Open post
Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

Tín dụng giúp bạn giải quyết được rất nhiều vấn đề liên quan đến tài chính. Giúp cho cuộc sống và công việc kinh doanh của chúng ta trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, tín dụng còn giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để tín dụng trở nên hữu ích và phát huy được tối đa vai trò của mình, mỗi người trong chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định.

Vậy tín dụng là gì? Liệu bạn đã thật sự hiểu rõ về tín dụng chưa? Cùng Jenfi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tín dụng là gì?

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

Tín dụng trong tiếng Anh là Credit, tiếng La tinh là Creditium có nghĩa là sự tín nhiệm, sự tin tưởng. Đây là định nghĩa của mối quan hệ Vay – Cho vay giữa các cá nhân hay tổ chức dựa trên nguyên tắc hoàn trả cụ thể. Người cho vay là ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài tín dụng chính khác hoặc ngược lại. Sản phẩm vay thông thường là tiền hoặc hàng hóa.

Mối quan hệ vay và cho vay trong tín dụng cũng có những quy định và ràng buộc cụ thể như hình thức vay tín chấp, thế chấp (phải có tài sản đảm bảo), vay thấu chi (vay thấu chi (có chứng thực thu nhập cố định)),... Người đi vay phải tiến hành hoàn trả có kèm chi phí vay mượn cho người cho vay. Đây chính là lãi suất tín dụng. Mức lãi suất thông thường sẽ theo quy định của bên cho vay. Người đi vay phải thanh toán cả gốc lẫn lãi cho người cho vay khi đến kỳ hạn thanh toán.

Ví dụ để hình dung rõ hơn về tín dụng: Anh A vay vốn ngân hàng một khoản chi phí để mua xe. Điều này có nghĩa là ngân hàng đang cấp tín dụng cho anh A với những điều kiện, lãi suất và hạn mức cho vay cụ thể. Khi đến thời hạn nhất định theo hợp đồng đã ký, anh A sẽ phải hoàn trả số tiền đã vay kèm theo tiền lãi cho ngân hàng thương mại như thỏa thuận.

Mở thẻ tín dụng có phải là một hình thức tín dụng không?

Như đã phân tích ở trên, tín dụng là khái niệm để chỉ mối quan hệ vay và cho vay. Còn việc mở thẻ tín dụng là hình thức phát hành thẻ dựa trên uy tín của cá nhân người mở thẻ. 

Tuy thẻ tín dụng cũng cung cấp một số vốn nhất định theo hạn mức cho người dùng nhưng số tiền này chỉ tính là giao dịch khi chủ thẻ dùng. Ngược lại, tín dụng cá nhân khi khi hoàn thành ký kết sẽ được chuyển ngay cho người vay. Người vay nhận tiền, không quan tâm họ có dùng hay không thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả lãi và tuân thủ theo hợp đồng quy định của ngân hàng.

2. Phân loại tín dụng

Dựa vào đặc điểm như chủ thể, thời gian, mục đích vay,... mà tín dụng được chia thành nhiều loại như sau:

Dựa vào thời hạn tín dụng

  • Tín dụng ngắn hạn: Gồm những khoản vay có thời hạn không quá 1 năm. Chủ yếu với mục đích để phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc bổ sung vốn lưu động doanh nghiệp.
  • Tín dụng trung hạn: Tín dụng có thời gian vay từ 1 đến 5 năm. Mục đích vay chủ yếu để làm những chuyện lớn như xây nhà, mua xe hoặc đầu tư mua tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật,…
  • Tín dụng dài hạn: Thời gian vay kéo dài lớn hơn 5 năm. Những người có nhu cầu vay tín dụng dài hạn thông thường với mục đích sử dụng để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, dự án dài hạn,...

Dựa vào đối tượng tín dụng

  • Tín dụng vốn lưu động: Loại tín dụng vốn sử dụng để tạo thành vốn lưu động cho những hoạt động duy trì hoạt động hằng ngày như: Trả lương nhân viên, mua nguyên vật liệu sản xuất,... 
  • Tín dụng vốn cố định:  Loại tín dụng này tạo thành nguồn vốn cố định cho doanh nghiệp để thực hiện những hoạt động dài hạn như: Xây dựng hạ tầng, mua tài máy móc sản xuất. Thông thường tín dụng cố định sẽ vay trong trung hoặc dài hạn.

Dựa vào mục đích sử dụng vốn

  • Tín dụng tiêu dùng: Loại tín dụng cho vay để người vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân
  • Tín dụng sản xuất – lưu thông hàng hóa: Người vay sử dụng vốn với mục đích để vận hành hoạt động sản xuất, kinh doanh

Dựa vào chủ thể tín dụng

  • Tín dụng ngân hàng: Là hình thức tín dụng mà người vay (cá nhân hoặc tổ chức) thực hiện quan hệ vay với các ngân hàng.
  • Tín dụng thương mại: Là hình thức tín dụng của các doanh nghiệp, thể hiện dưới dạng mua bán chịu hoặc ứng tiền trước khi nhận hàng.
  • Tín dụng Nhà nước: Với hình thức tín dụng này, Nhà nước đóng vai trò có thể là đối tượng cho vay cũng có thể là đối tượng đi vay với chủ thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Dựa vào phạm vi hoạt động

  • Tín dụng nội địa: Tín dụng được ký kết trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.
  • Tín dụng quốc tế: Tín dụng vượt ra khỏi phạm vi nội địa. Phạm vi quốc tế có thể là giữa 2 quốc gia hoặc giữa quốc gia với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế.

3. Vai trò của tín dụng

Tín dụng mang đến lợi ích rất tuyệt vời cho cả người vay và người cho vay. Tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống và hoạt động kinh doanh. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thúc đẩy phát triển nhiều khâu quan trọng trong đầu tư, mua sắm hàng hoá dịch vụ và phát triển kinh tế trong và ngoài nước.

  • Đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế đi vay: Các cá nhân hay tổ chức kinh tế không phải lúc nào cũng có đủ một lượng vốn nhất định để phục vụ cho những tình huống phát sinh. Thiếu nguồn vốn sẽ là gánh nặng kinh tế trong cuộc sống và làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức tín dụng với những chương trình cho vay vốn cùng mức lãi suất ưu đãi sẽ là giải pháp tuyệt vời để xử lý “cơn khát vốn” đáng sợ này. 
  • Đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính cho vay: Các tổ chức thuộc bên cho vay thu được nguồn lợi nhuận lớn từ lãi suất và những khoản phí phục vụ dịch vụ. Đây cũng là nguồn vốn để các đơn vị cho vay có thể duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.
  • Đối với nền kinh tế: Tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động điều hòa dòng vốn của nền kinh tế. Đồng thời kích thích tiêu dùng mạnh mẽ hơn. Tín dụng giúp những người có nhu cầu về vốn kết nối với nhau một cách hợp pháp. Vốn được chuyển từ những đối tượng có nguồn tài chính nhàn rỗi sang những người đang có nhu cầu về vốn.

4. Một số sản phẩm tín dụng phổ biến nhất hiện nay

Tín dụng là gì? Tổng hợp những thông tin cần biết về tín dụng

  • Vay tín chấp: Tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo mà dựa trên uy tín và khả năng thanh toán của người vay. Vay tín chấp phù hợp với đối tượng cá nhân với những nhu cầu vay nhỏ trong thời gian ngắn. Thời gian tối đa thường là 60 tháng. Tuy nhiên vay tín chấp có có mức lãi suất khá cao.
  • Vay thế chấp: Thế chấp là hình thức vay truyền thống của ngân hàng phù hợp cho đối tượng là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Theo đó, người vay phải có tài sản đảm bảo mới được phê duyệt vay. Vay thế chấp có hạn mức lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố, thời hạn tối đa 25 năm.
  • Vay thấu chi: Là hình thức cho vay vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của khách hàng. Hạn mức vay thấu chi thông thường được cấp gấp 5 lần mức lương hàng tháng.
  • Vay trả góp: Trả góp là hình thức cho vay, khi người vay phải thanh toán tiền lãi và tiền gốc mỗi tháng bằng nhau. Thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của người vay.

Hiểu rõ tín dụng là gì, chúng ta sẽ trang bị cho mình nhiều kiến thức hơn để sử dụng tín dụng hiệu quả. Tránh bị kẻ xấu trục lợi để rơi vào những bẫy tín dụng từ kẻ xấu. Đặc biệt là những hình thức tín dụng đen gây nên hiệu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản cũng như cá nhân người dùng.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Bất kỳ nền kinh tế ở quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại hai hiện tượng đối lập: Lạm phát và Giảm phát. Khái niệm lạm phát có lẽ đã được đề cập đến rất nhiều, tuy nhiên giảm phát lại ít người hiểu rõ. Trên thực tế, giảm phát rất ít khi xảy ra. Vậy giảm phát là gì? Giảm phát đối lập với lạm phát, vậy chúng mang đến ảnh hưởng tích cực cho nền kinh tế không?

Nếu bạn đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Jenfi nhé! 

Giảm phát là gì?

Giảm phát là gì?

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Giảm phát trong tiếng Anh là Deflation - Đây là thuật ngữ kinh tế chỉ sự suy giảm chung của mức giá cả hàng hóa và dịch vụ. Thông thường sẽ liên quan đến sự giảm cung tiền và tín dụng. Giảm phát xảy ra khi mức giá chung trên thị trường kinh tế của quốc gia bị giảm xuống. Ngược lại với giảm phát, khi tỷ lệ lạm phát xuống dưới mức 0% thì tình trạng giảm phát sẽ xảy ra. Hiểu một cách đơn giản, giảm phát là khi người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với trước đây. Với cùng một khoản chi phí, lúc này bạn có thể mua được nhiều đồ hơn bình thường.

Ảnh hưởng của giảm phát là gì?

Sự giảm giá trên toàn bộ nền kinh tế có thể được coi là một điều tốt vì nó mang lại cho người tiêu dùng sức mua lớn hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu giảm phát kéo dài sẽ gây ra bất lợi cho nền kinh tế. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy thoái, bất ổn hoặc thậm chí là tàn phá nền kinh tế.

Trong những tài liệu thống kê tình hình kinh tế, khi đề cập đến giảm phát, các chuyên gia vẫn thường đặt dấu âm ở mục tỷ lệ lạm phát. Tình trạng giảm phát thường xuất hiện trong và sau khi nền kinh tế bị suy thoái hay đình trệ. Nhìn chung, giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại của bất kỳ quốc gia nào khi chúng làm tăng giá trị thật của nợ. Giảm phát khiến những giá trị thông thường như: Chi phí danh nghĩa, chi phí sản xuất, vốn, sức lao động, hàng hoá và dịch vụ,...đều thấp hơn. Điều này gây nên hiện tượng thiếu cân sức giữa quá trình lao động và tiêu dùng.

Phân biệt lạm phát và giảm phát 

Lạm phát và giảm phát có thể xảy ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chúng được coi là hai mặt của một đồng xu luôn song hành và khó tách rời. Tuy nhiên, mỗi khái niệm là có những ý nghĩa nhất định. Hãy cùng xem sự khác biệt giữa lạm phát và giảm phát là gì  

  • Lạm phát khiến giá trị đồng tiền bị giảm đi. Ngược lại, giảm phát làm sẽ tác động làm tăng giá trị của tiền.
  • Lạm phát ở mức vừa phải (2%) có lợi cho nền kinh tế. Tuy nhiên, giảm phát đa phần là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang đi xuống
  • Lạm phát trong một số trường hợp được xem là có lợi cho người sản xuất. Giảm phát lại được coi là có lợi cho người tiêu dùng.
  • Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do các yếu tố Cung - Cầu. Trong khi đó giảm phát lại được gây nên bởi các yếu tố cung tiền và tín dụng.
  • Lạm phát gây nên tình trạng phân phối tiền không đồng đều. Ngược lại, giảm phát sẽ dẫn đến giảm chi tiêu và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Nguyên nhân xảy ra giảm phát là gì?

Giảm phát xảy ra bởi 4 nguyên nhân chính sau đây:

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Sự suy giảm của tổng cầu

Tổng cầu của quốc gia suy giảm là nguyên nhân hàng đầu khiến giảm phát xảy ra. Mất cân bằng Cung - Cầu trên thị trường sẽ dẫn đến cung lớn hơn cầu. Dư thừa hàng hóa kéo theo giá trị hàng hóa sụt giảm. Lúc này giảm phát xuất hiện.

Ngoài ra, khi tổng cung tăng lên cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm phát. Khi lượng cung quá nhiều, lượng hàng hóa trong thị trường đáp ứng dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ sẽ khiến giá giảm. Tuy nhiên, trường hợp này phải xảy ra với quy mô đủ lớn để mới có thể dẫn đến giảm phát. Cung lớn hơn Cầu thường sẽ chỉ xảy ra với một vài nhóm ngành cụ thể.

Năng suất lao động

Với tốc độ phát triển nhanh chóng khoa học kỹ thuật hiện đại. Rất nhiều doanh nghiệp vượt chỉ tiêu về năng suất lao động. Chi phí sản xuất từ đó cũng được cải thiện. Từ đó, việc giảm giá thành sản phẩm là điều tất yếu khi Cung lớn hơn Cầu. Lúc này, người người tiêu dùng được hưởng lợi bởi giá bán giảm thấp hơn, cùng một số tiền nhưng giờ đây họ có thể mua được nhiều hàng hoá hơn.

Dù vậy, tình trạng này rất khó xảy ra do hầu hết doanh nghiệp đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Họ sẽ chỉ giảm giá đến một mức nhất định để có mức giá cạnh tranh trên thị trường mà thôi.

Thay đổi của cấu trúc thị trường

Sự thay đổi trong cấu trúc thị trường vốn giúp các doanh nghiệp có nhiều phương án hơn nhằm tối ưu hóa sản xuất, giảm chi phí. Đặc biệt, khi Nhà nước đưa ra chính sách hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp kèm theo nhiều ưu đãi hơn sẽ là tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư. Nguồn cung đa dạng hơn khi cùng một loại hàng hoá dịch vụ nhưng có nhiều đơn vị cung cấp. Tác động này phần nào dẫn tới doanh nghiệp sẽ hạ giá sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ. Giá cả các mặt hàng sẽ giảm xuống đáng kể và tạo ra giảm phát.

Sự sụt giảm trong nguồn cung tiền

Các ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm chính về nguồn cung tiền tệ. Khi xảy ra tình trạng suy thoái kinh tế, Nhà nước sẽ giảm cung tiền để thắt chặt chi tiêu. Lúc này phía Ngân hàng Trung ương sẽ đưa ra những biện pháp như bán trái phiếu chính phủ hoặc thay đổi chính sách về thị trường vốn. Điều này dẫn đến nguồn cung tiền giảm kéo theo giá trị đồng tiền tăng lên. Khi giá trị của đồng tiền cao hơn, giá cả hàng hoá cũng sẽ bị kéo xuống. Hệ quả cuối cùng sẽ tạo nên giảm phát.

Ảnh hưởng của giảm phát tới nền kinh tế

Giảm phát sẽ tạo ra những tác động lớn tới nền kinh tế tổng thể của quốc gia. Điều này sẽ tạo nên những tác động cả tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế.

