research Center: Chuyên nghiên cứu về Gen Z, xu hướng Gen Z, nhân khẩu học…
  • NYTimes: mục Gen Z in Their Own Words
  • #GenZ trên Apple Podcast
  • Knit: Insight của thế hệ Gen Z

Thuê nhân viên phụ trách mảng marketing nằm trong thế hệ Gen Z

Người tiêu dùng thuộc Gen Z có thể dễ dàng nhận ra những quảng cáo thái quá, không đáng tin cậy. Với góc nhìn của nhân viên Gen Z trong đội ngũ marketing của công ty, bạn sẽ có thể điều chỉnh, thiết kế quảng cáo với phong cách phù hợp với họ.

Thử nghiệm hình thức Mua Trước - Thanh Toán Sau

Gen Z đề cao sự linh hoạt hơn tất cả mọi thứ. Đó là lý do tại sao nhiều thương hiệu tại Việt Nam triển khai hình thức Mua Trước - Thanh Toán Sau để thu hút khách hàng Gen Z. Theo báo cáo của Research & Markets, thị trường Mua Trước - Thanh Toán Sau tại Việt Nam đạt mức tăng dự kiến hơn 71,5% mỗi năm và hình thức này được thúc đẩy bởi thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ Z.

Mua Trước - Thanh Toán Sau cho phép Gen Z mua sắm linh hoạt với thời gian thanh toán trả dần, thậm chí không lãi suất. Vì Gen Z phần lớn vừa mới đi làm một khoảng thời gian, do đó, việc thanh toán linh hoạt đối với họ là cần thiết.

Thể hiện lập trường của thương hiệu về các vấn đề xã hội

Gen Z rất quan tâm và chủ động trong những vấn đề xã hội. Theo RetailDive, nhóm Gen Z thường ưu tiên mua sắm những thương hiệu cùng quan điểm và theo đuổi các giá trị mà họ tin tưởng. Do đó, hãy quan sát những vấn đề xã hội, tham gia những chương trình thiện nguyện phù hợp với thương hiệu để thể hiện doanh nghiệp của bạn cũng quan tâm đến những giá trị cộng đồng.

Dùng thêm nhiều nguồn lực để xây dựng độ tin cậy của thương hiệu.

Đối với Gen Z, niềm tin là ưu tiên hàng đầu. Họ thường chỉ tương tác với những thương hiệu có độ minh bạch cao, và thường xuyên dùng các chương trình tắt quảng cáo, chặn quảng cáo (ad blocker) để không phải xem những quảng cáo trực tiếp.

Một số cách để bạn có thể tăng độ tin cậy của thương hiệu như:

  • Thể hiện các bạn thu thập dữ liệu của khách hàng để làm gì, lưu trữ trong bao lâu, và có chia sẻ cho bên thứ ba hay không trong phần Chính Sách Quyền Riêng Tư.
  • Tạo những chiến dịch quảng cáo chân thực, không sử dụng chiêu trò để thu hút Gen Z.
  • Đảm bảo minh bạch thông tin liên lạc của doanh nghiệp trên website và mạng xã hội.
  • Nếu bạn sử dụng influencer marketing, hãy chọn những người đáng tin cậy để hợp tác.

Marketing cho Gen Z: Top chiến lược đã kiểm chứng

Marketing cho Gen Z: Top chiến lược đã kiểm chứng

Marketing cho khách hàng Gen Z có thể sẽ khó khăn hơn so với các thế hệ khác. 

Một phần vì nhân khẩu học của thế hệ Z quá đa dạng. Phần khác là do sự thay đổi liên tục của công nghệ khiến cho các xu hướng marketing có vòng đời ngắn lại.

Tạo nội dung bắt mắt, thu hút về mặt thị giác

Theo Sprout Social, 81% Gen Z chọn Youtube và Instagram là kênh mạng xã hội ưa thích. Và khi phỏng vấn Gen Z muốn thấy thương hiệu xuất hiện trên mạng xã hội nào nhiều hơn, 56% chọn Instagram và 38% trên Youtube. 

Mặc khác, Gen Z dành rất nhiều thời gian cho nội dung video thời lượng ngắn (short form video) trên Tiktok. Do đó, doanh nghiệp bạn có thể cân nhắc thêm các nội dung hình ảnh, video ngắn, dễ xem vào chiến lược marketing tổng thể.

Gen Z là gì - jenfi capital

Video ngắn sử dụng lớp phủ, hiệu ứng hình ảnh và âm nhạc đã được chứng minh là mỏ vàng cho thương hiệu và influencer.

Điển hình nhất là sự phát triển bùng nổ của Tiktok với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, và mỗi người dùng dành đến gần 20 giờ mỗi tháng trên Tiktok. Tiktok là nền tảng marketing mà bất kỳ thương hiệu nào cũng cần đến để kết nối với Gen Z.

Thử nghiệm các loại nội dung có tương tác

Để thu hút Gen Z trên mạng xã hội, nhiều nghiên cứu gợi ý nên kết hợp giữa tính sáng tạo và tính tương tác khi tạo nội dung.

Nói cách khác, các khách hàng trẻ tuổi muốn được làm gì đó - nhấp vào, quét, tap… khi họ xem nội dung trên mạng xã hội.

Bất kỳ điều gì có thể tạo sự tương tác đều là lợi điểm. Ví dụ: bạn có thể tạo Poll câu hỏi để thu hút sự chú ý và hiểu rõ thêm về khách hàng.

Loại nội dung tương tác cũng có thể sử dụng để khuyến khích Gen Z đưa ra quyết định mua sắm. Ví dụ, bạn có thể thêm Quiz câu hỏi đơn giản trên video để giúp khách hàng lựa chọn giữa các sản phẩm. Sự kết hợp giữa tương tác và cá nhân hóa trong marketing là chìa khóa để khách hàng trẻ tuổi ủng hộ các thương hiệu luôn quan tâm, chăm sóc cho từng khách hàng.

Thử nghiệm hiệu ứng FOMO

Khi bàn đến Gen Z, một trong những hiệu ứng tâm lý thường xuất hiện là “Triệu Chứng Sợ Bị Bỏ Lỡ” - Fear of missing out (FOMO).

Một số thương hiệu thường áp dụng hiệu ứng FOMO vào các bài đăng bán hàng giảm giá, bán hàng số lượng giới hạn… trong một thời gian xác định để thúc đẩy tương tác và tăng doanh số.

Gen Z and FOMO

Sử dụng Hashtag & Tag

Tag và Hashtag gắn liền với các chiến dịch marketing cho Gen Z. Bạn có thể thử:

  • Khuyến khích Gen Z chia sẻ nội dung họ tự tạo với hashtag là thương hiệu của bạn.
  • Cho phép khách hàng Gen Z tag họ vào một vị trí địa lý (cửa hàng, shop…)
  • Nhờ khách hàng tag gia đình và bạn bè của họ để mời người thân tham gia các chiến dịch quảng bá.

Ví dụ như thương hiệu Uniqlo sử dụng phần Stories để chia sẻ bài đăng của khách hàng có sử dụng hashtag #Uniqlo hoặc  #LifeWear.

Thể hiện khiếu hài hước 

Có thể bạn thấy điều này có vẻ không cần thiết, nhưng sự thật là Gen Z luôn thích những thương hiệu “vui vẻ và cool ngầu.”

Đó là lý do tại sao các nội dung cho Gen Z thường tập trung vào meme và óc hài hước.

gen Z là gì

Điều quan trọng ở đây là thương hiệu của bạn phải có chất riêng, thể hiện yếu tố “con người”, tương tác chân thực trên không gian mạng. Khi tương tác trên mạng xã hội, thương hiệu phải thể hiện cá tính, một chút khó dự đoán, không nên theo khuôn mẫu soạn sẵn.

Phản hồi khách hàng Gen Z kịp thời

Theo khảo sát từ Sprout Social, 47% khách hàng cho rằng một thương hiệu đáng tin cậy là khi họ có dịch vụ khách hàng chất lượng. Thêm vào đó, 41% Gen Z cho rằng họ sẽ mua hàng từ thương hiệu có dịch vụ giao nhận đúng giờ, dịch vụ hỗ trợ tốt hơn so với đối thủ. 

Do đó, dịch vụ khách hàng và chăm sóc hậu mãi nên là một phần trong chiến lược tiếp cận Gen Z.

Cho khách hàng những gì họ muốn

Trên tất cả, Gen Z muốn thương hiệu thể hiện họ thật sự hiểu Gen Z muốn gì. Dữ liệu từ The Index cho thấy có 50% Gen Z sẽ mua hàng từ thương hiệu thể hiện rằng họ hiểu được tâm lý của khách hàng mình.

Với thương hiệu, đây là cơ hội để thể hiện cho khách hàng thấy rằng họ luôn được thương hiệu quan tâm, lắng nghe và luôn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ dựa trên phản hồi của khách hàng.

Một ví dụ điển hình gần đây là khi rạp phim Cineplex cho khán giả mang cơm vào rạp khi xem phim Conan vì trên mạng xã hội có hàng nghìn lượt bình luận rằng họ luôn xem Conan khi ăn cơm. Điều này thu hút một lượng lớn giới trẻ tại Hà Nội hưởng ứng và tạo làn sóng viral khắp mạng xã hội.

Tạm Kết

Marketing cho Gen Z có thể cần thương hiệu đầu tư thêm nhiều sự sáng tạo, cá tính, nhưng không phải vì thế mà những thương hiệu “truyền thống” không thể thực hiện.

Bằng cách dành thêm thời gian để hiểu rõ thêm về những gì Gen Z yêu thích và điều gì khiến họ có cảm giác độc đáo hơn, các thương hiệu có thể từ đó xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhóm khách hàng đang làm chủ hầu bao của thế giới trong một ngày không xa.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Podcast Là Gì? Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Podcast Trong Hoạt Động Marketing

Open post
Podcast Là Gì?

Podcast Là Gì? Lý Do Doanh Nghiệp Nên Sử Dụng Podcast Trong Hoạt Động Marketing

Podcast Là Gì?

Podcast là gì? Trong kỷ nguyên tiếp thị kỹ thuật số, các doanh nghiệp và giới chuyên gia marketing sử dụng hàng loạt công cụ tiếp thị khác nhau, thế nhưng một trong những công cụ vẫn chưa được khai thác đúng mực là Podcast. Dưới góc độ marketing, podcast là công cụ hiệu quả để thương hiệu có thể tiếp cận một thị trường ngách. Theo nghiên cứu, nhờ cung cấp thông tin hữu ích và có giá trị mà podcast có thể tiếp cận một nhóm khách hàng mục tiêu và mang lại ROI khá cao. 

Theo quan sát từ Jenfi Capital, hình thức marketing bằng podcast vẫn chưa được nhiều thương hiệu khai thác. Tuy nhiên, những thương hiệu sử dụng podcast marketing nổi bật như Viet Cetara, Vnexpress… đều có lượng thính giả trung thành khá đáng kể. Trong bài viết hôm nay, cùng Jenfi tìm hiểu về Podcast là gì và cách làm thế nào để bắt đầu triển khai podcast đầu tiên cho thương hiệu của bạn.

Podcast Là Gì? Podcast Marketing Là Gì?

Podcast Là Gì? Podcast Marketing Là Gì?

