Open post
khấu trừ thuế

Tối đa hóa các khoản khấu trừ thuế là vấn đề quan trọng trong việc giảm thiểu số tiền thuế phải nộp của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập thiếu kinh nghiệm trong việc lưu trữ chi phí phát sinh, việc tối đa hóa khấu trừ trở nên càng quan trọng. 

Trong bài viết này, Jenfi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cách tối đa hóa mức khấu trừ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

Khấu trừ thuế là gì?

Khấu trừ thuế là cách tính số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước dựa trên thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hóa hoặc sản phẩm. Cụ thể, khi mua hàng, doanh nghiệp phải trả mức thuế GTGT nhất định, được gọi là thuế GTGT đầu vào. 

Khi bán hàng, người mua phải trả thuế GTGT trên giá trị hàng hóa đó, được gọi là thuế GTGT đầu ra. Số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp sẽ bằng số tiền thuế GTGT đầu ra trừ đi số tiền thuế GTGT đầu vào.

khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là cách tính số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp dựa trên thuế GTGT.

Ví dụ, công ty A mua một lô hàng trị giá 300 triệu đồng với mức thuế GTGT là 10%, số thuế GTGT đầu vào của công ty là 30 triệu đồng. Khi công ty bán lô hàng cho người mua với giá 350 triệu đồng và mức thuế GTGT là 10%, số thuế GTGT đầu ra của người mua là 35 triệu đồng. 

Với phương pháp khấu trừ, số tiền thuế GTGT công ty A phải nộp là 35 triệu đồng (thuế GTGT đầu ra) trừ đi 30 triệu đồng (thuế GTGT đầu vào), tức là 5 triệu đồng. 

Đặc điểm của phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

  • Số tiền thuế GTGT mà doanh nghiệp phải được nộp vào ngân sách nhà nước được xác định dựa trên số liệu thực tế trong quá trình lưu thông sản phẩm và dịch vụ.
  • Số thuế GTGT đầu vào sẽ được xác định trên hóa đơn hoặc các chứng từ liên quan khi doanh nghiệp mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.
  • Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào chính là số tiền thuế GTGT được tính trên các sản phẩm mà doanh nghiệp đã mua và phải chịu thuế GTGT. Số tiền thuế GTGT đầu vào này sẽ được sử dụng để tính toán số tiền được khấu trừ, bằng cách nhân mức giá bán sản phẩm chưa bao gồm thuế với tỷ lệ % của thuế GTGT
  • Số thuế GTGT đầu ra được được tính trên số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra và phải chịu thuế. Để tính toán số tiền thuế GTGT đầu ra được khấu trừ, doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức: giá bán hàng hóa chưa bao gồm thuế nhân với tỷ lệ thuế GTGT tương ứng.
khấu trừ thuế
Thuế GTGT đầu ra được được tính trên số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp bán ra và phải chịu thuế

Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

Các đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là đơn vị sản xuất kinh doanh đầy đủ chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo các quy định pháp luật, bao gồm:

  • Cơ sở kinh doanh buôn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên.
  • Các đơn vị kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế gồm có:
  • Các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động với doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng.
  • Các doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
  • Các doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện mua sắm, đầu tư, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, công cụ, máy móc, thiết bị, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
  • Các tổ chức và cá nhân đến từ nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc ký kết hợp đồng làm nhà thầu hoặc nhà thầu phụ.
  • Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị xã hội, hoặc đơn vị sự nghiệp đã hạch toán kế toán đầy đủ và có khả năng xác định được số tiền thuế GTGT đầu vào và đầu ra có thể tự nguyện đăng ký và áp dụng.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành thăm dò, tìm kiếm, phát triển và khai thác dầu khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai, khấu trừ, nộp thay.
khấu trừ thuế
Tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam qua hợp đồng làm nhà thầu có áp dụng khấu trừ thuế.