Tác động tích cực

Khi giảm phát bắt nguồn từ việc năng suất lao động sẽ tạo nên tác động tích cực. Điều này chứng tỏ có sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, giảm phát cũng tạo những môi trường kinh doanh cởi mở, hạn chế tối đa hình thức mua bán độc quyền. Hiệu quả cạnh tranh tăng lên, doanh nghiệp tận dụng được tối đa nguồn lực. Hơn hết, người tiêu dùng sẽ là những người hưởng thụ lợi ích đầu tiên. Khi giảm phát xảy ra họ có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hàng hoá dịch vụ với kinh phí ưu đãi hơn rất nhiều.

Tác động tiêu cực

Tác động tới quy mô kinh tế

Quy mô nền kinh tế có nguy cơ suy thoái và sụt giảm nghiêm trọng trước tác động của giảm phát. Hàng hóa ứ đọng sẽ ảnh hưởng tới luân chuyển dòng tiền, ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
Xét trong dài hạn, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ không ngừng suy giảm. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản. Kéo theo quy mô nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Khó khăn khi Đầu tư và Tái đầu tư 

Khi đồng tiền tăng giá, người tiêu dùng có xu hướng tích trữ tiền nhiều hơn. Thay lưu thông tiền tệ qua các hoạt động đầu tư, gửi tiết kiệm, mua bán tài sản,...người tiêu dùng sẽ giữ lại nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Điều này khiến cho các ngân hàng khó khăn khi thiếu nguồn tiền cho vay, doanh nghiệp không xoay vòng vốn được.
Khi cung nội tệ thiếu, doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư do các dòng vốn bị tắc nghẽn. Hoạt động đầu tư, tái đầu tư do không có vốn cũng sẽ bị trì trệ theo.

Ngay cả khi với doanh nghiệp tìm đủ nguồn tiền để vay thì giảm phát cũng kìm kẹp lại quyết định đi vay của doanh nghiệp đó do giá trị khoản vay ngày càng tăng. 

Giảm quy mô sản xuất

Giá hàng hóa giảm xuống mức thấp nhất gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ phải đối mặt với bài toán làm sao để cân bằng giữa chi phí và doanh thu. Quy mô sản xuất buộc phải giảm tải cùng việc cắt giảm nhân lực là điều tất yếu.

Tác động tiêu cực đến giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hoá 

Việc giảm giá hàng loạt kéo theo giảm doanh thu và lợi nhuận là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế. Giảm phát diễn ra khiến đồng tiền tăng giá trong khi giá cả giảm mạnh. Người lao động phải đối mặt với nguy cơ bị giảm lương do hàng loạt doanh nghiệp phải điều tiết bù trừ thiệt hại khi giảm phát gây ra. Kéo theo đó là tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận,...

Vậy giảm phát có lợi hay có hại? 

Rất nhiều người cho rằng khi giá cả hàng hoá giảm, nền kinh tế sẽ có lợi nhiều hơn. Người tiêu dùng hài lòng khi họ mua được nhiều hàng hoá với giá rẻ hơn. Tuy nhiên, tác động thực tế của giảm phát lại hoàn toàn ngược lại. Việc giá cả có xu hướng giảm đột ngột không theo sự điều chỉnh của quy tắc thị trường sẽ gây nên nhữnng tác động đáng lo ngại cho nền kinh tế.

Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng giảm phát là sự suy giảm về tổng cầu. Khi nhu cầu tiêu dùng giảm xuống nhưng lượng cung hàng hóa vẫn giữ nguyên sẽ gây nên hiện tượng thừa nguồn cung như: Đình trệ sản xuất, cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập, phá sản, tăng tỷ lệ thất nghiệp, tăng nợ cá nhân,... . Kèm theo đó là hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế trên hầu hết các lĩnh vực. Đây sẽ là một cú sốc lớn đối với nền kinh tế, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận. Vậy nên, giảm phát xuất hiện mang đến nhiều bất lợi cho nền kinh tế hơn là tích cực.

Phòng ngừa và ngăn chặn giảm phát

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu giảm phát là gì và những tác động của giảm phát đến nền kinh tế. Việc phòng ngừa và ngăn chặn giảm phát là mục tiêu quan trọng cần hướng đến. Các chuyên gia kinh tế đưa ra những lời khuyên về vấn đề thuộc tầm vĩ mô của nền kinh tế này qua các biện pháp sau đây:

Giảm phát là gì? Ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

Phòng ngừa và ngăn chặn: 

  • Áp dụng những chính sách tài khoá và tiền tệ để kịp thời xử lý ngay khi mới có dấu hiệu của giảm phát.
  • Luôn duy trì vùng an toàn với tỷ lệ lạm phát dưới 10%, tuyệt đối không được đưa lạm phát về mức 0 nếu không muốn xảy ra giảm phát.
  • Hạn chế siết chặt chính sách tiền tệ. Tập trung vào đầu tư cho tư nhân để giữ ổn định tài chính của nền kinh tế. 
  • Thúc đẩy khối doanh nghiệp hoạt động bằng cách kích thích thị trường, tăng tổng chi tiêu công.
  • Tăng thuế doanh thu.

Giải quyết khi giảm phát đã xảy ra

  • Tăng cung tiền

Trên thực tế, cách đơn giản nhất để tránh giảm phát là tăng lượng cung tiền trên thị trường. Khi Ngân hàng Nhà nước phát hành thêm tiền ra công chúng sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền, gia tăng dòng chảy vốn và khiến xu hướng tích trữ tiền mặt của người dân giảm. Từ đó tăng cầu thị trường, phần nào khắc phục được tình trạng giảm phát.

  • Ngân hàng giảm giới hạn dự 

Mỗi ngân hàng sẽ được quy định chỉ được dự trữ một lượng tiền nhất định và không được vượt quá giới hạn (thường ở mức khoảng 5-10%). Lượng tiền này thường nhằm mục đích để cho vay xoay vòng vốn. Tuy nhiên, nếu giảm phát xảy ra thì việc lưu thông tiền mặt là điều rất cần thiết. Lúc này quy định về giảm giới hạn dự trữ sẽ tác động trực tiếp đến các ngân hàng nhằm cải thiện những tác động xấu của lạm phát.

  • Giảm thuế suất

Nếu Chính phủ cắt giảm thuế, đồng nghĩa rằng một doanh nghiệp sẽ có thêm một nguồn thu nhập lớn. Số tiền dành cho thuế trước đây sẽ làm gia tăng thêm lượng tiền trên thị trường tiêu dùng. Giảm thuế là giảm áp lực lên các doanh nghiệp một cách hữu hiệu. Với số kinh phí đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động bán hàng tăng năng suất và ổn định sản xuất kinh doanh nhiều hơn.

Tuy nhiên, việc giảm thuế trong thời kỳ suy thoái sẽ khiến doanh thu từ thuế tổng thể của Chính phủ sẽ giảm xuống. Lúc này chính phủ sẽ phải có những biện pháp cắt giảm chi tiêu hay thậm chí ngừng hoạt động của các dịch vụ cơ bản.

  • Giảm lãi suất mục tiêu

Việc hạ lãi suất mục tiêu từ các ngân hàng trung ương sẽ tác động khiến quá trình vay tiền trở nên rẻ hơn. Nhằm khuyến khích tăng trưởng đầu tư mới bằng cách đi vay tiền. Điều này cũng sẽ khuyến khích cá nhân mua tăng chi tiêu chung. Thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giao thông hàng hoá dịch vụ.

  • Tăng chi tiêu của chính phủ

Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Keynes rất đề cao phương pháp sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy tổng cầu. Từ đó kéo nền kinh tế ra khỏi thời kỳ giảm phát. Cần có chi tiêu để luân chuyển đồng tiền, tạo ra động lực sản xuất và tăng nhu cầu tuyển dụng người lao động. Kéo nền kinh tế đi lên.

Chính phủ sẽ tham gia với tư cách là người chi tiêu lớn nhất để duy trì hoạt động của nền kinh tế. Chính phủ thậm chí sử dụng những biện pháp như đi vay tiền để chi tiêu bằng cách gây ra thâm hụt tài chính. Các doanh nghiệp lúc này sẽ  buộc phải sử dụng số tiền chính phủ đó để chi tiêu và đầu tư cho đến khi giá bắt đầu tăng trở lại như mục tiêu.

Chúng ta vừa cùng nhau đi tìm đáp án cho câu hỏi: Giảm phát là gì? Nguyên nhân và những tác động của giảm phát tới nền kinh tế. Hy vọng bài viết hữu ích với các bạn đang quan tâm đến chủ đề này.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Open post
Vốn Hóa Thị Trường Là gì? Những Lưu Ý Về Vốn Hóa Thị Trường

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về vốn hoá thị trường

Vốn Hóa Thị Trường Là gì? Những Lưu Ý Về Vốn Hóa Thị Trường

Trên thị trường kinh doanh, cụm từ vốn hóa thị trường là một trong những thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên. Đây là một chỉ số mô tả về quy mô của một công ty, nhưng khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về chúng dẫn đến nhầm lẫn với giá trị thực sự của công ty. Hiểu được vốn hóa thị trường là gì và nắm chắc được đặc điểm vai trò của nó sẽ giúp cho nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn. Jenfi sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây. 

Vốn hóa thị trường là gì?

Thuật ngữ “Vốn hóa thị trường” trong tiếng Anh là Market Capitalization - Đây là tổng giá trị hiện tại của các tất cả cổ phiếu đang được công ty lưu hành trên thị trường. Có thể hiểu vốn hoá thị trường của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng số tiền phải bỏ ra để mua lại doanh nghiệp đó, tương ứng với giá trên thị trường tại thời điểm mua. 

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về về vốn hoá thị trường

Vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp là số liệu chính được sử dụng để đánh giá rủi ro và tiềm năng của cổ phiếu của doanh nghiệp đó. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhất giúp nhà đầu tư xác định lợi nhuận và rủi ro trong cổ phiếu. Từ đó đưa ra những sự lựa chọn đầu tư cổ phiếu tối ưu nhất cho họ. Các nhà đầu tư cũng sử dụng vốn hoá thị trường để xác định quy mô của công ty. Không bao gồm số liệu về doanh số hoặc tổng tài sản. 

Giá trị của vốn hoá thị trường là gì?

Giá trị của vốn hoá thị trường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá thị trường của cổ phiếu. Giá trị của vốn hoá không cố định mà có thể có những biến động nhất định theo từng thời điểm. Chúng phụ thuộc vào yếu tố cung cầu, lãi suất, lạm phát,…không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị thực sự hay hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Rất nhiều người chưa hiểu rõ dẫn đến nhầm lẫn về hai khái niệm này. Trên thực tế, vốn hóa thị trường chỉ là chỉ số mô tả về quy mô của một công ty, không phải chỉ số tính giá trị thực sự của công ty.

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về về vốn hoá thị trường

Ví dụ để hình dung rõ hơn về vốn hoá thị trường: Công ty A có 1.000 cổ phiếu, vào ngày 1/8 giá cổ phiếu công ty là 50.000 VND/ cổ phiếu và VH của công ty đó là 50 tỷ VND. Tuy nhiên, vào ngày 1/09 cổ phiếu công ty là 45.000 VND/ cổ phiếu. Vậy VH của công ty cũng thay đổi từ 50 tỷ VND xuống còn 45 tỷ VNĐ.

Theo thống kê của các chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới, trong top 7 công ty có vốn hoá cao nhất có đến 5 cong ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ như: Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon và Meta (công ty mẹ Facebook). Điều này chứng minh được vị thế ngày càng vững chắc theo xu hướng phát triển của các hãng công nghệ.

Công thức tính vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hoá thị trường được tính bằng công thức đơn giản như sau:

Vốn hóa thị trường = Giá trị cổ phiếu hiện tại x Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Từ công thức có thể thấy, giá trị vốn hóa thị trường phụ thuộc trực tiếp vào giá cổ phiếu của công ty. Giá trị này không cố định mà biến đổi theo từng ngày giao dịch. Vốn hoá thị trường tăng lên khi giá cổ phiếu tăng và ngược lại, giá cổ phiếu giảm thì vốn hoá thị trường cũng giảm theo.

Phân loại vốn hóa thị trường

Các công ty niêm yết được phân thành các loại theo giá trị vốn hóa thị trường. Việc phân loại này giúp nhà đầu tư chọn đúng cổ phiếu cho mục tiêu đầu tư và lường trước khả năng chấp nhận rủi ro của mình. 

Vốn hoá thị trường tại Việt Nam hiện nay được chia thành 4 nhóm cơ bản như sau:

Nhóm Tên khác VHTT (Tỷ VND)
Vốn hóa lớn Largecap >10.000
Vốn hóa vừa Midcap >=1. 000 và <=10.000
Vốn hóa nhỏ Smallcap >=100  và <1.000
Vốn hóa siêu nhỏ Microcap <100

Largecap: Vốn hóa lớn 

Nhóm những doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn (Largecap) còn được gọi là nhóm trụ hoặc Blue chip của thị trường chứng khoán. Đây là top những doanh nghiệp hàng đầu trong một lĩnh vực nhất định. Với giá cổ phiếu cao và số lượng lớn trên thị trường.

Họ có nội tại tốt, với đội ngũ quản lý uy tín, xếp hạng tín nhiệm cao và lịch sử lợi nhuận lâu dài. Thương hiệu của họ đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Trên thế giới có thể kể đến những “ông lớn” như:  Apple, Microsoft, Amazon, Google, Facebook hay Audi, BMW, Mercedes,...Tại Việt Nam có thể kể đến như Vingroup, Vinamilk, PNJ,...

Midcap: Vốn hóa vừa

Nhóm vốn hóa vừa là những công ty hoạt động ở tầm trung. Cổ phiếu của họ ở vị trí vừa phải trong mối quan tâm của các nhà đầu tư. Nhóm cổ phiếu này có chút rủi ro hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhưng vẫn nằm trong ngưỡng an toàn.  

Vốn hoá vừa có thể biến động nhiều hơn so với các cổ phiếu vốn hóa lớn. Tuy nhiên cũng có thể có nhiều tiềm năng tăng giá hơn, vì nhiều doanh nghiệp vẫn đang trên đà phát triển.

Những lợi ích bạn có thể đạt được khi đầu tư vào công ty vốn hóa trung bình:

  • Hoạt về mặt tài chính được đánh giá tương đối tốt
  • Nhiều công ty vốn hóa tầm trung thường tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Họ đã hoạt động đủ lâu để tạo nên một thị trường ngách trong thị trường mục tiêu của họ.

Smallcap: Vốn hóa nhỏ

Nhóm doanh nghiệp có vốn hoá thị trường nhỏ (smallcap) tập trung những công ty có quy mô nhỏ. Giá cổ phiếu thấp hoặc chiếm số lượng cổ phiếu ít trên thị trường. Những doanh nghiệp này thường hoạt động trong môi trường quá cạnh tranh, không có biên lợi nhuận tốt hoặc thị trường bỏ quên. Các nhà đầu tư đa phần đánh giá thấp các cổ phiếu này do tính rủi ro khá lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là cơ hội tăng trưởng đáng kể cho các nhà đầu tư dài hạn. Những người có thể chịu được những biến động giá cổ phiếu không ổn định trong ngắn hạn thường chọn cách đầu cơ lướt sóng kiếm lợi nhuận từ đây.