Thuật ngữ Podcast được nhà báo Hammersley đặt ra khi kết hợp hai từ “broadcast” (phát sóng) và iPod (thiết bị nghe nhạc). Podcast là những chương trình phát thanh, những file âm thanh kỹ thuật số trên các nền tảng phát sóng mà người nghe có thể đăng ký, tải về máy nghe nhạc cá nhân. 

Theo tạp chí Forbes, ứng dụng iTunes nằm trong top những trang web trên bộ máy tìm kiếm. Do đó, một thương hiệu triển khai Podcast cũng góp giá trị không nhỏ cho SEO của thương hiệu đó. Vì lý do này, podcast có thể được sử dụng như một phần của SEO marketing.

Hơn nữa, sự cạnh tranh trên không gian podcast thấp hơn rất nhiều so với các nền tảng mạng xã hội khác. Tạp chí Entrepreneur chỉ ra rằng, trong khi có khoảng 80 triệu trang Facebook  doanh nghiệp, chỉ có khoảng 70,000 podcast. Do đó, việc thương hiệu tìm kiếm một niche (thị trường ngách) và khai thác sẽ không quá khó khăn. Podcast cũng không cần người nghe phải tập trung vì nội dung và ngôn từ thường diễn ra như một buổi trò chuyện.

Podcast marketing không chỉ giúp doanh nghiệp xây dựng nhận thức thương hiệu, mà còn đem đến giá trị thật sự cho người nghe. Thính giả có thể cảm nhận được sự kết nối, sự thuộc về, và họ có thể khám phá ra những điều thú vị khi trở thành một phần của cộng đồng podcast khi tương tác với thương hiệu trong những buổi phát thanh trực tiếp.

Tại Sao Doanh Nghiệp B2B Nên Tạo Podcast?

Podcast Là Gì? Tại Sao Doanh Nghiệp B2B Nên Tạo Podcast?

Đối với doanh nghiệp B2B, việc triển khai các chiến dịch tiếp thị để kết nối với các doanh nghiệp khác thật sự không dễ dàng. Lấy ví dụ, nếu doanh nghiệp B2C có thể sử dụng những câu chuyện cá nhân, câu chuyện doanh nghiệp, thông tin đánh giá từ người dùng trong các hoạt động marketing, thì doanh nghiệp B2B hầu như khó sử dụng hình thức này. 

May thay, Podcast có thể giúp doanh nghiệp B2B chia sẻ câu chuyện của họ một cách sâu sắc hơn. Theo The Indian Dream Podcast, “các doanh nghiệp B2B có thể chia sẻ podcast với khách hàng của họ để kết nối với khách hàng ở cấp độ sâu hơn. Phần lớn hoạt động tiếp thị đang tôn vinh một câu chuyện và thậm chí khơi gợi những khó khăn khi làm kinh doanh. Podcast The Indian Dream đã giúp nhiều doanh nhân kết nối với nhiều người hơn và chia sẻ câu chuyện của họ ”.

Do đó, những doanh nhân, doanh nghiệp nhỏ chưa có khoản tài chính để triển khai những chiến dịch tiếp thị, có thể sử dụng podcast hoặc tham gia podcast để marketing một cách miễn phí và hiệu quả.

Top 10+ Lý Do Doanh Nghiệp Nên Triển Khai Podcast Marketing

Podcast Là Gì? Top 10+ Lý Do Doanh Nghiệp Nên Triển Khai Podcast Marketing

Trên thế giới, xu hướng tìm kiếm và tiếp nhận thông tin qua podcast ngày càng tăng. Then Sendpulse, tại Hoa Kỳ có đến hơn 57% người dân theo dõi một chương trình podcast nào đó. Con số này tăng 29,5% trong 3 năm vừa qua, cho thấy podcast dần trở thành xu hướng lựa chọn tiếp thu thông tin mới. 

Tại Việt Nam, mọi thứ thường sẽ đi sau thế giới một khoảng thời gian, thế nhưng trong tương lai thì hình thức podcast marketing cũng sẽ đi theo quy luật chung của toàn cầu.

Đây là top 10+ lý do tại sao bạn nên triển khai podcast marketing từ sớm:

  • Tiếp cận thị trường ngách mục tiêu tốt hơn
  • ROI cao
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Có lượng thính giả đa dạng
  • Có kênh marketing mới, ít cạnh tranh
  • Được marketing truyền miệng
  • Hỗ trợ SEO marketing
  • Tăng nhận thức thương hiệu
  • Cung cấp giá trị thật sự cho người nghe
  • Xây dựng cộng đồng tương tác
  • Định vị là chuyên gia trong lĩnh vực
  • Có thêm lượng truy cập đến website, trang bán hàng…

Các Bước Triển Khai Podcast Marketing Hiệu Quả 

Các Bước Triển Khai Podcast Marketing Hiệu Quả 

Đọc đến đây, hẳn bạn đã hứng thú triển khai podcast cho doanh nghiệp (hoặc cá nhân) bạn. Tuy nhiên, việc ghi âm và phát sóng đơn thuần chỉ là bước đầu tiên. Bạn cần có một chiến lược phù hợp để kết nối và quảng bá podcast của mình. Dưới đây là 5 cách triển khai podcast marketing hiệu quả nhất theo Sendpulse.

Tạo một trang đích (landing page) cho podcast

Một trang đích riêng cho podcast sẽ giúp thính giả tập trung và thuận tiện theo dõi hơn. Trên trang đích, bạn cần tạo tiêu đề rõ ràng, thu hút, nêu bật thông tin hữu ích cho người nghe khi họ tham gia podcast của bạn. Bạn cũng cần liên kết các nội dung, tập podcast trên trang đích để họ tiện theo dõi. 

podcast-landing-page

Hình ảnh minh họa thiết kế landing page cho một podcast - nguồn: Ezewev | Behance

Ghi âm nhiều tập, nội dung

Khi triển khai podcast, tốt nhất là bạn nên ghi âm sẵn khoảng 5 tập (episode) podcast và cung cấp trên trang đích để khuyến khích người nghe thưởng thức và đăng ký theo dõi podcast. 

Triển khai influencer marketing

Bạn có thể tìm những influencer trong lĩnh vực podcast để nhờ họ giúp đỡ, hoặc đặt dịch vụ PR cho podcast của bạn. Vì những influencer này có sự tin tưởng và yêu thích từ cộng đồng người nghe của họ, do đó, khi họ giới thiệu podcast của bạn sẽ giúp bạn tăng lượt theo dõi nhanh hơn.

Tận dụng nhiều podcast player (podcatcher)

Podcatcher là những phần mềm thu thập và phát sóng các podcast khác nhau, nhờ vào đó sẽ tăng độ xuất hiện podcast của bạn lên nhiều lần. Bạn có thể phát podcast của mình trên iOS, Castro, Podcast Addict, Podcast Republic, Google Podcast, Castbox,... Nếu bạn cần thêm tần suất xuất hiện, bạn có thể tận dụng những app này.

Thử nghiệm quảng cáo trả phí

Để tăng lượng truy cập, bạn có thể thử quảng cáo trả phí trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, hoặc các bộ máy tìm kiếm như Google Ads, Bing… Khi người nghe tìm kiếm  những thông tin có liên quan và thấy quảng cáo podcast của bạn, họ có thể truy cập vào trang đích podcast của bạn. Quảng cáo trả phí có thể đem đến kết quả nhanh chóng, xét về lượng truy cập và tương tác. 

Nếu bạn muốn triển khai quảng cáo trả phí trên Facebook, Google,... hãy đăng ký ngay cùng Jenfi Capital để nhận kinh phí quảng cáo cho doanh nghiệp mà không cần thanh toán trước!

Quảng Bá Podcast Như Thế Nào

Quảng Bá Podcast Như Thế Nào

Để có lượng thính giả lớn và đa dạng, bạn không thể ngồi yên hy vọng mọi người sẽ đến và nghe podcast. Bạn cần thông báo đến mọi người rằng “tôi đang có podcast, hãy đến nghe và tương tác!”. Do đó, quảng bá podcast là cần thiết; và nếu như bạn chưa biết nên làm cách nào, hãy tham khảo 3 phương pháp hiệu quả dưới đây nhé!

Triển khai email marketing

Bạn đã có một danh sách khách hàng, người theo dõi trang web, trang mạng xã hội? Hãy gửi email thông tin đến họ rằng bạn đã triển khai podcast và họ có thể lắng nghe podcast đầu tiên của bạn ngay hôm nay. Hãy để đường dẫn đến podcast trên email, và đừng quên yêu cầu họ đăng ký theo dõi podcast để được thông báo nhận podcast mới định kỳ.

Tận dụng mạng xã hội

Nếu bạn đã có các trang truyền thông trên Instagram, Facebook, … bạn có thể thu hút thính giả đến trang podcast theo nhiều cách khác nhau. Một bài đăng thông báo, một video hoặc story trên Facebook, thậm chí một chiến dịch quảng cáo trả phí sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều người và mang lại kết quả nhanh hơn.

Triển khai giveaway

Một trong những cách tăng lượng tương tác nhất là chiến dịch giveaway cho thính giả! Khi tặng cho thính giả một thứ gì đó hữu ích, có giá trị, bạn sẽ có cơ hội được quảng bá miễn phí. Hãy lưu ý là chọn sản phẩm giveaway có liên quan đến doanh nghiệp của mình và có giá trị thật sự cho người nghe. Ví dụ, nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh phần mềm hóa đơn bán hàng, giveaway một thiết bị POS có thể là lựa chọn hợp lý.

Tạm Kết

Podcast là một công cụ hiệu quả để nâng tầm một doanh nghiệp mới - trở thành một leader trong ngành đối với thính giả trung thành. Không chỉ giúp tăng lượng truy cập, tăng độ nhận diện thương hiệu, podcast còn giúp giáo dục và tương tác với khách hàng ở cấp độ sâu sắc hơn. 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Khai Thác Hiệu Ứng Cánh Bướm Trong Kinh Doanh 2023

Open post
Hiệu Ứng Cánh Bướm là gì

Hiệu Ứng Cánh Bướm: Hiểu Rõ Về Hiệu Ứng Cánh Bướm & Áp Dụng Trong Kinh Doanh 

Hiệu Ứng Cánh Bướm là gì

Hiệu ứng cánh bướm là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp nếu biết khai thác một cách hiệu quả sẽ mang đến những thành công ngoài mong đợi. Hãy cùng Jenfi tìm hiểu thật chi tiết về hiệu ứng này qua bài viết.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Là Gì? Hiệu Ứng Có Thật Không?

Có lẽ bạn đã từng nghe trên phim ảnh về Hiệu ứng cánh bướm, nhưng liệu bạn có biết rằng hiệu ứng này có thể giúp doanh nghiệp của bạn tốt hơn (hoặc tệ hơn) theo thời gian?

Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) mô tả hiện tượng mà các hành động đơn giản nhất mang lại kết quả lớn nhất. 

Thuật ngữ này được nhà khí tượng học Edward Lorenz đặt ra vào năm 1960 và do đó, thuật ngữ này thường liên quan đến thời tiết trong văn hóa đại chúng. Lorenz để ý thấy rằng hành động nhỏ khi một con bướm giương cánh có khả năng gây ra các hành động lớn dần dần dẫn đến một cơn bão.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là gì?