Lưu ý rằng, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh không thể áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Tối đa hóa các khoản khấu trừ cho doanh nghiệp

Trong trường hợp số thuế GTGT đầu vào gần bằng số thuế GTGT đầu ra, mức thuế phải nộp sẽ nhỏ hoặc không phải nộp. Vì số tiền trong hóa đơn xuất ra phụ thuộc vào khách hàng, do đó doanh nghiệp không thể tự quyết định vấn đề này. 

Để tối tối đa hóa các khoản khấu trừ thuế, doanh nghiệp cần lấy đủ hóa đơn cho các chi phí đầu vào được khấu trừ. Điều này đòi hỏi chú ý đến những công việc sau:

  • Lấy hóa đơn GTGT cho toàn bộ máy móc, thiết bị và cơ sở vật chất ban đầu.
  • Kiểm tra đơn vị bán hàng và xem hóa đơn có hợp lệ hay không trên trang web tra cứu hóa đơn của chính phủ.
  • Thanh toán hóa đơn trên 20 triệu qua chuyển khoản ngân hàng.
  • Với ô tô là tài sản cố định có giá trị trên 1,6 tỷ đồng, chỉ được khấu trừ toàn bộ nếu doanh nghiệp kinh doanh vận tải.
  • Hóa đơn thuê văn phòng chỉ được khấu trừ khi thuê từ đơn vị khác có phát hành hóa đơn GTGT (không được khấu trừ khi thuê của cá nhân).
  • Với dự án bị hủy bỏ, hóa đơn GTGT phát sinh từ đó sẽ không được khấu trừ. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể chuyển hóa đơn đó sang các dự án khác để được tính toán và khấu trừ.
  • Doanh nghiệp cần lưu trữ đầy đủ và chính xác các hóa đơn và kê khai các hóa đơn bị hủy để tối ưu thuế GTGT. Việc này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán thuế GTGT của doanh nghiệp.
Lưu trữ chính xác hóa đơn và kê khai hóa đơn bị hủy giúp doanh nghiệp tối ưu thuế GTGT.

Kết luận

Để việc tối đa hóa các khoản khấu trừ thuế, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định pháp luật, có kiến thức chuyên môn về thuế và lưu trữ đầy đủ các chứng từ, hóa đơn liên quan đến chi phí phát sinh. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn tối ưu hóa chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh và đạt được sự phát triển bền vững trong thời gian sắp tới. Hãy luôn cập nhật các thông tin mới nhất và thường xuyên truy cập đến trang web của Jenfi để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình trong lĩnh vực tài chính.

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi!

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần tài trợ tài chính, hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi. Jenfi Capital có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn khoản vay lên đến 10 tỷ VND mà không yêu cầu tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký vay rất đơn giản và dễ hiểu, giúp các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để tìm hiểu thêm cho trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, bạn có thể đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Phát triển cùng Jenfi

Open post
điểm tín dụng

Vốn và huy động vốn là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế về điểm tín dụng chính là rào cản lớn để doanh nghiệp tiếp cận vốn. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng tham khảo những chia sẻ đến từ Jenfi qua bài viết.

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng (CIC) là chỉ số đánh giá độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vay vốn ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Điểm số này được đánh giá và ghi nhận tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (gọi tắt là CIC), đơn vị trực thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước. 

Đối với các doanh nghiệp, điểm tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận vốn (cụ thể là các khoản vay tiền ngân hàng). CIC càng cao thì khả năng được chấp nhận khoản vay càng cao và ngược lại. Chính vì điều này, các doanh nghiệp cần nắm bắt các cách thức cải thiện chỉ số CIC của mình. 

điểm tín dụng
Điểm tín dụng đánh giá độ uy tín của doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng

Trước khi tìm đến giải pháp hiệu quả để cải thiện chỉ số, các doanh nghiệp cần nắm bắt được những yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến đến CIC. Theo đó, quy tắc đánh giá sẽ dựa trên 5 yếu tố, cụ thể:

Lịch sử thanh toán các khoản nợ

Lịch sử thanh toán các khoản nợ là yếu tố hành đầu và chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 yếu tố ảnh hưởng đến điểm tín dụng của doanh nghiệp. Lịch sử thanh toán nợ phản ánh quá trình trả nợ các khoản vay của tổ chức có đúng hạn đối với các khoản vay cũ và cả khoản vay hiện thời. 