Microcap: Vốn hóa siêu nhỏ 

Vốn hoá siêu nhỏ (tiếng Anh: Microcap) thường có giá ở mức cực kỳ rẻ. Chính vì thế chúng được các nhà đầu tư ví là cổ phiếu "trà đá", (giá rẻ tương đương cốc trà đá). Hầu hết những doanh nghiệp trong nhóm này có hiệu quả hoạt động kinh doanh rất thấp, hoặc đang bước vào chu kỳ suy thoái. Cổ phiếu các công ty này có tính rủi ro rất cao và có rất ít số liệu để đánh giá.

Ý nghĩa của vốn hóa thị trường là gì?

Vốn hóa thị trường là một trong những tiêu chí rất quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp. Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì giá trị vốn hóa thị trường là điều họ quan tâm hàng đầu. Giá trị này vừa thể hiện được quy mô hoạt động thông qua số lượng cổ phiếu lưu hành, vừa biểu hiện tiềm năng tăng trưởng và vị thế của doanh nghiệp thông qua thị giá cổ phiếu. 

Vốn hoá thị trường là gì? Những lưu ý về về vốn hoá thị trường

Vốn hóa thị trường thông thường sẽ tỉ lệ thuận với độ tin cậy, uy tín đồng thời tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của mỗi doanh nghiệp bất kỳ. Đây là yếu tố giúp nhà đầu tư có thêm thông tin để lựa chọn cổ phiếu của các doanh nghiệp có mức vốn hóa khác nhau. Hướng tới mục tiêu đa dạng hóa danh mục đầu tư. Phần nào đó phân được tán rủi ro và tối ưu khoản lợi nhuận thu về. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn cũng là ngưỡng hạn chế một phần rủi ro thanh khoản của cổ phiếu đang lưu hành. 

Những nhân tố tác động đến vốn hóa thị trường

Từ công thức tính có thể nhận thấy, vốn hoá thị trường chịu tác động bởi hai yếu tố chính là: Số lượng cổ phiếu đang lưu hành và Thị giá của cổ phiếu đó. 

Khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp có biến động. Dù theo hướng tăng lên hay giảm xuống cũng sẽ có tác động khiến thị trường của doanh nghiệp thay đổi theo. Trường hợp giá cổ phiếu là không đổi, nếu doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thì vốn hóa sẽ tăng lên và ngược lại, nếu công ty mua lại cổ phiếu thì vốn hóa sẽ giảm đi.

Cần lưu ý rằng giá trị vốn hóa thị trường sẽ không bị tác động từ việc chia tách cổ phiếu. Khi một cổ phiếu được chia tách, số lượng cổ phiếu tăng lên và thị giá của nó sẽ giảm theo tỷ lệ tương ứng. Do đó, vốn hóa không đổi mà vẫn giữ nguyên giá trị.

Những lưu ý về vốn hoá thị trường khi quyết định đầu tư

Rất nhiều nhà đầu tư chưa hiểu rõ về vốn hoá thị trường, dẫn đến đưa ra nhiều quyết định sai lầm. Trên thực tế, vốn hóa thị trường chỉ cho bạn biết một phần của câu chuyện. 

  • Đừng nhầm lẫn vốn hoá thị trường và giá trị của doanh nghiệp. Tính toán giá trị thực tế của doanh nghiệp phức tạp hơn nhiều so với vốn hoá thị trường. Vốn hóa thị trường chỉ phản ánh những gì chúng ta trả ở thời điểm hiện tại để sở hữu một phần của doanh nghiệp. Ngoài giá trị vốn hóa, các nhà đầu tư nên tìm hiểu thêm các thông tin khác về doanh nghiệp để từ đó đưa ra những nhận xét và quyết định trong đầu tư chính xác hơn.
  • Phương pháp phân tích kỹ thuật nên hạn chế áp dụng với những công ty có vốn hóa quá nhỏ. Đặc biệt những doanh nghiệp có tính đầu cơ và thiếu sự minh bạch trong việc công bố thông tin trong nội dung báo cáo tài chính. 
  • Khi so sánh các doanh nghiệp, nếu các yếu tố khác là như nhau thì nên ưu tiên chọn công ty có vốn hóa cao. Điều này đảm bảo cho thương vụ đầu tư của bạn có độ uy tín và an toàn nhiều hơn.
  • Nếu bạn có mức vốn nhỏ hơn thì nên lựa chọn các doanh nghiệp có vốn hóa vừa (Midcap) để có thể đem lại lợi nhuận tương đương.  

Tạm kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về vốn hóa thị trường, nhà đầu tư cần phải hiểu rõ giá trị vốn hóa là gì. Đây sẽ là nhân tố quan trọng giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư của bạn chính xác và đạt hiệu quả tối ưu.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

NPV là gì? Công thức tính và những ý nghĩa của NPV

Open post
NPV là gì? Công thức tính và những ý nghĩa của NPV

NPV là gì? Công thức tính và những ý nghĩa của NPV

NPV là gì? Công thức tính và những ý nghĩa của NPV

NPV là một trong những chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng để xác định tính khả thi của dự án. Góp phần tác động đến quyết định có nên đầu tư hay không. Vậy NPV là gì? Chỉ số này được tính theo công thức nào? NPV có ý nghĩa như thế nào trong đánh giá sự thành công của một dự án? Cùng Jenfi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

NPV là gì

NPV là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Net Present Value, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là Giá trị hiện tại ròng. NPV là thuật ngữ rất quen thuộc trong việc lập ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư, nhất là với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. 

NPV là gì? Công thức tính và những ý nghĩa của NPV

Mọi dự án đầu tư đều bao gồm 2 dòng tiền: Dòng tiền ra và dòng tiền vào. Để đánh giá khả năng thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, nhà đầu tư tổng hợp các dòng tiền. Mỗi dòng tiền có giá trị nhất định tại mỗi thời điểm và chúng cần được chiết khấu về một điểm thời gian chung. 

NPV hiểu một cách đơn giản là sự chênh lệch giữa tổng khoản thu của dự án với tổng chi phí cho dự án, được tính vào một thời điểm nhất định. Từ đó phân tích và đưa ra những nhận định về khả năng sinh lời của một khoản đầu tư hoặc dự án dự kiến.

Công thức tính NPV

NPV được tính theo công thức như sau:

NPV = ⨊(P/ (1+i)t ) – C

Trong đó:

  • P là dòng tiền thu vào tại một thời điểm nhất định. 
  • i là tỷ lệ chiết khấu, còn có tên gọi khác là mức tỷ lệ hoàn vốn. 
  • t (thường được tính bằng năm) là thời gian để tính toán dòng tiền của dự án
  • C là những khoản chi phí đầu tư ban đầu cho dự án. 

Công thức khác tính NPV

Ngoài ra, NPV còn được tính bằng phương pháp rất phổ biến với hàm Excel như sau: Hàm NPV được tính trong Excel: “=NPV(rate,value1,[value2],…)+value0”

Các giá trị trong hàm bao gồm:

  • Rate: Lãi suất chiết khấu, tính theo %
  • Value0: Chi phí vốn ban đầu
  • Value1, 2, 3 là dòng tiền mỗi năm 1, 2, 3… (VD: 200 triệu đồng mỗi năm).

Lưu ý, tùy theo thiết lập trên máy cá nhân của bạn để tùy biến dấu trong công thức là dấu “phẩy” hoặc dấu “chấm”

Ý nghĩa của NPV

Đánh giá được tính khả thi của dự án

Kết quả của công thức tính NPV sẽ trả về 3 giá trị khác nhau, tương ứng với số âm, số dương hoặc bằng 0. Cùng với những giá trị đó, NPV mang đến cho các nhà đầu tư những thông điệp để đánh giá tính khả thi của dự án.

  • Trường hợp chỉ số NPV > 0:

Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy dự án có tính khả thi. Dự án hoặc khoản đầu tư sắp tới đang phát sinh lợi nhuận và mức lợi nhuận đó cao hơn so với chi phí đầu tư ban đầu. Dự án có khả năng thành công khá cao.

  • Trường hợp chỉ số NPV = 0:

Trong trường hợp này, dự án hoặc khoản đầu tư của bạn dừng ở mức hòa vốn. Tức là không phát sinh ra lãi nhưng cũng không đến mức chịu lỗ. Đây cũng là tín hiệu cảnh báo các nhà đầu tư cần xem xét lại kế hoạch đầu tư của mình. Đảm bảo chất lượng để có thể sinh lời trong thời gian nhất định.

  • Trường hợp chỉ số NPV < 0:

Ngược lại với hai trường hợp trên, đây là con số cho thấy tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng thu về sẽ nhỏ hơn tỷ lệ chiết khấu. Không có phát sinh bất kỳ khoản lãi nào như kỳ vọng. Trong một số trường hợp, điều này không đồng nghĩa với dự án thua lỗ. Thực tế thì nó vẫn có thể tạo ra thu nhập ròng hay lợi nhuận kế toán, chỉ là không tạo ra giá trị thặng dư.

Thông thường, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn tính toán NPV trong việc lập ngân sách vốn và kế hoạch đầu tư. Qua đó, họ có thể nắm bắt được khả năng sinh lời của khoản đầu tư và quyết định có nên thực hiện nó hay không. Về lý thuyết, nhà đầu tư nên thực hiện bất kỳ khoản đầu tư nào có NPV dương và từ chối bất kỳ thương vụ nào có NPV âm.

Việc theo dõi biến động tăng, giảm của chỉ số NPV sẽ giúp nhà đầu tư kiểm soát được quá trình. Từ đó củng cố thêm thông tin để đưa ra quyết định có rót vốn vào dự án hay không, nhằm mang về lợi nhuận cao nhất có thể. 

Những ưu điểm và hạn chế của chỉ số NPV

NPV là gì? Công thức tính và những ý nghĩa của NPV

Ưu điểm

NPV mang đến những ưu điểm nổi bật như sau:

    • Dễ sử dụng: NPV là một công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, chỉ số này cũng còn một số hạn chế nhất định. 
    • Dễ so sánh: Nhà đầu tư có thể sử dụng NPV để so sánh các khoản đầu tư tiềm năng. Miễn là các phương án được tính tại cùng một thời điểm. Từ đó hỗ trợ nhà đầu tư trong việc so sánh tính khả thi của nhiều dự án khác nhau.  Lúc này nhà đầu tư chỉ cần chọn phương án có NPV cao nhất nhằm thu về mức lợi ích cao nhất.
    • Có thể tùy chỉnh: NPV có thể được tùy chỉnh dựa vào mục đích sử dụng cũng như nhu cầu tài chính cụ thể của từng dự án. Nếu trường hợp dự án có thêm rủi ro, bạn có thể giảm tỷ lệ chiết khấu để dễ dàng so sánh và đánh giá hơn.
    • Công cụ toàn diện: Giá trị hiện tại ròng xem xét tất cả các dòng tiền vào, dòng tiền ra, khoảng thời gian và rủi ro liên quan. NPV được đánh giá là một công cụ toàn diện, bao gồm nhiều khía cạnh của khoản đầu tư.
  • Giá trị đầu tư: NPV không chỉ cho biết liệu một dự án có sinh lời hay không, mà còn cho biết giá trị của tổng lợi nhuận. Hỗ trợ định lượng lãi hoặc lỗ từ khoản đầu tư.

Nhược điểm

NPV là một công cụ được sử dụng phổ biến để đánh giá tính khả thi của dự án. Tuy nhiên, chỉ số này cũng còn một số hạn chế nhất định mà các nhà đầu tư cần nắm rõ.

  • Khó ước tính chính xác:

NPV đòi hỏi những số liệu chính xác như: Tỷ lệ chiết khấu, quy mô và thời điểm xuất hiện của mỗi dòng tiền. Điều này thông thường sẽ rất khó để xác định. Con số được tính toán chỉ là sự ước tính. NPV không cố định và hoàn toàn có thể tác động để điều chỉnh giá trị. 

  • Không tính đến chi phí cơ hội:

NPV chỉ hữu ích khi so sánh các dự án tại cùng một thời điểm. Điều này vô tình lại bỏ qua chi phí cơ hội. Nhà đầu tư có thể bỏ qua tất cả các lựa chọn vì họ nghĩ rằng một lựa chọn khác tốt hơn có thể xuất hiện trong tương lai. Ngoài ra, cần lưu ý NPV sẽ không cho biết được khả năng sinh lời dựa theo tỷ lệ phần trăm.

  • Khó để đánh giá tổng thể:

Một vấn đề khác khi dựa vào NPV là nó không cung cấp một bức tranh tổng thể về lợi ích hay mất mát khi thực hiện một dự án nhất định. Cần bổ sung thêm những chỉ số như: IRR (Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ) để bổ trợ thêm cho NPV.

  • Không tính đến quy mô của dự án:

NPV chỉ  giải thích sơ lược tính khả thi của dự án, không đi vào chi tiết. Các chuyên gia tài chính cần nhiều thông tin hơn để phân tích. 

  • Tỷ lệ chiết khấu:

Hạn chế chính của NPV là tỷ suất sinh lợi phải được xác định. Nếu tỷ suất lợi nhuận cao hơn được giả định, nó có thể cho thấy NPV âm giả, còn nếu tỷ suất lợi nhuận thấp hơn được giả định, nó sẽ cho thấy khả năng sinh lời sai của dự án và do đó dẫn đến việc đưa ra quyết định sai.

  • Các dự án khác nhau không thể so sánh được:

NPV không thể được sử dụng để so sánh hai dự án không cùng kỳ về thời gian hoặc rủi ro liên quan đến các dự án.

  • Nhiều giả định:

NPV đưa ra nhiều giả định về dòng tiền vào, dòng tiền ra. Trong khi các yếu tố có nhiều biến động. Điều này dẫn đến những giả thuyết không cần thiết và gây loãng thông tin.

Để đánh giá tính khả thi của một dự án cần phân tích rất nhiều yếu tố. NPV là một trong số những chỉ số hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm được mức độ thu lợi nhuận tiềm năng hơn. Tuy nhiên, cần kết hợp với nhiều phương pháp khác để có thể đưa đến một quyết định chính xác nhất nhé.

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Open post
Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Hàng hóa thứ cấp là một trong những thuật ngữ kinh tế với nhiều đặc điểm nhất định. Trong bài viết này, Jenfi sẽ cùng bạn tìm hiểu hàng hóa thứ cấp là gì? Sự khác nhau giữa hàng hóa thứ cấp và hàng hoá thông thường? Từ đó giúp bạn chủ động hơn trong những kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.

1. Hàng hóa thứ cấp

Định nghĩa

Hàng hóa thứ cấp là một thuật ngữ thường dùng trong kinh tế, tiếng Anh là: Inferior Good. Hàng hóa thứ cấp là những loại hàng hoá có nhu cầu giảm xuống khi mặt bằng thu nhập chung của người dùng tăng lên. Thay thế vào đó là nhiều sản phẩm hàng hoá đắt tiền hơn. Đây là điều tất yếu khi thu nhập của người dùng tăng lên và các yếu tố khác không đổi. Họ sẽ yêu thích những sản phẩm có giá trị cao hơn để xứng đáng với thu nhập của mình. 