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh là khái niệm cho rằng những thay đổi nhỏ trên thị trường có thể gây ra những hậu quả lớn, khó lường và sâu rộng. Butterfly effect là một phép ẩn dụ phổ biến cho các hệ thống phức tạp, chẳng hạn như nền kinh tế, nơi những thay đổi nhỏ có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa với những kết quả sâu rộng và không thể đoán trước.

Trong kinh doanh, hiệu ứng cho thấy rằng một hành động được thực hiện ngày hôm nay, dù nhỏ đến đâu, có thể có tác động sâu rộng đến tương lai của công ty. Các công ty phải nhận thức được những hậu quả tiềm tàng của các hành động của họ và sẵn sàng điều chỉnh các chiến lược của họ cho phù hợp. Những cải tiến nhỏ, thay đổi nhỏ có thể đem đến lợi ích vượt xa so với số tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Nhân Viên

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Nhân Viên

Dù doanh nghiệp của bạn là SME hay là tập đoàn với hàng nghìn nhân viên, điều quan trọng cần lưu ý là hiệu ứng cánh bướm tác động rất rõ nét đến tâm lý của một tập thể. Như một chuỗi phản ứng dây chuyền, một hành động nhỏ (tích cực & tiêu cực) của một cá nhân hôm nay có thể tạo gợn sóng và lan tỏa đến nhiều người khác.

Theo tỷ phú Richard Branson, một doanh nghiệp cần quan tâm đến nhân viên của họ trước tiên. Nếu nhân viên được quan tâm, họ sẽ tự động quan tâm và chăm sóc khách hàng tốt hơn. 

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp thực hành khuyến khích khen ngợi nhân viên, và cũng khuyến khích nhân viên khen ngợi lẫn nhau khi làm việc. Những hành động nhỏ này có khả năng tạo làn sóng tích cực trong toàn bộ doanh nghiệp rất nhanh chóng. Sau đó, sự tích cực này sẽ được lan tỏa đến khách hàng và làm tăng cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Khách Hàng

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Khách Hàng

Khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều doanh nghiệp phớt lờ vấn đề chăm sóc khách hàng, hay thậm chí một vài doanh nghiệp còn gây hấn, thách thức khách hàng khi họ phàn nàn về chất lượng dịch vụ. 

Khi kinh doanh, việc khen chê hay phàn nàn từ người dùng là điều không thể tránh khỏi. Trong khi một số lời phàn nàn, đánh giá là không hợp lý và có thể khiến chủ doanh nghiệp tức tối vì cảm giác bị “bóc phốt”, “bôi nhọ”, thì ở nhiều trường hợp khác doanh nghiệp có thể dựa vào những đánh giá, trải nghiệm của khách hàng để cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.

Ví dụ về hiệu ứng cánh bướm

Một ví dụ về Butterfly effect (theo hướng tiêu cực) xảy ra gần đây là chủ của một thương hiệu chè T.H có tiếng đôi co, tranh cãi với giới "reviewer" trên không gian mạng xã hội. 

Câu chuyện chỉ bắt đầu từ một "Tiktoker" đến quán chè và đánh giá tiêu cực về khẩu vị món ăn và khủng hoảng truyền thông xảy ra khi quản lý của T.H lên bài chỉ trích, chê bai khách hàng. 

Hiệu ứng cánh bướm khiến cho sự việc ngày càng leo thang, và kết quả dẫn đến là lượng khách đến quán ngày càng giảm.

Ở trường hợp khách hàng đánh giá tiêu cực thái quá mà không cung cấp được bằng chứng thuyết phục, bạn cũng đừng vì phút bốc đồng mà đôi co trên mạng xã hội vì rất dễ dẫn đến khủng hoảng truyền thông không đáng có. 

Thay vào đó, hãy triển khai chiến dịch PR để lý giải cho công chúng về những gì đang diễn ra để cộng đồng có đánh giá khách quan nhất về doanh nghiệp của bạn.

Thật ra khi xảy ra tình huống như vậy thì hành động thiện chí, cầu thị, duyên dáng tiếp thu đánh giá từ khách hàng sẽ để lại ấn tượng lâu dài cho khách hàng hơn là để câu chuyện trở nên ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. 

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Các Bên Liên Quan Khác

Hiệu Ứng Cánh Bướm Tác Động Đến Các Bên Liên Quan Khác

Doanh nghiệp nên thực hiện các hành động nhỏ, tích cực với các bên có liên quan bao gồm cổ đông, nhà cung cấp, nhà phân phối và cộng đồng để xây dựng mối quan hệ hỗ trợ bền vững.

Áp Dụng Hiệu Ứng Cánh Bướm Vào Doanh Nghiệp

Áp Dụng Hiệu Ứng Cánh Bướm Vào Doanh Nghiệp

Những hành động nhỏ, tích cực là nền tảng của hiệu ứng cánh bướm. Bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ ở các khía cạnh như sau:

Làm gương cho đồng nghiệp: không chỉ cấp lãnh đạo doanh nghiệp cần đảm bảo lời nói đi đôi với hành động, mà một nhân viên gương mẫu với thái độ làm việc tích cực, năng động, sáng tạo cũng có thể mang đến sự tích cực trong tập thể nhân viên.

Không đem vấn đề cá nhân vào công việc: những vấn đề cá nhân khiến bạn gặp áp lực càng không nên đem vào chốn công sở. Những nhân viên đang cau có, lo âu vì chuyện gia đình có thể truyền năng lượng tiêu cực này lan ra xung quanh. 

Xem trọng con người: nhân viên, khách hàng và các bên có liên quan khác nên được trân trọng vì nhờ họ mà doanh nghiệp mới có thể hoạt động suôn sẻ.

Thái độ tích cực là chìa khóa: cả nhân viên và lãnh đạo phải luôn tích cực và truyền năng lượng tích cực này cho mọi người xung quanh.

Tạm Kết

Hiệu ứng cánh bướm là hiện tượng có thật và luôn xảy ra trong đời sống. Một hành động nhỏ có thể dẫn đến kết quả lớn theo cả hai chiều, do đó bạn cần học cách để luôn tích cực trong từng hoạt động kinh doanh, vì bạn sẽ không thể nhận ra liệu hoạt động ấy có gây ra này hay không. 

Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi và quản lý các hoạt động kinh doanh của mình thật chặt chẽ để nhận ra những thay đổi và tác động của chúng.

Câu Hỏi Thường Gặp

Hiệu ứng cánh bướm là gì? 

Hiệu ứng cánh bướm là khái niệm cho rằng những thay đổi nhỏ trên thị trường có thể gây ra những hậu quả lớn, không thể đoán trước và có ảnh hưởng sâu rộng.

Các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng cánh bướm như thế nào? 

Các doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu ứng để xác định các yếu tố chính góp phần tạo nên hiện tượng này và tìm cách tận dụng hiệu ứng. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá tác động của hiệu ứng cánh bướm và phát triển các phương pháp để giảm thiểu rủi ro liên quan đến chúng.

Một số ví dụ về hiệu ứng cánh bướm? 

Một số ví dụ về Butterfly effect bao gồm những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng, những thay đổi trong chính sách kinh tế và những thay đổi trong xu hướng thị trường.

Chủ đề liên quan: lý thuyết hỗn loạn, hệ thống phức tạp, hiệu ứng gợn sóng, thay đổi nhỏ, tác động lớn, kết quả không thể đoán trước, động lực thị trường.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

PR là gì? Định Nghĩa, Vai Trò, Chức Năng & Ví Dụ về Quan Hệ Công Chúng

Open post
PR là gì - định nghĩa

PR là gì? Định Nghĩa, Vai Trò, Chức Năng & Ví Dụ về Quan Hệ Công Chúng

PR là gì - định nghĩa

Cập nhật: 2023

PR là gì? Hình ảnh của một thương hiệu là một khía cạnh quan trọng về  nhận thức thương hiệu. Khách hàng nhận biết, thích, và tin tưởng một thương hiệu nào đó phụ thuộc vào cách mà thương hiệu đó xây dựng hình ảnh. Tuy nhiên ở vài trường hợp, hình ảnh của thương hiệu bị hiểu sai, đánh giá không đúng thì PR (quan hệ công chúng) là hình thức phù hợp để trao đổi và tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.

Trong bài viết này, cùng Jenfi Capital tìm hiểu định nghĩa về PR, những chức năng, vai trò cũng như trường hợp ví dụ điển hình sử dụng PR để quản lý thương hiệu.

PR Là Gì? Định Nghĩa PR - Public Relations 

PP Là Gì? Định Nghĩa Public Relations

PR là viết tắt từ “Public relations” (Quan hệ công chúng), đề cập đến những hình thức giao tiếp có chủ đích của doanh nghiệp với công chúng để duy trì hoặc để nuôi dưỡng hình ảnh của thương hiệu, cũng như để hồi đáp lại khi thương hiệu xuất hiện trong những cuộc thảo luận của công chúng.

Theo tạp chí Public Relations Society of America, PR là “Một quá trình giao tiếp với mục đích xây dựng mối quan hệ có lợi cho đôi bên giữa thương hiệu và công chúng”. Quá trình này tập trung vào các vấn đề như:

  • Những thông tin nào nên được công bố cho công chúng
  • Những thông tin ấy nên được soạn thảo như thế nào
  • Những thông tin ấy nên được công bố như thế nào
  • Những thông tin ấy nên được công bố bằng phương tiện nào

Mục tiêu của PR là gì?

Mục tiêu của Quan hệ Công chúng là gì?

Mục tiêu chính của PR  là duy trì danh tiếng của thương hiệu và duy trì mối quan hệ chiến lược với công chúng, khách hàng tiềm năng, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên và các bên liên quan khác, dẫn đến hình ảnh tích cực của thương hiệu và làm cho thương hiệu có vẻ trung thực, thành công, quan trọng và phù hợp.

Tại sao PR lại quan trọng?

Tại sao PR lại quan trọng?

Theo khảo sát từ Livemint, hình ảnh của một thương hiệu có thể chiếm đến 63% giá trị của thương hiệu đó. Khi xảy ra một sự cố về thương hiệu thì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ danh tiếng công ty và những bộ phận liên quan đến thương hiệu đó. 

Thêm vào đó, một khi bị mang tiếng xấu, công ty cần ít nhất 4 đến 7 năm để công chúng có thể quên đi. 

Do đó, không chỉ xây dựng thương hiệu mà quản lý thương hiệu là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong quan hệ công chúng. Để nuôi dưỡng mối quan hệ có lợi giữa thương hiệu và công chúng, hãy xem xét chi tiết về cách PR hoạt động ở phần dưới đây.

Chức Năng Của PR trong doanh nghiệp

Chức Năng Của PR trong doanh nghiệp

Quan hệ công chúng không giống với quảng cáo. PR sẽ không mua quảng cáo trả phí,  cũng không tập trung vào các kênh quảng cáo trả phí như Google, Facebook.

Vai trò chính của quan hệ công chúng là quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng nội dung biên tập xuất hiện trên tạp chí, báo, kênh tin tức, trang web, blog và các chương trình truyền hình.