Lịch sử thanh toán nợ tốt sẽ giúp CIC được cải thiện, tạo lợi thế trong quá trình xét duyệt các khoản vay trong tương lai.

điểm tín dụng
Lịch sử thanh toán ảnh hưởng đến điểm tín dụng

Khoản nợ tín dụng tính đến thời điểm đi vay

Các khoản nợ tín dụng biểu thị tổng số nợ và tỷ lệ nợ tín dụng từ tất cả các khoản vay mà doanh nghiệp đang phải trả ở thời điểm hiện tại. Con số này phải duy trì ở mức trung bình thì hồ sơ vay vốn mới được ngân hàng thông qua.

Thời gian mở tài khoản tín dụng

Thời gian này được tính từ lúc mở tài khoản tín dụng đến thời điểm hiện tại. Thời gian duy trì hoạt động của tài khoản tín dụng càng lâu thì càng được ngân hàng đánh giá cao. Bởi vì, đây là yếu tố giúp ngân hàng phân tích lịch sử tín dụng chi tiết và cụ thể nhất.

Loại tín dụng

Loại tín dụng được xem xét trên tất cả các khoản tín dụng mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Tài khoản tín dụng mới

Yếu tố này xem xét trên các khoản vay mới mở của doanh nghiệp. Khi tổ chức có nhiều khoản vay sẽ làm giảm điểm tín dụng và khả năng tiếp cận vốn vàng thu hẹp.

“Mẹo” cải thiện điểm tín dụng của doanh nghiệp để tiếp cận vốn

Nguồn vốn chính là “mạch sống” của các doanh nghiệp. Trong đó, vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn quan trọng không thể thiếu. Tuy nhiên, để huy động vốn là điều không hề dễ dàng, nhất là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Trong đó, điểm tín dụng là một trong yếu tố quan trọng bậc nhất ảnh hưởng đến khả năng vay vốn. Do đó, hơn ai hết, các chủ doanh nghiệp phải nắm bắt được những cách thức giúp cải thiện CIC cho đơn vị. 

điểm tín dụng
Giải pháp cải thiện điểm tín dụng

Dưới đây là những “tuyệt chiêu” giúp tăng chỉ số CIC hiệu quả nhất 2023 mà bạn có thể vận dụng ngay cho doanh nghiệp của mình:

Tạo quan hệ tín dụng tốt

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chuyên gia tài chính, TS Nguyễn Trí Hiếu từng chia sẻ, các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tạo mối quan hệ cũng như sự tin tưởng, uy tín với ngân hàng, tổ chức tín dụng bằng một lịch sử tín dụng tốt.

Các doanh nghiệp nên tạo mối quan hệ tín dụng tốt ngay từ khi bắt đầu. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp của bạn chưa từng có quan hệ tín dụng, có thể lập một sổ tiết kiệm tại ngân hàng rồi dùng sổ đó thế chấp để vay vốn và đều đặn trả nợ gốc và lãi vay. 

Đây là bước đầu giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ tốt và có chỉ số CIC lý tưởng.

Thanh toán nợ đúng hạn

Như đã đề cập, lịch sử thanh toán các khoản vay là yếu tố quan trọng tác động đến điểm tín dụng của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng các khoản vay ngân hàng luôn được thanh toán đầy đủ và đúng hạn. 

Tuy nhiên, cuối năm 2022 và đầu năm 2023, thị trường có nhiều biến động, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở nhiều nơi, tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu của công ty. 

Trong trường hợp đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp không có đủ khả năng chi trả, hãy thanh toán mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng. Điều này giúp doanh nghiệp giảm lãi suất và hạn chế việc giảm điểm tín dụng.