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Thuật ngữ hàng hóa thứ cấp đề cập đến khả năng chi trả của người dùng nhiều hơn chất lượng của sản phẩm. Đồng nghĩa với việc nhu cầu với hàng hóa thứ cấp sẽ tăng khi thu nhập giảm hoặc nền kinh tế bị thu hẹp. Lúc này hàng hóa thứ cấp lại trở thành một sự thay thế hợp lý hơn so với những món hàng hóa đắt tiền hơn. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của người tiêu dùng hoặc do chất lượng cuộc sống được cải thiện khi người dân có mức thu nhập cao hơn.

Đặc điểm chung của hàng hoá thứ cấp

Hàng hóa thứ cấp có đặc điểm chung là chất lượng thấp hơn hàng hóa có các lựa chọn thay thế. Nhưng vẫn đáp ứng được chất lượng cho những người có ngân sách thấp hơn. Hành vi tiêu dùng hàng hóa thứ cấp thường phổ biến ở  những người thuộc các tầng lớp kinh tế – xã hội thấp hơn. Trên thực tế, một số hàng thứ cấp có thể là sản phẩm có chất lượng tốt nhưng lại xuất hiện hàng thay thế với giá cả cao hơn. Người tiêu dùng thích hàng hóa chất lượng cao hơn đơn giản vì chất lượng cuộc sống tăng lên. Họ sẵn sàng chi trả cho mức giá cao hơn khi có thay đổi về thu nhập.

Ví dụ về hàng hóa thứ cấp

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với nhóm hàng hóa thứ cấp hàng ngày. Chúng có thể là những món đồ ăn bình dân như bánh mì, mì tôm, đồ hộp,...Với mức thu nhập trung bình, những sản phẩm này là xu hướng mua tất yếu. Tuy nhiên, khi nền thu nhập chung tăng lên, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang những món đồ đắt tiền hơn. Lúc này, mì tôm, đồ hộp, bánh mì,...trở thành hàng hoá thứ cấp.

Đồ điện tử hay thời trang cũng nhanh có xu hướng chuyển đổi từ hàng hoá thông thường sang hàng hóa thứ cấp. Ví dụ với mức thu nhập trung bình, người dùng sẽ lựa chọn những chiếc điện thoại tầm trung với chức năng cơ bản. Và khi thu nhập cao hơn, họ sẽ hướng tới những món đồ thể hiện mình nhiều hơn. Điện thoại thông minh đời mới nhất, những bộ trang phục với chất liệu tốt và nhà thiết kế có thương hiệu,...lúc này sẽ được ưa thích nhiều hơn. 

Nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng với hàng hóa thứ cấp

Nhu cầu đối với từng loại hàng hóa nhất định phụ thuộc vào hành vi và nhu cầu của người dùng. Nhu cầu đối với hàng hóa thứ cấp tăng lên khi có thay đổi về tình trạng kinh tế xã hội.

Khi nền kinh tế suy thoái khiến thu nhập giảm ở mặt bằng chung. Nhu cầu về hàng hóa thứ cấp tăng cao và các siêu thị có thể sẽ bán được nhiều hàng hóa loại này hơn do giá thành rẻ. Ngược lại, thu nhập tăng có thể sẽ dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa thứ cấp và các công ty sẽ đẩy mạnh cung cấp các loại hàng hóa thay thế có chất lượng và giá thành cao hơn.

Trong một số trường hợp, cũng có những nhóm người tiêu dùng không thay đổi hành vi mua hàng mặc dù họ có thay đổi về thu nhập. Lúc này hành vi của họ không bị chi phối bởi kinh tế mà có thể phụ thuộc vào sở thích.

2. Hàng hóa thông thường

Định nghĩa

Hàng hóa thông thường (tiếng Anh: Normal Good) còn được biết đến với tên gọi là hàng hoá cần thiết. Đây là những loại hàng hóa có nhu cầu tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên. Thuật ngữ hàng hóa thông thường không đề cập đến chất lượng sản phẩm mà để chỉ mức độ đối với nhu cầu hàng. Khi có sự thay đổi về thu nhập, nhu cầu với các mặt hàng hoá cũng có thay đổi nhất định. Thu nhập tăng thì nhu cầu đối với hàng hóa thông thường sẽ tăng và ngược lại.

Hàng hóa thứ cấp là gì? Khác gì với hàng hoá thông thường?

Ví dụ về hàng hoá thông thường

Hầu hết chúng ta đều đã từng tiếp cận đến những mặt hàng hoá thông thường. Một số ví dụ điển hình về hàng hóa thông thường có thể kể đến như sau:

  • Đồ công nghệ: Khi thu nhập tăng lên, mọi người có xu hướng đầu tư cho mình những món đồ công nghệ xa xỉ như điện thoại, laptop, máy tính bảng,...
  • Quần áo: Với mức thu nhập trung bình, người tiêu dùng hài lòng với các sản phẩm bình dân hoặc local brand. Tuy nhiên, khi thu nhập tăng, mọi người sẽ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn tại các cửa hàng quần áo sang trọng. 
  • Đồ ăn: Nhóm người có thu nhập cao thường rất chú trọng đến cuộc sống lành mạnh. Họ có xu hướng đầu tư rất nhiều cho những bữa ăn hữu cơ với nguyên liệu tươi sạch hàng đầu. Khi thu nhập giảm, mọi người sẽ quay lại với thực phẩm vô cơ có giá thấp hơn như thông thường. Tương tự với những nhà hàng cao cấp và nhà hàng bình dân. Nguồn tài chính nhiều hơn cho phép người tiêu dùng được yêu cầu bữa ăn chất lượng cao hơn. Khi thu nhập ngày càng giảm, người tiêu dùng quay trở lại các hàng nhỏ hoặc các bữa ăn tự nấu.
  • Phương tiện đi lại: Người tiêu dùng cảm thấy thỏa mãn với những dịch vụ vận chuyển phổ thông như xe máy, bus vì mức giá ưu đãi. Tuy nhiên, khi thu nhập tăng lên họ sẽ có nhu cầu thay đổi sang những phương tiện hiện đại và tiện ích hơn như Taxi, ô tô cá nhân, máy bay,...

Nhu cầu và hành vi của người tiêu dùng với hàng hóa thông thường 

Tương tự như hàng hóa thứ cấp, nhu cầu đối với những loại hàng hoá thông thường được xác định dựa trên hành vi của người tiêu dùng. Điều này chịu tác động chủ yếu đến từ thay đổi về thu nhập. Khi thu nhập tăng lên, người tiêu dùng có thể đủ khả năng mua những hàng hóa mà trước đây họ chưa thể chi trả trước đó. Họ có cơ hội trải nghiệm những hàng hoá có giá trị kinh tế cũng như chất lượng sản phẩm cao hơn. 

3. Phân biệt hàng hóa thông thường với hàng hóa thứ cấp

Hàng hóa thứ cấp và hàng hoá thông thường là hai khái niệm đối lập nhau. Thứ này chỉ xuất hiện khi thứ kia biến mất và ngược lại. Chúng có quan hệ nghịch biến giữa cầu và thu nhập của người tiêu dùng. Cầu hàng hóa thông thường sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên hoặc nền kinh tế phát triển. Trong khi đó, cầu hàng hóa thứ cấp sẽ tăng lên khi tài chính của người tiêu dùng có biến động theo chiều hướng giảm.

Tuy nhiên, việc phân loại hàng hóa thông thường và thứ cấp không đồng nhất giữa các quốc gia và có khác biệt ở những khu vực địa lý khác nhau. Điều này chịu tác động từ một số yếu tố nhất định ảnh hưởng đến việc phân loại. Ví dụ như: Sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng tiêu dùng, quan niệm hàng hoá,...Một hàng hóa được coi là thông thường ở quốc gia này nhưng khi chuyển đến một quốc gia khác chúng lại được xếp vào là hàng hóa thứ cấp. 

Ví dụ với ngành du lịch đường sắt. Với một số quốc gia, ngành vận tải đường sắt được coi là hàng hóa thông thường, thậm chí có phần hơi xa xỉ vì nó là phương tiện di chuyển nhanh nhất. Tuy nhiên, với những quốc gia có tốc độ khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc thì vận tải đường sắt lại được xếp vào là loại phương tiện thứ cấp hơn. Chúng không thể so sánh với những phương tiện khác như máy bay, phi cơ,...về tốc độ và giá cả.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Tự Do Tài Chính: Mở Khóa Những Bí Mật Để Đạt Được Tự Do Tài Chính

Open post
Tự Do Tài Chính | Jenfi Capital

Tự Do Tài Chính: Mở Khóa Những Bí Mật Để Đạt Được Tự Do Tài Chính

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Cập nhật: 2023

Tự do tài chính là khả năng sống cuộc sống theo ý mình, không phải lo lắng về tiền bạc. Khi đó, bạn đã để dành đủ tiền để trang trải cho các nhu cầu của bản thân trong hiện tại và cả tương lai.  Để đạt được tự do tài chính, bạn cần hiểu những kiến thức cơ bản về lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư và các chiến lược khác có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình. 

Trong bài này, cùng Jenfi Capital khám phá các chiến lược và kỹ thuật để mở khóa những bí mật dẫn đến tự do tài chính.

Tự do tài chính là gì?

Định nghĩa tự do tài chính

Tự do tài chính là được nắm quyền làm chủ tài chính của bản thân. Đây là trạng thái mà bạn thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc. Có đủ nguồn tiền để thoải mái chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày và những hoạt động dành cho giải trí, sở thích cá nhân mà không bị chi phối bởi tiền. Bởi vì, bạn có đủ tiền để trang trải cuộc sống thoải mái trong dài hạn và có thể đưa ra những quyết định mà không phải đắn đo về tài chính.

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Tài chính luôn đóng vai trò trong cuộc sống. Bạn trở nên tự do khi tiền bạc không phải là yếu tố thống trị ảnh hưởng đến quyết định của bạn. 

Muốn đạt được tự do tài chính, điều tiên quyết bạn cần có là nguồn thu phải lớn hơn khoản chi. Một người thiếu tiền sẽ suốt ngày luôn canh cánh nỗi lo cơm áo gạo tiền, hoá đơn cần thanh toán hay các khoản nợ,...Nếu bạn nhận lương vào đầu tháng, thanh toán các khoản nợ và chi tiêu trong khoảng nửa tháng rồi đến cuối tháng phải chi li từng chút một thì bạn chưa đạt đến tự do tài chính. Nếu bạn không thể chi tiêu theo sở thích cá nhân mà luôn cân đo từng chút thì bạn cũng chưa có tự do tài chính.

Tự do tài chính không đồng nghĩa với việc phải thật giàu có.

Điểm mấu chốt là cách quản lý tài chính sẽ phản ánh sự tự do của mỗi cá nhân. Mỗi người có ngưỡng “đủ” của riêng mình. Nếu bạn có thu nhập cao nhưng tổng chi vượt quá tổng thu thì bạn cũng không tự do tài chính hơn những người có mức lương thấp hơn. Hãy theo đuổi sự giàu có nhưng cũng cần bảo đảm cho mình sự bình yên về tâm hồn - điều bạn sẽ tự động có được khi đạt tự do tài chính.

Tự do về tài chính cũng không phụ thuộc vào độ tuổi, nhan sắc hay trí thông minh mà phụ thuộc vào năng lực làm chủ và kiểm soát sức khỏe tài chính của bạn. Nói cách khác, nó là trạng thái "đủ" về tiền bạc để bạn có một cuộc sống thoải mái nhất có thể.

Tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?

Không có một con số cụ thể nào cho ngưỡng tự do tài chính. Bạn có thể có nhu cầu dùng điện thoại đời mới nhất. Nhưng cũng có người chỉ cần điện thoại nghe gọi, lướt web được là đủ. Nhìn chung, bạn được coi là đạt tự do tài chính khi có thể tự do sống theo ý của mình, mà không cần lo nghĩ tới khía cạnh về tiền.

Tỷ phú Sabatier, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Financial Freedom” từng đưa ra nhận định mức 1 triệu USD (khoảng hơn 23 tỷ đồng tiền Việt) là khoản chi phí để một người đạt đến trạng thái tự do tài chính. Bạn có thể đáp ứng mọi nhu cầu cơ bản của cuộc sống và đưa ra những quyết định tài chính với số tiền này mà không phụ thuộc vào bất kỳ điều gì. Đơn giản hơn, chỉ cần gửi ngân hàng và hưởng lãi suất hàng năm cũng đủ giúp bạn có cuộc sống tương đối đầy đủ.

Còn tại Việt Nam, các chuyên gia tài chính từng đưa ra con số dự đoán giúp một cá nhân đạt được mức tài chính là khoảng từ 800 triệu đồng.

Một con số ít hơn rất nhiều so với 1 triệu USD. Điều này dựa vào chênh lệch về môi trường sống, giá cả thị trường,...

Một trong những quy tắc nổi tiếng trên thế giới giúp bạn biết được mình đã đạt tới tự do tài chính hay chưa đó chính là quy tắc 4%. Theo đó, bạn sẽ đạt tự do tài chính khi sở hữu một khoản tiền bằng 25 lần tổng chi phí sinh hoạt trong 1 năm của mình.

Nhìn chung, sẽ không có một con số cụ thể nào để làm mốc chung đánh giá sự tự do tài chính của tất cả mọi người. 

Không có con số cụ thể nào là mốc chung về tự do tài chính. Bởi nhu cầu của mỗi cá nhân là hoàn toàn khác nhau. Điều bạn cần là xác định được nhu cầu của bản thân để lên kế hoạch tài chính cá nhân, tính toán nguồn thu, khoản tiền tiết kiệm cần có đủ để cuộc sống thoải mái nhất có thể.

Lợi ích của Tự do Tài chính

Tự do tài chính cho phép bạn có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cuộc sống của mình và đưa ra các quyết định có lợi cho bản thân về lâu dài. Nhờ tài chính cũng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn, vì bạn không cần phải lo lắng về gánh nặng nợ nần hay thiếu tiền để chinh phục ước mơ. Ngoài ra, tự do tài chính có thể giúp bạn chuẩn bị cho việc nghỉ hưu, đầu tư cho tương lai của bản thân và cho những người thân yêu của bạn. Tự do tài chính cũng có thể mang lại cho bạn sự an tâm khi biết rằng bạn đang kiểm soát tài chính và tương lai của chính mình.

Nguyên tắc để tự do tài chính

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Để có thể mạnh mẽ gạt áp lực kiếm tiền sang một bên. Có một số nguyên tắc để đạt được tự do tài chính chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn như sau:

Tăng nguồn thu nhập

Nguyên tắc cơ bản của tự do tài chính chính là “Thu nhập luôn phải lớn hơn chia tiêu” một cách đáng kể. Nguồn thu càng lớn thì số tiền dư mỗi tháng càng nhiều, khoảng cách đến tự do tài chính càng được rút ngắn.
Hãy cố gắng tăng nguồn thu của bạn bằng nhiều cách để phá bỏ giới hạn các hoạt động chi tiêu của bạn. Đừng chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu cố định duy nhất. Hầu hết nguồn thu của những người giàu trên toàn thế giới không chỉ đến từ một nguồn. Họ đa dạng nguồn thu không chỉ từ một nguồn duy nhất. Họ tạo ra rất nhiều những nguồn thu nhập thụ động và chúng sinh lời ngay cả khi họ không cần bỏ quá nhiều thời gian hay công sức. Áp lực trong trường hợp nguồn thu chủ động có vấn đề nhờ đó được giảm đi rất nhiều.