Việc sử dụng những kênh từ bên thứ ba (báo chí, TV…) sẽ có lợi ích hơn so với các kênh mua bài trả phí vì có thể tránh được cái nhìn hoài nghi từ công chúng. Những công việc của PR thường bao gồm:

  • Dự đoán, phân tích và diễn giải ý kiến ​​và thái độ của công chúng đối với thương hiệu và soạn thảo các chiến lược để sử dụng trên các phương tiện truyền thông miễn phí hoặc tự sở hữu.
  • Soạn thảo các chiến lược để hỗ trợ mọi chiến dịch của thương hiệu và những diễn biến mới thông qua nội dung được biên tập.
  • Viết và xuất bản thông cáo báo chí.
  • Viết lời phát biểu.
  • Lập kế hoạch và triển khai các sự kiện tiếp cận công chúng và quan hệ truyền thông đặc biệt.
  • Viết nội dung cho web (trang web nội bộ và trang web bên ngoài).
  • Xây dựng chiến lược quan hệ công chúng trong thời kỳ khủng hoảng.
  • Quản lý sự hiện diện trên mạng xã hội của thương hiệu và phản hồi các đánh giá của công chúng trên các trang web truyền thông xã hội.
  • Tư vấn cho các nhân viên của tổ chức về các chính sách, quá trình hành động, trách nhiệm của tổ chức và trách nhiệm của họ.
  • Thay mặt tổ chức giao tiếp với chính phủ và các cơ quan lập pháp.
  • Giao tiếp với các nhóm công và các tổ chức khác liên quan đến các chính sách xã hội và các chính sách khác của tổ chức và pháp luật của chính phủ.
  • Giao tiếp với các nhà đầu tư.

Các Loại/ Mối Quan Hệ PR - Quan Hệ Công Chúng phổ biến

Các Loại/ Mối Quan Hệ PR

Quan hệ công chúng có thể được chia thành 7 loại. Đó là:

Quan hệ truyền thông: Thiết lập mối quan hệ tốt với các tổ chức truyền thông và đóng vai trò là nguồn cung cấp nội dung cho truyền thông.

Quan hệ nhà đầu tư: thực hiện các sự kiện tổ chức với nhà đầu tư, phát hành báo cáo tài chính và hồ sơ pháp lý, đồng thời giải quyết khiếu nại, thắc mắc từ các nhà đầu tư, nhà phân tích, truyền thông.

Quan hệ với Chính phủ: Đại diện cho thương hiệu khi thực hiện các chính sách như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ nhân viên, v.v.

Quan hệ cộng đồng: Xử lý khía cạnh xã hội của thương hiệu và thiết lập danh tiếng tích cực trong lĩnh vực xã hội như bảo vệ môi trường, giáo dục, v.v.

Quan hệ nội bộ: Tư vấn cho nhân viên của công ty về các chính sách, quy trình hành động, trách nhiệm của tổ chức và trách nhiệm của họ. Hợp tác với họ trong các buổi giới thiệu sản phẩm và sự kiện đặc biệt.

Quan hệ khách hàng: Xử lý các mối quan hệ với thị trường mục tiêu và dẫn dắt người tiêu dùng. Thực hiện nghiên cứu thị trường để biết thêm về sở thích, thái độ và ưu tiên của khách hàng và xây dựng chiến lược để gây ảnh hưởng tương tự bằng cách sử dụng các phương tiện truyền thông kiếm được.

Truyền thông Tiếp thị: Hỗ trợ các nỗ lực tiếp thị liên quan đến việc ra mắt sản phẩm, các chiến dịch đặc biệt, nhận thức về thương hiệu, hình ảnh và định vị.

Ví Dụ Về Chiến Dịch PR Ở Doanh Nghiệp

Ví Dụ Về Chiến Dịch PR Ở Doanh Nghiệp

Hướng tích cực

Giả sử bạn đang làm việc cho một doanh nghiệp cấp vốn ngắn hạn tại Việt Nam, và doanh nghiệp của bạn đạt giải thưởng “Đơn vị cấp vốn ngắn hạn tốt nhất tại Việt Nam”. Lúc này, nhân viên PR có thể soạn thảo một bài phát biểu ngắn, hoặc một bài thông cáo báo chí để viết về thành tựu này và công bố cho công chúng.

Hướng tiêu cực: xử lý khủng hoảng truyền thông bằng PR

Vào 1980, hàng loạt sản phẩm đóng chai Tylenol của Johnson & Johnson bị nhiễm cyanide gây chết 7 người. Sự kiện này dẫn đến khủng hoảng thương hiệu và có thể dẫn đến kiện tụng và kết thúc sản xuất Tylenol.

Lúc này Johnson & Johnson thực hiện chiến lược PR tích cực để giảm tác hại của sự khủng hoảng. Đầu tiên, họ thu hồi tất cả các sản phẩm Tylenol và ra thông báo toàn quốc về tình trạng này, khuyến cáo người dùng không mua hoặc sử dụng Tylenol. 

Tiếp theo, Johnson & Johnson phát triển một hình thức đóng chai mới và cho 2,000 nhân viên đến từng cộng đồng để giới thiệu về sản phẩm mới của họ.

Chiến lược này đã cứu được thương hiệu Johnson & Johnson. Trong sáu tháng tiếp theo, doanh số Tylenol của họ thậm chí còn tăng 24% sau khủng hoảng cyanide.

Trong trường hợp của Johnson & Johnson, nếu thực hiện chiến dịch quảng cáo đơn thuần sẽ không hiệu quả. 

Thay vào đó, PR là cần thiết: các chuyên gia PR có thể truyền bá một câu chuyện mô tả Johnson & Johnson như một công ty đặt người tiêu dùng lên trên lợi nhuận. 

Cùng với việc giảm thiểu thiệt hại cho danh tiếng của Johnson & Johnson, PR đã cứu nhiều người dùng tránh việc sử dụng Tylenol có chứa cyanide và sau đó được sử dụng để thông báo cho công chúng rằng Tylenol đã an toàn trở lại. Đôi bên cùng có lợi trong trường hợp PR này.

Tạm kết

PR là gì? PR đóng vai trò quan trọng trong quản lý thương hiệu, cả trong tình huống tốt và tình huống xấu và giải quyết những vấn đề phát sinh để duy trì mối quan hệ có lợi giữa công chúng và thương hiệu. PR không chỉ được triển khai để tác động lên một sự kiện đã xảy ra - mà còn được dùng để viết nên sự kiện đó theo cách doanh nghiệp mong muốn.

Câu Hỏi Thường Gặp

PR khác với quảng cáo ở điểm nào?

PR khác với quảng cáo ở chỗ PR tập trung vào việc xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực cho công ty, thương hiệu hoặc cá nhân. Quảng cáo tập trung vào việc quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. PR cũng tập trung nhiều vào việc tạo mối quan hệ với giới truyền thông, những người có ảnh hưởng và các bên liên quan khác, thay vì chỉ đơn giản là mua không gian hoặc thời gian quảng cáo. Ngoài ra, PR thường rẻ hơn quảng cáo và có thể mang lại kết quả lâu dài, bền vững hơn.

PR được sử dụng trong trường hợp nào sẽ đem lại hiệu quả?

PR nên được sử dụng để nâng cao nhận thức về thương hiệu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, những người có ảnh hưởng và các phương tiện truyền thông, đồng thời tạo ra hình ảnh tích cực cho thương hiệu. Ngoài ra, PR có thể được sử dụng để xây dựng uy tín và lòng tin với khách hàng, tạo ra mức độ phủ sóng trên phương tiện truyền thông, đồng thời giải quyết khủng hoảng truyền thông. Doanh nghiệp cũng có thể được sử dụng PR để tạo khách hàng tiềm năng và giới thiệu các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Chủ đề liên quan: tiếp thị, quảng cáo, truyền thông, quan hệ truyền thông, xây dựng thương hiệu, quản lý thương hiệu, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, quản lý khủng hoảng, tiếp thị nội dung, tiếp thị truyền thông xã hội, tiếp thị người ảnh hưởng, PR kỹ thuật số, dư luận, phân tích phương tiện truyền thông, phát triển thông điệp, tiếp cận phương tiện truyền thông, giám sát phương tiện truyền thông.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Slogan & Tagline: Tạo Slogan Hay, Chất Từ Cảm Hứng Của 50+ Slogan Kinh Điển

Open post

Slogan Hay & Chất: Tạo Slogan cho thương hiệu của bạn từ các ý tưởng kinh điển

Slogan là gì? Tagline là gì? Slogan Hay & Chất: Tạo Slogan cho thương hiệu của bạn từ các ý tưởng kinh điển | Jenfi Capital

Slogan Là Gì?

Slogan là một cụm từ hoặc tuyên bố ngắn gọn, dễ nhớ được sử dụng trong tiếp thị và quảng cáo để thu hút sự chú ý và tóm tắt những lợi ích chính của sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức. 

Slogan thường được sử dụng để tạo kết nối cảm xúc với khách hàng tiềm năng và có thể được sử dụng để phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Một Slogan hiệu quả phải dễ nhớ và nên truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách ngắn gọn và dễ nhớ.

Tagline Là Gì? 

Tagline (Dòng giới thiệu) thường được sử dụng cùng với logo hoặc khẩu hiệu để tạo kết nối cảm xúc với khách hàng tiềm năng và có thể được sử dụng để phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Các khẩu hiệu hiệu quả phải dễ nhớ và phải truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách ngắn gọn và dễ nhớ.

Slogan Và Tagline Có Phải Là Một?

Slogan và tagline giống nhau ở chỗ chúng đều là những cụm từ hoặc câu nói ngắn gọn, dễ nhớ được sử dụng trong marketing để thu hút sự chú ý của công chúng. 

Tuy nhiên, slogan thường tập trung vào việc tóm tắt những lợi ích chính của sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức, trong khi tagline tập trung hơn vào việc nhấn mạnh thông điệp chính hoặc điểm khác biệt của thương hiệu.

Ví dụ sau đây cho bạn thấy sự khác biệt giữa slogan và tagline 

Slogan: "Taste the Rainbow"; tagline : "The delicious side of life"

Slogan "Taste the Rainbow" là một cụm từ đơn giản, tóm tắt những lợi ích của sản phẩm, (trong trường hợp này là kẹo cầu vồng). Slogan rất dễ nhớ và gợi lên cảm xúc từ khách hàng tiềm năng.

Tagline  “The Delicious Side of Life” nhấn mạnh thông điệp của thương hiệu, đó là những viên kẹo có thể mang lại niềm vui cho cuộc sống. Tagline cũng dễ nhớ và truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách cô đọng.

Các Yếu Tố Tạo Nên Slogan Hay & Chất

Một slogan hay và đủ chất nên đơn giản, dễ nhớ và truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách ngắn gọn và hiệu quả. Slogan cũng phải dễ phát âm và phải liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức. 

Một tagline hay sẽ gợi lên cảm xúc từ khách hàng tiềm năng và giúp phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh.

Một câu slogan hay cần hai yếu tố: độ dài vừa đủ nhưng truyền đạt được thông điệp chính xác, dễ nhớ và thu hút người xem. 

Khi chúng ta nghe đến câu “Just Do It”, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí có lẽ là thương hiệu Nike. Hoặc khi chúng ta nghe đến câu “The Happiest place on Earth”, có thể chúng ta lại nhớ đến Disneyland. Và khi chúng ta nghe đến “The Real Thing” - chắc hẳn sẽ gợ lên hình ảnh của thương hiệu Coca Cola.