Hạn chế các khoản vay không cần thiết

Không chỉ đối với doanh nghiệp mà các cá nhân cũng cần hạn chế các khoản vay không cần thiết. Có quá nhiều khoản vay sẽ tác động đến chỉ số CIC khi các khoản nợ tín dụng tính đến thời điểm vay mới cũng là một trong những yếu tố được xem xét để quyết định điểm tín dụng của doanh nghiệp.

Muốn làm được điều này, công ty cần có năng lực quản lý phương án kinh doanh bài bản để hoạch định chiến lược huy động và sử dụng vốn hiệu quả.

Tổng kết

Điểm tín dụng chỉ số đánh giá độ uy tín của khách hàng trong lịch sử vay vốn ở các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Chỉ số CIC càng cao, doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Hy vọng rằng những cách “bí quyết” cải thiện CIC từ Jenfi sẽ giúp doanh nghiệp có được những giải pháp hữu ích. Đừng quên thường xuyên truy cập đến website của Jenfi để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về tài chính mới nhất.

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần tài trợ tài chính, hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi. Jenfi Capital có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn khoản vay lên đến 10 tỷ VND mà không yêu cầu tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký vay rất đơn giản, nhanh chóng, giúp các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để tìm hiểu thêm cho trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, bạn có thể đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Phát triển cùng Jenfi

Open post
lạm phát

Lạm phát đã và đang có tác động lớn đến các doanh nghiệp SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ). Với giá hàng hóa và dịch vụ tăng cao, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì lợi nhuận và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. 

Trong bài viết này, Jenfi sẽ nêu bật tác động của lạm phát đến các doanh nghiệp SMEs và những biện pháp để giảm thiểu những tác động đó.

Lạm phát là gì? 

Lạm phát là sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Khi mức giá của mọi thứ tăng lên, đồng tiền sẽ mất giá trị. Điều này có nghĩa là bạn cần phải dùng nhiều tiền hơn trước đây để mua cùng một mặt hàng hoặc dịch vụ. 

Khi giá tăng, giá trị của tiền giảm và mọi người không thể mua nhiều có thể dẫn đến việc giảm chi tiêu của người tiêu dùng, gây tổn hại cho các doanh nghiệp và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

lạm phát
Lạm phát làm cho giá trị của đồng tiền mất đi và giá cả tăng cao.

Mặt khác, lạm phát ở mức độ thấp có thể kích thích nền kinh tế bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và mở rộng. Nó cũng có thể thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhanh chóng để tránh mất mát khi giá cả tiếp tục tăng. 

Tác động của lạm phát đối với các doanh nghiệp SMEs

Giảm chi tiêu và doanh số tiêu dùng

Các doanh nghiệp SMEs thường hoạt động với lợi nhuận thấp. Khi chi phí tăng cao, họ buộc phải tăng giá để bù đắp. Điều này có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, thay đổi “customer journey” (hành trình khách hàng) và dẫn đến giảm doanh số bán hàng.

lạm phát
Khi giá thành sản phẩm tăng cao, sức mua sẽ giảm.

Hơn nữa, các doanh nghiệp lớn thường có quyền lực đàm phán cao và được trang bị tốt hơn để chịu ảnh hưởng của lạm phát. Làm cho việc cạnh tranh của các doanh nghiệp SMEs trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Khó khăn trong việc lập kế hoạch và dự phòng cho tương lai

Lạm phát ảnh hưởng đến mọi thứ từ giá thành nguyên liệu đến lương nhân viên, điều này khiến cho chủ doanh nghiệp SMEs khó dự đoán chi phí và phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả. Dẫn đến việc duy trì sự cạnh tranh và lợi nhuận trở nên khó khăn.

Ngoài ra, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hoạt động với ngân sách hạn chế và có thể không có tài nguyên để đối phó với việc tăng chi phí bất ngờ. Điều này có tạo ra một chu kỳ bất định khi chủ doanh nghiệp không thể đầu tư vào các cơ hội mới hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Thay đổi trong quản lý kho hàng 

Khi giá cả tăng, việc mua và lưu trữ hàng hóa trở nên đắt hơn, dẫn đến các thay đổi trong cách quản lý kho hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

lạm phát
Giá cả tăng dẫn đến các thay đổi trong cách quản lý kho hàng.