Tích lũy tiền bạc

Tiết kiệm và tích lũy là nền tảng cốt lõi trong nguyên tắc làm chủ tài chính cá nhân. Tích luỹ giúp cho bạn có một khoản tài chính phòng trong những trường hợp khẩn cấp. Bạn sẽ không bị động mà đây sẽ là khoản chi phí đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong những trường hợp phát sinh của bạn.

Giảm nhu cầu vật chất

Như đã nhắc đến ở trên, nhu cầu vật chất của mỗi người hoàn toàn khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về tự do tài chính. Nhiều người chi tiêu quá mức cần thiết dẫn đến thiếu tiền, vay nợ hay bù trước hụt sau để bù lại những khoản chi phí thâm hụt.

Khi không có kế hoạch quản lý tài chính cụ thể kèm theo nhu cầu vật chất vượt quá thu nhập. Bạn sẽ nhanh chóng bị tài chính chi phối và con đường đến tự do tài chính vì thế cũng ngày càng xa vời hơn.

Các bước để đạt được tự do tài chính

Các bước để đạt được tự do tài chính tùy thuộc vào hoàn cảnh và mục tiêu cá nhân của bạn, nhưng có một lộ trình chung có thể giúp bạn đạt được tự do tài chính:

  • Tạo ngân sách và theo dõi chi tiêu.
  • Trả hết mọi khoản nợ.
  • Tăng thu nhập với công việc phụ hoặc công việc thứ hai.
  • Bắt đầu đầu tư và xây dựng sự giàu có.
  • Bảo vệ tài chính của bạn bằng bảo hiểm, quỹ khẩn cấp và di chúc.
  • Tạo ra nhiều dòng thu nhập.
  • Sống dưới khả năng kiếm tiền của bạn và tiết kiệm cho tương lai.
  • Giáo dục bản thân về tiền bạc và đầu tư.
  • Tự động hóa tài chính của bạn.

7 Cấp độ tự do tài chính

7 cấp độ tự do tài chính: Làm sao để chạm tới tự do tài chính?

Cấp độ 1: Sự rõ ràng

Bước đầu tiên trên hành trình tự do tài chính là chủ động kiểm tra tình hình tài chính của bản thân. Bạn cần hiểu rõ mình đang có bao nhiêu tiền? Bạn đang nợ bao nhiêu? Mục tiêu cho những dự định sắp tới là gì? 

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng giúp bạn theo dõi các khoản thu chi của mình và đưa ra số liệu tổng kết chính xác theo từng khoảng thời gian. Chúng sẽ giúp bạn nắm được mình đang chi quá nhiều cho những khoản nào. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hướng tới mục tiêu đã đề ra.

Cấp độ 2: Sự tự lập

Độc lập tài chính là khi bạn chủ động với những khoản thu chi của mình. Không sử dụng bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài, bao gồm cả các khoản trợ cấp của bố mẹ. Ở cấp độ này, bạn sẽ phải tự mình trang trải cuộc sống và chủ động cân đối mọi khoản thu chi.

Cấp độ 3: Sự thảnh thơi

Vượt qua cấp độ 2, nhóm người ở cấp độ 3 là những người có một khoản tài chính dư dả nhất định. Họ có thể dễ thở hơn một chút với khoản tiền dư dả sau khi đã cân đối xong các khoản chi phí sinh hoạt hàng tháng. Cuộc sống sẽ thảnh thơi hơn rất nhiều nếu bạn có tài chính dư dả để dành cho tiết kiệm hay phục vụ sở thích cá nhân.
Cần lưu ý rằng không phải cứ có mức lương nhiều hơn ở cấp độ 2 mới có thể đạt đến cấp độ 3. Việc bạn kiếm được nhiều tiền không đồng nghĩa với việc bạn đang thực sự tiết kiệm số tiền đó. Có một sự thật khá thú vị là hầu hết mọi người đều sống bằng nợ. Ví dụ như mua một chiếc ô tô và trả góp hàng tháng. 

Cấp độ 4: Sự ổn định

Cấp độ 4 là nhóm những người đạt đến ngưỡng thanh toán được nợ lãi suất cao và tích lũy đủ ít nhất 6 tháng chi phí sinh hoạt dự phòng những trường hợp khẩn cấp. Đồng nghĩa với việc họ có sự ổn định nhất định về tài chính. Không phải lo lắng nếu có biến động bất ngờ như mất việc hay phải di chuyển nơi ở. Cuộc sống của họ tạm thời không bị xáo trộn trong ít nhất 6 tháng.

Sự ổn định đến từ những khoản tiết kiệm dự phòng. Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, khi tính toán số tiền phải tiết kiệm, bạn nên suy nghĩ về bức tranh tài chính khi đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn trước. Sau đó mới dành ưu tiên cho các khoản chi phí sinh hoạt thường ngày.

Cấp độ 5: Sự linh hoạt

Những người đạt đến cấp độ 5 là họ đã tiết kiệm được ít nhất hai năm cho chi phí sinh hoạt. Tất nhiên, không nhất thiết phải là tiền mặt. Đó có thể là tổng số tiền từ các hoạt động đầu tư, tài khoản tiết kiệm, cho vay,...miễn là bạn có thể dễ dàng thu hồi khi cần đến. Những nguồn thu nhập thụ động góp phần rất lớn vào ngân sách dự phòng cho nguồn tài chính ở cấp độ 5. Khi bạn không cần bỏ quá nhiều công sức và thời gian nhưng tài khoản vẫn ngày càng tăng thêm.

Linh hoạt để có thể tự “cởi trói”, ít nhất là tạm thời không đi làm trong một khoảng thời gian nhất định để có thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng sống.

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Một trong những đặc điểm nổi bật của những người độc lập tài chính là họ có thể sống hoàn toàn thoải mái từ thu nhập tạo ra từ các khoản đầu tư. Thông thường họ sẽ sở hữu một trong 2 điều đáng mơ ước như sau: Khoản tiền lớn trong mục đầu tư sinh lời hoặc Tài sản cho thuê. Tất nhiên, cũng có rất nhiều người sở hữu cả 2 thứ. Điều duy nhất họ cần lo lắng là những sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo mọi thứ diễn ra ổn định.

Để có thể đạt được cấp độ  6 - Độc lập tài chính, bạn cần có khoản đầu tư với tỷ lệ cao trong thu nhập của mình. Tích cực tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp bạn từng bước xác định quyền kiểm soát hơn với tương lai và số phận của chính mình. Những người ở cấp độ 6 về tự do tài chính hầu hết đều có suy nghĩ khác với những khuôn mẫu truyền thống về tài chính cá nhân. 

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Những người ở nhóm cấp độ 7 sẽ không cần phải lo lắng về sự thay đổi trong danh mục đầu tư như cấp độ 6. Họ giàu có, không phải lo lắng về tài chính. Tiền bạc lúc này không còn là điều cần bận tâm đến. Tiền không còn là điều kiện cho phép chúng ta mua sắm, mà nó đã trở thành phương tiện giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn về cách bản thân muốn sống

Của cải dồi dào ở cấp độ 7 của tự do tài chính - Họ có nhiều tiền hơn rất nhiều so với những gì họ cần. 

Những người độc lập về tài chính sống thoải mái bằng thu nhập từ danh mục đầu tư của họ. Theo Quy tắc 4% và tương đối chắc chắn rằng tài sản của họ liên tục tục tăng lên và sẽ không cạn kiệt. Nếu có ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài cũng chỉ là một phần nhỏ không đáng kể. Nhóm người ở cấp độ 7, họ có những lựa chọn khôn ngoan hơn, trước hơn hết là tư duy về tiền bạc.

4. Bạn đang ở đâu trong 7 cấp độ tự do tài chính?

Grant Sabatier - nhà triệu phú tự thân từ tuổi 30, là một trong những người tiên phong cho trào lưu FIRE (Financial independence, retire early) - ĐỘC LẬP TÀI CHÍNH VÀ NGHỈ HƯU SỚM. Mặc dù còn rất lâu mới đến tuổi nghỉ hưu, nhưng Sabatier đã tích lũy cho mình số tiền đủ tiền để sống thoải mái nhờ vào thu nhập vĩnh viễn từ các khoản đầu tư của mình. Ông cũng là người mang đến nguồn cảm hứng nhiều nhất cho câu chuyện thành công theo phong trào FIRE.

Theo Sabatier, tiền bạc sẽ mang lại cho bạn nhiều tự do và nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Ông đưa ra lộ trình để đảm bảo tự do tài chính cá nhân, tương ứng với 7 cấp độ như chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Từ rõ ràng, tự túc tiền bạc đến mức dồi dào của cải.

Một cuộc khảo sát của Magnify Money cho thấy, hơn một nửa người Mỹ đang làm việc và sống bằng tiền lương.

Tương đương với múc độ thứ 2 theo 7 cấp độ tự do tài chính của Grant Sabatier..

Khi một người sống chủ yếu vào tiền lương, các khoản chi tiêu cho sinh hoạt thường ngày đã chiếm phần lớn số tiền có được hàng tháng. Họ sẽ có rất ít hoặc không có tiền nhàn rỗi để dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư. Nếu có biến động trong khoản thu nhập lương cố định. Cuộc sống của họ chắc chắn sẽ có nhiều biến động và rủi ro. 

Một trong những yếu tố quan trọng để tự do tài chính là xây dựng các nguồn thu nhập thụ động. Thu nhập thụ động sinh ra lợi ích ngay cả khi bạn ngủ. Bạn gần như không phải động tay vào chúng trừ những lúc cần phải xem báo cáo hay ra lệnh rút tiền về tài khoản. Theo Grant Sabatier, để đạt đạt được cấp độ cao hơn đòi hỏi sự thay đổi trong thói quen tài chính và suy nghĩ tổng thể về tiền bạc.

Những Sai Lầm Cần Tránh Khi Theo đuổi Tự do Tài chính

Khi theo đuổi tự do tài chính, điều quan trọng là phải tránh những sai lầm phổ biến có thể phá hủy công sức của bạn. Những sai lầm này bao gồm:

  • Không tạo hoặc tuân theo ngân sách.
  • Không theo dõi chi phí hoặc đầu tư của bạn.
  • Mắc nợ quá nhiều.
  • Không có bảo hiểm đầy đủ.
  • Không có quỹ khẩn cấp.
  • Không đa dạng hóa các khoản đầu tư của bạn.
  • Không tận dụng các khoản giảm thuế và ưu đãi.
  • Không giáo dục bản thân về tiền bạc và đầu tư.
  • Không có kế hoạch nghỉ hưu.
  • Không chấp nhận rủi ro

Tài nguyên về giáo dục tài chính

Có rất nhiều tài nguyên miễn phí về tài chính cá nhân và đầu tư. Một số nguồn phổ biến nhất cho giáo dục tài chính bao gồm:

  • Các trang web hiểu biết về tài chính như Mint, NerdWallet và The Motley Fool.
  • Các khóa học trực tuyến như Khan Academy, Udemy và Coursera.
  • Những cuốn sách dạy về tài chính như Cha giàu cha nghèo, Nhà đầu tư thông minh và Tổng số tiền kiếm được.
  • Các ứng dụng hiểu biết về tài chính như Acorns và Mint.
  • Các blog hiểu biết về tài chính như Đồng đô la đơn giản và Làm giàu từ từ.
  • Kiến thức tài chính Các kênh YouTube như The Financial Diet và Graham Stephan.

Tạm kết

Có thể chúng ta đang chỉ ở mức thấp nhất của tự do tài chính cá nhân. Nhưng hiểu mình đang ở đâu sẽ giúp bạn định hình mục tiêu và có kế hoạch cụ thể để thay đổi. Tiền bạc không nên được nhìn nhận như một hình thức cho phép bạn mua sắm, mà là một phương tiện giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn về cách bạn muốn sống. Hãy để tài chính là công cụ mang đến cho bạn nhiều hơn nữa sự tự do và nhiều lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống.
Hãy cùng xây dựng cho mình những kế hoạch và mục tiêu nhất định để có thể nâng bậc trên con đường chạm đến tự do tài chính.

Chủ đề liên quan: tạo dựng sự giàu có, đầu tư, tiết kiệm tiền, tự do nợ nần, an ninh tài chính, kế hoạch nghỉ hưu, kiến thức tài chính, độc lập tài chính, lập kế hoạch tài chính , quản lý tài sản.

 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân đơn giản và chính xác nhất

Open post
Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân đơn giản và chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân đơn giản và chính xác nhất

Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân đơn giản và chính xác nhất

Nếu bạn đã từng thực hiện các thủ tục vay tiền ngân hàng, chắc hẳn bạn đã nghe đến cụm từ “kiểm tra CIC cá nhân”. Đây là bước quan trọng trong nghiệp vụ tra cứu nợ xấu, kiểm tra tín dụng. Vậy CIC là gì mà quan trọng với cả ngân hàng và người vay nợ đến vậy? Có những cách nào để kiểm tra CIC cá nhân và Tại sao cần chú ý kiểm tra nợ xấu? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của Jenfi.

1. CIC là gì?

CIC là gì?

CIC - Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia có tên đầy đủ trong tiếng Anh là: Credit Information Center. Đây là tổ chức sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân đơn giản và chính xác nhất

Hiện nay, đã có khoảng hơn 30 triệu thông tin khách hàng vay vốn trên cả nước. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng dựa vào CIC để xếp hạng tín dụng với cá nhân, tổ chức hoạt động trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, việc kiểm tra CIC cá nhân trước khi phê duyệt các khoản vay qua ngân hàng là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu.

Chức năng của CIC

CIC có chức năng tổng hợp và lưu trữ, phân tích, xử lý đồng thời cả dự báo thông tin về lịch sử tín dụng của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nhằm phục vụ chính cho mục đích quản lý của ngân hàng Nhà nước. Thông qua đây, các tổ chức tín dụng có thể đánh giá được lịch sử tín dụng của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng hoặc công ty tài chính hay không.

Cụ thể hơn về những chức năng chính của CIC như sau:

  • Thu nhận các thông tin nợ xấu của cá nhân, tổ chức để xử lý, phân tích và lưu trữ trên kho thông tin tín dụng quốc gia
  • Cung cấp thông tin về tín dụng cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Cung cấp các sản phẩm tra cứu lịch sử tín dụng CIC cá nhân theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng của các cá nhân vào các nhóm nợ từ 1 – 5, phục vụ cho công tác quản lý của ngân hàng nhà nước. Đồng thời hỗ trợ các đơn vị ngân hàng, tổ chức tín dụng kiểm tra CIC một cách nhanh chóng. Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện giải ngân hồ sơ vay vốn.
  • Hỗ trợ đưa ra cảnh báo, biện pháp để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng trong cả vi mô và vĩ mô.

Cách thức hoạt động của CIC

CIC hoạt động tương tự như một kho dữ liệu khổng lồ. Trong đó chứa đựng toàn bộ những thông tin về lịch sử tín dụng của từng cá nhân cũng như doanh nghiệp trên cả nước. Khi khách hàng đề xuất nhu cầu vay vốn. Ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng sẽ gửi tất cả các thông tin liên quan đến khoản vay về trung tâm CIC. Sau đó đề xuất truy xuất lịch sử tín dụng và tiến hành xem xét có nên duyệt vay vốn cho cá nhân, doanh nghiệp nào đó hay không.