Đó là sức mạnh của slogan. Slogan được thiết kế để gây ấn tượng và ở lại trong tâm trí người tiêu dùng (thông qua các chiến dịch quảng cáo liên tục trên TVC, quảng cáo banner… ).

Cùng với slogan thì tagline, một cụm hoặc câu dễ nhớ được thiết kế để diễn đạt giá trị và tầm nhìn của thương hiệu cũng thường xuyên được sử dụng trong xây dựng thương hiệu. 

Câu tagline kết nối hình ảnh thương hiệu với khách hàng, giúp thương hiệu có thể được nhận biết ngay lập tức. Mục tiêu tagline cần đạt được người dùng và xuất hiện trong tâm trí của khách hàng của bạn. 

“Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” - Khi nghe đến tagline này hầu như mọi người Việt Nam đều nhớ ngay đến thương hiệu Prudential. Hoặc “Nâng niu bàn chân Việt” - một tagline nằm trong tâm trí của người dùng Bitis trong hàng thập kỷ qua.

Hãy cùng Jenfi xem qua một vài slogan và tagline ấn tượng nhất trong lịch sử ngành công nghiệp quảng cáo trên thế giới và tại Việt Nam trong bài viết sau.

Volkswagen: “Think Small.”

Volkswagen: “Think Small.”

Volkswagen khi tuyên bố ngưng sản xuất dòng xe Beetle, dòng xe mang tính biểu tượng đã truyền cảm hứng của hãng với slogan “Think Small” (hãy nghĩ nhỏ).

Trước mẫu quảng cáo vào năm 1960 này, hầu hết các quảng cáo xe hơi đều định vị về các tính năng lớn nhất, tốt nhất ở các mẫu xe mới. Công ty quảng cáo của Mỹ Doyle Dane Bernbach (DDB) đã lật ngược lại quan niệm này và tạo ra một quảng cáo mang tính khiêm tốn (nghĩ nhỏ), giúp bán được hàng triệu chiếc xe hơi. 

AdAge thậm chí còn gọi đây là mẫu quảng cáo vĩ đại nhất thế kỷ 20.

Disneyland: “The happiest place on Earth.”

Disneyland: “The happiest place on Earth.”

Đây là một trong những tagline thương hiệu thu hút còn tồn tại cho đến ngày nay, bắt nguồn từ khi công viên đầu tiên mở cửa ở Anaheim, California. Mặc dù nguồn gốc chính xác của tagline này đến từ đâu thì không ai rõ, nhưng đây vẫn là một giá trị nhất quán của thương hiệu Disneyland trong nhiều thập kỷ.

Nike: “Just do it.”

Nike: “Just do it.” slogan

Được tạo ra từ 1988, câu slogan của Nike mang tính định hướng hành động rất cao và rất phù hợp với thương hiệu Nike trong việc truyền tải thông điệp thương hiệu đến tâm trí người dùng - cung cấp cho người dùng công cụ để họ lao động, chơi thể thao và vượt trội hơn.

Maxwell House: "Good to the last drop." - Thơm ngon đến giọt cuối cùng

Maxwell House: "Good to the last drop." - Thơm ngon đến giọt cuối cùng

Slogan này Maxwell House lúc đầu không phải của họ. Thật ra, câu “Good to the last drop” đến từ thương hiệu Coca-Cola và được sử dụng kể từ 1907. Đến 1915, ngành công nghiệp máy pha cà phê tự động mới xuất hiện và kể từ 1921, Maxwell House mới dùng slogan này cho công ty của họ. 

Gillette: "The best a man can get." - Thứ tốt nhất dành cho nam giới.

Gillette: "The best a man can get." - Thứ tốt nhất dành cho nam giới.

Gillette giới thiệu mẫu slogan này vào 1989 trong một trận Superpowl và sử dụng trong liên tục 3 thập kỉ (cổ vũ nam giới có được thứ tốt nhất).

Vào 2019, Gillette sử dụng một slogan mới “The best a man can be” (Cổ vũ nam giới trở thành phiên bản tốt nhất của họ) trong một trận Superbowl. Mẫu quảng cáo này nhằm khuấy động phong trào #MeToo và lên án những vấn đề về sự nam tính độc hại, chủ nghĩa tính dục.

De Beers” "A diamond is forever.” - Kim cương là vĩnh cữu

Có thể bạn đã từng nghe qua câu nói huyền thoại “Kim cương là vĩnh cữu.” ở đâu đó, trong phim James Bond, hay những vở kịch Thúy Nga Paris By Night. Thực tế nguồn gốc câu slogan này đến từ quảng cáo kim cương của hãng De Beers. Slogan này cũng là động lực khiến nữ giới muốn đeo nhẫn kim cương vào ngày đính hôn.

Vào 1940, nhà quảng cáo Gerety được yêu cầu viết slogan để quảng cáo kim cương, một trong những mặt hàng vô cùng xa xỉ đến tận ngày nay. Lúc này, De Beers vẫn chưa là thương hiệu kim cương được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, với slogan này mà kim cương trở thành một hiện tượng văn hóa, và nhẫn kim cương luôn là mặt hàng cần thiết khi đính hôn.

Mastercard: “Có những thứ không thể mua bằng tiền. Có những thứ khác, chỉ cần có Mastercard.”

Mastercard: “Có những thứ không thể mua bằng tiền. Có những thứ khác, chỉ cần có Mastercard.”

Dòng tagline này được Mastercard triển khai từ 1997 trên hàng loạt TVC và chiến dịch quảng cáo lớn. Đến nay, Mastercard đã vươn đến hơn 200 quốc gia khắp thế giới.

Samsung: “Do what you can’t.” - “Hãy làm những gì không thể.”

Kể từ 1938, Samsung đã cải tiến để tạo ra hàng loạt dòng sản phẩm khác nhau, từ điện thoại thông minh đến máy ảnh, TV, dụng cụ nhà bếp, đồng hồ,... Slogan từ Samsung “Do what you can’t.” được sử dụng từ 2017, truyền đạt xuất sắc thông điệp của thương hiệu đến người dùng. Trong tâm trí người dùng, Samsung là thương hiệu luôn cải tiến, sáng tạo, là nhà kỹ thuật và là nhà phát minh vì cuộc sống.

BMW: “The ultimate driving machine.” - Niềm vui lái xe tuyệt đối

BMW: “The ultimate driving machine.” - Niềm vui lái xe tuyệt đối

BMW đã sử dụng slogan “The ultimate driving machine.” kể từ 1973 đến nay. Trong tiếng Đức, câu này được dịch thành “Freude am Fahren” (Niềm vui lái xe tuyệt đối), hướng đến người dùng đang tìm kiếm một chiếc xe có thể khiến họ vui vẻ và tự hào khi lái.

Theo Forbes, trong một TVC vào 2012 thì BMW đã truyền tải thông điệp này một cách thật chính xác qua lời thoại rằng “Chúng tôi không tạo xe thể thao. Chúng tôi không tạo SUV. Chúng tôi không tạo xe lai. Chúng tôi cũng không tạo sedan. Chúng tôi chỉ tạo một thứ. Đó là Niềm Vui Lái Xe Tuyệt Đối.”

Uber: “Move the way you want.” - Di chuyển theo cách của bạn

Nền tảng gọi xe Uber thay đổi slogan từ “Tài xế riêng của mọi người” thành “Di chuyển theo cách của bạn”, tạo cảm giác Uber là một ứng dụng gọi xe thân thiện, gần gũi với người dùng.

Airbnb: “Belong anywhere.” - “Thuộc về bất kỳ đâu”

Airbnb: “Belong anywhere.” - “Thuộc về bất kỳ đâu”

Câu slogan này xuất hiện vào 2014 khi nền tảng AirBnB nhận ra rằng khách hàng của họ sử dụng dịch vụ đặt phòng với nhiều mục đích khác nhau, không chỉ trong du lịch. Trước khi sử dụng slogan này, AirBnB dùng tagline “travel like a human”, nhưng khi tái định vị hình ảnh thương hiệu thì AirBnB đã sử dụng tagline mới và thêm hình ảnh động, tương mới vào trang web.

Bitis “Nâng niu bàn chân Việt”

Một slogan quá sức ấn tượng từ thương hiệu Bitis, vừa ngắn gọn súc tích, vừa truyền đạt được lợi ích thực tế của sản phẩm (giày dép) thương hiệu Việt Nam. Bitis đã sử dụng slogan này trong hàng loạt chiến dịch quảng cáo, từ “Đi cùng Bitis” đến “Cảm hứng đường phố”, “Đi để trở về”... chạm đến trái tim hàng triệu người Việt Nam.

FPT: “Energizing life.” -  Tiếp Nguồn Sinh Khí.

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT đổi slogan vào 2021, từ “Cùng đi đến thành công” thành “Tiếp nguồn sinh khí. Ý nghĩa slogan của FPT với mục tiêu cho thấy sự đồng hành của thương hiệu với tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng công nghệ tại Việt Nam.

Các Slogan Hay Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Các Slogan Hay Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam

Dưới đây là tổng hợp những slogan, tagline của các thương hiệu phổ biến tại Việt Nam. Hãy thử xem bạn ấn tượng với thương hiệu nào nhất? 

  1. Hòa Phát: Hòa hợp cùng phát triển
  2. Vinaconex: Xây những giá trị, dựng những ước mơ.
  3. VIETTEL: Hãy nói theo cách của bạn
  4. VNPT: Cuộc sống đích thực
  5. Vinaphone: Không ngừng vươn xa
  6. Mobifone: Kết nối giá trị – khơi dậy tiềm năng.
  7. Vietinbank: Nâng giá trị cuộc sống
  8. Vietcombank: Chung niềm tin, vững tương lai
  9. Sacombank: Đồng hành cùng phát triển
  10. Cà phê Trung Nguyên: Khơi nguồn sáng tạo
  11. Vinamilk: Niềm tin Việt Nam
  12. Vietnam Airline: Sải cánh vươn cao
  13. Vissan: Cả nhà đều thích
  14. Viglacera: Mãi mãi với thời gian
  15. Đệm Kim Đan: Chăm sóc sức khỏe của bạn từ giấc ngủ.
  16. Bia Đại Việt: Sức mạnh Việt Nam
  17. Gạch Đồng Tâm: Vì cuộc sống tươi đẹp
  18. ARMEPHACO: Luôn mang đến những nguồn vui.
  19. SeABank: Kết nối giá trị cuộc sống
  20. BIDV: Chia sẻ cơ hội – Hợp tác thành công.
  21. Agribank: Mang phồn thịnh đến khách hàng.
  22. Techcombank: Giữ trọn niềm tin
  23. TPBank: Vì chúng tôi hiểu bạn
  24. HAGL Group: Đoàn kết là sức mạnh
  25. SABECO: Vị bia của hàng triệu người sành bia
  26. BigC: Giá rẻ cho mọi nhà
  27. Cienco5: Bền vững tương lai
  28. FECON: Thấu hiểu lòng đất
  29. VINGROUP: Nơi tinh hoa hội tụ cùng phát triển.
  30. TH true MILK: Thật sự thiên nhiên
  31. Nước mắm Chin-su: Ngon hảo hạng.
  32. Genviet: Jeans của người Việt.Canifa- Fashion for all – Thời trang cho mọi người.
  33. Chicland: Tiên phong dự báo xu hướng thời trang.
  34. Tiki.vn: Niềm vui mua sắm.
  35. Kids plaza: An toàn cho bé, giá rẻ cho mẹ.
  36. Sao Thái Dương: “Sao Thái Dương – Hạnh phúc đến mọi nhà”
  37. VTV go: Mọi nơi, mọi lúc, mọi TV.
  38. Kinh đô: Trao thành ý, bền tâm giao. 