Chủ doanh nghiệp SMEs có thể lựa chọn quản lý kho hàng Just-in-time (JIT), giảm số lượng hàng tồn kho. JIT có thể giúp giảm chi phí lưu trữ và giảm rủi ro hàng tồn kho trở nên lỗi thời. Hoặc họ có thể lựa chọn nhà cung cấp thay thế hoặc chuyển sang sản phẩm có giá thành thấp hơn để giảm chi phí. 

Tuy nhiên, điều này có thể đi kèm với các rủi ro riêng như giảm chất lượng hoặc thời gian giao hàng kéo dài.

Những giải pháp để giảm thiểu tác động của lạm phát đối với SMEs

Thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí

Một số chiến lược giảm chi phí trong thời điểm lạm phát bao gồm:

lạm phát
Các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình để giảm chi phí lao động thủ công.

Tất cả các doanh nghiệp SMEs đều khác nhau, do đó không phải mọi chiến lược đã được đề xuất ở đây đều phù hợp. Quan trọng là doanh nghiệp cần khám phá và thử nghiệm để xem những lĩnh vực nào có thể cắt giảm chi phí một cách hiệu quả.

Tập trung vào năng suất

Vì lương thường tăng trong thời kỳ lạm phát, tập trung vào năng suất có thể giúp bạn đạt được hiệu quả tốt hơn từ chi phí lương của nhân viên.

Doanh nghiệp có thể thử nghiệm mô hình làm việc kết hợp với “work from home” để giảm chi phí và tăng hiệu suất lao động. Có nhiều cách khác nhau để thực hiện điều này, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và tính cách hoặc phong cách làm việc của nhân viên.

Xem xét giá trị của thiết bị thuê

Doanh nghiệp có thể đang thuê thiết bị kinh doanh mà ban đầu quá đắt để mua trực tiếp. Nhưng bây giờ khi giá cả tăng vì lạm phát, giá của thiết bị trong hợp đồng cho thuê ban đầu có lẽ rẻ hơn so với giá thị trường hiện tại khi mua mới. Nếu bạn có cơ hội mua lại thiết bị đang thuê, thì đó là ý tưởng tốt.

lạm phát
Doanh nghiệp nên cân nhắc việc mua lại các thiết bị đang thuê khi lạm phát.

Đánh giá hệ thống quản lý dòng tiền

Nếu bạn không thường xuyên xem xét cách doanh nghiệp của mình quản lý dòng tiền, có khả năng bạn đang lãng phí tiền đâu đó. Tự động hóa các tác vụ như tài khoản phải trả và phải thu bất cứ khi nào có thể sẽ giúp giảm thiểu điều này.

Tổng kết

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, việc hiểu và tìm cách giảm tác động của lạm phát đối với các doanh nghiệp SMEs là cực kỳ quan trọng. Nếu các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đưa ra được những quyết định thông minh và kịp thời sẽ có thể vượt qua thử thách này và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Phát triển kinh doanh cùng Jenfi!

Nếu doanh nghiệp của bạn muốn mở rộng kinh doanh và cần tài trợ tài chính, hãy đăng ký huy động vốn tăng trưởng với chúng tôi. Jenfi Capital có thể cung cấp cho doanh nghiệp của bạn khoản vay lên đến 10 tỷ VND mà không yêu cầu tài sản thế chấp. Quy trình đăng ký vay rất đơn giản và dễ hiểu, giúp các công ty khởi nghiệp nhanh chóng nhận được tiền khi thực sự cần thiết.

Để tìm hiểu thêm cho trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, bạn có thể đặt lịch tư vấn tại đây hoặc đăng ký trực tuyến tại đây!

Phát triển cùng Jenfi

Posts navigation

1 2 3 5 6 7 8

Doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bùng nổ như thế nào với nguồn vốn tăng trưởng?

Scroll to top