Để có thẻ đưa ra được báo cáo xếp hạng tín dụng chính xác nhất. CIC sẽ lưu trữ lại đầy đủ những thông tin chính sau đây: 

  • Thông tin tất cả những ngân hàng, tổ chức tín dụng khách hàng từng giao dịch vay vốn
  • Dư nợ tính tới thời điểm hiện tại của khách hàng là bao nhiêu? Mục đích của khoản vay là gì (Mua nhà, kinh doanh, tiêu dùng,...)? Khách hàng đã sử dụng tài sản gì để thế chấp vay?
  • Thời gian vay vốn trong bao lâu. 
  • Quá trình thanh toán của khách hàng có tốt không? Khách hàng có thanh toán chậm không? Thời gian trả chậm quá bao nhiêu ngày?
  • Cá nhân, tổ chức đang nằm trong nhóm nợ xấu nào?

Những thông tin được cung cấp từ CIC sẽ là căn cứ để phía ngân hàng, tổ chức tín dụng xác định có phê duyệt khoản vay của khách hàng hay không.

Điểm tín dụng trên CIC là gì?

Điểm tín dụng trên CIC là số điểm đánh giá độ uy tín của bạn khi sử dụng các dịch vụ vay tài chính. Số điểm càng lớn thì khả năng bạn được phê duyệt hồ sơ cho vay sẽ càng cao. 

Điểm tín dụng sẽ được tính toán dựa trên những yếu tố chính như sau:

- Lịch sử thanh toán: Các thông tin về việc khoản vay nợ, thanh toán nợ 

- Tỷ lệ sử dụng: Đánh giá dựa trên việc bạn sử dụng bao nhiêu tiền trên hạn mức tín dụng được cấp. Những người chi tiêu gần hết hạn mức mà ngân hàng cung cấp sẽ thường sẽ được các tổ chức tín dụng đánh giá không cao. Nguyên nhân là vì họ sẽ không có khả năng chi trả hoặc khả năng trả trễ hạn khá cao khi mở những khoản vay mới.

- Lịch sử tín dụng: Đánh giá dựa trên độ tuổi trung bình của các tài khoản tín dụng.

Vì sao cần kiểm tra CIC cá nhân?

Số điểm CIC chính là căn cứ để đánh giá mức độ uy tín của một khách hàng trong hoạt động tín dụng. Quyết định đến việc bạn có được phê duyệt khoản vay sắp tới hay không. Trong trường hợp không được duyệt vay, ngoài lý do như không đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng. Phần lớn nguyên nhân là do lịch sử tín của cá nhân, doanh nghiệp tại CIC không tốt hoặc đang nằm trong nhóm nợ xấu.

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khiến chúng ta vô tình bị ảnh hưởng tới điểm tín dụng CIC. Ví dụ như: 

  • Không biết rõ số tiền thanh toán, tưởng đã thanh toán đủ nhưng thực chất là chưa hết
  • Do nhầm lẫn trong quá trình cập nhật thông tin từ ngân hàng đến CIC hoặc đã thanh toán nợ nhưng ngân hàng, tổ chức tài chính không cập nhật đầy đủ. Dẫn tới ghi nhận quá ngày thanh toán nợ trên hệ thống.
  • Do tài khoản bị đánh cắp và kẻ gian sử dụng vào mục đích xấu.

Những tình huống trên nếu không nắm bắt được kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến những kế hoạch tài chính cá nhân của bạn trong tương lai. Chính vì vậy, bạn cần kiểm tra CIC cá nhân thường xuyên để nắm được cụ thể tình trạng tín dụng của mình.

2. 3 cách kiểm tra CIC nhanh và hiệu quả nhất

Hướng dẫn kiểm tra CIC cá nhân đơn giản và chính xác nhất

Nợ xấu là những khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC chia nợ xấu thành 5 nhóm chính. Thông thường, nếu bạn để quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Nợ xấu gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng khi thực hiện vay vốn với ngân hàng hay các tổ chức tài chính.

Chủ động nắm bắt được tình trạng tín dụng của mình để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh là vô cùng cần thiết. Hiện nay, việc kiểm tra CIC cá nhân cũng rất đơn giản và thuận tiện. Bạn hoàn toàn có thể tra cứu CIC cá nhân ở bất cứ nơi nào, bất cứ đâu với những cách như sau:

Kiểm tra CIC cá nhân ​​qua website

Tra cứu thông tin CIC qua website được thực hiện theo những thao tác chính như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào địa chỉ website chính thức của CIC: https://cic.gov.vn/#/register

  • Bước 2: Đăng ký tài khoản

    Đăng ký tài khoản bằng cách cung cấp những thông tin hệ thống yêu cầu để xác định danh tính của người đăng ký (Họ tên; Ngày tháng năm sinh; Số điện thoại; Email; Căn cước công dân; Ảnh cầm chứng minh thư,...)
    Lưu ý những mục đánh dấu sao (*) là thông tin bắt buộc phải có nên không được bỏ trống.
    Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký và bấm chọn “Tiếp tục“

  • Bước 3: Chờ xác minh thông tin


    Sau khi hoàn tất đăng ký. Sau khoảng 24h phía CIC sẽ tiến hành kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản. Vì tính chất bảo mật thông tin nên nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn theo thông tin SĐT đã đăng ký để xác thực thông tin trực tiếp.
    Kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sau đó sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.

  • Bước 4: Tra cứu thông tin

    Nếu tài khoản được phê duyệt đăng ký thành công: Bạn đăng nhập vào website theo hướng dẫn ở bước 1, sau đó click chọn Khai thác báo cáo và làm theo các bước hướng dẫn để tra cứu thông tin tín dụng cá nhân.

Kiểm tra CIC cá nhân qua điện thoại

Để tra cứu thông tin CIC cá nhân qua điện thoại, trước tiên bạn cần tải ứng dụng iCIC 

  • Bước 2: Đăng ký một tài khoản
    Cung cấp các thông tin cá nhân theo yêu cầu hệ thống để xác thực tài khoản
  • Bước 3: Chờ kiểm tra và phê duyệt trên hệ thống
    Sau khi hoàn tất các bước trên, người dùng cần thời gian chờ từ 1 đến 3 ngày (không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ) để phê duyệt thông tin. 
  • Bước 4: Tra cứu thông tin
    Sau khi được phê duyệt tài khoản. Người dùng truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập lại mã OTP (được gửi về SĐT đã đăng ký) để xác thực lại.
    Nhấn chọn mục “Xem báo cáo” để xem thông tin tín dụng cá nhân của mình

Lưu ý:

Hình thức kiểm tra CIC cá nhân qua điện thoại hoặc website là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên khách hàng cá nhân sẽ chỉ nhận được thông tin mình có nợ xấu hay không. Những thông tin tín dụng khác như: Chi tiết các khoản vay, lịch sử nợ xấu,... chỉ có phía ngân hàng hay các tổ chức tín dụng mới có thể tra cứu nội dung cụ thể.

Kiểm tra CIC cá nhân offline

Check CIC cá nhân tại trung tâm tín dụng theo địa chỉ chính thức của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại 2 địa chỉ chính sau đây:

  • Hà Nội: Số 10 đường Quang Trung, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Lầu 1, số 68 đường Nguyễn Huệ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi các nhân viên ngân hàng về thông tin tín dụng của mình trong quá trình làm các thủ tục vay, trả góp tại ngân hàng, tổ chức tài chính. Họ sẽ có đủ chức năng và nghiệp vụ để cung cấp được thông tin chính xác nhất đến bạn. Bởi việc kiểm tra lịch sử tín dụng CIC của khách hàng là quy định bắt buộc trước khi phê duyệt khoản vay.

Lưu ý: Việc tra cứu CIC cá nhân trực tiếp, khách hàng sẽ phải một khoản phí nhất định theo quy định của nhà nước. Thông thường trong khoảng 30.000 VNĐ trên một lần tra cứu thông tin.

3. Một số kinh nghiệm giúp bạn tránh bị nợ xấu trên CIC 

Để không rơi vào tình trạng nợ xấu khi vay vốn bạn cần chú ý 1 số vấn đề như sau:

  • Hiểu rõ về khả năng tài chính của bản thân. Nên để các chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% tổng thu nhập hiện tại để đảm bảo cuộc sống của bạn không bị gián đoạn
  • Tìm hiểu về kỹ về khoản vay trước khi quyết định vay vốn lần đầu tiên. Những thông tin như: Lãi suất, thời gian đáo hạn, điều kiện gia hạn,...cần được xem xét kỹ lưỡng và thực hiện đúng với quy định đã ký kết trong hợp đồng.
  • Nếu lịch sử tín dụng của bạn không tốt thì trong khoảng 1 đến 2 năm tới không nên cố gắng vay vốn vì khả năng từ chối không phê duyệt rất cao
  • Chủ động kiểm tra CIC cá nhân để nắm rõ được tình trạng tín dụng của mình.
  • Trường hợp đã bị xếp vào nhóm nợ xấu trên CIC, cần nhanh chóng thanh lý các khoản nợ để được xoá lịch sử.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về CIC cũng như cách kiểm tra CIC cá nhân đơn giản và chính xác nhất. Để quá trình duyệt vay vốn được nhanh chóng và thuận tiện, bạn cần giữ cho lịch sử tín dụng của mình luôn ở mức an toàn. Tuyệt đối tránh rơi vào nhóm nợ xấu.
Chúc bạn thành công và tự chủ với những kế hoạch tài chính cá nhân của mình

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Thu nhập thụ động là gì? 8+ hình thức tạo ra thu nhập thụ động

Open post
Thu nhập thụ động là gì? 8+ hình thức tạo ra thu nhập thụ động

Thu nhập thụ động là gì? 8+ hình thức tạo ra thu nhập thụ động

Thu nhập thụ động là gì? 8+ hình thức tạo ra thu nhập thụ động

Bạn nghĩ muốn tăng thu nhập thì phải tăng thời gian làm việc càng nhiều càng tốt? Bạn có mong muốn bớt phụ thuộc tài chính vào các nguồn thu nhập chủ động thông qua việc bán sức lao động? Bạn có muốn thu nhập của mình tăng lên kể cả khi bạn đang ngủ? Jenfi sẽ giới thiệu đến bạn 8 cách tạo ra thu nhập thụ động an toàn và phổ biến nhất hiện nay.

1. Thu nhập thụ động là gì?

Thế nào là Thu nhập thụ động?

Thu nhập thụ động (tiếng Anh: Passive income) là hình thức tạo ra thu nhập mà không cần sử dụng nhiều đến sức lao động và không tiêu tốn quá nhiều thời gian. Thay vì chỉ có doanh thu một lần, đầu tư một số vốn nhỏ ở thời điểm ban đầu. Hoạt động của bạn sẽ mang lại nguồn thu nhập trong thời hạn dài. Ngay cả khi bạn không bỏ công sức trực tiếp vào duy trì nó.

Thu nhập thụ động là gì? 8+ hình thức tạo ra thu nhập thụ động

Thu nhập thụ động được biết đến là phương pháp làm giàu hiệu quả, mang đến nhiều dòng tiền cùng lúc. Bất kỳ chuyên gia tài chính hay những doanh nhân thành công nào cũng đều nắm chắc bí quyết này để tăng khối tài sản của mình. Đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp đạt được trạng thái thoải mái và tự do tài chính.

Tại sao chúng ta nên có thu nhập thụ động?

Thu nhập thụ động giúp bạn có thêm nhiều nguồn thu. Bỏ qua những ràng buộc về thời gian, công sức. Nhiều nguồn thu sẽ dẫn bạn đến con đường tự chủ tài chính. Khi chuẩn được nhiều nguồn thu nhập thụ động cho tương lai. Áp lực tiền bạc và thời gian dường như sẽ không ảnh hưởng đến bạn. Lúc này, việc của bạn là tận hưởng cuộc sống và làm những gì mình thích. Trong khi đó, các nguồn đầu tư của bạn vẫn như “con gà đẻ trứng vàng”, tạo ra nguồn thu ngay cả khi bạn ngủ.

Việc có thêm những nguồn thu nhập là điều vô cùng quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn rất nhiều trong cuộc sống.

2. Đặc điểm nổi bật của thu nhập thụ động

Thu nhập thụ động là gì? 8+ hình thức tạo ra thu nhập thụ động

Không ổn định 100%

Thu nhập thụ động có tính chất không ổn định. Nguồn thu không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ nếu bạn cho thuê nhà, nguồn thu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường, khách thuê,...

Cần thời gian để xây dựng ban đầu

Bạn cần có thời gian nhất định mới có thể thu được lợi nhuận từ các nguồn thu nhập thụ động. Tiết kiệm sinh lời, cho thuê nhà đất, bán hàng online…đều cần bỏ ra công sức ban đầu sau đó mới mang lại nguồn thu nhập lâu dài. 

Có thể có cùng lúc nhiều nguồn thu nhập thụ động

Thu nhập thụ động có thể đến từ nhiều nguồn cùng lúc. Bạn hoàn toàn có thể vừa gửi tiết kiệm, vừa đầu tư bất động sản, mở cửa hàng online hay đầu tư chứng khoán. Càng nhiều nguồn thụ động thì khả năng tự do tài chính của bạn càng cao. Đây là một điểm mạnh so với thu nhập chủ động.

3. Khác biệt giữa thu nhập thụ động và thu nhập chủ động

Thu nhập chủ động và thu nhập thụ động là hai hình thức để bạn gia tăng nguồn tài chính mỗi ngày. Vậy hai hình thức này có những đặc điểm gì khác nhau? Cùng phân biệt rõ như sau:

Tiêu chí

Thu nhập thụ động (Passive Income)

Thu nhập chủ động (Active Income)

Bản chất
  • Phải dành thời gian và sức lao động để trả tiền. Nếu không làm nữa sẽ không có thu nhập
  • Không cần có nhiều thời gian và công sức để có được thu nhập
Đối tượng
  • Những người làm thuê và những người tự làm cho chính mình (Công nhân, nông dân, nhân viên,...)
  • Những người làm chủ (chủ doanh nghiệp, chủ hệ thống,...) hoặc người kiếm tiền từ cách đầu tư. Họ sẽ dùng số tài sản thu nhập sẵn có của mình để tạo ra nguồn nhập thụ động. 
Cách thức
  • Cần đầu tư tâm sức, phát triển đầu tư để biến chúng thành tiền
  • Sử dụng chất xám để đầu tư sau đó thu lợi nhuận
Yếu tố tác động
  • Không có nhiều biến động. Nguồn thu nhập ổn định và đã được biết từ trước. Mức thu nhập hàng tháng (lương hàng và thời điểm nhận lương) đều được cố định.
  • Thu nhập có thể dao động và biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài
Ưu điểm
  • Chủ động lên kế hoạch ngân sách hàng tháng do đã biết trước được các khoản thu. 
  • Hướng đến sự đột phá hơn trong tài chính cá nhân
Nhược điểm
  • Ít biến động và tính rủi ro thấp hơn
  • Giới hạn mức thu nhập
  • Luôn có thể xảy ra rủi ro
  • Tính ổn định không cao. Không cố định nguồn thu. Cần nhiều thời gian và công sức đầu tư trước sau đó mới có thể thu về lợi nhuận

4. Những cách tạo ra nguồn thu nhập thụ động phổ biến nhất hiện nay

Thu nhập thụ động là gì? 8+ hình thức tạo ra thu nhập thụ động

Gửi tiết kiệm năng suất cao

Gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sau đó nhận lãi suất hàng tháng là một trong những cách tạo ra thu nhập thụ động từ số vốn nhàn rỗi của bạn. Đặc biệt với những ai không muốn mạo hiểm vào đầu tư nhưng vẫn mong muốn vốn gốc của mình sinh lời.