Cách Để Viết Slogan Và Tagline Thu Hút Cho Doanh Nghiệp Bạn

Cách Để Viết Slogan Và Tagline Thu Hút Cho Doanh Nghiệp Bạn

Nếu bạn muốn sáng tạo một câu slogan cho chiến dịch quảng cáo mới - hoặc tạo một câu tagline để truyền đạt thông điệp thương hiệu, bạn có thể bắt đầu từ việc khai thác giá trị thương hiệu doanh nghiệp và sứ mệnh, tầm nhìn doanh nghiệp.

Với góc nhìn đó, hãy thêm bốn yếu tố sau vào câu slogan của bạn

Khiến chúng thật dễ nhớ

Nếu câu slogan của bạn không có yếu tố gì thu hút và gây ấn tượng người khác thì có lẽ bạn nên lựa chọn từ ngữ khác cho câu slogan. Hãy thử xem xét liệu:

  • Slogan của bạn có dễ nhận ra hay không?
  • Người khác có thể hiểu rõ ý đồ trong slogan của bạn không?
  • Có mối liên kết nào giữa slogan và thương hiệu của bạn không?

Truyền đạt lợi ích một cách rõ ràng

Bạn có bao giờ để ý rằng các gói chương trình huấn luyện sức khỏe hay tập trung vào yếu tố “ kết quả trong tương lai”, cho khách hàng thấy họ sẽ đạt được gì khi đăng ký mua gói chương trình tập luyện?

Họ không nói nhiều về những chi tiết bên trong: ví dụ như bạn cần ăn theo chế độ như thế nào, bạn cần tập bao nhiêu giờ mỗi ngày… để đạt được kết quả đó. Đây là một trong những hình thức quảng cáo tập trung vào lợi ích phổ biến. 

Và bạn nên áp dụng cách quảng cáo này vào sáng tạo slogan và tagline. Hãy cho người khác thấy lợi ích (không phải tính năng của sản phẩm).

Khác biệt hóa thương hiệu

Điều gì khiến thương hiệu của bạn khác biệt với những đối thủ khác?

Hãy tạo slogan với ngôn ngữ mang tính thuyết phục để truyền đạt thông điệp của thương hiệu là một trong những mục tiêu khi tạo slogan. Giả sử nếu bạn muốn tạo một slogan cho thương hiệu sữa tươi cho trẻ em, bạn có thể dựa vào những từ ngữ như “tinh sạch”, “nâng tầm phát triển”, “thật sự thiên nhiên”.. để mang đến thông điệp về chất lượng.

Thiết kế slogan cùng phong cách với logo

Điều quan trọng nữa là bạn cần thiết kế slogan và logo cùng phong cách và hòa hợp với nhau để có thể sử dụng cho nhiều loại tài liệu marketing của doanh nghiệp, từ quảng cáo trực tuyến, tờ rơi, banner… 

Đăng ký cấp vốn từ Jenfi để triển khai chiến lược quảng cáo trực tuyến trên Google, Facebook cho doanh nghiệp bạn mà không cần thanh toán trước. Thử các chiến lược quảng cáo với slogan khác nhau để đánh giá mẫu slogan nào của bạn thật sự thu hút người dùng.

Câu hỏi thường gặp

Làm cách nào để tạo một slogan hay?

Để tạo một slogan hay, bạn nên bắt đầu viết ra những từ liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn. Sau đó, sử dụng những từ này để tạo ra những cụm từ hoặc câu nói ngắn gọn, dễ nhớ nhằm thu hút sự chú ý của công chúng và truyền tải thông điệp về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn. 

Slogan nên dài bao nhiêu?

Slogan không nên dài quá bảy từ. Slogan ngắn gọn giúp khách hàng tiềm năng dễ dàng ghi nhớ và hiểu thông điệp hơn.

Tham khảo:

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Dropshipping Là Gì? Mô Hình Dropship Có Xứng Đáng Để Khởi Nghiệp Trong 2022?

Open post
Dropshipping Là Gì?

Dropshipping Là Gì? Mô Hình Dropship Có Xứng Đáng Để Khởi Nghiệp Trong 2022?

Dropshipping Là Gì?

Dropshipping Là Gì?

Dropshipping Là Gì? Định nghĩa

Dropshipping là phương pháp kinh doanh hoàn thiện đơn hàng mà trong đó người kinh doanh không cần phải mua hàng hóa dự trữ từ trước. Người kinh doanh (chủ doanh nghiệp) sẽ chỉ mua hàng hóa từ bên thứ ba - thường là một nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất - mỗi khi có đơn đặt hàng.

Sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình kinh doanh dropshipping và mô hình bán lẻ truyền thống là không có sự tham gia (hoặc ít) các bên trung gian, và bên kinh doanh không cần phải lưu trữ hàng hóa tại kho riêng.

Điều này tạo cơ hội cho nhiều người kinh doanh với vốn ít có thể bắt đầu khởi nghiệp, tuy nhiên cũng vì có quá nhiều người tham gia dropship, sự cạnh tranh của mô hình này cực kỳ khốc liệt. 

Vậy liệu dropshipping có thật sự là một mô hình kinh doanh có lợi nhuận? Bạn cần biết gì trước khi bắt đầu kinh doanh dropship? Hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu về mô hình dropshipping kinh doanh thương mại điện tử, và cách để bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay.

Mô Hình Dropshipping Hoạt Động Như Thế Nào

Mô Hình Dropshipping Hoạt Động Như Thế Nào

Có hai cách để bạn có thể bắt đầu kinh doanh dropship tại Việt Nam: một là tìm kiếm một nhà sản xuất tại địa phương chấp nhận là nhà phân phối dropship cho bạn. 

Cách thứ hai là sử dụng ứng dụng tập trung nhà phân phố dropship như Droppii, Cuccu, Prtintub,... Với các App này, bạn có thể tìm kiếm các sản phẩm phù hợp có sẵn trên nền tảng, kết nối sản phẩm với những kênh truyền thông hoặc website riêng của mình.

Một khi có một khách hàng mua một sản phẩm, bạn chỉ cần bấm nút đặt hàng gửi đến các nền tảng, và sản phẩm đó sẽ được đóng gói hoàn thiện gửi đến khách hàng với mức giá, thương hiệu…do bạn ấn định.

Trên thế giới, nguồn hàng dropshipping phổ biến đến từ Aliexpress, một trong những nền tảng bán lẻ lớn nhất tại Trung Quốc kết hợp với ứng dụng DSers, một app từ Shopify giúp chủ doanh nghiệp tìm kiếm sản phẩm và tự động hóa quy trình dropshiping sản phẩm trên Aliexpress về website. 

Các nền tảng dropship khác như Wholesale2B, SaleHoo, Doba,... cũng cung cấp hàng triệu mặt hàng dropshipping với hàng trăm thể loại: từ thời trang, đồ điện tử, mỹ phẩm, handmade…

Quy trình Dropshiping gồm 4 bước

  1. Khách hàng của bạn đặt một sản phẩm trên website của bạn
  2. Website của bạn sẽ gửi thông tin đơn hàng một cách tự động đến đơn vị dropship
  3. Đơn vị cung cấp hàng hóa dropship sẽ chuẩn bị và gửi đơn hàng đến khách hàng theo thông tin bạn cung cấp
  4. Bạn thanh toán chi phí mua hàng hóa dropship, thu lợi nhuận.

Nhìn qua, có vẻ dropshipping là một mô hình hoàn hảo cho dân kinh doanh vì quy trình khá đơn giản, hàng hóa lại phong phú, dễ làm giàu. Nhưng thực tế để kinh doanh dropshipping thành không không đơn giản như vẻ bề ngoài của mô hình này. Cũng giống như bất kỳ các mô hình kinh doanh e-commerce nào khác, bạn cần đầu tư công sức, marketing, chi phí… để thành công.

Để hiểu rõ hơn về lợi ích và mặt trái của mô hình dropshipping, hãy đọc tiếp phần sau đây.

7 Lợi Ích Khi Kinh Doanh Dropshipping

7 Lợi Ích Khi Kinh Doanh Dropshipping

Với quy mô 15 tỷ USD, ngành công nghiệp kinh doanh dropshipping là một mô hình phù hợp cho những người mới bắt đầu kinh doanh vì rất dễ tiếp cận, thậm chí không hề có bất kỳ rào cản nào như kinh doanh truyền thống. 

Với dropshipping, bạn có thể kiểm tra nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau mà không cần tốn nhiều kinh phí, từ đó học được cách tìm kiếm sản phẩm và thị trường tiềm năng. 

Dưới đây là top 7 lý do tại sao dropshipping lại là mô hình kinh doanh phù hợp cho người mới và các doanh nghiệp SME.

Cần ít vốn đầu tư ban đầu

Một trong những lợi thế lớn nhất của dropshipping là bạn không cần tốn hàng chục triệu đồng để mua hàng hóa lưu kho trước khi mở một gian hàng kinh doanh thương mại điện tử. Với mô hình bán lẻ truyền thống, nhà kinh doanh thương tốn một khoản tiền lớn để mua hàng hóa dự trữ và bán dần ra thị trường.

Ở mô hình dropshipping, bạn chỉ phải mua hàng hóa khi có đơn hàng được đặt (và thanh toán trước) từ khách hàng. Vì không phải đầu tư chi phí tốn kém ban đầu để mua hàng, bạn có thêm nguồn lực để tìm kiếm sản phẩm và có thể kinh doanh thành công với ít vốn. 

Thêm vào đó, vì không phải tốn tiền mua hàng, bạn cũng ít chịu rủi ro về hàng hóa lỗi thời, hư hỏng, hết hạn… như các cửa hàng kinh doanh truyền thống.

Bắt đầu dropshipping dễ dàng

Việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn nếu bạn không phải xử lý các sản phẩm vật lý. Do đó, khi kinh doanh dropshipping, bạn sẽ không phải:

  • Quản lý hoặc thanh toán chi phí thuê kho bãi
  • Đóng gói và vận chuyển đơn đặt hàng của bạn
  • Theo dõi hàng tồn kho
  • Xử lý hàng trả lại và hàng gửi đến
  • Liên tục đặt hàng sản phẩm và quản lý lượng hàng tồn kho

Giảm chi phí gián tiếp

Do bạn không phải mua hàng tồn kho và quản lý kho hàng, chi phí gián tiếp (overhead cost) nhìn chung sẽ ở mức thấp. Trên thực tế, khi kinh doanh dropshipping bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh tại nhà, chỉ cần một chiếc máy tính xách tay và một vài khoản chi phí định kỳ để hoạt động. 

Khi công việc kinh doanh của bạn phát triển, các khoảng chi phí này có thể sẽ tăng lên nhưng vẫn sẽ thấp so với các doanh nghiệp truyền thống.

Địa điểm linh hoạt

Một doanh nghiệp dropshipping có thể hoạt động tại bất kỳ đâu, chỉ cần có internet kết nối. Chỉ cần bạn có thể giao tiếp với bên phân phối và khách hàng, bất kỳ đâu cũng có thể trở thành văn phòng của bạn.

Sản phẩm đa dạng

Vì bạn không cần phải mua trước sản phẩm để bán, bạn có thể cung cấp cho khách hàng của mình hàng loạt sản phẩm theo xu hướng hiện có. Nếu bên phân phối có sản phẩm mới, bạn cũng có thể bán ngay các sản phẩm này mà không cần thêm bất kỳ chi phí nào.

Dễ dàng kiểm tra sản phẩm, đánh giá thị trường

Chủ cửa hàng có thể dễ dàng kiểm tra xem khẩu vị của người dùng bằng cách thêm một số sản phẩm vào cửa hàng ecommerce của mình. Lợi ích của mô hình dropshipping là khả năng thử nghiệm các sản phẩm mới để tìm ra sản phẩm chiến thắng mà không phải mua hàng hóa tích trữ.

Dễ dàng mở rộng quy mô

Khi kinh doanh truyền trống, nếu bạn nhận được số lượng đơn hàng tăng gấp đôi, nghĩa là bạn phải tốn thêm gấp đôi công sức để đóng gói, giao nhận,.. Tuy nhiên do mô hình dropshipping chuyển các công việc này sang nhà phân phối, do đó bạn sẽ không cần tốn thêm sức khi mở rộng quy mô kinh doanh.

Gợi ý: Hãy sử dụng nguồn vốn từ Jenfi để mở rộng quy mô kinh doanh, tăng doanh số với nhiều lợi ích như: tiếp cận tính năng Jenfi Insights, Phân tích và tối ưu hiệu suất kinh doanh, Quản lý đơn hàng…khi kinh doanh dropship tại Việt Nam.

Bất lợi của mô hình dropshipping

Bất lợi của mô hình dropshipping

Với những ưu thế kể trên, dropshipping là một trong những mô hình kinh doanh có sức hấp dẫn đối với những người kinh doanh thương mại điện tử, thậm chí những doanh nghiệp sản xuất cũng có thể tăng doanh số bằng cách tham gia vào chuỗi giá trị với vai trò là bên phân phối. 

Tuy nhiên, dropshipping cũng có những khuyết điểm bạn cần suy xét.

Cạnh tranh 

Cạnh tranh cao là một trong những bất lợi lớn của mô hình dropshipping cũng bởi vì do mô hình này không có rào cản. Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể kinh doanh dropship, nghĩa là có rất nhiều đối thủ cùng kinh doanh một mặt hàng. 

Cách tiếp cận khách hàng và làm marketing khi kinh doanh dropship sẽ là công cụ chính để bạn vượt qua đối thủ và khác biệt hóa các sản phẩm kinh doanh của mình.

Lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp

Lợi nhuận thấp cũng là một bất lợi lớn khi kinh doanh dropshipping. Bởi vì chi phí trung gian (overhead) thấp, do đó các gian hàng ecommerce kinh doanh dropship có thể bán sản phẩm với biên lợi nhuận chỉ vài phần trăm với mục tiêu tăng doanh số.

Những gian hàng kinh doanh dropshipping như vậy thường sẽ không tập trung vào phần phục vụ khách hàng và hậu mãi, tuy nhiên khách hàng cũng vẫn sẽ so sánh giá cả trên các gian hàng của họ và của bạn! Điều này vô hình trung tạo ra sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt về giá khi kinh doanh dropship. 

Để giải quyết bài toán lợi nhuận và có thể tồn tại lâu dài khi kinh doanh dropshipping sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Vấn đề hàng hóa

Nếu bạn mua hàng hóa và lưu tại kho của mình, việc kiểm tra, xác nhận số lượng hàng hóa đang có sẽ rất dễ dàng. Tuy nhiên khi kinh doanh dropship, bạn sẽ có thể phải lấy nguồn hàng từ nhiều kho hàng khác nhau, do đó việc xác nhận hàng hóa có còn trong kho hay không sẽ phải được thực hiện liên tục.

Để giải quyết vấn đề hàng hóa, bạn có thể sử dụng App để kiểm tra số lượng hàng hóa tự động: một khi hàng hóa không còn đủ số lượng trong kho hàng, app sẽ tắt sản phẩm để tránh tình trạng khách đặt nhưng không có hàng để giao.

Vấn đề trong khâu vận chuyển hàng

Giả sử, khách hàng của bạn có một đơn hàng gồm 3 mặt hàng, và 3 mặt hàng này đến từ 3 kho khác nhau - nghĩa là bạn phải thanh toán chi phí vận chuyển 3 lần để hoàn thành một đơn hàng. Bên cạnh đó, phần chi phí này cũng không thể chuyển sang bên khách mua - do đó việc tính toán chi phí vận chuyển cũng là một bất lợi trong kinh doanh dropship.

Một số câu hỏi thường gặp về dropshipping cho người mới

Tôi cần bao nhiêu tiền để bắt đầu kinh doanh dropship

Sẽ không có câu trả lời chính xác vì số tiền để bắt đầu hoàn toàn phụ thuộc vào mặt hàng bạn dự định kinh doanh. Bạn có thể thậm chí bắt đầu với số vốn là 0 đồng - khi kinh doanh các sản phẩm dạng kỹ thuật số (ebook, file hình ảnh,...) hay có thể lên vài chục triệu đồng với các sản phẩm như drone, thời trang cao cấp…

Tuy nhiên, đa số các dropshipper (người kinh doanh dropship) đều đông ý rằng đây là một số chi phí chung cần thiết gồm:

  • Gian hàng online: miễn phí (trên các sàn thương mại điện tử) hoặc vài trăm nghìn/ tháng (Shopify).
  • Tên miền: từ 200.000 VND/ năm
  • Đơn hàng mẫu: biến động
  • Chi phí quảng cáo online: biến động, từ 2 triệu - 10 triệu/ tháng

Kinh doanh dropshipping có thể kiếm được bao nhiêu tiền?

Mô hình kinh doanh dropshipping giống như công việc của một nhà sưu tập sản phẩm, lựa chọn sản phẩm phù hợp và quảng bá để tiếp cận người dùng. Do đó, dropshipper thường phải chi tiêu cho 3 phần chính: marketing, chi phí hỗ trợ người dùng, và chi phí mua hàng.

Với những loại chi phí này, mô hình dropshipping có lời khi tổng doanh số lớn hơn tổng chi phí cho 3 phần này. Thang đo lợi nhuận phổ biến cho mô hình dropshipping sẽ là CAC (Customer Aquisition Cost) - Chi phí để có được một khách hàng và giá sản phẩm của bạn.

Có nên kinh doanh dropshipping trong 2022?

Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu điểm và bất lợi và dropshipping cũng không hề ngoại lệ. Với những ưu và nhược điểm của dropshipping kể trên, có thể thấy rằng một khi bạn lên kế hoạch cẩn thận và có chiến lược marketing hiệu quả - những bất lợi của dropshipping đều có thể giải quyết, và những gì còn lại sẽ là cơ hội kinh doanh có lợi nhuận với sự linh hoạt, dễ dàng tăng trưởng.

 

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Phân Tích Swot – Định Nghĩa, Hướng Dẫn Và Ví Dụ

Open post
phân tích SWOT - định nghĩa

phân tích SWOT - định nghĩa

Phân Tích Swot Là Gì

phân tích swot là gì

SWOT là từ viết tắt từ Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats (nghĩa là: Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội và Nguy Cơ). Phân tích SWOT là một kỹ thuật để đánh giá bốn khía cạnh này ở doanh nghiệp của bạn.

Ma trận SWOT là một công cụ giúp bạn phân tích những gì mình đang làm tốt nhất ở thời điểm hiện tại, và thiết kế chiến lược để tiến xa hơn trong tương lai. SWOT còn giúp bạn tìm ra những vấn đề đang cản trở doanh nghiệp của bạn, hoặc những khía cạnh mà đối thủ của bạn có thể sử dụng để cạnh tranh với bạn nếu bạn không cải thiện.

Phân tích SWOT sẽ cân nhắc cả yếu tố bên trong và bên ngoài - đó là những yếu tố thuộc về công ty và môi trường kinh doanh, đối thủ, vĩ mô… Một số yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của bạn, trong khi một số khác lại vượt tầm kiểm soát. Trong cả hai trường hợp, để có kế hoạch hành động khôn ngoan nhất thì chúng ta cần khám phá, ghi chép lại và phân tích càng nhiều yếu tố có liên quan càng tốt.

Trong bài viết này, hãy cùng Jenfi Capital tìm hiểu cách phân tích SWOT, một vài ví dụ điển hình, và làm sao để sử dụng những thông tin trong bảng SWOT để hành động. Cuối bài viết là một template SWOT (mẫu) tải về để bạn có thể tự sử dụng về sau.

Đăng ký ngay Jenfi Insights để tối ưu hoạt động tăng tưởng và mở rộng quy mô với những gợi ý cải thiện hoạt động kinh doanh được thiết kế riêng cho bạn.

jenfi insights

Tại Sao Phân Tích Swot Lại Quan Trọng?

Tại Sao Phân Tích Swot Lại Quan Trọng?

Phân tích SWOT có thể giúp bạn loại bỏ những nhận định chủ quan, nguy hiểm và khám phá được những điểm mù trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu bạn áp dụng SWOT cùng đội ngũ nhân viên một cách thật cẩn thận, SWOT có thể đưa ra Insight (thông tin chi tiết, ẩn sâu bên trong) doanh nghiệp của bạn, và giúp bạn phát triển chiến lược hành động chính xác nhất ở mọi tình huống.

Lấy ví dụ, bạn có thể biết doanh nghiệp mình có một số điểm mạnh, lợi thế kinh doanh, nhưng chỉ khi bạn tìm kiếm, ghi chép lại những điểm yếu và nguy cơ, bạn mới có thể biết được những lợi thế này có thật sự đáng tin cậy hay chỉ là quan điểm chủ quan.

Ở hướng ngược lại, bạn có thể có những lo ngại về điểm yếu trong doanh nghiệp, thế nhưng khi phân tích chúng một cách khoa học, bạn có khả năng phát hiện ra những cơ hội tiềm tàng mà bạn không để mắt đến, có khi còn mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty.

Cách Để Viết Một Ma Trận Phân Tích SWOT

Cách Để Viết Một Ma Trận Phân Tích SWOT

Ma trận SWOT gồm 4 ô vuông, trong đó mỗi ô vuông đại diện cho mỗi yếu tố là Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội và Nguy Cơ. 

Bạn có thể bắt đầu nghiên cứu, phân tích, ghi lại ý tưởng ở một ô vuông, và trong quá trình đó bạn có thể nhảy qua lại giữa các ô vuông thường xuyên khi các ý tưởng xuất hiện, bổ sung hoặc tương phản lẫn nhau.

Ví dụ, bạn có thể nhận thấy Sức Mạnh doanh nghiệp bạn chính là kinh doanh online và đã hiện diện trên nhiều nền tảng thương mại điện tử với doanh thu tăng trưởng, đồng thời bạn thấy rõ Điểm Yếu chính là thiếu nguồn vốn ngắn hạn để mua hàng hóa dự trữ hàng hóa mùa bán hàng cuối năm. 