Hiện nay, gửi tài khoản thông thường có thể mang đến cho bạn mức lãi suất lên đến hơn 8%/tháng. Tuỳ thuộc vào kỳ hạn gửi và chính sách của từng ngân hàng hay các công ty tài chính. Ngoài ra, hình thức tài khoản ngân hàng tiết kiệm High yield savings account - Tài khoản tiết kiệm lãi suất cao còn cung cấp mức lợi tức cao hơn nữa. 

Kinh doanh online

Thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, kinh doanh online trở thành mảnh đất màu mỡ mang về lợi nhuận “khủng” cho rất nhiều người. Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,...cho phép nhà bán hàng kết nối với lượng khách hàng lớn. Giảm đi rất nhiều chi phí như: Chi phí marketing, thuê mặt bằng nhà xưởng,...Bạn có thể bán mọi lúc mọi nơi, không giới hạn thời gian. Ngoài ra, người bán hàng cũng có thể tự do lựa chọn mặt hàng muốn kinh doanh và dễ dàng thay đổi nhờ vào nắm bắt tâm lý thị trường. Có thể nói, đây là cách tạo ra nguồn thu nhập phù hợp với xu hướng mua sắm hiện đại và hoàn toàn mở rộng quy mô để tối ưu lợi nhuận.

Tuy nhiên, cần xác định rõ với hình thức bán hàng online, bạn cần đầu tư thời gian nhất định để xây dựng uy tín cũng như tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng. Xây kênh, chăm sóc khách hàng, đảm bảo vận chuyển hàng hóa, đóng gói, giải quyết khiếu nại,...không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Người bán cần chấp nhận đầu tư về thời gian và cả kinh phí lớn. Sau đó mới có thể duy trì nguồn khách và lợi nhuận từ bán hàng online.

Kinh doanh sản phẩm số

Kinh doanh online ngoài việc bán các sản phẩm hữu hình như quần áo, phụ kiện, đồ ăn,...Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh các sản phẩm số dưới dạng digital download. Các sản phẩm có thể kể đến như: App, kênh Youtube, Ảnh chụp, ebook, Âm nhạc, Đồ hoạ,...

Có thể kể đến những hình thức kinh doanh sản phẩm số phổ biến nhất hiện nay như sau:

Youtube:

Nếu bạn có khả năng sáng tạo ra những nội dung cung cấp kiến thức hữu ích (Nấu ăn, mẹo vặt cuộc sống, kỹ năng excel,...). Hãy bắt đầu bằng cách tạo thành các video đăng lên nền tảng Youtube. Khi kênh của bạn thu hút được nhiều người quan tâm, lúc này các nguồn thu nhập thụ động sẽ đến với bạn. Mỗi lượt đăng tải video, lượt view, like đều sẽ mang lại doanh thu thụ động cho chủ kênh. Ngoài ra, những hoạt động như phát quảng cáo trên kênh, nhận tài trợ hay là bán sản phẩm của chính mình cũng sẽ mang đến lợi nhuận cho bạn.

Podcast:

Tương tự như YouTube, Podcast là một ý tưởng hay ho khi bạn muốn chia sẻ niềm đam mê với một lĩnh vực nào đó. Không giới hạn chủ đề từ tâm sự, chia sẻ kinh nghiệm hay quan điểm chính trị, đời sống,...Đây cũng sẽ là kênh giúp bạn kiếm thêm thu nhập thụ động từ bất kỳ thị trường nào mà bạn am hiểu và quan tâm. Nguồn thu từ Podcast không chỉ một lần mà chúng mang đến lợi nhuận lâu dài, phụ thuộc vào lượt tương tác của người nghe.

Xây dựng trang blog cá nhân:

Công việc này phù hợp với những bạn có trí tưởng tượng phong phú và khả năng viết lách tốt trên nhiều nền tảng như WordPress, Wix, Jimdo,.... Khi nội dung blog chất lượng sẽ thu hút được lượng lớn người đọc. Sau đó kiếm tiền từ affiliate marketing hay quảng cáo, review sản phẩm,… 

Tuy nhiên, để có nguồn thu nhập thụ động từ việc kinh doanh nội dung như Blog, website cần yêu cầu rất cao về tính sáng tạo và xây dựng hình ảnh riêng. Điều đầu tiên bạn cần là có kế hoạch cụ thể, sau đó dành tâm huyết, thời gian và công sức để thực hiện nó. 

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing - Tiếp thị liên kết là một hình thức kiếm lợi nhuận từ việc giới thiệu khách hàng mua sản phẩm thông qua đường dẫn (link). Có thể nói đây là hình thức kiếm tiền vô cùng tiềm năng trước thực tế bùng nổ xu hướng mua hàng trực tuyến như hiện nay. Bạn chỉ cần thu hút khách hàng tin tưởng và đồng ý mua sản phẩm qua đường link từ nhà cung cấp. Mức hoa hồng thu được sẽ dao động từ 5-15% tùy thuộc vào loại sản phẩm. 

Affiliate Marketing đòi hỏi nhiều kỹ năng như: Review sản phẩm, viết content, sáng tạo nội dung,...Hầu hết các Youtuber, Tiktoker hiện nay đều tham gia tiếp thị liên kết. Hình thức này mang lại cho người sử dụng nhiều ưu điểm nổi bật như: Chi phí khởi nghiệp thấp, dễ dàng tham gia, không tốn chi phí cho khâu bảo quản hàng hoá cũng như vận chuyển, đóng gói. Thay vào đó bạn cần có cho mình những kế hoạch về nội dung, ý tưởng để bắt kịp xu hướng, thu hút khách hàng bấm vào đường link đó và đặt mua hàng.

Đầu tư chứng khoán 

Thị trường chứng khoán đang là kênh đầu tư thuộc top đầu về sự hấp dẫn khi mang lại thu nhập lớn, lợi nhuận cao. Chứng khoán được đánh giá có cơ hội đầu tư sinh lời cao, tính thanh khoản tốt và được nhà nước bảo vệ quyền lợi,… Sau một thời gian nhất định, dòng tiền sẽ sinh sôi một cách hoàn toàn thụ động. 

Index stock một hình thức đầu tư tạo ra thu nhập thụ động được nhiều người ứng dụng thành công mà bạn có thể tham khảo. Index stock có tính rủi ro thấp hơn so với việc đầu tư cổ phiếu thông thường. với Index stock thì bạn có thể đa dạng được danh mục đầu tư cá nhân. Ngoài ra, mức chịu thuế ít hơn so với cổ phiếu trả cổ tức và lợi nhuận thu về có phần chênh lệch cao hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về thị trường thì hãy cẩn trọng khi tham gia vào chứng khoán. Hãy trang bị cho mình những kiến thức nhất định hoặc xem xét tham gia đầu tư vào các Quỹ mở  chuyên nghiệp. Những chuyên gia quản lý quỹ dày dạn kinh nghiệm sẽ sử dụng nguồn vốn của bạn đầu tư. Lúc này, mức lợi nhuận bạn thu về sẽ ít do phải trả chi phí cho quỹ mở. Tuy nhiên so với việc bạn tự đầu tư khi chưa có kiến thức và kinh nghiệm thì khả năng an toàn tài chính vẫn cao hơn.

Cho thuê bất động sản

Bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư truyền thống mang lợi nhuận hấp dẫn. Đủ để thu hút rất nhiều nhà đầu tư vào hình thức này. Kiếm tiền thụ động từ bất động sản phù hợp với những người có số vốn nhàn rỗi lớn nhưng lại không muốn kinh doanh hay đầu tư mạo hiểm.

Có rất nhiều hình thức cho thuê bất động sản hiện nay như cho thuê nhà, thuê phòng trọ, homestay, villa, cho thuê mặt bằng kinh doanh, nhà kho lưu trữ...Mua bán, cho thuê bất động sản có thể mang lại cho bạn khoản lợi nhuận rất lớn. Bạn có thể kiếm tiền từ không gian hiện có, không bị đánh thuế, không yêu cầu chuyên môn,…Nhưng ngược lại, bạn cũng cần phải đối mặt với một vài vấn đề như: Chia sẻ không gian riêng tư của mình cho người khác, tốn chi phí bảo trì cho ngôi nhà,...Phương pháp này mang lại lợi nhuận tương đối cao nhưng thị trường khó lường trước. Tuy nhiên, so với những rủi ro thì hình thức này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn. 

5. Tạm kết

Hiểu được thu nhập thụ động là gì cũng như tìm hiểu thêm về những cách tạo ra thu nhập thụ động sẽ giúp bạn nhanh chóng làm chủ tài chính cá nhân. Tuy nhiên, trước hết hãy trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng để không bị vướng vào những rủi ro không đáng có từ những bẫy kiếm tiền. Thu nhập thụ động cần bạn cần đầu tư tâm sức, phát triển kỹ năng và thời gian trước khi thu về trái ngọt. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này, các độc giả đã có thêm cái nhìn và kiến thức về đa dạng hóa nguồn thu, tăng thu nhập thụ động để cải thiện vấn đề tài chính cá nhân của mình. 

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Tất toán là gì? Tổng hợp những thông tin cần lưu ý về tất toán

Open post
Tất toán là gì? Tổng hợp những thông tin cần lưu ý về tất toán

Tất toán là gì? Tổng hợp những thông tin cần lưu ý về tất toán

Tất toán là gì? Tổng hợp những thông tin cần lưu ý về tất toán

Trong chu trình vay vốn tài chính, tất toán là bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất. Tất toán thuật ngữ thông dụng trong tài chính và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người vay. Không hiểu rõ về tất toán có thể gây nên những hậu quả tiêu cực không mong muốn. Vậy tất toán là gì? Các thủ tục tất toán diễn ra như thế nào? Tất toán trước hạn có có bị phạt hay phát sinh chi phí không? Cùng Jenfi tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

1. Tất toán là gì?

Tất toán là giai đoạn thực hiện các hành động kết thúc một cuộc giao dịch hay chấm dứt hợp đồng. Đây là thời điểm thanh toán xong tất cả các khoản tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi được ghi trong hợp đồng. Các bên hoàn thành nghĩa vụ và không còn ràng buộc với nhau về khoản vay nữa.Hiểu đơn giản, sau khi khách hàng và ngân hàng hoàn thành toàn bộ việc trả nợ của mình thì thời điểm đó được gọi là tất toán.

Tất toán là gì? Tổng hợp những thông tin cần lưu ý về tất toán

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A gửi tiết kiệm tại ngân hàng theo hình thức có kỳ hạn trong 6 tháng. Hết thời hạn 6 tháng, anh A kết thúc kỳ hạn gửi và nhận lại cả gốc lẫn lãi. Đây được coi là một hình thức tất toán.

2. Phân loại hình thức tất toán

Tất toán là gì? Tổng hợp những thông tin cần lưu ý về tất toán

Tất toán tài khoản ngân hàng

Đây là hình thức tất toán dành cho những tài khoản ngân hàng. Tất toán tài khoản ngân hàng diễn ra khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng tại ngân hàng đó nữa. Kết thúc việc sử dụng bằng cách rút hết tiền và thực hiện các thủ tục đóng tài khoản.

Tất toán tài khoản tiết kiệm

Tất toán tài khoản tiết kiệm là khi khách hàng rút toàn bộ số tiền tiết kiệm đã gửi vào ngân hàng và có sự đồng thuận của ngân hàng. Tất toán tài khoản tiết kiệm có 2 hình thức phổ biến chính như sau:

  • Tất toàn tài khoản gửi có kỳ hạn: Tất toán tài khoản có kỳ hạn thường sẽ trùng với thời điểm đáo hạn của sổ tiết kiệm. Khách hàng sẽ được nhận cả tiền gốc lẫn tiền lãi và yêu cầu đóng tài khoản. Không giao dịch tiếp. Nếu đã đến thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm nhưng chưa có nhu  cầu tất toán, khách hàng có thể làm thủ tục tái tục.
  • Tất toán tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Với hình thức này, khách hàng có thể thoải mái thực hiện lệnh rút tiền và yêu cầu đóng tài khoản bất cứ lúc nào. Do không có ràng buộc về thời gian nên thủ tục tất toán với hình thức này khá đơn giản và nhanh chóng.

Tất toán khoản vay

Tất toán khoản vay là thời điểm khách hàng hoàn tất nghĩa vụ trả nợ theo đúng hợp đồng. Nếu có nhu cầu, khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện tất toán trước thời hạn. Tuy nhiên sẽ phải thanh toán phí tất toán trước hạn. Mức phí này sẽ tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng mà không cố định cụ thể.

Tất toán khoản vay trước hạn

Tất toán khoản vay trước hạn là trường hợp khách hàng thanh toán tất cả các khoản chi phí trước thời điểm đã thống nhất trong hợp đồng. Theo quy định, tất toán khoản vay trước hạn là hành vi mà khách hàng đã vi phạm quy định của hợp đồng. Khách hàng sẽ phải chấp nhận mức phạt do phá vỡ hợp đồng. Phí phạt phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm tất toán và quy định của mỗi ngân hàng. Thời gian thanh toán trước hạn càng sớm, khách hàng phải chịu mức phí phạt càng cao.. Thông thường, dao động trong khoảng từ 1 – 5% tổng dư nợ còn lại.

3. Thủ tục và quy trình tất toán

Tất toán là gì? Tổng hợp những thông tin cần lưu ý về tất toán

Thủ tục và quy trình tất toán của mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng có quy định cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản khách hàng sẽ cần phải chuẩn bị một số giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng liên quan đến nội dung cần tất toán (Ví dụ: Sổ tiết kiệm, hợp đồng vay).
  • Giấy tờ tùy thân còn hạn sử dụng
  • Một số giấy tờ khác theo quy định cụ thể riêng của mỗi tổ chức tín dụng hay ngân hàng

Quy trình tất toán thông thường sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra khoản tiền theo quy định của ngân hàng và gửi yêu cầu tất toán

Bước 2: Đối chiếu số liệu với ngân hàng và xác định khoản tiền tất toán.

Bước 3: Thực hiện thanh toán tài chính theo số liệu đã thoả thuận trước đó.

Bước 4: Tiến hành làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Hoàn thành quá trình tất toán. 

Thông thường, thủ tục tất toán sẽ mất khá nhiều thời gian để xác minh nên để tiết kiệm thời gian và xử lý công việc nhanh chóng hơn, khách hàng nên thông báo trước với phía ngân hàng về nhu cầu tất toán của mình.

4. Tất toán và đáo hạn có giống nhau không?

Tất toán và đáo hạn là hai thuật ngữ khá phổ biến trong tài chính. Tuy cả 2 có điểm tương đồng nhưng về cơ bản, tất toán và đáo vẫn có những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:

Đáo hạn là gì?

Đáo hạn là là thuật ngữ tài chính được sử dụng khi khách hàng vay vốn hoặc gửi tiết kiệm đến kỳ hạn phải thanh toán. Đây là thời điểm mà người vay cần phải hoàn trả vốn gốc đã vay theo thời hạn đã thỏa thuận rõ trong hợp đồng. 

Điểm giống nhau 

Về cơ bản, cả tất toán và đáo hạn là đều được thực hiện khi hoàn tất hợp đồng vay vốn. Đối với hình thức tiền gửi có kỳ hạn, thời gian đáo hạn chính là ngày cuối cùng trong kỳ hạn gửi. Nếu khách hàng thực hiện đóng tài khoản vào ngày đó thì có thể hiểu ngày đáo hạn và ngày tất toán tài khoản trùng nhau. Còn với hình thức gửi không kỳ hạn, do không có ngày đáo hạn cụ thể nên bất kỳ thời điểm nào khách hàng muốn tất toán tài khoản sẽ là ngày đáo hạn tài khoản.

Điểm khác nhau

  • Về thời điểm thực hiện: Với tất toán, nếu đến thời điểm tất toán nhưng khách hàng chưa có nhu cầu kết thúc hoàn toàn giao dịch thì có thể tiếp tục quay vòng  kỳ hạn như đã thỏa thuận. Đối với đáo hạn, nếu đến thời điểm đáo hạn mà khách hàng không nhận lãi, số tiền này sẽ được cộng dồn vào số tiền gốc và thời hạn được chuyển thành thời gian đăng ký.
  • Về mức lãi suất: Nếu chưa đến thời điểm mà bạn muốn tất toán tài khoản trước hạn thì lãi suất ngân hàng nhận được sẽ khá thấp. Còn đối với hình thức đáo hạn, nếu khách hàng không làm thủ tục nhận lãi thì số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn gốc, áp dụng mức lãi suất như hiện hành và chuyển tiếp theo kỳ hạn đã được đăng ký.
    Trường hợp ngân hàng không huy động loại kỳ hạn như khách hàng đã đăng ký trước đó. Khách hàng sẽ được hưởng toàn bộ số tiền vốn và lãi của kỳ hạn gần nhất trước kỳ hạn đã đăng ký.

5. Một số nội dung liên quan đến tất toán

Tài khoản tiết kiệm có thời gian tất toán như thế nào?

Khi gửi tiết kiệm, tùy theo dạng tài khoản khách hàng gửi sẽ có thời gian tất toán khác nhau. Nếu là dạng tài khoản gửi không kỳ hạn thì khách hàng có thể thực hiện việc tất toán bất kỳ lúc nào mình muốn.
Với dạng tài khoản có kỳ hạn thì sẽ có ba mốc thời gian bạn cần lưu ý: Trước hạn, đúng hạn và quá hạn.

Tại sao khách hàng phải chịu phí phạt khi tất toán trước hạn?

Trường hợp này được coi là đơn phương phá vỡ hợp đồng đã thoả thuận trước đó. Tác động đến khả năng điều tiết dòng tiền của các ngân hàng, tổ chức tài chính cho vay. Mức phí phạt cho việc tất toán trước thời hạn là phần chi phí bù đắp cho những tổn thất của ngân hàng trong việc quản lý, vận hành,...Thông thường, trong hợp đồng cho vay cũng sẽ ghi rõ những quy định về tất toán trước hạn và mức phạt cụ thể. Để đảm bảo quyền lợi, khách hàng cần nắm chắc để tránh những mức phí phát sinh không đáng có.

Tất toán là một thuật ngữ phổ biến trong tài chính ngân hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được chính xác về tất toán cũng như các các thông tin liên quan. Những mơ hồ về khái niệm tất toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng giúp bạn hiểu thêm được những thông tin xoay quanh chủ đề tất toán là gì và áp dụng thiết thực vào thực tế.

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

Open post
GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

Đối với các trader chuyên nghiệp, GAP là một trong những thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên. GAP trong chứng khoán chắc chắn là điều những nhà đầu tư chú ý hàng đầu. Nhất là với những nhà đầu tư theo trường phái giao dịch dựa theo phân tích biểu đồ. Vậy GAP là gì? Nguyên nhân nào tạo ra GAP và có những loại GAP phổ biến nào? Jenfi sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc này một cách đầy đủ và chính xác nhất.

1. GAP trong chứng khoán là gì?

GAP là gì?

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

GAP được định nghĩa là khoảng trống giá giữa 2 phiên giao dịch liên tiếp. Trader thường gọi là 2 cây nến liền kề nhau. GAP chính là khoảng trống về giá giữa các phiên giao dịch, được xác định bởi mức giá đóng cửa của phiên giao dịch trước và mức giá mở cửa của phiên giao dịch sau. 

Trong điều kiện bình thường, giá đóng cửa tại phiên giao dịch phía trước sẽ là giá mở cửa của phiên ngay tiếp sau đó. Sự tăng giảm nhiều bước trong giá mở cửa của phiên giao dịch sau so với giá đóng cửa của phiên giao dịch phía trước sẽ tạo ra GAP - Khoảng trống giá trên biểu đồ. 

Một số thời điểm thường xuất hiện GAP trong thị trường chứng khoán:

  • Thứ 2 đầu tuần: Thị trường chứng khoán không giao dịch vào 2 ngày cuối tuần. Nhưng trường hợp có biến động bất thường đẩy giá lên cao hoặc xuống thấp sẽ tạo nên sự xuất hiện của GAP trong buổi sáng thứ 2, phiên giao dịch đầu tiên.
  • Khi có những thông tin gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Đặc biệt là các thông tin liên quan đến lãi suất, phá sản, sáp nhập,...
  • Vào những dịp nghỉ lễ dài, các ngân hàng nghỉ nhiều dẫn đến giao dịch bị ngắt quãng cũng sẽ tạo ra GAP.

2 xu hướng chính GAP

Trong giao dịch chứng khoán, GAP có 2 xu hướng chính: GAP up (GAP tăng giá) và GAP down (GAP giảm giá). 

  • GAP up: Mức giá mở cửa của phiên giao dịch hôm sau cao hơn mức giá đóng cửa của phiên hôm trước
  • GAP down: Mức giá mở cửa của phiên giao dịch hôm sau thấp hơn giá đóng cửa của phiên hôm trước.

GAP có ý nghĩa gì trong đầu tư chứng khoán?

Trong chứng khoán, GAP có vai trò chính trong việc hỗ trợ phân tích xu hướng giá cổ phiếu. Các trader sử dụng GAP như một chỉ báo quan trọng để phân tích và đánh giá các giao dịch. Từ đó đưa ra quyết định điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ,...tối ưu hiệu quả giao dịch

 Đặc biệt, khi kết hợp với các công cụ phân tích khác như đường MACD, RSI, đường MA, kháng cự – hỗ trợ, Gap góp phần giúp cho việc phân tích, đánh giá xu hướng giá chính xác hơn.

Đặc điểm của GAP

GAP có một số đặc điểm nổi bật như sau:

  • GAP thường xuyên xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh và vùng hỗ trợ. Thông thường GAP sẽ có xu hướng quay trở về các vùng này nhằm xác định lại xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục giảm hoặc tăng.
  • GAP xuất hiện tại các khu vực mô hình giá thường hoặc lấp đầy để hoàn thành mô hình đó.
  • Mỗi loại GAP sẽ dẫn đến sự bắt đầu của xu hướng hoặc sự đảo chiều của xu hướng đó.

2. Lấp GAP trong chứng khoán là gì? 

Lấp GAP (lấp đầy khoảng trống giá) là thao tác đưa giá đã quay trở lại mức trước khi xuất hiện GAP. 

Mục đích của xu hướng GAP tăng hoặc giảm là để lấp đầy khoảng trống. Khi khoảng trống được lấp đầy đồng nghĩa với việc thị trường quay lại mức giá cũ sau một vài phiên giao dịch. Đây chính là hiện tượng lấp GAP. Lấp GAP sẽ không xảy ra nếu như xuất hiện sự tăng hoặc giảm bất thường của giá nhưng không kèm theo sự xuất hiện của các ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự nào.

Trader thường tận dụng tối đa khả năng lấp đầy khoảng trống để tạo nên ưu thế trong giao dịch. Khi GAP được lấp đầy là thời điểm thích hợp để vào lệnh. Ngoài ra, khi một khoảng trống được đóng lại, trader sẽ có cơ hội gia nhập lại thị trường vì giá lúc này sẽ quay trở lại hướng ban đầu.

3. Các loại GAP phổ biến trong chứng khoán

GAP là gì? Những loại GAP phổ biến và các lưu ý khi giao dịch

Common GAP – GAP thông thường 

Common GAP cũng được gọi với nhiều tên khác như AP thường, GAP thông dụng. Loại GAP này xảy ra khi cổ phiếu đi ngang và dao động trong phạm vi hẹp. Khoảng cách GAP không có cách biệt lớn. Common GAP thường xuyên xuất hiện nhưng chỉ mang tính tạm thời. 

Thông thường, Common GAP sẽ nhanh chóng bị lấp đầy nên không gây ra đột biến về khối lượng giao dịch. Chúng được coi là tín hiệu khá yếu và không ảnh hưởng nhiều đến các sàn giao dịch chứng khoán, Forex,… Do đó, Common GAP không thực sự hữu ích đối với nhà đầu tư khi phân tích giá. 

Breakaway GAP – GAP phá vỡ

Breakaway GAP xảy ra khi có các thông tin, sự kiện xuất hiện bất ngờ trên thị trường. Những thông tin tác động đột ngột khiến các nhà đầu tư bị biến động tâm lý một cách nhanh chóng. Xu hướng giá từ đó cũng thay đổi đột ngột từ tăng chuyển thành giảm hoặc ngược lại. 

Trong một số trường hợp, GAP phá vỡ không thể được lấp đầy. Khoảng trống giá phá vỡ kèm với khối lượng giao dịch lớn cho thấy sự chuyển hướng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán. Nếu khoảng trống giá phá vỡ đi lên, điểm phá vỡ sẽ là ngưỡng hỗ trợ mới và ngược lại, nếu khoảng trống giá phá vỡ đi xuống, điểm phá vỡ sẽ thành ngưỡng kháng cự. 

Runaway GAP – GAP tiếp diễn

GAP tiếp diễn được gọi với tên tiếng Anh là Runaway GAP hoặc Continuation GAP. Thường xuất hiện trong chứng khoán với số lượng lớn và tần suất hoạt động thường xuyên. Runaway GAP sẽ không bị lấp vì thị trường liên tục biến đổi theo xu hướng hiện tại. GAP Up phản ánh tâm lý phấn khích hoặc mất kiên nhẫn của các nhà đầu tư. Ngược lại, khi GAP down thì phản ánh tâm lý bi quan của những người đang nắm giữ cổ phiếu. Lúc này các nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán mạnh vì tâm lý cho rằng khả năng phục hồi giá rất thấp. 

Exhaustion GAP –  GAP suy kiệt

GAP suy kiệt hay còn gọi là GAP kiệt sức thường xuất hiện ở cuối của một xu hướng GAP. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy sự chuẩn bị bắt đầu một xu hướng mới. 

Exhaustion GAP xuất hiện tại thị trường chứng khoán, thường đi kèm với khối lượng giao dịch lớn. GAP kiệt sức đa phần nằm tại đáy hoặc đỉnh, sau khi đã hình thành xu hướng (tăng hoặc giảm) một thời gian nhất định. Khoảng cách chênh lệch lớn giữa giá mở cửa của ngày hôm sau và giá đóng cửa của ngày hôm trước. Tuy nhiên, khoảng cách này nhanh chóng được lấp đầy trong các phiên giao dịch.

Island Reversal – GAP đảo ngược

GAP đảo ngược là khi khoảng trống tăng sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang rồi đi xuống. Sau đó, đảo ngược lại nhưng sẽ không quay lại giai đoạn đi ngang mà sẽ đi thẳng lên. 

GAP đảo ngược khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng mắc kẹt. Giá ngày càng giảm sâu khiến nhu cầu giao dịch mua bán chịu nhiều ảnh hưởng. 

4. Lưu ý khi giao dịch GAP

Để đạt hiệu quả cao nhất khi giao dịch, trader cần lưu ý một số lưu ý sau đây khi giao dịch GAP.

  • GAP là chỉ số quan trọng nhưng không chính xác tuyệt đối. Cần kết hợp phân tích GAP với các chỉ báo về khối lượng để tối ưu giao dịch. Đồng thời, kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như đường MA, RSI, MACD,.. để số liệu phân tích chính xác và có độ an toàn cao. 
  • Runaway GAP và Exhaustion GAP là 2 dạng GAP báo hiệu thị trường sẽ di chuyển theo 2 hướng khác nhau. Do đó trader cần tìm hiểu để nắm rõ về 2 loại GAP này để tránh được rủi ro nhầm lẫn. Nếu là GAP tiếp diễn, khối lượng giao dịch sẽ trung bình và thấp. Ngược lại, nếu là GAP suy kiệt thì sẽ có khối lượng giao dịch lớn hơn. 
  • GAP sẽ không được lấp đầy tất cả mọi lúc. Hoặc sẽ được lấp bằng những khoảng thời gian khác nhau. Chính vì vậy, nhà đầu tư không nên phụ thuộc vào gap để tìm điểm vào lệnh. 
  • Cần xác định chính xác những mức hỗ trợ và kháng cự theo từng dạng của GAP nhằm có những quyết định vào lệnh cho phù hợp. Một khi có dấu hiệu khoảng GAP được lấp đầy thì sẽ rất khó ngừng lại. Thông thường không có ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ nào nằm gần khoảng cách này.  

5. Tạm kết

Những kiến thức liên quan đến GAP khá phức tạp nhưng chúng sẽ mang đến những lợi ích tích cực cho nhà đầu tư. Trên đây là toàn bộ thông tin để giúp bạn hiểu rõ hơn GAP là gì và những kiến thức phổ biến liên quan đến GAP. Jenfi hi vọng bạn có đủ kiến thức để tham gia vào thị trường giao dịch chứng khoán và thu về lợi nhuận tối ưu.

Tăng Trưởng Bằng Cách Hiểu Rõ Insight Doanh Nghiệp Của Bạn

Bạn muốn mở rộng thị phần lớn hơn, bạn nên bắt đầu với việc hiểu rõ insight doanh nghiệp của mình.

Insight doanh nghiệp cho bạn biết được nhân khẩu học khách hàng của bạn là ai, chiến lược quảng cáo nào đang hiệu quả để thu hút họ và cơ hội mới nào đang xuất hiện để bạn nắm bắt. Với công cụ như Jenfi Insights, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu insight doanh nghiệp mình, cũng như nguồn vốn dành riêng để bạn mở rộng quy mô lên đến 10 tỷ VND từ Jenfi Capital.

Thử dùng Jenfi Insights miễn phí tại đây để tìm ra cách mở rộng thị phần của bạn chỉ cần vài phút thiết lập.

jenfi insights

Nicky Minh

CTO and co-founder

Posts navigation

1 2 3 6 7 8 9 10 11 12 15 16 17

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top