Vậy, bạn có thể liệt kê 2 ý này ở hai ô vuông S và W.

S

Doanh thu tăng trưởng nhanh

W

Thiếu nguồn vốn ngắn hạn cho cuối năm

O T

Khi đó, bạn có thể ghi lại giải pháp bổ sung vốn như vay ngân hàng, huy động vốn tăng trưởng từ Jenfi chẳng hạn.

 

Điểm Mạnh (S)

Bạn đang làm tốt những mặt nào?

Bạn có những nguồn lực đặc thù nào?

Những người khác nhận thấy những điểm mạnh của bạn như thế nào?

Điểm Yếu (W)

Bạn có thể cải thiện mặt nào?

Khía cạnh nào bạn đang thiếu nguồn lực?

Những người khác nhận thấy những điểm yếu của bạn như thế nào?

Cơ Hội (O)

Có những cơ hội nào đang hiện diện?

Có những xu hướng nào bạn có thể tận dụng không?

Làm sao để biến điểm mạnh thành cơ hội?

Nguy Cơ (T)

Những yếu điểm nào có thể tác động xấu đến bạn?

Đối thủ của bạn đang làm gì?

Những điểm yếu nào tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp bạn?

 

Cách Để Thực Hiện Phân Tích SWOT

Cách Để Thực Hiện Phân Tích SWOT

Để tránh việc phân tích SWOT mang tính chủ quan, một chiều, bạn nên tập hợp một nhóm nhân viên từ nhiều phòng ban, nhiều vị trí khác nhau để tạo có cái nhìn đa chiều và sâu sắc từ nhiều góc độ.

Sau đó, mỗi khi bạn nhận diện được một Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội và Nguy Cơ, hãy viết vào ô vuông phù hợp trong ma trận SWOT để mọi người đều thấy.

Điểm mạnh (S)

S (Strength) - Điểm Mạnh là những khía cạnh mà doanh nghiệp bạn đang làm rất tốt, hoặc là những khía cạnh giúp bạn nổi bật và khác xa so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể nghĩ đến những lợi thế của doanh nghiệp bạn - ví dụ như: nhân viên có động lực cao, công ty có quyền tiếp cận công nghệ độc quyền…

Hãy suy nghĩ đến những vấn đề như:

  • Doanh nghiệp bạn đang làm gì tốt hơn so với người khác?
  • Những giá trị nào là động lực của doanh nghiệp bạn?
  • Nguồn lực nào bạn có thể tận dụng (trong khi người khác không thể)?
  • Lợi thế bán hàng độc nhất (Unique Selling Proposition - USP) của bạn là gì?

Sau đó, hãy thay đổi góc nhìn của bạn - thử tưởng tượng bạn là đối thủ của doanh nghiệp mình! Lúc này, bạn (đang là đối thủ doanh nghiệp bạn) thấy những điểm mạnh nào? 

Hãy lưu ý rằng, yếu tố được xem là điểm mạnh chi khi nó mang đến một lợi thế rõ ràng. 

Lấy ví dụ về điện thoại thông minh: Apple, Samsung, Hua Wei, Xiao Mi,... đều sản xuất điện thoại thông mình. Do thị trường đều cung cấp điện thoại thông minh chất lượng cao, do đó “năng lực sản xuất điện thoại thông minh chất lượng cao” không phải là điểm mạnh. 

Điểm yếu (W)

Weakness (W) là bất kỳ yếu tố nào của công ty bạn có thể tác động xấu - bao gồm con người, nguồn lực, hệ thống và quy trình. Hãy nghĩ đến những khía cạnh có thể cải thiện, và những quy trình (sản xuất, bán hàng, marketing…) nên tránh.

Đừng quên là bạn cũng phải thay đổi góc nhìn - đóng vai là đối thủ của doanh nghiệp mình để có góc nhìn đa chiều. 

Hãy phân tích tại sao đối thủ của bạn lại làm tốt hơn bạn ở những khía cạnh đó. Bạn đang thiếu những yếu tố gì? Hãy thành thật và thực tế khi phải nêu lên điểm yếu và đối mặt với chúng, cải thiện chúng càng sớm càng tốt.

Cơ hội (O)

Opportunity (O) - Cơ hội là những khía cạnh tích cực đang diễn ra (hoặc có thể khai phá) mà bạn còn bỏ ngỏ.

Cơ hội thường đến từ các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp, và cần bạn phải có tư duy dài hạn để nhận ra những gì có thể xảy ra trong tương lai. Cơ hội có thể xuất hiện trong những tiến bộ công nghệ ở thị trường bạn đang kinh doanh, hoặc những thay đổi trong xu hướng người dùng. 

Việc phát hiện cơ hội và khai thác có thể đem đến lợi thế cạnh tranh rất lớn cho công ty bạn để có thể cạnh tranh, thậm chí dẫn đầu trong thị trường.

Bạn hãy nghĩ đến những cơ hội tốt có thể khai thác ngay lập tức. Chúng không nhất thiết phải quá lớn, thậm chí những thay đổi nhỏ, tích cực cũng có thể tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, bạn cũng đừng quên quan sát những thay đổi về chính sách, yếu tố vĩ mô trong ngành của mình. Những thay đổi về mặt chính sách kinh tế, chính trị, xã hội, dân số, và đời sống đều có thể mang đến cơ hội hấp dẫn.

Nguy cơ (T)

Threat (T) - Điểm yếu là bất kỳ khía cạnh nào có thể tác động đến doanh nghiệp bạn từ phía ngoài, ví dụ như thay đổi trong điều kiện kinh doanh, vấn đề về chuỗi cung ứng, thiếu hụt lao động… Chủ doanh nghiệp cần phải dự đoán các yếu tố nguy cơ và hành động đối ứng trước khi chúng xảy ra.

Ví dụ, hãy thử suy nghĩ đến những khó khăn khi đưa sản phẩm mới ra thị trường. Bạn có thể nhận ra là các tiêu chuẩn chất lượng, thông số kỹ thuật… của sản phẩm bạn có thể thay đổi, và từ đó sản phẩm hoàn thiệt cũng phải thay đổi nếu bạn muốn bán sản phẩm trên thị trường. Các thay đổi về công nghệ như thế này vừa là nguy cơ, cũng vừa là cơ hội cho doanh nghiệp!

Hãy theo dõi xem đối thủ của bạn đang làm gì, và bạn cần thay đổi gì ở doanh nghiệp mình để đối phó với các nguy cơ. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý rằng không phải những gì đối thủ làm cũng hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp bạn - do đó hãy tránh sao chép toàn bộ những chiến lược của họ nếu bạn chưa biết hiệu quả của chúng ra sao.

Một trong những công cụ hiệu quả để đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến doanh nghiệp là phân tích PEST (Political, Economic, Social, Technological) - đây là phương pháp phân tích các yếu tố về chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ để doanh nghiệp giữ được sức cạnh tranh trên thị trường.

Ví Dụ Về Phân Tích SWOT

Ví Dụ Về Phân Tích SWOT

Hãy tưởng tượng rằng có một doanh nghiệp Startup tại Việt Nam muốn hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại của họ để phát triển chiến lược tăng trưởng. Do đó, các thành viên trong công ty tập hợp lại và tạo ra một ma trận SWOT như sau.

 

Điểm Mạnh (S)

Bạn đang làm tốt những mặt nào?

Bạn có những nguồn lực đặc thù nào?

Những người khác nhận thấy những điểm mạnh của bạn như thế nào?

Điểm Yếu (W)

Bạn có thể cải thiện mặt nào?

Khía cạnh nào bạn đang thiếu nguồn lực?

Những người khác nhận thấy những điểm yếu của bạn như thế nào?

  • Chúng tôi có thể thích ứng với thay đổi rất nhanh.
  • Chúng tôi có thể chăm sóc khách hàng rất tốt, vì ở thời điểm hiện tại khối lượng công việc không nhiều nên nhân viên có thể tập trung chăm sóc từng khách hàng.
  • Tư vấn cho công ty của tôi là người có tiếng nói trong ngành.
  • Chúng tôi có thể thay đổi hướng kinh doanh nhanh chóng nếu phát hiện thị trường không phù hợp.
  • Chúng tôi có mức chi phí trung gian thấp, do đó có thể cung cấp giá trị tốt hơn cho khách. 
  • Công ty chúng tôi có ít danh tiếng, độ phủ trên thị trường.
  • Số lượng nhân viên ít, kỹ năng chưa chuyên sâu trong nhiều bộ phận.
  • Chúng tôi bị tác động nghiêm trọng nếu nhân viên nghỉ việc.
  • Dòng tiền không đủ mạnh ở giai đoạn đầu. 
Cơ Hội (O)

Có những cơ hội nào đang hiện diện?

Có những xu hướng nào bạn có thể tận dụng không?

Làm sao để biến điểm mạnh thành cơ hội?

Nguy Cơ (T)

Những yếu điểm nào có thể tác động xấu đến bạn?

Đối thủ của bạn đang làm gì?

Những điểm yếu nào tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp bạn?

  • Lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi là ngành đang tăng trưởng mạnh.
  • Chính quyền địa phương hỗ trợ cho ngành nghề kinh doanh.
  • Đối thủ của chúng tôi khá chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ mới
  • Công nghệ phát triển quá nhanh có thể làm chúng tôi thích nghi không kịp
  • Nếu doanh nghiệp lớn nhảy vào thị trường, có khả năng chúng tôi bị đánh mất vị thế đã tạo lập.

Như trong ma trận SWOT này, rõ ràng thế mạnh của startup là sự linh hoạt, khả năng sử dụng công nghệ và chi phí trung gian thấp. Những yếu tố này giúp họ cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất cho một nhóm khách hàng nhỏ hiện có.

Điểm yếu của startup cũng liên quan đến quy mô hoạt động. Startup này cần đầu tư vào hoạt động đào tạo, cải thiện kỹ năng nhân viên, và cần đảm bảo nhân viên làm việc gắn bó lâu dài để không gặp vấn đề khi mất nhân viên.

Những cơ hội được mở ra có thể là dịch vụ chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp địa phương và chính quyền địa phương. Startup này có thể là doanh nghiệp đầu tiên trên thị trường với sản phẩm và dịch vụ xuất sắc, trong khi đối thủ lại thích nghi chậm với công nghệ để có thể cạnh tranh với họ.

Nguy cơ nằm ở sự phát triển của công nghệ, và công ty cũng cần quan sát các doanh nghiệp lớn trong nghành liệu họ có nhảy vào thị trường này không. Để đối phó với nguy cơ này, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh marketing ở các website trong ngành để tăng sự hiện diện, độ phủ và độ nhận biết thương hiệu trong ngành.

Jenfi Insights - Dữ liệu giúp doanh nghiệp bạn phát triển vượt bậc

Tối ưu hóa chi phí quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số của bạn, cùng với Hướng dẫn chi tiết giúp bạn mở rộng kinh doanh hiệu quả. Đảm bảo bạn luôn thu được lợi nhuận tốt nhất khi chạy quảng cáo online với những gợi ý dành riêng cho bạn. Đăng ký ngay hôm nay để truy cập sớm vào tính năng Jenfi Insights.

jenfi insights dashboard

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 10 11 12 13 14 15 16 31 32 33

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top